Phân Tích Thần Trụ Trời [24+ Bài Văn Mẫu Ngắn Hay Nhất

Phân Tích Thần Trụ Trời ❤️️ 24+ Bài Văn Mẫu Ngắn Hay Nhất ✅  SCR.VN Chia Sẻ Trọn Bộ Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Nhất Để Ôn Tập Hiệu Quả.

Cách Phân Tích Thần Trụ Trời

Cách phân tích truyện Thần Trụ Trời bạn cần thực hiện theo trình tự 3 bước là: Khái quát – Phân tích – Tổng hợp, cụ thể như sau:

  • Khái quát: Mở đầu bài phân tích, ta sẽ nhận xét khái quát về tác phẩm. Ở đây nếu tác phẩm là chúng ta sẽ phải nêu đại ý trước khi phân tích.
  • Phân tích: Đây là phần chính trong một bài phân tích. Chúng ta có thể phân tích hai mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm qua những từ ngữ, ý hay đoạn văn được sử dụng trong tác phẩm.
  • Tổng hợp: Trên cơ sở đã phân tích đầy đủ, chúng ta sẽ tổng hợp lại các ý.

Tham khảo tuyển tập 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Thần Trụ Trời 🌹 đơn giản

Dàn Ý Phân Tích Thần Trụ Trời

SCR.VN chia sẻ cho bạn đọc dàn ý phân tích thần trụ trời chi tiết nhất để có thể dễ dàng hơn trong việc làm bài văn phân tích.

I. Mở bài:

– Giới thiệu về truyện kể: Truyện “Thần Trụ trời” thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm.

– Trình bày khái quát nội dung cần phân tích, đánh giá: Chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện “Thần Trụ trời”.

II. Thân bài:

1. Xác định chủ đề của truyện kể và ý nghĩa của chủ đề:

– Truyện “Thần Trụ trời” đã giải thích quá trình tạo lập thế giới: phân chia trời, đất và nguồn gốc hình thành các dạng địa hình như núi, đảo,… một cách sáng tạo qua các yếu tố kì ảo.

2. Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề của truyện kể:

* Phân tích

– Giải thích quá trình tạo lập thế giới:

+ Giải thích sự phân chia trời, đất thông qua sự kiện thần Trụ trời xây cột đá chống trời.

+ Sự hình thành các dạng địa hình khác nhau: thần lại phá cột đi, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi…”.

* Đánh giá:

Truyện “Thần Trụ trời” đã cho thấy khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của con người trong buổi đầu sơ khai.

3. Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể:

– Truyện đã xây dựng nhân vật Thần Trụ trời – vị thần sức mạnh siêu nhiên, thực hiện công việc phân chia trời và đất, tạo nên các dạng địa hình khác nhau.

– Thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu tạo nên một câu chuyện đầy sức hấp dẫn và thuyết phục đối với người đọc.

III. Kết bài:

– Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể.

– Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.

Tặng Bạn 👉 10+ Bài Văn Phân Tích Thần Mưa [Hay Nhất]

Phân Tích Truyện Thần Trụ Trời Ngắn Nhất

Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại Việt Nam, kể về quá trình tạo lập thế giới và nguồn gốc của các dạng địa hình tự nhiên. Truyện được sưu tầm bởi nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi và được đăng trong tập Thần thoại Việt Nam. Truyện được viết theo thể thơ lục bát, gồm 16 câu, mỗi câu có sáu hoặc tám chữ.

Truyện bắt đầu bằng cảnh trời và đất còn gắn liền với nhau, chỉ có một khoảng không gian tối tăm. Thần Trụ Trời xuất hiện như một vị thần sức mạnh, có thể đội trời lên và xây cột đá để chống trời. Nhờ đó, trời và đất mới được phân chia, tạo ra không gian sống cho muôn loài. Tuy nhiên, Thần Trụ Trời lại không hài lòng với công việc của mình, nên đã phá cột đi và ném đất đá khắp nơi. Những mảnh đất đá này đã hình thành các dạng địa hình khác nhau, như núi, đảo, rừng, suối… Truyện kết thúc bằng cảnh Thần Trụ Trời biến thành một ngọn núi cao nhất trên đất Việt Nam.

Truyện Thần Trụ Trời là một tác phẩm sáng tạo và trí tưởng tượng của con người trong buổi sơ khai, khi chưa có sự phát triển của khoa học. Truyện đã giải thích quá trình tạo lập vũ trụ và thế giới tự nhiên một cách kì ảo và phóng đại. Truyện cũng thể hiện sự kính trọng và ngưỡng mộ của con người đối với những hiện tượng tự nhiên và những vị thần có sức mạnh siêu nhiên. Truyện là một di sản văn hóa quý giá của dân tộc Việt Nam.

Quà may mắn ngẫu nhiên cho bạn hôm nay 👉 Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🎁

Phân Tích Đánh Giá Thần Trụ Trời – Mẫu 1

Chia sẻ đến bạn đọc mẫu phân tích đánh giá thần trụ trời ngắn gọn và súc tích sau đây:

Thần Trụ Trời” là một tác phẩm dân gian truyền miệng của người Việt cổ được sản sinh từ thời tối cổ và còn tồn tại đến ngày nay, được nhà khảo cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm, kể lại bằng bản văn trong “Lược khảo về thần thoại Việt Nam”.

Qua truyện thần thoại này, người Việt cổ muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như vì sao có trời, có đất và vì sao trời với đất lại được phân đôi, vì sao mặt đất lại không bằng phẳng có chỗ lõm có chỗ lồi, vì sao có sông, núi, biển, đảo.

Cho thấy người Việt cổ cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới này đã cố gắng tìm để hiểu rõ những gì có xung quanh họ. Vì cũng chưa tìm hiểu được nhưng họ lại không chịu bó tay, họ bèn sáng tạo ra một vị thần khổng lồ để giải thích tự nhiên vũ trụ một cách hết sức ngây thơ và đáng yêu.

