Nhận Định Về Thạch Lam ❤️ 18+ Nhận Xét, Lời Bình Hay Nhất ✅ Đọc Thêm Những Nhận Định Về Nhà Văn Thạch Lam Ấn Tượng Nhất.
Vài Nét Về Nhà Văn Thạch Lam
SCR.VN gửi đến bạn những thông tin về tiểu sử và cuộc đời của nhà văn Thạch Lam, xem ngay bên dưới nhé!
- Thạch Lam (1910-1942) sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan lại, thuở nhỏ chủ yếu sống ở quê ngoại, phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Thạch Lam là người con thứ 6 trong gia đình 7 người con (6 trai, 1 gái). Ông là em ruột của hai nhà văn khác cũng trong nhóm Tự Lực văn đoàn là Nhất Linh và Hoàng Đạo.
- Nguyên tên ban đầu của ông do cha mẹ đặt là Nguyễn Tường Vinh. Đến năm Thạch Lam 15 tuổi, thấy mình học chậm, cần tăng thêm tuổi để học “nhảy” 4 năm, ông làm lại khai sinh thành Nguyễn Tường Lân. Ngoài bút danh Thạch Lam, ông còn có các bút danh là Việt Sinh, Thiện Sỹ.
- Cha là Nguyễn Tường Nhu (1881-1918), thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông phán Tòa sứ, thường được gọi là Thông Nhu hay Phán Nhu. Mẹ là bà Lê Thị Sâm, là con gái đầu lòng cụ Lê Quang Thuật (tục gọi Quản Thuật), người gốc Huế đã ba đời ra Bắc, làm quan võ ở huyện Cẩm Giàng.
- Cha ông mất sớm, mẹ ông phải một mình buôn bán nuôi mẹ chồng và bảy người con…Lúc nhỏ, ông chủ yếu sống ở quê ngoại.
- Ở Cẩm Giàng, Thạch Lam học tại trường Nam (Tiểu học Hải Dương, nay là trường Tiểu học Tô Hiệu). Đến khi người anh cả là Nguyễn Tường Thụy ra trường dạy học ở Tân Đệ (Thái Bình), mẹ ông đã đưa cả nhà đi theo người con cả, nên Thạch Lam đến học ở Tân Đệ. Nhưng ở đây được một năm, làm vẫn không đủ cho các miệng ăn, mẹ ông dẫn các con (trừ Nguyễn Tường Thụy) về Hà Nội ở nhà thuê, rồi cứ thế lúc thì ở Hà Nội, lúc thì ở Cẩm Giàng.
- Muốn sớm đỡ đần cho mẹ, Thạch Lam đã nhờ mẹ nói khéo với ông lý trưởng cho đổi tên và khai tăng tuổi để học ban thành chung. Tiếp theo, ông thi đỗ vào Cao đẳng Canh Nông ở Hà Nội, nhưng chỉ học một thời gian, rồi vào trường Trung học Albert Sarraut để học thi Tú tài.
- Khi đã đỗ Tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để làm báo với hai anh. Buổi đầu, ông gia nhập Tự Lực văn đoàn do anh là Nguyễn Tường Tam sáng lập, rồi được phân công lo việc biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của bút nhóm này. Đến tháng 2 năm 1935, thì ông được giao làm Chủ bút tờ Ngày nay.
- Theo những gì mà người thân của Thạch Lam kể lại, mặc dù cao tới 1m70, vượt trội hơn khá nhiều chiều cao trung bình của người Việt thời đó, nhưng sức khỏe của Thạch Lam lại rất không tương xứng với chiều cao của ông. Có thể nói, ông thuộc dạng thể chất yếu. Vì thế mà ông rất năng chơi thể thao (ông chơi tennis vào loại khá) và có thời kỳ, ông cùng người anh rể tương lai tên gọi Nguyễn Kim Hoàn đi học võ nghệ.
- Một tuổi thơ nhọc nhằn cộng với cuộc sống lao lực vì miếng cơm manh áo đã làm Thạch Lam sớm mắc phải căn bệnh lao phổi, một trong những căn bệnh nan y thời bấy giờ. Ông mất tại Hà Nội vào ngày 27 tháng 6 năm 1942, lúc mới 31 tuổi, khi đang còn trong độ tuổi rực rỡ trên văn đàn.
