Cảm Nhận Bài Thơ Quê Hương Của Nguyễn Đình Huân [26+ Mẫu Hay Đặc Sắc]

26+ Mẫu Cảm Nhận Bài Thơ Quê Hương Của Nguyễn Đình Huân. Tuyển Tập Văn Mẫu Nêu Cảm Nhận Về Tác Phẩm Nổi Tiếng.

Cách Cảm Nhận Bài Thơ Quê Hương Của Nguyễn Đình Huân

Cách làm bài văn cảm nhận về tác phẩm Quê hương của Nguyễn Đình Huân mà SCR.VN hướng dẫn dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn làm bài tốt hơn.

👉 Chuẩn bị hành trang kiến thức

  • Trước khi làm bài, bạn cần nắm vững kiến thức về: Thông tin về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, thể thơ, vần, nhịp, giọng điệu của bài thơ,…
  • Thuộc thơ và nắm được nội dung chính của tác phẩm
  • Các biện pháp nghệ thuật trong bài và vai trò của chúng trong việc thể hiện giá trị nội dung

👉 Cách cảm nhận bài thơ, đoạn thơ

  • Học sinh dựa vào nội dung và nghệ thuật của tác phẩm để lựa chọn những câu thơ đắt giá để cảm nhận, lí giải.
  • Khi phân tích một bài thơ, đoạn thơ thiên về cảm xúc, cái tôi của người viết được thể hiện rõ ràng hơn.

👉 Quy trình phân tích bài thơ “Quê Hương” của Nguyễn Đình Huân:

  • Xác định yêu cầu của đề: Cảm nhận về bài thơ Quê hương của nhà thơ Nguyễn Đình Huân.
  • Xác định luận điểm chính của đề bài: Nêu cảm nhận của em.
  • Lập dàn ý (gồm mở bài, thân bài, kết bài)

Tìm hiểu thêm 🌸 Phân Tích Bài Thơ Quê Hương🌸 của Giang Nam, các mẫu cảm nhận hay!

Dàn Ý Cảm Nhận Bài Thơ Quê Hương Của Nguyễn Đình Huân

Mẫu dàn ý khi làm bài văn cảm nhận về Quê hương của Nguyễn Đình Huân sau đây sẽ giúp bạn làm bài nhanh hơn và chính xác hơn:

👉 Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Đình Huân và tác phẩm “Quê Hương”

  • Ví dụ: Trong số các bài thơ về quê hương đất nước, tôi ấn tượng với bài thơ “Quê hương” của Nguyễn Đình Huân bởi sự dung dị, ngôn từ mộc mạc, bộc lộ tình yêu quê hương chân thành

👉 Thân bài: Khái quát giá trị nghệ thuật của tác phẩm, chọn các nội dung của bài thơ, đoạn thơ để tạo thành các luận điểm, luận cứ. Với đề bài cảm nhận ta nên thiên về lựa chọn các từ ngữ “ đắt ” mà tác giả đã sử dụng để làm bật lên giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

  • Ca ngợi vẻ đẹp quê hương, vai trò của quê hương đối với mỗi người và qua đó gợi sự nhắc nhở dù sao đi nữa cũng không bao giờ được quên quê hương nơi chôn rau, cắt rốn của mỗi chúng ta.
  • Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản trên là: điệp ngữ “quê hương”; hoán dụ “Áo nâu nón lá”; so sánh “Quê hương là cánh đồng vàng”, “quê hương là dáng mẹ yêu”,…; nhân hoá “quê hương mang nặng nghĩa tình”
  • Các bạn có thể so sánh, liên hệ với bài thơ: “quê hương” của Tế Hanh hoặc “Quê nhà” của Đỗ Trung Quân để làm nổi bật lên sự khác biệt và giá trị tư tưởng của tác phẩm.

👉 Kết bài: Khái quát được nội dung của tác phẩm và liên hệ cá nhân.

  • Thông điệp gửi đến mỗi người đó là thông điệp về tình yêu, sự trân trọng dành cho quê hương.
  • Dù chúng ta có đi đâu xa cũng luôn khiến chúng ta nhớ về quê hương, mong muốn trở về với vòng tay yêu thương của gia đình, bạn bè.

