Phân Tích Bài Thơ Hương Thầm (8+ Bài Văn Cảm Nhận Hay)

Phân Tích Bài Thơ Hương Thầm ❤️ 8+ Bài Văn Cảm Nhận Hay ✅ Mời Bạn Tham Khảo Những Bài Văn Mẫu Phân Tích Bài Thơ Hương Thầm Đặc Sắc Nhất.

Giới Thiệu Về Bài Thơ Hương Thầm

Bài thơ Hương thầm là một bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn. Bài thơ được sáng tác vào năm 1969, dựa trên câu chuyện tình yêu thầm lặng của em trai tác giả với cô bạn nhà kế bên. Bài thơ diễn tả những rung động, những bối rối, những ngập ngừng của đôi bạn trẻ trong bối cảnh chiến tranh khốc liệt. Bài thơ dùng hình ảnh hoa bưởi thơm ngát để biểu hiện tình yêu trong sáng, tinh khiết và đầy hy sinh của người con gái. Bài thơ cũng gửi gắm thông điệp về sự sống còn, sự kiên cường và sự hy vọng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Tặng bạn tuyển tập 👉 Chùm Thơ Phan Thị Thanh Nhàn [Hay Nhất]

Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Hương Thầm

Gợi ý cho bạn mẫu dàn ý phân tích bài thơ Hương Thầm của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi nhé!

I. Mở bài

  • Đôi nét khái quát về tác giả Phan Thị Thanh Nhàn và tác phẩm Hương Thầm

II. Thân bài

  • Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Hương Thầm:
    • Theo hồi tưởng của nữ tác giả Phan Thị Thanh Nhàn, thi phẩm Hương thầm được bà sáng tác đúng mùa hoa bưởi (tháng 03) năm 1969 để ghi nhớ ngày cậu em Phan Hữu Khải (1953 – 1972) lên đường ra trận.
  • Giải thích nhan đề:
    • Hương: mùi hương cây hoa bưởi đặt giữa hai cửa sổ nhà chàng trai và cô gái
    • Thầm: tình cảm giấu kín, chỉ để trong lòng

=> Hương thầm kể mối tình tế nhị giữa một thiếu nữ với một chàng mà nhà hai đứa chỉ cách nhau có một cửa sổ, ở giữa có cây bưởi tỏa hương ngây ngất. Người trai ấy sắp lên đường ra trận, người con gái vội hái hoa bưởi giấu trong chiếc khăn tay đem tặng chinh nhân. Hương thầm là tình cảm chân thành, cô gái mượn hương hoa bưởi để gửi đến chàng trai nhà bên.

  • Tình yêu lặng lẽ:
    • Người con gái chủ động bày tỏ tình yêu bằng cách tặng hoa bưởi cho chàng trai trước khi chàng trai ra trận nhưng cách thức bày tỏ tình yêu của người con gái ấy vẫn rất tinh tế:” Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay “. Dù chủ động, người con gái ấy vẫn” ngập ngừng “khi” sang nhà hàng xóm “, và cuối cùng hoa chẳng thể tặng, lời chẳng thể trao.
  • Biện pháp nghệ thuật so sánh: Hình ảnh so sánh “cô gái’, từ so sánh” như “, hình ảnh được so sánh” chùm hoa lặng lẽ “.

=>Tác dụng: Gợi lên vẻ đẹp mộc mạc, e ấp, thuần khiết cũng như sự kín đáo, tế nhị trong cách thể hiện tình yêu của cô gái; Khiến cho câu thơ trở nên giàu hình ảnh.

  • Nghệ thuật điệp cấu trúc câu ”Hai người chia tay sao chẳng nói” và ”Mà hương thầm theo mãi bước người đi” và câu hỏi tư từ: Nhấn mạnh cảm xúc tình yêu trong sáng thời chiến nổ ra, không một lời yêu được ngỏ, không một câu hứa hẹn được trao nhưng vẫn nồng nàn mà kín đáo, tế nhị.

=> Thể hiện những khó khăn thời bom đạn, sự bùng nổ của chiến tranh họ chấp nhận hy sinh một khối tình cảm chưa bao giờ dám nói lên để đưng vào hàng ngũ, bảo vệ Tổ quốc

III. Kết bài

  • Tóm gọn lại nội dung chính của bài và nêu cảm nhận của em.
  • Ví dụ: Hình ảnh mùi hương hoa bưởi đã nói hộ tấm lòng người thiếu nữ, một tình yêu kín kẽ, chân thành, dạt dào đặt trong bối cảnh thời chiến loạn lạc, mùi hương hoa bưởi là kí ức ngọt ngào trong nỗi nhớ chàng trai và cô gái, một nỗi nhớ tình yêu lưu luyến, xuyến xao

Tham khảo ngay bài 🌸 Phân Tích Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam  🌸 về hình tượng người lính!