Tham khảo 🌸 Sơ Đồ Tư Duy Hai Đứa Trẻ Thạch Lam 🌸 dễ nhớ!
Phong Cách Sáng Tác Của Thạch Lam
Những nét chính về phong cách sáng tác và tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Thạch Lam dưới đây sẽ là tư liệu hữu ích cho bạn!
1. Tổng quan:
- Là thành viên của Tự Lực văn đoàn, nhưng khác với Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng… ngòi bút của Thạch Lam có khuynh hướng đi gần với cuộc sống của những người dân bình thường nghèo khổ.
- Thạch Lam là người có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Ông thường viết những truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày.
- Mỗi truyện của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm mến yêu chân thành và sự nhạy cảm của tác giả trước những biến thái của cảnh vật và lòng người. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.
- Theo Thạch Lam chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người. Ông quan niệm: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn.
2. Sáng tác tiêu biểu:
- Hầu hết sáng tác của Thạch Lam được đăng báo trước khi in thành sách. Trong đó, phải kể đến một số tác phẩm tiểu biểu như:
- Gió lạnh đầu mùa (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1937)
- Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1938)
- Ngày mới (truyện dài, Nhà xuất bản Đời nay, 1939)
- Theo dòng (bình luận văn học, Nhà xuất bản Đời nay, 1941)
- Sợi tóc (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1942)
- Một thứ quà của lúa non: Cốm (Hà Nội băm sáu phố phường, Nhà xuất bản Đời Nay, 1943) – đã được in vào SGK Ngữ văn 7, tập một.
- Hà Nội băm sáu phố phường (Tùy bút, Nhà xuất bản Đời Nay, 1943)
- Và hai quyển truyện viết cho thiếu nhi: Quyển sách và Hạt ngọc. Cả hai đều do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1940.
Văn mẫu 🌸 Phân Tích Hai Đứa Trẻ Thạch Lam 🌸 ý nghĩa!
Những Nhận Định Về Thạch Lam Hay Nhất
Cùng xem những nhà phê bình văn học, những nhà văn nổi tiếng khác nhận xét gì về Thạch Lam và phong cách sáng tác của ông nhé!
Vũ Bằng Nhận Xét Về Thạch Lam
Khi so sánh cốt cách và sự nghiệp sáng tác của Thạch Lam với Nhất Linh, Hoàng Đạo (và cả Khái Hưng), từ năm 1972, nhà văn Vũ Bằng đã đưa ra nhận xét: “muốn nói đến một người tôn thờ nhân bản thực sự, một người thương yêu xót xa đồng bào từ tâm can tì phế thương ra thì người ấy chính là Thạch Lam”.
Vẫn nhà văn Vũ Bằng, khi nhận xét về lối sống tao nhã của Thạch Lam, đã viết rằng: “Nghĩ lại thì trong suốt cuộc đời anh, cái gì cũng nhẹ nhàng: Nhẹ nhàng từ cử chỉ, từ tiếng nói, nhẹ nhàng từ câu nói, từ bước đi… dường như nếu bước mạnh thì đất nó đau”.
Nhà văn Vũ Bằng kể lại: “Thạch Lam yêu sự sống hơn bất kỳ ai. Anh quý từ cốc nước chè tươi nóng, trang trọng đưa lên miệng uống một cách gần như thành kính… như thể cảm ơn trời đất đã cho mình sống để thưởng thức ngon lành như vậy. Anh cẩn thận từng câu nói với cô bán hàng vì sợ lỡ lời… khiến người ta tủi thân mà buồn. Thạch Lam đi đứng nhẹ nhàng… Anh là một người độc đáo có tài lại khiêm nhường, người nhỏ mà nhân cách lớn…”
Tặng bạn nhanh tay 👉 Thẻ Cào Viettel Miễn Phí [Card 50k 100k 200k 500k Free]
Nguyễn Tuân Nhận Xét Về Thạch Lam
“Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc. Dưới cái hình thức không những thoát khỏi khuôn sáo cũ của cách hành văn đương thời mà lại có rất nhiều đức tính sáng tạo ấy, văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày.