Độc giả ngày nay cảm nhận được trong đó cái hồn nhiên và ước mơ của những người Việt cổ muốn vươn lên để giải thích thế giới tự nhiên quanh mình.Mọi chi tiết kể và tả Thần Trụ Trời đều gợi những vòng hào quang, điểm tô tính chất kỳ lạ, phi thường của nhân vật, thần thoại. Truyện đã nhân cách hóa vũ trụ thành một vị thần.

Hành động đầu tiên khi Thần Trụ Trời xuất hiện là “vươn vai đứng dậy, ngẩng cao đầu đội trời lên, giang chân đạp đất xuống,…” cũng là hành động và việc làm có tính phổ biến của nhiều vị thần tạo thiên lập địa khác trên thế giới. như ông Bàn Cổ trong thần thoại Trung Quốc cũng đã làm giống hệt như vậy.

Tuy nhiên vẫn có điểm khác biệt chính là sau khi đã xuất hiện trong cõi hỗn độn giống như quả trứng của vũ trụ, ông đạp cho quả trứng tách đôi, nửa trên là trời, nửa dưới là đất và ông tiếp tục đẩy trời lên cao, đạp đất xuống thấp bằng sự biến hóa, lớn lên không ngừng của bản thân ông chứ không phải như Thần Trụ Trời đã xây cột chống trời.

Như vậy cho thấy việc khai thiên lập địa của ông Thần Trụ Trời ở Việt Nam và ông Bàn Cổ ở Trung Quốc vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác nhau. Và đó cũng chính là nét chung và nét riêng có ở trong thần thoại của các dân tộc.

Từ cái ban đầu vốn ít ỏi, người Việt cổ cũng như các dân tộc khác trên thế giới không ngừng bổ sung, sáng tạo làm cho nền văn học, nghệ thuật ngày một đa dạng hơn. Chúng ta cũng có thể đánh giá về kho tàng thần thoại Việt Nam đối với nền nghệ thuật Việt Nam như thế nào.

Cũng nhờ nghệ thuật – phóng đại mà các nhân vật thần thoại có được sức sống lâu bền, vượt qua mọi thời gian để còn lại với chúng ta ngày nay. Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt.

Truyện thần thoại “Thần Trụ Trời” vừa cho các bạn đọc biết được sự hình thành của trời đất, sông, núi, đá,…vừa cho thấy sự sáng tạo của người Việt cổ. Tuy truyện có nhiều yếu tố hoang đường, phóng đại nhưng cũng có cái lõi của sự thật là con người thời cổ đã khai khẩn, xây dựng, tạo lập đất nước.

Tặng bạn 👉 10+ Mẫu Phân Tích Thần Sét [Hay Nhất]

Phân Tích Thần Trụ Trời Thần Sét Thần Gió – Mẫu 2

Đón đọc ngay mẫu văn phân tích Thần Trụ Trời Thần Sét Thần Gió được chọn lựa kĩ càng dưới đây.

Cho đến nay, thần thoại đã bị mai một ít nhiều nhưng vẫn là một di sản phong phú với hàng trăm truyện kể của người kinh và các dân tộc thiểu số, trong đó có chùm Truyện về các vị thần sáng tại thế giới được nhà khảo cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm và ghi chép lại trong “Lược khảo về thần thoại Việt Nam”.

Trong cái nhìn của con người cổ đại, thần Trụ Trời có thân hình khổng lồ, chân thần cao không thể tả xiết. Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Thần là người chăm chỉ cần mẫn “Một mình cầy cục đắp cột đá càng cao chót vót càng đẩy trời lên mãi”; giàu trí tưởng tượng, sáng tạo: Tạo ra trời, đất, biển cả và cả núi.

Ngược lại, đối với Thần Sét mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội; tính tình nóng nảy, nên nhiều khi đánh nhầm người vô tội. Còn đối với thần Gió thì lại có hình dạng kỳ quặc, không có đầu, tính cách thì thất thường: Lúc nhỏ, lúc to; lúc đi cùng mưa sét thì vô cùng đáng sợ; lúc thong dong dạo chơi buổi tối, lúc gió xoáy nguy hiểm…. lại rất nhẹ nhàng

Sự tưởng tượng về các vị thần ấy được hình thành trên cơ sở có tương đồng giữa ngoại hình, tính cách của các vị thần với công việc mà các thần đảm nhiệm, với đặc điểm của sự vật trong tự nhiên.

Như thần Trụ Trời, vì phải đỡ bầu trời, dựng cột, đào đất đá.. nên thân hình cao lớn. Còn thần Sét có nhiệm vụ trừng phạt người có tội nên ngoại hình, tính cách dữ dội như “đao phủ”. Thần Gió không đầu vì trong tự nhiên gió không có hình dạng; tính cách thần Gió thất thường giống như hiện tượng gió thổi của tự nhiên: Gió to, gió nhỏ, gió xoáy và khi có cả sấm, và mưa thì gây bão hoặc giông…

Các công việc của ba vị thần được miêu tả cụ thể nhằm mục đích giải thích các hiện tượng tự nhiên trên nhiều phương diện. Chẳng hạn như Thần Trụ Trời, người xưa đã miêu tả quá trình thần đào đất, dựng cột đỡ bầu trời, bầu trời khô, thần phá cột quăng đất đá khắp nơi.. để lí giải sự hình thành không chỉ của bầu trời, mặt đất mà còn lí giải cả sự hình thành của núi non, biển cả.

Hình tượng các vị thần trong câu chuyện trên phản ánh những quan niệm, nhận thức của người nguyên thủy về sự hình thành của thế giới tự nhiên. Những khát vọng chinh phục, khám phá thế giới tự nhiên, lí giải cội nguồn sự vật.. đã được người xưa gửi vào các hình tượng này.

Tác phẩm “Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới” giúp giải thích sự hình thành của thế giới tự nhiên thông qua các vị thần. Mỗi vị thần đều có một sức mạnh đặc biệt, có vai trò đảm bảo sự sống cho trái đất. Những câu chuyện về các vị thần phản ánh nhận thức của con người cổ xưa về thế giới xung quanh, đồng thời thể hiện khát khao chinh phục thiên nhiên của chính họ.