8+ Mẫu Phân Tích Bài Thơ Hương Thầm Hay Nhất

Bài viết này được SCR.VN sưu tập và biên soạn những bài văn mẫu phân tích bài thơ Hương Thầm của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn hay nhất ở bên dưới, cùng xem nhé!

Phân Tích Bài Thơ Hương Thầm Của Phan Thị Thanh Nhàn Đặc Sắc

Học cách làm làm bài văn mẫu phân tích bài thơ Hương Thầm của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn cùng mẫu dưới đây!

Bài thơ Hương thầm được Phan Thị Thanh Nhàn viết dành tặng cho em trai của mình là Phan Hữu Khải vào năm 1969. Hồi ấy bà ở Yên Phụ và trong sân có cây bưởi. Cứ mỗi độ tháng 3 ùa về là hương bưởi lại thơm ngào nhạt. Khi ấy em trai bà thường nhặt những cánh bưởi rụng và hái hoa tươi cho vào túi của chị gái xách đi làm.

Khi đó ở lớp có một bạn gái có vẻ gần gũi với Khải nhưng anh không hay biết. Tuy chỉ có người chị với trái tim nhạy cảm là có thể nhìn ra. Sau đó anh lên đường đi bộ đội và ở chiến trường có dịp được nghe Đài tiếng nói Việt Nam ngâm bài thơ này và anh đã viết thư kể cho chị. Tuy nhiên chị gái chưa kịp hồi âm rằng bài thơ ấy sáng tác từ câu chuyện của anh thì đã hay tin anh hy sinh. Và anh đã ngã xuống mà không hề hay biết rằng anh đã được chị gái tặng riêng một bài thơ.

Và đó cũng chính là lý do nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã từng chia sẻ trên báo: “Hương thầm cứ lặng lẽ, đến người đưa tiễn cũng không hay biết, ngay cả khi nằm xuống đất lạnh rồi vẫn không hay biết”.

Bài thơ Hương thầm được nhà thơ viết với khung cửa sổ của hai căn nhà ở cuối phố. Đó là một mối tình đẹp và thứ mật ngọt mang lại cho con người ta những đắm say.

Bài thơ được mở đàu bằng hình ảnh khung cửa của hai căn nhà ở cuối phố. Dẫu trời có lúc mưa lúc nắng tuy nhiên hai khung cửa sổ ấy lại chẳng bao giờ khép lại. Họ không chỉ là hàng xóm với nhau mà còn là đôi bạn của một thời cắp sách tới trường. Có lẽ vì thế mà khung cửa sổ của họ không bao giờ khép lại chăng?

Cửa sổ hai nhà cuối phố
Không hiểu vì sao không khép bao giờ
Đôi bạn ngày xưa học cùng một lớp
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa.

Đó cũng chính là những thẹn thùng của cô gái. Mượn một chùm hoa bưởi đang ngát hương sau nhà, nàng thiếu nữ sang nhà hàng xóm để chia tay với một người. Đó là chàng trai đã cùng học chung một lớp với nàng. Nhưng họ phải chia xa bởi chàng trai ấy chọn lên đường nhập ngũ. Đáng lẽ ra họ có bao điều muốn nói cùng nhau nhưng nó lại diễn ra thật thầm lặng và cũng không nói với nhau câu nào.

Trong Bài thơ Hương thầm ấy, họ cứ lặng im như vậy còn thời gian cứ trôi lặng lẽ. Sự im lặng ấy làm cháy lòng và có thể những ai yêu nhau mới cảm nhận hết sự đáng sợ của điều này. Đó là sự ngập ngừng không thể nói thành lời dù là một điều rất khẽ. Và cứ thế bối rối rồi quay mặt đi.

Họ ngồi im không biết nói năng chi
Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi,
Nào ai đã một lần dám nói?
Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối
Anh không dám xin,
Cô gái chẳng dám trao

Sự bối rối ấy thấm vào trong cả hương bưởi. Bởi nhành hoa bưởi cô gái đã hái rồi nhưng lại chẳng dám trao. Là nàng sợ gai vướng vào chiếc khăn tay hay cũng chính là nàng sợ sự lỗi nhịp của trái tim nàng. Và nàng như thế còn chàng trai cũng chẳng dám xin.

Khi ấy kẻ muốn trao, người muốn nhận nhưng cả hai đều ngập ngừng không nói thành lời. Có chăng chỉ là hoa bưởi chẳng dấu nổi mùi hương mà cứ thế len vào trái tim của hai con người đã rung động về nhau. Điều này càng làm họ thêm bối rối. Mọi vật cứ tĩnh lặng như vậy và hoa bưởi cứ dịu dàng nồng nàn. Nó chính là một minh chứng cho tình yêu và cũng là lời hẹn trách vu vơ.

Mỗi chúng ta, mỗi giây phút trôi qua đều có những khoảng khắc mang ý nghĩa vĩnh cửu. Có những khoảng trống được lấp đầy nhưng cũng có những lần im lặng lại cất lên bao lời. Và hương bưởi trong bài thơ Hương thầm cũng vậy đã nói hộ cô gái bao lời. Và trong phút chốc ấy chàng trai nhận ra được sự nồng nàn của hương bưởi và cũng chính là tình yêu của nàng.

