Những Câu Hát Than Thân Châm Biếm ❤️️ 101+ Câu Hát Hay Và Ý Nghĩa ✅ Tuyển Tập Văn Học Dân Gian Đặc Sắc Phản Ánh Hiện Thực Đời Sống Trong Xã Hội Xưa.
Sưu Tầm Những Câu Hát Than Thân
Sưu Tầm Những Câu Hát Than Thân, đó là Những Câu Hát Về Than Thân được cất lên từ những kiếp người đau khổ lầm than trong xã hội cũ.
- Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con? - Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe. - Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu. - Chòng chành như nón không quai
Như thuyền không lái, như ai không chồng
Gái có chồng như gông đeo cổ,
Gái không chồng như phản gỗ long lanh.
Phản gỗ long lanh anh còn chữa được,
Gái không chồng chạy ngược chạy xuôi.
Cùng với Những Câu Hát Than Thân, gửi tặng bạn Bài Ca Dao 💕 Cái Cò Lặn Lội Bờ Sông 💕 hay và ý nghĩa.
Nội Dung Những Câu Hát Than Thân
Nội Dung Những Câu Hát Than Thân như chính tên gọi của nó, nói lên số phận bất hạnh với nhiều sự trói buộc trong thời kỳ phong kiến xưa cũ. Mời bạn tham khảo nội dung chi tiết dưới đây về Những Câu Hát Than Thân Nội Dung Là Gì?
Những câu hát than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Ngoài ý nghĩa than thân, đồng cảm với cuộc đời nghèo khổ, cay đắng của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.
Than thân là một trong những chủ đề quan trọng trong ca dao Việt Nam. Chùm ca dao này có số lượng bài khá lớn. Đó là những câu ca dao được cất lên từ những kiếp người đau khổ lầm than trong xã hội cũ.
Những con người ấy phái chịu trăm đắng ngàn cay, những đè nén, áp bức, những uất ức, tủi nhục, hờn giận. Họ gửi tất cả những nỗi niềm ấy vào ca dao, mượn ca dao để thổ lộ giãi bày những nỗi niềm đau khổ, cực nhọc của quần chúng lao khổ xưa.
Đó là những câu ca dao được cất lên từ những kiếp người đau khổ lầm than trong xã hội cũ. Những con người ấy phái chịu trăm đắng ngàn cay, những đè nén, áp bức, những uất ức, tủi nhục, hờn giận.
Nhân vật ca dao than thân đa dạng và chủ yếu là những người thuộc tầng lớp dưới của xã hội. Họ là những người làm thuê, người con ở, người vợ lính, người tá điền, người nông dân, người con gái bị ép duyên, người, người vợ bị chồng đánh đập, phụ bạc… Mỗi người một tình cảm, một tâm trạng, một nỗi niềm, những điểm chung lớn nhất của họ là thân phận thấp hèn phụ thuộc.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Kinh Nghiệm Sống 🍀 được chọn lọc đặc sắc và mang nhiều ý nghĩa.
Những Câu Ca Dao Về Những Câu Hát Than Thân
Những Câu Ca Dao Về Những Câu Hát Than Thân được cất lên từ những con người đã phải chịu trăm đắng ngàn cay, những đè nén, áp bức, những uất ức, tủi nhục, hờn giận trong xã hội cũ.
- Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành,
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai? - Đời người có một gang tay
Ai hay ngủ ngày còn được nửa gang - Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa
Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày - Nhà bà có con chó đen
Người lạ nó cắn, người quen nó mừng - Làm trai cho đáng nên trai,
Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu. - Bồng bồng cõng chồng đi chơi,
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng.
Chị em ơi! Cho tôi mượn cái gàu sòng,
Để tôi tát nước, múc chồng tôi lên. - Ngày xưa anh bủng anh xanh,
Tay nâng chén thuốc, tay đèo múi ve
Bây giờ anh khỏi anh lành,
Anh mê nhan sắc, anh tình phụ tôi.
Nhưng vì con cái họ lại một lần nữa cam chịu hẩm hiu.
Chàng ơi phụ thiếp làm rua
Thiếp như cơm nguội đỡ xua đói bụng - Thân em như cánh chuồn chuồn,
Khi vui nó đậu, khi buồn nó bay.
Mời bạn đọc xem nhiều hơn những nội dung hay có trong tuyển tập 🌟 Thơ Tú Xương 🌟
Những Câu Hát Than Thân Châm Biếm
Những Câu Hát Than Thân Châm Biếm mượn ca dao để thổ lộ giãi bày những nỗi niềm đau khổ, cực nhọc của quần chúng lao khổ xưa.
- Có bái sứ phụ bát đàn
Nâng niu bát sứ vỡ tan có ngày - Thương thay thân phận con rùa
Dưới đình đội lạc, lên chùa đội bia - Người ta rượu sớm trà trưa,
Thân em đi sớm về trưa cả đời.
