SCR.VN Chia Sẻ Tuyển Tập Top 12+ Bài Văn Mẫu Phân Tích 2 Câu Đầu Tây Tiến Của Tác Giả Quang Dũng Hay Và Đặc Sắc Nhất.
Giới thiệu và ý nghĩa 2 câu đầu bài thơ Tây Tiến
Bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng là một trong những tác phẩm nổi tiếng, phản ánh chân thực và sâu sắc cuộc sống, chiến đấu của người lính trong kháng chiến chống Pháp. Hai câu thơ đầu tiên của bài thơ:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
Ý nghĩa của hai câu thơ:
- Câu thơ đầu tiên “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!” là tiếng gọi, tiếng nhớ thương đầy xúc cảm của tác giả về miền Tây Bắc hùng vĩ, nơi đoàn quân Tây Tiến đã từng hành quân và chiến đấu.
- Câu thứ hai “Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi” thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu lắng và cảm giác chơi vơi, trống trải khi xa rời nơi đã gắn bó với bao kỷ niệm và thử thách.
Hai câu thơ mở đầu này đã thiết lập nên không gian thơ mộng và tâm trạng hoài niệm, đồng thời cũng là lời mở đầu cho những hồi ức sâu sắc về một thời oanh liệt, hào hùng của người lính Tây Tiến
Cách Phân Tích 2 Câu Đầu Tây Tiến
SCR.VN chia sẽ bạn cách phân tích hai câu đầu trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.
– Mở bài phân tích
- Giới thiệu tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến
- Dẫn dắt vào hai câu của bài thơ: câu đầu của bài và câu thư hai nói cái gì
– Thân bài phân tích 2 câu thơ đầu: Ký ức về núi rừng Tây Bắc và đoàn quân Tây Tiến
- “Sông Mã”, “Tây Tiến” đều như trở thành những người thân thương ruột thịt mà Quang Dũng dành trọn tình cảm nhớ thương.
- “Nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ lạ lùng của những người lính từ phố thị.
- Núi rừng Tây Bắc đã khắc vào tâm hồn của họ những kỷ niệm không bao giờ quên, đồng thời cũng là nỗi trống trải, lạc lõng trong lòng tác giả.
– Kết bài phân tích 2 câu thơ đầu bài thơ tây tiến: Giá trị nội dung
- Bài thơ 2 câu tái hiện rõ nét thiên nhiên và nỗi nhớ trống trải
SCR.VN Chia Sẻ Thêm ❤️️Phân Tích Khổ Cuối Bài Thơ Tây Tiến ❤️️ Hay Nhất
12+ Bài Văn Phân Tích 2 Câu Đầu Tây Tiến Hay Nhất
Đừng bỏ qua 12 bài văn, đoạn văn phân tích 2 câu đầu Tây Tiến hay nhất dưới đây để trau dồi thêm kĩ năng viết văn hay!
Phân Tích Hai Câu Đầu Tây Tiến Ngắn Hay
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Cách sử dụng từ ngữ của Quang Dũng đặc biệt “nhớ chơi vơi”. Có nhiều hình thức nhớ được thể hiện trong kho tàng văn học Việt Nam thế nhưng “nhớ chơi vơi” thật đặc biệt và chính cụm từ này làm cho nguồn cảm xúc trong bài thơ tỏa sáng theo cách riêng của nó. “Chơi vơi” là từ láy tượng hình, diễn tả trạng thái lơ lửng của con người trong không gian, không điểm đầu không điểm kết thúc.
Như vậy nhớ chơi vơi là nỗi nhớ thường trực, triền miên, khắc khoải, khiến con người ta đứng ngồi không yên. Trạng thái lơ lửng, bồng bềnh của “chơi vơi” cộng hưởng với niềm xúc cảm nồng nàn, say đắm là miền nhớ đã tạo nên một nỗi “nhớ chơi vơi” có một không hai trên thi đàn. Có lẽ vì nó gắn với “rừng núi” bao la, trời đất rộng lớn và quá khứ bi hùng nên nó phải “chơi vơi” như thế, giống như đám mây lơ lửng trong không trung kia, như là những làn sương-mây-khói giữa Pha Luông khi những người chiến sĩ dừng chân bên lưng núi: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”…
Hai câu thơ đã thể hiện trọn vẹn cảm xúc chủ đạo của bài thơ, tạo nền tảng để cho những nỗi nhớ được nâng lên thành tình cảm luyến lưu sâu sắc. Từ nỗi nhớ của Quang Dũng gợi ta nhớ về nhân vật trữ tình trong ca dao.
