Phân Tích Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam [28+ Mẫu Cảm Nhận Hay]

Phân Tích Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam ❤️ 28+ Mẫu Cảm Nhận Ngắn Gọn ✅ Văn Mẫu Phân Tích Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam Hay Nhất Gửi Tặng Bạn Đọc.

Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam

Mẫu dàn ý phân tích bài thơ Dáng đứng Việt Nam của tác giả Lê Anh Xuân mà SCR.VN chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn làm bài nhanh và chính xác hơn:

I. Mở bài:

  • Giới thiệu tổng quan về bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và tác giả.

II. Thân bài:

  • Miêu tả tư thế hy sinh hiên ngang của chiến sĩ Việt Nam:
    • Một chiến binh với tinh thần chiến đấu kiên cường
    • Hình ảnh Anh đứng dựng trong cuộc chiến.
    • Sự dũng cảm và sự hy sinh của Anh trong trận đánh.
    • Hình ảnh máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng, tượng trưng cho sự hy sinh và dâng hiến.
  • Miêu tả phản ứng của kẻ thù:
    • Hoảng hốt xin hàng
    • Sụp xuống chân Anh tránh đạn
  • Tôn vinh những phẩm chất cao đẹp của dân tộc:
    • Hy sinh vì nước mà không cần ghi danh.
    • Xương máu của Anh chiến sĩ giải phóng quân đã hòa vào đất mẹ Việt Nam.
    • Anh là chiến sỹ Giải phóng quân, biểu tượng cho sự hy sinh và tinh thần chiến đấu của người lính Việt Nam.
    • Tên Anh đã trở thành tên của đất nước, đại diện cho tình yêu quê hương và tổ quốc.

III. Kết bài:

  • Tóm tắt ý nghĩa và thông điệp của bài thơ.
  • Tự hào và vinh danh sự hy sinh của Anh giải phóng quân.
  • Sự kết nối tình cảm giữa người lính và quê hương, tượng trưng cho sự tự do và sự vươn lên của đất nước.

Đọc thêm 🌸 Phân Tích Hơi Ấm Ổ Rơm 🌸 của tác giả Nguyễn Duy!

8+ Mẫu Phân Tích Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam Hay Nhất

Dưới đây là 8+ mẫu bài văn phân tích bài thơ Dáng đứng Việt Nam của tác giả Lê Anh Xuân hay nhất, cùng xem nhé!

Phân Tích Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam Của Lê Anh Xuân Đặc Sắc

Xem ngay bài văn mẫu phân tích bài thơ Dáng đứng Việt Nam của tác giả Lê Anh Xuân đặc sắc mà chúng tôi giới thiệu cho bạn:

Dáng Đứng Việt Nam (Lê Anh Xuân) là một bài thơ tiêu biểu cho đề tài người lính. Bởi từ xưa tới nay đề tài này luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong thi ca. Dẫu viết về khía cạnh nào dù thời bình hay thời chiến thì ta cũng cảm nhận được sự tự hào về những hy sinh lớn lao của các anh. Với bài thơ Dáng đứng Việt Nam ta như được sống lại những khoảnh khắc khốc liệt của cuộc chiến chống Mỹ năm ấy.

Lê Anh Xuân là một trong những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến ở miền Nam. Chính vì vậy bài thơ được viết ra với cả tấm lòng và sự chân thành, giản dị. Đó chính là hình ảnh của người chiến sĩ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968

Chỉ với một số câu thơ đầu bài ta đã cảm nhận được hình ảnh của người chiến sĩ hiện lên vô cùng oai hùng. Khi ấy người chiến sĩ giải phóng đã bị trúng đạn trong lúc đang ôm súng đuổi giặc trên sân bay. Ở cái phút giây anh ngã xuống ấy anh biết mình không đủ sức để nâng khẩu súng lên được nữa. Và anh đã dùng ngay xác trực thăng để làm chỗ dựa và bắn tiếp.

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.

Chính cái khí thể của anh đã làm giặc hoảng sợ vô cùng. Đến nỗi chúng phải xin hàng. Chính sự quả cảm của những người lính ấy đã làm bao nhiêu người phải nể phục. Dẫu hành tang của anh để lại trước lúc đị xa chỉ là một đôi dép. Và có thể nói nét phi thường của anh được hiện thực hóa trong những điều bình thườn nhất. Nó cũng đơn sơ và giản dị như chính cuộc đời của anh vậy.

Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công

Dáng đứng Việt Nam đã khắc họa thành công chân dung của người giải phóng quân anh dũng. Và lịch sử sẽ không bao giờ lãng quên những hy sinh anh dũng và thầm lặng của anh. Cũng như đối với tất cả những ngươi đã ngã xuống. Dãu họ không để lại một tấm hình hay một dòng địa chỉ nhưng họ mãi được tôn kính như bức tượng đồng của dân tộc. Và chính anh giải phóng quân đã tạo nên cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ.

Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường

Điệp từ không đã nhấn mạnh được những phẩm chất cao cả của một người lính dũng cảm. Đó là một sự xả thân không vì vụ lợi và tên của anh đã thành tên của đất nước. Và máu của anh đã hòa chung với máu của bao đồng đội đã ngã xuống để tô thắm thêm cho màu cờ của Tổ Quốc. Cũng như dáng đứng của anh đã ghi vào lịch sử một dấu mốc chói lọi. Và sự hy sinh của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất ấy đã tô thêm cho Tổ quốc lên tầm cao mới. Đó chính là dáng đứng Việt Nam.