Rồi theo từng hơi thở của anh
….
Mà hương thầm thơm mãi bước người đi.

Và rồi họ chia tay nhau. Một hành trình dài bên nhau và cứ thế chia tay mà chẳng nói vơi nhau câu gì. Để rồi hương thầm cứ mãi ở trong sâu thẳm cả của người đi và người ở lại. Chàng trai lên đường chiến đấu còn cô gái ở lại quê nhà. Đó là tiền tuyến và hậu phương vững chắc và cũng là biểu hiện của sự hy sinh. Và bài thơ đã kết lại với một tứ thơ thật nhẹ nhàng.

Bài thơ Hương Thầm là một bài thơ hay và nổi tiếng được nhiều người yêu thích. Bài thơ gợi cho chúng ta mùi hoa bưởi rất thơm, qua đó nói hộ tâm trạng của cả một thế hệ thanh niên thời đó.

Đọc thêm 🌸 Phân Tích Hơi Ấm Ổ Rơm [Nguyễn Duy]  🌸 ý nghĩa!

Phân Tích Bài Thơ Hương Thầm Hay Nhất

Cùng SCR.VN viết bài văn mẫu phân tích bài thơ Hương Thầm của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn thật hay nhé!

Tác phẩm “Hương thầm” ra đời vào năm 1969 và cùng bài “Xóm đê” của Phan Thị Thanh Nhàn được tặng giải nhì Cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ 1969-1970.

Hoàn cảnh ra đời bài thơ nhân duyên từ chuyện có thực ngoài đời. Nhà Phan Thị Thanh Nhàn ở Yên Phụ, Hà Nội, sau vườn có cây bưởi đào. Người em trai là Phan Hữu Khải thường nhặt hoa bưởi bỏ vào túi xách của chị và “hình như” anh cũng có tình cảm với cô hàng xóm mà không dám ngỏ. Sau đó anh Khải nhập ngũ và hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ…

Nỗi nhớ thương em trai trở thành “kích nổ” để Phan Thị Thanh Nhàn viết nên bài thơ. Năm 1984, “Hương thầm” bước vào âm nhạc qua đồng điệu và thổi hồn của nhạc sĩ Vũ Hoàng. “Hương thầm” tiếp tục thăng hoa, nồng nàn đến tận hôm nay. Nữ thi sĩ tài hoa sinh năm 1943, đảm nhận viết báo, biên tập văn nghệ… và đã vinh dự được tặng Giải thưởng Nhà nước Văn học nghệ thuật năm 2007. 

“Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn không còn là sự giao cảm của nhà thơ về hai con người cụ thể nữa, nó vượt lên tầm khái quát về một thế hệ. Ở đó, cuộc sống đẹp, “chân nhân” bởi yêu trong thầm kín, dịu dàng, nồng nàn, lãng mạn. Bắt đầu từ cánh cửa sổ của hai nhà hàng xóm “không khép bao giờ”. Chẳng khép để hoa bưởi gần đó đưa hương vào nhè nhẹ.

Hoa bưởi đã đi vào văn chương trước đó, từ ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa”, đến những dòng của thi sĩ “chân quê” Nguyễn Bính (Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng/Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng). Đến Phan Thị Thanh Nhàn, hoa bưởi trở thành đối tượng thẩm mỹ suốt trục chính bài thơ. Hương hoa bưởi là tín hiệu của khát vọng, của yêu thương, của bền chặt. Câu chuyện được nhà thơ dẫn dắt đến thật khéo:

“Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay,
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm,
Bên ấy có người ngày mai ra trận”

Ai sống vào thời những năm 60-70 của thế kỷ trước ở miền Bắc thì hiểu được ý nghĩa của chiếc khăn tay mùi-soa. Đó là kỷ vật thiêng liêng mà cô gái ở hậu phương thường mang tặng khi chàng trai lên đường ra trận. Khăn là gửi gắm yêu thương, khăn là thề hẹn. Khăn cũng là nguồn động viên chia sẻ với chàng trai để vượt qua những thời khắc gian khổ chiến tranh…

Chiếc khăn nhỏ nhắn, thường được các cô gái tự tay chăm chút móc viền, rồi thêu lên đó biểu tượng, bông hoa, và cả con chữ cùng đôi chim bồ câu hòa bình – hạnh phúc. Ở bài thơ, Phan Thị Thanh Nhàn còn phát hiện chiếc khăn mà cô gái hàng xóm, cùng lớp với chàng lính trẻ khi trao tặng đã ủ hương nồng nàn hoa bưởi nữa kia. Thật ý nhị!