6+ Mẫu Cảm Nhận Bài Thơ Quê Hương Của Nguyễn Đình Huân

Chia sẻ bộ 6+ mẫu bài văn cảm nhận tác phẩm Quê hương của Nguyễn Đình Huân đến với bạn đọc:

Phân Tích Bài Thơ Quê Hương Của Nguyễn Đình Huân Ngắn Gọn

Đề tài về quê hương đất nước luôn được các nhà thơ, nhà văn đưa vào tác phẩm của mình. Mời bạn xem ngay bài văn mẫu phân tích bài thơ quê hương của Nguyễn Đình Huân ngắn gọn dưới đây nhé!

Sau khi đọc bài thơ Quê Hương của tác giả Nguyễn Đình Huân em cảm thấy bài thơ rất hay, rất cảm xúc. Tác phẩm nói về quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của ta, ở bài thơ này tác giả còn bày tỏ lòng yêu quê hương sâu sắc qua 4 câu thơ đầu tiên.

Quê hương ở bài thơ này thật gần gũi đối với mỗi người, nào là tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng,… khi ta đọc được những dòng thơ này ký ức như ùa về gợi lên cảm giác dễ chịu, an toàn và hồn nhiên như một đứa trẻ.

Ở khổ thơ “Quê hương là phiên chợ quê. Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa.” Quê hương ở khổ thơ này như những xúc mong chờ, hồi hộp để đợi mẹ mang về bánh đa thơm lừng.

Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

Khi đọc đến câu thơ này em lại nghĩ đến những buổi chiều thả diều rồi ngã vào đống bùn về nhà thì bị mẹ mắng cho một trận vì cái tội làm bẩn quần áo. Ở câu thơ này tác giả muốn nói rằng Quê hương là bầu trời, cánh diều chứa đựng cả tuổi thơ của ta.

Quê hương ta đó là nơi
Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về

Ở câu thơ này tác giả muốn nói rằng Quê hương như cha như mẹ, vì vậy đừng bao giờ quên những cảm xúc, những hình ảnh, những âm thanh ở quê hương. Quê hương nuôi dưỡng ta nên người, nếu quên thì sẽ không bao giờ có thể trưởng thành, không bao giờ có thể trở thành một người tốt. Hãy yêu quê hương như yêu chính cha mẹ ta!

Mẫu văn phân tích 🌸 Bài Thơ Quê Hương Của Đỗ Trung Quân 🌸 giúp bạn trau dồi kĩ năng viết!

Cảm Nhận Bài Thơ Quê Hương Của Nguyễn Đình Huân Hay Nhất

Văn mẫu hay nhất cảm nhận bài thơ Quê hương của Nguyễn Đình Huân mời bạn xem ngay:

Thơ về quê hương đất nước thường chất chứa rất nhiều những cảm xúc, chiếm được tình cảm của bạn đọc. Trong số đó, tôi ấn tượng với bài thơ “Quê hương” của Nguyễn Đình Huân bởi sự dung dị, ngôn từ mộc mạc, bộc lộ tình yêu quê hương chân thành.

Với thể thơ lục bát truyền thống có âm điệu êm đềm, tác giả Nguyễn Đình Huân đã làm sống dậy tình cảm dạt dào về quê hương qua hàng loạt kỷ niệm hồi còn thơ bé. Điều đó thể hiện rõ ngay từ những câu mở đầu:

“Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ”.

Tác giả đưa ra liên tiếp những khái niệm về quê hương thật cụ thể, và gần gũi – với cái nhìn hồn nhiên của con trẻ. Theo đó, “Quê hương là”: tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông uốn lượn, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng nổi bật trên triền đê xanh cỏ. Quê hương ngày bé sao mà gắn bó, thân thương đến thế? Đó cũng là dấu ấn kỷ niệm của hầu hết những ai đã từng sống ở chốn thôn quê, ruộng đồng.

Chưa hết, vào những buổi chợ phiên, quê hương là nỗi niềm thấp thỏm chờ mong mẹ đi chợ mua về quà bánh đa. Hay nhất trong bài là những câu:

“Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều”.

Chỉ hai câu thơ, cả một không gian rộng lớn về quê hương được mở ra sống động với bề rộng là “cánh đồng vàng” mênh mang lúa chín; chiều cao bầu trời thoảng thơm hương lúa được tái hiện.

Hình ảnh “cánh đồng vàng” vừa gợi tả màu của lúa chín vừa là ẩn dụ để chỉ giá trị to lớn, thái độ trân quý đồng đất quê hương “tấc đất tấc vàng”. Không yêu quý quê hương thì sẽ không có cách nhìn và lối viết ấy.