Anh là chiến sỹ Giải phóng quân.
Tên Anh đã thành tên đất nước
Ôi anh Giải phóng quân!
Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân

Với bài thơ Dáng đứng Việt Nam ta như được sống lại những khoảnh khắc của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Qua bài viết này ta muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến những người lính đã ngã xuống để bảo vệ đất nước.

Phân Tích Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam Ngắn Gọn

Một trong những bài văn phân tích bài thơ Dáng đứng Việt Nam ngắn gọn nhất ở bên dưới, mời bạn cùng xem:

Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” của tác giả Lê Anh Xuân là một bài thơ tiêu biểu cho nguồn cảm hứng thi ca dân tộc về người anh hùng thầm lặng với sự hi sinh cao cả cho dân tộc. Bài thơ giúp chúng ta hoài niệm về một thời kháng chiến chống Mỹ gian khổ nhưng hào hùng của ông cha ta.

Ngay từ 4 câu đầu của tác phẩm, tác giả đã cho chúng ta thấy rõ được nét oai hùng của người chiến sĩ:

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt

Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng

Và Anh chết trong khi đang đứng bắn

Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.

Người chiến sĩ đã chiến đấu hết mình vì tổ quốc, đến khi không còn sức lực, anh đã phải ngã xuống trên nền băng Tân Sơn Nhứt. Tưởng chừng sinh mệnh của anh đã hết, nhưng sứ mệnh của anh với đất nước vẫn còn. Anh vẫn gượng người tì súng lên xác trực thăng mà nhắm bắn quân địch. Từng giọt máu anh bắn ra cũng là từng xác tên lĩnh Mỹ ngã xuống. Anh ra đi với khí thế hiên ngang, anh chết khi còn đang đứng bắn.

Chính bởi khí thế hiên ngang đó của anh đã làm cho quân giặc phải nể phục, khiếp sợ.

Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng

Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn

Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm

Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công

Tuy lực lượng của ta yếu hơn của địch nhưng với ý chí kiên cường ta đã chiến thắng được vũ khí hùng hậu. Anh ra để lại một tấm bia anh hùng dũng cảm, anh ra đi nhưng dáng đứng của anh vẫn đàng hoàng nổ súng bởi tâm hồn của anh vẫn là đứa con của cách mạng, anh dùng của nhân dân.

Anh công hiến cho tổ quốc mà không màng đến danh lợi, không cần tổ quốc ghi công. Tuy anh ra đi không rõ tên tuổi, địa chỉ nhưng anh vẫn để lại trong mỗi thế hệ sau này một tấm gương sáng về những người chiến sĩ anh dũng, chiến đấu hết mình vì lý tưởng cao đẹp. Lê Anh Xuân đã đưa hình ảnh đôi dép ấn dụ cho sự hi sinh của người chiến sĩ, dẫu cái chết của anh chỉ bình thường như một đôi dép nhưng lại làm lên những điều lớn lao. 

Anh tên gì hỡi Anh yêu quý

Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng

Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ

Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong

Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường

Tất cả những hy sinh thầm lặng của anh là cơ sở để hô vang lên hai chữ thân thương của đất nước. Sự ra đi của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất đã dựng lên một tấm bia độc lập của dân tộc, máu của anh đã hòa chung với màu cờ phấp phới tung bay của tổ quốc. Đó chính là kết tinh của hòa bình, kết tinh của tinh thần kiên trung bất khuất, nét hào hùng của “Dáng đứng Việt Nam”.

Lê Anh Xuân đã thành công khắc họa hình tượng người lính anh dũng trong tác phẩm “Dáng đứng Việt Nam”. Bài thơ giúp chúng ta tưởng nhớ và tri ân những anh hùng xả thân mình vì độc lập dân tộc, vì sự nghiệp trồng người của nước nhà.

Gợi ý bài văn 🌸 Phân Tích Bài Thơ Lính Đảo Hát Tình Ca Trên Đảo 🌸 tiêu biểu!

Phân Tích Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam Hay Nhất

Cùng SCR.VN viết bài văn phân tích bài thơ Dáng đứng Việt Nam thật hay nhé!

Trải qua bao đời chinh chiến giành lại độc lập chủ quyền cho dân tộc, ông cha ta đã trở thành một tấm bia anh hùng dân tộc cho muôn đời sau. Hiểu được nỗi vất vả khó nhọc của những người lính, nhiều nhà thơ đã sáng tác ra những tác phẩm để đời nhằm ca ngợi công lao cũng những vị anh hùng. Nổi bật là bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” của tác giả Lê Anh Xuân.

“Dáng đứng Việt Nam”là một bài thơ điển hình cho đề tài người lính trong kháng chiến. Đề tài này cũng chính là khởi đầu cho nguồn cảm hứng thơ ca bất tận của bất kì nhà thơ yêu nước nào. Bài thơ giúp chúng ta như được trở về thời chiến đấu đầy đau thương mà oanh liệt, giúp chúng ta cảm nhận và thêm bao tự hào về tinh thần chiến đấu hi sinh anh dũng của các anh chiến sĩ oai hùng.

Bốn câu thơ đầu đã cho ta thấy được hình ảnh người chiến sĩ hiện lên thật oai phong, lừng lẫy:

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt

Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng

Và Anh chết trong khi đang đứng bắn

Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.