Việc trao tặng chiếc khăn còn biểu đạt sự e lệ của cô gái cái thời “trao lời khó trao”. Không gian giữa hai người dường quánh lại. Có lẽ, “đỉnh cao của âm thanh là không lời”. E ấp, ngập ngừng bao trùm: 

“Họ ngồi im không biết nói năng chi
Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi”

Sự lúng túng giữa hai người được đẩy lên và càng tinh tế:

“Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối
Anh không dám xin,
Cô gái chẳng dám trao
Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao
Không giấu được cứ bay dịu nhẹ”.

Không gian, thời gian như ngừng trôi trong cái vô hình của sự thiêng. Để rồi sự thông minh của tình yêu cháy bỏng và lãng mạn, hoa bưởi xuất hiện làm trung gian. Hoa là tín hiệu, là âm là sắc của tin yêu. Và cô gái ấy cũng chỉ tự trách yêu (anh ấy) bằng tiếng thầm thì với chính lòng mình. Tôi thực sự thán phục cái “bắt sóng” rất nhạy của nữ thi sĩ Phan Thị Thanh Nhàn. Thi nhân – chứng nhân của “tình cảnh bối rối”: 

“Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.
(Anh vô tình anh chẳng biết điều
Tôi đã đến với anh rồi đấy…)”…

Và chỉ có khi bước chân người con trai ra trận, lúc ấy hoa bưởi mới thực sự làm cầu nối, đồng hành và tiềm ẩn về sức mạnh tinh thần. Tinh thần ấy không còn của cô gái cụ thể nữa, mà là của hậu phương vững chắc. Hoa bưởi trở thành biểu tượng của cao cả, thiêng liêng và vĩnh cửu: 

“Rồi theo từng hơi thở của anh
Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngực
Anh lên đường
Hương thơm sẽ theo đi khắp
Họ chia tay
Vẫn chẳng nói điều gì
Mà hương thầm thơm mãi bước người đi”.

Khi bài thơ được chính tác giả Phan Thị Thanh Nhàn chia sẻ viết tặng em trai, người vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường, vĩnh viễn không còn gặp người thầm yêu trộm nhớ xưa ấy, thì bài thơ đã vượt lên tầm nhân văn khác. Đó là sự bất diệt của Tình Yêu. Là sự vô giá của ý nghĩa độc lập thống nhất Đất Nước. 

Bài thơ “Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn vì thế mãi vấn vương hương của tình yêu, lãng mạn mà cao cả. Hơn thế, đó là sự hy sinh, lòng tri ân về một thế hệ lớn lên trong chiến tranh. Nửa thế kỷ, “Hương thầm” vẫn nồng nàn, mãi thầm thì lời yêu…

6 Bài văn mẫu 🌸 Phân Tích Bài Thơ Lính Đảo Hát Tình Ca Trên Đảo 🌸 sáng tạo!

Phân Tích Bài Thơ Hương Thầm Xuất Sắc

Một trong những bài văn mẫu phân tích bài thơ Hương Thầm của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn được đánh giá xuất sắc nhất ở bên dưới, mời bạn cùng xem:

Có những loài hoa trở nên bất tử vì một bài thơ hay một bài ca. Đó là “hoa sữa” của nhạc sĩ Hồng Đăng, “màu tím hoa sim” trong thơ của Hữu Loan, “hoa sứ nhà nàng” trong nhạc của Hồng Phương… Tất nhiên khi điểm danh sách ấy, không thể quên “hoa bưởi” trong Hương thầm của nhạc sĩ Vũ Hoàng, phổ thơ Phan Thị Thanh Nhàn.

Trước Phan Thị Thanh Nhàn, hoa bưởi đã xuất hiện trong ca dao và nhiều nhất là trong thơ Nguyễn Bính. Nhiều người vẫn thuộc câu ca “Trèo lên cây bưởi hái hoa” hay những dòng tươi thắm tả cảnh mùa xuân “Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng – Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng” (Nguyễn Bính). Nhưng phải đến Phan Thị Thanh Nhàn, hoa bưởi mới trở thành nhân vật chính trong một bài thơ. Bài thơ ấy mang tên Hương thầm, tác giả sáng tác để tặng người em ruột tên là Phan Hữu Khải.

Hương thầm bắt đầu bằng hình ảnh những khung cửa để ngỏ. Hai người bạn “thanh mai trúc mã” lớn lên bên nhau với cây bưởi là chứng nhân lặng lẽ:

Cửa sổ hai nhà cuối phố
Không hiểu vì sao không khép bao giờ.
Đôi bạn ngày xưa học cùng một lớp
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa.

Nhà phải có cây bưởi mới biết hoa bưởi hữu dụng đến mức nào. Hoa bưởi được người ông đem ướp với trà để đãi khách những mùa sau. Người bà tần tảo đem hoa bưởi ướp với mía lùi làm quà ngon cho các cháu. Những ngày nóng nực, người mẹ đem hoa bưởi rắc lên bát chè đậu đen ngọt lành. Người chị để hoa trong vuông khăn giắt trong túi áo hoặc cài lên mái tóc để làm điệu.

