Cố Gắng Là Gì, Hình Ảnh, Câu Nói [10+ Tấm Gương, Ví Dụ Ý Nghĩa]

Cố Gắng Là Gì, Hình Ảnh, Câu Nói ❤️️ 10+ Tấm Gương, Ví Dụ Ý Nghĩa ✅ Tham Khảo Thêm Một Số Hình Ảnh, Dẫn Chứng Cụ Thể Sau Đây.

Cố Gắng Là Gì

Cố gắng là đức tính cần thiết của con người dù trong bất cứ thời đại nào. Cố gắng là phải đưa sức ra nhiều hơn, tiêu hao năng lượng nhiều hơn bình thường để làm việc gì đó. Chúng ta thường cố gắng để làm tốt hơn trong học tập, làm việc, nghiên cứu,…

Ý Nghĩa Của Sự Cố Gắng

Ý nghĩa của sự cố gắng giúp bạn phát huy năng lực bản thân, khám phá khả năng mới của bản thân, đi ra khỏi “vùng an toàn”, bởi bạn sẽ có áp lực phải vượt qua chính bạn.

Những Biểu Hiện Của Sự Cố Gắng

Những biểu hiện của sự cố gắng phải kể đến như:

  • Sự chăm chỉ, cống hiến, gắng hết sức mình để làm một việc gì đó
  • Hoàn thành các nhiệm vụ, yêu cầu dù khó khăn hay trở ngại.
  • Không bạn ngừng hoàn thiện bản thân, luôn học tập, trau dồi kiến thức.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Câu Nói Hay Về Sự Cố Gắng 💕 bất hủ

Cố Gắng Để Làm Gì, Được Gì

Bản thân bạn phải hiểu ra được một điều, và không ai mang đến cho bạn thành công ngoài chính sự nổ lực và cố gắng của bản thân bạn.

Không ai lo lắng cho bạn mãi, người thân rồi cũng sẽ rời xa bạn, lúc này chỉ còn mình bạn bước đi trên con đường đời. Bạn luôn muốn thành công, nhưng không chịu cố gắng thì nó sẽ không bao giờ xảy ra. Nhưng khi bạn cố gắng nổ lực bền bỉ thì không có điều gì có thể làm khó được bạn.

Từ Đồng Nghĩa Với Cố Gắng

Từ đồng nghĩa với cố gắng đó chính là nỗ lực, phấn đấu, cố sức

Từ Trái Nghĩa Với Cố Gắng

Bên cạnh đó, từ trái nghĩa với cố gắng đó là lười nhác, lười biếng, vô dụng…

Gửi đến bạn 🍃 Châm Ngôn Về Sự Cố Gắng 🍃 nổi tiếng

Hình Ảnh Ý Nghĩa Về Sự Cố Gắng

Một số hình ảnh ý nghĩa về sự cố gắng được SCR.VN tổng hợp dưới đây để bạn đọc cùng tham khảo.

Hình Ảnh Về Sự Cố Gắng Ý Nghĩa
Hình Ảnh Về Sự Cố Gắng Ý Nghĩa
Ý Nghĩa Về Sự Cố Gắng Ảnh Đẹp
Ý Nghĩa Về Sự Cố Gắng Ảnh Đẹp
Ảnh Về Sự Cố Gắng
Ảnh Về Sự Cố Gắng
Ảnh Về Sự Cố Gắng
Ảnh Về Sự Cố Gắng
Hình Ảnh Ý Nghĩa Về Sự Cố Gắng
Hình Ảnh Ý Nghĩa Về Sự Cố Gắng

Những Câu Nói Ý Nghĩa Về Sự Cố Gắng

Tuyển tập danh sách những câu nói ý nghĩa về sự cố gắng ý nghĩa nhất sau đây, đừng vội bỏ qua nhé!

Những sai lầm của mình đôi khi sẽ là những bài học quý giá nhất mà bạn có thể học hỏi những điều tuyệt từ chúng.

