Top 11+ bài văn phân tích 2 câu kết Lưu Biệt Khi Xuất Dương hay nhất dưới đây sẽ giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu tham khảo để biết cách viết bài văn phân tích điểm cao.
Cách Phân Tích 2 Câu Kết Lưu Biệt Khi Xuất Dương
Dưới đây là cách phân tích 2 câu kết lưu biệt khi xuất dương mà Scr.vn biên tập cho các bạn cùng tham khảo.
1. Mở bài
Trình bày khái quát những nét chủ yếu nhất về cuộc đời và sự nghiệp Phan Bội Châu: Đôi nét về cuộc đời hoạt động cách mạng và sự nghiệp văn chương… Giới thiệu khái quát nội dung và nhấn mạnh tầm quan trọng của bài thơ Lưu biệt khi xuất dương: Bài thơ ấy là tiêu biểu cho tinh thần yêu nước của chính tác giả
2.Thân bài: Phân tích hai câu kết: Tư thế và khát vọng buổi lên đường
+ Tư thế lên đường của người chí sĩ thật sự hoành tráng:
“Nguyện trục trường phong Đông hải khứ
Tiên trùng bạch lãng nhất tề phi”
+ Những hình tượng kì vĩ được sử dụng: “trường phong”- ngọn gió dài, lớn; “Thiên trùng bạch lãng” (ngàn lớp sóng bạc) ⇒ Tư thế hiên ngang, mong muốn lớn lao mang tầm vũ trụ của người cách mạng.
⇒ Tầm vóc của ý chí con người đã lớn lao hơn, không cam chịu trói mình trong khuôn khổ, vượt ra ngoài vòng kiểm tỏa
3. Kết bài
Khái quát về những nét đặc sắc nghệ thuật đem lại thành công cho tác phẩm.
Khẳng định lại nội dung tư tưởng của tác phẩm và liên hệ về ý chí, khát vọng của con người trong thời đại hiện nay.
SCR.VN Chia Sẻ Thêm ❤️️Phân Tích Bài Lưu Biệt Khi Xuất Dương❤️️ Hay Nhất
12+ Bài Văn Phân Tích 2 Câu Kết Lưu Biệt Khi Xuất Dương
Đừng bỏ qua 12 bài văn, đoạn văn mẫu phân tích ngắn gọn dưới đây để trau dồi thêm kĩ năng viết văn hay!
Phân Tích 2 Câu Kết Lưu Biệt Khi Xuất Dương Ngắn Hay
Sau những câu thơ mang đậm tính chất chính trị, lý tưởng cao đẹp thì đến hai câu thơ cuối chất trữ tình lãng mạn cách mạng trong thơ của tác giả được thể hiện khá rõ. “Muốn vượt bể Đông theo cánh gió” chính là thể hiện khát vọng lý tưởng của tác giả khi đến một vùng đất mới với hy vọng học hỏi được những kiến thức bổ ích mang về phụng sự cho đất nước, giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ, lầm than.
Ở đó tầm vóc, tráng chí của người anh hùng được thể hiện một cách bay bổng và phóng khoáng, bộc lộ sự tự do, niềm vui sướng, hoài bão to lớn mà Phan Bội Châu ôm ấp khi lên đường sang Nhật. Cảnh tượng “Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”, mang đến cho người đọc khung cảnh kỳ vĩ của thiên nhiên trong ngày người chí sĩ ra đi, thể hiện tầm vóc lớn lao, tâm hồn cao đẹp, kiêu hãnh, hùng tráng của người ra đi nổi bật hẳn lên trên cái nền sóng nước, mây trời.
Cho nhiều bạn đang cần 👉 Shop Acc Nick Ngon Miễn Phí 🎁
Phân Tích Hai Câu Kết Lưu Biệt Khi Xuất Dương Ngắn Hay Nhất
Hai câu thơ cuối trong bài Lưu biệt khi xuất dương diễn tả hình ảnh kì vĩ lớn lao, khắc họa được tầm vóc kì vĩ, phi thường của chủ thể trữ tình. Tác giả là nhà nho tiên tiến sớm tiếp cận với tư tưởng tiến bộ thông qua Tân thư.
Ông hiểu rất rõ sự thất thế, mục ruỗng của xã hội nen đã tìm cho mình một hướng đi riêng nhằm giải phóng dân tộc. Hai câu thơ cuối bài đã nêu bật hình ảnh người chí sĩ yêu nước vượt “muôn trùng sóng bạc” ở “Biển Đông” để hướng tới những điều tốt đẹp dành cho dân tộc. Sóng của biển cả cũng chính là con sóng của nhiệt huyết đang dâng trào, chắp cánh cho ý chí vượt đại dương tìm đường cứu nước thêm phần tự tin.