Xúc cảm của Thạch lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê. Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước cuộc sống của mọi người chung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch lam, vẫn thấy đầy đủ cáo dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học.
Sáng tác của Thạch Lam giàu chất thơ, và đọc ông, đời sống bên trong có phong phú hơn, tế nhị hơn; chúng “đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm tho và mát dịu”
Có những truyện ngắn Thạch Lam, ở cái thời bấy giờ, đọc xong thấy nó đọng lại trong người ta như một câu hỏi bức thiết của tác giả, như là một lời trách móc kín đáo của nhân vật truyện.
Thế Lữ Nhận Xét Về Thạch Lam
“Bao nhiêu băn khoăn về nghệ thuật, bao nhiêu tư tưởng cũng như tình cảm rung động, lúc nào cũng chứa chất dồi dào trong tâm trí, cái kho tàng cuộc sống bên trong ấy rất sẵn châu báu mà chỉ cầm đến bút, Thạch Lam thấy dàn xếp theo hình thể của lời.”
Tiết lộ 👉 Cách Nhắn Tin Tán Gái Siêu Dính [10+ Bí Quyết Auto Đổ]
Lê Quang Hưng Nhận Xét Về Thạch Lam
Thế giới nhân vật của Thạch Lam phần lớn là những con người ở địa vị thấp bé, có cuộc sống nghèo khổ, vất vả, thường ở trong nhịp sống đơn điệu, nhàm tẻ.
Vẻ đẹp của nhân vật trong truyện của Thạch Lam có lòng thương yêu, đức hy sinh, bao giờ họ cũng sống, cũng nghĩ vì người khác, cho người khác. Có lúc ngậm ngùi tủi phân, có lúc chán chường nhưng rồi họ lại lặng lẽ tiếp tục cái đời hi sinh, tần tảo của mình.
Khác với nhân vật của Nam Cao, thường ở trong hoàn cánh nghiệt ngã, tình huống gay cấn đe dọa hủy hoại, tha hóa nhân cách, nhân vật của Thạch Lam hầu như chỉ gặp những thử thách thông thường, vừa tầm. Phải có tấm lòng yêu thương, trân trọng con người đến mức nào, phải là nhà văn tinh tế, biết sống với tâm trạng, cảm giác nhân vật sâu sắc chừng nào mới viết được những trang văn như thế.
Mẫu văn bản 🌸 Tóm Tắt Gió Lạnh Đầu Mùa 🌸 ngắn gọn!
Nhận Xét Về Thạch Lam Của Văn Tâm
Nhà nghiên cứu Văn Tâm: ‘Sức hấp dẫn chủ yếu của những trang viết Thạch Lam là ở tâm hồn dân tộc. Cái ngữ điệu nhỏ nhẹ mà man mác thi vị, những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn dễ rung động như cánh bướm non.”
Nhận Xét Về Thạch Lam Của Hà Văn Đức
Trái tim Thạch Lam đã không biết bao lần đã thổn thức trước những thân phận nhỏ bé, khổ đau ở cõi đời này.
Xuất hiện trên văn đàn cùng thời với rất nhiều nhà văn khác, Thạch Lam mang một dấu ấn rất riêng. Không trào lộng như Vũ Trọng Phụng, không hài hước như Nguyễn Công Hoan, không triết lý như Nam Cao. Thạch Lam nhẹ nhàng và tinh tế. Mỗi truyện ngắn của ông như một bài thơ về những cuộc đời, những thân phận nhỏ bé, côi cút và bất hạnh, gợi sự thương cảm, xót xa sâu sắc của tình người.
Giản dị mà sâu sắc chứa chan tình nhân ái, Thạch Lam hướng người đọc tới sự thanh cao của cái đẹp, cái thiện. Ông luôn đi sâu vào khám phá đời sống tâm linh của nhân vật bằng một ngòi bút rất tinh tế, rất hiểu sự đời – đó là những vẻ đẹp lẩn khuất bên trong tâm hồn con người: tình thương, sự cảm thông, lòng vị tha giữa người với người, giữa người với vật..
