Phấn Đấu Là Gì, Ý Nghĩa [10+ Dẫn Chứng, Ví Dụ Tiêu Biểu]

Phấn Đấu Là Gì, Ý Nghĩa ❤️️ 10+ Dẫn Chứng, Ví Dụ Tiêu Biểu ✅ Hãy Cùng Đón Đọc Một Số Thông Tin Xoay Quanh Chủ Đề Phấn Đấu Nỗ Lực Dưới Đây.

Phấn Đấu Là Gì

SCR.VN chia sẻ đến bạn đọc về khái niệm của phấn đấu? Phấn đấu được hiểu đó chính là gắng sức bền bỉ nhằm đạt tới mục đích cao đẹp.

Phấn Đấu Không Ngừng Là Gì

Sự phấn đấu không ngừng chính là ý chí, nghị lực của con người khi muốn đạt được thành công hay điều ta mong muốn. Sự phấn đấu không ngừng đến từ sâu trong tâm trí ta vì mong muốn, ước muốn đạt được thành công hay điều gì đó.

Mời bạn khám phá thêm trọn bộ 💕 Stt Phấn Đấu 💕 ý nghĩa

Ý Nghĩa Của Sự Phấn Đấu

Tiếp theo sau đây là một số thông tin hữu ích về ý nghĩa của sự phấn đấu mà bạn đọc nên tham khảo qua:

Trong cuộc sống, nếu ta không ngừng phấn đấu, có chí tiến thủ thì sẽ giúp ta rèn luyện được sự bền bỉ, gắng sức đạt tới mục tiêu mà mình đề ra.

Sự phấn đấu không ngừng còn giúp ta trở nên năng động hơn, cần cù hơn, không chỉ có được thành công trong học tập, công việc mà còn ở nhiều lĩnh vực khác. Ngoài ra, sự phấn đấu còn tạo nên tinh thần sức mạnh để chiến thắng chính bản thâm.

-> Vì vậy, mỗi người chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn để thấy rằng sự phấn đấu không ngừng là cần thiết, phải biết phấn đấu hết mình để biến hoài bão thành hiện thực.

Những Biểu Hiện Của Sự Phấn Đấu

Những biểu hiện của sự phấn đấu phải kể đến như:

Biểu hiện đầu tiên của sự phấn đấu là gì chính là việc bạn hiểu rõ về mong muốn và những suy nghĩ của bản thân. Người hiểu rõ bản thân của mình muốn gì sẽ dễ dàng viết ra được mục tiêu chính xác để nỗ lực đạt được.? Và họ sẽ tự điều chỉnh mục tiêu để đảm bảo rằng sự nỗ lực phấn đấu của họ bỏ ra sẽ không vô nghĩa.

Kiên định và luôn luôn có những suy nghĩ tích cực, luôn sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, trắc trở khẳng định được sự nỗ lực của mình với mọi người.

SCR.VN gợi ý thông tin về 💧 Cố Gắng Là Gì 💧 ý nghĩa

Đặt Câu Với Từ Phấn Đấu

Hãy cùng SCR.VN tham khảo phần đặt câu với từ phấn đấu được chia sẻ chi tiết sau đây nhé!

Một người đàn ông chật vật phấn đấu nuôi gia đình.

Phấn đấu trở thành một chuyên gia giỏi.

Hãy đoàn kết, tin tưởng và phấn đấu anh dũng !

Ý chí phấn đấu của anh John làm anh khó thay đổi.

Một lý do là bạn phải phấn đấu với tính bất toàn.

Có ai đang phấn đấu với một căn bệnh mãn tính không?

Chúng ta cần phải hết sức phấn đấu để tăng cường đức tin.

Chúng ta có đang phấn đấu để kiềm chế tính nóng nảy không?

Nhiều người ngày nay phải phấn đấu với cảm nghĩ mình vô dụng.

Ba vòng tròn tượng trưng cho sự phấn đấu của các học sinh, giáo viên và cha mẹ.

Bạn bè và người thân có lẽ cũng phấn đấu để thích nghi với các thành viên mới của gia đình.

Không ngừng phấn đấu để nâng cao tay nghề.

Từ Đồng Nghĩa Với Phấn Đấu

Từ đồng nghĩa với phấn đấu đó chính là cố gắng, nỗ lực,..

