Cái Cò Lặn Lội Bờ Sông ❤️️ Bài Ca Dao Đặc Sắc Và Ý Nghĩa ✅ Tuyển Tập Và Giới Thiệu Những Nội Dung Hay Về Bài Ca Dao Này. Mời Bạn Tham Khảo!
Cái Cò Lặn Lội Bờ Sông Muốn Lấy Vợ Đẹp Nhưng Không Có Tiền
Bài ca dao Cái Cò Lặn Lội Bờ Sông Muốn Lấy Vợ Đẹp Nhưng Không Có Tiền với nội dung nói về sự ngăn cách của tình yêu và hạnh phúc gia đình vì của cải vật chất trong thời kỳ phong kiến cũ.
“Cái cò lặn lội bờ sông,
Muốn lấy vợ đẹp nhưng không có tiền.”
(Ca Dao Việt Nam)
Bất kể là thời xưa hay thời nay, đàn ông muốn lấy vợ đều vẫn phải nên có tiền. Trước là để chi tiền sính lễ, rước dâu và sau là để lo cho tương lai sau này. Đó cũng là chuyện bình thường, bạn chỉ mất chút vật chất mà đã được cả một cô gái như bảo bối của cha mẹ cô ấy thì quá hời rồi còn gì. Cái giá đó dù có bao nhiêu cũng chưa đủ. Bởi thế nên, người khó khăn quá cũng không thể cưới vợ.
Câu ca dao này nói lên nỗi đắn đo suy nghĩ của chàng trai. Thầm thương trộm nhớ một cô gái đẹp nhưng gia cảnh không tốt, không giàu có, không có tiền. Vì vậy mà chỉ có thể biết khát khao trong lòng, mong muốn mà chẳng thể làm gì được.
Đây cũng là một hiện thực trong xã hội phong kiến cũ. Khi đời sống còn quá nhiều thiếu thốn, các gia đình có con gái luôn muốn chọn một gia đình giàu có, danh giá đê gả con gái, mong muốn có được một khoản sính lễ lớn.
Suy nghĩ một cách khách quan, chuyện tình cảm vợ chồng chung quy cũng cần yếu tố lớn nhất là tình cảm. Thời xưa, ông bà ta nào có được yêu đương hay hẹn hò, đa số là mai mối rồi cưới nhau. Vậy mà, họ vẫn sống với nhau đời đời kiếp kiếp, hòa hợp và yêu thương. Bởi lẽ, mấy mươi năm trôi qua không có tình cũng còn có nghĩa.
Người xưa quan niệm “Trời sinh voi sinh cỏ” nên họ không lo chuyện ăn uống, nghèo khổ. Vì trời cho sinh ra con người thì ắt sẽ tự khắc nuôi sống họ. Bởi vậy nên, nhiều gia đình đông con nhưng vẫn sinh thêm. Nghèo đói tôi luyện cho họ sự mạnh mẽ và giỏi giang từ trong xương tủy.
Tiếp sau Bài Ca Dao Cái Cò Lặn Lội Bờ Sông, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Phân Tích Bài Thơ Chí Khí Anh Hùng 🌹
Cái Cò Lặn Lội Bờ Sông Cò Ơi Sao Lại Quên Công Mẹ Già
Cái Cò Lặn Lội Bờ Sông Cò Ơi Sao Lại Quên Công Mẹ Già, bài ca dao cảm động nhắc nhỏ mỗi người con phải biết hiếu thảo, kính trọng công ơn đấng sinh thành.
Con cò lặn lội bờ sông
Ca Dao Việt Nam
Con cò lặn lội bờ sông
Cò ơi sao lại quên công mẹ già
Hỏi rằng ai đẻ cò ra
Mà cò lại bỏ mẹ già không nuôi
Nhớ khi đi ngược về xuôi
Mẹ đi bắt tép mẹ nuôi được cò
Những ngày mưa lũ gió to
Công mẹ bắt tép nuôi cò cò quên
Vợ con cò để hai bên
Công cha nghĩa mẹ cò quên hết rồi
Cò ơi cò bạc như Vôi
Công cha nghĩa mẹ bằng đồi núi cao
Cò ơi cò nghĩ thế nào
Mẹ đi bắt tép thụt vào hố sâu
Nuôi cò, cò lớn bằng đầu
Nhớ khi cò bé bú bầu sữa ngon
Nhớ khi còn bé cỏn con
Bây giờ cò lớn có còn nhớ không
Vì đâu có cánh có lông
Mà cò đã vội quên công mẹ già
Hỏi rằng ai đẻ cò ra
Mà cò lại bỏ mẹ già không nuôi. . .
