Nhận Định Về Tây Tiến: 31+ Lời Bình, Nhận Xét Hay Nhất

Nhận Định Về Tây Tiến ❤️ 31+ Lời Bình, Nhận Xét Hay Nhất ✅ Tổng Hợp Các Nhận Định Về Bài Thơ Tây Tiến Của Các Nhà Phê Bình Văn Học.

Giới Thiệu Về Bài Thơ Tây Tiến

Những thông tin cơ bản giới thiệu về bài thơ Tây Tiến đã được biên soạn bên dưới, xem ngay bạn nhé!

I. Tác giả:

  • Quang Dũng (1921 – 1988)
  • Tên khai sinh là Bùi Đình Diệm.
  • Quê quán: làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
  • Là thế hệ thơ tài năng, trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
  • Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc.

II. Tác phẩm:

1. Bài thơ:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
Kìa em xiêm áo tự bao giờ.
Khèn lên man điệu nàng e ấp,
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?
Có nhớ dáng người trên độc mộc,
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu, anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Tây Tiến người đi không hẹn ước,
Đường lên thăm thẳm một chia phôi.
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy,
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

  • Tây Tiến là tên gọi của trung đoàn Tây Tiến, được thành lập năm 1947:
    • Nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt Lào
    • Địa bàn hoạt động rộng: Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Sầm Nứa
    • Lính Tây Tiến chủ yếu là người Hà Nội, trẻ trung, yêu nước
  • Năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến, là đại đội trưởng
  • Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã viết bài thơ tại Phù Lưu Chanh (Hà Tây)
  • Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”. Đến năm 1957, in lại bỏ từ “nhớ”, in trong tập “Mây đầu ô”

3. Bố cục:

  • Phần 1 (14 câu đầu): Khung cảnh thiên nhiên miền Tây và những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến
  • Phần 2 (8 câu tiếp theo): Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng
  • Phần 3 (8 câu tiếp theo): Chân dung người lính Tây Tiến
  • Phần 4 (còn lại): Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây

4. Giá trị

  • Giá trị nội dung:
    • Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng.
  • Giá trị nghệ thuật:
    • Cảm hứng và bút pháp lãng mạn
    • Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt..
    • Kết hợp chất nhạc và chất họa

Xem thêm mẫu 🌸 Dàn Ý Tây Tiến Của Quang Dũng 🌸 chi tiết nhất!

Những Nhận Định Về Bài Thơ Tây Tiến Hay Nhất

SCR.VN mời bạn tham khảo những nhận định hay nhất về bài thơ Tây Tiến của các nhà phê bình văn học nổi tiếng:

Nhận Định Về Bài Thơ Tây Tiến Của Nguyễn Quang Trung

“Bút pháp chấm phá thật tinh tế. Không gian sông nước thì rộng lớn, cảnh thì thưa thớt, thấp thoáng bóng người, bóng hoa. Cảnh không rõ nét mà mờ nhòa, tất cả phủ trong màn sương huyền thoại: chiều mông lung sương, hồn lau thì phảng phất, người chỉ ẩn hiện trong một dáng, hoa cũng chỉ thấy một điệu đong đưa… Nét bút mờ nhòa này đã vẽ được cái mộng mơ của cảnh vật, cái hư ảo của hoài niệm, cái tinh tế của tình cảm. Tất cả da diết một làn sương nhớ nhung bọc kín những câu thơ.”

“Như vậy, hùng vĩ gắn với thơ mộng là cái nhìn riêng của hồn thơ lãng mạn Quang Dũng trước núi rừng Tây Bắc. Xuyên qua cảnh vật là hoài niệm tinh tế mà sâu nặng, bâng khuâng một tình yêu không nói hết của tác giả với một vùng đất nước gắn bó thiết tha một thời với người lính.”

(Nguyễn Quang Trung, Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12, NXB Giáo dục, 2004)

Nhận Định Về Bài Thơ Tây Tiến Của Đặng Anh Đào

Tây Tiến nhắc nhở cả một thời gian khổ mà oanh liệt, không thể nào quên của lịch sử đất nước. Nó mang đậm hào khí bừng bừng của một dân tộc vừa vùng lên giải phóng, đã phải cầm ngay súng để bảo vệ nền độc lập, tự do non trẻ và thiêng liêng của mình những ngày đầu Cách mạng tháng Tám.”