Tư thế cùng khát vọng lên đường của nhân vật trữ tình trong hai câu cuối có sức truyền cảm mạnh mẽ. Phan Bội Châu từ bài này gợi lên được nhiệt huyết của cả một thế hệ mạnh mẽ, can trường, dám bứt phá, thay đổi.
Phân Tích 2 Câu Kết Lưu Biệt Khi Xuất Dương Điểm Cao
Hai câu thơ kết “Muốn vượt bể Đông theo cánh gió/Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” chính là hình ảnh người chí sĩ yêu nước lên đường vượt biển xa quê hương để tìm tới chân trời mới, học hỏi những kiến thức mới để quay về phụng sự cho Tổ quốc, dân tộc với phong thái hiên ngang và tự tin vô cùng.
Những hình ảnh “bể Đông”, “muôn trùng sóng bạc” đã gợi ra một bối cảnh không gian rộng lớn, khoáng đạt, thể hiện tâm hồn yêu đời, cùng những khát vọng, lý tưởng cao lớn muốn vươn ra biển lớn của người chí sĩ. Tầm vóc con người trở nên kì vĩ, lớn lao nổi bật hẳn trên cái nền của thiên nhiên bởi sự kiêu hãnh, tráng chí hùng mạnh bên trong tâm hồn nhân vật trữ tình.
Phân Tích 2 Câu Kết Lưu Biệt Khi Xuất Dương Ngắn Gọn
Các hình ảnh kì vĩ trong hai câu kết mang tầm vũ trụ: bể Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc. Tất cả như hòa nhập làm một với con người trong tư thế bay lên. Tác giả dựng bối cảnh kì vĩ, hiện lên qua hình ảnh thơ “trường phong” (ngọn gió dài), “thiên trùng bạch lãng” (ngàn đợt sóng bạc).
Từ hình ảnh đó làm nổi bật lên tư thế của con người đầy lẫm liệt, oai phong “nhất tề phi”, một tư thế của con người đang vượt lên hiện thực đầy tăm tối của thời cuộc, tư thế sánh ngang vũ trụ của con người. Nếu hai thanh trắc cuối câu 7 (Đông Hải khứ) làm cho âm điệu nén lại thì hai thanh bằng cuối câu 8 (nhất tề phi) lại làm cho âm điệu cất lên, bay lên. Âm hưởng trầm bổng ấy cũng góp phần thể hiện quyết tâm mạnh mẽ lên đường cứu nước cùa Phan Bội Châu.
Mời Xem Thêm ❤️️Phân Tích 2 Câu Đầu Tây Tiến❤️️ Hay Nhất
Phân Tích 2 Câu Kết Lưu Biệt Khi Xuất Dương Hay Nhất
Tố Hữu trong trường ca “Theo chân Bác” đã từng viết về Phan Bội Châu:
“Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng
Bạn cùng ai đất khách dãi dầu”.
Hai câu thơ đánh giá rất cao về con người và thơ văn của Phan Bội Châu một nhà cách mạng, một văn sĩ Việt Nam kiệt xuất nhất 25 năm đầu thế kỉ XX. Con người ấy đã từng có những vần thơ hùng tráng, hào sảng:
“Muốn vượt bể Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”.
Hai câu thơ gợi ta nhớ đến những câu thơ ngang tàng của ông Hi Văn Nguyễn Công Trứ:
“Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả vay trả vay
Chí làm trai nam bắc tây đông
Cho phỉ chí tang bồng trong bốn bể…
Làm trai đứng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi
Sinh thời thế phải xoay nên thời thế”.
Chí làm trai là phải dám đốì diện với cả trời đất để khẳng định mình trước cuộc đời, trước vũ trụ bao la. Phan bội Châu đã vượt qua những giới hạn của tầng lớp nho sĩ mà ý thức sâu sắc về hoài bão và sứ mệnh của mình. Con người dám đối mặt với cả trời đất, vũ trụ để khẳng định mình, vượt lên mộng công danh thường gắn liền với hại chữ trung hiếu để vươn tới lí tưởng nhân quần, xã hội rộng lớn.
Trong cái thời buổi “non sông đã chết sống thêm nhục/ Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”, chí nam nhi thôi thúc Phan Bội Châu phải có một hành động xứng đáng, phi thường: Xuất dương. Và lời từ biệt đầy hào khí trước khi xuất dương đã thể hiện một khát vọng, tư thế lên đường mang vẻ đẹp lãng mạn. Câu thơ sử dụng các hình ảnh khoa trương lớn lao, kì vĩ: trường phong, Đông Hải, thiên trùng, bạch lãng (bể Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc). Tất cả đều như hoà nhập với con người trong tư thế bay lên. Đây thực sự là khoảnh khắc “xuất dương” trong tâm tưởng của người chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu, khát vọng và tư thế đều vươn lên đến tầm vóc sánh ngang vũ trụ.
