Nhận Định Về Nguyễn Tuân Từ Các Nhà Phê Bình ❤️ 34+ Nhận Xét ✅ Những Nhận Xét Hay Nhất Về Nhà Văn Nguyễn Tuân Mà Bạn Nên Biết.
Vài Nét Về Nguyễn Tuân
Đôi nét về tiểu sử cuộc đời và tính cách của nhà văn Nguyễn Tuân đã được SCR.VN biên soạn bên dưới, mời bạn tham khảo!
1. Tiểu sử:
- Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội. Quê ông ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), huyện Hoàn Long, Hà Nội, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân. Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
- Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung Nam Định (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay, tiền thân của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định ngày nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì đi qua biên giới tới Thái Lan không có giấy phép. Sau khi ra tù, ông bắt đầu sự nghiệp viết lách của mình.
- Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1935, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như “Vang bóng một thời”, “Một chuyến đi”… Năm 1941, ông lại bị bắt giam một lần nữa và gặp gỡ, tiếp xúc với những người hoạt động chính trị.
- Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.
- Các tác phẩm chính sau cách mạng của Nguyễn Tuân là tập tùy bút Sông Đà (1960) là kết quả chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc, một số tập ký chống Mỹ (1965–1975) và nhiều bài tùy bút về cảnh sắc và hương vị đất nước. Ông chủ trương chủ nghĩa xê dịch không thích cuộc sống trầm lặng, bình ổn nên ông đi suốt chiều dài đất nước để tìm những điều mới mẻ,độc đáo.
- Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào ngày 28 tháng 7 năm 1987, thọ 77 tuổi.
- Năm 1996 ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).
2. Tính cách:
- Nguyễn Tuân yêu Việt Nam với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Ông yêu tha thiết Tiếng Việt, những kiệt tác văn chương của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Tú Xương, Tản Đà, v. v.; những nhạc điệu hoặc đài của các lối hát ca trù hoặc dân dã mà thiết tha; những nét đẹp rất riêng của Việt Nam.
- Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văn trước hết để khẳng định cá tính độc đáo của mình, tự gán cho mình một chứng bệnh gọi là “Chủ nghĩa xê dịch”. Lối sống tự do phóng túng của ông không phù hợp với chế độ thuộc địa (hai lần bị tù).
- Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa. Tuy chỉ viết văn nhưng ông còn am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh… Ông còn là một diễn viên kịch nói và là một diễn viên điện ảnh đầu tiên ở Việt Nam. Ông thường vận dụng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để tăng cường khả năng quan sát, diễn tả của nghệ thuật văn chương.
- Nguyễn Tuân nổi tiếng là người sành ăn. Với ông, ăn là một nghệ thuật, một giá trị thẩm mỹ, một sự khám phá cái ngon mà tạo hóa đã ban cho.
- Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình. Đối với ông, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí “khổ hạnh” và ông đã lấy chính cuộc đời cầm bút hơn nửa thế kỷ của mình để chứng minh cho quan niệm ấy.
Nắm bắt những thông tin qua 🌸 Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nguyễn Tuân 🌸 chi tiết!
Những Nhận Định Về Nguyễn Tuân Hay Nhất
Những nhận định hay về Nguyễn Tuân mà bạn nên biết để trau dồi kiến thức liên hệ khi làm bài văn!
Các Nhà Phê Bình Nói Gì Về Nguyễn Tuân
Theo đánh giá của các nhà phê bình văn học, Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa, tuy chỉ viết văn nhưng ông còn am hiểu nhiều môn nghệ thuật gồm hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt, vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.
Nguyễn Tuân được nhiều người trong giới văn học và độc giả tôn vinh là “ông vua tùy bút”.
Giáo Sư Nguyễn Đăng Mạnh Nhận Xét Về Nguyễn Tuân
Giáo sư Nguyễn Ðăng Mạnh có nhận định:
“Hạt nhân của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc cổ điển, kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc chí của những Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Ðà,… và trực tiếp hơn là cụ Tú Lan, thân sinh nhà văn; vừa mang dáng vẻ hiện đại, ảnh hưởng từ các hệ thống triết lý nổi loạn của xã hội tư sản phương Tây như triết lý siêu nhân, quan niệm về con người cao đẳng, thuyết hiện sinh…”
Nguyễn Đăng Mạnh Nhận Xét Về Nguyễn Tuân
“Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa”.
“… Nguyễn Tuân- một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm…”.