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Ca Dao Tục Ngữ Về Thời Gian ☀️
Cái Cò Lặn Lội Bờ Sông Gánh Gạo Đưa Chồng Tiếng Khóc Nỉ Non Biện Pháp Tu Từ
Trong câu ca dao Cái Cò Lặn Lội Bờ Sông Gánh Gạo Đưa Chồng Tiếng Khóc Nỉ Non Biện Pháp Tu Từ đã được sử dụng một cách vô cùng sâu sắc, làm nổi bật lên ý nghĩa của cả bài ca dao.
“Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non.
– Nàng về nuôi cái cùng con,
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.
Ở nhà có nhớ anh chăng?
Để anh kể nỗi Cao Bằng mà nghe.”
(Ca Dao Việt Nam)
Bài ca dao phản ánh phần nào cảnh gia đình ly tán trong thời kỳ chúa Trịnh và nhà Mạc đánh nhau trong mấy chục năm thời nhà Lê Trung Hưng.
Bằng biện pháp tu từ nhân hoá và ẩn dụ, tác giả như nói lên hình ảnh con cò được tượng trưng cho người phụ nữ. Người vợ lại phải lặn lội thân cò, gánh gạo đưa chồng trong tiếng khóc nỉ non ai oán. Nhưng rồi họ vẫn cam chịu, vẫn phải chấp nhận sự hi sinh. Một thân một mình vất vả nuôi mẹ, nuôi con cho chồng ra chiến trận.
Nếu không có một tấm lòng yêu thương tha thiết, đức tính cần cù, nhẫn nhục hi sinh thì làm sao những người phụ nữ bé nhỏ yếu đuối kia lại có thể đem thân cò cùa mình mà gánh vác hết nỗi vất vả gian lao…
Mời bạn tham khảo những nội dung mới trong 🌠 Ca Dao Tục Ngữ Lớp 4 🌠
Bài Hát Cái Cò Lặn Lội Bờ Sông
Mời các bạn cùng thưởng thức Bài Hát Cái Cò Lặn Lội Bờ Sông thật ý nghĩa với giọng ca truyền cảm và da diết sau đây.
Cái cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
Thương em dạ sắt lòng son, một thân đơn chiếc nuôi con thăm chồng
Bàn tay ai tốt vàng ròng, bàn tay em nứt máu hồng tuôn rơi
Nhìn nhau muốn nói vạn lời, mà tim se thắt rối bời tâm can
Cái còn ngày nay không còn gánh gạo
Gạo đã thành một quá khứ xa xôi
Cái còn ngày nay xuống biển tìm mồi
Ngô sắn khoai sùng ăn cầm chừng nước mắt tuôn rơi
Cái cò lặn lội bờ ao, bán giọt máu đào nuôi dưỡng đàn con
Thương em lội suối trèo non vùng kinh tế mới nuôi con thay chồng
Triền dâu đã hóa ruộng đồng, nhà tan nước mất vợ chồng chia ly
Chồng đi cải tạo không về, vợ đi tay cuốc tay cày đất hoang
Cái cò ngày nay mơ tìm chén gạo
Giọt máu đào dành để bán nuôi con
Cái cò ngày nay gối mỏi chân mòn
Vai gánh vai gồng đi thăm chồng cách núi ngăn non
… … …
Cái cò lặn lội bờ đê, đói khổ trăm bề nước mắt đầy vơi
Thương em tuổi mới đôi mươi, vì cơn uất biến hoa trôi hương tàn
Chiều trên quốc lộ kinh hoàng, chồng em tuẫn tiết máu tràn như sông
Chồng em chiến sĩ anh hùng, vì dân chiến đấu thác cùng muôn dân
Cái cò ngày nay đã thành góa phụ
Tay dắt mẹ chồng tay dắt đàn con
Muốn về làng quê, quê cũ không còn
Giặt bắt lên rừng đi vào vùng chướng khí Lam Sơn
Cái cò lặn lội bờ mương, vét cống đào đường cái rét lạnh căm
Chồng em giặc bắt biệt tăm, tù Nam tù Bắc biết thăm nơi nào
Một đêm gió lộng mưa gào, được tin anh đã đi vào thiên thu
Chồng em chết giữa ngục thù, khổ sai đói rét cộng thù giết anh
Cái cò một thân lên vùng đất lạ
Đến trại tù tóc quấn vành tang
Đếm từng mồ hoang máu lệ hai hàng
Đau xót cho chồng không mộ phần không khói không nhang …
Ngoài Bài Ca Dao Cái Cò Lặn Lội Bờ Sông, khám phá tiếp Trọn Bộ 🍁 Ca Dao Ngắn 🍁
Cái Cò Lặn Lội Bờ Ao
Bên cạnh Bài Ca Dao Cái Cò Lặn Lội Bờ Sông, Cái Cò Lặn Lội Bờ Ao cũng là một trong những tác phẩm văn học dân gian sử dụng hình ảnh con cò để nói lên nỗi nhọc nhằn vất vả của thân phận người phụ nữ.