Đừng bao giờ ngừng học hỏi vì cuộc đời sẽ không bao giờ ngừng dạy dỗ bạn.

Học là phải luôn đi đôi với hành. Học lý thuyết phải tìm cách áp dụng vào thực tiễn, có vậy kiến thức mới có thể lưu lại thật lâu.

Bạn có thể thất vọng khi thất bại, nhưng bạn không thể thành công nếu như bạn không cố gắng.

Cố gắng là tất cả những gì bạn có thể làm được cho dù kết quả là thành công hay thất bại.

Con đường thành công, không có dấu chân của những kẻ lười biếng

Để có thể thành công, bạn buộc phải tin rằng bạn có thể.

Điều khác biệt giữa một người thành công với một kẻ thất bại không phải là họ có điều kiện mà họ có ý chí.

Người lạc quan luôn nhìn thấy thành công trong mỗi khó khăn, còn người bi quan luôn thấy rủi ro trong mỗi cơ hội

Sự khác biệt của người thành công với người thất bại không nằm ở sức mạnh, hiểu biết, kiến thức, mà là ở ý chí.

Nếu bạn không cố gắng, người khác muốn kéo tay bạn lên cũng chẳng biết tay bạn đang chỗ nào.

Bạn chớ nên bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó để cho đi. Không có gì là hoàn toàn bế tắc, sự việc chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi không cố gắng nữa.

Cái gì không thuộc về mình thì đừng theo đuổi nó một cách mù quáng. Mà hãy cố gắng để nó phải bám đuổi lấy mình.

Khi bạn cố gắng hết sức mà họ vẫn không cảm nhận được, vậy thì hãy dừng lại, hãy sống cho những gì xứng đáng hơn.

Bạn không cần phải to lớn để bắt đầu, nhưng bạn phải bắt đầu để trở nên to lớn.

Bạn muốn biết bạn là ai? Đừng hỏi nữa. Hãy hành động! Hành động sẽ định nghĩa con người bạn.

Bất kì ai đều “dìm” bạn xuống, họ đều xứng đáng thua bạn.

SCR.VN chia sẻ trọn bộ 💧 STT Cố Gắng Trong Cuộc Sống 💧 hay nhất

10 Tấm Gương Về Sự Cố Gắng Chọn Lọc

Chia sẻ đến bạn đọc 10 tấm gương về sự cố gắng chọn lọc dưới đây, hãy cùng tham khảo để có thêm nhiều động lực để cố gắng trong cuộc sống.

Tấm Gương Về Sự Cố Gắng Vươn Lên Trong Cuộc Sống – Mẫu 1

Jessica Cox, 33 tuổi, hiện đang sống tại thành phố Tucson, bang Arizona, Mỹ đã trở thành một tấm gương vượt lên số phận khiến ai cũng phải thán phục. Được sinh ra trong một gia đình thượng lưu ở Mỹ nhưng thật không may mắn khi mang thai cô, mẹ cô đã bị mắc một chứng bệnh do virut nên khi sinh ra cô đã không có cả hai tay. Nhìn cô con gái tật nguyền mà cha mẹ cô không khỏi đau lòng.

Từ khi mới sinh ra, Jessica Cox đã tỏ ra là một cô gái mạnh mẽ bởi mặc dù không có tay nhưng cô luôn nỗ lực cố gắng để điều khiển mọi việc bằng đôi chân của mình. Cho đến khi lớn lên thì Jessica Cox dường như không còn cần đến đôi tay bởi tất cả mọi việc đối với cô đã thật dễ dàng. Nhưng sự thật để có được sự dễ dàng đó thì cô đã phải trải qua những nỗ lực, những khổ luyện thấm đẫm mồ hôi và nước mắt.