Từ Trái Nghĩa Với Phấn Đấu

Rất nhiều bạn đọc quan tâm đến từ trái nghĩa với phấn đấu đó là lười nhác,..

Giới thiệu cùng bạn thông tin về 🍀 Nỗ Lực Là Gì 🍀 ngắn gọn

10 Ví Dụ Về Sự Phấn Đấu Tiêu Biểu

Tham khảo thêm 10 ví dụ về sự phấn đấu tiêu biểu nhất được SCR.VN tổng hợp chi tiết sau đây:

Tấm Gương Về Sự Phấn Đấu – Mẫu 1

Bác Hồ – tấm gương phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất.

Dành cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, vì độc lập, thống nhất của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực của đạo đức, suốt đời trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. Người đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá là tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.

Sinh thời, Người luôn luôn chú trọng giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên phẩm chất đạo đức quan trọng hàng đầu của người cách mạng là trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân.

Khởi đầu của hành trình tìm đường cứu nước, Người chưa thể định hình rõ con đường đi của dân tộc, nhưng Người chắc chắn xác định được tiêu chí của con đường đó là phải giải phóng được dân tộc, phải mang lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho tất cả người dân.

Chính với tiêu chí như vậy, Người không chọn cứu nước theo những con đường “cách mạng không đến nơi,” cách mạng giành được thắng lợi nhưng quyền hành và lợi ích lại chỉ nằm trong tay một thiểu số người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm ra và lựa chọn con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp giải phóng dân tộc gắn liền với sự nghiệp giải phóng triệt để con người.

Đó không chỉ là sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, mà còn phù hợp với xu thế phát triển ngày càng tiến bộ của nhân loại. Đó cũng chính là mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam – Đảng do Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện – người lãnh đạo con đường cứu nước đúng đắn, phù hợp đó.

Người chính là hiện thân trọn vẹn nhất, mẫu mực nhất hình ảnh của một người cách mạng suốt đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, vì độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Câu Chuyện Về Phấn Đấu – Mẫu 2

Pablo Ruiz Picasso (sinh ngày 25 tháng 10 năm 1881, mất ngày 8 tháng 4 năm 1973), thường được biết tới với tên Pablo Picasso hay Picasso là một họa sĩ và nhà điêu khắc người Tây Ban Nha.

Picasso được coi là một trong những nghệ sĩ nổi bật nhất của thế kỷ 20, ông cùng với Georges Braque là hai người sáng lập trường phái lập thể trong hội họa và điêu khắc. Ông là một trong 10 họa sĩ vĩ đại nhất trong top 200 nghệ sĩ tạo hình lớn nhất thế giới thế kỷ 20 do tạp chí The Times, Anh, công bố.

Tuy nhiên, thuở niên thiếu, Paulo Picasso là một hoạ sĩ vô danh, nghèo túng ở Paris. Không chấp nhận sống cả đời trong cuộc sống nghèo khổ, đến lúc chỉ còn 15 đồng bạc, ông quyết định đánh canh bạc cuối cùng. Ông thuê sinh viên dạo quanh các cửa hàng tranh và hỏi: “Ở đây có bán tranh của Picasso không?”. Chưa đầy một tháng, tên tuổi của ông đã lan khắp Paris, tranh của ông bán được và ông trở nên nổi tiếng từ đó.

Ông cũng là họa sĩ nổi tiếng duy nhất có cuộc sống giàu có, hạnh phúc khi ông đang còn sống. Rất nhiều họa sĩ khác chỉ giàu có khi đã qua đời.

Ví Dụ Về Phấn Đấu Không Ngừng – Mẫu 3

Walt Disney người sáng lập ra hãng Walt Disney với rất nhiều bộ phim hoạt hình mê hoặc trẻ em và người lớn trên toàn thế giới. Walt Disney đã từng chia sẻ về thất bại lớn nhất cuộc đời mình.

Ông đã từng bị đuổi việc khỏi Kansas City Star chỉ vì họ nói rằng: “ông thiếu trí tưởng tượng và không có những ý tưởng tốt”, bộ phim hoạt hình chú chuột Mickey nổi tiếng ngày đó cũng từng bị từ chối nhiều lần vì họ e ngại bộ phim sẽ khiến phụ nữ sợ hãi. Bộ phim “Ba chú heo con” cũng rơi vào tình trạng tương tự vì nó chỉ vẻn vẹn có 4 nhân vật và công ty đầu tiên của ông, Laugh-O-Gram animation studio bị phá sản.

