Phong Cách Sáng Tác Của Nguyễn Tuân (6+ Quan Niệm Về Cái Đẹp)

Phong Cách Sáng Tác Của Nguyễn Tuân ❤️ 6+ Quan Niệm Về Cái Đẹp ✅ Tìm Hiểu Phong Cách Sáng Tác Của Nhà Văn Nguyễn Tuân Với Bài Viết Sau.

Nguyễn Tuân Được Mệnh Danh Là Gì ?

Nhà văn Nguyễn Tuân là một bậc thi sĩ đa tài, trong mỗi ngành nghệ thuật ông lại có những tên gọi khác nhau được các nhà phê bình văn học mệnh danh. Dưới đây là tổng hợp mà SCR.VN đã biên soạn, mời bạn tham khảo!

  • Nguyễn Tuân là viên ngọc đắt giá của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông đã được mệnh danh bằng những chữ tôn vinh nhất: Bậc thợ cả văn xuôi, “người quốc ngữ” tài hoa, “cây bút quái kiệt”, “người thợ kim hoàn” chữ nghĩa… Có người nói đến “ma lực của ngôn ngữ” Nguyễn Tuân. Ở ông “mỗi chữ đều như có dấu ấn riêng”.
  • Nguyễn Tuân được nhiều người trong giới văn học và độc giả tôn vinh là “ông vua tùy bút”/ “Bậc thầy bút kí”. Ông đã thử bút qua nhiều thể loại thơ, bút ký, truyện ngắn trào phúng, song đến năm 1938 mới nhận ra sở trường của mình là về tùy bút và bút kí với một số tác phẩm được đánh giá xuất sắc như Một chuyến đi, Vang bóng một thờiThiếu quê hươngChiếc lư đồng mắt cua.
  • Ngoài ra, Nguyễn Tuân còn được mệnh danh là “Người săn tìm cái đẹp” (Nguyễn Thành), hoặc “Người đi tìm cái đẹp, cái thật” (Nguyễn Đình Thi)
  • Am hiểu nghệ thuật và dấn thân cả trong nghệ thuật âm thanh, ánh sáng và diễn xuất, Nguyễn Tuân được mệnh danh là con người tài hoa: Tuân tài tử màn ảnh và sân khấu (Thiên Trường), “Nhà văn – diễn viên Nguyễn Tuân” (Trương Quân), Nguyễn Tuân – diễn viên sân khấu (Đình Quang), Hát ả đào đêm xuân (Hoàng Cầm),… Dù là nghệ sĩ trên trang viết, hay tài tử trên sàn diễn, cả hai đều nhất quán trong một ngôn ngữ nghệ thuật đặc trưng.

Đọc thêm 🌸 Nhận Định Về Nguyễn Tuân Từ Các Nhà Phê Bình 🌸 nổi tiếng!

Phong Cách Sáng Tác Của Nguyễn Tuân

Tìm hiểu về phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng tháng 8 nhé!

1. Trước Cách mạng tháng Tám:

  • Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”. Ngông là thái độ khinh đời làm khác đời dựa trên cái tài hoa sự uyên bác và nhân cách hơn đời của mình.
  • Nguyễn Tuân học theo “chủ nghĩa xê dịch”. Vì thế ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội……
  • Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu.
  • Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác:
    • Tiếp cận mọi sự vật ở mặt văn hóa thẫm mĩ để khám phá và… khen chê.
    • Vận dụng trí thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để quan sát hiện thực sáng tạo hình tượng.
    • Nhìn người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ tạo nên những nhân vật tài hoa để…đem đối lập với những con người bình thường phàm tục.
    • Tô đậm cái phi thường gây cảm giác mãnh liệt dữ dội.
  • Nguyễn Tuân là một con người có nhân cách đạo đức hơn đời: chỗ dựa ở thái độ “ngông” của ông không chỉ ở sự tài hoa uyên bác mà còn ở đạo đức hơn đời của ông. Cái gốc của nhân cách đạo đức trong ông là lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, niềm tha thiết với cái đẹp của văn nghệ của phong tục tập quán của thiên nhiên và những thú chơi tao nhã.