Nguyễn Đình Thi Nói Về Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân là một nhà văn cả đời đi tìm kiếm cái thực và cái đẹp. Thực ra, sự thực và cái đẹp của cuộc sống là hai cái đích mà dường như bất kì ngòi bút chân chính nào cũng hướng tới nhưng không dễ chiếm lĩnh và chạm vào được. Nguyễn Tuân cũng trên hành trình tìm kiếm nhưng tác phẩm của ông đã chạm được đến cái đẹp, nhất là cái đẹp truyền thống và cái thực phồn hoa chốn thành thị. Nguyễn Tuân là người thưởng thức cái đẹp với tư cách người có văn hóa, có vốn tri thức, biết giá trị của đối tượng mình chiêm ngưỡng.
Chu Văn Sơn Nói Về Nguyễn Tuân
“Người ta thấy cái tâm đang điều khiển cái tài, cái tài đang phụng sự cái tâm. Nói đúng hơn cái tài, cái tâm đang hòa vào nhau để tạo nên cái đẹp
Một người nặng về chữ YÊU, hướng về cái đẹp thuộc nghệ sĩ, mỹ thuật, về thú chơi, thưởng lãm cảnh sắc, hương vị của cuộc đời, của đất nước, và ghét tất cả những cái xấu xí, dung tục, cơ giới, tầm thường”.
Lời Bình Về Nguyễn Tuân Của Vũ Ngọc Phan
Nhận xét về Nguyễn Tuân trước năm 1945, Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Nguyễn Tuân là nhà văn đứng riêng ra một phái. Những tập văn của ông không phải là tuỳ bút, cũng ngả về tuỳ bút không ít thì nhiều. Ông lại không thể nào bỏ được cái lối phiếm luận, cái giọng khinh bạc bất cứ về việc gì, nên có nhiều đoạn lê thê… Tuy vậy, đọc Nguyễn Tuân bao giờ người ta cũng thấy một hứng thú đặc biệt: đó là sự thâm trầm trong ý nghĩ, sự lọc lõi trong quan sát, sự hành văn một cách hoàn toàn Việt Nam”.
“Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức. Một ngày không xa, khi mà văn chương Việt Nam được người Việt Nam ham chuộng hơn bây giờ, tôi dám chắc những văn phẩm của Nguyễn Tuân sẽ còn có một địa vị xứng đáng hơn nữa.”
Lời Bình Về Nguyễn Tuân Của Vũ Ngọ
Nguyễn Tuân xứng đáng được mệnh danh là “chuyên viên cao cấp tiếng Việt”, là “người thợ kim hoàn của chữ”(Ý của Tố Hữu), Tinh thần tự nguyện dấn thân, bám trụ ở thành trì cái Ðẹp là biểu hiện sinh động của một nhân cách văn hóa lớn. Nhà văn Nguyễn Tuân “đặc Việt Nam”
Nhận Xét Về Nguyễn Tuân Của Thạch Lam
Trong cái vội vàng, cái cẩu thả của những tác phẩm xuất bản gần đây, những sản phẩm đã hạ thấp văn chương xuống mực giá trị của một sự đua đòi, người ta lấy làm sung sướng khi thấy một nhà văn kính trọng và yêu mến cái đẹp, coi công việc sáng tạo là công việc quý báu và thiêng liêng.
Nhận Xét Hay Về Nguyễn Tuân Của Trần Hữu Tước
Giáo sư, bác sĩ Trần Hữu Tước, một người bạn thân của Nguyễn Tuân ca ngợi ông bằng một lối nói khá văn hoa: “Nhà văn lớn như một băng đảo, phần chìm trong nước biển chiếm 99 phần trăm, nhô lên trắng tỏa với dông tố bình minh nam bắc cực chỉ là phần nhỏ”
Xem ngay hình mẫu 🌸 Sơ Đồ Tư Duy Chữ Người Tử Tù Nguyễn Tuân 🌸 dễ nhớ!
Nhận Định Văn Học Về Nguyễn Tuân Của Phan Huy Đông
“…những câu văn của Nguyễn Tuân mang hơi thở ấm nóng của cuộc đời phức tạp, phong phú, đa dạng. Sự tự ý thức sâu sắc về tài năng của mình không phải là một biểu hiện tiêu cực, trái lại, nó tạo nên sự giải phóng năng lượng rất cần thiết để nhà văn có thể sáng tạo nên những tác phẩm kì vĩ…”. (Phan Huy Đông, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng).
