22+ Mẫu Phân Tích Bài Thơ Nhớ Con Sông Quê Hương Tế Hanh Hay, Nỗi Niềm Thương Nhớ Quê Hương Da Diết Khi Ở Xa Đã Được Thổi Hồn Vào Các Vần Thơ.
Bài Thơ Nhớ Con Sông Quê Hương
SCR.VN chia sẻ bài thơ nhớ con sông quê hương của tác giả Tế Hanh viết về nỗi niềm thương nhớ khi xa quê.
Nhớ con sông quê hương
Tác giả:Tế Hanh
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả
Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông
Hình ảnh cô em đôi má ửng hồng…
Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng “miền Nam”
Tôi nhớ không nguôi ánh sáng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết…
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi! lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không gành thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương
Bên cạnh Thơ Nhớ Con Sông Quê Hương, Cập nhật thêm bài 🌼Quê Hương Tế Hanh 🌼 hay nhất
Bài Thơ Nhớ Con Sông Quê Hương Của Giang Nam
Tiếp theo SCR.VN cũng chia sẻ một bài thơ cũng viết về nỗi nhớ nhữn đồng quê, những con sông ở quê hương của nhà thơ Giang Nam đầy ý nghĩa.
QUÊ HƯƠNG
Tác giả:Giang Nam
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ? “
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được…
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích
Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi…
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ tôi đi
Cô bé nhà bên – (có ai ngờ!)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại…
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi…
Hoà bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa…
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng…
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người!
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi…
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi!
Tìm đọc thêm 🍂 Bài Thơ Quê Hương Của Giang Nam 🍂 nổi tiếng
Nguồn Gốc Bài Thơ Nhớ Con Sông Quê Hương Của Tế Hanh
Cùng SCR.VN tìm hiểu nguồn gốc, sự ra đời của bài thơ nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh được sáng tác như thế nào nhé.
Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh sinh năm 1921 tại Quãng Ngãi. Ông là một trong những thi nhân nổi tiếng trong trong trào Thơ mới. Quê hương ông ở một làng chài ven sông, gần cửa biển, dân làng nơi đây thường làm nghề chài lưới.
Tế Hanh có nhiều bài thơ viết về quê hương. “ Nhớ con sông quê hương” được sáng tác lúc đất nước ta tạm thời bị chia cắt sau cuộc kháng chiến chống Pháp và tác giả ra tập kết ở miền Bắc . Tình cảm thương nhớ quê hương đã khơi nguồn cho sáng tác của Tế Hanh.
Bài thơ đã được in trong tập thơ Lòng miền Nam của tác giả. Nội dung bài thơ là những dòng hồi tưởng và là niềm thương nhớ tha thiết của tác giả đối với con sông quê đã gắn với tuổi thơ của ông.
Gợi ý cho bạn ☀️ Cảm Nhận Về Bài Thơ Quê Hương ☀️
Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Nhớ Con Sông Quê Hương
Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Nhớ Con Sông Quê Hương được chia sẻ sau đây:
👉Mở bài
– Giới thiệu nhà thơ Tế Hanh với bài Nhớ con sông quê hương (sáng tác năm 1956 đất nước tạm chia cắt, tác giả tạp kết về miền Bắc).
– Bài thư là dòng hồi tưởng về niềm thương nhớ tha thiết của tác giả với con sông quê hương và qua đó nhà thơ nhớ tới miền Nam.
👉 Thân bài
- Hình ảnh con sông quê hương trong bài thơ
- Dòng thơ hiện ra thật đẹp, mát lành trong trẻo.
- Con sông đã gắn bó thân thiết với tác giả ở tuổi thơ thật hồn nhiên, trong sáng (tiếng chim kêu, cá nhảy, tụm năm tụm bảy, bơi lội trên sông…)
2. Sự gắn bó tha thiết của tác giả với dòng sông quê hương
- “Hỡi con sông đã lắm cả đời tôi”: tác giả dùng phép chuyển nghĩa và lối cường điệu để nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của dòng sông với cuộc đời mình.
- Phép đôi và nhân hóa tạo sự cân xứng hài hòa giữa dòng sông và con người; đồng thời làm cho con sông trở nên gần gũi như một con người với những cử chỉ triều mến “mở nước ôm tồi”.
- Các định ngữ “quê hương”, tuổi trẻ, miền Nam được gắn với dòng sông đã làm cho con sông mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, con sông của tuổi thơ tác giả, con sông quê hương, con sông của miền Nam đất nước.
3. Niềm thương nhứ của tác giả về miền Nam
- Xa quê đã lâu, nên nỗi nhớ càng trở nên da diếc và thành thiêng liêng. Nỗi nhớ ấy luôn ở trong sâu thẳm trái tim tác giả “Sờ lên ngực…. hai tiếng miền Nam”.
- Nhớ quê hương, tác giả nhớ từ những cái quen thuộc bình thường: ánh nắng, sắc trời, những người không quen biết… của quê hương. Đó là nỗi nhớ khôn nguôi, quên sao được.
- Trung tâm nỗi nhớ ấy vẫn là hình ảnh dòng sồng quê hương. Dòng sông ây luôn hiện ra tuôn chảy dào dạt như tưới mát lòng mình (Hình ảnh của sông quê mát rượi. Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới).