Câu Chuyện Về Sự Cố Gắng Nỗ Lực – Mẫu 2

Trà My sinh ra và lớn lên tại Đông Hà, Quảng Trị, ngay từ bé Trà My đã từng phải trải qua một ca đại phẫu thuật không thành công để lại biến chứng khiến đôi chân bị bại liệt, chỉ có thể nằm một chỗ và ú ở nói không thành lời. Không thể đến trường, những tưởng cuộc sống sẽ bị chôn vùi trong bốn bức tường của căn phòng ở ngôi nhà nhỏ quê hương Đông Hà, nhưng không, Trà My bắt đầu tập viết.

My kể, có lần mẹ đi làm về đứng ngoài cửa thấy chị cặm cụi viết chữ, bà giả vờ làm lơ, rồi lén quay đi lau nước mắt. Chính vì thế, chị càng quyết tâm hơn để những ước mơ bay bỗng có thể chắp cánh. Và khi những con chữ lành lặn ra đời, chị bắt đầu viết nên những cảm xúc, suy nghĩ của mình qua các tản văn, truyện ngắn.

Không chịu buông xuôi, sau thời gian dài tập luyện vất vả, sự cố gắng, động viên của người thân, củng niềm đam mê với tình yêu văn chương, giờ đây chị đã trở thành một nhà văn. Đôi chân bước đi không vững, đôi tay chỉ có thể gõ máy tính bằng một ngón nhưng đến nay nhà văn Trần Trà My đã cho ra đời 3 cuốn sách cùng nhiều bài báo khác.

Là cây bút quen thuộc với khá nhiều độc giả qua những tập truyện ngắn như Yêu… trên từng ngón tay, Giấc mơ đôi chân thiên thần… tất cả đều tràn đầy tình yêu vào cuộc sống và niềm tin mãnh liệt ở tương lai. Ngoài việc sáng tác, Trà My cũng rất hay tham gia tình nguyện, để hỗ trợ những bạn khuyết tật có đam mê và khát vọng sống hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Với những người khuyết tật, làm việc nuôi sống bản thân đã khó, để thành công và nổi tiếng càng khó khăn hơn gấp bội. Thế mà Trần Trà My, nữ nhà văn đặc biệt này đã làm được điều đó bằng cả nghị lực chưa bao giờ cạn.

Ví Dụ Về Sự Cố Gắng Trong Học Tập – Mẫu 3

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, sống đơn chiếc chỉ có hai mẹ con, mẹ lại bị khuyết tật chân bẩm sinh nhưng điều đó chưa bao giờ làm vơi đi nỗ lực vươn lên của cậu học trò nghèo Thạch Sà Rây – học sinh lớp 9A1 trường THCS An Ninh, huyện Châu Thành (Sóc Trăng).

Không giống bạn bè cùng trang lứa, ngay từ khi mới sinh, em Sà Rây đã sống thiếu tình thương của cha, nhưng em lại được mẹ hết mực yêu thương. Dù bị khuyết tật, khó khăn đi lại, song mẹ Sà Rây vẫn cố gắng hái rau, bắt ốc kiếm tiền nuôi con ăn học.

Ý thức được hoàn cảnh khó khăn của gia đình, không phụ lòng mong đợi của mẹ, ngoài việc học, Sà Rây luôn bên cạnh mẹ, em dành thời gian để phụ giúp mẹ rửa bát, quét dọn nhà cửa và các việc khác để đỡ đần cho mẹ bớt vất vả. Mới 15 tuổi, ở lứa tuổi lẽ ra em được hưởng tình yêu thương, che chở và cắp sách đến trường nhưng dường như em lại đang gánh vác những công việc của người lớn.

Vất vả là vậy, nhưng em không hề sao nhãng việc học hành, trong 8 năm qua, em luôn đạt danh hiệu là học sinh giỏi. Năm nào em cũng được chọn vào đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi của trường. Vì không có điều kiện học thêm và mua tài liệu, Sà Rây thường tranh thủ vào thư viện đọc sách, ngoài ra mượn sách thư viện để về tự mày mò học tại nhà, đồng thời nhờ thầy cô giải đáp những vấn đề khi còn vướng mắc, chưa hiểu.

