Nhận Định Về Quang Dũng [29+ Nhận Xét, Lời Bình Hay Nhất]

Nhận Định Về Quang Dũng ❤️ 29+ Nhận Xét, Lời Bình Hay Nhất ✅ Sưu Tập Những Nhận Định Hay Về Nhà Thơ Quang Dũng.

Vài Nét Về Nhà Thơ Quang Dũng

Cùng SCR.VN tìm hiểu vài nét về tiểu sử và cuộc đời của nhà thơ Quang Dũng nhé!

  • Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc địa phận Hà Nội).
  • Trước cách mạng tháng Tám, Quang Dũng theo học tại Ban trung học trường Thăng Long. Sau khi tốt nghiệp, ông bắt đầu dạy học tư tại Sơn Tây.
  • Ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, trở thành phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu.
  • Năm 1947, ông được điều đi học Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau khoá học, ông làm Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn 52 Tây Tiến. Ông tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai, mở đường qua đất Tây Bắc. Trong thời gian này, ông còn được cử làm Phó đoàn tuyên truyền Lào – Việt.
  • Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm Trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III.
  • Ông đã viết rất nhiều truyện ngắn xuất bản và viết kịch, cũng như đã triển lãm tranh sơn dầu cùng với các họa sĩ nổi danh. Ông sáng tác nhạc, bài Ba Vì của ông đã nổi tiếng ở trong khu kháng chiến. Ông làm bài thơ Tây Tiến năm 1948 khi dự Đại hội toàn quân ở Liên khu III tại làng Phù Lưu Chanh (Hà Đông).
  • Tháng 8 năm 1951, ông xuất ngũ.
  • Sau 1954, ông làm Biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về làm việc tại Nhà xuất bản Văn học. Ông phải đi chỉnh huấn sau vụ tờ báo Nhân Văn – Giai Phẩm.
  • Tuy nổi tiếng nhưng ông thích sống đạm bạc, không thích khoe khoang tên tuổi với ai. Khi nhận được những lời mời biếu tiền để sáng tác thơ của giới nhà giàu, ông từ chối và nói “Văn chương chữ nghĩa rẻ rúng đến thế ư?”
  • Về sau này, như những nhà thơ lớn khác, Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh,… ông không sáng tác thêm được nhiều tác phẩm nổi bật và mất đi trong âm thầm. Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau một thời gian dài bị bệnh tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
  • Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
  • Năm 2019, gia đình ông phối hợp với NXB Kim Đồng phát hành cuốn sách hồi ký Đoàn binh Tây Tiến. Cuốn sách được ông viết vào năm 1952 nhưng vì nhiều lý do đã không được xuất bản vào thời điểm đó. Cuốn sách đã đạt được Giải A giải thưởng sách quốc gia năm 2020. Chị Bùi Phương Thảo là con gái của ông, thay mặt gia đình lên nhận giải thưởng.
  • Hiện nay tại trường Tiểu học Thị trấn Phùng (cấp 3 Đan Phượng cũ – quê ông) có đặt một bức tượng Quang Dũng trong trang phục người lính Tây Tiến.

Trọn bộ 🌸 Thơ Quang Dũng 🌸 đặc sắc nhất!

Phong Cách Sáng Tác Của Quang Dũng

Đọc thêm những thông tin về phong cách sáng tác và sự nghiệp văn học của nhà thơ Quang Dũng để bổ sung kiến thức khi làm văn nhé!

1. Tổng quan:

  • Quang Dũng là thế hệ thơ tài năng, trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông vẽ tranh, sáng tác nhạc, viết văn xuôi nhưng trước hết là một nhà thơ.
  • Trước năm 1945, Quang Dũng đã làm thơ, nhưng thơ ông thực sự được biết đến rộng rãi là từ bài thơ Tây Tiến (1948) và một số bài khác viết trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
  • Phong cách sáng tác: Nhà thơ Quang Dũng có phong cách sáng tác rất ấn tượng, có ngòi bút sắc thơ áo lính trữ tình tài hoa. Phong cách sáng tác của ông rất ấn tượng, với những bài thơ mang nặng hồn dân tộc. Hay cũng có nhiều bài thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn.
  • Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài. Ông đã viết rất nhiều truyện ngắn xuất bản và viết kịch, cũng như đã triển lãm tranh sơn dầu cùng với các họa sĩ nổi danh. Ông sáng tác nhạc, bài Ba Vì của ông đã nổi tiếng ở trong khu kháng chiến. Ông làm bài thơ Tây Tiến năm 1948 khi dự Đại hội toàn quân ở Liên khu III tại làng Phù Lưu Chanh (Hà Đông).

