Tả Sông Bạch Đằng [23+ Bài Văn Tả Ngắn Gọn Hay Nhất]

Tham khảo ngay 23+ số mẫu bài văn tả sông Bạch Đằng hay nhất để xem cách hành văn cũng như ngôn từ để làm bài văn của bạn thêm hoàn chỉnh, sinh động.

Cách Tả Sông Bạch Đằng

SCR.VN gợi ý cho bạn cách tả Bạch Đằng đơn giản nhất cho các bạn tham khảo!

  • Bước 1: Giới thiệu con sông Bạch Đằng.
    • Quê hương em thật tươi đẹp với những cảnh vật nên thơ.
    • Nhưng đẹp hơn cả có lẽ là dòng sông quê em.
  • Bước 2: Miêu tả về sông Bạch Đằng
    • Tả bao quát:
      • Dòng sông không biết bắt nguồn từ đâu khi nghé thăm ngôi làng của em nó chảy êm ả, dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nhìn làng nước trong xanh của nó.
      • Dọc hai bên bờ sông là những bãi ngô, bãi khoai xanh biếc, tươi mát. Xa xa, khuất sau rặng tre xanh đầu làng là những cánh đồng lúa vàng tươi, mênh mông, bát ngát thẳng cánh cò bay.
    • Tả chi tiết:
      • Buổi sáng: Bầu trời trong xanh, cao vời vợi. Những đám mây trắng như bông trôi bồng bềnh, nhè nhẹ. Con sông mới ấm áp và hiền hòa làm sao!
      • Buổi trưa: Những buổi trưa hè oi ả mặt sông nhuộm một vàng của nắng. Nước sông ánh lên, lóe lên bóng nhẫy. Một làn gió nhẹ thoáng qua, những rặng tre khẽ đu đưa như thì thầm với chị gió
      • Buổi chiều: Khi ông mặt trời đã bắt đầu khuất sau lũy tre xanh đầu làng, dòng sông trở nên dịu mát. Hai bên bờ rộn rã tiếng nói, cười vui vẻ của đám trẻ con vây quanh những thúng cá to đầy ắp.
      • Buổi tối: Khi ông trăng tròn vằng vặc treo lơ lửng trên ngọn tre soi bóng xuống mặt sông gợn nước lung linh phủ đầy một màu vàng óng ánh.
  • Bước 3: Nêu cảm nghĩ của em về sông Bạch Đằng
    • Dòng sông quê hương – dòng sông kỉ niệm như người mẹ hiền của em.
    • Dù có đi đâu xa, em vẫn nhớ mãi về dòng sông quê em.

Dàn Ý Tả Sông Bạch Đằng

Mẫu dàn ý tả sông Bạch Đằng chi tiết được gợi ý sau đây để các bạn có thể triển khai bài văn đầy đủ ý nhất.

a. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu về dòng sông mà em muốn miêu tả.
  • Gợi ý: Quê hương em là một vùng đất tươi đẹp. Nơi đây có cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát, có bờ đê thoai thoải mà mỗi chiều về lại nô nức lũ trẻ thả diều, có con đường làng gập ghềnh đất đỏ… Nhưng đi xa, em nhớ nhất vẫn là con sông êm đềm chảy phía cuối làng, nơi níu giữ những kỉ niệm đẹp nhất của tuổi thơ em.

b. Thân bài

– Miêu tả chung về dòng sông:

  • Dòng sông đó nằm ở vị trí nào?
  • Đó là một dòng sông tự nhiên mà có hay là do người dân đào nên?
  • Con sông có tên gọi là gì? Tên gọi đó do ai đặt? Cách đặt tên đó gắn liền với quan niệm hay một câu chuyện nào không?
  • Dòng sông đó bắt nguồn từ đâu? Chảy qua những nơi nào và đổ về đâu?
  • Chiều dài, bề rộng, chiều sâu của dòng sông khoảng bao nhiêu? (nếu không thể nói số đo chính xác, thì có thể so sánh với những sự vật khác để xác định kích thước)

– Miêu tả chi tiết dòng sông:

  • Nước sông ở đây có màu gì? (thay đổi như thế nào theo mùa)
  • Nước sông luôn đầy ắp quanh năm hay có sự nâng lên, giảm xuống tùy vào mùa mưa, mùa khô?
  • Dưới đáy sông là gì? (lớp bùn non, lớp cát sỏi…)
  • Thế giới sinh vật dưới sông có gì đặc biệt? (tôm, cua, cá, các loại rong, bèo…)
  • Hai bên bờ sông có được xây dựng bờ kè, cầu thang, cầu gỗ để tiện lên xuống dòng sông không?