Ông đã từng phải dùng than vẽ lên giấy vệ sinh vì không có tiền. Cứ thế thất bại này nối tiếp thất bại khác, có thể bạn không tin nhưng ông đã từng bị từ chối 302 lần trước khi gom góp đủ tiền thành lập công ty Walt Disney, công ty đã kiếm được hàng tỷ đô mỗi năm.

Xem thêm 🌼 Trưởng Thành Là Gì 🌼 chi tiết nhất

Ví Dụ Về Phấn Đấu Ngắn Gọn – Mẫu 4

Trà My sinh ra và lớn lên tại Đông Hà, Quảng Trị, ngay từ bé Trà My đã từng phải trải qua một ca đại phẫu thuật không thành công để lại biến chứng khiến đôi chân bị bại liệt, chỉ có thể nằm một chỗ và ú ớ nói không thành lời. Không chịu buông xuôi, sau thời gian dài tập luyện vất vả, sự cố gắng, động viên của người thân, cùng niềm đam mê với tình yêu văn chương, giờ đây chị đã trở thành một nhà văn.

Là cây bút quen thuộc với khá nhiều độc giả qua những tập truyện ngắn như Yêu… trên từng ngón tay, Giấc mơ đôi chân thiên thần… tất cả đều tràn đầy tình yêu vào cuộc sống và niềm tin mãnh liệt ở tương lai. Ngoài việc sáng tác, Trà My cũng rất hay tham gia tình nguyện, để hỗ trợ những bạn khuyết tật có đam mê và khát vọng sống hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Ví Dụ Về Phấn Đấu Cụ Thể – Mẫu 5

Có lẽ với người bình thường, theo học hết phổ thông rồi bước tới đại học đã là một sự cố gắng thì đối với những người điếc câm, lại là cả một sự phi thường. Đoàn Phạm Khiêm, anh được mọi người biết đến không chỉ là học sinh khá giỏi suốt nhiều năm mà còn là thủ khoa Hội họa của Trường Đại học Mỹ thuật TP. HCM.

Anh chính là sinh viên câm điếc đầu tiên theo học một trường đại học chính quy trong sự ngỡ ngàng của nhiều người. Khi mới hơn 1 tuổi, một cơn sốt ập đến như một tai họa đã cướp đi vĩnh viễn khả năng nói và nghe của anh. Tưởng như cuộc sống xung quanh anh sụp đổ, nhưng với sự nỗ lực, Khiêm bắt đầu tới trường để làm quen với con chữ qua những ngôn ngữ ký hiệu bằng cử chỉ.

Trước những thành công nối tiếp nhau, anh vinh dự là 1 trong 5 người xuất sắc nhất trong dự án biên soạn bộ Từ điển ngôn ngữ ký hiệu Việt Nam để dạy cho người câm điếc trong cả nước. Anh cũng đồng thời là giảng viên chính giảng dạy miễn phí cho người câm điếc nhằm giúp họ được học cao hơn, hòa nhập với cuộc sống.

Ví Dụ Về Phấn Đấu Hay Nhất – Mẫu 6

Tấm gương sáng ngời, mẫu mực về phẩm chất đạo đức, suốt đời hy sinh, phấn đấu quên mình cho đất nước và nhân dân của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp là tài sản vô giá trong giáo dục truyền thống cách mạng, bồi dưỡng lập trường chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là trong tình hình hiện nay.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chiến sĩ cộng sản trung kiên, hiến dâng trọn cuộc đời cho cách mạng, vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Kế thừa truyền thống yêu nước của gia đình, quê hương và sớm được tiếp thu tư tưởng cách mạng vô sản, Võ Nguyên Giáp đã giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng khi mới 14 tuổi (1925).

Mười lăm năm sau, người chiến sĩ cách mạng ấy được kết nạp vào Đảng và được Trung ương cử sang Trung Quốc gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (1940) khởi đầu quá trình phát huy tài năng, đức độ, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh phân công đảm nhiệm các trọng trách: Tổng tư lệnh Quân đội, Tổng Chính ủy, Tổng Quân ủy, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, v.v.