Các hình ảnh như “đông hải” (biển Đông), “thiên trùng bạch lãng” (ngàn đợt sóng bạc), “trường phong” (Ngọn gió dài, ngọn gió lớn), “nhất tề phi” (cùng bay lên, bay theo) hô ứng với nhau trong trường lên tưởng rộng lớn, hoành tráng. Là /nhất tề phi” không chỉ đơn giản “muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi như trong bản dịch. Đây là một dự cảm, một khát vọng, một liên tưởng hào hùng bất chợt đến trong niềm lạc quan, tin – tưởng mãnh liệt của nhà thơ.
Bản dịch đã biến sự “đột khởi” trong cao trào mạch cảm xúc “xuất dương” tìm con đường đi mới cho cơ đồ đất nước thành lời miêu tả, tường thuật khiến cho hình ảnh thơ phần nào nhẹ nhàng, tĩnh lặng, âm thầm. Nó không nói được cái hăm hở dấn thân, phong độ hào hùng và trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ. Con người ấy như đang lao vào ngaý một môi trường hoạt động mới mẻ, sôi động đang mở ra trước mắt. Biển rộng, ngàn đợt sóng lớn, gió đại dương – gió của viễn cảnh thời đại mới – đang nhất tề cùng bay lẽn trên dõi cánh lãng mạn của trí tưởng tượng kì vĩ, hoành tráng.
Hay chính khát vọng lớn lao của cái tôi trữ tình đang cuộn lên những lớp sóng bạc, gió lớn, khuấy động những đợt sóng lòng dào đạt sục sôi của một thế hệ thanh niên ưu tú nặng lòng với non sông đất nước, gạt bỏ tất cả để “xuất dương” cầu học tập, tiến bộ. Và thực tế, “vào khoảng những năm đầu thế kỉ này, chỉ vì đọc Phan Bội Châu mà hàng nghìn thanh niên đâ cắt cụt bím tóc, vâ’t hết sách vở, văn chương nghề cử tử cùng cái mộng công danh nhục nhã gắn trên đó, lìa bỏ làng mạc, nhà cửa, vợ con rồi băng ngàn, lội suôi, bất chấp mọi nỗi đói thiếu, nguy hiểm, khổ sở để qua Xiêm, qua Tàu, qua Nhật mà học hỏi, trù tính việc đánh Tây. Đó là một thành công vĩ đại” (Đặng Thai Mai).
Vẻ đẹp của hai câu thơ hiện lên từ một tứ thơ đẹp về hình ảnh con người đuổi theo ngọn gió dài trên đại dương bao la cùng muôn ngàn cơn sóng bạc; Đẹp trong hình ảnh và ngôn ngữ thơ kì vĩ, phù hợp với tâm thế và chí khí của người cách mạng… Đại bàng đã tung cánh mênh mông ra biển lớn, đối mặt với giông tố, bão bùng. Trang nam nhi không phải bằng mọi cách để lưu danh sử sách, khẳng định cá nhân mà cá nhân ấy phải làm nên sự nghiệp phi thường, ấy là việc kinh bang tế thế, cứu dân, cứu nước. Khát vọng sông cao cả của Phan Bội Châu giúp ta hiểu thêm cốt cách vĩ đại của con người kiệt xuất này.
QUÀ VIP 👉 Thẻ Viettel Miễn Phí
Phân Tích 2 Câu Kết Lưu Biệt Khi Xuất Dương Dài Nhất
Tố Hữu trong trường ca “Theo chân Bác” đã từng viết về Phan Bội Châu:
“Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng
Bạn cùng ai đất khách dãi dầu”.
Hai câu thơ đánh giá rất cao về con người và thơ văn của Phan Bội Châu một nhà cách mạng, một văn sĩ Việt Nam kiệt xuất nhất 25 năm đầu thế kỉ XX. Con người ấy đã từng có những vần thơ hùng tráng, hào sảng:
“Muốn vượt bể Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”.
Hai câu thơ gợi ta nhớ đến những câu thơ ngang tàng của ông Hi Văn Nguyễn Công Trứ:
“Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả vay trả vay
Chí làm trai nam bắc tây đông
Cho phỉ chí tang bồng trong bốn bể…
Làm trai đứng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi
Sinh thời thế phải xoay nên thời thế”.