Gửi đến bạn mẫu 🍃 Tóm Tắt Thần Trụ Trời 🍃 ngắn gọn

Phân Tích Chi Tiết Kì Ảo Trong Thần Trụ Trời – Mẫu 3

Đừng bỏ lỡ mẫu văn phân tích chi tiết kì ảo trong thần trụ trời được nhiều bạn đọc quan tâm đến dưới đây:

Trong thần thoại Trung Hoa, có một vị thần được xem là vĩ đại nhất, một trong Tam Hoàng Ngũ Đế có tên là “Nữ Oa”. Truyền thuyết Trung Hoa kể lại rằng bà là vị thần sáng thế và là vợ của Phục Hy, đứng đầu Tam Hoàng. Còn trong thần thoại Việt Nam thì khác, vị thần sáng thế nổi tiếng nhất chính là “Thần trụ trời”.

Truyện “Thần trụ trời” thuộc thể loại thần thoại suy nguyên, nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, kể về nguồn gốc của thế giới. Thần trụ trời có cốt truyện đơn giản, dễ hiểu nhưng không kém phần thú vị và độc đáo bởi truyện được xây dựng nên từ những chi tiết kì ảo.

Và chi tiết kì ảo nhất không thể không nhắc đến là chi tiết Thần Trụ Trời đã dùng đầu đội trời và tay đào đất, đắp thành cột to cao để chống trời, từ đó đất trời mới phân đôi. Khi trời cao và cứng, thần phá tan cột đó đi ném đất đá khắp nơi tạo thành núi và đảo, biển thì được hình thành do chỗ đất lõm thần lấy để đắp cột.

Thần trụ trời xuất hiện khi trời đất là “một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo”, chưa có bất kể thứ gì hay con người, con vật. Thần trụ trời có thân hình vô cùng khổng lồ, chân dài “không kể xiết”. Nhưng rồi ta lại thấy được vị thần với sắc vóc và sức mạnh khổng lồ đó làm công việc thật bình dị, nhưng cũng thật phi thường đó là “Một hôm, thần vươn vai đứng dậy, ngẩng đầu đội trời lên.

Thần đào đất, khuân đá, đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời.” Việc làm này của thần bình dị vì nó như việc làm của những người lao động thực thụ là “đào đất, khuân đá”, đắp cột và thần “một mình hì hục đào, đắp”, nhưng nó lại phi thường bởi Thần Trụ Trời không phải đào đất, khuân đá để xây một ngôi nhà hay trồng một cái cây, mà thần đang đắp cột để “chống trời”.

Đây là công việc mà không một con người bình thường nào có thể làm được, ngoài vị “Thần Trụ Trời” khổng lồ. Cây cột mà “Thần Trụ Trời” đắp “đẩy vòm trời lên tận mây xanh” và rồi từ đó trời đất mới được phân đôi. Sau khi trời khô cứng, cây cột được thần phá tan đi, ném đất đá khắp nơi tạo thành núi đồi và đảo, còn những chỗ lõm do thần lấy đất đắp cột đã trở thành biển.

Để có thể tạo thành núi đồi, đảo và biển mênh mông như vậy chứng tỏ cây cột trụ trời đó phải to lớn khủng khiếp, chỉ có trong trí tưởng tượng. Chính nhờ những chi tiết kì ảo như vậy mà người Việt xưa đã lý giải được cho việc hình thành đất trời, đồi núi và biển đảo.

Truyện Thần Trụ Trời còn mang đậm tính dân tộc bởi truyện còn đề cập đến vết tích hiện nay còn có cột trụ trời nằm “ở núi Thạch Môn, vùng Hải Dương. Núi ấy còn gọi là Kình Thiên Trụ tức Cột chống Trời.” Chi tiết này để khẳng định Truyện Thần Trụ Trời là của dân tộc Việt Nam tạo ra, trên chính lãnh thổ của mình.

Truyện Thần Trụ Trời với chi tiết kì ảo kể lại việc Thần Trụ Trời sáng thế đã mang chúng ta đến với thế giới thần thoại đầy ngạc nhiên và lí thú. Chi tiết kì ảo này khiến cho truyện “Thần Trụ Trời” trở nên đặc sắc hơn, cũng như thể hiện tính sáng tạo và trí tượng tượng phong phú của người Việt Cổ khi xưa. Chính những câu truyện thần thoại với các yếu tố kì ảo như truyện “Thần Trụ Trời” đã góp phần tạo nên nền văn học dân gian Việt Nam thuở sơ khai.

Tham khảo tuyển tập mẫu 🌹 Phân Tích Thần Gió 🌹 hay nhất

Phân Tích Nghệ Thuật Thần Trụ Trời – Mẫu 4

Gợi ý cho bạn đọc mẫu văn phân tích nghệ thuật thần trụ trời đặc sắc nhất dưới đây.

Thần thoại là một thể loại truyện tương tự với truyền thuyết, sở hữu nhiều yếu tố kỳ ảo nhưng lại có thể giải thích được một số hiện tượng trong thiên nhiên hoặc cuộc sống. Tại Việt Nam, Thần trụ trời là một tác phẩm thuộc thể loại thần thoại, để giải thích về nguồn gốc tạo thành những yếu tố trong tự nhiên, cuộc sống của con người.

Thần Trụ Trời được kể trong bối cảnh khi thế giới vẫn còn hoang vu và hỗn loạn. Lúc này, thần trụ trời xuất hiện với một ấn tượng vô cùng lớn như thân hình to lớn vạm vỡ, mỗi bước đi đều “có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác”.