Mặc dù người chiến sĩ đã kiệt sức, ngã xuống vì chiến trường khốc nghiệt, vì bom rơi đạn nổ trên đường băn Tân Sơn Nhứt. Nhưng ý chí sắt đá và lòng yêu nước đã dìu người chiến sĩ vùng dậy bằng chút sức lwujc cuối cùng để tì súng trên xác trực thăng tiếp tục chiến đâu. Anh ra đi giữa cơn mưa lửa đạn. Từng tên địch ngã xuống là từng giọt máu anh rơi, anh đã đánh đổi cả mạng sống, gửi gắm cả tấm lòng vào nơi chiến trường với hi vọng đất nước được độc lập, con cháu được ấm no, hạnh phúc.

Chính sự ra đi anh hùng, khí thế lừng lẫy đó của anh đã làm giặc khiếp sợ:

Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng

Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn

Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm

Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công

Giặc có mạnh đến đâu nhưng cũng phải đầu hàng trước ý chí bất diệt của chiến sĩ Việt Nam ta. Anh ra đi nhưng tâm hồn anh vẫn ở đó, tiếp thêm động lực cho những người bạn nơi chiến trường, tạo nỗi bàng hoàng cho quân giặc. Anh ra đi nhưng lòng dũng cảm vẫn ở đó làm nên tấm bia kiến cố cho đồng đội đội nổ súng tiến công. Anh ra đi nhưng những công lao của anh vẫn được ghi nhớ đến muôn đời.

Tác giả Lê Anh xuân đã khắc họa thành công bức tượng đài người lính giải phóng quân khiên trung, bất khuất. Suốt mấy nghìn năm lịch sử, đất nước dù có đổi mới, phát triển đến đâu nhưng lịch sử vẫn sẽ nêu vang tên anh, nêu vang những người anh hùng thầm lặng.

Những người anh hùng vất vả ngày đêm, hao tổn trí và sức lực để rồi ngã xuống anh dũng vì bảo vệ tổ quốc. Dẫu lúc hi sinh họ chỉ để lại vỏn vẹn một đôi dép nhưng đó cũng chính là sự phi thường, kiệt xuất của người lính được hiện thực hóa trong những điều bình dị, giản đơn. Bởi đâu phải những con người vĩ đại mới có thể làm nên những điều lớn lao mà từ những điều tưởng chừng đơn giản mới hình thành nên con người vĩ đại.

Dẫu ta không thể biết được tên tuổi những vị anh hùng đó nhưng họ vẫn mãi là bức tượng đài quý giá của dân tộc. Chính họ đã tạo dựng nên dáng đứng oai hùng của Việt Nam ta.

Anh tên gì hỡi Anh yêu quý

Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng

Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ

Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong

Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường

Anh hi sinh cho tổ quốc mà không màng danh lợi. Những giọt mồ hôi, giọt máu anh đỗ đã hòa chung với máu của biết bao chiến sĩ khác để kết tinh nên một màu cờ sắc thắm của Tổ quốc Việt Nam mến yêu. Sự hi sinh của anh đã tạo nên dáng đứng oai hùng, là mốc son chói lọi đánh dấu thời kì đổi mới của tổ quốc, thời kì tiến thời hòa bình, bát ngát mùa xuân.

Lê Anh Xuân đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ mang tính hình tượng, tính cá thể hóa và tính truyền cảm cao làm khắc họa rõ nét và nổi bật hình bức tượng đài vững trãi với dáng đứng lừng lẫy muôn đời của người chiến sĩ Việt Nam khiên trung, anh dũng.

Xem ngay mẫu 🌸 Cảm Nhận Về Hình Tượng Người Lính Tây Tiến 🌸 đặc sắc!

Phân Tích Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam Ấn Tượng

Học cách làm bài văn phân tích bài thơ Dáng đứng Việt Nam cùng mẫu văn bản ấn tượng dưới đây!

Chắc hẳn những người yêu Văn học không bao giờ quên nhà thơ, liệt sĩ Lê Anh Xuân với bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và các văn nghệ sĩ đã cùng với các anh hùng liệt sĩ ngã xuống trên các chiến trường để Tổ quốc trọn niềm vui.

“Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất

Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”.

Lê Anh Xuân tên khai sinh là Ca Lê Hiến, ông sinh ngày 05 tháng 6 năm 1940 trong một gia đình giàu truyền thống Văn học, quê ở Bến Tre. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và học ở trường học sinh miền Nam, sau đó là trường cấp 3 Nguyễn Trãi (Hà Nội). Tốt nghiệp phổ thông Ca Lê Hiền thi đậu vào khoa sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Là một sinh viên có tổ chất thông minh, thiên về Văn học sử và có tâm hồn thi sĩ, Ca Lê Hiến học giỏi và làm thơ rất sớm. Tốt nghiệp Đại học, ông được trường giữ lại làm cán bộ giảng dạy nhưng Tổ quốc đang còn bóng giặc, quê hương ông đang bị giày xéo dưới gót giày đinh của Mĩ Ngụy, cuối năm 1964 ông trở về miền Nam với lý tưởng cao đẹp, là một văn nghệ sĩ, chiến sĩ để cùng với quê hương và nhân dân miền Nam đánh đuổi chế độ Mĩ Ngụy, đưa lại hạnh phúc cho đồng bào.

Cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 của quân và dân miền Nam đã làm rung chuyển, lung lay các cơ quan đầu não của Mĩ Ngụy. Trong một lần nhà thơ Lê Anh Xuân đi thực tế tại chiến trường sân bay Tân Sơn Nhất, ông tận mắt chứng kiến một chiến sĩ quân giải phóng đã anh dũng hi sinh, khi bị trúng đạn, người chiến sĩ ấy đã gượng dậy, tỷ súng lên xác trực thăng, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và anh đã chết trong tư thể đứng bắn.

Cảm xúc, thương tiếc, kính phục sự hi sinh của người chiến sĩ, tất cả dâng trào lên ngôi bút của nhà thơ rồi ông đã thốt lên:

“Anh ngã xuống trên đường băng Tân Sơn Nhất

Nhưng anh gượng đứng lên từ súng trên xác trực thăng

Và anh chết trong khi đang đứng bắn”.

Là một thi sĩ, chiến sĩ cầm bút, không một thi nhân nào trong trái tim mình không có những giây phút tình ca, lãng mạn nhưng khi tiếp xúc với tư thế của người chiến sĩ bị thương rồi vẫn gượng dậy đứng bắn. Ông đã đọc được chí khí trong trái tim của người chiến sĩ lúc này: “Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng”.

Với tâm hồn cao thượng, đẹp đẽ và nhân văn, ông dồn tất cả cho người chiến sĩ giải phóng quân. Trong cuộc trường chinh vệ quốc vĩ đại, từ anh vệ quốc đoàn, người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, hay anh giải phóng quân từ lúc quân đội ta đang trong trứng nước cho đến giai đoạn mà cuộc kháng chiến ở Miền Nam bước vào giai đoạn quyết liệt, nếu nói về tương quan lực lượng, vũ khí, trang bị kĩ thuật quân sự và số lượng… thì kẻ địch mạnh hơn ta gấp bội nhưng sức mạnh của ta là cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại, quân đội ta từ nhân dân mà ra, chiến đấu và chiến thắng vì lý tưởng cao đẹp:

“Đối diện với quân đội Mĩ là cả một dân tộc vững chắc như quả núi đá, có một tâm hồn cao thương đáng khâm phục, một tinh thần dũng cảm vô song không hề biết sợ trước kẻ thù nào” (Báo Pháp “Thế giới”).

Còn cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mĩ Mắc-Na-Ma-Ra đã phải thốt lên rằng: “Những cuộc ném bom hủy diệt của Mĩ đã không thể nào tiêu diệt được ý chí của cả một dân tộc”.

Chính ý chỉ đó, đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ:

“Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng

Có thằng sụp xuống chân anh tránh đạn

Bởi anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm

Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tấn công”.

Trong trận chiến đấu quyết liệt đó, địch và ta dành nhau từng tấc đất, từng ngôi nhà, từng ngõ phố, Lê Anh Xuân không thể biết nổi người chiến sĩ giải phóng quân dũng cảm ấy là tên gì, quê hương anh ở đâu mà chỉ biết yêu thương, tôn kính và quý trọng.

Ôi! Anh giải phóng quân là hình tượng của cả một Miền Nam thành đồng Tổ quốc, của quê hương Đồng Khởi Bến Tre, với đôi dép cao su mòn gót lăn lộn khắp các chiến trường miền Đông, miền Tây Nam Bộ, với sự giản dị khiêm nhường của dân tộc Việt Nam. Cái triết lý sức mạnh của một dân tộc mà Lê Anh Xuân đã dùng hình ảnh tương phản ở đây:

“Anh tên gì hỡi anh yêu quý

Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng

Như đôi dép dưới chân anh giẫm lên bao xác Mĩ

Mà vẫn một màu bình dị sáng trong”.

Viết đến đây, tôi chợt nhớ những vần thơ của Tố Hữu vẫn chân chất như hai tâm hồn đồng điệu khi nghĩ về người chiến sĩ giải phóng quân; “Kính chào anh con người đẹp nhất Lịch sử hôn anh chàng trai chân đất Sống hiên ngang bất khuất trên đời? Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi Một dây nã, một cây chồng cũng tiến công giặc Mĩ Không tự ngắm mình anh chẳng hay đâu hỡi chàng dũng sĩ”.

Tôi muốn xin phép độc giả nhắc lại một lần nữa, trong cuộc chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta, biết bao những chàng trai, những cô gái đã anh dũng hi sinh tuổi thanh xuân của mình giữa mười tám đôi mươi, cái tuổi đầy sinh khí nhất của đời người và cũng là thời điểm mà tình yêu chớm nở và mãnh liệt nhất, những mơ ước về nghề nghiệp, về tình yêu, tương lai hay tổ ấm gia đình đều có trong tâm tưởng của mỗi một thanh niên, bởi vì họ cũng là người, là xương, là thịt và họ có quyền sống, quyền được hưởng những gì cao quý mà thượng đế ban cho họ.

Nhưng mỗi một dân tộc đều có quyền tự quyết, hạnh phúc lúc này không phải là thứ hạnh phúc để làm nô lệ dưới gót giày của lũ thực dân kiểu mới ở miền Nam. Vi hạnh phúc của dân tộc mà thế hệ trẻ lúc bấy giờ phải gác lại tất cả không để cho mình một chút riêng tư, danh vọng, của cải và tình yêu để làm nên một Tổ quốc Việt Nam thiêng liêng và vĩ đại, Tổ quốc Việt Nam của thế kỉ hai mươi:

“Anh chẳng để gì lại cho riêng anh trước lúc lên đường

Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tại vào thế kỉ”.