Trong bài thơ, ngôn từ thuần Việt dung dị, nghệ thuật liệt kê được tác giả sử dụng thành công xuất sắc nên rất nhiều hình ảnh gợi nhớ về quê hương xuất hiện nhưng không đơn điệu, không nhàm chán. Trái lại, tác giả đã chọn lựa được những chi tiết nghệ thuật đặc trưng chỉ vùng thôn quê mới có như: tiếng gà gáy lúc bình minh, cánh đồng lúa chín, dáng mẹ áo nâu liêu xiêu đi về trong bóng chiều chạng vạng.

Chưa hết, quê hương còn là những cơn mưa, hàng dừa soi bóng ven sông nước… Tất cả đều gắn bó thân thương vô cùng.

Khép lại bài thơ là hai câu: “Quê hương ta đó là nơi/ Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về” vừa để khẳng định tình cảm sắt son vừa như nhắn gửi tha thiết tới mỗi chúng ta hãy luôn nhớ về quê hương.

Bài thơ ngôn từ đôi chỗ còn mộc mạc nhưng thể hiện rõ tình yêu quê hương của chủ thể trữ tình. Tình yêu quê chính là động lực, là bệ phóng để mỗi người người chúng ta được chắp cánh để bay cao, bay xa vào bầu trời cuộc sống.

Cảm Nhận Bài Thơ Quê Hương Của Nguyễn Đình Huân Tiêu Biểu

Gợi ý bài văn nêu cảm nhận về bài thơ Quê hương của tác giả Nguyễn Đình Huân của một đọc giả tiêu biểu, mời bạn xem ngay:

Có thể nói, quê hương là một chủ đề bất tận trong thi ca. Mỗi khi nhắc đến quê hương, chắc hẳn bất kì ai trong mỗi chúng ta đều dâng lên một nỗi niềm thương cảm dạt dào về tình yêu quê hương đất nước. Nhà thơ Nguyễn Đình Huân cũng đã thể hiện tình yêu quê hương của ông với những ngôn từ giản dị nhưng vẫn thiết tha mặn nồng qua bài thơ Quê hương.

Nếu như Quê hương của Đỗ Trung Quân là chùm khế ngọt thì đến với Quê hương của Nguyễn Đình Huân ta thấy quê hương là tuổi thơ với tiếng ve giữa trưa hè nóng oi ả. Quê hương còn là tiếng sáo diều, là phiên chợ quê, là tiếng gà gáy,…

Ngay từ những câu đầu của bài thơ, người đọc đã có cảm tình với một giọng thơ chân thành, rủ rỉ. Nhà thơ cho người đọc, người nghe hình dung ra được khung cảnh quê hương thanh bình bằng những lời mộc mạc. Cảm hứng đã được khơi nguồn thi sĩ bắt đầu say sưa mô tả cảnh đẹp của quê hương:

Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ

Dòng thơ cứ nhẹ nhàng tuôn chảy, hình ảnh như tự nó thi nhau kéo đến, đẩy câu thơ đi liền một mạch theo dòng cảm xúc dào dạt của nhà thơ. Tác giả mơ về hình ảnh ngày bé, khi còn là một cậu bé dại khờ đáng yêu, mải mê theo cánh diều, cánh cò đến tận chân đê.

Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê

Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng

Phiên chợ quê hiện ra với tâm trạng mong ngóng mẹ đi chợ trưa mang bánh đa về. Một ngày mới ở làng quê bắt đầu bằng vẻ tươi mát, âm thanh sống động của tiếng gà gáy mỗi sớm. Những hình ảnh hiện lên thật đẹp và gợi cảm đi vào bài thơ một cách tự nhiên, dung dị, như không cần một cố gắng kĩ thuật nào. Dưới ngòi bút nhà thơ, cảnh sớm mai ở thôn quê hiện lên đầy vẻ rạng rỡ, tinh khôi.

Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về

Ý thơ lại tiếp tục nảy sinh từ cánh đồng lúa chín vàng thơ mộng, hương thơm mùi lúa chín mới yêu làm sao. Quê hương còn mang dáng dấp của mẹ, với chiếc áo nâu, nón lá liêu xiêu đi về. Kẻ xa quê lâu ngày, thoáng nhớ lại tưởng chừng như bắt gặp hình bóng của mẹ ở miền quê yêu dấu…

Quê hương nhắc tới nhớ ghê
Ai đi xa cũng mong về chốn xưa
Quê hương là những cơn mưa
Quê hương là những hàng dừa ven kinh

Tình cảm gắn bó với làng quê khiến nhà thơ cảm nhận được sâu sắc niềm nhớ mong, dù đi đâu cũng mong mỏi được trở về chốn xưa. Ngay cả những cơn mưa hay hàng dừa cũng gợi lên hình ảnh quen thuộc của quê hương trong tâm trí tác giả Nguyễn Đình Huân.

Giọng thơ háo hức, yêu đời từ đầu bài thơ đến đây bắt đầu lắng xuống, nhịp thơ đi chậm lại. Ngòi bút nhà thơ chuyển sang nặng tình nặng nghĩa hơn:

Quê hương mang nặng nghĩa tình
Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời
Quê hương ta đó là nơi
Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.

Khổ thơ cuối cùng cũng là khổ thơ đẹp nhất, gợi cảm nhất của bài thơ, hồn thơ nói lên lòng tự hào khi được sinh ra tại mảnh đất xinh đẹp tuyệt vời. Nếu như ở phần trên Nguyễn Đình Huân thiên về mô tả cảnh đẹp nhìn thấy, nghe thấy thì ở đây, nhà thơ lại nghiêng về khai thác những cảm xúc tinh thần.

Bài thơ về quê hương thật giản dị và chân thực, tác giả không chỉ tổng hợp lại những nỗi nhớ cụ thể bằng hình ảnh. Bất chấp thời gian và sự biến đổi của lòng người, cảm xúc về quê hương vẫn là nguồn mạch dâng trào trong trái tim thi sĩ. Quê hương trong mỗi người chúng ta là những cảm nhận khác nhau. Là nơi chúng ta sinh ra, được nuôi dưỡng bởi những câu ca ru ngọt ngào của mẹ. Dù có ra sao thì quê hương vẫn luôn chờ ta trở về.

Bài mẫu viết về 🌸 Cảm Nhận Về Bài Thơ Quê Hương 🌸 của Tế Hanh hay nhất!

Cảm Nhận Bài Thơ Quê Hương Của Nguyễn Đình Huân Sáng Tạo

Giới thiệu văn mẫu cảm nhận về tác phẩm thơ Quê hương của tác giả Nguyễn Đình Huân một cách sáng tạo, cùng SCR.VN xem ngay nhé!

Tình quê chân thật, bình dị, tinh tế giúp Nguyễn Đình Huân ghi được đôi nét cảnh sắc rất chân tình, cảnh sinh hoạt chốn làng quê yêu dấu. Đây là bài thơ về chủ đề quê hương – một trong những bài thơ thành công nhất của thơ Nguyễn Đình Huân. Nhan đề “quê hương” có phần chung chung, dễ gây nhầm lẫn với các tác phẩm khác như “quê hương” của Tế Hanh hay “Quê nhà” của Đỗ Trung Nam. Vậy điều khác biệt của Nguyễn Đình Huân là gì so với các nhà thơ khác, hãy cùng phân tích ngay sau đây:

Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ

Mở đầu bài thơ, không cần lời tựa đề, tác giả liền dẫn người đọc vào việc lý giải “quê hương là gì?”. Một đặc trưng ở các miền quê Việt Nam vào ngày hè không thể không nhắc đến tiếng ve kêu. Dòng sông êm ả trôi, cuốn theo cả góc trời tuổi thơ.

Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê

Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về

Tác giả lần lượt miêu tả cảnh quê hương với những “chất liệu” quen thuộc: từ tiếng sáo diều, những cánh cò trắng cho đến cánh đồng lúa. Một hình tượng mà có lẽ mãi mãi không quên đó là “dáng mẹ” hiền mặc trên mình chiếc áo nâu, đầu đội nón lá đi về. Từ bao đời nay, Việt Nam là một nước chuyên về nong nghiệp, hình ảnh ruộng lúa luôn gắn liền với những bài văn, bài thơ về quê hương.