Thần cũng có sức mạnh vô thường và dùng nó để đắp cột tách trời với đất, tạo nên núi đồi,… Những hình ảnh này đều là những thứ quen thuộc với con người, vậy nên sẽ quen thuộc và dễ liên tưởng hơn. Hình ảnh của vị Thần cũng được tác giả nhấn mạnh với những từ ngữ gợi hình cao. Thần được miêu tả là người vô cùng cao lớn, mỗi bước đi đều rất xa, từ vùng này đến vùng khác.

Cả nội dung và nghệ thuật truyện đều được bổ sung cho nhau và làm sáng tỏ, làm rõ chủ đề của truyện. Là thể loại thần thoại, tuy nhiên Thần trụ trời lại không sử dụng quá nhiều những yếu tố huyền huyễn, kỳ ảo mà tập trung miêu tả những sự vật quen thuộc.

Vậy nên, chúng rất gần gũi với người đọc và khiến người đọc dễ liên tưởng hơn. Nhờ trí tưởng tượng phong phú của con người, những sự vật quen thuộc xung quanh được phóng đại nhưng lại không quá lố. Buổi sơ khai của đất trời đã được làm rõ, là một khung cảnh hoang vu và hình ảnh con người quá cô độc. Những người sáng tạo qua đây cũng thể hiện niềm khao khát với sức mạnh khổng lồ đó, mong ước có một ngày chinh phục được tự nhiên.

Sử dụng những nghệ thuật và cốt truyện hấp dẫn, Thần trụ trời đã thành công khi cho người đọc thấy được một giả thiết về vũ trụ do con người sáng tạo. Nó cũng thành công thể hiện được mong muốn của nhân dân lúc bấy giờ về một sức mạnh và khả năng tuyệt diệu.

Đón đọc tuyển tập 🌹 Tóm Tắt Thần Sét 🌹 ngắn gọn

Phân Tích Cốt Truyện Thần Trụ Trời – Mẫu 5

Tiếp theo sau đây, SCR.VN giới thiệu đến bạn mẫu phân tích cốt truyện thần trụ trời hay nhất, đừng bỏ lỡ nhé!

Từ thời nguyên thuỷ để thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt, lao động đã đòi hỏi con người phải có sự quan sát các hiện tượng thiên nhiên xung quanh. Lúc ấy trình độ phát triển của con người chưa đủ nhận thức đúng được những hiện tượng ấy. Với trí tưởng tượng phong phú của mình, họ đã sáng tạo ra những câu truyện giải thích sự xuất hiện của các hiện tượng ấy. Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại được lưu truyền từ xa xưa nhằm giải thích sự ra đời của biển cả, sông núi…

Nhân vật trong truyện là một vị thần mang tên Thần trụ Trời. Thời xưa, nhân dân gọi Thần là Ông, mỗi vị thần được gắn với những hiện tượng cụ thể như Ông đếm cát, ông tát bể…

Thần trong các câu truyện được nhân dân hình dung như là một con người có thật, có sức mạnh phi thường, có thể cảm hoá thiên nhiên. Những chi tiết miêu tả Thần trụ Trời đều lột tả những vòng hào quang với những tính chất phi thường của nhân vật thần thoại.

Thời gian thần trụ trời xuất hiện đó là khoảng thời gian không xác đinh, ngày xưa, xưa lắm, thuở chưa có trời, có đất, muôn vật, con người. Với không gian xung quanh tăm tối, hỗn độn. Thời gian không gian ấy càng làm cho thế giới tiền sử càng trở lên kì bí huyền ảo.

Hình ảnh thần trụ trời xuất hiện với kích thước khổng lồ, sự đồ sộ của thiên nhiên cũng không sánh được “Thần cao lớn vô cùng, chân dài không sao tả xiết, mỗi bước đi là băng từ vùng này qua vùng khác, vượt từ núi này sang núi kia”. Việc miêu tả một loạt các chi tiết dị thường ấy diễn ta sự ngưỡng mộ, cảm phục, họ tin rằng con người muốn chinh phục được thiên nhiên thì vóc dáng cũng phải khổng lồ.

Công việc của thần làm là đội trời lên, đưa cột cao to chống trời, phá cột chống trời tạo núi sông biển cả. Đó là những công việc khai thiên, lập địa của người xưa. Thần xuất hiện như một người lao động miệt mài với những công việc quen thuộc của con người, sự cần cù lao động đó đã tạo lên những kì tích tuyệt vời.

 Thần Trụ Trời là câu chuyện hoang đường, nhưng truyện đã giải thích sự hình thành trời đất núi sông. Họ cho rằng những hiện tượng đó là do thần linh tạo lập lên. Bên cạnh đó câu chuyện ca ngợi vẻ đẹp cần cù lao động.

Cốt truyện tuy đơn giản nhưng lại vô cùng hất dẫn, cuốn hút người đọc. Đồng thời phản ánh mong muốn chinh phục thiên nhiên, khám phá thế giới của người xưa.

Phân Tích Nhân Vật Thần Trụ Trời Hay Nhất – Mẫu 6

Chia sẻ đến bạn mẫu phân tích nhân vật thần trụ trời hay nhất để giúp bạn có cái nhìn khái quát và đầy đủ hơn.

Thần Trụ Trời là một truyện thuộc thể loại truyền thuyết, kể về quá trình hình thành nên trái đất như hiện tại. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một trong những giả thiết của con người và chưa được kiểm định chính xác. Tuy nhiên, Thần Trụ Trời lại xây dựng được hình ảnh nhân vật vô cùng xuất sắc, trong bức tranh tưởng chừng vĩ đại ấy lại chỉ xuất hiện một vị thần.

Thần Trụ Trời là câu chuyện kể về quá trình tạo nên vạn vật trên trái đất của Thần Trụ Trời. Ban đầu, khi thế giới vẫn còn hoang sơ, đó là thời gian vô cùng xa xôi mà chẳng ai biết được. Thần Trụ Trời xuất hiện trong hoàn cảnh đó. Thần xây cột tách trời với đất, lại đạp vỡ nó tạo ra những nùi đồi, sông, biển,… Đó chính là thời gian mà nhiều người sau này gọi bằng cái tên “khai thiên lập địa”.