2. Sau Cách mạng tháng Tám:

  • Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng. Thái độ ngông nghênh khinh bạc không còn nữa, mà thay vào đó là giọng văn chủ yếu là tin yêu đôn hậu, nếu có khinh bạc thì chủ yếu chỉ để ném vào kẻ thù của dân tộc.
  • Nếu trước Cách mạng Tháng Tám, phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân luôn bi quan đối với hiện tại và tương lai, ông chỉ tin vào cái đẹp của quá khứ, người tài hoa cái đẹp luôn lạc lõng, cô độc giữa cuộc đời phàm tục thì sau Cách mạng tháng Tám ông vẫn ngợi ca những con người tài hoa ấy, vẫn hướng đến những cái gì phi thường mãnh liệt, vẫn vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để quan sát và mô tả, vẫn tô đậm phong cách và cá tính độc đáo của mình. Điều khác là tinh thần dân tộc và lòng yêu nước được phát huy mạnh mẽ trong tác phẩm của ông. Cái đẹp của người tài hoa có thể tìm thấy trong nhân dân trên mọi lĩnh vực
  • Tuy nhiên trên những trang văn phong cách riêng của ông vẫn rất rõ nét: Thiên nhiên vẫn còn là những công trình thiên tạo tuyệt vời: anh bộ đội, ông lái đò thậm chí chị hàng cốm người bán phở… cũng là những con người tài hoa nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình.

Tham khảo 🌸 Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nguyễn Tuân 🌸 dễ nhớ!

Những Quan Niệm Về Cái Đẹp Của Nguyễn Tuân

Tìm hiểu ngay quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân thông qua các tác phẩm và nhân vật của ông:

Quan Niệm Thẩm Mĩ Của Nguyễn Tuân

1. Hành trình tìm kiếm lý tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân

Sự đổi đời, đời sống và đời nghệ thuật của văn nghệ sĩ thời tiền chiến có một “trục bản lề” lịch sử – Cách mạng tháng Tám 1945. Nguyễn Tuân cũng không phải là ngoại lệ. Ông quan niệm cái mốc lịch sử ấy đã tạo ra sự Lột xác kỳ diệu của bản thân.

Hành trình nghệ thuật của Nguyễn Tuân được xác định một cách đại thể là từ Nghệ thuật vị nghệ thuật đến Nghệ thuật vị nhân sinh.

Lột xác (tên cũ là Vô đề ,Tạp chí Văn mới, 1945) là tâm sự chân thành rất mực, tuy nhiên không tránh khỏi nét bồng bột, cực đoan. Đó là giờ khắc tuyệt giao giữa Mới và Cũ.

Chặng thứ hai tiếp sau mới là chặng Đường vui. Cách mạng dần dần giải thoát tâm hồn nghệ thuật cho Nguyễn Tuân, đưa nhà văn đến với nhân dân và cuộc sống chiến đấu. Nguyễn Tuân dần dần tiếp cận, và nhận ra được cái đẹp chân chính thật sự tiến bộ. Ý thức thẩm mỹ được hoàn thiện cùng với sự kiên định lý tưởng thẩm mỹ mới.

2. Về chủ thể thẩm mĩ

Nguyễn Tuân là một chủ thể thẩm mỹ đặc biệt. Bởi vì, nhà văn lớn có thể ví là “chủ thể của chủ thể”, có vai trò và vị thế của chủ thể thưởng thức và sáng tạo, đánh giá và định hướng thẩm mỹ.

Nguyễn Tuân là người có ý thức thẩm mỹ đầy đủ và sâu sắc bậc nhất,. Đó là ý thức như một hệ thống hoàn chỉnh các thành tố cảm xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, và nhất là quan niệm và lý tưởng thẩm mỹ.

Nhà văn có đầy đủ các trạng thái rung động một cách trực tiếp và cảm tính trước các hiện tượng thiên nhiên, đời sống và nghệ thuật – tức có được một cảm xúc thẩm mỹ mạnh mẽ. Qua đó, nhà văn đã khám phá ra vẻ đẹp của thế giới và con người và cái đẹp khách thể  và của chính mình.