Lạy trời ứng nghiệm một lời,
Cho em gặp được một người em thương.
Người ta bán vạn mua ngàn,
Thân em buôn bán cơ hàn vẫn vui.
Người ta đi đôi về đôi,
Thân em đi lẻ về côi một mình. - Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai - Thân em như giếng giữa đàng
Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân - Thân em như trái sầu riêng
Kẻ thì nói dở người thì khen ngon
Ngoài Những Câu Hát Than Thân, giới thiệu với bạn tuyển tập 🌨 Ca Dao Tục Ngữ Về Biết Ơn 🌨
Những Câu Hát Than Thân Của Người Phụ Nữ
Những Câu Hát Than Thân Của Người Phụ Nữ là một trong những chủ đề chiếm khối lượng áp đảo trong ca dao than thân nói chung. Dưới đây xin giới thiệu cùng bạn đọc Những Câu Hát Than Thân Về Người Phụ Nữ hay nhất.
- Thân em như giọt nắng xuân,
Mơ vào cửa phủ thấm vần thơ anh. - Thân em như cá giữa rào,
Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai? - Thân em như cam quýt bưởi bòng
Ngoài tuy cay đắng trong lòng ngọt ngon. - Thân em như con hạc đầu đình,
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay. - Thân em như ớt chín cây,
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng. - Thân em như miếng cau khô,
Người thanh tham mỏng, kẻ thô tham dày. - Thân em như cái cọc rào,
Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền. - Thân em như trái xoài trên cây,
Gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc,
Cùng với Những Câu Hát Than Thân, SCR.VN tặng bạn tuyển tập 💧 Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Trọng Người Khác 💧 ý nghĩa!
Những Câu Hát Than Thân Về Người Nông Dân
Những Câu Hát Than Thân Về Người Nông Dân đều là những lời ca nức nở về thân phận thấp hèn phụ thuộc của những con người bé nhỏ trong xả hội.
- Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con - Gánh cực mà đổ lên non
Cong lưng mà chạy, cực còn theo sau - Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.
Một tay thì cắp hoả mai.
Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền.
Tùng tùng trống đánh ngũ liên
Chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa. - Đem thân vào chốn cát lầm
Cho thân lấm láp như mầm ngó sen
Đêm đêm ngồi tựa bóng đèn
Than thân với bóng, giải phiền với hoa - Đã giàu thì lại giàu thêm
Đã khó lại khó cả đêm lẫn ngày
Mời bạn đọc nhiều hơn với trọn bộ 🔥 Cảm Nhận Về Bài Thơ Nhàn 🔥 đặc sắc và ý nghĩa.
Những Câu Hát Than Thân Thể Hiện Cuộc Đời Và Số Phận Của Người Nông Dân Ngày Xưa Như Thế Nào
Những Câu Hát Than Thân Thể Hiện Cuộc Đời Và Số Phận Của Người Nông Dân Ngày Xưa Như Thế Nào? Với một đề tài nghị luận văn học như vậy, dưới đây chúng tôi xin chia sẻ dàn ý chi tiết để bạn tham khảo.
Mở bài:
- Hoàn cảnh tiếp xúc với chùm ca dao “Những câu hát than thân”, đọc và nghe giảng trên lớp.
- Cảm xúc chung của em vệ thân phận người nông dân trong xã hội cũ: xót xa, thương cảm..
Thân bài:
- Cảm xúc, suy nghĩ của em trước những nỗi khổ của người nông dân trong xã hội cũ:
Cuộc đời lận đận, vất vả, đắng cay vì gặp quá nhiều khó khăn, trắc trở, ngang trái “lên thác xuống ghềnh”, “bể đầy”, “ao cạn” của người nông dân trong xã hội cũ → nỗi cảm thương sâu sắc.
Thân phận, cuộc đời cay đắng nhiều bề của họ: bị kẻ khác bòn rút sức lực; xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn nghèo khó; cuộc đời phiêu bạt, lận đận, vô vọng; thân phận thấp cổ bé họng, chịu bất công oan trái… → đau đớn, xót xa cho thân phận khốn khổ của người nông dân.
Số phận bị phụ thuộc, không quyết định được cuộc đời mình của những người phụ nữ, sống cuộc đời trôi nổi, vô định… → cảm thông, thương xót;
- Cảm xúc, suy nghĩ về các hình ảnh ẩn dụ so sánh trong các bài ca dao: con cò, con tằm, con kiến tí ti, con hạc, con cuốc, trái bần… → sự vật tầm thường, nhỏ bé, tội nghiệp… giống như cuộc đời và số phận của những người nông dân trong xã hội cũ.