Thần Trụ Trời được tác giả xây dựng thông qua hai phần là hình dáng và công việc của người. Thần được miêu tả là có vẻ ngoài vô cùng to lớn, thậm chí một khoảng không còn chật chội vì sự xuất hiện của thần. “Thần cao lớn vô cùng, chân dài không sao tả xiết, mỗi bước đi là băng từ vùng này qua vùng khác, vượt từ núi này sang núi kia”.

Hình ảnh vị thần được các tác giả dân gian dùng phép phóng đại để miêu tả về một con người mang trong mình sức mạnh phi phàm và tầm vóc vĩ đại. Thông qua hình ảnh này, người sáng tác cũng thể hiện được ước mơ của nhân dân thời đó, mong muốn sức mạnh có thể đứng trên cả thiên nhiên.

Sau khi xuất hiện, vị thần ấy có lẽ cũng cảm thấy đơn độc. Người được tác giả miêu tả ngồi lặng đi rất lâu, sau đó mới nhìn lên như cảm nhận được gì và bắt đầu làm việc.

Về công việc của Thần Trụ Trời, người thực hiện những công việc trái ngược khiến người đọc khá khó hiểu. Thần xây cột đá chống trời, nhưng lại phá nó đi để tạo thành núi đá, sông và biển. Có lẽ đó chĩnh là một nét tương phản trong chính con người của vị thần, bởi giữa không gian rộng lớn chỉ có sự cô đơn làm bạn. Những công việc của Thần đều mang quy mô, tầm cỡ rộng lớn.

Mà những công việc đó, ngày xưa và đến cả ngày nay, con người cũng chưa thể làm được. Thần còn được miêu tả rõ hơn về khi làm việc: “khuân đá, đắp cột, hì hục đào đắp”. Đó như một người công nhân chăm chỉ, sáng tạo. Kết quả của tất cả những việc làm ấy chính là bầu trời được tách ra khỏi mặt đất, đồi núi, sông biển bắt đầu xuất hiện.

Từ đây, ta cũng có thể thấy được sức mạnh phi thường mà người xưa ao ước giấu trong sức mạnh của vị thần dũng mãnh.

Những công việc nhỏ và chi tiết khác cũng được thần Trụ Trời tỉ mỉ thực hiện. Đó là hình ảnh: “ Ông đếm cát, Ông tát bể, Ông trồng cây, Ông xây rú”. Đây không chỉ là những việc yêu cầu sức lao động nữa, nó còn cần cả sự tỉ mỉ của người thực hiện. Qua đây, tác giả thể hiện chính là sức mạnh đoàn kết như một người khổng lồ của nhân dân, cũng nhau làm việc, cùng nhau khai khẩn.

Chúng ta đều biết, Thần Trụ Trời chỉ là một trong những giả thiết có phần hư cấu của nhân dân lao động. Những chi tiết miêu tả Thần ngồi không đếm thời gian, xây cột rồi phá cột,… đều thể hiện được sự hồn nhiên của những con người chất phác bấy giờ. Mạch truyện cũng được tác giả khai thác rất hợp lý, từ khi thần xuất hiện cho đến khi trái đất được tạo thành.

Nó cũng thể hiện được khát khao, ước mơ của người xưa và đề cao trí tưởng tượng của con người. Thông qua hình ảnh thần Trụ Trời, tác giả cong bày tỏ sự ngưỡng mộ đến những người nông dấn đã tạo ra được những hình ảnh như hiện nay.

Giống như hầu hết những truyện truyền thuyết mang yếu tó kì ảo khác, Thần Trụ Trời là một tác phẩm thể hiện sức mạnh phi thường của các vị thần qua hình ảnh Thần Trụ Trời. Qua đó, nhân dân thể hiện được ước mơ của mình, cũng ngợi ca những hình ảnh con người xuất hiện trong bức tranh thiên nhiên vô cùng vĩ đại.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Phân Tích Chiến Thắng Mtao Mxây 🍀 hay nhất

Phân Tích Thần Trụ Trời Ngắn Hay – Mẫu 7

Xem thêm mẫu phân tích thần trụ trời ngắn hay và được nhiều bạn đọc quan tâm tìm kiếm sau đây.

Truyện Thần Trụ Trời nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thuộc nhóm truyện thần thoại suy vi, kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài. Truyện không chỉ thu hút người đọc bởi cốt truyện đơn giản, dễ hiểu mà còn bởi những tình tiết kỳ ảo.

Nổi bật trong truyện là chi tiết thần Cột dùng đầu đội trời rồi dùng tay bới đất dựng lên một cây cột vừa cao vừa to chống trời. Sau một thời gian, thấy cột khô cứng, thần phá cột ném đất đá đi khắp nơi tạo thành nhiều bề mặt khác nhau.

Chi tiết này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích sự phân chia của trời đất, nguyên nhân hình thành nhiều bề mặt địa hình như sông, hồ, núi, cao nguyên và di tích Cột Trời ở Hải Dương. Đồng thời, chi tiết đó đã thể hiện trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian.

Phân Tích Thần Trụ Trời Đặc Sắc – Mẫu 8

Khám phá thêm mẫu phân tích thần trụ trời đặc sắc được sưu tầm ngay dưới đây nhé!

Trong hệ thống thần thoại của dân tộc Việt Nam ta về sự sáng lập vũ trụ, Trần Trụ Trời được coi như truyện mở đầu. Truyện được các nhà khảo cứu văn hóa dân gian sưu tầm, kể lại bằng bản văn trong cuốn “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam”. Truyện thể hiện giá trị đặc sắc trên nhiều phương diện như chủ đề, hình thức nghệ thuật. Qua đó thể hiện sự tôn kính thiêng liêng của co người với văn hóa tâm linh, tín ngưỡng và với trời đất.

Truyện kể rằng vào thời kì trời đất còn hỗn độn, tối tăm, chưa có thế gian và vạn vật, muôn loài, có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện.

