Sơ Đồ Tư Duy Thần Trụ Trời: 4+ Mẫu Vẽ Ngắn Đầy Đủ Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Thần Trụ Trời ❤️️ 4 Mẫu Vẽ Ngắn Đầy Đủ Nhất ✅ Tổng Hợp Cho Bạn Đọc Những Mẫu Sơ Đồ Truyện Thần Trụ Trời Chi Tiết Nhất.

Tóm Tắt Truyện Thần Trụ Trời Đầy Đủ Ý

Đầu tiên, SCR.VN sẽ chia sẻ đến bạn bài tóm tắt truyện Thần Trụ Trời đầy đủ ý nhất để các bạn có thể nắm vững được nội dung truyện trước khi bước vào vẽ sơ đồ tư duy:

Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa sinh ra muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo. Bỗng nhiên, một vị thần khổng lồ xuất hiện, chân thần cao không thể tả xiết. Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.

Thần ở trong đám mờ mọt hỗn độn kia không biết từ bao lâu. Bỗng có một lúc, thần đứng dậy ngẩng đầu đội trời lên, rồi tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Hễ cột được thần đắp cao lên chừng nào, thì trời dường như một tấm màn rộng mênh mông được nâng dần lên chừng ấy.

Lủi thủi một mình, thần hì hục vừa đào vừa đắp: chẳng bao lâu, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù mịt.

Từ đó, trời đát mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp[2], chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.

Khi trời đã cao và đã khô cứng, không hiểu tại sao thần lại phá tan cột, lấy đá và đất ném tung đi khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi, biến thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe ra mọi nơi thành gò, thành đống, thành những dãy đồi cao. Vì thế mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà có chỗ lồi chỗ lõm. Chỗ thần đào đất, đào đá mà đắp cột ngày nay thành biển rộng.

Cột trụ trời bây giờ không còn nữa. Sau này, người trần gian thường nói rằng vết tích cột đó ở núi Thạch Môn[4]) vùng Hải Dương. Người ta cũng gọi là cột chống trời (Kinh thiên trụ). Vị thần Trụ Trời đó sau này người ta cũng gọi là Trời hay Ngọc Hoàng[4], bao trùm tất cả, trông coi mọi việc trên trời, dưới đất.

Sau khi thần Trụ Trời chia ra trời đất thì có một số thần khác, nối tiếp công việc còn dở dang, để xây dựng nên thế gian. Các vị thần đó rất nhiều, như thần Sao, thần Sông, thần Biển,…

Vì vậy, dân gian có câu truyền đến ngày nay:

Ông đếm cát
Ông tát bể (biển)
Ông kể sao
Ông đào sông
Ông trồng câu
Ông xây rú (núi)
Ông trụ trời…

Gợi ý thêm đến bạn mẫu ✅ Tóm Tắt Thần Sét ✅ hay nhất

Cách Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Truyện Thần Trụ Trời

Hãy cùng tham khảo ngay cách vẽ sơ đồ tư duy truyện Thần Trụ Trời được chia sẻ một cách cụ thể nhất sau đây:

– Quy tắc chung:

  • Bướᴄ 1: Hãy xáᴄ định ý tưởng hoặᴄ ᴄhủ đề ᴄhính ᴄủa ѕơ đồ. Bạn phải хáᴄ định đượᴄ ý ᴄhính ᴄủa ѕơ đồ bởi nó là ᴄhủ thể đại diện ᴄho ᴄhủ đề mà bạn ѕẽ triển khai ᴠà khám phá, ᴄũng là mốᴄ khởi đầu ᴄho ѕơ đồ tư duу.
  • Bướᴄ 2: Sau đó thêm ᴄáᴄ nhánh lớn phát triển từ ᴄhủ đề ᴄhính. Xáᴄ định ᴄáᴄ nhánh lớn liên quan đến ᴄhủ đề hoặᴄ ý tưởng.Vẽ đường phân nhánh хuất phát từ ᴄhủ đề ở trung tâm nối ᴠới từng ý.
  • Bướᴄ 3: Tiếp tục mở rộng ᴄáᴄ nhánh nội dung ᴄhi tiết để phát triển ѕơ đồ tư duy. Từ mỗi ý lớn, ta phân nhánh, mở rộng nhiều ý nhỏ để tạo ѕự ᴄhi tiết ᴄho ᴄhủ đề đó.
  • Bướᴄ 4: Cuối cùng, tô đậm đường ᴄong màu ѕắᴄ, ᴠẽ thêm hình minh họa ᴠà hoàn thiện ѕơ đồ. Bạn ᴄần bổ ѕung thêm những hình ảnh minh họa ᴄho ᴄáᴄ nhánh lớn nhằm trựᴄ quan ᴠà dễ liên tưởng hơn.

– Cụ thể:

  • Nội dung của truyện Thần Trụ Trời: Truyện “Thần Trụ trời” đã giải thích quá trình tạo lập thế giới: phân chia trời, đất và nguồn gốc hình thành các dạng địa hình như núi, đảo,… một cách sáng tạo qua các yếu tố kì ảo.
  • Bố cụ của truyện
    • Phần 1: Từ đầu đến “Làm thế nào bây giờ”: Quá trình tạo ra thế giới muôn loài và con người của Ê-pi-mê-tê
    • Phần 2: Tiếp theo đến “trao cho loài người”: Prô-mê-tê hoàn thiện lại con người và trao cho con người lửa.
    • Phần 3: Còn lại: Ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa.