Chí làm trai là phải dám đốì diện với cả trời đất để khẳng định mình trước cuộc đời, trước vũ trụ bao la. Phan bội Châu đã vượt qua những giới hạn của tầng lớp nho sĩ mà ý thức sâu sắc về hoài bão và sứ mệnh của mình. Con người dám đối mặt với cả trời đất, vũ trụ để khẳng định mình, vượt lên mộng công danh thường gắn liền với hại chữ trung hiếu để vươn tới lí tưởng nhân quần, xã hội rộng lớn. Trong cái thời buổi “non sông đã chết sống thêm nhục/ Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”, chí nam nhi thôi thúc Phan Bội Châu phải có một hành động xứng đáng, phi thường: Xuất dương.
Và lời từ biệt đầy hào khí trước khi xuất dương đã thể hiện một khát vọng, tư thế lên đường mang vẻ đẹp lãng mạn. Câu thơ sử dụng các hình ảnh khoa trương lớn lao, kì vĩ: trường phong, Đông Hải, thiên trùng, bạch lãng (bể Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc). Tất cả đều như hoà nhập với con người trong tư thế bay lên. Đây thực sự là khoảnh khắc “xuất dương” trong tâm tưởng của người chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu, khát vọng và tư thế đều vươn lên đến tầm vóc sánh ngang vũ trụ.
Các hình ảnh như “đông hải” (biển Đông), “thiên trùng bạch lãng” (ngàn đợt sóng bạc), “trường phong” (Ngọn gió dài, ngọn gió lớn), “nhất tề phi” (cùng bay lên, bay theo) hô ứng với nhau trong trường lên tưởng rộng lớn, hoành tráng. Là /nhất tề phi” không chỉ đơn giản “muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi như trong bản dịch. Đây là một dự cảm, một khát vọng, một liên tưởng hào hùng bất chợt đến trong niềm lạc quan, tin – tưởng mãnh liệt của nhà thơ.
Bản dịch đã biến sự “đột khởi” trong cao trào mạch cảm xúc “xuất dương” tìm con đường đi mới cho cơ đồ đất nước thành lời miêu tả, tường thuật khiến cho hình ảnh thơ phần nào nhẹ nhàng, tĩnh lặng, âm thầm. Nó không nói được cái hăm hở dấn thân, phong độ hào hùng và trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ. Con người ấy như đang lao vào ngaý một môi trường hoạt động mới mẻ, sôi động đang mở ra trước mắt. Biển rộng, ngàn đợt sóng lớn, gió đại dương – gió của viễn cảnh thời đại mới – đang nhất tề cùng bay lẽn trên dõi cánh lãng mạn của trí tưởng tượng kì vĩ, hoành tráng.
Hay chính khát vọng lớn lao của cái tôi trữ tình đang cuộn lên những lớp sóng bạc, gió lớn, khuấy động những đợt sóng lòng dào đạt sục sôi của một thế hệ thanh niên ưu tú nặng lòng với non sông đất nước, gạt bỏ tất cả để “xuất dương” cầu học tập, tiến bộ. Và thực tế, “vào khoảng những năm đầu thế kỉ này, chỉ vì đọc Phan Bội Châu mà hàng nghìn thanh niên đâ cắt cụt bím tóc, vâ’t hết sách vở, văn chương nghề cử tử cùng cái mộng công danh nhục nhã gắn trên đó, lìa bỏ làng mạc, nhà cửa, vợ con rồi băng ngàn, lội suôi, bất chấp mọi nỗi đói thiếu, nguy hiểm, khổ sở để qua Xiêm, qua Tàu, qua Nhật mà học hỏi, trù tính việc đánh Tây. Đó là một thành công vĩ đại” (Đặng Thai Mai).
Vẻ đẹp của hai câu thơ hiện lên từ một tứ thơ đẹp về hình ảnh con người đuổi theo ngọn gió dài trên đại dương bao la cùng muôn ngàn cơn sóng bạc; Đẹp trong hình ảnh và ngôn ngữ thơ kì vĩ, phù hợp với tâm thế và chí khí của người cách mạng… Đại bàng đã tung cánh mênh mông ra biển lớn, đối mặt với giông tố, bão bùng. Trang nam nhi không phải bằng mọi cách để lưu danh sử sách, khẳng định cá nhân mà cá nhân ấy phải làm nên sự nghiệp phi thường, ấy là việc kinh bang tế thế, cứu dân, cứu nước. Khát vọng sông cao cả của Phan Bội Châu giúp ta hiểu thêm cốt cách vĩ đại của con người kiệt xuất này.