Cho nhiều bạn cần 👉 Tặng Acc Game Miễn Phí VIP
Phân Tích 2 Câu Đầu Bài Thơ Tây Tiến Ngắn Hay Nhất
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Đây chắc hẳn là nơi đã gắn bó với các anh bằng những kỉ niệm đẹp nhất của thời trai trẻ, nơi mở đường cho những chiến dịch yêu thương, thắp cháy lên ngọn lửa của khát vọng tự do dân tộc hào hùng. Tiếng gọi nơi mái trường xin tạm dừng khép lại, dấu chân ai in dày trên những đỉnh núi cao, băng qua cánh rừng xanh những lá. Đoạn hành trình dài còn đó những gian truân, khó khăn và muôn vàn thử thách. Ở chốn xa, chỉ có tình đồng chí sống mãi, dìu dắt nhau vượt qua ngàn phong ba, bão táp.
Chính những hình ảnh tưởng chừng như bình thường ấy đã khiến các anh phải trở nên “chơi vơi” khi quay đầu nhìn lại. Thông qua cách sử dụng hai từ “chơi vơi” đặc biệt của tác giả, một nỗi nhớ da diết, triền miên được thổ lộ theo cách nhẹ nhàng nhưng khó phai nhất. Tâm tư kia như được khắc trong tim, được vẽ lên đá, tồn tại với thời gian qua nhiều dáng vẻ, hình thù khác nhau. Đồng thời, khi kết hợp cùng với từ cảm thán “ơi” ở câu trên càng nhấn mạnh nên một cảm xúc khó tả, một chút xuyến xao trong lòng của toàn đoàn quân Tây Tiến, trong đó có cả Quang Dũng.
Hai câu đầu của đoạn thơ sẽ là khúc dạo đầu của hồi ức kỷ niệm.
Phân Tích 2 Câu Đầu Tây Tiến Điểm Cao
Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Tiếng gọi “Tây Tiến ơi” bật lên bởi một nỗi nhớ sâu sắc, cồn cào không kìm nén nổi. Đối tượng của nỗi nhớ ấy rất cụ thể, rõ ràng là: “sông Mã”, “Tây Tiến”, “rừng núi”. Nỗi nhớ ấy phải khắc khoải lắm thì tác giả mới điệp lại hai lần từ “nhớ”. “Nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ chập chờn hư thực, vừa tha thiết, thường trực, vừa mênh mang, đầy ám ảnh, vừa mở ra không gian của tiềm thức, vừa như gợi ra không gian trập trùng của núi đèo rộng lớn. Cách hiệp vần “ơi” làm câu thơ như ngân vang, phù hợp với biên độ của cảm xúc.
Hai câu thơ đầu đã khơi mạch chủ đạo của cả bài thơ là nỗi nhớ khôn nguôi. Nỗi nhớ ấy được cụ thể dần dần trong những vần thơ tiếp sau.
Mời Xem Thêm ❤️️Liên Hệ Tây Tiến❤️️ Hay Nhất
Phân Tích 2 Câu Đầu Tây Tiến Ngắn Gọn
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
Đã “xa rồi” nên nỗi nhớ không thể nào nguôi được, nhớ da diết đến quặn lòng, đó là nỗi nhớ “chơi vơi”. Tiếng gọi “Tây Tiến ơi” vang lên tha thiết như tiếng gọi người thân yêu. Từ “ơi!” bắt vần với từ láy “chơi vơi” tạo nên âm hưởng câu thơ sâu lắng, bồi hồi, ngân dài, từ lòng người vọng vào thời gian năm tháng, lan rộng lan xa trong không gian.
Hai chữ “xa xôi” như một tiếng thở dài đầy thương nhớ, hô ứng với điệp từ “nhớ” trong câu thơ thứ hai thể hiện một tâm tình đẹp của người chiến binh Tây Tiến đối với dòng sông Mã và núi rừng miền Tây. Sau tiếng gọi ấy, biết bao hoài niệm về một thời gian khổ hiện về trong tâm tưởng.