- Thái độ, tình cảm của em về xã hội phong kiến xưa: xã hội bất công, đáng lên án…
Kết bài:
Suy nghĩ, liên tưởng về hình ảnh người nông dân trong xã hội ngày nay và tình cảm, cảm xúc của em.
Bên cạnh Những Câu Hát Than Thân, mời bạn đón đọc tuyển tập 🌜 Ca Dao Yêu Thương Tình Nghĩa 🌜 ý nghĩa và sâu sắc.
Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa
Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa thể hiện những giá trị nhân văn sâu sắc trong cuộc đời con người bị hoàn cảnh xã hội đè nét một cách khắc nghiệt.
- Lấy chồng làm lẽ khổ thay
Ði cấy, đi cày chị chẳng kể công
Ðến tối chị giữ lấy chồng
Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài
Canh Tư chị gọi: Bớ Hai
Thức dậy nấu cám, thái khoai, đâm bèo. - Làm dâu khó lắm em ơi
Nhịn ăn nhịn mặc nhịn lời mẹ cha
Nhịn cho nên cửa, nên nhà
Nên kèo, nên cột, nên xà tầm vông
Nhịn cho nên vợ nên chồng
Rồi em coi sóc lấy trong cửa nhà. - Thân em một nắng hai sương
Quanh năm vất vả vì thương con cùng chồng - Muối ba năm muối vẫn còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu nghìn ngày mới xa - Thân em như cái sạp vàng,
Chúng anh như mảnh chiếu rách giữa đàng bỏ quên.
Lạy trời cho gió thổi lên,
Cho manh chiếu rách trải trên sạp vàng. - Thân em như cách hoa sen,
Chúng anh như bèo như bọt chẳng chen được vào.
Lạy trời cho cả mưa rào,
Cho sấm cho chớp, cho bão to gió lớn,
Cho sen chìm xuống, cho bèo lên trên.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Ca Dao Tục Ngữ Về Đạo Đức Con Người 🌹 hay và ý nghĩa!
Những Câu Hát Than Thân Thường Mở Đầu Bằng Những Từ Ngữ Nào
Những Câu Hát Than Thân Thường Mở Đầu Bằng Những Từ Ngữ Nào? Có một đặc điểm chung thường gặp trong chùm ca dao than thân là có một số câu đều bắt đầu bằng một từ, bạn đã nhận ra chưa?
Trong ca dao Việt Nam có một điều rất lạ, nhiều câu ca dao hoàn toàn không khác nhau về nội dung, ý nghĩa, nhưng lại cùng tồn tại và mỗi câu đều đem lại niềm hứng thú riêng cho người thưởng thức. Chẳng hạn có rất nhiều câu bắt đầu bằng “Thân em” cùng nói lên số phận đắng cay của người phụ nữ ngày xưa.
Bắt đầu bằng “Thân em” rồi tiếp theo là một sự vật so sánh ở nữa câu trên, để chỉ thân phận của người phụ nữ. Tuy nhiên, những câu ca dao ấy không hoàn toàn giống nhau. Nếu hoàn toàn giống nhau, chúng đã không tồn tại. Trên cơ sở giống nhau về ý nghĩa, mỗi câu ca dao lại khác nhau về hình ảnh so sánh. Và đó chính là điều tạo nên sắc thái riêng hứng thú riêng.
Tất cả các bài ca dao đều bắt đầu bằng từ Thân em diễn tả thân phận, cuộc đời bị phụ thuộc, không được quyền quyết định, chịu cảnh hôn nhân không có tình yêu. Từ đó, gợi cho người nghe sự chia sẻ và đồng cảm sâu sắc. Đó là lời chung của người phụ nữ về thân phận nhỏ bé, yếu ớt, đắng cay, tội nghiệp của họ dưới chế độ xưa.
Cùng với Những Câu Hát Than Thân, gửi đến bạn 🍃 Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ 🍃 hay nhất.
Những Câu Hát Than Thân Thường Được Sử Dụng Trong Hoàn Cảnh Nào
Những Câu Hát Than Thân Thường Được Sử Dụng Trong Hoàn Cảnh Nào ? Trong quá trình sáng tác và lưu truyền rộng rãi trong thời kỳ xã hội phong kiến, chùm ca dao than thân đã là món ăn tinh thần không thể thiếu của người bình dân xưa.
Ca dao diễn tả đời sống tư tưởng, tình cảm muôn màu muôn vẻ của người lao động. Sống dưới xã hội cũ, người lao động Việt Nam chịu nhiều nỗi đắng cay, tủi cực. Vì vậy xuất hiện không ít những bài ca dao than thân.