Phân Tích 2 Câu Kết Lưu Biệt Khi Xuất Dương Ngắn Gọn Nhất
Phan Bội Châu được coi là một trong số những anh hùng kiệt xuất có tầm ảnh hưởng lớn đối với cách mạng Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XX. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình ông chưa một lần được hưởng niềm vui chiến thắng nhưng tình yêu đất nước, khát vọng hòa bình và ý chí đấu tranh của ông luôn là ngọn lửa tiếp thêm nhiệt huyết, đam mê cho nhiều thế hệ sau này. Mà trước hết, thơ ca là mặt trận để ông bộc lộ điều ấy. Lưu biệt khi xuất dương là một bài thơ như thế. Ra đời vào thời điểm, nhà thơ chuẩn bị lên đường sang Nhật để thực hiện chí lớn, tác phẩm đã thể hiện niềm khát khao mãnh liệt, mong chờ một sự nghiệp kinh bang tế thế thay đổi vận mệnh cho nước nhà:
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu
(Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão)
Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông
(Đi thi tự vịnh – Nguyễn Công Trứ)
Cái chí của đấng nam nhi ở đây là công, là danh. Họ trông vào đó mà tìm kiếm sự nghiệp, khẳng định bản thân mình trước cuộc đời, trước mọi người. Nhưng cách thể hiện của Phan tiên sinh trong bài thơ này lại gây một ấn tượng mạnh. Cái chí của kẻ làm trai lại trở nên kì vĩ, lớn lao. Bởi nó được đặt trong một không gian đặc biệt, đó là vũ trụ. Nếu nhìn từ không gian ấy, bậc nam nhi sẽ còn có nhiều khao khát hơn là công và danh. Chữ lạ trong bản dịch thơ tuy hay nhưng chưa làm toát lên được ý nghĩa từ chữ kì trong văn bản gốc. Làm trai phải lạ cần được hiểu là làm được những việc kì lạ, kiệt xuất, phi thường. Muốn làm được điều ấy, người quân tử phải được đặt trong một không gian không thể là trên đời được, mà phải là càn khôn.
Vì “đời” tưởng rộng mà hóa ra lại hẹp, mới chỉ là thế giới loài người, còn “càn khôn” là vũ trụ bao la. Cho nên cái hay trong hai câu đề là không gian ấy đến câu thứ hai mới xuất hiện, nó làm tôn lên hình ảnh một bậc nam nhi đại trượng phu, hào kiệt dõng dạc hô vang ở câu đầu rằng phải lạ. Có nghĩa là đấng nam tử đâu chỉ trông chờ, thụ động, phó mặc cho tạo hóa xoay vần, mà phải chủ động, dấn thân thay đổi cả càn khôn, trời đất, cải tạo cả vũ trụ, giang sơn. Mạnh mẽ hơn là phải biết sống hiển hách, dám mưu đồ những việc lớn, kinh thiên động địa, đất nước lâm nguy thì ra tay cứu nước, thay đổi lịch sử. Cảm hứng sử thi, lãng mạn đã nâng tầm chí làm trai lên một diện mạo mới. Đặt trong bối cảnh ra đời bài thơ, hình ảnh đấng nam nhi mang tầm vóc vũ trụ ấy đã mở đầu cho một khúc khải hoàn ca đầy hùng tráng, phi thường về ý chí và tinh thần yêu nước.
Vậy không thể sống như thế với thực tại, muốn mưu đồ việc xoay chuyển càn khôn phải tiến đến hành động. Và hành động ấy chỉ có thể là xuất dương.
Muốn vượt bể đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
Hai câu kết thật đẹp! Hình ảnh miêu tả có phần ước lệ tượng trưng tạo nên một cảnh tượng biển trời, gió bão, sóng bạc thật hùng vĩ. Nó làm toát lên cái hùng tâm tráng trí của kẻ sĩ yêu nước cháy bỏng mà ở câu thơ cuối: thiên trùng bạch lãng nhất tề phi, bản dịch chưa làm toát lên được. Đúng hơn là biển mênh mông, gió bát ngát, sóng bạc muôn trùng và ý chí, khát vọng của con người cùng nhau hòa quện làm một mà nhất tề phi (cùng bay lên). Tâm thế ra đi cũng rộng lớn, tráng lệ như biển trời vậy. Có cái hào sảng, quyết tâm, mạnh mẽ, nhiệt huyết khi lên đường. Người ở lại – bạn bè bằng hữu, chắc chắn cảm nhận được khát vọng, lý tưởng trong hành động kiệt xuất của con người kiệt xuất ấy.
Bài thơ khép lại trong một niềm hân hoan, hứng khởi trào dâng mãnh liệt của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. Sự kết hợp đầy mới mẻ giữa cách thể hiện đậm chất thơ văn trung đại với những tư tưởng nội dung đậm hơi thở của nhịp sống đương thời đã hình tượng hóa một cách lãng mạn và hào hùng của người chí sĩ yêu nước những năm đầu thế kỉ XX. Giọng thơ nhiệt huyết, lay động này đã tiếp thêm sức mạnh, đã thổi bùng khát khao cho biết bao kẻ sĩ thời ấy có mong muốn thực hiện chí lớn vì sự nghiệp dân tộc của mình.