Trẻ con dùng chỉ xâu qua những đóa hoa để kết thành vòng tay, vòng cổ xinh xắn. Lại có khi hoa được giắt lên mái đầu khi các em chơi trò cô dâu chú rể. Chàng trai và cô gái nhà bên có lẽ đã lớn lên với những kỷ niệm dịu ngọt từ những mùa hoa bưởi đi qua như thế.

Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay,
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm,
Bên ấy có người ngày mai ra trận

Những rung động đầu đời chưa kịp gửi trao thì chàng trai đã phải ra trận, “xếp bút nghiên theo nghiệp binh đao”. Ở một mùa hoa bưởi khác trong thơ của Tô Hùng một cuộc biệt ly như thế cũng đã diễn ra:

“Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi
Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương
Em lại nhớ ngày xưa anh ra trận
Cũng giữa mùa hoa bưởi ngát hương”

Cô bé hái một chùm hoa bưởi, giấu trong khăn tay định tặng người ra trận. Chỉ một từ “ngập ngừng” thôi mà như diễn tả được bao nét ngại ngùng, bẽn lẽn của người thiếu nữ dịu dàng.

Nào ai đã một lần dám nói?
Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối
Anh không dám xin,
Cô gái chẳng dám trao
Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao
Không dấu được cứ bay dịu nhẹ.

Thời ấy, tình yêu trong sáng lắm. “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Người thiếu nữ đoan trang e thẹn chẳng dám mở lời. Chàng trai, đứng trước cuộc sinh ly tử biệt, dù trong lòng có tình cảm cũng phải kìm nén, sợ nói ra nhỡ có bề gì, trở thành gánh nặng cho người ở lại.

Trong thơ của Phan Thị Thanh Nhàn, sự bối rối ấy được diễn tả rõ hơn: “Họ ngồi im không biết nói năng chi – Mặt chợt tìm nhau rồi lại quay đi”; “Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối – Anh không dám xin – Cô gái chẳng dám trao”.

Tình yêu thời chiến là thế: kín đáo, âm thầm nhưng không kém phần nồng nàn lãng mạn. Vì lý tưởng, họ sẵn sàng lên đường, ấp trong tim một khối tình chẳng bao giờ dám ngỏ. Có những người lính ngã xuống vẫn chưa từng một lần được yêu, chưa từng được nếm vị ngọt ngào của bờ môi thiếu nữ.

Nếu mùi hương hoa bưởi đã nói hộ tấm lòng người thiếu nữ, thì Hương thầm có thể coi là thay lời muốn nói của cả một thế hệ đã trải qua tuổi thanh xuân đẹp nhất của mình nơi chiến trường:

Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.
……
Họ chia tay
Vẫn chẳng nói điều gì
Mà hương thầm thơm mãi bước người đi.

Không một lời yêu nào được ngỏ, không một lời hứa hẹn nào được trao. Chỉ có những câu hỏi không lời đáp để lại bao xao xuyến trong lòng người nghe.

Người ta vẫn thương hoa bưởi vì để lại mùi hương rất lâu. Hoa đã tàn rồi mà trên tay, trong nếp áo, mái đầu của người hái hoa vẫn còn thoang thoảng mùi hương. Hương thầm cũng vậy, dù bao nhiêu năm đi chăng nữa thì vẫn tỏa hương bền bỉ như khát vọng tình yêu và hòa bình vẫn chẳng bao giờ thôi trăn trở trong tim người Việt.

Giới thiệu văn 🌸 Cảm Nhận Về Hình Tượng Người Lính Tây Tiến 🌸 đặc sắc!

Phân Tích Bài Thơ Hương Thầm Nâng Cao

Nếu bạn đang gặp khó khăn khi làm bài văn mẫu phân tích bài thơ Hương Thầm thì hãy dành thời gian tham khảo những bức tranh dưới đây:

Không chỉ thành công trong các bài thơ viết về tình cảm gia đình, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đặc biệt để lại ấn tượng riêng trong những bài thơ sáng tác về tình yêu đôi lứa. Trong đó, bài thơ được nhiều người biết tới và đã được phổ nhạc là bài Hương thầm được bà sáng tác năm 1969.

Phan Thị Thanh Nhàn chia sẻ: Khi bà còn nhỏ, gia đình bà sống trong một căn nhà nhỏ với mảnh vườn khá rộng, có trồng một cây bưởi. Độ tháng Ba, khi thời tiết vẫn còn hơi se lạnh cùng với những cơn mưa phùn mùa xuân là thời điểm cây bưởi nở hoa. Hoa bưởi mọc thành từng chùm, nở màu trắng tinh khôi và thơm ngát tỏa hương khắp khu vườn.

Người em trai tên Khải của bà rất quan tâm và thương chị, biết chị thích hoa bưởi nên thường hái để sẵn trong túi xách của bà từ lúc nào. Sau đó vì đất nước chiến tranh, em trai bà lên đường nhập ngũ để tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc.