Ca dao than thân phản ánh một cách sâu sắc số phận của con người đầy bi kịch, oan trái trong xã hội phong kiến mục nát, suy tàn – tạo cho độc giả sự đồng cảm, chia sẻ và trân trọng! Đó thường là số phận bi kịch và đắng cay được gửi gắm vào trong ca dao bằng giọng điệu buồn tẻ, chua xót và ngậm ngùi. Cách nói giản dị, khiêm nhường song hàm súc nhiều ý nghĩa.
Con người trong xã hội phong kiến xưa trở thành chủ thể trữ tình của câu hát than thân trách phận. Bởi lẽ, chế độ phong kiến mục nát với luật lệ hà khắc đã chà đạp lên quyền sống, mưu cầu hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả mưu sinh và lệ thuộc vào hoàn cảnh đã đẩy người phụ nữ vào vòng xoay của bi kịch, khổ đau khó cất lên tiếng nói giãi bày.
Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa thường được sử dụng để thể hiện nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương, chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ. Đồng thời, qua đó tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động. Lên án, tố cáo, phê phán những thế lực phong kiến đã chà đạp quyền sống, quyền hạnh phúc, yêu thương và hạnh phúc lứa đôi của con người.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Ca Dao Việt Nam 🌹
Soạn Bài Ca Dao Than Thân Lớp 10
Soạn Bài Ca Dao Than Thân Lớp 10, chia sẻ bài soạn chi tiết và chính xác nhất để bạn đọc cùng tham khảo.
Câu 1 (trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Hai lời ca dao than thân có hình thức mở đầu “thân em như…”
- Âm điệu ngậm ngùi, xót xa.
- Người than thân ở đây được hiểu là cô gái đang độ xuân thì, ngậm ngùi xót xa khi vẻ đẹp của họ không được trân trọng.
- Họ không có quyền tự quyết cuộc đời của mình.
- Bài ca 1: người phụ nữ – tấm lụa đào.
- Thân phận trôi nổi, không tự quyết định được tương lai (phất phơ giữa chợ biết vào tay ai)
- Bài ca 2: người phụ nữ – củ ấu gai (xấu ngoài, đẹp trong)
- Lời bộc bạch tha thiết của cô gái ý thức được giá trị bản thân
- Khát khao muốn khẳng định giá trị chân thực vẻ đẹp.
- Nỗi ngậm ngùi, chua xót cho thân phận người phụ nữ xưa.
Câu 2 (trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)
a) – Sử dụng từ “ai” – đại từ phiếm chỉ để mở đầu bài ca dao, chỉ chung tất cả mọi người – để mở đầu bài ca để chỉ các thế lực ngăn cản tình cảm nam nữ xuất hiện nhiều lần
- Gợi ra sự than trách nghe xót xa, ngậm ngùi
b, Cặp ẩn dụ Sao Hôm- sao Mai và mặt Trăng- mặt Trời (để chỉ hai người xứng đôi vừa lứa)
- Biện pháp so sánh “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”: tình duyên bị ngăn cách nhưng lòng người đơn phương vẫn chờ đợi, mong mỏi ngày gặp
- Sử dụng hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ (tính bền vững) gắn với đời sống của con người, để dễ liên tưởng, cũng là để khẳng định tính thủy chung, son sắt của lòng người.
- Hình ảnh thiên nhiên gần gũi đời sống, có vẻ đẹp riêng, ngụ ý, diễn tả tâm hồn
c, Câu cuối sử dụng biện pháp so sánh nhằm thể hiện dù mình không nhớ ta thì ta
- Sao Vượt tên gọi cổ của sao Hôm, đặc tính, mọc sớm vào buổi chiều, sao lên tới đỉnh của bầu trời thì trăng mới mọc
- Câu thơ khẳng định tấm lòng chung thủy, nghĩa tình son sắt và ý chí vượt qua những rào cản của tình yêu.
Câu 3 (trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Các thủ pháp diễn tả tình thương nhớ trong bài ca dao và tác dụng:
- Ẩn dụ và hoán dụ
- Chiếc khăn ẩn dụ cho việc gửi gắm nỗi lòng, tình cảm của cô gái tới chàng trai, chiếc khăn còn là hiện thân của cô gái
- Đôi mắt: hoán dụ nỗi lòng thao thức vì thương nhớ.
- Phép điệp (lặp từ ngữ)
- “Khăn thương nhớ ai”: được lặp nhiều lần, nhằm nhấn mạnh, tô đậm nỗi nhớ.
- Nỗi nhớ có nhiều trạng thái, cung bậc khác nhau.
c, Câu hỏi tu từ “khăn thương nhớ ai- khăn rơi xuống đất? / Đèn thương nhớ ai- Mà đèn chẳng tắt?/ Mắt thương nhớ ai- Mà mắt không yên?