– Hoạt động của con người với dòng sông:

  • Những người kiếm sống nhờ dòng sông (đánh bắt tôm cá, thả bè nuôi cá trên sông, tàu thuyền chờ đồ trên mặt sông…)
  • Mọi người giặt giũ, lấy nước… ở hai bên bờ sông
  • Lũ trẻ con xuống tắm, bơi lội ở khúc sông cạn vào mùa hè nóng bức
  • Những quán nước, chòi nghỉ chân dựng cạnh bờ sông cho mát mẻ
  • Các bến tàu thuyền ở các khúc sông tập nập người qua sông…

c. Kết bài

  • Tình cảm của em dành cho con sông quê hương.
  • Ý nghĩa của con sông ấy đối với em và đối với quê hương em.
  • Gợi ý: Dòng sông quê hương ấy đã bồi đắp lên tuổi thơ tuyệt vời của em, và của biết bao đứa trẻ khác ở vùng nông thôn ấy.

SCR.VN Chia Sẻ Thêm ❤️️Dàn Ý Tả Dòng Sông❤️️ Hay Nhất

7+ Bài Văn Tả Sông Bạch Đằng Hay Nhất

 Đừng bỏ qua top 7 bài văn mẫu siêu hay, ngắn gọn nhất dưới đây để trau dồi thêm kĩ năng viết văn hay!

Viết Một Đoạn Văn Tả Sông Bạch Đằng Ngắn Hay

Tuổi thơ ai cũng được đắm mình với lời du ngọt ngào của mẹ, được vui chơi trong thế giới cổ tích đầy mầu sắc của bà, được thả hồn vào tiếng sao vi vu, câu hò trong veo ven sông và dòng sông quê nơi ấp ủ bao kỷ niệm êm đềm.

Sông Bạch Đằng là ranh giới giữa thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh ngày nay. Dòng sông rộng mênh mông, uốn khúc như một chú trăn xanh lớn cuồn cuộn đỏ ra biển cả. Nước sông xanh mát lành gợn sóng lăn tăn. Buổi sớm mai, ông mắt trời chiếu những tia nắng hồng yếu ớt xuống mặt sông. Mặt nước óng ánh, lấp lánh tưởng như dòng sông mặc chiếc áo lụa đào. Trưa xuống, ánh nắng trở lên chói chang, gay gắt. Dòng sông như đổ lửa, dòng lửa cuồn cuộn chảy ấp vào những rặng tre ven bờ. Chiều chiều mặt sông xanh biếc, gợn sóng lăn tăn. Lũ trẻ chúng em nhảy xuống tắm, đùa nghịch, vùng vẫy. Khi màn đêm buông xuống, chúng em chèo thuyền ra giữa sông ngắm trăng. Ánh trăng lung linh soi sáng xuống dòng sông. Sóng lăn tăn đập vào mạn thuyền như ru chúng em ngủ.

Sông Bạch Đằng luôn là nỗi nhớ niềm thương của những người xa quê. Con sông yêu thương con sông thân thiện biết bao. Dù sau này có đi đâu, em luôn nhớ về quê, nhớ về dòng sông tuổi thơ nơi in dấu bao kỷ niệm.

Tả Về Trận Chiến Trên Sông Bạch Đằng Ngắn Hay Nhất

Theo sử sách xưa kia sông có tên gọi là Vân Cừ, nhưng trong dân gian nó lại mang một một cái tên mộc mạc: sông Rừng. Người dân bảo rằng do ngày xưa hai bên bờ có rất nhiều cây cổ thụ và thường có sóng bạc đầu nên còn có tên gọi là Bạch Đằng giang.