Trước ngày lên đường, có cô bạn nhà ở cạnh bên, học cùng lớp sang chơi. Thấy em trai và bạn học cùng ngồi dưới tán cây bưởi, chỉ ngồi cạnh nhau bối rối mà không nói với nhau điều gì cả. Tình cảm của đôi bạn vô cùng trong sáng, e ấp là nguồn cảm hứng để bà sáng tác bài thơ Hương thầm:

Cửa sổ hai nhà cuối phố
Không hiểu vì sao không khép bao giờ
Đôi bạn ngày xưa học chung một lớp
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa…

Khổ thơ đầu bài thơ mở ra một không gian nghệ thuật rất tình tứ. Bà chọn hình ảnh “cửa sổ” để kết nối hai tâm hồn với nhau. Đặc biệt hai khung cửa sổ lại “không khép bao giờ” tạo ra không gian mở để hai những con người trong hai căn nhà có thể gắn kết với nhau qua những ánh nhìn sang phía nhà đối diện.

Đôi bạn ngày xưa học chung một lớp
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa

Một tín hiệu tình yêu hé mở, “cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa” như biểu tượng cho một tình yêu trong sáng, thuần khiết của mối tình đầu tiên vô cùng đẹp đẽ, đáng nhớ trong cuộc đời mỗi con người. Tiếp theo, nhà thơ mở ra trước mắt chúng ta là người con gái tuổi trăng tròn vô cùng hiền dịu, cô gái:

Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm

Hành động của cô gái vừa chủ động nhưng vẫn giữ được nét tế nhị, kín đáo trong cách thể hiện tình cảm với người bạn cùng lớp năm nào. Lí do cô gái sang “nhà hàng xóm” là vì “Bên ấy có người ngày mai ra trận”. Ngày mai, “đôi bạn ngày xưa học chung một lớp” chia xa. Ngày mai, có thể là cuộc gặp gỡ cuối cùng “một đi không trở lại”.

Ngày mai, anh lên đường ra trận để chiến đấu vì Tổ quốc còn em ở lại Hà Nội để tiếp tục học tập – Cuộc ra đi sinh tử mà có thể cách xa nhau mãi mãi. Cô gái mang tín vật tình yêu thật giản dị, thân thuộc mà vô cùng ý nghĩa, chùm hoa bưởi ngát hương được gói nhẹ nhàng trong chiếc khăn tay để tặng người bạn của mình.

Họ ngồi im chẳng biết nói năng chi
Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi
Nào ai đã một lần dám nói

Tình yêu giữa hai người dường như “trong lòng đã tỏ” nhưng họ ngồi cạnh nhau mà “chẳng biết nói năng chi” không gian tĩnh nhưng sóng trong lòng đã dậy “mắt chợt tìm nhau” họ nén nhìn đối phương nhưng không dám nhìn lâu bởi vì đây là lần đầu tiên họ biết yêu, biết nhớ nhung đôi mắt của một người. Những vần thơ với nhịp điệu rất chậm thể hiện tình yêu bẽn lẽn, hồn nhiên, kín đáo.

“Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối
Anh không dám xin cô gái chẳng dám trao
…..
Họ chia tay vẫn chẳng nói điều chi
Mà hương thầm thơm mãi bước người đi

Đọc những vần thơ nhẹ nhàng, nồng thắm chúng ta như sống lại tình yêu của cả một thời khói lửa. Một tình yêu rất đẹp, thuần khiết và kín đáo. Họ yêu nhau mà chỉ có thể giấu trong lòng mỗi người. Họ gác lại tình yêu đôi lứa để ra trận vì tình yêu đất nước, vì hòa bình, độc lập cho mai sau.

Câu thơ cuối được nhà thơ sử dụng rất đắt: “Mà hương thầm thơm mãi bước người đi” câu thơ gợi ra bao cảm xúc nơi người đọc, gợi ra một cuộc chia ly đầy lưu luyến. Một tình yêu thầm kín mà bền chặt, tế nhị mà đậm sâu.

Trải qua hơn 50 năm với bao thăng trầm của lịch sử, Hương thầm một thời tới nay vẫn “ngào ngạt” trong lòng bao tâm hồn yêu thơ. Hương thầm như một bức tranh đẹp tái hiện lại tình yêu của một thế hệ thanh niên đã yêu và đã sống hết mình trong thời kỳ lịch sử đầy vất vả, đau thương nhưng vô cùng hào hùng của dân tộc.

Gửi tặng bạn văn 🌸 Phân Tích Bài Thơ Đồng Chí Của Chính Hữu 🌸 tiêu biểu!

Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Hương Thầm Chọn Lọc

Bài văn mẫu nêu cảm nghĩ về bài thơ Hương Thầm đã được biên soạn ở dưới, xem ngay bạn nhé!

Hương Thầm là một tác phẩm xuất sắc của Thanh Nhàn, được sáng tác vào năm 1969 và được Đài Tiếng nói Việt Nam biên soạn lại phát ở tiền phương. Trên mùi hoa bưởi làm nền, Hương thầm là tình cảm kín đáo đầy tha thiết của cô gái trẻ dành cho người lính sắp sửa ra trận.