“Chính niềm thương nhớ máu thịt và lòng tự hào chân thành của Quang Dũng về những người lính Vệ quốc đoàn – đồng đội ông trong đoàn quân Tây Tiến là âm hưởng chủ đạo của bài thơ đã khiến người đọc cảm động sâu xa. Thật hiếm thấy bài thơ nào viết về đồng đội lại thắm đượm ân tình chân thành đến thế.”

(Đặng Anh Đào, Tây Tiến, Giảng văn chọn lọc Việt Nam. NXB Hà Nội, 1998)

Nhận Định Về Bài Thơ Tây Tiến Của Trần Lê Văn

“ Tây Tiến là bài thơ nổi tiếng nhất của Quang Dũng. Nó như cánh cửa dẫn dắt anh bước vào làng thơ cách mạng. Như mối duyên ràng buộc, bài thơ gắn bó với người làm ra nó đến mức nói đến Quang Dũng là người ta nhắc đến bài thơ Tây Tiến và ngược lại”

Nhận Định Về Bài Thơ Tây Tiến Của GS. Nguyễn Đăng Mạnh

Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ là một nỗi nhớ: Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi…Qua nỗi nhớ ấy, hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở và dữ dội hiện lên như một bức tranh hoành tráng. Và trong bài, người viết không che giấu những gian khổ, hy sinh của người lính Tây Tiến. Chỉ có điều, nó được thể hiện bằng một ngòi bút lãng mạn. Qua cái nhìn của nhà thơ, cái bi bỗng trở thành cái hùng (bi tráng)

(GS. Nguyễn Đăng Mạnh & TS. Trần Đăng Xuyền, Những bài văn hay, Nxb Đồng Nai, 1993, 110.)

Nhận Định Về Bài Thơ Tây Tiến Của Mai Hương

“Quang Dũng viết hồn nhiên và rất thật. Dường như chưa bao giờ anh giấu mình và càng không bao giờ dối mình trong thơ. Từ sự dấn thân, mang đậm hào khí của cả một lớp người thời đại: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh đến những kỉ niệm, những tâm sự buồn vui của cuộc đời chinh chiến …”

“Quang Dũng không viết một cái gì chung chung. Với anh, thơ là sản phẩm mang sắc thái riêng và cụ thể những gì anh đã sống trải, quan sát và ghi nhận được. Phần không nhỏ tạo nên sức hấp dẫn và giá trị lâu dài của thơ anh chính là ở tính cụ thể, chân xác ấy.”

(Mai Hương, Quang Dũng (1921-1988), Tạp chí Văn học số 3, 1990)

Nhận Định Về Bài Thơ Tây Tiến Của Hà Minh Đức

“Tây Tiến là bài thơ có giá trị về tư tưởng, về nghệ thuật. bài thơ được viết ra với những màu sắc thẩm mĩ phong phú””Tây Tiến là một sáng tác có giá trị về tư tưởng, về nghệ thuật. Bài thơ được viết ra với những màu sắc thẩm mỹ phong phú. Có cái đẹp hùng tráng của núi rừng hiểm trở, và vẻ đẹp bình dị nên thơ của cuộc sống nơi bản làng quê hương, có cảm hứng mạnh mẽ hòa hợp với chất trữ tình nhẹ nhàng mềm mại trong thơ. Đặc biệt Tây Tiến là bài thơ giàu nhạc điệu, nhạc điệu của cuộc sống và của tâm hồn. Mỗi đoạn thơ mang một nhạc điệu riêng vừa mạnh mẽ, vừa uyển chuyển khi đưa người đọc về với những kỉ niệm xa nên thơ và gợi cảm. Nhà thơ Xuân Diệu có lần đã cho rằng đọc bài thơ Tây Tiến như ngậm âm nhạc trong miệng”.