- Tin tưởng vào thông nhất Tổ quốc để được trở lại con sông xửa (điệp ngữ “tôi sẽ”…)
👉 Kết bài
- Đây là tình cảm thiết tha gắn bó của tác giả với con sông quê hương, một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương đất nước.
- Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, cảm xúc được dồn nén qua hồi tưởng và kỉ niệm.
- Liên hệ bản thân: Nếu quê hương em cũng có dòng sông thì chắc chắn em cũng có thể nói lên những kỉ niệm dạt dào.
Phân Tích Bài Thơ Nhớ Con Sông Quê Hương
SCR.VN chia sẻ và phân tích bài thơ nhớ con sống quê hương của Tế Hanh để bạn có thể cảm nhận được hết bài thơ như thế nào nhé.
Văn hào Liên Xô (cũ)- Ilia Ê- ren- bua- đã nói một câu nổi tiếng, đại ý: Yêu Tổ Quốc chính là từ lòng yêu quê hương. Tình yêu đó bắt nguồn từ việc yêu: cái cây, ngọn cỏ, dòng sông, con đường, biển đảo, cánh rừng… Quê hương còn là bài hát, ca dao, mái tranh nghèo, mảnh ruộng, con trâu…Tất cả gộp lại, nhào trộn nhuần nhuyễn thành mảnh đất quê hương mà cha ông ta phải đổ mồ hôi, xương máu, nước mắt để bồi đắp, dựng lên.
Vì thế đối với bất cứ ai khi phải rời xa mảnh đất quê hương yêu dấu của mình đều canh cánh trong lòng nỗi nhớ khôn nguôi. Nhà thơ Tế Hanh cũng không nằm ngoài qui luật đó. Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, Tế Hanh sớm ra nhập phong trào Việt Minh (8/1945), rồi tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.
Làng quê Tế Hanh là một vùng sông nước nằm ven bờ hạ lưu sông Trà Bồng, con sông đã “tắm mát” đời ông. Đây cũng chính là nơi tạo nên nguồn cảm hứng để thi nhân sáng tác các bài thơ nổi tiếng về sông nước quê hương như: Quê Hương, Trở lại con sông quê hương, Nhớ con sông quê hương…
Thơ Tế Hanh đặc biệt gây ấn tượng mạnh đối với những người con phải sống xa nhà, phiêu bạt xa quê, mỗi khi bắt gặp vần thơ của ông nỗi nhớ thương quê hương càng trỗi dậy mặn mà và da diết. Bởi hơn ai hết Tế Hanh đã viết về quê hương mình bằng những câu thơ chân thật và hồn nhiên nhất.
Ngôn từ không cầu kì tô vẽ, vẫn là những hình ảnh quen thuộc bao đời nay về con sông quê hương: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc/ Nước gương trong soi tóc những hàng tre/ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng”.
Nỗi nhớ của nhà thơ Tế Hanh khi phải sống xa quê hương – thôn Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và con sông Trà Bồng là một nỗi nhớ đã được định danh cụ thể. Vậy mà, khi đọc lên không ai lại không cảm thấy nao lòng khi nghĩ về làng quê của mình. Bởi lẽ đã là người, ai cũng có một làng quê để chào đời, một làng quê để lớn lên và một làng quê để thương để nhớ.
Tế Hanh viết về con sông quê hương mình ở miền Nam, nhưng người đọc miền Bắc lại đồng cảm với thi sĩ và liên tưởng tới con sông quê hương họ với những ký ức của quá khứ xa xăm, để lại trong họ nhiều kỉ niệm thân thương. “Hỡi con sông tắm mát cả đời tôi/ Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ/ Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ/ Sông của miền Nam nước Việt thân yêu”.
Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, Hoài Chân đã không tiếc lời ca ngợi: “Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thấu tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng”…”Mảnh hồn làng” trong thơ Tế Hanh bình dị và trong trẻo đến lạ lùng.
Đó là hình ảnh “Bờ tre ríu rít tiếng chim kêu”, là “Bầy chim non bơi lội trên sông”, là hình ảnh một “Con sông quê hương” cuồn cuộn chảy trong tâm thức thi nhân với bao hồi ức chất đầy nỗi nhớ thương khi nhà thơ phải ly hương “Xa nhà đi kháng chiến”.
Để rồi sau đó phải sống dằn vặt xa quê với tâm trạng “ngày Bắc, đêm Nam” trong hơn hai mươi năm trời khi đất nước tạm thời bị chia cắt. Nhưng dù ở bất cứ nơi đâu, dù bao năm xa cách, hình ảnh quê hương vẫn đọng lại trong kí ức, kết tinh thành một điệu hồn riêng trong thơ Tế Hanh, tạo nên một phong cách thơ đôn hậu, đằm thắm, ngọt ngào.
Bài thơ “Nhớ con sông quê hương” (1956) đăng trên báo, rồi được ngâm trên Đài Phát thanh, trình bày trong các chương trình văn nghệ, đã làm bao người xúc động. Hơn 60 năm đã trôi qua, thi phẩm vẫn tồn tại. Người đọc, đọc lại, trong lòng vẫn dạt dào cảm xúc!
Giới thiệu tuyển tập 🌻 Phân Tích Bài Thơ Quê Hương Của Tế Hanh 🌻