Hình ảnh anh giải phóng quân trên đường băng Tân Sơn Nhất mà Lê Anh Xuân cảm phục về thành bức tranh đáng kính với giá trị thiêng liêng ở trên là dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ. Bởi thế kỉ hai mươi là thế kỉ mà Đất nước Việt Nam, một dân tộc nhỏ bé đã dũng cảm chiến thắng hai đế quốc hùng mạnh đó là Pháp và Mỹ:

“Anh là chiến sĩ giải phóng quân

Tên anh đã thành tên Đất nước”.

Kết thúc bài thơ, tác giả muốn dồn hết tâm thức của mình để nâng giá trị hiện thực của anh giải phóng quân trên đường băng Tân Sơn Nhất và anh giải phóng quân trên đường băng Tân Sơn Nhất là đại diện cho hàng triệu triệu người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã ngã xuống cho Tổ quốc Việt Nam mãi mãi những mùa xuân:

“Ơi anh giải phóng quân

Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nh

Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”.

Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân giàu tính nhạc, là khúc tráng ca giàu tình cảm, giàu tính lãng mạn cách mạng. Năm 1970, nhạc sĩ Nguyễn Chi Vũ phổ nhạc cho bài thơ. Từ đó, bài thơ trở thành một ca khúc được bạn bè trên thế giới, các tầng lớp của dân tộc Việt Nam yêu quý, trân trọng, cũng như thân thế, sự nghiệp và mơ ước của Lê Anh Xuân.

Bài thơ được Lê Anh Xuân viết vào tháng 3 năm 1968 thì đến ngày 21 tháng 5 năm 1968, ông hi sinh ở huyện Cần Đước, tỉnh Long An khi tuổi đời vừa tròn hai tám. Đại thắng Mùa Xuân năm 1975 đúng như ước mơ cao đẹp của Lê Anh Xuân toàn bộ miền Nam được giải phóng, dân tộc Việt Nam đã nở rộ một mùa xuân mới. Đó là độc lập tự do và vĩnh viễn tươi đẹp những mùa xuân:

“Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất

Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”.

Trong suốt quảng thời gian học tập và chiến đấu của ông, nhất là thời gian ở chiến trường, ông đã để lại cho nền văn học Việt Nam ba tập thơ, một trường ca, một tập vẫn xuôi nhưng “Dáng đứng Việt Nam” đã đi vào huyền thoại của lịch sử dân tộc Việt Nam. Lê Anh Xuân và “Dáng đứng Việt Nam” còn sống mãi trong lòng dân tộc, nhất là những độc giả, khán giả, thính giả yêu Văn học, Nghệ thuật và Âm nhạc.

Tuyển chọn bài văn 🌸 Phân Tích Bài Thơ Đồng Chí Của Chính Hữu 🌸 đặc sắc!

Phân Tích Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam Ý Nghĩa

Các bạn học sinh đừng bỏ qua bài văn phân tích bài thơ Dáng đứng Việt Nam ý nghĩa sau đây nhé!

Lê Anh Xuân thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong máu lửa đấu tranh ở miền Nam. Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, anh đã để lại thi phẩm tiêu biểu “Dáng đứng Việt Nam” từng khắc tạc vào lòng bao thế hệ.

“Dáng đứng Việt Nam” đúng như tên gọi của bài thơ, tác giả đã chớp được, bắt được hình ảnh thật tuyệt vời của người chiến sỹ anh hùng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Chỉ mấy câu đầu thôi mà hình ảnh người chiến sỹ ấy đã hiện lên thật oai hùng:

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.

Người chiến sĩ giải phóng đã trúng đạn khi đang ôm súng truy đuổi giặc trên sân bay. Trúng đạn, trong khoảnh khắc “anh ngã xuống”, anh biết mình không đủ sức nâng khẩu súng, anh đã dùng ngay xác trực thăng giặc làm chỗ dựa, làm bệ tỳ để bắn tiếp. Khí thế oai hùng quyết chiến đó khiến bao tên giặc hoảng hốt tột cùng:

Chợt thấy Anh giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tấn công.

Sự quả cảm của anh khiến bao người nể phục. Hành trang anh để lại trước lúc đi xa chỉ có đôi dép vẫn “một màu bình dị sáng trong”. Nét phi thường hòa trong những gì bình thường nhất. Đôi dép anh mang trong ngày tử trận cũng đơn sơ, giản dị như chính cuộc đời anh vậy:

Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ

Điệp từ “không” nhấn mạnh phẩm chất cao cả của một người lính dũng cảm. Một sự xả thân không hề tính toán vụ lợi, vì vậy “tên anh đã thành tên đất nước”, máu anh đã hoà trong máu của đồng đội tô thắm màu cờ Tổ quốc Việt, để cho hôm nay “Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”.

Dáng đứng của anh và cuộc đấu tranh sôi sục của nhân dân miền Nam đã “tạc” vào lịch sử một dấu son chói lọi. Sự ra đi của người chiến sĩ trên đường băng Tân Sơn Nhất năm nào là bệ phóng đưa đất nước lên tầm cao mới.

Tổ quốc hôm nay đang bay lên trong mùa xuân mới: Mùa xuân của hoà bình, hợp tác và hữu nghị. Thắng lợi của ngày nay được vun trồng bởi máu xương của biết bao thế hệ cha anh hôm qua. Trong những ngày tháng Tư lịch sử này, bài thơ như lời nhắc nhở thế hệ trẻ phải luôn nỗ lực học tập, làm việc, cống hiến cho đất nước, đáp đền công ơn những người đã ngã xuống cho bầu trời Tổ quốc thêm xanh.