Đại tướng đã đóng góp quan trọng vào xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh, trưởng thành về mọi mặt, là Quân đội anh hùng, bách chiến, bách thắng, tận trung với Đảng, tận hiếu với Dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

Tên tuổi, sự nghiệp của nhà quân sự kiệt xuất, nhà chính trị lỗi lạc – Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp gắn liền với Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu; Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Khi đất nước bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện công cuộc đổi mới, dù ở cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Phó Thủ tướng Chính phủ, hay đã nghỉ hưu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt huyết của người cán bộ, đảng viên, có nhiều đóng góp quan trọng vào những vấn đề lớn của đất nước.

Nhất là trong phát triển khoa học, kỹ thuật, giáo dục, đào tạo; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền; mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trong khu vực và thế giới, v.v.

Đặc biệt, Đại tướng dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ tiến hành nghiên cứu, tổng kết các công trình khoa học về: Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng, nghệ thuật quân sự, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy… thể hiện tinh thần sống ngày nào cũng là vì nước, vì dân ngày đó của mình.

Những công trình này là tài sản vô giá, cẩm nang quý báu đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội ta trong quá trình hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp suốt đời tự giác tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, hết mực yêu thương cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.

Gửi đến bạn thông tin 🍃 Lẽ Sống Là Gì 🍃 hay nhất

Ví Dụ Về Phấn Đấu Nổi Tiếng – Mẫu 7

Người thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam soạn bài, chấm bài, viết văn bằng chân, đó là thầy Nguyễn Ngọc Kí, một tấm gương nghị lực phi thường về ý chí mạnh mẽ vượt lên số phận bất hạnh để trở thành một Nhà giáo ưu tú. Vào thập kỉ 60, 70 của thế kỉ XX, Nguyễn Ngọc Kí đã trở thành cái tên nổi tiếng ở miền Bắc.

Gương sáng Nguyễn Ngọc Kí được đưa vào sách giáo khoa để dạy đạo đức cho học sinh. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bản thân lại bị liệt cả hai tay sau một cơn sốt kéo dài từ lúc còn nhỏ tuổi, Nguyễn Ngọc Kí rơi vào hoàn cảnh thật đáng thương. Ngày ngày, thấy bạn bè cùng lứa tuổi tung tăng cắp sách tới trường, Kí thèm lắm. Thấy con ham học, năm Kí lên sáu tuổi, bố mẹ dẫn cậu đến trường.

Cô giáo thương Kí lắm nhưng đành lắc đầu. Không được học ở trường, Kí tự học ở nhà. Niềm khao khát được biết chữ đã khiến Nguyễn Ngọc Kí nghĩ ra nhiều cách để tập viết. Thoạt đầu, cậu viết bằng miệng, nhưng không thành công.

Một lần tình cờ nhìn thấy đàn gà bới đất bằng chân, Nguyễn Ngọc Kí lóe lên ý nghĩ là có thể dùng chân để viết. Sau đó, Nguyễn Ngọc Kí đã kiên trì tập viết bằng chân. Cô giáo đến thăm, mang cho Kí vài viên phấn. Thấy Kí quyết tâm, cô vui lòng nhận Kí vào lớp.

Từ đó, manh chiếu gắn liền với đời học sinh của Kí. Kết quả, Nguyễn Ngọc Kí không những viết thành thạo mà còn viết rất đẹp và trở thành học sinh giỏi trong nhiều năm liền, hai lần được Bác Hồ tặng huy hiệu. Hết cấp 1, cấp 2, cấp 3, năm 1966, Nguyễn Ngọc Kí được tuyển thẳng vào khoa Văn trường Đại học Tổng hợp.

Tốt nghiệp, Nguyễn Ngọc Kí về làng làm giáo viên với nhiều sáng tạo đặc biệt. Không thể dùng phấn để viết bảng nên thầy Kí chuẩn bị nhiều câu hỏi, câu đố xung quanh ý nghĩa bài giảng; viết những ý chính và đặc điểm nổi bật của tác phẩm vào tấm bìa lớn rồi dùng chân kéo sợi dây buộc vào ròng rọc để giới thiệu bài giảng. Năm 1983, thầy đoạt giải nhất cuộc thi giáo viên giỏi Văn của tỉnh Nam Định.

Từ năm 1993 đến nay, thầy tham gia giảng dạy tại Trường bồi dưỡng Giáo dục quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Lúc còn ít tuổi, Nguyễn Ngọc Kí hai lần vinh dự được Bác Hồ tặng thưởng Huy hiệu của Người và gần đây, thầy đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú vì những đóng góp đáng kể cho ngành Giáo dục. Rõ ràng, từ một cậu bé bất hạnh, Nguyễn Ngọc Kí đã không ngừng phấn đấu vươn lên để trở thành người hữu ích.