Truyện ngắn Thạch Lam với những lời văn nhẹ nhàng và kín đáo, như những khúc tâm tình giúp người ta sáng suốt để lựa chọn cho mình lối đi đẹp nhất cho cuộc đời. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng, thủ thỉ nhưng có sức ám ảnh lớn. Là lối truyện tâm tình, không có cốt truyện, toàn truyện không hề có hành động phát triển xung đột mà chỉ toát lên một tâm trạng, một không khí nhưng lại rất thực, rất đời.
Thạch Lam là vậy đó, luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu lòng mình để hiểu về người khác. Ông đã đặt mình vào vị trí nhân vật để nói lên cảm nghĩ về số phận những kiếp người nhỏ bé trong xã hội và để từ đó toát lên sự cảm thông sâu sắc với những cảnh đời nghiệt ngã, khổ đau.
Song trong cái lãng mạn của Thạch Lam có vẻ tươi sáng của ngày mai tốt đẹp hơn ngày hôm nay, nó thức tỉnh sâu trong sâu thẳm con người một chút mơ mộng, một niềm vui sống.
Giọng văn Thạch Lam có sức sôi cuốn kỳ diệu là vì vậy. Càng đọc lại càng say, càng đọc càng bị cuốn hút. Nó kiểu “ lạt mềm buộc chặt”, càng đi sâu vào người đọc càng không thể dứt ra. Bằng giọng văn nhẹ nhàng, thủ chỉ, Thạch Lam đã đánh thức miền ký ức của mỗi người, đánh thức những xúc cảm thầm kín nhất, sâu xa nhất về những kỷ niệm yêu dấu đã qua trong tâm hồn mỗi người.
Thạch Lam lặng lẽ âm thầm phản ánh đời sống hết sức khốn khó của con người đối với cái nhìn đôn hậu và đầy thương cảm. Ông đã tạo ra những trang văn đẹp, giản dị nhưng vô cùng nhân đạo. Những con người dù bị chà đạp vẫn cố gắng vươn tới vẻ đẹp thanh cao, những con người dù khốn khó vẫn tự đấu tranh để vươn tới cái đẹp trong cuộc sống.
Tặng bạn ⚡ bộ bí kíp 😍 Thơ Tán Gái 😍 Hài Hước 18+
Nhận Xét Về Thạch Lam Của Nguyễn Phượng
Thạch Lam hướng ngòi bút về phía những người lao động bần cùng sống trong những làng quê bùn lầy nước đọng, những người dân nghèo thành thị lay lắt chốn phồn hoa, những kiếp người kiếm sống bằng những nghề vất vả, tủi cực trong những khu hành lạc lắm bùn nhơ hay khu ngoại ô nghèo khổ, buồn và vắng.
Sáng tác của Thạch Lam không tập trung vào việc tạo dựng cốt truyện do đó thường ít sự kiện, biến cố và hành động nhưng vẫn đầy hấp dẫn bởi thiên hướng đi vào thế giới nội tâm nhân vật qua việc ghi lại những cảm giác mơ hồ, mong manh và thể hiện bằng một lối viết nhẹ nhàng, kín đáo, tế nhị.
Thạch Lam từng khao khát dùng văn chương như một vũ khí thanh cao và đắc lực nhằm làm thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác. Ông không kêu gọi cải cách cũng không chủ trương chỉ trích hay giáo huấn, đối với ông, cõi đời dẫu phong phú và phức tạp, thiện ác chen nhau, nhưng con người sinh ra không ai vốn thiện sẵn hay vốn ác sẵn. Con người rất có thể sa ngã, sai lầm, thậm chí gây nên tội ác vì ranh giới giữa cái thiện và ác thực chất chỉ cách nhau một sợi tóc…
Nhận Xét Về Thạch Lam Của Vũ Ngọc Phan
“Ngay trong tác phẩm đầu tay (Gió đầu mùa), người ta đã thấy Thạch Lam đứng vào một phái riêng…Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỷ mỷ những cái rất nhỏ và rất đẹp… Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy…”
Hình ảnh 🌸 Sơ Đồ Tư Duy Gió Lạnh Đầu Mùa🌸 một trong những tác phẩm hay nhất của Thạch Lam!