Thần ngẩng đầu để đội trời lên rồi tự mình đào đất, đập đá tạo thành một cái cột chống trời. Khi trời đã cao và khô, thần đã phá cột đi và lấy đất đá ném tung khắp nơi tạo thành núi, đảo, đồi cao và biển rộng. Vì vậy, ngày nay, mặt đất không được bằng phẳng. Vị thần ấy được gọi là Trời hay Ngọc Hoàng. Sau đó, các vị thần khác tiếp tục xây dựng thế giới.

Qua cốt truyện Thần Trụ Trời, ta có thể dễ dàng nhận ra giá trị của truyện trước hết thể hiện qua chủ đề và bài học cuộc sống mà nó gửi gắm. Đây là một tác phẩm văn học dân gian thuộc nhóm truyện thần thoại suy nguyên (giải thích các hiện tượng tự nhiên), được nhân dân sáng tạo, lưu truyền từ xa xưa, lưu truyền từ xa xưa nhằm lý giải sự hình thành trời đất, núi sông, biển cả của những người xưa cổ bằng trực quan và tưởng tượng.

Truyện thể hiện cái nhìn của con người cổ đại về hiện tượng thế giới được hình thành, được sắp đặt trật tự như bây giờ rất đơn giản nhưng chứa đựng nhiều giá trị, thông điệp sâu sắc về cuộc sống. Qua đó thể hiện sự tôn kính và thiêng liêng của con người đối với văn hóa tâm linh, niềm tin vào tín ngưỡng, trời đất.

Ngay từ thời nguyên thuỷ, cuộc sống sinh hoạt, lao động đã luôn đòi hỏi con người phải quan sát, suy ngẩm về các hiện tượng tự nhiên liên quan mật thiết tới mình. Truyện cho thấy người Việt cổ cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới này đã cố gắng tìm để hiểu rõ thế giới tự nhiên xung quanh họ.

Vì trình độ của con người bấy giờ chưa đủ để nhận thức đúng các hiện tượng ấy nên từ những điều quan sát được kết hợp với trí tưởng tượng hồn nhiên, chất phác, ngây thơ, họ đã sáng tạo ra những yếu tố siêu nhiên, những vị thần linh để giải thích sự hình thành thế giới tự nhiên. Qua đó thể hiện ước mơ chinh phục thiên nhiên của người Việt cổ từ thời xa xưa.

Như vậy có thể thấy Thần trụ trời là một trong những truyện thần thoại đầu tiên, tiêu biểu, đặc sắc trong kho tàng truyện thần thoại dân gian Việt Nam.

Gợi ý cho bạn mẫu 🌳 Phân Tích Tấm Cám 🌳 hay nhất

Phân Tích Thần Trụ Trời Ngắn Nhất – Mẫu 9

SCR.VN gợi ý đến bạn đọc mẫu văn phân tích thần trụ trời ngắn nhất sau đây:

Thần Trụ Trời là truyện thần thoại của Việt Nam được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm và thể hiện được những đặc sắc riêng của thể loại truyện này. Câu chuyện kể về một vị thần có sức mạnh tuyệt vời, tạo ra đất trời và núi non. Đây cũng là một cách giải thích cho cho sự hình thành trời đất theo quan điểm của nhân dân.

Hình tượng của vị thần cũng được xây dựng trở nên hùng vĩ và hoàn hảo. Không những người sở hữu thân hình to lớn, người cũng có sức khỏe và phép thuật. Việc sáng tạo cốt truyện của những người sáng tác vô cùng tuyệt vời. Mặc dù là truyện thần thoại, nhưng Thần trụ trời lại không chứa quá nhiều những yếu tố kì ảo, huyền huyễn.

Những hình ảnh, chi tiết đều vô cùng đơn giản gần gũi khiến cho người đọc dễ hiểu hơn và tập trung hơn vào cốt truyện. Tóm lại, nhờ những nét nghệ thuật và xây dựng cốt truyện độc đáo, người dân còn thể hiện được mong ước muốn trở nên mạnh mẽ, có thể chế ngự được thiên nhiên như các vị thần.

Phân Tích Thần Trụ Trời Nâng Cao – Mẫu 10

Mời bạn tham khảo thêm mẫu phân tích thần trụ trời nâng cao ngay dưới đây để có thêm nhiều tư liệu hay:

Từ xưa, khi chưa có sự phát triển của khoa học, để giải thích cho những hiện tượng tự nhiên, người ta thường xây dựng những câu chuyện có yếu tố phóng đại, những câu chuyện đó được gọi là thần thoại. Để giải thích cho sự phân chia của đất trời đó chính là “Thần Trụ Trời’ của tác giả Nguyễn Đổng Chí sưu tầm.

“Thần Trụ Trời” đưa người đọc ngược về quá khứ, trở về thời tiền sử, khi Trái Đất chưa có sự xuất hiện của con người. Mở đầu câu chuyện, tác giả phác hoạ một bức tranh chỉ với hai màu xám và đen. Sự mịt mù ấy khiến chúng ta không thể xác định rõ được thời gian, lúc đó địa cầu chỉ là một khoảng không gian tăm tối.

Thần Trụ Trời xuất hiện với thân hình khổng lồ, chân dài không tả xiết. Việc Thần Trụ Trời xuất hiện là mầm sống đầu tiên, chi tiết thần lặng im càng khẳng định sự cô độc. Với sức mạnh phi thường của mình, “thần đứng dậy ngẩng đầu đội trời lên”, người đập đá, đắp đất một mình tạo lên cây cột khổng lồ chống trời, cây cột ấy có sức mạnh nâng bầu trời tách khỏi mặt đất.

Khi ấy, bầu trời ở xa thăm thẳm, mặt đất bằng phẳng, điểm giao nhau là chân trời, sau đó thần phá cột đá, tạo lên những vùng trũng, những dải đồi cao, đến đây, những hình ảnh quen thuộc đó giúp chúng ta dễ hình dung hơn về khung cảnh.