- Tình cảm, sự nhớ nhung, bồn chồn vì người yêu thể hiện trong mọi hoạt động, mọi khung cảnh.
d, Những câu thơ ngắn gồm 4 tiếng: thôi thúc, diễn tả tâm trạng bồn chồn.
Kết hợp với câu lục bát nhằm làm nổi bật sự mong ngóng, trông chờ tới khắc khoải của người con gái.
Câu 4 (trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Chiếc cầu: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sự nối kết khoảng cách tình cảm giữa con người với con người.
- Chiếc cầu- dải yếm là hình tượng độc đáo, kì lạ trong ca dao, thể hiện khát vọng tình cảm mặn nồng của nam nữ
- Chiếc cầu phản ánh ước mơ chính đáng của các cặp đôi yêu nhau, đó cũng là ý tưởng táo bạo của cô gái.
Những bài ca dao xuất hiện hình ảnh chiếc cầu cũng với ý nghĩa tương tự:
Ước gì sông rộng một gang
Để em ngắt ngọn mồng tới bắc cầu
Câu 5 (Trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)
- Cặp hình ảnh ẩn dụ quen thuộc trong ca dao truyền thống gừng cay- muối mặn
- Được xây dựng từ hình ảnh thực chỉ gia vị trong bữa ăn hằng ngày.
- Hình ảnh nghệ thuật có tính sóng đôi, biểu trưng cho hương vị của tình người trong cuộc sống- tình nghĩa thủy chung gắn bó son sắt
- Bài ca dao nói về tình nghĩa thủy chung, hướng nhiều tới tình nghĩa vợ chồng son sắt, thủy chung
- Ba năm, chín tháng: sự bền lâu, vĩnh cửu
Ba vạn, sáu ngàn ngày là 100 năm: trọn kiếp, suốt đời, vĩnh hằng
→ Bài ca dao là câu hát thủy chung, nghĩa tình hướng tới tình cảm vợ chồng mặn nồng, son sắt
Một số câu ca dao có biểu tượng muối gừng:
Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
Câu 6 (Trang 84 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong ca dao:
- Nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp, nói quá
- Đặc điểm khác biệt: Lấy những sự vật gần gũi cụ thể với người lao động để gọi tên, trò chuyện, so sánh: khăn, con sông, chiếc cầu, vườn hồng…
- Trong khi đó thơ bác học trong văn học sử dụng trang trọng hơn, có nhiều nét phức tạp hơn
Bên cạnh Những Câu Hát Than Thân, có thể bạn sẽ thích 🌼 Cảm Nhận Về Bài Thơ Câu Cá Mùa Thu 🌼
Soạn Bài Những Câu Hát Than Thân Châm Biếm Lớp 10 Phần Luyện Tập
Soạn Bài Những Câu Hát Than Thân Châm Biếm Lớp 10 Phần Luyện Tập chi tiết và đầy đủ nhất. Mời bạn cùng tham khảo bên dưới.
Luyện tập
Bài 1 (Trang 85 sgk ngữ văn 10 tập 1)
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
- Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
- Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
- Thân em như miếng cau khô
Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày
- Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.
Các bài ca dao nói về thân em có sắc thái biểu cảm:
- Than thân, hờn trách người không biết trân trọng vẻ đẹp của người con gái
- Sự ý thức cao về giá trị của bản thân của người con gái.
Bài 2 (trang 85 sgk ngữ văn 10 tập 1)
- Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên - Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai? - Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ - Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ. - Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa - Nhớ khi khăn mở trầu trao
Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình.
Bài ca dao Khăn thương nhớ ai nằm trong hệ thống những bài ca dao nỗi nhớ người yêu.
Câu thơ: “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” (Nguyễn Khoa Điềm) lấy ý từ ca dao nhưng sáng tạo vượt bậc khi tình cảm nam nữ hòa quyện vào tình yêu đất nước.
Mời bạn tham khảo những nội dung mới trong 🌠 Ca Dao Tục Ngữ Về Danh Lam Thắng Cảnh 🌠
Giáo Án Những Câu Hát Than Thân Lớp 10
Giáo Án Những Câu Hát Than Thân Lớp 10 là tài liệu hữu ích dùng để chuẩn bị bài và ôn tập cho học sinh cũng như các thầy cô giáo.
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
– Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến.
– Những đặc sắc của nghệ thuật dân gian trong việc thể hiện tâm hồn, tình cảm người lao động.
Kỹ năng: đọc hiểu ca dao theo đặc trưng thi pháp thể loại
Thái độ
– Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người lao động yêu quý những sáng tác của họ.