Chia sẻ về bí quyết học giỏi, Sà Rây cho biết: “Trên lớp, em chú ý nghe thầy cô giảng bài, cái gì không hiểu thì hỏi thầy cô ngay. Khi lên lớp phải đọc bài cũ trước, về nhà dành thời gian ôn bài và làm bài tập thật nhiều để rèn luyện kỹ năng học tập…”.

Chia sẻ về những cố gắng cũng như những ước mơ của bản thân, em Sà Rây tâm sự: “Trước mắt, em sẽ cố gắng học tập thật giỏi, ước mơ của em sau này trở thành thầy giáo để có thể đưa tri thức đến với mọi người, giúp đỡ các em học sinh nghèo”.

Với nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập, em Thạch Sà Rây xứng đáng là một tấm gương sáng cho nhiều học sinh cùng trang lứa noi theo. Tin rằng, với sự cố gắng vươn lên trong cuộc sống, ước mơ của cậu học trò nghèo sẽ được thắp sáng và chắp cánh. Vẫn biết con đường vượt qua hoàn cảnh khó khăn sẽ còn lắm chông gai, nhưng với niềm tin và nghị lực của Sà Rây, tin rằng em sẽ vượt qua và thực hiện được ước mơ đang ấp ủ.

Đừng bỏ qua những 🔥 Câu Nói Tiếng Anh Hay Về Sự Cố Gắng 🔥 ngắn gọn

Ví Dụ Về Sự Cố Gắng Ngắn Gọn – Mẫu 4

Chắc hẳn không ai là không biết đến vị cố tổng thống nước Mỹ, Abraham Lincoln – là một tấm gương sáng chói của sự tự lập, biết phấn đấu vươn lên để trở thành người quyền lực. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo khổ. Bố mẹ của ông đều là những người nông dân thất học và mù chữ.

Cuộc đời Lincoln gặp nhiều thất bại cũng như thành công. Tuy nhiên, sau mỗi thất bại ông đều lấy lại tinh thần, coi đó là nguồn động lực để tiếp tục cố gắng. Cho đến bây giờ, cái tên Abraham Lincoln luôn được xem là một nhà chính trị tiêu biểu sánh ngang với vị tổng thống khai quốc huyền thoại George Washington.

Ví Dụ Về Sự Cố Gắng Nổi Tiếng – Mẫu 5

Có lẽ mỗi người đều đã từng nghe đến Mạc Đĩnh Chi – vị trạng nguyên nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử với tinh thần vượt khó vươn lên trong học tập. Thuở nhỏ, Mạc Đĩnh Chi là một cậu bé thông minh lanh lợi. Nhưng nhà nghèo và nhìn bề ngoài trông đen đủi xấu xí. Nếu những đứa trẻ khác được học hành đàng hoàng, thì ông lại phải rừng nhặt củi để kiếm sống.

Vốn là một cậu bé ham học, nhưng nhà nghèo không có tiền. Thế nên, sau mỗi lần đi nhặt củi trở về, Mạc Đĩnh Chi lại đến trước cửa lớp học của một thầy đồ trong lành đứng ngoài cửa nghe lén thầy giảng bài. Sau nhiều ngày như vậy, thầy đồ cảm thấy cậu bé này thật hiếu học liền cho vào lớp học cùng các bạn.

Mạc Đĩnh Chi rất vui mừng. Ban ngày đi kiếm củi, tối về học chữ nghĩa. Nhà nghèo không có đèn dầu để học cầu liền nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Không có vở để viết câu dùng lá để thay giấy và tập viết.

Chính nhờ sự cố gắng rèn luyện và nghị lực vượt khó mà khoa thi năm ấy, ông đỗ Trạng nguyên. Và không chỉ làm trạng nguyên Đại Việt, ông còn được phong làm “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa thời nhà Nguyên.