Hình ảnh thần trụ trời xuất hiện là con người duy nhất trong không gian rộng lớn thật vĩ đại. Vị thần ấy cũng có những cảm giác cô đơn như con người. Nhưng chính cảm xúc ấy càng tôn lên sức mạnh bất tận, làm chủ thiên nhiên.

Truyện sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc, được kết hợp nhuần nhuyễn với nội dung. Bức tranh trong câu truyện không hề xa vời, những màu sắc trong câu truyện rất đơn giản. Chính trí tưởng tượng phong phí, những yếu tố kì ảo được xây dựng chân thực, bên cạnh đó chúng ta cò thấy một số hình ảnh tương phản. Hình ảnh con người giữa không gian rộng lớn, nhỏ bé trước tự nhiên, nhưng sức mạnh của con người đã làm chủ được thiên nhiên.

Truyện Thần trụ Trời sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật, đặc trưng của thể loại truyện thần thoại. Qua đó người đọc cảm thấy những nét kì vĩ và bí ẩn thuở sơ khai.

Đón đọc mẫu 🌼 Phân Tích Uy Lít Xơ Trở Về 🌼 chi tiết

Phân Tích Thần Trụ Trời Ngắn Gọn – Mẫu 11

Bài mẫu phân tích thần trụ trời ngắn gọn sau đây đã để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc:

“Cây có gốc mới nở cành xanh lá
Nước có nguồn mới bể cả sông sâu
Người ta nguồn gốc từ đâu
Có tổ tiên trước rồi sau có mình”

Thần trụ trời là một cây truyện dân gian truyền miệng của người Việt cổ. Tác phẩm được nhà khảo cứu văn hoá dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Qua truyện thần thoại, người Việt Cổ muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như tại sao có trời, có đất…

Qua những câu chuyện thần thoại giải thích về nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên, chúng ta cảm nhận được cái hồn nhiên và ước mơ của những người xưa mong muốn giải thích thế giới tự nhiên quanh mình.

Họ đã sáng tạo ra những vị thần để giải thích các hiện tượng xung quanh. Hình ảnh Thần Trụ trời đã hiện ra với những tính chất phi thường, truyện đã nhân cách hoá vũ trụ thành một vị thần.

Hành động đầu tiên khi thần trụ trời xuất hiện là “vươn vai, đứng dậy, ngẩng cao đầu đội trời lên, giang chân đạp đất xuống…”. Hành động đó rất giống với các vị thần ở các quốc gia khác. Ở Trung Quốc, có Ông Bàn Cổ cũng có hành động như vậy, nhưng thay vì xây cột chống trời như Thần Trụ Trời, ông Bàn Cổ đã đạp quả trứng tách làm đôi chia nửa trên là trời, nửa dưới là đất.

Chúng ta có thể thấy, từ cái ban đầu vốn có ít ỏi, người Việt cổ cũng như các dân tộc khác trên thế giới không ngừng sáng tạo đóng góp cho nền văn học đa dạng hơn. Chính nghệ thuật phóng đại mà các nhân vật thần thoại có sức sống trường tồn với thời gian.

Truyện Thần Trụ Trời vừa cho chúng ta biết được sự hình thành của trời, đất, sông, núi…cũng cho chúng ta thấy được sự sáng tạo của người Việt Cổ. Bên cạnh những yếu tố hoang đường, chúng ta cảm nhận được công sức khai hoang, xây dựng đất nước của người xưa.

Phân Tích Thần Trụ Trời Học Sinh Giỏi – Mẫu 12

Có thể bạn đọc sẽ quan tâm đến mẫu phân tích thần trụ trời học sinh giỏi sau đây:

Truyện “Thần Trụ trời” thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Truyện được coi là tác phẩm có nét đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.

“Thần Trụ trời” kể về thần Thần Trụ trời với sức mạnh phi thường đã phân chia bầu trời và mặt đất, dùng đất đá tạo nên núi, đảo,.. Qua đó, câu chuyện đã giải thích nguồn gốc của sự hình thành các sự vật trong tự nhiên một cách sáng tạo.

Mở đầu câu chuyện, tác giả dân gian mở ra không gian vũ trụ hoang sơ “một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo” và thời gian chưa được xác định rõ ràng “Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người”. Trong khoảnh khắc tối tăm mù mịt ấy,

Thần Trụ trời đã xuất hiện với thân hình khổng lồ “Chân thần dài không thể tả xiết”. Mỗi bước chân của thần “có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác”. Nhờ sức mạnh phi thường ấy, thần đã tự mình đào đất, đập đá, tạo nên cái cột đá cao và to để chống trời. Cột càng đắp cao, tấm trời lại càng thêm rộng mở.

Chẳng bao lâu sau, thần Trụ trời đã đẩy vòm trời lên phía mây xanh, khoảng cách giữa đất trời được phân chia rõ ràng. Sau khi trụ trời xong, thần lại phá cột đá và dùng đất đá ném ra mọi nơi, tạo thành hòn núi, dải đồi cao,… Mượn các hình ảnh thiên nhiên, tác giả dân gian đã giải thích quá trình tạo lập thế giới một cách sáng tạo. Từ đây, chủ đề của truyện trở nên gần gũi và hấp dẫn với bạn đọc.

Chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm văn học luôn song hành và bổ sung cho nhau. Truyện “Thần Trụ trời” cũng vậy, những sáng tạo hình thức nghệ thuật về cốt truyện, nhân vật đã đóng góp vào thành công trong việc làm nổi bật chủ đề truyện.

Là truyện thần thoại, cốt truyện “Thần Trụ trời” được xây dựng hết sức đơn giản và gần gũi, xoay quanh việc thần Trụ trời làm công việc phân chia đất, trời và tạo nên những dạng địa hình tự nhiên khác nhau. Dựa vào trí tưởng tượng của con người cùng những yếu tố kì ảo, truyện đã giải thích quá trình tạo lập vũ trụ và thế giới tự nhiên.