Những câu thơ tiếp theo nói về chặng đường hành quân đầy thử thách gian nan mà đoàn binh Tây Tiến từng nếm trải. Các tên bản, tên mường: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu… được nhắc đến không chỉ gợi lên bao thương nhớ vơi đầy mà còn để lại nhiều ấn tượng về sự xa xôi, heo hút, hoang dã, thâm sơn cùng cốc… Nó gợi trí tò mò và háo hức của những chàng trai “Từ thuở mang gươm đi giữ nước – Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long”. Đoàn binh hành quân trong sương mù giữa núi rừng trùng điệp:
Phân Tích Hai Câu Đầu Bài Thơ Tây Tiến Điểm 10
Hai câu thơ đầu “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!/”Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”, gợi lên những nỗi nhớ, nỗi thương dâng trào về một thời đã qua, về một vùng đất đã xa. Lời gọi “Tây Tiến ơi” rất tha thiết khắc khoải, Tây Tiến không chỉ là một cái tên mà dường như nó đã trở thành người thân thương ruột thịt.
Quang Dũng gọi tên “sông Mã” ngay từ những dòng thơ đầu, địa danh ấy cũng là hiện thân tiêu biểu của vùng rừng núi Tây Bắc. Trên quãng đường hành quân, dòng sông ấy không chỉ là một địa danh trên bản đồ địa lý mà đã trở thành người bạn, người tri kỷ, là chứng nhân lịch sử đã chứng kiến biết bao đau thương, gian khó, vui buồn của người lính chiến trong suốt cuộc trường chinh.
Thế nên trong nỗi nhớ của Quang Dũng, trước hết là nhớ về binh đoàn Tây Tiến thân yêu, sau là về Tây Bắc với dòng sông Mã vương đầy kỷ niệm. Không chỉ có như vậy, trong ấn tượng, trong nỗi nhớ của nhà thơ còn có hình ảnh của rừng núi, đó là nỗi nhớ “chơi vơi” lạ lùng! Bởi với người lính xuất thân từ phố thị, thì hình ảnh rừng núi Tây Bắc hết sức lạ lẫm, đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người lính chiến.
Quang Dũng hai lần nhắc chữ “nhớ”, nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ đang khắc khoải trong tâm hồn, đặc biệt “nhớ chơi vơi” lại là một cách diễn tả nỗi nhớ rất riêng của Quang Dũng. Đó là cảm giác, trơ trọi, hụt hẫng, chông chênh trong một nỗi hoài niệm xa xôi, bởi Tây Bắc đã xa lắm rồi, một Tây Bắc đầy sương mù, mây vờn quanh núi chơi vơi, hoang vắng, nhưng lắm oai hùng.
Quà VIP 👉 Thẻ Cào Viettel Miễn Phí [Tặng Card 50k 100k 200k 500k Free]
Phân Tích Hai Câu Đầu Tây Tiến Hay Nhất
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”.
Tất cả cảm xúc đồng hiện lên trong nỗi nhớ “chơi vơi” soi tràn đến từng câu chữ. Tất cả kỉ niệm về quãng thời gian không thể nào quên với đồng đội chiến đấu trên vùng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở mà cũng rất thơ mộng bỗng trở thành tiếng gọi hối thúc, cất lên thành tiếng thơ, tiếng lòng của người đồng đội.
Hình ảnh dòng sông Mã gắn với bao tháng ngày gian khổ, con sông mang âm điệu của núi rừng, của địa bàn hoạt động cũng đã xa rồi, chỉ còn lại trong hồi ức mà thôi. Có thể thấy từ “xa rồi” chính là điểm rơi thấp nhất của câu thơ này, nó giống như khoảng hụt hẫng khi những kỷ niệm chỉ giống như những thước phim trôi qua để lại biết bao nhiêu cảm xúc đong đầy.
Nỗi nhớ đầu tiên được nhắc tới chính là nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc, giữa khoảng không gian nhớ thương quá rộng lớn, mênh mang, da diết, cồn cào, tâm trí của nhà thơ không biết đặt để vào đâu nên tạo ra một cách dùng từ thật lạ: “nhớ chơi vơi”. Ký ức thật lung linh huyền diệu!
Đọc thêm bài ❤️️Nhận Định Về Tây Tiến❤️️ Hay Nhất
Phân Tích Hai Câu Đầu Tây Tiến Ngắn Gọn Nhất
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” Câu thơ như tiếng gọi chân thành, tha thiết xuất phát từ trái tim và tâm hồn người thi sĩ. Bằng cách sử dụng câu cảm thán mở đầu bài thơ, Quang Dũng đã gọi tên cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết về núi rừng Tây Bắc. bằng thủ pháp nghệ thuật nhân hoá, câu thơ trở nên đẹp diệu kỳ.