Đọc thêm bài ❤️️Phân Tích Thương Vợ Của Tú Xương❤️️ Hay Nhất
Phân Tích 2 Câu Kết Lưu Biệt Khi Xuất Dương Sinh Động
Sau khi tham gia thành lập Duy tân hội, đầu năm 1905, theo chủ trương của tổ chức, Phan Bội Châu nhận nhiệm vụ xuất dương tới Trung Quốc và Nhật Bản, mở đầu phong trào Đồng du, đặt cơ sớ đào tạo cốt cán cho cách mạng trong nước và cầu Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp. Lúc này đất nước đã mất chủ quyền ; ngọn lửa của phong trào Cần vương đã tắt, báo hiệu sự bế tắc của con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến do các sĩ phu lãnh đạo. Thời cuộc thay đổi đòi hỏi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phải có phương hướng, nội dung và hình thức hoạt động mới.
Phan Bội Châu lúc này còn tương đối trẻ (38 tuổi), là hình ảnh tiêu biểu của một thế hệ cách mạng mới, quyết tâm vượt mình, vượt qua giáo lí đã lỗi thời của đạo Khổng để đón nhận luồng tư tưởng tiên phong trong giai đoạn, mong tìm ra hướng đi mới cho sự nghiệp khôi phục giang sơn. Phong trào Đông du được nhóm lên cùng với bao hi vọng… Lưu biệt khi xuất dương được viết ra trong bữa cơm ngày Tết mà Phan Bội Châu tổ chức tại nhà mình để chia tay các đồng chí trước lúc lên đường. Về sau, trên Bình sự tạp chí (Hàng Châu, Trung Quốc) số 34 (2-1917), Phan Bội Châu cho đăng bài thơ này dưới nhàn đề Đông du kí trư đồng chí (Gửi các đồng chí khi Đông du) với một vài sửa đổi về câu chữ (so với bản được lưu hành trước đó).
Phan Bội Châu tuy văn tài lỗi lạc nhưng không bao giờ xem văn chương là cứu cánh của đời mình. Ông chỉ muốn dùng nó để xốc người đời (đặc biệt là tầng lớp thanh niên) đứng dậy làm cách mạng, cứu nước, cứu dân. Với định hướng này, sáng tác của ông có được một âm hưởng đầy kích thích, khiến người đọc không thể ngồi yên một khi đã được tiếp xúc với nó. Bài Lưu biệt khi xuất dương chính là một ví dụ điển hình.
Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.
(Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi)
Người có hiểu biết về phong trào Đông du hẳn sẽ nhận ra tính tự nhiên, hợp logic của việc nhà thơ liên tưởng tới Đông hải cùng hình ảnh thiên trùng bạch lãng. Nhật Bản – niềm hi vọng mới của các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu – ở phía đông, giữa biển khơi, cách nước ta muôn dặm hải trình. Chính vì vậy, sang Nhật cũng đồng nghĩa với chuyện vượt bể.
Tuy nhiên, trong hai câu thơ, các hình ảnh chủ yếu mang ý nghĩa biểu tượng. Câu thơ dịch không hoàn toàn bám sát ý nguyên tác, đã chuyển một khát vọng, một dự cảm, một liên tưởng bất chợt thành sự tường thuật – miêu tả thực tế, do vậy, chưa truyền đạt được phong độ hào hùng, niềm hăm hở dấn thân cùng trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ. Tâm thế cùng tư thế của nhân vật trữ tình lúc này là muốn lao ngay vào một trường hoạt động mới mẻ, sôi động ; bay lên làm quẫy sóng đại dương hay bay lên cùng những đợt sóng trào sôi vừa thoáng hiện trong tâm tưởng.
Trong bài thơ, có rất nhiều từ, cụm từ chỉ các đại lượng không gian, thời gian lớn cùng một số hình ảnh kì vĩ thể hiện bối cảnh mang tính chất vũ trụ đã được sử dụng: càn khôn, giang sơn, hách niên trung, thiên tải hậu, Đông hải, trường phong, thiên trùng bạch lãng,… Nhớ lại các bài như Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, Nỗi lòng của Đặng Dung, Chim trong lồng của Nguyễn Hữu Cầu,… ta thấy đây là bối cảnh khá đặc trưng của thơ tỏ chí thời trung đại. Như vậy, bối cảnh vũ trụ hoàn toàn không phải là hiện tượng cá biệt ở một vài bài thơ nào đó, bởi con người trong thơ xưa về cơ bản chưa phải là con người cá nhân cá thể mà là con người vũ trụ.