Cảm Nhận Về Hình Ảnh Người Lính Trong Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam Hay

Nếu bạn đang tìm kiếm bài văn cảm nhận về hình ảnh người lính trong bài thơ Dáng đứng Việt Nam thì nên tham khảo mẫu mà chúng tôi gợi ý sau đây:

Dáng đứng Việt Nam là bài thơ cuối cùng của nhà thơ-chiến sĩ Lê Anh Xuân, viết vào tháng 3 năm 1968 trong những ngày khói lửa của cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân. Tác giả qua đời sau đó hai tháng tại vùng ven Sài Gòn khi còn rất trẻ, để lại sức xuân của cuộc đời cho mùa xuân đất nước.

Nhà thơ Lê Anh Xuân (tên thật là Ca Lê Hiền) sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước ở Bến Tre. Năm 14 tuổi, ông cùng gia đình ra Bắc, học cấp 3 rồi học Sử ở Đại học Tổng hợp. Đoàn Hà Nội. Cuối năm 1964, Lê Anh Xuân trở lại chiến trường miền Nam, công tác ở Tiểu ban Giáo dục, sau chuyển sang Hội Văn nghệ Giải phóng.

Học chuyên sử nhưng Lê Anh Xuân yêu thơ và viết nhiều, từng đoạt giải nhì cuộc thi thơ do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức. Những vần thơ chan chứa tình yêu quê hương đất nước, chan chứa lý tưởng cách mạng và niềm tin sắt đá vào tất thắng của Lê Anh Xuân đã trở thành giai điệu mà bao thế hệ trẻ một thời thuộc lòng. Tuy nhiên, bài thơ quen thuộc nhất với bạn đọc vẫn là bài Việt Nam hiên ngang: khúc hùng ca về một nước Việt Nam kiêu hãnh, bất khuất.

Viết về sự hy sinh của những người lính trong chiến tranh, nhưng bao trùm lên tư thế Việt Nam không phải là dư âm bi tráng của đau thương mất mát mà vượt lên trên, bài thơ tôn vinh vẻ đẹp và sự cao cả. , trở thành biểu tượng chiến thắng của lý tưởng cách mạng. Hình ảnh người chiến sĩ giải phóng quân hy sinh tại sân bay Tân Sơn Nhất với tư thế hiên ngang, hiên ngang trong Dáng đứng Việt Nam đã trở thành một tượng đài giàu sức biểu cảm:

Anh ngã xuống đường ray Tân Sơn Nhất

Nhưng anh ta cố gắng đứng dậy và đặt khẩu súng của mình lên chiếc trực thăng

Và anh ấy đã chết khi đang đứng bắn

Máu Anh phun đạn cầu vồng.

Hình ảnh bi tráng về tư thế xả thân của người chiến sĩ giải phóng quân làm cho quân thù vô cùng khiếp sợ:

Thấy ông bất ngờ, giặc hoảng sợ đòi hàng

Có người khuỵu chân tránh đạn

Bởi vì tôi đã chết nhưng dũng cảm

Vẫn đứng và bắn vũ khí của mình.

Sự kết hợp hai phạm trù thẩm mỹ tương phản trong cùng một khổ thơ đã tạo cho tác phẩm một sức gợi đặc biệt, đó là sự đối lập giữa tư thế kiêu hãnh của người giải phóng quân với sự hèn nhát, khiếp sợ của giặc Mỹ. Những câu thơ được viết với sự tưởng tượng rất mạnh của tác giả làm cho hình tượng người chiến sĩ giải phóng trở nên cao cả, kì vĩ.

Thơ Lê Anh Xuân có sức khái quát lớn, nhất là “khái quát về những phẩm chất cao quý của dân tộc” mà bài thơ Dáng đứng Việt Nam là một ví dụ, nhất là ở khổ thơ cuối:

Anh vẫn im lìm như bức tường đồng

Như đôi dép dưới chân giẫm lên xác Mỹ

Nhưng vẫn là một màu đơn giản, tươi sáng

Không phải hình ảnh, không phải dòng địa chỉ

Tôi đã không để lại bất cứ điều gì trước khi tôi đi

Chỉ để lại tư thế cắt xẻ thế kỷ của Việt Nam:

Anh là chiến sĩ giải phóng.

Tên anh đã thành tên nước Ôi Giải phóng quân anh ơi!

Từ vị trí giữa đường Tân Sơn Nhất

Đất nước bay bổng trong mùa xuân.

Với những câu thơ đầy cảm xúc sử thi và giàu chất trữ tình, tư thế hi sinh của người lính đã trở thành biểu tượng của vẻ đẹp cao cả và cao cả, hình ảnh của anh là hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam xung phong xông pha trận mạc với một niềm tin to lớn và vững chắc vào nền độc lập, tự do của Tổ quốc .

Nhiều người đã ngã xuống, và cũng như người chiến sĩ giải phóng quân khác, họ không để lại tên tuổi, địa chỉ nhưng họ không bao giờ vô danh trong lòng dân tộc, bởi thân thể, máu xương của họ đã hòa vào Tổ quốc, làm nên hình hài của Tổ quốc. đất nước, tạo nên một thế đứng Việt Nam trong thế kỷ.