Năng lực
– Năng lực giải quyết vấn đề
– Năng lực hợp tác
– Năng lực tự quản bản thân
– Năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ văn chương
– Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, SGV, kế hoạch dạy học, phiếu học tập
HS: SGK bài soạn
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động khởi động
– Tổ chức trò chơi “Chung sức”
GV mời 3 HS tham gia trò chơi. Mỗi em có 15 giây suy nghĩ và trả lời 5 câu hỏi (nội dung câu hỏi liên quan đến kiến thức đã học). Mỗi câu trả lời đúng được tối đa 5 điểm. Kết thúc trò chơi, ai có điểm cao nhất sẽ giành chiến thắng.
– GV dẫn vào bài
Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
GV mời một HS đọc phần tiểu dẫn và yêu cầu:H: Phần Tiểu dẫn cung cấp cho các em những thông tin gì?(Đặc điểm của thể loại ca dao).H: Trước khi tìm hiểu cụ thể, mời một em nhắc lại khái niệm “Ca dao”?GV giảng:Chúng ta đã từng biết đến bài ca dao quen thuộc:“Con cò bay lả bay laBay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”Đó chính là phần lời thơ (tức ca dao).H: Các em có thể hát bài ca dao đó để cảm nhận được làn điệu của ca dao trong hình thức diễn xướng?(Trong diễn xướng, ca dao không chỉ có phần lời thơ mà có cả làn điệu. Đó là những tiết tấu bổ sung thêm như “í a í a, tình tính tang, là rằng…”. Nó làm cho lời thơ thêm trữ tình và mềm mại. | I. Tìm hiểu chung1. Đặc điểm của ca daoa. Khái niệm– Ca dao là phần lời thơ của những bài hát dân gian.– Trong diễn xướng, ca dao thường gắn với làn điệu. |
H: Dựa vào SGK, em hãy xác định đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thể loại ca dao?GV giảng mở rộng và lấy ví dụ một số bài ca dao hài hước: Đó là những bài ca hóm hỉnh, trào lộng thông minh. Nhân gian cười cợt những thói hư tật xấu ở đời với mong muốn làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn:Ba cô đội gạo lên chùa …Chồng người thổi sáo thổi tiêu … | b. Đặc điểm nội dung– Thuộc loại hình trữ tình.– Diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân.– Ba chủ điểm:+ Những tiếng hát than thân+ Những lời ca yêu thương, tình nghĩa+ Những bài ca hài hước. |
H: Vì sao ca dao lại có sự lặp lại một số hình ảnh, công thức mang đậm sắc thái dân gian?(Vì ca dao là tiếng nói của cộng đồng, là sản phẩm của quần chúng nhân dân lao động). | c. Đặc điểm nghệ thuật– Thể thơ truyền thống: lục bát, lục bán biến thể, vãn bốn, vãn năm.– Ngôn ngữ: gần gũi, giản dị.– Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, quen thuộc– Lặp lại một số công thức mang đậm sắc thái dân gian. |
– GV đọc mẫu 3 bài ca dao đầu tiên. Gọi HS đọc tiếp ba bài còn lại, nhận xét giọng đọc.– GV định hướng:+ Mỗi một bài ca dao chính là tiếng nói tâm trạng của nhân vật trữ tình. Và nếu xét theo tiếng nói tâm trạng ấy thì 2 bài ca dao đầu tiên là những tiếng hát than thân. 4 bài ca dao cuối cùng là những tiếng hát yêu thương tình nghĩa.+ Bài học thuộc phạm vi giảm tải, trong hai tiết học, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 3 bài ca dao tiêu biểu, bài ca số 1, bài ca số 4 và bài ca dao số 6. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu bài ca dao số 1. | 2. Chùm bài ca dao “Những tiếng hát than thân, yêu thương tình nghĩa”– 2 bài đầu: Những tiếng hát than thân– 4 bài cuối: Những tiếng hát yêu thương, tình nghĩa. |
H: Mời 1 HS đọc lại bài ca dao.HS thảo luận nhóm và ghi kết quả vào phiếu học tập.Đại diện các nhóm trình bày. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. GV chốt kiến thức.H: Chủ thể trữ tình của bài ca dao trên là ai? (cô gái). Vì sao em lại xác định được?(Thân em).H: Nhưng có bạn lại cho rằng: “Thân em” là lời của một chàng trai? Nói như vậy, có thuyết phục không, vì sao?H: Lời của cô gái hướng đến ai?(Dường như lời than của cô gái hướng đến một đối tượng rất rộng, có thể là tất cả mọi người. Nhưng chữ “em” trong cụm từ “thân em” hình như đã hé mở đối tượng mà cô muốn hướng đến: có thể là lời tâm sự của cô gái với một người anh, một người chị thân thiết trong gia đình. Và cũng rất có thể, đó chính là lời giãi bày của cô gái với chàng trai – người mà cô gái đang thầm thương trộm nhớ. Hoặc đó là lời tự hỏi lòng mình của cô gái).H: Trong bài ca dao trên, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào? (so sánh).