Nhận Định Hay Về Nguyễn Tuân Của Ngọc Trai
Nhà phê bình Ngọc Trai rất có lý khi cho rằng: “…Có một Nguyễn Tuân cương trực, ngang bướng, gai góc, khinh bạc, kênh kiệu bên cạnh một Nguyễn Tuân nhân hậu đầy ưu ái với con người, cuộc đời…Có một Nguyễn Tuân ồn ào, phá phách bên cạnh một Nguyễn Tuân cô đơn luôn nặng trĩu lòng ưu thời mẫn thế…”
Nhận Định Về Nguyễn Tuân Và Vang Bóng Một Thời Của Vương Trí Nhàn
Vang bóng một thời là những gì còn lại của một thời vàng son khi văn hóa phương Tây chưa du nhập, đất nước chưa lâm vào những nhiễu loạn. Sau khi đã chìm đắm trong những áng văn của Nguyễn Tuân, nhà phê bình Vương Trí Nhàn chia sẻ:
“Nguyễn Tuân, trong Vang bóng một thời, lại phác họa một cách tài hoa nếp sống thanh nhã của người xưa, và cho thấy một đời sống tinh thần vững chãi là cần thiết cho con người đến như thế nào.”
Nhận Định Của Nguyễn Tuân Về Văn Chương
Chia sẻ của Nguyễn Tuân về nghề cầm bút viết văn, nhất thiết cần phải có phong cách và cá tính sáng tạo: “Anh cố tình làm cho độc đáo là không ăn thua. Anh cứ viết đúng như anh nghĩ, không uốn éo, không màu mè thì nó sẽ ra phong cách. Có cá tính trong ngôn từ thì nó sẽ nảy ra mỹ học thôi.
Nhà văn cũng như nhà phê bình phải biết hài hước, châm biếm- đó là trí tuệ, người thông minh mới biết hài hước. Con người ta có kẻ tốt người xấu, ngay trong một con người cũng có lẫn lộn cả hai thứ vừa tốt vừa xấu, vừa là thiên thần, vừa là quỷ sứ. Người làm văn chương phải thấy và phản ánh cả hai mặt như vậy. Nếu chỉ khẳng định hoặc phủ định thẳng đơ như vậy sao gọi là văn học…
Mỗi nhà văn phải có thế giới riêng, phong cách riêng, ngôn từ riêng. Muốn tìm hiểu, giảng giải, phân tích về nhà văn phải tìm cho ra cái riêng đó. Người thủy thủ đi biển không sợ phong ba bão táp mà sợ “un calme plat”- Sợ mặt biển quá lặng bẹt. Một nhà văn không có cá tính “un ecrivain plat”- cũng đáng sợ và đáng buồn như vậy…”
Nguyễn Đăng Mạnh kể về lần gặp nhà văn Nguyễn Tuân vào năm 1967 ở Nhà xuất bản Văn học. Lần này Nguyễn Tuân chia sẻ: Người ta viết văn, giảng văn, nói đã nhiều về tư tưởng, về đạo đức. Điều ấy không phải không cần. Nhưng tôi muốn giúp độc giả nâng cao trình độ thẩm mỹ, đem đến cho họ cảm xúc về cái đẹp. Đó là điều băn khoăn của tôi. Tôi cung cấp cho họ những gợi ý bằng những suy nghĩ của tôi. Còn họ phản ứng thế nào, tuỳ.
Về độc giả, tôi không quan niệm là công nông hay trí thức mà chỉ chú ý phục vụ con người mới, có tư tưởng mới, có văn hoá, có trí thức. Bao giờ độc giả được tất cả như thế, tôi không biết, nhưng nhất định sẽ như vậy, tôi rất tin điều đó.
Về kinh nghiệm viết văn, bác Nguyễn cho rằng:” tác phẩm văn học mà không tạo ra được cái atmosphère (không khí) thì không có giá trị gì. Cái atmosphère nó làm cho cùng một hiện tượng, cùng một sự việc mà thành màu sắc xanh đỏ tím vàng khác nhau. Cái chi tiết nước sông Hồng dâng cao trong bài “Hà Nội giải tù Mỹ qua phố Hà Nội” là cái chi tiết tạo không khí như thế.
Kinh nghiệm tạo không khí là phải có quan điểm lịch sử, quan điểm địa lý, quan điểm thiên nhiên, có óc tưởng tượng mới tạo ra được”
Nhận Định Về Phong Cách Nghệ Thuật Nguyễn Tuân
Nhận xét phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, Anh Đức viết: “Không biết chừng nào mới lại có một nhà văn như thế, một nhà văn mà khi ta gọi là một bậc thầy của ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng; một nhà văn độc đáo, vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu triện riêng”.
Đọc thêm những 🌸 Nhận Định Về Nguyễn Khoa Điềm 🌸 hay nhất!