Tham khảo mẫu 🌸 Tóm Tắt Đồng Chí Chính Hữu 🌸 ngắn gọn!

Cảm Nhận Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam Ngắn Nhất

Tuyển tập bài văn ngắn nêu cảm nhận về bài thơ Dáng đứng Việt Nam ngắn nhất, các bạn xem ngay bên dưới nhé!

Cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc ta đã đi vào thơ ca như một huyền thoại. Và trong cuộc trường chinh ấy đã có bao lớp thế hệ thanh niên sẵn sàng ra mặt trận cầm súng để bảo vệ Tổ Quốc, trong đó có những người mang danh hiệu “nhà thơ- chiến sĩ”.

Đã có rất nhiều nhà thơ của chúng ta đã ngã xuống trên chiến trường như một người lính như nhà thơ Hoàng Lộc, nhà thơ Lê Anh Xuân… Nhắc đến nhà thơ Lê Anh Xuân người ta nhớ ngay “Dáng đứng Việt Nam”- một bài thơ mang vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Lê Anh Xuân tên thật là Ca Lê Hiến, là con thứ của nhà giáo – nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng Ca Văn Thỉnh quê tỉnh Bến Tre. Năm 1954 ông cùng gia đình tập kết ra miền Bắc, được học hành đào tạo bài bản. Có lẽ vì thế nên dù là nhà sử học (ông học Đại học Tổng hợp Hà Nội, khoa  Sử) nhưng lại bén duyên và bộc lộ tài năng với thơ ca rất sớm.

Năm 1964 ông được trở về miền Nam quê hương, công tác ở tiểu ban Giáo dục rồi sau đó chuyển về Hội Văn nghệ giải phóng. Trong gia sản thơ của mình, Lê Anh Xuân sáng tác nhiều bài thơ về quê hương, đất nước, con người Việt Nam như: Nhớ mưa quê hương (1961), Trở về quê nội (1965), Nguyễn Văn Trỗi (Trường ca-1968) … Lê Anh Xuân hy sinh tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An vào ngày 24/5/1968 sau một trận đối đầu với giặc Mỹ. 

Nếu ở “Tây Tiến” (1948), Quang Dũng viết về những chàng trai đô thành Hà Nội tài hoa bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp với chí khí coi cái chết nhẹ tựa lông hồng -“ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”; thì ở “Dáng đứng Việt Nam”, với âm hưởng anh hùng ca, Lê Anh Xuân đã khắc chạm tư thế hy sinh hiên ngang, bất khuất của chàng trai miền Nam trong trận đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất (Xuân Mậu Thân):

“Anh ngã xuống trên đường băng Tân Sơn Nhất

Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng”.

Những hình ảnh diễn tả về sự hy sinh của người lính được nhà thơ khắc họa hết sức sinh động, thể hiện tinh thần yêu nước, niềm lạc quan và lòng tự hào dân tộc, làm cho kẻ thù phải khiếp sợ trước sự hy sinh đầy quả cảm và niềm tin yêu mãnh liệt vào sự tất thắng của cách mạng Việt Nam.

Lịch sử sẽ không bao giờ lãng quên sự hy sinh anh dũng và thầm lặng của những chiến sĩ giải phóng quân, mặc dù có thể họ không để lại “một tấm hình” hay “một dòng địa chỉ” nhưng họ mãi mãi là những “bức tường đồng” được tôn vinh, gìn giữ và ghi nhận như những giá trị văn hóa vĩnh hằng của một dân tộc anh hùng. Và những hành động tưởng chừng như đơn giản ấy bất ngờ được nâng lên thành hình tượng cao cả, vĩ đại trở thành giá trị mới của văn hóa Việt Nam.

Chính hình ảnh “Anh là chiến sĩ giải phóng quân” đã tạo nên “…cái dáng dứng Việt Nam tạc vào thế kỷ”! Thế giới đã nhìn nhận Việt Nam trong thế kỷ XX như biểu tượng của thời đại đấu tranh giải phóng dân tộc. Điều đó có lẽ đã được Nhà thơ – Liệt sĩ Lê Anh Xuân dự báo từ những vần thơ mang âm hưởng chủ đạo về sự bi tráng của chiến tranh, song vẫn toát lên sự hào hùng, lạc quan của người lính trước sự hy sinh anh dũng, thanh cao và thầm lặng để trở thành những hình tượng bất tử của dân tộc; có sức sống mãnh liệt và lan tỏa rộng lớn, mang dấu ấn thời đại sâu sắc.

Hình tượng người lính được nâng lên thành biểu tượng của đất nước, của dân tộc, tỏa sáng đến hôm nay và mai sau…Bài thơ khép lại bằng hình ảnh:

“Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất

Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”

Đã mở ra một chân trời mới tràn ngập niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của dân tộc Việt Nam.

Nhà thơ -chiến sĩ- liệt sĩ Lê Anh Xuân đã ra đi nhưng bút tích và trang đời của anh vẫn sống mãi. Thi phẩm của ông đã ghi dấu vào ca khúc nổi tiếng cùng tên và được nhiều ca sĩ dòng nhạc thính phòng biểu diễn trên những sân khấu lớn (Sao Mai, Những bài ca đi cùng năm tháng…). 

Cách 🌸 Phân Tích Bài Thơ Hạt Gạo Làng Ta  🌸 và bài mẫu hay!