Lời Bình Về Thạch Lam Của Tân Chi
Thạch Lam mô tả những nét hiện thực của cuộc đời lại xuất phát từ lòng thương xót con người nghèo khổ hơn là từ lòng căm ghét bọn thống trị.
Nét hiện thực rõ nhất trong tác phẩm Thạch Lam là đời sống của những người dân nghèo thành thị và nông thôn, là những dằn vặt đấu tranh và đời sống tình cảm rất phong phú nhưng cũng vô cùng phức tạp của những con người tiểu tư sản.
Cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Thạch Lam là biểu hiện tấm lòng nhân đạo trước những mảnh đời đau xót. Cái nhìn hiện thực qua “ lăng kính Thạch Lam”.
Lời Bình Về Thạch Lam Của Phạm Thế Ngũ
“Thạch Lam là một nhà văn có khuynh hướng xã hội…Đối với ông, nhân vật thường là những người tầm thường trong xã hội: mẹ Lê trong xóm nghèo, cô hàng xén ở phố huyện, cậu học trò đi ở trọ, hai cô gái giang hồ trơ trọi…Và ông thường để ý vạch vẽ cuộc đời, tình cảm cùng ý nghĩ của họ, chớ không bận tâm lắm đến việc tuyên truyền tư tưởng cách mạng xã hội như trong các tác phẩm của Nhất Linh hay Hoàng Đạo…Ta thấy Thạch Lam, luôn hòa đồng trong cái xã hội nhỏ bé mà ông thương xót với tất cả tâm hồn đa cảm của ông…”
Lời Bình Về Thạch Lam Của Khúc Hà Linh
Khúc Hà Linh (Hiệu trưởng Trường Văn hóa nghệ thuật Hải Dương) nhận xét:
“Thạch Lam có những tháng năm sống nơi thôn dã, nên trong tác phẩm ông chất chứa nhiều hình bóng con người và đời sống làng quê…Ông tả nội tâm nhân vật tài tình, nhuần nhị, tinh tế. Văn ông hài hòa giữa lãng mạn và chân thực, mà vẫn nồng nàn tình quê, nặng lòng với dân tộc.
Thạch Lam không chỉ nổi tiếng về truyện ngắn, ông còn thành công trong thể loại bút ký. “Hà Nội băm mươi sáu phố phường” gồm nhiều mẩu văn ngắn mà sinh động, thể hiện vốn sống phong phú và tài hoa của ông…”
Lời Bình Về Thạch Lam Của Phong Lê
“Thạch Lam có quan niệm dứt khoát về thiên chức của văn chương: “Đối với tôi, văn chương không phải một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”.Có lẽ cả hai phương diện, vừa tố cáo, vừa xây dựng, đều được Thạch Lam chú ý; và trong phần thành công của nó, các dấu ấn hiện thực và lãng mạn trong văn Thạch Lam đều tìm được sự gắn nối ở chính quan niệm này.
Ở tư cách nhà văn, Thạch Lam đòi hỏi rất cao phẩm chất trung thực của người nghệ sĩ. Ông viết: “Sự thành thực chưa đủ cho nghệ thuật. Có thể, nhưng một nhà văn không thành thực không bao giờ trở nên một nhà văn giá trị. Không phải cứ thành thực là trở nên một nghệ sĩ. Nhưng một nghệ sĩ không thành thực chỉ là một người thợ khéo tay thôi”.
Tuyển tập mẫu 🌸 Mở Bài Gió Lạnh Đầu Mùa 🌸 hay nhất!
Nhận Định Hay Về Thạch Lam Của Nguyễn Hoành Khung
“…Tình cảm của Thạch Lam chân thành, tuy nhiên, ông chỉ mới băn khoăn, thương cảm đối với số phận người nghèo qua những câu chuyện mang một dư vị ngậm ngùi, tội nghiệp. Về bút pháp, có thể nói Thạch Lam là nhà văn mở đầu cho một giọng điệu riêng: trữ tình hướng nội trong truyện ngắn. Ngòi bút của ông thường khơi sâu vào thế giới bên trong của cái “tôi”, với sự phân tích cảm giác tinh tế.”