Tuy nhiên, với trường hợp bài Lưu biệt khi xuất dương, vẫn có thể nói rằng bối cảnh ấy có tác dụng tô đậm các phẩm chất rất riêng và nổi bật của nhân vật trữ tình: tự tin, dám đối thoại cùng trời đất, lịch sử ; ý thức rõ về cái vinh, cái nhục ở đời ; có khát vọng khẳng định cái tôi trong hành động dấn thân vì đất nước, dân tộc,… Nói tóm lại, phải có bối cảnh ấy thì chí “vá trời lấp biển” của nhà thơ mới được khắc tạc ấn tượng đến như thế.
Lưu biệt khi xuất dương là bài thơ từ biệt mà cũng là bài thơ mời gọi lên đường. Nó hoàn toàn tương xứng với tầm vóc của một con người được cả dân tộc ngưỡng vọng và tin tưởng vào thời điểm lịch sử khi đó.
Phân Tích 2 Câu Kết Lưu Biệt Khi Xuất Dương Đơn Giản
Trong nền văn học Việt Nam có những nhà thơ còn là những nhà chính trị tài ba, những anh hùng cứu nước. Nếu như chúng ta biết đến Hồ Chí Minh, một người không bao giờ tự xưng là nhà thơ nhà văn nhưng trong quá trình hoạt động cách mạng lại những vần thơ hay, Tố Hữu cũng là một nhà thơ đồng thời là một chiến sĩ đấu tranh cách mạng thì ta cũng không thể nào không nhắc đến Phan Bội Châu.
Ông là một nhà cách mạng hết lòng vì sự nghiệp đất nước. Cũng giống như Hồ Chí Minh thì Phan Bội Châu cũng có những sáng tác văn học nhất định. Trong số những sáng tác của ông phải kể đến bài thơ Xuất dương lưu biệt
Bài thơ này được sáng tác vào cuối thế kỉ XIX, phong trào Cần Vương thất bại, thực dân Pháp chiếm toàn phần Đông Dương. Tình hình chính trị của đất nước vô cùng hỗn loạn. Năm 1905 sau khi thành lập hội Duy Tân, hội đã chủ trương cho Phan Bội Châu ra nước ngoài hoạt động cách mạng. Trong bữa cơm chia tay anh em đồng chí để lên đường Phan Bội châu đã làm bài thơ này để thay lời chia tay họ. Bài thơ thể hiện rất rõ ý chí làm trai và ý chí của một người cách mạng.
Từ những ý niệm về chí làm trai khi sống là một bậc trượng phu trên cuộc đời, cùng với những diễn biến phức tạp của lịch sử Phan Bội Châu thể hiện nguyện vọng và mong muốn của mình:
“Muốn vượt bể Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.”
Hình ảnh ấy “bể đông theo cánh gió” và “muôn trùng sóng bạc” là hai hình ảnh mang tính chất hào hoa lãng mạn thể hiện được khát khao cao đẹp mãnh liệt của nhà thơ. Phan Bội châu muốn vượt lên thực tại đen tối của đất nước để quyết tâm lên đường làm nghiệp lớn bảo vệ cho đất nước cũng chính là bảo vệ cho sự sống còn và vinh nhục của chí làm trai.
Nhà thơ muốn vượt bể Đông để theo cánh gió, cái cánh gió ấy sẽ đưa ông đến những mảnh đất văn minh ở đó ông sẽ học tập và đem những gì mình học được về cứu đất nước. Muôn trùng sóng bạc như đưa chân người anh hùng đi làm chí lớn.
Tóm lại cả bài thơ là một quan niệm chí làm trai của Phan Bội Châu. Đối với ông chí làm trai ấy phải làm được những điều hiển hách được ghi tên trong bảng vàng lưu danh muôn đời. Vận mệnh của chí làm trai gắn liền với vận mệnh của đất nước. Với giọng điệu hào hùng trang nghiêm, cách sử dụng từ ngữ hấp dẫn lôi cuốn bài thơ hiện lên như một bài ca hào hùng về chí làm trai. Nó dường như tiếp sức cho Phan Bội Châu đi trên con đường cứu nước.
Phân Tích 2 Câu Kết Lưu Biệt Khi Xuất Dương Dài Hay Nhất
Phan Bội Châu nhà yêu nước, anh hùng giải phóng dân tộc nổi tiếng trong lịch sử hiện đại Việt Nam, Phan Bội Châu chính là người khởi xướng các phong trào giải phóng Tổ quốc trong những năm đầu thế kỉ XX như Hội Duy Tân, phong trào Đông du, Việt Nam Quang Phục Hội.
Tên tuổi của ông cũng nổi tiếng với nhiều bài thơ, cuốn sách, bài văn tế…Phan Bội Châu luôn mang trong mình lý tưởng, khát vọng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước dân chủ tiến bộ.