Nguyễn Tuân từ khi “tập làm bài” (Lời của Nguyễn trong Lột xác), đến lúc “làm bài” đã dần xác định một quan niệm thẩm mỹ chính xác và tiến bộ. Trên các bình diện, thì quan niệm thẩm mỹ thiên về tư tưởng, trong khi cảm xúc thẩm mỹ thiên về tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ lại thiên về sở thích.

Lý tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Tuân có chiều sâu của ý thức xã hội. Ông đi tìm đồng thời cả cái đẹp và cái thật trong cái tốt. Nói cách khác, đó là lý tưởng thẩm mỹ kết hợp được với lý tưởng xã hội và lý tưởng đạo đức.

3. Đối tượng thẩm mĩ – sự khám và phá sáng tạo cái đẹp.

Là nghệ sĩ có tư tưởng nghệ thuật ban đầu không thuần nhất, có những mâu thuẫn nội tại, Nguyễn Tuân đã trải qua những bước đi ban đầu rất khó nhọc. Hành trình đi tìm cái đẹp – có lúc thông thuận, mạnh bạo, nhưng cũng có lúc ngập ngừng, dè dặt.

Xét trong căn cốt từ buổi đầu và trong thời gian khá dài, quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân không hoàn toàn là vị nghệ thuật, không hẳn chỉ có duy mỹ thuần tuý kiểu phương Tây. Đó là vì đời sống thực tại, cái hồn thiêng dân tộc còn tác động vào và gây ảnh hưởng đến tâm thức của người viết.

Trên hành trình khám phá thẩm mỹ, Nguyễn Tuân đã gặp những sự trái khoáy, nghịch lý – cái đẹp thì không thật, và cái thật thì không đẹp.

Một đời khát khao, mê đắm vì cái đẹp, cái thật, và cái tốt, nhà văn đã đi tìm kiếm để tạo thành những trang nghệ thuật cho đời.

Trong đời sống ấy, có biết bao cái đẹp ta thường tiếp xúc: cái đẹp của tự nhiên, cái đẹp của xã hội, cái đẹp trong bản thân con người, và cái đẹp của nghệ thuật.

Cái đẹp nằm ở vị trí trung tâm. Cái bi là cái đẹp khi thất bại, bị huỷ hoại. Cái xấu là đảo ngược giá trị của cái đẹp. Cái hài là sự phá bỏ tính  hài hoà của cái đẹp.

Cái đẹp là một đối tượng thẩm mỹ có phẩm chất nội tại, nhưng có ý nghĩa khách quan, và cũng phụ thuộc vào năng lực thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ. Bởi, có những cái đẹp lướt qua dưới ánh mắt, tầm nhìn của người vô tình, mà cũng có cái đẹp ẩn khuất – vì tinh tế mà náu mình giữa cái phồn tạp hư ảo của trần gian.

Có thể nói, những trang văn của Nguyễn Tuân hội tụ được cả sự hiện thực hoá của lý tưởng thẩm mỹ. Lịch sử, văn hoá, truyền thống là một cội nguồn cảm xúc thẩm mỹ của nhà văn lớn. Câu chuyện hôm nay vẫn thấp thoáng cái đẹp xưa, nhưng là cái đẹp đã thăng hoa, hiện đại hoá.

Cái đẹp, cái cao cả, cái hùng tráng là những giá trị thẩm mỹ tự thân thường được miêu tả, thể hiện tập trung, sáng tỏ. Tuy nhiên, cũng trong phạm trù thẩm mỹ tích cực này có sự đan xen giữa cái bi và cái hùng để tạo nên cái bi mang sắc thái bi tráng.

Mẫu 🌸 Sơ Đồ Tư Duy Chữ Người Tử Tù Nguyễn Tuân 🌸 chi tiết!

Cái Đẹp Trong Sáng Tác Của Nguyễn Tuân

Cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân được hiện thân trọn vẹn qua ngòi bút tinh tế, sắc sảo và tài hoa hơn người của Nguyễn Tuân. Từ vẻ đẹp hoài cổ Vang bóng một thời, đến những áng văn trữ tình mềm mại trong Tóc chị Hoài, lắng đọng thâm sâu trong Thiếu quê hương.

Và muôn mảnh trời quê hương yên bình, hùng vĩ, nên thơ qua tùy bút Một chuyến đi, Sông Đà, Bài ca trên mặt phần đường.