Cái cò lặn lội bờ ao
Ca Dao Việt Nam
Cái cò lặn lội bờ ao,
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đêm thì ước những đên thừa trống canh.
Đây là lời của “cái cò lặn lội bờ ao” ướm hỏi “cô yếm đào” cho chú mình. Đó cũng là tiếng cười của người lao động chân chính đối với nhân vật “chú” lười biếng, nghiện ngập.
Cái cò là một sự hoá thân của người nông dân để thuận tiện cho việc giãi bày tâm tư. Cô yếm đào là người con gái đẹp đẽ, nết na. Lời mai mối tưởng chừng như là một tin mừng nhưng đọc xong bài ca dao lại thấy đó là lời mỉa mai, chua chát.
Hình ảnh người chú được tái hiện khá sinh động với 3 điều mà “chú” rất “hay”: hay tửu hay tăm (nghiện ngập), hay chè đặc (thích thảnh thơi), hay nằm ngủ trưa (lười biếng) và 2 điều ước: ngày thì ước mưa, đêm thì ước dài (thừa trống canh).
Ở đây, cái “hay” của chú lại cho ta thấy chú rất “dở”. Bởi vì, hay rượu, hay chè cũng có nghĩa là chú thường xuyên rượu chè be bét. Người nông dân vốn cần cù một nắng hai sương, chân lấm tay bùn quanh năm ấy vậy mà chú lại hay nằm ngủ trưa. Điều đó cho thấy chú ta rất lười biếng. Cái lười biếng là nguyên nhân dẫn đến sự nghèo khó:
Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kè say sưa tối ngày
Cái ước muốn của chú cũng bất bình thường. Tưởng là chú ao ước những điều gì lớn lao có thể xoay chuyển cả vũ trụ, hoá ra lại là ước ngày mưa để khỏi phải đi làm, ước đêm dài thêm nữa để ngủ cho sướng. Toàn là những ước muốn hưởng thụ không muốn lao động. Đó là một lối sống thụ hưởng đáng trách.
Không cần phải nói cũng đủ biết, lời nói: “lấy chú tôi chăng?” đã được câu trả lời rồi. Người ta lấy chồng, cưới vợ thì lựa người hay lam hay làm, tính tình tốt đẹp. Chẳng ai đi lấy người lười biếng, mơ mộng viễn vông như chú tôi.
Dân gian đã đặt nhân vật chú tôi bên cạnh hình ảnh cô yếm đào như một phép tương phản, ngầm ý mỉa mai, giễu cợt, phê phán những con người lười nhác nhưng lại đòi cao sang và khẳng định, đề cao giá trị của người lao động.
Bài ca dao còn có thể hiểu là lời tỏ tình mộc mạc, hóm hỉnh của người lao động. “Cái cò lặn lội bờ ao” là lời oán thán, trách móc của những người vợ có chồng nghiện ngập…
Bài ca dao làm hiện rõ thân phận khổ đau, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng chẳng bao giờ được lựa chọn trong tình yêu và hôn nhân. Họ sống trong những ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến và cam chịu số phận, chẳng thể nào làm thay đổi được.
Cùng với Bài Ca Dao Cái Cò Lặn Lội Bờ Sông, bỏ túi thêm những thông tin hữu ích khác với 🌻 Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam 🌻