(Dựa vào từ so sánh “như”, ta dễ dàng phát hiện thấy: cô gái đã ví mình với tấm lụa đào).H: Hình ảnh tấm lụa đào gợi cho em những liên tưởng đến những vẻ đẹp, thuộc tính gì của chính nó?(Là một món đồ quí giá, mềm mại, óng ả, mượt mà).H: Ví mình với tấm lụa đào, tức là cô gái đã tìm thấy sự đồng điệu giữa mình và tấm lụa. Vậy, hình ảnh tấm lụa đào gợi lên những vẻ đẹp gì của cô gái trong bài ca dao?(Vẻ đẹp yểu điệu, duyên dáng của cô gái. Bên cạnh đó, “tấm lụa đào” mềm mại cũng gợi lên tâm hồn dịu dàng, thùy mị của người phụ nữ. Người con gái ý thức được vẻ đẹp, phẩm giá và tuổi xuân của cuộc đời mình. Nhưng, sự đối lập lại thể hiện ở vế thứ hai).H: Hình ảnh tấm lụa đào đang “phất phơ giữa chợ” trong vế thứ hai của bài ca dao gợi cho em liên tưởng đến điều gì về số phận của chính nó?(Số phận của nó bị định đoạt bởi người bán kẻ mua).H: Tương tự như vậy, hình ảnh “tấm lụa đào” đang “phất phơ giữa chợ” giúp em hình dung được số phận của cô gái như thế nào?(Cô gái tự ý thức được vẻ đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình. Nhưng cô gái luôn phải lo nỗi lo về hạnh phúc bấp bênh, hạnh phúc có thể có, có thể không, hoàn toàn phụ thuộc vào sự may rủi. Đó cũng chính là nội dung lời than thân của cô gái trong bài ca dao). | II. Đọc – hiểu văn bản1. Bài số 1Thân em như tấm lụa đàoPhất phơ giữa chợ biết vào tay ai– Chủ thể trữ tình: cô gái– Đối tượng trữ tình: người anh/ chị, chàng trai…– Biện pháp nghệ thuật: So sánh+ “Tấm lụa đào” → gợi tả vẻ đẹp ngoại hình, tâm hồn cô gái.+ “Phất phơ giữa chợ” → gợi tả thân phận bất hạnh của cô gái. |
H: Em thử lí giải vì sao cô gái trong bài ca lại cất tiếng hát than thân?(Người phụ nữ trong xã hội xưa bị cột chặt vào đạo tam tòng, tứ đức và những lễ giáo phong kiến hà khắc, trọng nam khinh nữ. Do vậy, khi chuẩn bị bước vào cuộc đời tương lai, lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời mình, thì người phụ nữ không thể lựa chọn hạnh phúc, mà phải chấp nhận “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”. Đây chính là nỗi đau thân phận của người phụ nữ.Nỗi đau thân phận, bị phụ thuộc ấy trở đi trở lại trong nhiều bài ca cao có cùng motip.H: Từ việc phân tích biện pháp nghệ thuật, em hãy khái quát giá trị nội dung của bài ca dao? | → Gía trị nội dung:– Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: bị lệ thuộc.– Khẳng định vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của họ. |
Hoạt động luyện tập
Trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Đặc điểm nổi bật nhất của ca dao là gì?
Những bài thơ hoặc những câu nói có vần điệu.
Diễn tả cuộc sống thường nhật của con người.
Đúc kết những kinh nghiệm đời sống thực tiễn.
Diễn tả đời sống tâm hồn phong phú của
người lao động.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chủ yếu của ca daolà?
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Nghị luận
Câu 3: Nhân vật trữ tình thường gặp nhất trong ca dao là?
Người đàn ông
Người phụ nữ
Trẻ em
Người dân thường
Câu 4:Ca dao không có đặc điểm nghệ thuật này?
Sử dụng lối so sánh, ẩn dụ.
Sử dụng phong phú phép lặp và điệp cấu trúc.
Miêu tả nhân vật với tính cách phức tạp.
Ngôn ngữ đời thường nhưng giàu giá trị biểu đạt.
Hoạt động vận dụng
Phương án 1:
Hỏi 01 HS nữ: Theo em, người phụ nữ trong xã hội ngày nay, họ có nỗi lo về hạnh phúc như người phụ nữ trong bài ca dao hay không? Vì sao?
Hỏi 01 HS nam: Trong tương lai, em sẽ có một người phụ nữ của đời mình, em sẽ làm gì để cô ấy được hạnh phúc? (liên hệ giáo dục).
GV liên hệ, định hướng nhận thức cho HS.
Phương án 2:
Đọc bài ca dao sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới
Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay con kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con quốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
Câu 1: Bài ca dao có những hình ảnh gì? Được khắc họa như thế nào? Có những đặc điểm gì chung.