Quan Niệm Về Cái Đẹp Trong Vang Bóng Một Thời

Nhà văn Nguyễn Đình Thi nhận xét: “Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp và cải thật”. Có thể nói trong suốt cuộc đời bằng ngòi bút điêu luyện của mình. Nguyễn Tuân đã làm cho cái đẹp thẳng hoa. Vang bóng một thời – tập truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chính là một chặng quan trọng trong hành trình đi tìm cái đẹp của nhà văn.

Đọc Vang bóng một thời người đọc có thể nhận thấy quan niệm của Nguyễn Tuấn về cái đẹp. Quan niệm này được thể hiện trong nét lớn sau:

1. Cái nhìn hướng về quá khứ:

Không chấp nhận hiện tại, cái nhìn của Nguyễn Tuân hướng về quá khứ. Mỗi truyện ngắn trong Vang bóng một thời không ít thì nhiều đã làm sống lại những phong tục tập quán dân tộc, những thú chơi tao nhã gắn liền với những ông nghe, ông củ đã thất thể song văn cổ giữ thói quen thanh cao, lịch lãm trong một xã hội có nhiều nhiễu nhương.

2. Quan niệm cái đẹp gắn liền với chất tài hoa tài tử:

Trong các sáng tác trước và cả sau cách mạng tháng Tám Nguyễn Tuân thường chú ý đến chất tài hoa tài tử khi miêu tả và thể hiện con người. Với Nguyễn Tuân, cái đẹp thường đi đội gắn bỏ với cái tài với chất nghệ sĩ điều này cũng thống nhất với nét tài hoa, nghệ sĩ trong con người ông.

Trong Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân tỏ lòng mến mộ yêu quý những con người tài hoa mà thất thế hay những lãng tử giang hồ. Ở những nhân vậy này nhà văn chẳng những khai thác khía cạnh tài hoa tài tử mà còn chú ý cả những điểm khác.

3. Cái đẹp mang tính chất duy mĩ:

Như trên đã nói Vang bóng một thời là minh chứng sinh động cho quan điểm “Nghệ thuật vị nghệ thuật” của Nguyễn Tuân thời kì trước Cách mạng tháng Tám. Là một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật trong đời. Nguyễn Tuân nhiều khi đã không chú ý đến tính chất xã hội của hiện thực. Ông mải mê ca ngợi những cái đẹp thuần túy, mang tính hình thức.

4. Nghệ thuật tả cảnh và một hệ thống ngôn từ độc đáo:

Quan niệm về cải đẹp như trên đã quy định nghệ thuật tả cảnh và hệ thống ngôn từ trong Vang bóng một thời. Có thể thấy rõ trong tác phẩm không hiện diện những cảnh tượng huyên náo rực rõ màu sắc. Cảnh vật được miêu tả trong tác phẩm không ít thì nhiều đều gọi về một thời xa vắng và như một nhà phê bình đã viết, nó kéo con người ta trở về với quá khứ.

Đọc truyện dễ nhận thấy một gam màu nhạt và ảm đạm bao trùm khắp trong tập truyện. Nhà văn Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: “Cái vang của thời đã qua, cái bóng của thời đã qua mà ngày nay người ta tưởng còn văng vẳng, và thấp thoảng đó là tất cả cải thể lương nó khởi đầu những mẫu chuyện cổ thời”.

Tóm lại, tìm hiểu quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong Vang bóng một thời là một công việc vừa thú vị vừa đòi hỏi nhiều công phu vì nó trực tiếp liên quan đến một hiện tượng văn học vô cùng độc đáo và phức tạp của văn học nước nhà.

Văn mẫu 🌸 Liên Hệ Chữ Người Tử Tù 🌸 nâng cao!

Sức Mạnh Của Cái Đẹp Trong Chữ Người Tử Tù

Nguyễn Tuân là người yêu cái đẹp. Nhà văn yêu thích phát hiện cái đẹp trong cuộc sống. Đối với Nguyễn Tuân, sáng tạo cái đẹp, biết phát hiện và thưởng thức cái đẹp là một biểu hiện văn hóa. Trong sáng tác của Nguyễn Tuân, ông công khai bày tỏ sự kính trọng, tôn thờ cái đẹp của mình. Vì vậy có người cho rằng Nguyền Tuân là người duy mĩ, tán thành cái đẹp thuần túy không có khuynh hướng tư tưởng.