Ví Dụ Về Phấn Đấu Chi Tiết – Mẫu 8

Câu chuyện về chàng hiệp sỹ trẻ Nguyễn Công Hùng. Từ khi còn nhỏ anh mắc căn bệnh hiểm nghèo bị liệt toàn thân. Nhưng điều đó không đánh gục được anh, anh vẫn cố gắng học tập, rèn luyện. Công nghệ thông tin đã giúp anh thay đổi cuộc đời và mở được trung tâm tin học dành cho người khuyết tật.

Anh chinh phục mọi người bằng ý chí vươn lên mong muốn sống có ích, để cống hiến cho xã hội. Và còn hàng triệu những con người đang vượt khó trên đất nước Việt Nam đang không ngừng học tập để vươn lên giúp ích cho đời. Vượt qua những mặc cảm của cuộc sống, phấn đấu hết mình để không phải sống quỵ lụy, yếu đuối và phụ thuộc vào người khác.

Họ từ gánh nặng của gia đình, xã hội đã trở thành những công dân có ích. Bởi hơn ai hết họ hiểu rằng “Chúng ta chỉ thực sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng”.

Ví Dụ Về Phấn Đấu Ấn Tượng – Mẫu 9

Câu chuyện về nghệ nhân khuyết tật Hoàng Thị Khương vẫn ngày đêm miệt mài đào tạo nghề cho hàng trăm người đồng cảnh ngộ thoát nghèo bằng nghề thêu tay truyền thống của quê hương Quất Động (Thường Tín, Hà Nội).

Khi được ba tháng tuổi, chỉ sau một trận ốm rất nặng, một bên chân của chị bị liệt vĩnh viễn. Không để trở thành gánh nặng cho gia đình, ngay từ khi còn nhỏ, chị Khương đã ý thức được rằng bản thân phải tự mình vươn lên. Bằng nỗ lực không ngừng nghỉ, cô đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm tranh thêu đạt giải cao trong các cuộc thi.

Nhận thấy những người đồng cảnh ngộ còn nhiều bất hạnh, chị quyết định mở xưởng dạy thêu tay miễn phí tại nhà với ý định giúp các chị em khuyết tật có thêm công ăn việc làm. Tính đến nay, chị đã dạy nghề cho gần 500 người trong thôn và trẻ em, người khuyết tật ở các nơi như Hà Nội, Hà Giang, Quảng Ninh, Hà Tĩnh…

Dẫn Chứng Về Sự Phấn Đấu Vươn Lên Trong Cuộc Sống – Mẫu 10

Thiếu sức khỏe, khó khăn trong sinh hoạt, học tập và khó có cơ hội tìm kiếm việc làm là những trở ngại mà những người khuyết tật (NKT) luôn phải đối mặt. Mang trong mình những khiếm khuyết, thế nhưng, bằng ý chí kiên cường, nhiều NKT đã vượt qua rào cản để làm đẹp cho cuộc đời.

Điển hình là chị Nguyễn Thị Thu Thương, sinh năm 1983 (ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội) một NKT với nghị lực sống phi thường khiến nhiều người không khỏi thán phục. Khi mới lọt lòng, chị được chẩn đoán mắc bệnh xương thủy tinh bẩm sinh.

Căn bệnh quái ác làm cuộc sống của chị gặp rất nhiều khó khăn. Từ việc di chuyển, sinh hoạt… đều phải phụ thuộc vào người khác. Từ năm 2004, chị bắt đầu mở lớp dạy làm đồ thủ công miễn phí cho người khuyết tật rồi nhận hàng về bán.

Chỉ cao 80 cm, nặng 20 kg, và không thể đi lại, nhưng với quyết tâm không vì khiếm khuyết của bản thân mà trở thành gánh nặng cho gia đình, chị Thương đã gầy dựng thành công doanh nghiệp sản xuất đồ Handmade cho riêng mình. Đến nay, “Thương Thương Handmade” đã giúp nhiều NKT ở khắp các tỉnh, thành có công việc và niềm tin vào cuộc sống.

Tìm đọc thêm 💧 Lý Tưởng Sống  💧 là gì, ý nghĩa

Viết một bình luận