Ví Dụ Về Sự Cố Gắng Ấn Tượng – Mẫu 6

Em Trần Thị Bảo Trân, học sinh lớp 12A6 trường THPT Thị Xã Quảng Trị, là nữ sinh bị khuyết tật bẩm sinh. Nhưng bằng nghị lực phi thường, em đã vượt qua mặc cảm để vươn lên, đạt nhiều thành tích tốt trong học tập và rèn luyện.

Em Trần Thị Bảo Trân sinh ra và lớn lên ở thị trấn Ái Tử, Triệu Phong, Quảng Trị. Hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn. Bố mẹ làm nông, cuộc sống bấp bênh, kinh tế gia đình chỉ phụ thuộc vào mấy sào ruộng lúa. Mẹ em lại thường xuyên đau ốm không làm được nhiều việc nặng.

Cùng với hoàn cảnh gia đình khó khăn, em lại luôn mặc cảm, tự ti vì bản thân bị khuyết tật. Từ nhỏ sinh ra, bàn tay phải của em đã không lành lặn, vì thế em rất vất vả trong các hoạt động từ học tập cho đến cuộc sống sinh hoạt.

Em tâm sự: “Em rất buồn khi thấy bàn tay mình không được như các bạn khác. Lên 6 tuổi lúc đi học, em đã cố gắng tập cầm bút bằng tay trái, và đã mất rất nhiều thời gian để em có thể hòa nhập và quen dần với khiếm khuyết của mình”.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách nhưng bằng nghị lực vươn lên, Trân đã đạt nhiều thành tích tốt trong học tập và rèn luyện. Liên tục 12 năm liền em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi và học sinh tiên tiến. Em đã tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi môn Địa cấp trường.

Đặc biệt em đã đạt giải Nhì môn Bơi tại Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Quảng Trị lần thứ IV năm 2021; đạt huy chương Bạc cự ly 100m Tự do Nữ – hạng thương tật S10 ở giải Vô địch Bơi người khuyết tật toàn quốc năm 2022.

Ba năm học ở mái trường THPT Thị Xã Quảng Trị, em là một học sinh thân thiện, luôn hòa đồng với mọi người. Trong các phong trào, em luôn năng nổ, nhiệt huyết, tham gia tích cực mọi hoạt động của trường, lớp. Em là thành viên trong câu lạc bộ đàn, hát của trường và là ban cán sự của lớp 12A6. Thầy cô giáo và bạn bè đều yêu mến và quí trọng em.

Để đạt được những thành tích cao trong học tập và rèn luyện đó, ít ai biết rằng Trân đã nổ lực cố gắng vượt khó để vươn lên bằng chính nghị lực của mình. Nói về ước mơ trong tương lai, em chia sẻ: “Trước đây, em luôn cảm thấy buồn khi có những ánh mắt kỳ thị, sự trêu chọc về khiếm khuyết của mình.

Nhưng từ khi bước chân vào trường học, nhận được nhiều sự quý mến, yêu thương, chia sẻ của thầy cô và bạn bè khiến em cảm thấy tự tin hơn. Em mong muốn sẽ thi đỗ vào trường Đại học kinh tế TPHCM để thực hiện ước mơ trở thành một doanh nhân. Sau này em sẽ có công việc ổn định, tự nuôi sống bản thân và có thể giúp đỡ nhiều người chung hoàn cảnh như mình”.

Ví Dụ Về Sự Cố Gắng Tiêu Biểu – Mẫu 7

Khi vừa lọt lòng mẹ, chị Nguyễn Thị Yến Ly, ở khóm 2, phường 4, thành phố Cà Mau là một đứa bé tật nguyền. 47 năm trôi qua cũng là khoảng thời gian chị Ly không thể đi lại bình thường như bao người khác do bị teo cơ bẩm sinh từ trong bụng mẹ.