Nguyễn Tuân được mệnh danh là nhà văn duy mĩ. Ngòi bút của ông phần nào đã nói lên điều đó. Những tác phẩm của ông người ta đọc lên sẽ thấy được sự yêu cái đẹp, tôn thờ cái đẹp của ông. Bằng những ngôn từ phong phú để miêu tả về cái đẹp, Nguyễn Tuân thực sự đã khẳng định mình là một người vô cùng hào hoa trong làng văn chương Việt Nam trước Cách Mạng tháng 8.

Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách văn chương của ông đó là “Chữ người tử tù“. Chữ người tử tù (Tạp chí Tao đàn số 1, 1/3/1939) có lúc đã được coi là một ví dụ điển hình của cảm xúc duy mỹ, tập trung miêu tả cái đẹp của hoa tay – tức cái đẹp thiên về hình thức. Khi đọc kỹ, ta sẽ thấy ở đây, nhà văn ca ngợi cái đẹp của lòng người. Nổi bật trên tất cả là hai chữ thiên lương. Ý tưởng viết rất rõ. Tác phẩm này đã thể hiện một cảnh tượng độc nhất vô nhị từ xưa đến nay đó là người tử tù cho chữ người cai ngục.

Trong tác phẩm Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân cho thấy không phải ông tôn thờ cái đẹp chung chung. Cái tài của Huấn Cao thi đã rõ, nhưng Nguyễn Tuân không chỉ nhấn mạnh cái tài. Nhân vật Huấn Cao còn là người có tâm. Ông không bị một sức ép nào, ông khinh bỉ viên cai ngục ra mặt, cố ý chọc tức. Thế nhưng khi biết được sở thích thanh cao của viên cai ngục. Huấn Cao sẵn sàng thay đổi thái độ sẵn sàng cho chữ. Đấy là cái đẹp của người có tâm trong sáng, lấy tình mà đáp lại tình.

Viên quản ngục lại cho thấy một cách nhìn khác của Nguyễn Tuân. Ông thấy ở con người công cụ của chính quyền này vẫn có tâm trong sáng, vẫn hướng về cái đẹp, tôn thờ cái đẹp. Vì khâm phục và tôn thờ cái đẹp mà viên quản ngục dám làm trái những lề luật của nhà tù, dám xin chữ, và chắc là sẽ dám dứt bò nơi làm nhem nhuốc cả đức lương thiện đi.

Ca ngợi Huấn Cao, kẻ thù của trật tự phong kiến; ca ngợi hành động xin chữ của cai ngục, công cụ của chế độ nhưng vẫn giữ được thiên lương. Nguyễn Tuân đã đứng trên cơ sở đạo lí dân tộc mà ca ngợi cái đẹp của con người.

Vẫn là ngòi bút hướng về cái đẹp hoàn mỹ, Nguyễn Tuân đã sử dụng hết cái tài và tâm của người nghệ sĩ để lưu giữ những nét đẹp về con người tài hoa nghệ sĩ bị thời cuộc dập vùi.

Giữa vẻ đẹp một thời vang bóng ấy là những triết lý về nghệ thuật, về cuộc đời của Nguyễn Tuân. Ông luôn tâm niệm rằng cái đẹp sẽ không bao giờ bị băng hoại bởi thời gian. Cái thiên lương con người sẽ chiến thắng được cái ác, cái tàn nhẫn.

Quà tặng bạn may mắn hôm nay 👉 Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🎁

Quan Niệm Về Cái Đẹp Của Nguyễn Tuân Qua Nhân Vật Huấn Cao

1. Cái đẹp chiến thắng cái ác:

Cái Đẹp đã ra đời ngay trong trại giam, ngay trong môi trường tội lỗi, xấu xa và dơ bẩn của cái ác.

Một người như quản ngục, vì vẫn còn lòng yêu cái Đẹp nên dù giữa chốn xấu xa nhơ bẩn vẫn có khả năng hướng thiện. Tư tưởng của Nguyễn Tuân đã gặp gỡ với Dottoiepxki – nhà văn Nga vĩ đại thế kỉ XIX. Sự chiến thắng của tài hoa, thiên lương, của khí phách trước tàn bạo, bẩn thỉu là một chiến thắng đầy ngoạn mục và phi thường.