Chính cái tên ấy đã được ghi vào sử sách để nhắc nhở người đời về những chiến công oanh liệt của dân tộc Việt Nam trong công cuộc dựng nước và giữ nước chống lại các thế lực ngoại xâm. Bắt đầu với chiến thắng của Ngô Quyền năm 938 chống quân Nam Hán, tiếp theo đó, năm 938 cũng chính tại con sông này, Lê Hoàn đã hạ gục quân Tống. Cuối cùng năm 1228, trận thủy chiến lịch sử giữa Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên Mông đã một lần nữa khẳng định sức mạnh của quân dân nước Việt. Sông Bạch Đằng tuy không dài, chỉ khoảng 32km, nhưng bao la hùng vĩ, là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh, thành phố: Hải Phòng và Quảng Ninh.

Đồng thời là con đường thủy tốt nhất để đi vào Hà Nội (Thăng Long ngày xưa) từ miền nam Trung Quốc, từ cửa sông Nam Triệu các chiến thuyền đi vào sông Kinh Thầy, sông Đuống và cuối cùng là sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội. Các loại tàu thuyền có tải trọng 300-400 tấn tham gia vận tải được cả 2 mùa. Sông Bạch Đằng là một địa danh nổi tiếng trong lịch sử, là người Việt, học sử Việt mà một lần được diện kiến con sông, ta sẽ không khỏi ngạc nhiên, xúc động trước sự oanh liệt của khí thế chiến đấu và lòng yêu nước của ông cha ta.

Đi vào các làng ven sông Bạch Đằng, du khách sẽ được nghe các sự tích thành hoàng, hay thấy bản sắc phong ở đình miếu do vua chúa các triều đại ban cho các vị danh tướng, công thần trong đó nhiều nhất là đời Trần. Họ được nhân dân ghi công và lập đền thờ: đình và đền thờ Ngô Quyền, đền thờ Trần Hưng Đạo, đền thờ bà cụ bán nước có công giúp Trần Hưng Đạo đánh giặc… Ở bãi sông Chanh dưới chân núi Tràng Kênh còn tìm thấy nhiều cọc gỗ lim đầu vạt nhọn, cao đến ba, bốn mét, hiện được trưng bày ở Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam. Hàng năm trên dòng sông lịch sử này thường tổ chức những Hội thi bơi truyền thống vượt sông Bạch Đằng.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài: “Nghệ thuật cắm cọc sông Bạch Đằng”, tác giả Vũ Xuân Xuê – Chi hội khoa học lịch sử huyện Vĩnh Bảo và các cộng sự đã sưu tầm được một số nguồn tài liệu có liên quan đến việc quân và dân thời nhà Trần áp dụng kinh nghiệm cắm cọc quai đáy trên dòng chảy của ngư dân đánh cá Hạ Bì (tên nôm là làng Quát), thuộc xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương vào việc xây dựng trận địa cọc trên sông Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông lần thứ 3 (năm 1288).

Theo các tác giả thì chính danh tướng Yết Kiêu, người con giỏi nghề sông nước của trang Hạ Bì xưa là người đã trực tiếp giúp Trần Hưng Đạo chỉ huy và tổ chức xây dựng trận địa cọc trên sông Bạch Đằng năm 1288.

Tại buổi sinh hoạt khoa học, ông Vũ Xuân Xuê đã giới thiệu bằng trực quan rất sinh động và có tính thuyết phục cao về kỹ thuật sử dụng phương tiện thuyền, bện dây nháng bằng rễ cây dứa dại cũng như kỹ thuật làm cọc nháng, dây nháng, que ngang, cọc kháp (khuyết), kỹ thuật đẽo cọc gỗ vát hình lưỡi mai… trong nghệ thuật cắm cọc trên sông. Đặc biệt, ông Xuân đã giới thiệu một cách thuyết phục, tỉ mỉ quy trình cắm cọc gỗ lớn trong điều kiện nước chảy xiết như: kỹ thuật cắm cọc nháng, cách cố định đầu cọc kháp, phương pháp thả và định vị cọc gỗ dưới nước, thao tác dùng thuyền và các công cụ hỗ trợ cắm cọc, phương pháp liên kết bãi cọc trong thế liên hoàn…