Qua đó, ta cũng thấy được khát khao tìm hiểu và khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Đặc sắc nghệ thuật còn được thể hiện trong việc xây dựng nhân vật kết hợp sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu. Hình ảnh Thần Trụ trời có kích thước “khổng lồ” với những bước chân rộng lớn, sở hữu sức mạnh phi thường, đã giúp cho người đọc hình dung rõ ràng, sắc nét về một vị thần trong thần thoại.

“Thần Trụ trời” với những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật đã mang đến cho bạn đọc câu chuyện thú vị lí giải về nguồn gốc các sự vật trong tự nhiên. Đồng thời truyện cũng phản ánh mong muốn, khát khao được tìm tòi, khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Mong rằng tác phẩm sẽ mãi để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc yêu thích văn học dân gian của dân tộc.

Xem nhiều hơn mẫu 🌼 Phân Tích Truyện An Dương Vương 🌼 đặc sắc

Phân Tích Thần Trụ Trời Chân Trời Sáng Tạo – Mẫu 13

Cùng đón đọc bài mẫu phân tích thần trụ trời chân trời sáng tạo để có thêm nhiều tài liệu tham khảo.

Thần thoại chính là một thể loại truyện được sử dụng nhiều để kể về nguồn gốc của vạn vật. Trong chương trình Ngữ Văn lớp 10, chúng ta được biết đến một truyện có nghệ thuật đặc sắc trong mảnh thần thoại. Đó chính là “Thần Trụ Trời” của tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Câu chuyện dẫn dắt người đọc đến một thế giới rộng lớn, một trái đất ban sơ bằng phẳng vắng bóng người.

Nội dung “Thần Trụ Trời” vẽ ra một bức tranh hùng vĩ. Trong bức tranh đó có sức mạnh của vị Thần, dời non lấp biển. Người tạo ra lằn ranh phân chia bầu trời và mặt đất. Người dùng đất đá lởm chởm xây núi, đồi. Sức mạnh ấy làm sao con người có thể làm được? Vậy là, câu chuyện đã giải thích được nguồn gốc tạo nên một trái đất từ thuở hoang sơ được như ngày nay chính là “Thần Mặt Trời”.

Mở đầu câu chuyện, tác giả phác họa một bức tranh chỉ có 2 màu xám đen. Sự mịt mù, hỗn loạn ấy làm người đọc không xác định được thời gian. Lúc bấy giờ, trái đất chưa có sự sống, chỉ là một không gian mênh mông tăm tối. Chính trong thời điểm ấy, Thần Trụ trời xuất hiện, đem đến hơi thở con người.

Người được miêu tả là một người có thân hình khổng lồ, chân dài không tả xiết. Chi tiết thần lặng im, cô độc khiến cho người đọc cảm thấy lặng lòng. Nhưng sau đó, như bộc phát sức mạnh, “thần đứng dậy ngẩng đầu đội trời lên”. Với sự phi thường đó, người đập đá, đắp đất một mình mà tạo nên một cây cột khổng lồ.

Cây cột ấy như có sức mạnh nâng bầu trời, tách bầu trời khỏi mặt đất. Từ ấy, bầu trời ở xa thăm thẳm, mặt đất bằng phẳng, điểm giáp nhau là chân trời. Sau đó, thần lại phá cột đá, tạo nên những vùng trũng, những dải đồi cao. Đến đây, những hình ảnh này đã trở nên quen thuộc hơn với người đọc, giúp người đọc dễ hình dung hơn.

Hình ảnh Thần Trụ Trời trong câu chuyện cũng vô cùng vĩ đại. Là con người duy nhất trong không gian rộng lớn trống trải, vị thần ấy cũng có cảm xúc của con người. Dường như người cũng cảm giác được thứ gọi là cô đơn.

Hình ảnh “thần đứng dậy ngẩng đầu đội trời lên” và “Lủi thủi một mình” cho thấy sự trống rỗng cùng cực. Nhưng chính những hình ảnh đó tôn lên sức mạnh vô cùng bất tận, làm chủ được cả tự nhiên. Trời đất với con người vốn là một thứ xa vời, vậy mà thần xây trụ trời, xé đôi ranh giới trời đất.

Truyện “Thần Trụ Trời” sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc. Nội dung và nghệ thuật truyện được kết hợp với nhau rất nhuần nhuyễn. Nội dung truyện nói về sự hình thành trời đất, nghệ thuật được sử dụng như tương phản đã làm rõ nét thêm về nội dung.

Bức tranh câu chuyện này vẽ lên không hề cao xa, sặc sỡ. Nó vô cùng đơn giản, sử dụng những gam màu tối và hình ảnh quen thuộc. Nhờ trí tưởng tượng vô cùng phong phú, những yếu tố kì ảo được xây dựng vô cùng chân thực. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được ham muốn khám phá, tìm hiểu của người xưa. Một số biện pháp nghệ thuật còn có thể kể đến nữa là tương phản.

Hình ảnh con người nhỏ bé giữa không gian rộng lớn, làm con người trở nên nhỏ bé trước tự nhiên. Sự cô độc cũng được phóng địa triệt để, hình ảnh thần tuy quyền năng nhưng lại luôn đơn độc một mình. Ở đây, tác giả còn dùng cả thủ pháp phóng đại, biến con người trở nên to lớn, rạch trời vá đất. Tuy nhỏ bé, nhưng chúng ta có thể thấy được dã tâm làm chủ thiên nhiên của con người đã có từ thuở sơ khai.

Truyện Thần Trụ Trời sử dụng nhiều nét đặc sắc để làm nổi bật lên thể loại truyền thuyết. Qua đó, người đọc cảm nhận được nét kì vĩ và bí ẩn của những ngày sơ khai. Những hình ảnh quen thuộc như núi đồi cũng được làm rõ nguồn gốc tạo thành. Đây chính là một đặc điểm của thể loại truyền thuyết khiến người đọc vô cùng yêu thích.

Tìm đọc thêm mẫu 🌵 Phân Tích Truyện Kiều 🌵 đặc sắc

Viết một bình luận