2. Cái đẹp có sức mạnh chinh phục và cảm hóa:

Người đã làm cho thế giới của cái Thiện lên ngôi chính là Huấn Cao. Tác giả đã khép lại câu chuyện bằng hành động cúi đầu xi bái lĩnh của quản ngục. Đó là bằng chứng rõ nhất về sức mạnh cảm hóa của thiên lượng ở Huấn Cao. Cái Đẹp mà ông để lại không chỉ là di vật, là vật báu mà còn có sức mạnh cứu rỗi.

3. Cái đẹp là bất tử dù người sáng tạo ra cái đẹp có cuộc đời ngắn ngủi:

Huấn Cao sẽ bị chém đầu nhưng những dòng chữ ông để lại sẽ luôn nhắc nhở về ông, sẽ luôn được gìn giữ như một báu vật.

=> Đoạn trích đã khắc họa vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao, thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Vẻ đẹp đó đã góp phần làm nên “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”, thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc của câu chuyện.

Bài văn 🌸 Phân Tích Chữ Người Tử Tù  🌸 hay nhất!

Nhận Xét Về Quan Niệm Cái Đẹp Của Nguyễn Tuân Trong Người Lái Đò Sông Đà

Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám càng hăm hở ra đi – những chuyến đi mang nặng nỗi niềm. Có ai như ông, trong thiếu thốn, khắc nghiệt của thời tiết vẫn một gậy, một ba lô đi dọc hai bờ sông Đà hùng vĩ để mở lòng đón nhận cái đẹp tiềm ẩn của tạo hóa, thiên nhiên.

Những cành hoa ban trắng, sức dẻo dai lồng lộng của người lái đò sông Đà, những ngọn thác trắng xóa, những vầng mây Tây Bắc lượn lờ, cây trái sum suê hai bờ sông nước đã đi vào “Sông Đà” một cách lung linh, kỳ ảo, khiến cho con người không thể hững hờ trước cái đẹp, cái thật, cái say đắm lòng người của thiên nhiên. Đó chính là kết tinh nghệ thuật của một tâm hồn say sưa cái lạ và sức sáng tạo bay bổng, mạnh mẽ.

“Sông Đà” là tác phẩm đánh dấu sự chín muồi trong tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Cái đẹp và cái thật đã trở thành cứu cánh, nâng bổng tâm hồn và sức sáng tạo của Nguyễn Tuân lên một tầm cao mới, đồng thời, qua đó, ông tự khẳng định nhân cách công dân và tiềm năng nghệ thuật của mình.

“Người lái đò sông Đà” – một trích đoạn trong tùy bút Sông Đà, được in trong SGK Ngữ văn 12, xuất hiện rất nhiều trong các bài thi tốt nghiệp, thi đại học. Tác phẩm chỉ ra được vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên kỳ bí nơi vùng núi Tây Bắc. Nguyễn Tuân đã thành công khi vừa khai thác được vẻ đẹp của thiên nhiên, vừa lột tả vẻ đẹp của người nghệ sĩ; đồng thời thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.

Trong thiên tùy bút, hình tượng ông đò còn được tác giả khám phá ở góc nhìn của một người lao động bình thường trong giờ phút ngừng chèo, nghỉ ngơi. Ở góc nhìn này, Nguyễn Tuân cho người đọc thấy được vẻ đẹp giản dị, đời thường của một người lao động.

Thông qua hình tượng ông đò. Nguyễn Tuân muốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động hằng ngày.

Với hai vẻ đẹp: trí dũng, tài hoa, ông lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà đã trở thành một trong những hình tượng tuyệt đẹp trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám: một người lao động bình thường với chất vàng mười cùa Tây Bắc, một người nghệ sĩ tài hoa như lời bày tỏ: Không nơi đâu đẹp tuyệt vời/Như sông như núi như người đò xưa.

Gợi ý bài văn 🌸 Liên Hệ Người Lái Đò Sông Đà 🌸 xuất sắc!

Viết một bình luận