Bài thơ trên mô tả một câu chuyện tình nhẹ nhàng và tình cảm được diễn đạt qua mùi hương của hoa bưởi. Tác giả sử dụng hình ảnh cửa sổ hai nhà cuối phố để tạo nên bối cảnh cho câu chuyện. Giữa hai ngăn cửa sổ không bao giờ khép, như đôi mắt ngóng trông của một người, có thể tượng trưng cho việc không có sự khép kín trong mối quan hệ tình cảm của hai người. Tuy nhiên, chàng trai ấy dường như lại chẳng hiểu chuyện tình cảm, vẫn vô tư mà chẳng để ý đến cô gái đã thương thầm từ lâu.

Trong bài thơ, hoa bưởi trở thành biểu tượng cho tình yêu và lòng bối rối. Khi người con trai sắp đi, cô gái ưu tư nhưng lại chẳng dám thể hiện ra ngoài tấm lòng mình. Hương thơm của hoa bưởi cứ bay bổng và dịu nhẹ, mang theo thông điệp tình yêu không thể được nói ra trực tiếp.

Trong những lúc đó, người muốn trao, người muốn nhận, nhưng cả hai đều im lặng không thốt thành lời. Chỉ có hoa bưởi là không thể giấu được mùi hương, len vào trái tim của hai người đã rung động vì nhau. Điều này khiến họ càng thêm bối rối. Mọi thứ trở nên yên lặng, và hương bưởi tiếp tục nồng nàn và êm ái.

Cuối cùng, hương thơm của hoa bưởi thấm sâu vào lồng ngực của người đàn ông và đi theo anh ta khi anh ta lên đường. Hai người chia tay mà không nói gì, nhưng hương thơm vẫn tiếp tục thơm mãi theo bước đi của người đàn ông, tượng trưng cho tình cảm vẫn còn tồn tại mặc cho sự xa cách.

Hương thầm của Thanh Nhàn chính là nhịp cầu, là những lời chưa nói và tình cảm của cô gái theo bước bàn chân người ra trận. Hương bưởi vẫn cứ thoảng mỗi năm, người ở nhà nhớ người nơi xa mỗi ngày….

Cho nhiều bạn đang cần 👉 Shop Acc Nick Ngon Miễn Phí 🎁

Cảm Nhận Về Bài Thơ Hương Thầm Hay

Dưới đây là văn mẫu nêu cảm nhận về bài thơ Hương Thầm hay nhất.

Trong bài thơ “Hương Thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn, nhân vật được miêu tả là một cô gái trẻ đầy nữ tính và dịu dàng. Cô gái được miêu tả như một chùm hoa, tượng trưng cho sự tinh khiết và đẹp đẽ. Hương thơm của hoa bưởi sau nhà cô gái cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên vẻ đẹp của nhân vật.

Tuy nhiên, vẻ đẹp của nhân vật không chỉ nằm ở ngoại hình mà còn ở tính cách của cô. Cô gái được miêu tả là ngập ngừng và e thẹn khi sang nhà hàng xóm để trao đổi với người đàn ông cô yêu. Điều này cho thấy cô gái có tính cách nhút nhát, nhưng đồng thời cũng rất tình cảm và chân thành.

Ngoài ra, vẻ đẹp của nhân vật còn được tạo nên bởi tình yêu và sự hy sinh của cô. Cô gái không dám trao tình cảm của mình cho người đàn ông mà cô yêu, nhưng lại dùng hương thơm của hoa bưởi để gửi gắm thông điệp tình yêu của mình. Điều này cho thấy cô gái sẵn sàng hy sinh và làm mọi thứ để giữ gìn tình yêu của mình.
Tóm lại, vẻ đẹp của nhân vật trong bài thơ “Hương Thầm” không chỉ nằm ở ngoại hình mà còn ở tính cách, tình yêu và sự hy sinh của cô gái. Đây là một hình ảnh đẹp và đầy cảm hứng trong văn học Việt Nam.

Đọc thêm 🌸 Tóm Tắt Đồng Chí Chính Hữu 🌸 ngắn gọn!

Cảm Nhận Bài Thơ Hương Thầm Ấn Tượng

Gửi tặng đến quý vị độc giả văn mẫu nêu cảm nhận về bài thơ Hương Thầm ấn tượng nhất!

Bài thơ “Hương Thầm” của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn là một tác phẩm văn chương đầy cảm xúc, tình cảm và sâu lắng. Bài thơ miêu tả một câu chuyện tình yêu ngọt ngào giữa hai người bạn cùng lớp học, nhưng lại không dám thổ lộ tình cảm của mình với nhau.

Tác giả đã sử dụng hình ảnh của cửa sổ hai nhà cuối phố để tạo nên một bối cảnh yên tĩnh, thanh bình, và cũng là nơi hai người bạn có thể gặp nhau mỗi ngày. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là cửa sổ này không bao giờ được đóng lại, cho thấy sự chưa hoàn thiện, không rõ ràng trong mối quan hệ của hai người. Cây bưởi sau nhà được miêu tả như một biểu tượng tình yêu, với hương thơm ngan ngát, đưa đẩy cảm xúc của nhân vật chính.