Mời Xem Thêm ❤️️Tả Sông Sài Gòn❤️️ Hay Nhất

Tả Sông Bạch Đằng Hay

Đã khuya rồi mà dòng sông Bạch Đằng quê em vẫn còn em thao thức, thầm thì hát ca giữa lòng thị trấn…

Phải chăng, sông cũng vui vì một buổi tối đẹp trời? Bầu trời thăm thẳm trong vắt, sao chi chít, lấp lánh. Vầng trăng tròn vành vạnh lặng lẽ tỏa sáng. Trăng như người họa sĩ trải lên mặt sông những mảng màu bạc lấp lánh. Rồi sông thoáng lặng yên như mơ mộng ngắm bầu trời đêm. Sông giấu cả bóng trăng tròn vào tận đáy lòng mình. Gió nghịch ngợm, không ngừng xô những gợn sóng đập vào bờ. Thỉnh thoảng, có chú cá bất ngờ quẫy mình làm vỡ cả bóng trăng. Mặt nước xao động như nuối tiếc.

Trên sông, con thuyền lững lờ như một du khách đang dạo chơi ngắm cảnh. Tiếng mái chèo đều đặn khua động cả mặt nước yên ả. Ven bờ, phía vòm lá đẫm sương lấp lánh, vọng lên bài đồng ca muôn giọng của ếch nhái. Cây lá xào xạc thủ thỉ trò chuyện với dòng sông. Sông dịu dàng và khẽ khàng đáp lời…

Ai đã từng ngắm dòng sông Bạch Đằng quê em vào một đêm đẹp trời, hẳn sẽ cảm nhận được tâm hồn chan chứa tình yêu của nó dành cho những người bạn thiên nhiên xung quanh…

Tả Sông Bạch Đằng Ngắn Gọn

Dưới đây là một số bài văn mẫu giúp các bạn tham khảo để làm tốt tập làm văn tả sông Bạch Đằng

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen…. nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Bạch Đằng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng, dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát.

Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Đọc thêm bài ❤️️Tả Sông Sài Gòn❤️️ Hay Nhất

Tập Làm Văn Tả Sông Bạch Đằng Điểm Cao Nhất

Quê hương thân yêu đã gắn liền với em từ lúc em mới sinh ra đến tận bây giờ, mười một năm, một thời gian dài đối với em. Nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của em. Từ những cánh đồng mùa thu vàng óng nhưng cây lúa trưởng thành, đến bờ đê xanh mướt cỏ kia, bao nhiêu bạn bè, bao nhiêu người thân. Và trong emcon sông Bạch Đằng quê hương vẫn là nơi để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.

Con sông Bạch Đằng chảy qua quê hương em như một dải lụa đào vắt ngang qua tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ.

Những buổi sáng mùa hè đẹp trời, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao. Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò tiếng hét vang lên. Hai bên bờ, trên lá cỏ non còn đọng lại những hạt sương như những hạt ngọc nhỏ xíu long lanh.

Con sông đi hiền hòa như để người ta có đủ thời gian ngắm nhìn nó. Nó phản chiếu từng bụi cây và cả những chú chim non đang cất tiếng hót trên bầu trời mùa hè trong xanh và sâu thẳm. Mặt trời đã nhô lên cao như trao lại sức sống cho muôn loài. Chiếu những tia nắng chói chang xuống mặt sông khiến cho nó lung linh như dát vàng. Vào mỗi buổi trưa, chúng em lại í ới gọi nhau đi tắm sông. Từng đứa nhảy xuống khiến nước bắn tung tóe.