Dù đôi chân không lành lặn, cơ thể không khỏe mạnh nhưng bằng ý chí và nghị lực của mình, chị Ly đã cố gắng vươn lên trong cuộc sống, tạo cho mình một cái nghề vững chắc để nuôi bản thân, không là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Năm 15 tuổi, đang học cấp 2 thì chị nghỉ học và xin gia đình đi học may. Những buổi đầu đến lớp dạy nghề, đôi chân yếu ớt nay lại phải vận động quá sức, từng vòng quay con máy là đôi chân chị lại ê buốt, nhưng sự đau đớn bên ngoài không ngăn được ý chí của cô gái trẻ muốn lập nghiệp tự kiếm tiền để nuôi sống bản thân. Sau khi ra nghề chị đi may thuê cho các tiệm may trên địa bàn thành phố Cà Mau và thành phố Hồ Chí Minh.

Chị Ly kể: “Năm 2012, có một lần đang may đồ, tôi nghe khách hỏi bà chủ có may đồng phục với số lượng lớn không, thì trong đầu liền lóe lên suy nghĩ tại sao mình không thử nhận mối đặt hàng này mà phải đi may thuê với số tiền lương ít ỏi chỉ đủ trang trải cho cuộc sống qua ngày”. Thế là, cơ sở chuyên may đồng phục học sinh với số lượng lớn Nguyễn Ly ra đời từ đó.

Cơ sở của chị đặt tại khóm 2, phường 4, thành phố Cà Mau. Lúc đầu, không có vốn nên chị phải vay tiền ngân hàng 50 triệu đồng để khởi nghiệp. Vì cơ sở còn mới và nhỏ nên chỉ thụ động nhận may theo đơn đặt hàng của các shop bán đồng phục học sinh trên địa bàn thành phố Cà Mau. Nhận thấy thu nhập không nhiều vì may với số lượng ít, chị liền nảy sinh ý định chủ động đi tìm khách hàng từ các trường mẫu giáo, tiểu học, THCS ở các huyện.

Lúc đầu, việc tìm khách hàng rất khó khăn, do các trường đã có mối đặt hàng từ trước. Nhưng khi đến chào hàng, chị Ly đã tạo được lòng tin bởi hàng mẫu và hàng khi đặt may có chất lượng giống nhau và giá cả hợp lý nên dần dần được các trường học trong tỉnh ủng hộ ngày càng đông.

Hiện nay, đã có khoảng 50 trường của các huyện trong tỉnh đặt may đồng phục tại cơ sở của chị, mỗi trường từ 300 – 500 bộ; mỗi bộ có giá dao động từ 40 – 75 ngàn đồng. Từ đó thu nhập của chị cũng được cải thiện từ 100 – 150 triệu đồng/năm. Với số tiền lãi từ khi mở cơ sở may, chị Ly mua được 1 miếng đất để năm 2019 xây dựng xưởng may và đó cũng là ước mơ của chị.

Không chỉ dừng lại ở việc mang đến thu nhập cho mình, mà chị còn tạo việc làm cho khoảng 15 người có hoàn cảnh khó khăn khác, với thu nhập từ 01 – 07 triệu đồng/tháng, tùy theo công việc.

Đón đọc thêm chùm 🌼 Thơ Về Sự Cố Gắng 🌼 hay nhất

Ví Dụ Về Sự Cố Gắng Ngắn Hay – Mẫu 8

Sudha Chandran là một nghệ sĩ Ấn Độ cực kì thành công. Cô bắt đầu biểu diễn múa ngay từ lúc mới lên ba. Trong một lần đi biểu diễn, Sudha không may gặp phải tai nạn giao thông và bị mất bàn chân phải. Phải mất tới ba năm cô mới có thể làm quen và đi lại bình thường bằng bàn chân giả, thế nhưng khát vọng trở thành nghệ sĩ múa của Sudha vẫn còn đó và cháy bỏng hơn bao giờ hết.

Nhờ sự tập luyện không ngừng của mình, Sudha đã trở thành một diễn viên múa cực kì thành công và xuất hiện trong nhiều bộ phim của Bollywood. Cuộc đời của Sudga thực sự là một tấm gương sáng cho nhiều người tại Ấn Độ nói riêng và trên thế giới nói chung noi theo.