2. Sáng tác tiêu biểu:

  • Tác phẩm tiêu biểu là các tập thơ Bài Thơ Sông Hồng (1956), Rừng Biển Quê Hương (1957), Mây Đầu Ô (1986); truyện ngắn Mùa Hoa Gạo (1950); hồi ký Làng Đồi Đánh Giặc (1976)…
  • Một số bài thơ của ông đã được phổ nhạc như Tây Tiến (Phạm Duy phổ nhạc), Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương phổ từ hai bài thơ Đôi bờ và Đôi mắt người Sơn Tây), Kẻ ở (Cung Tiến phổ nhạc).
  • Đặc biệt bài thơ Không đề được 4 nhạc sĩ phổ nhạc khác nhau (Việt Dũng (với tựa đề “Có những cuộc tình không là trăm năm”), Phạm Trọng Cầu (tựa đề “Em mãi là 20 tuổi”), Khúc Dương (“Em mãi là 20 tuổi”), Quang Vĩnh).
  • Bài thơ ” Tây Tiến” của ông được nhiều người yêu thích, được xuất bản và phổ biến rộng rãi và được nhiều người yêu thích ngay cả ở miền nam thời đó. Tây Tiến của ông mang đậm nét hào hùng, bi tráng pha chất lãng mạn được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông.

Văn mẫu 🌸 Phân Tích Tây Tiến Của Quang Dũng 🌸 bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Quang Dũng!

Những Nhận Định Về Quang Dũng Hay Nhất

Sưu tập những nhận định hay về nhà thơ Quang Dũng gửi đến quý vị bạn đọc cùng xem!

𝟏. Khi kể cho nhà nghiên cứu Vũ Văn Sỹ (Viện Văn học) nghe về cuộc đời sáng tác văn nghệ, nhà thơ Quang Dũng đã chia sẻ: Bài thơ Tây Tiến ông làm khi về dự Đại hội toàn quân ở Liên khu III, tại làng Phù Lưu Chanh (năm 1948). “Tôi làm thơ rất nhanh, làm xong đọc trước đại hội, được mọi người hoan nghênh nhiệt liệt”.

𝟐. Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đã gọi Tây Tiến là một tượng đài thi ca. Ông đánh giá bài thơ này “đột khởi một đỉnh núi Tây Tiến trong thơ hiện đại Việt Nam mà mỗi câu chữ, mỗi dòng thơ vừa hằn vết chân hành quân vừa vút tiếng ca quân hành”.

𝟑. “Quang Dũng là người lính Tây Tiến đích thực, cũng đồng thời là nhà thơ-chiến sĩ, nhà thơ Việt Nam tiêu biểu của một thời kỳ tiêu biểu cho sự đổi mới, sự hồi xuân của văn học dân tộc trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược”. (Nhà giáo ưu tú Đặng Hiển)

𝟒. “Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ là một nỗi nhớ: Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi…Qua nỗi nhớ ấy, hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở và dữ dội hiện lên như một bức tranh hoành tráng. Và trong bài, người viết không che giấu những gian khổ, hy sinh của người lính Tây Tiến. Chỉ có điều, nó được thể hiện bằng một ngòi bút lãng mạn. Qua cái nhìn của nhà thơ, cái bi bỗng trở thành cái hùng”. (Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh)

𝟓. “Nếu như Chính Hữu viết về những chàng vệ quốc bằng bút pháp hiện thực thì Quang Dũng đã tái hiện vẻ đẹp người lính bằng đôi cánh lãng mạn đem đến men say cho thi tứ, sự bay bổng của hình tượng… Nếu thiếu đi cái chất lãng mạn, Tây Tiến cơ hồ sẽ mất đi vẻ đẹp toàn bích của nó”. (Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Điệp)

𝟔. “Tôi muốn nói thêm rằng trong cảm xúc của Quang Dũng, dòng sông của đất nước, quê hương như cũng xúc động, gầm lên tiễn đưa những người con vinh quang của tổ quốc hi sinh thiêng liêng, bi tráng!”. (PGS TS Vũ Nho)

𝟕. “Chất hiện thực và lãng mạn đã làm cho bài thơ có gian khổ, mất mát, hi sinh nhưng cũng tràn đầy niềm lạc quan, khỏe khoắn; giọng thơ vừa chân thành vừa bi tráng, hào hùng, phản ánh hào khí và chất lãng mạn một thời gắn với lịch sử kháng chiến anh dũng của dân tộc”. (PGS TS Vũ Nho)

𝟖. “Hiện tượng Tây Tiến gợi nhớ câu thơ của Hữu Thỉnh:

Không có sách chúng tôi làm ra sách
Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình.