Câu 2: Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ? Nêu ý tác dụng của việc sử dụng phép tu từ đó.
Câu 3: Chủ đề của bài ca dao là gì?
Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Sưu tầm, ghi chép lại những bài ca dao than thân
Còn thêm những nội dung hay có trong bài viết ☘ Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Ánh Trăng ☘
Soạn Bài Những Câu Hát Than Thân Lớp 7
Soạn Bài Những Câu Hát Than Thân Lớp 7 với nội dung chi tiết bám sát vào chương trình sách giáo khoa, mời bạn cùng tham khảo.
Câu 1 (Trang 49 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Những bài ca dao sử dụng hình ảnh con cò:
- Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
- Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống sông
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
→ Người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Đây là con vật nhỏ bé, hiền lành, chịu khó kiếm ăn
Câu 2 (trang 49 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Cuộc đời lận đận, vất vả, cay đắng của con cò được diễn tả:
- Thông qua từ láy “lận đận” và thành ngữ “lên thác xuống ghềnh”: diễn tả hết nỗi vất vả, lận đận của con cò
- Sự đối lập: nước non >< một mình
thân cò >< thác ghềnh
- Các từ đối lập: lên (thác) >< xuống (ghềnh)
(bể) đầy >< (ao) cạn
→ Đối lập cái nhỏ bé, yếu ớt với cái dữ dội, bếp bênh, gập ghềnh
- Câu hỏi tu từ: diễn đạt nỗi oan trái mà cò gặp phải và sự gieo neo, khó nhọc, cay đắng của người lao động xưa
Nội dung của bài ca dao:
- Than thân: mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của những người lao động cũ
- Phản kháng: câu hỏi tu từ thể hiện thái độ bất bình với kẻ làm cho người nông dân lận đận, lên thác xuống ghềnh
Câu 3 (trang 49 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Cụm từ “Thương thay”: tiếng than biểu hiện sự đồng cảm, thương xót ở mức độ cao
- Thương thay được lặp lại 4 lần. Ý nghĩa của sự lặp lại đó:
- Mỗi lần sử dụng là một lần biểu đạt tình thương một con vật, bốn cảnh ngộ khác nhau của thân phận người lao động
- Sự lặp lại tô đậm niềm thương cảm, thương xót cuộc sống trăm bề khổ cực của người lao động
- Sự lặp lại kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau, làm cho bài ca phát triển
Câu 4 (trang 49 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Những nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua:
- Thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút đến cùng kiệt sức lực
- Thương lũ kiến li ti là thương những thân phận nhỏ bé, suốt đời phải làm lụng và kiếm miếng ăn
- Thương con hạc: thương cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai
- Thương con cuốc: thương thân phận thấp cổ bé họng, tiếng than không có người động lòng, thương xót
→ Tiếng than của bốn con vật chính là tiếng than cho thân phận thấp bé, chịu nhiều bất công ngang trái trong cuộc sống
Câu 5 (Trang 49 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Các bài ca dao bắt đầu từ Thân em
- Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
→ Những bài ca dao này đều nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa: họ phụ thuộc, không có quyền tự chủ, bị đối xử không công bằng…
Câu 6 (trang 49 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Hình ảnh so sánh đặc biệt ở chỗ:
- Trái bần, tên loại quả đồng âm với từ “bần” (nghèo khó, bần cùng)
- Hình ảnh trái bần trôi nổi, bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần lênh đênh
⇒ Thân phận những người phụ nữ lênh đênh, trôi nổi, chịu nhiều sóng gió ngang trái trên đời
Bên cạnh Những Câu Hát Than Thân, đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Ca Dao Tục Ngữ Về Tình Yêu ☀️
Soạn Bài Ngữ Văn 7 Những Câu Hát Than Thân Phần Luyện Tập
Soạn Bài Ngữ Văn 7 Những Câu Hát Than Thân Phần Luyện Tập . Chia sẻ đáp án để bạn đọc tham khảo theo chương trình Bài Những Câu Hát Than Thân Sgk 7.
Luyện tập
Câu 1. Em hãy nêu những điểm chung về nội dung và nghệ thuật của bài ca dao.
- Nghệ thuật: hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh, nhân hóa để diễn tả tâm trạng, số phận con người.
- Nội dung: than thân, thể hiện sự đồng cảm với số phận người lao động đồng thời tố cáo sự bóc lột của xã hội phong kiến.
Câu 2. Học sinh học thuộc các bài ca dao đã học
- Học sinh tự học.
- Chú ý về các từ ngữ dễ nhầm lẫn khi học.
Đừng bỏ qua bài viết Tuyển tập 🔥 Thơ Quang Dũng 🔥 bạn nhé!