“Sông Mã” không đơn thuần là 1 con sông mà nó đã trở thành 1 hình ảnh hiện hữu, 1 chứng nhân lịch sử trong suốt cuộc đời người lính Tây Tiến với bao nỗi vui buồn, được mất. “Tây Tiến” không chỉ để gọi tên 1 đơn vị bộ đội mà nó đã trở thành 1 người bạn ” tri âm tri kỉ” để nhà thơ giãi bày tâm sự
“Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” Câu thơ thứ 2 với điệp từ “nhớ” được lặp lại 2 lần đã diễn tả nỗi nhớ quay quắt, cồn cào đang ùa vào tâm trí Quang Dũng. Tính từ “chơi vơi” kết hợp với từ “nhớ” đã khắc sâu được tình cảm nhớ nhung da diết của nhà thơ và nỗi nhớ đó như 1 cơn thác lũ tràn vào tâm trí nhà thơ đã đẩy ông vào trạng thái bồng bềnh, hư ảo.
Hai câu đầu và cách dùng từ chọn lọc, gợi hình gợi cảm đã mở cửa cho nỗi nhớ trào dâng mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ.
Phân Tích 2 Câu Đầu Tây Tiến Sinh Động
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” Câu thơ kết thúc bằng dấu chấm than cùng với âm hưởng vần ơi, tạo nên sức mạnh biểu cảm lớn. Đó là tiếng nói của Quang Dũng vang vọng đến đoàn quân Tây Tiến? Không! Đó là tiếng lòng của tác giả “xa rồi Tây Tiến ơi” nhưng tấm lòng thì vẫn tha thiết lắm! Âm hưởng câu thơ có sức vọng làm cho tiếng lòng Quang Dũng như xoáy sâu vào tâm hồn người đọc.
“Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” Nỗi nhớ “chơi vơi” là nỗi nhớ không định hình, khó nắm bắt đã diễn tả bằng lời. Nỗi nhớ ấy vừa bao la, bát ngát lại vừa có chiều sâu. Nó muốn tràn ra khỏi không gian đổ xoáy vào lòng người. Một người ngoài cuộc hẳn không thể có nỗi nhớ ấy. Với tấm lòng thiết tha thì hẳn nỗi “nhớ chơi vơi” là điều hoàn loàn có lý. Cũng vẫn sử dụng vần “ơi” câu thơ cố sức lan tỏa rộng, vần lan theo nỗi nhớ “chơi vơi” của tác giả.
Thông thường khi nhớ về một điều gì, người ta thường nhớ đến kỷ niệm để lại dấu ấn không quên. Quang Dũng nhớ đầu tiên là nhớ về rừng núi:
Phân Tích Hai Câu Đầu Tây Tiến Đơn Giản
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi “
Chỉ với hai câu thơ thôi, nhưng đã hoàn toàn lột tả được nỗi nhớ đơn vị cũ da diết của nhà thơ Quang Dũng, bởi ông đã từng có những kỉ niệm gắn bó sâu đậm với nơi đây. Tây Tiến chính là tên một đơn vị bộ đội trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp được thành lập năm 1947, đó Quang Dũng làm đại đội trưởng. Tới năm 1948, ông có giấy thuyên chuyển rời đại đội để sang đơn vị khác, thế nhưng tình yêu và nỗi nhớ của mình thì vẫn luôn ở lại với nơi đây.
Bằng cách sử dụng câu cảm thán để mở đầu cùng thủ pháp nghệ thuật nhân hoá gọi vật như gọi người, Quang Dũng đã khiến dòng sông Mã không đơn thuần là một sự vật vô tri nữa, mà trở nên có hồn, có kí ức. Nó đã biến thành một chứng nhân lịch sử hiện hữu để ghi lại những kỉ niệm buồn vui của cuộc đời những anh bộ đội cụ Hồ trên chiến trường hành quân gian khổ. “ Tây Tiến “ cũng không chỉ là cách gọi nữa, mà nó đã trở thành người bạn tri kỷ tâm giao để nhà thơ giãi bày nỗi nhớ.
“ Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi “
Điệp từ “ nhớ “ được lặp lại hai lần đã diễn tả nỗi nhớ da diết ùa về trong tâm trí Quang Dũng. Ta thấy xuất hiện ở đây có tính từ “ chơi vơi “, kết hợp với dấu phẩy xuất hiện ở giữa như một nhịp ngắt, gợi sự chia ly của nhà thơ với binh đoàn lại ùa về trong tâm trí. “ Chơi vơi “ như gợi ra một nỗi nhớ có hình có khối, mở ra một không gian sâu thẳm bao la:
Mời xem đoạn văn mẫu ❤️️Dàn Ý Tây Tiến Của Quang Dũng ❤️️ Hay Nhất
Phân Tích Hai Câu Đầu Bài Thơ Tây Tiến Dài Hay Nhất
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Tiếng gọi “Tây Tiến ơi” gợi bao niềm thân thương đi cùng với tâm trạng “nhớ chơi vơi” đã khắc họa chân thực, rõ nét nỗi nhớ da diết, bao trùm lên cả không gian, thời gian. Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ đã phác họa ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng đầy dữ dội, hiểm trở để từ đó bức chân dung người lính càng thêm nổi bật:
Phân Tích Hai Câu Đầu Tây Tiến Chi Tiết Nhất
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Hình ảnh con sông Mã hiện lên là một hình ảnh gắn liền với địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến, là chứng nhân của một thời dậy vang, máu lửa. Tiếng gọi “Tây Tiến ơi” thân thương, da diết như tiếng gọi một người bạn hữu đã lâu ngày xa cách. Điệp từ “nhớ” trong một câu toàn thanh bằng nhưng một nốt nhấn cao độ trong bản nhạc trầm, nỗi nhớ dường như luôn thường trực trong lòng nhà thơ bỗng trào dâng, lên tiếng.
Hai câu thơ gieo vần “ơi” kết hợp với tính từ “chơi vơi” vang lên, khiến cho lòng ta cũng bất chợt lâng lâng, lửng lơ song lại ắp đầy, tuy nhẹ mà lại lắng sâu. Có lẽ chính bởi vậy, cho dù nhà thơ đã bỏ đi một chữ “nhớ” trong tiêu đề ban đầu của tác phẩm (“Nhớ Tây Tiến”) thì cảm xúc cũng vẫn không thôi dào dạt.
Nỗi nhớ trào dâng dường như thấm đẫm trong cảnh vật trên đường hành quân, trong những kỉ niệm của một thời kháng chiến. Tất cả một vùng ký ức sống lại, nồng nàn và thân thương, thiết tha và trọn vẹn tựa như một thước phim quay chậm, rồi từng nét cảnh núi rừng hiện lên trong bao ngày gian khó, từng giây phút gian nan bên đồng đội anh em, từng dáng hình của người sơn nữ dáng duyên, và cả hơi cơm đạm bạc mà ấm nồng tình quân dân cá nước,… cứ thế mà hiện lên đong đầy.
Nối tiếp hai câu thơ khắc hoạ nỗi nhớ, khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc bắt đầu hiện ra, trước hết là những địa danh, những địa bàn hoạt động mà đội quân đã từng một thời gắn bó.
Phân Tích Hai Câu Đầu Tây Tiến Đặc Sắc
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!/Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” “Sông Mã” và “Tây Tiến” đều là những cái tên vô cùng quen thuộc với những người lính. Tiếng gọi thân thương, tha thiết xuất phát từ sâu trong trái tim con người đã gợi ra cảm xúc mãnh liệt, da diết. Sông Mã ở đây không chỉ đơn thuần là một địa danh trong tự nhiên. Nó đã trở thành một chứng nhân lịch sử, theo bước đoàn quân Tây Tiến suốt mọi nẻo đường. Lúc này, tác giả trực tiếp bộc lộ cảm xúc qua điệp từ “nhớ” cùng từ láy “chơi vơi”. Nỗi nhớ ấy cứ da diết khôn nguôi trong lòng thi nhân, dần phủ lên cả không gian, cảnh vật một màu hoài niệm.
Những câu thơ tiếp theo đã khắc họa vô cùng rõ nét con đường hành quân gian khổ, đầy chông gai mà những người lính phải vượt qua:
Tuyển tập văn mẫu ❤️️Kết Bài Khổ 1 Tây Tiến❤️️ Hay Nhất