Chúng emi té nước vào nhau rồi cười ầm lên phá vỡ khoảng không gian yên tĩnh của trưa mùa hè nóng bức và oi ả, dòng sông vỗ những cơn sóng vào chúng em như muốn cùng chơi đùa, nó hiền hòa ôm ấp chúng em vào lòng như 1 người mẹ ôm đứa con mình vào lòng vậy. Vào những buổi tối sáng trăng chúng em thường mang xuồng ra đây để câu cá. Câu cá chán chúng em nằm lăn ra hát và ngâm thơ cho nhau nghe sóng vỗ vào cạnh xuồng như hát cho chúng em nghe ru cho chúng em ngủ. Cuối cùng cả bọn ngủ đi lúc nào không biết.

Yêu biết mấy dòng sông quê em, nó thật đẹp và huyền ảo làm sao. Sông ơi! Sông hãy đưa nước về nuôi sống cho những cánh đồng bốn mùa tươi tốt. Sông hãy đưa cá về nuôi sống những người dân hiền lành chất phác. Ôi dòng sông Bạch Đằng đã ôm ấp bao kỉ niệm, bao khát khao của những tâm hồn bé bỏng!

Bài Văn Tả Sông Bạch Đằng Lớp 5 Hay Nhất

Tuổi thơ em gắn liền với vẻ đẹp của con sông quê hương êm đềm và mát dịu, con sông quanh co, uốn lượn như dải lụa xanh quàng lên tấm áo màu mỡ của quê em. Nó thể hiện sức sống mãnh liệt và sự tươi trẻ của làng quê nơi em sinh ra và lớn lên.

Buổi sớm, sương mù giăng giăng trên mặt nước làm dòng sông Bạch Đằng trở nên huyền ảo như đang ngủ trong tấm chăn sương êm ấm. Bờ dâu, bãi mía bên kia sông thấp thoáng, ẩn hiện như một vệt khói xanh, dài tít tắp. Dãy thuyền chài đã bập bùng ánh lửa làm tôn thêm vẻ mờ ảo của dòng sông.

Ông mặt trời thức dậy, phá tan màn sương sớm bằng những tia nắng sắc nhọn. Dòng sông bừng tỉnh. Nó đã thay thế chiếc áo ngủ bằng chiếc áo khoác màu hồng đào lấp lánh kim tuyến. Những chiếc thuyền đánh cá đã buông chèo, khua nước làm dòng sông càng trở nên nhộn nhịp. Hai bên triền sông là những bãi dâu, bãi ngô xanh mướt và xóm làng trù phú với những cây tre đan nắng, soi bóng xuống mặt sông.

Buổi trưa, dòng sông Bạch Đằng im lặng hẳn, chỉ còn nghe tiếng “cạch, cạch” của người nào đi thuyền về muộn. Mọi vật như đều nghỉ ngơi trong tiếng ru trầm ấm của gió. Sau nhiều chiueens tích oai hùng lịch sữ

Chiều tà, ánh hoàng hôn đỏ sẫm chiếu xuống mặt sông. Trẻ con rủ nhau ra tắm. Chung té nước vào nhau cười nắc nẻ và lặn ngụp như những con rái cá thực thụ. Sông ôm lấy những đứa trẻ nghịch ngợm và hồn nhiên vào lòng bằng những con sóng nhè nhẹ. Em thì thích nhất khi được bắt dế bên bờ sông hay mua ngô nướng ở chân đê.

Em yêu con sông cũng như yêu kỷ niệm của tuổi thơ. Nó đã vun đắp cho tình yêu quê hương, đất nước của em thêm rộng lớn. Em hứa sẽ học tốt để sau này góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, văn minh hơn.

Mời xem đoạn văn mẫu ❤️️Tả Sông Chu Ngắn Gọn❤️️ Hay Nhất

Tả Sông Bạch Đằng Lớp 5 Dài Nhất

Chia sẻ thêm cho các bạn đọc thêm bài văn mẫu tả dòng sông Bạch Đằng lớp 5 cùng xem nhé

Quê em có dòng sông Bạch Đằng chảy qua. Nơi đây đã chôn giấu không biết bao nhiêu bao trận chiến oai hùng của lịch sữ. Đến khi lớn khôn, em vẫn chẳng thể nào quên được người anh hùng vĩ ấy đã chiến thắng bao trận tren dòng sông này.

Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông như một dải lụa đào vắt ngang đồng bằng Bắc Bộ. Nước sông đỏ như màu gạch non. Hai bên bờ, những bãi mía, nương dâu xanh mướt một màu. Bình thường, dòng sông luôn hiền hoà và lặng lẽ. Chính dòng sông ấy đã nuôi sống cả nhà em. Mẹ em là người lái đò trên sông Bạch Đằng đã bao năm mới cảm nhận được con sông, hiểu nó như người bạn.

Sông Bạch Đằng lại có một vẻ đẹp khác. Chúng em coi nó như một người bạn đã chia sẻ. Nhớ những buổi tắm sông, thấy vị phù sa mằn mặn, mát nồng, chúng em lại càng yêu sông hơn, cứ muốn vùng vẫy mãi trong làn nước mát. Sông Bạch Đằng đẹp lắm! Cùng một ngày, mà nó có đến ba màu khác nhau. Những màu sắc rất thật của thiên nhiên mà con người khó có thể tạo ra được. Buổi sáng nhờ mặt trời thân thiện chiếu vàng, dòng sông như được khoác thêm một chiếc áo choàng lung linh, dát bạc lên trên lớp áo đỏ gạch.

Trưa đến, những hạt nắng thi nhau xuống tắm làm cho con sông ánh lên màu nắng vàng hoe. Chiều về, khi ánh mặt trời dần dần dịu lại, sông lại trở về lớp áo giản dị thường ngày, là nơi để trẻ con vui đùa, các bà mẹ vừa nói chuyện vừa giặt quần áo, cảnh sinh hoạt tấp nập, đông vui, thỉnh thoảng xen lẫn tiếng cười khanh khách của lũ trẻ. Buổi tối bên sông, em thường rủ các bạn thả đèn hoa. Dòng sông lúc này được ánh trăng chiếu vào, rực rỡ, lung linh kì ảo như khoác chiếc áo vàng lóng lánh. Chúng em chạy đến bờ sông, thả những chiếc đèn bằng giấy màu xuống. Đẹp quá! Sáng quá!

Sông Bạch Đằng thơ mộng là vậy nhưng khi mùa lũ lụt đến, nó thay đổi hẳn. Em còn nhớ như in cái lần ấy, khi em chạy ra vui đùa với con sông mà không biết mùa lũ đã tới. Em bỗng thấy nước sông sôi sùng sục, tung bọt đỏ ngầu, giận dữ cuồn cuộn chảy. Em sợ hãi chạy về hỏi mẹ: “Mẹ ơi! Con sông bị phù phép rồi mẹ ạ! Nó hung dữ lắm, khắc hẳn mọi ngày!”.

Cho đến bây giờ, sông vẫn là người bạn vô cùng thân thiết của em

Mẹ cười, xoa đầu em, nói rằng:

– Không phải đâu! Đó là lũ lụt! Khi mùa lũ hết, con sông sẽ hiền hoà như xưa.

Em đã hiểu rằng đó là hiện tượng thiên nhiên mà con sông lớn nào cũng có. Ngày ngày trôi qua, mùa lũ khép lại, con sông lại trở về như xưa, dòng nước phù sa đi tưới tắm cho bao miệt vườn cây trái. Em không còn sợ mỗi khi con sông “thay đổi” nữa, mà em cảm thấy tự hào vì đó là nét hùng vĩ của con sông quê em.

Cho đến bây giờ, sông vẫn là người bạn vô cùng thân thiết của em. Sông gắn bó với tuổi thơ em và cả khi em trưởng thành. Mỗi lần về thăm quê, em lại cùng bọn trẻ thả đèn giấy trôi sông. Mặt sông lại ánh lên như chào mừng em trở về với mảnh đất quê hương yêu dấu.

Tuyển tập văn mẫu ❤️️Tả Cảnh Sông Nước Lớp 5 Ngắn Gọn❤️️ Hay Nhất

Viết một bình luận