Bài Văn Cảm Nhận Bài Thơ Dáng Đứng Việt Nam Xuất Sắc

Gửi tặng bạn đọc bài văn cảm nhận về bài thơ Dáng đứng Việt Nam được đánh giá xuất sắc nhất, xem ngay!

Dáng đứng Việt Nam là thi phẩm cuối cùng của nhà thơ – chiến sĩ Lê Anh Xuân, được viết tháng 3/1968 trong những ngày khói lửa của cuộc Tổng tiến công mùa xuân Mậu Thân. Tác giả hi sinh hai tháng sau đó tại vùng phụ cận Sài Gòn vào lúc tuổi đời còn rất trẻ, để lại mùa xuân của cuộc đời cho mùa xuân đất nước.

Nhà thơ Lê Anh Xuân (tên thật là Ca Lê Hiến) sinh ra trong một gia đình tri thức yêu nước tại Bến Tre, năm 14 tuổi theo gia đình tập kết ra Bắc, học phổ thông sau đó học khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cuối năm 1964, Lê Anh Xuân trở về chiến trường miền Nam, công tác ở Tiểu ban Giáo dục, sau chuyển về Hội Văn nghệ Giải phóng.

Tốt nghiệp ngành Sử học, nhưng Lê Anh Xuân rất yêu thơ và sáng tác khá nhiều, từng được giải Nhì cuộc thi thơ do Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức. Những vần thơ nồng đượm tình yêu đất nước, quê hương, ngập tràn lí tưởng cách mạng và vững vàng một niềm tin chiến thắng của Lê Anh Xuân đã trở thành những giai điệu nằm lòng một thời của nhiều thế hệ trẻ. Tuy nhiên, bài thơ được bạn đọc biết đến nhiều nhất vẫn là Dáng đứng Việt Nam – khúc tráng ca về một Việt Nam kiêu hùng, bất khuất.

Viết về sự hi sinh của người lính trong cuộc chiến đấu, nhưng bao trùm lên Dáng đứng Việt Nam không phải là âm hưởng bi thương của nỗi đau và sự mất mát mà vượt lên trên, bài thơ tôn vinh cái đẹp và sự cao cả, trở thành biểu tượng chiến thắng của lí tưởng cách mạng. Hình ảnh người chiến sĩ giải phóng quân hi sinh trên sân bay Tân Sơn Nhất với tư thế hiên ngang, lẫm liệt trong Dáng đứng Việt Nam đã trở thành một bức tượng đài đầy tính biểu cảm:

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất

Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng

Và Anh chết trong khi đang đứng bắn

Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.

Hình ảnh bi tráng về tư thế hi sinh của người chiến sĩ giải phóng quân đã làm cho quân giặc vô cùng khiếp sợ:

Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng

Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn

Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm

Vẫn đứng đoàng hoàng nổ súng tiến công.

Việc kết hợp hai phạm trù thẩm mĩ tương phản trong cùng một khổ thơ đã tạo cho tác phẩm sức gợi tả đặc biệt, đó là sự đốì lập giữa tư thế hiên ngang của người chiến sĩ giải phóng quân và nỗi đớn hèn, khiếp sợ của giặc Mĩ. Những câu thơ được viết lên bằng một trường liên tưởng hết sức mãnh liệt của tác giả khiến hình ảnh người chiến sỹ giải phóng quân trở nên lớn lao và kì vỹ.

Thơ Lê Anh Xuân rất có ý thức khái quát, đặc biệt là “khái quát về những phẩm chất cao đẹp của dân tộc”, bài thơ Dáng đứng Việt Nam là một minh chứng cho điều này, đặc biệt ở khổ cuối:

Anh tên gi hỡi Anh yêu quý

Anh vẫn đứng lặng im như bức tường đồng

Như đôi dép dưới chân Anh dẫm lên bao xác Mĩ

Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong

Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho Anh trước lúc lên đường

Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ:

Anh là chiến sỹ giải phóng quân.

Tên Anh đã thành tên đất nước Ôi anh Giải phóng quân!

Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất

Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.

Với những câu thơ mang đầy cảm xúc sử thi và chất trữ tình đậm đà, tư thế hi sinh của người chiến sĩ đã trở biểu tượng của cái đẹp và sự cao cả, hình ảnh của anh là hình ảnh của những thế hệ tuổi trẻ Việt Nam rùng rùng ra trận với niềm tin lớn lao mãnh liệt về một ngày độc lập tự do của đất nước.

Nhiều người đã ngã xuống, và cũng như người chiến sĩ giải phóng quân kia, họ không để lại tuổi tên, địa chỉ, nhưng họ không bao giờ vô danh trong trái tim dân tộc, bởi thân thể và máu xương của họ đã hòa vào đất mẹ, làm nên dáng hình của đất nước, tạo dựng một Dáng đứng Việt Nam sừng sững trong thế kỉ.

Lê Anh Xuân hi sinh trong chiến dịch Mậu Thân nãm 1968 khi chưa kịp chứng kiến mùa xuân thắng lợi, khi chưa kịp thấy những điều anh mong đợi – “Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân” – đã trở thành sự thực vào năm 1975. Nhưng những vần thơ của người chiến sĩ – nhà thơ ấy vẫn sống mãi, trở thành một khúc tráng ca vượt qua năm tháng để gửi tới muôn thế hệ những khoảnh khắc lịch sử về một mùa xuân bất diệt của dân tộc.

Mẫu 8 bài 🌸 Phân Tích Bài Thơ Hương Thầm 🌸 ý nghĩa!

Viết một bình luận