“Lưu biệt khi xuất dương” được viết bằng chữ Hán, thể thất ngôn bát cú Đường luật, bài thơ thể hiện vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng trong đầu thế kỉ XX : táo bạo, nhiệt huyết lý tưởng giải phóng dân tộc luôn dâng cao. Ông đã cho người đọc thấy được không khí cách mạng sục sôi giai đoạn đầu thế kỉ XX của những con người yêu nước và tiến bộ của nước nhà.
Đoạn kết của bài thơ Lưu biệt khi xuất dương đã thể hiện quyết tâm, ý chí , hi vọng lớn của tác giả trên con đường mình đã chọn:
Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.
Giọng thơ sục sôi, tràn đầy hi vọng và quyết tâm đi đến nước Nhật để tìm con đường cứu nước. Hình ảnh kết thúc bài thơ vô cùng mạnh mẽ, hào hùng, đó là sự khí phách của con người bắt kịp với thời đại mới. Với hi vọng về ngày mai tươi sáng hơn.
Bài thơ giọng điệu hào hùng, từ ngữ hấp dẫn là một bài ca hào hùng về chí làm trai nguyện dấn thân mình vào sự nghiệp cứu nước của dân tộc. Bài thơ mãi là tấm gương mà người đời luôn noi theo.
Phân Tích 2 Câu Kết Lưu Biệt Khi Xuất Dương Chi Tiết Nhất
Phan Bội Châu (1867-1940) là một nhà yêu nước và cách mạng lớn của dân tộc, trong ông luôn sục sôi ý chí tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc.
Tuy văn tài lỗi lạc nhưng ông không xem văn chương là con đường sự nghiệp của mình, ông chỉ muốn dùng nó để lên tiếng cho cách mạng, cho dân tộc đang sống trong đói khổ lầm than, để những người thanh niên yêu nước đứng dậy làm cách mạng cứu nước, cứu dân. Tinh thần yêu nước ấy được thể hiện rõ trong tác phẩm “Lưu biệt khi xuất dương” (1905)được ông sáng tác trước lúc lên đường sang Nhật.
Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mang hình thức cổ điển, khí thơ và cảm hứng lại rất hiện đại, đó là sản phẩm tinh thần của một nhà nho tiến bộ. Bài thơ thể hiện một lí tưởng sống cao đẹp, đồng thời là một bài học về đạo làm người, một bài ca hùng tráng về chí nam nhi của nhân vật trữ tình mang vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng.
“Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.”
Việc “lạ” của nhân vật trữ tình đang nung nấu sắp khởi hành.Tư thế hăm hở, mang long quyết tâm về cuộc xuất dương cứu nước, nhà thơ thoát ra khỏi tủi thẹn, day dứt của hai câu thơ trước để sang hai câu thở cuối, rồi lên chiếc thuyền sắp ra khơi.Những “cánh gió” “sóng bạc”mang vẻ đẹp lãng mạn về những sóng gió, thăng trâm phía trước.Nhưng những hình ảnh này lại được ông khắc họa bằng giọng thơ hào hùng, bay bỗng.
Tâm thế của nhân vật trữ tình lúc này là muốn lao ngay vào một con đường hoạt động mới, ;bay lên quẫy sóng đại dương, bay lên cùng những đợt sóng trào sôi thoáng hiện trong tâm trí ông.ông không xem đó là những cách trở, những vật cản trên con đường sự nghiệp cách mạng của mình, mà trái lại ông xem chúng như bạn đường, là đối tượng để mình đua sức đua tài.Nhiệt huyết cứu nước cứu đồng loại đã lấn át nỗi lo âu trong ông.Khí thế ra đi thật hùng dũng và đầy quyết tâm, tràn trề sức mạnh.
Hình ảnh kết thúc bài thơ hào hùng, lãng mạn, thể hiện được tư thế ra đi đầy khí phách của con người trong thời đại mới. Người ra đi đã gửi gắm bao nhiêu hi vọng vào con đường mình đã chọn.Bài thơ là cuộc chia tay từ biệt nhưng cũng là tiếng hô gọi, là bàn tay vẫy gọi những lý tưởng cách mạng mới những con người yêu nước của thế hệ thanh niên tràn đây nhựa sống và phía xa xa kia là cánh cửa cuộc sống ấm no hạnh phúc của muôn dân.
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là hình tượng đẹp về một nhà nho tiến bộ đầu thế kỉ XX với lí tưởng cứu nước, khát vọng sống, chiến đấu vì dân tộc, lòng tin và ước mơ về một tương lai tươi sáng.Những hình ảnh kì vĩ về vũ trụ bao la càng làm rõ vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của người lên đường – chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
Tuyển tập văn mẫu ❤️️Phân Tích 2 Câu Kết Bài Thương Vợ❤️️ Hay Nhất