Tìm hiểu về ✅ Sơ Đồ Tư Duy ✅ chi tiết nhất

Sơ Đồ Tư Duy Thần Trụ Trời Ngắn – Mẫu 1

Xem ngay mẫu sơ đồ tư duy Thần Trụ Trời ngắn dưới đây đẻ có cái nhìn khái quát nhất:

Sơ Đồ Tư Duy Thần Trụ Trời Ngắn
Sơ Đồ Tư Duy Thần Trụ Trời Ngắn

Sơ Đồ Tư Duy Thần Trụ Trời Đơn Giản – Mẫu 2

Tiếp theo là mẫu sơ đồ tư duy Thần Trụ Trời đơn giản, bạn đọc cùng tham khảo nhé!

Sơ Đồ Tư Duy Thần Trụ Trời Đơn Giản
Sơ Đồ Tư Duy Đơn Giản

Sơ Đồ Tư Duy Thần Trụ Trời Sáng Tạo – Mẫu 3

Đừng bỏ lỡ mẫu sơ đồ tư duy Thần Trụ Trời sáng tạo được SCR.VN sưu tầm ngay dưới đây nhé!

Sơ Đồ Tư Duy Thần Trụ Trời Sáng Tạo
Sơ Đồ Tư Duy Thần Trụ Trời Sáng Tạo

Sơ Đồ Tư Duy Thần Trụ Trời Hay Nhất – Mẫu 4

Đừng vội lướt qua mẫu sơ đồ tư duy Thần Trụ Trời hay nhất được chọn lựa kĩ càng để chia sẻ đến bạn đọc sau đây:

Sơ Đồ Tư Duy Thần Trụ Trời Hay Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Thần Trụ Trời Hay Nhất

Bài Văn Phân Tích Thần Trụ Trời Nâng Cao

Cuối cùng là bài văn phân tích Thần Trụ Trời nâng cao được nhiều bạn đọc tìm kiếm để bổ sung thêm kiến thức đã học đầy đủ nhất.

Truyện “Thần Trụ trời” thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Truyện được coi là tác phẩm có nét đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.

“Thần Trụ trời” kể về thần Thần Trụ trời với sức mạnh phi thường đã phân chia bầu trời và mặt đất, dùng đất đá tạo nên núi, đảo,.. Qua đó, câu chuyện đã giải thích nguồn gốc của sự hình thành các sự vật trong tự nhiên một cách sáng tạo.

Mở đầu câu chuyện, tác giả dân gian mở ra không gian vũ trụ hoang sơ “một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo” và thời gian chưa được xác định rõ ràng “Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người”. Trong khoảnh khắc tối tăm mù mịt ấy, Thần Trụ trời đã xuất hiện với thân hình khổng lồ “Chân thần dài không thể tả xiết”. Mỗi bước chân của thần “có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác”.

Nhờ sức mạnh phi thường ấy, thần đã tự mình đào đất, đập đá, tạo nên cái cột đá cao và to để chống trời. Cột càng đắp cao, tấm trời lại càng thêm rộng mở. Chẳng bao lâu sau, thần Trụ trời đã đẩy vòm trời lên phía mây xanh, khoảng cách giữa đất trời được phân chia rõ ràng. Sau khi trụ trời xong, thần lại phá cột đá và dùng đất đá ném ra mọi nơi, tạo thành hòn núi, dải đồi cao,…

Mượn các hình ảnh thiên nhiên, tác giả dân gian đã giải thích quá trình tạo lập thế giới một cách sáng tạo. Từ đây, chủ đề của truyện trở nên gần gũi và hấp dẫn với bạn đọc.

Chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm văn học luôn song hành và bổ sung cho nhau. Truyện “Thần Trụ trời” cũng vậy, những sáng tạo hình thức nghệ thuật về cốt truyện, nhân vật đã đóng góp vào thành công trong việc làm nổi bật chủ đề truyện.

Là truyện thần thoại, cốt truyện “Thần Trụ trời” được xây dựng hết sức đơn giản và gần gũi, xoay quanh việc thần Trụ trời làm công việc phân chia đất, trời và tạo nên những dạng địa hình tự nhiên khác nhau. Dựa vào trí tưởng tượng của con người cùng những yếu tố kì ảo, truyện đã giải thích quá trình tạo lập vũ trụ và thế giới tự nhiên.

Qua đó, ta cũng thấy được khát khao tìm hiểu và khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Đặc sắc nghệ thuật còn được thể hiện trong việc xây dựng nhân vật kết hợp sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu. Hình ảnh Thần Trụ trời có kích thước “khổng lồ” với những bước chân rộng lớn, sở hữu sức mạnh phi thường, đã giúp cho người đọc hình dung rõ ràng, sắc nét về một vị thần trong thần thoại.

“Thần Trụ trời” với những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật đã mang đến cho bạn đọc câu chuyện thú vị lí giải về nguồn gốc các sự vật trong tự nhiên. Đồng thời truyện cũng phản ánh mong muốn, khát khao được tìm tòi, khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Mong rằng tác phẩm sẽ mãi để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc yêu thích văn học dân gian của dân tộc.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Phân Tích Truyện An Dương Vương 🌟 ấn tượng

Viết một bình luận