Hình ảnh của cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm, giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay, càng tăng thêm sự ngọt ngào, lãng mạn của câu chuyện. Tác giả cũng tạo ra sự bối rối, ngại ngùng trong mối quan hệ của hai nhân vật chính, khi họ không dám thổ lộ tình cảm của mình cho nhau. Họ chỉ có thể tìm thấy nhau qua ánh mắt và mùi hương của hoa bưởi, nhưng lại không dám nói ra điều gì. Bài thơ “Hương Thầm” cũng thể hiện sự đau khổ, tiếc nuối khi hai người phải chia tay mà không nói điều gì.

Tuy nhiên, hương thơm của hoa bưởi vẫn mãi bước người đi, tạo nên một sự kết nối vô hình giữa hai người.
Như vậy, ta thấy được bài thơ “Hương Thầm” là một tác phẩm văn chương đầy cảm xúc, tình cảm và sâu lắng. Tác giả đã sử dụng các hình ảnh, từ ngữ tinh tế để miêu tả một câu chuyện tình yêu đầy ngọt ngào, lãng mạn nhưng cũng đầy bối rối, ngại ngùng và tiếc nuối.

Bài thơ đã thể hiện được sự tinh tế trong việc miêu tả tình cảm của hai nhân vật chính thông qua các hình ảnh, từ ngữ và mùi hương của hoa bưởi. Đồng thời, bài thơ cũng gợi mở cho người đọc nhiều suy nghĩ về tình yêu, về sự chưa hoàn thiện, không rõ ràng trong mối quan hệ giữa hai người, và về sự kết nối vô hình giữa họ thông qua mùi hương của hoa bưởi.

Tác phẩm này xứng đáng là một trong những bài thơ hay và ý nghĩa của văn học Việt Nam.

QUÀ VIP 👉 Thẻ Viettel Miễn Phí

Bài Văn Cảm Nhận Bài Thơ Hương Thầm Tuyển Chọn

Mời các bạn cùng xem văn mẫu nêu cảm nhận về bài thơ Hương Thầm mà chúng tôi đã tuyển chọn:

Hương thầm của Thanh Nhàn không đơn giản chỉ đề cập đến mùi hương thơm của hoa bưởi trong sân. Đó là tình yêu thầm lặng của một cô gái, nhưng lại chẳng dám nói ra dù người kia chuẩn bị lên đường. Nét ngập ngừng bối rối ấy được tác giả đưa vào trong vần thơ, tạo nên một bài thơ hay và đong đầy cảm xúc.

Nếu xét về nguồn gốc, bài thơ này được tác giả Thanh Nhàn viết tiến người em trai của mình lên đường nhập ngũ. Tác giả để ý rằng người bạn cùng lớp có tình cảm với em trai, nhưng em trai không tinh ý nên tác phẩm viết ra nhân cớ sự đó. Hai nhân vật xuyên suốt trong bài thơ là hai người hàng xóm, từng là bạn học, cô gái tương tư chàng trai trẻ. Khi chàng trai được lệnh ra trận, cô gái đến tiến nhưng vẫn giấu tình cảm của mình mà không dám nói.

Tâm tư của người con gái được thể hiện từ việc cô sang nhà chàng và mang theo chiếc khăn tay có những chùm hoa đẹp đẽ. Hương thơm nhẹ nhàng của hoa bưởi đong đưa giữa hai người, mùi hoa sáng tỏ nhưng tâm tư của người lại chẳng thấy. Có lẽ trong tâm trí của chàng trai cũng có tình cảm với người con gái dịu dàng kia, nhưng vì lo cho tương lai nên chàng trai cũng ngại ngần.

Vậy nên, tác giả mới viết ra câu thơ “Anh không dám xin”, không dám xin đi thanh xuân của người con gái, không dám xin một câu hứa hẹn và cũng chẳng dám xin một tình cảm chân thành. Lúc này, dường như tương tác tình cảm giữa hai người yêu nhau được tác giả ẩn trong mùi hoa bưởi nồng nàn. Hương thơm ấy được tác giả ví như tình cảm của cô gái, theo chàng trai từng bước hành quân ra trận.

Thanh Nhàn đã khéo léo sử dụng hình ảnh và mùi hương của hoa bưởi vào bài viết, biến tình cảm ẩn giấu ấy trở nên sáng tỏ và người đọc có thể cảm nhận được. Có lẽ trong bài thơ, người con trai ấy sẽ trở về sau vài năm khi chiến tranh kết thúc, hương hoa bưởi nơi quê nhà vẫn nồng nàn đến thế!

Tuyển tập 🌸 Phân Tích Bài Thơ Hạt Gạo Làng Ta  🌸 của Trần Đăng Khoa!

Viết một bình luận