Quả là một truyền thống độc đáo của những người lính cụ Hồ trong mọi thời chống giặc”. (PGS TS Vũ Nho)

Nhận Định Về Quang Dũng Của Vân Long

“Nhà thơ Quang Dũng độc đáo một cách hồn nhiên, ông cứ sống tự nhiên như chim trên trời, cá dưới nước mà thành độc đáo. Bài thơ “Tây Tiến” hội tụ được cả cái bi, cái tráng của thời đại. Cái buồn lãng mạn của người tiểu tư sản, tiểu trí thức do biết mình được đón nhận một chân lý lớn nhưng cũng đồng thời đón nhận một gian nan lớn”.

“Nhà thơ Quang Dũng như “bóng mây qua đỉnh Việt” và là một áng mây bay qua sông núi nước Việt. Mây Quang Dũng bay đến đâu, hoa lá cỏ cây và núi sông như có hồn theo đến đấy.”

XEM THÊM 🌸 Nhận Định Về Tây Tiến 🌸 của những nhà phê bình văn học!

Nhận Định Về Quang Dũng Của Nguyễn Thị Như Trang

“Không chỉ thành công ở lĩnh vực thơ, văn xuôi, Quang Dũng còn là tác giả của nhiều bức tranh khá đạt về con người, phong cảnh miền Tây và trung du, về một bến sông mênh mang có những bông lau phất phơ, một con thuyền độc mộc ẩn hiện trong sương với tấm khăn piêu và cái dáng cô lái đò thật mềm…”  (lời bình trong “Nhà thơ Quang Dũng và một thời Tây Tiến gian khổ, hào hùng” )

Nhận Định Về Quang Dũng Của Nguyễn Đăng Điệp

Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Điệp, Phó Viện trưởng Viện Văn học cũng từng nhận xét: “Nếu như Chính Hữu viết về những chàng vệ quốc bằng bút pháp hiện thực thì Quang Dũng đã tái hiện vẻ đẹp người lính bằng đôi cánh lãng mạn đem đến men say cho thi tứ, sự bay bổng của hình tượng… Nếu thiếu đi cái chất lãng mạn, “Tây Tiến” cơ hồ sẽ mất đi vẻ đẹp toàn bích của nó.”

Nhận Xét Về Quang Dũng Của Phạm Xuân Nguyên

“Quang Dũng là một nhà thơ của Hà Nội, một nhà thơ của Việt Nam, một nhà thơ của thời đại”.

TẶNG BẠN 👉 15+ Bài Văn Nghị Luận Tây Tiến [Siêu Hay]

Nhận Xét Về Quang Dũng Của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

“Một người chiến sĩ trẻ, tài hoa trong đoàn quân Tây Tiến ngày đó, sau này là nhà thơ Quang Dũng”.

Lời Bình Về Quang Dũng Của Vũ Quần Phương

“Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”.

Lời Bình Về Quang Dũng Của Nguyễn Thanh

Nhà thơ Quang Dũng khu biệt độc lập như một ốc đảo cheo leo giữa biển khơi xa vắng và lẻ loi hiu quạnh như một vì sao cô độc trong không gian văn chương kháng chiến, nhưng là một người thơ tài năng hiếm hoi, không khác chi một loài hoa lạ ngan ngát hương rừng. Với những bài thơ xuất sắc được nhiều người, đa phần là sinh viên học sinh và cả những chiến sĩ cách mạng và lính cộng hòa ưa thích, Quang Dũng, tác giả “Tây Tiến” xứng đáng là ngòi bút thơ áo lính tài hoa trong thi đàn dân tộc.

Lời Bình Về Quang Dũng Của Vũ Quỳnh Phương

“Bút pháp của Quang Dũng thích tung hoành trong biên độ rất rộng, giữa những nét khỏe khoắn dữ dằn và những nét tinh vi, e ấp”

Nhận Xét Hồn Thơ Quang Dũng Của Thanh Châu

“Đẹp thay tâm hồn Quang Dũng! Dù đi đến đâu, lòng anh bao giờ cũng quay về nỗi nhớ nhung vùng đất đá ong cằn cỗi Sơn Tây, với cánh đồng Bương Cấn, với núi Sài Sơn, mây trắng xứ Đoài bay ngang đỉnh núi Ba Vì…” (trích “Người thơ Quang Dũng”)

Viết một bình luận