Nhận Định Về Thạch Lam Của Lê Tâm Chính
Các nhân vật trẻ thơ của Thạch Lam có những khuôn mặt riêng: đẹp nhưng buồn. Biệt tài của Thạch Lam là ở đó – dựng truyện từ những chi tiết tưởng như khó thành truyện.
Cố nhiên, để có những trang văn xúc động đến thế, Thạch Lam phải tạo được một lối đi riêng. Không nghiêng về những sự kiện, biến cố hay những tình tiết ly kỳ, Thạch Lam chủ trương “Không bắt chước Tàu, không bắt chước Tây… Cứ việc diễn tả tâm hồn An Nam của chúng ta!”
Văn Thạch Lam rõ ràng là thứ văn của sự quan sát bên trong: nhìn thấy bản chất của sự vật và miêu tả nó trong chiều sâu tâm lý. Văn Thạch Lam giản dị, tự nhiên, nhưng rất giàu sức gợi. Nhưng chắc chắn Thạch Lam đã thành công trong “ hành trình phát hiện những bí mật của tâm hồn thơ trẻ”, trong việc khắc chạm vẻ đẹp và thân phận của chúng.
Nhận Định Về Thạch Lam Của Phan Cự Đệ
Thời gian như một cái bình lọc kỳ diệu, nó chỉ để lại trong tâm hồn đa cảm và tinh tế của Thạch Lam những chi tiết điển hình, những cảm giác sâu lắng, những ấn tượng không thể phai mờ.
Nhận Định Về Thạch Lam Của Khái Hưng
“Nếu ta có thể chia ra hai hạng nhà văn: nhà văn thiên về tư tưởng và nhà văn thiên về cảm giác thì tôi quả quyết đặt Thạch Lam vào hạng dưới. Ở mà người khác dùng tư tưởng, dùng lời có khi rất rậm để tả cảnh, tả tình, ông chỉ nói, nói một cách giản dị cái cảm giác của ông, cái cảm giác ấy bao quát hết tư tưởng của tác giả và của độc giả, nhiều khi đi xa hơn, sâu hơn tưởng, vì có cái ta cảm thấy mà không thể dùng tư tưởng để mô tả cảm giác của ta.” (Lời tựa cho Gió đầu mùa, Khái Hưng)
Nhận Định Về Thạch Lam Và Gió Lạnh Đầu Mùa Của Đoàn Thị Hạnh
Nhà văn Nga Gorki đã từng nói: “Văn học là nhân học”, đọc “Gió lạnh đầu mùa” của nhà văn Thạch Lam ta càng thấm thía hơn về tình yêu thương con người trong truyện. Chắc hẳn đó là lí do khiến tác phẩm có sức sống, sức lan tỏa mạnh mẽ trong lòng độc giả mấy chục năm qua.
Nhận Định Của Thạch Lam Về Văn Chương
Thuở sinh thời, Thạch Lam luôn tâm niệm: “Văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên…, văn chương là một thứ khí lớn thanh cao và đắc lực làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn.”
Thạch Lam đã từng nói: “ Nhà văn cốt nhất định phải đi sâu vào tâm hồn mình, tìm thấy những tính tình và cảm giác thành thực; tức tìm thấy tâm hồn của mọi người qua tâm hồn của chính mình, đi đến chỗ bất tử mà không tự biết và qua tâm hồn ta, chúng ta có thể đoán biết được tâm hồn mọi người. Và chỉ khi nào chúng ta hiểu biết được những trạng thái tâm lý người ngoài.”
“Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những người tốt để trong đời có nhiều công bằng thương yêu hơn.”
“Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm ra cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức.”
Thạch Lam đã từng quan niệm: “Cái thực tài của nhà văn, nguồn gốc chính là ở tâm hồn nhà văn, một nghệ sĩ phải có một tâm hồn phong phú, những tình cảm dồi dào. Nếu không, nghệ sĩ đó chỉ là thợ văn khéo thôi.”
Đọc thêm những 🌸 Nhận Định Về Quang Dũng 🌸 của người nổi tiếng!