Quê hương nhắc tới nhớ ghê
Ai đi xa cũng mong về chốn xưa
Quê hương là những cơn mưa
Quê hương là những hàng dừa ven kinh

Mang trong mình tình yêu quê hương, yêu đất nước mãnh liệt nên khi bất kì ai, bất kì điều gì cũng có thể khiến ta bồi hồi nhớ quê. Mong muốn lại được một lần nữa trở về quê hương, được biết mùi vị của những cơn mưa, ngắm nhìn hàng dừa ven kinh.

Quê hương mang nặng nghĩa tình
Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời
Quê hương ta đó là nơi
Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.

Cho nên, dù đã lớn, đi học, đi làm xa, mỗi lần nhớ về quê hương — một làng quê sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, trồng dừa, Nguyễn Đình Huân lại bồi hồi. Những câu cuối của bài thơ cất lên như đang nhắc nhở chúng ta ý nghĩa thực sự của quê hương, không chỉ là nơi chôn rau cắt rốn, mà còn là nơi để mỗi đứa con dù đi xa nhưng vẫn mong có ngày trở về.

Cảm Nhận Bài Thơ Quê Hương Của Nguyễn Đình Huân Ngắn Nhất

Văn mẫu hay và ngắn nhất nêu cảm nhận của em về bài thơ Quê hương của Nguyễn Đình Huân ngay sau đây, mời các bạn cùng xem:

Sau khi đọc bài thơ Quê Hương của tác giả Nguyễn Đình Huân em cảm thấy bài thơ rất hay nó nói về quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của ta, ở bài thơ này tác giả còn bày tỏ lòng yêu quê hương sâu sắc qua 4 câu thơ đầu tiên.

Quê hương ở bài thơ này thật gần gũi đối với chúng ta nào là tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng, khi ta đọc được những dòng thơ này ký ức như ùa về gợi lên cảm giác dễ chịu, an toàn và hồn nhiên như một đứa trẻ.

Ở khổ thơ Quê hương là phiên chợ. Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa. Quê hương ở khổ thơ này như những xúc mong chờ, hồi hộp để đợi mẹ mang về bánh đa thơm lừng.

Quê hương là cánh đồng vàng/ Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều, khi đọc đến câu thơ này em lại nghĩ đến những buổi chiều thả diều rồi ngã vào đống bùn về nhà thì bị mẹ mắng cho một trận vì cái tội làm bẩn quần áo. Ở câu thơ này tác giả muốn nói rằng Quê hương là bầu trời, cánh diều chứa đựng cả tuổi thơ của ta.

Quê hương ta đó là nơi

Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về

Ở câu thơ này tác giả muốn nói rằng Quê hương như cha như mẹ vì vậy đừng bao giờ quên những cảm xúc những hình ảnh những âm thanh ở quê hương và cũng đừng quên những gì mà quê hương đã cho bạn nói chung là ” Hãy luôn nhớ về quê hương!”

Cảm Nhận Bài Thơ Quê Hương Của Nguyễn Đình Huân Đơn Giản

Văn mẫu hay và ngắn nhất nêu cảm nhận của em về bài thơ Quê hương của Nguyễn Đình Huân ngay sau đây, mời các bạn cùng xem:

Với thể thơ lục bát truyền thống có âm điệu êm đềm, tác giả đã làm sống dậy tình cảm dạt dào về quê hương qua hàng loạt kỷ niệm hồi còn thơ bé. Điều đó thể hiện rõ ngay từ những câu mở đầu:

“Quê hương là một tiếng ve

Lời ru của mẹ trưa hè à ơi

Dòng sông con nước đầy vơi

Quê hương là một góc trời tuổi thơ”.

Tác giả đưa ra liên tiếp những khái niệm về quê hương thật cụ thể, và gần gũi – với cái nhìn hồn nhiên của con trẻ. Theo đó, “Quê hương là”: tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông uốn lượn, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng nổi bật trên triền đê xanh cỏ.

Quê hương ngày bé sao mà gắn bó, thân thương đến thế? Đó cũng là dấu ấn kỷ niệm của hầu hết những ai đã từng sống ở chốn thôn quê, ruộng đồng. Chưa hết, vào những buổi chợ phiên, quê hương là nỗi niềm thấp thỏm chờ mong mẹ đi chợ mua về quà bánh đa.

Hay nhất trong bài là những câu:

“Quê hương là cánh đồng vàng

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều”.

Lời bài thơ 🌸 Quê Hương Đỗ Trung Quân 🌸 những bài viết hay nhất!

Viết một bình luận