Ví Dụ Về Sự Cố Gắng Cụ Thể – Mẫu 9

Có lẽ với người bình thường, theo học hết phổ thông rồi bước tới đại học đã là một sự cố gắng thì đối với những người điếc câm, lại là cả một sự phi thường. Đoàn Phạm Khiêm, anh được mọi người biết đến không chỉ là học sinh khá giỏi suốt nhiều năm mà còn là thủ khoa Hội họa của Trường Đại học Mỹ thuật TP. HCM.

Anh chính là sinh viên câm điếc đầu tiên theo học một trường đại học chính quy trong sự ngỡ ngàng của nhiều người. Khi mới hơn 1 tuổi, một cơn sốt ập đến như một tai họa đã cướp đi vĩnh viễn khả năng nói và nghe của anh.

Tưởng như cuộc sống xung quanh anh sụp đỗ, nhưng với sự nỗ lực, Khiêm bắt đầu tới trường để làm quen với con chữ qua những ngôn ngữ ký hiệu bằng cử chỉ.

Trước những thành công nối tiếp nhau, anh vinh dự là 1 trong 5 người xuất sắc nhất trong dự án biên soạn bộ Từ điển ngôn ngữ ký hiệu Việt Nam để dạy cho người câm điếc trong cả nước. Anh cũng đồng thời là giảng viên chính giảng dạy miễn phí cho người câm điếc nhằm giúp họ được học cao hơn, hòa nhập với cuộc sống.

Hai mẹ con Khiêm ước mơ xây dựng được một ngôi trường dành riêng cho người câm điếc và họ sẽ là những giáo viên chính. Hiện nay, Khiêm là thầy giáo có kỹ năng dạy ngôn ngữ ký hiệu cho người bình thường tốt nhất. Lớp học miễn phí của anh vào hai buổi tối trong tuần luôn thu hút đông đảo sinh viên, giáo viên và cả các nhà nghiên cứu chuyên môn tham gia học.

Dẫn Chứng Về Sự Cố Gắng Nổi Bật – Mẫu 10

Phạm Thành Kiệt đã tham gia học nghề để có việc làm, cố gắng vươn lên, mưu sinh cho cuộc sống và khẳng định bản thân. Ban đầu, Kiệt đi xin việc nhiều nơi nhưng không được nhận, nghĩ còn trí óc khỏe mạnh là còn khả năng lao động, Kiệt quyết tâm tìm cho mình một công việc để nuôi sống bản thân vì không muốn là gánh nặng cho gia đình.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Phú Tân biết được hoàn cảnh của Kiệt, đã chủ động đến tìm và tư vấn, kết nối giới thiệu việc làm tại Tiệm hàn tiện của anh Thành ở ấp Bà Từ, xã Phú Tân.

Sau khi được tiếp nhận, Kiệt đã nhanh chóng hòa nhập và sau 9 tháng, Kiệt được bố trí việc làm với thu nhập khoảng 3 triệu đồng/tháng. Hằng ngày, hình ảnh Kiệt đi đến chỗ làm bằng chiếc xe 3 bánh do mạnh thường quân hỗ trợ là tấm gương minh chứng cho những cố gắng và nghị lực vượt khó.

Kiệt tuy tàn nhưng không phế, bản thân em đã không ngừng khắc phục mọi khó khăn bằng ý chí, nghị lực của mình để vươn lên ổn định cuộc sống, là tấm gương vượt khó tiêu biểu đáng được nhân rộng cho những người tàn tật học tập để vươn lên. Phạm Thành Kiệt đã trở thành động lực cho thanh, thiếu niên khuyết tật tại địa phương vượt khó vươn lên.

Gửi đến bạn thông tin 🍃Nỗ Lực Là Gì 🍃 chi tiết

Viết một bình luận