Nhận Định Về Tây Tiến Ngắn Gọn Của Vũ Thu Hương

“Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào một hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ bi lụy não nùng. Cũng khơi nguồn cảm hứng từ một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng Tây Tiến đã được thể hiện một cách đặc sắc của Quang Dũng, với một tâm trạng cụ thể – nỗi nhớ đồng đội trong đoàn Tây Tiến. Chính niềm thương nhớ da diết, tự hào chân thành của tác giả về những người đồng đội của mình đã khiến người đọc của nhiều thế hệ rung cảm sâu xa và đó cũng chính là âm hưởng chủ đạo của bài thơ này”

“… Tây Tiến – tượng đài bất tử về người lính vô danh”

“Cũng khơi nguồn cảm hứng từ một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng Tây Tiến đã được thể hiện một cách đặc sắc qua ngòi bút Quang Dũng, với một tâm trạng cụ thể- nỗi nhớ đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến. Chính niềm thương nhớ da diết và lòng tự hào chân thành của tác giả về những người đồng đội của mình đã khiến người đọc của nhiều thế hệ rung cảm sâu xa và đó cũng chính là âm hưởng chủ đạo của bài thơ này…”.

Những bài văn 🌸 Phân Tích Hình Tượng Người Lính Tây Tiến 🌸 hay nhất!

Nhận Định Về Tây Tiến Của Xuân Diệu

“Đọc Tây Tiến như ngậm âm nhạc trong miệng”

Lương Duy Cán Nhận Định Về Tây Tiến

Nhà giáo Lương Duy Cán rất say sưa ca ngợi Tây Tiến “ có những ngày tháng không thể quên, cái gian khổ ác liệt không thể quên, cả cái hào hùng lãng mạn không thể quên. May mắn thay, giữa những ngày tháng không thể quên ấy, lại có những bài thơ không thể quên, như Tây Tiến của Quang Dũng”

Nguyễn Đình Thi Nhận Định Về Tây Tiến Của Quang Dũng

“Quang Dũng đã đem tượng đài người lính Tây Tiến đặt giữa ngàn non ngàn mây, ngàn cây Tây Bắc. Bởi vậy lời thơ như âm u vọng mãi tiếng gọi hoang sơ của núi rừng và mỗi khi nhắc đến tên đất tên mường, hồn thơ Quang Dũng lại rộn rã, phiêu du nhịp lên tiếng gọi đàn thăm thẳm”

Đinh Minh Hằng Nhận Xét Về Tây Tiến Của Nhà Thơ Quang Dũng

“.. Tây Tiến.. nơi mà con người Tây Tiến, chiến sĩ Tây Tiến, núi rừng Tây Tiến đã vượt ra ngoài những cảm quan ban đầu của hồn thơ Quang Dũng để đến với đại ngàn thi hứng. Nơi ấy, cuồn cuộn dòng chảy lạnh lùng và đa tình, hiện thực và lãng mạn, bi và tráng. Một Tây Tiến không chỉ níu kéo bước chân người lính trong nỗi niềm nhớ.. Tất cả đều gợi ấn tượng của sự lạ hóa, của những vẻ đẹp kì ảo khó gọi tên..” (Đinh Minh Hằng, in trong “Vẻ đẹp văn học cách mạng”)

“Tây Tiến – sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn”

Nhận Xét Về Tây Tiến Của Vũ Quần Phương

Nhà thơ Vũ Quần Phương khẳng định: “Cái độc đáo của Quang Dũng đã giúp ông “không lẫn vào đâu được. Ngay cả bài thơ “Tây Tiến” có những bập bềnh, nhưng rồi chính từ những chỗ ngỡ khác lạ với một thời cụ thể lại sống mãi với mọi thời. Quang Dũng đã giác ngộ cho tôi rằng hành trình sáng tạo có thể là độc hành trong một gia đoạn nào đó, nó có thể chưa được tiếp nhận ngay nhưng chính sự độc đáo lại là cái còn mãi.”

“Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”.

Nhận Xét Về Tây Tiến Của Nguyễn Đăng Điệp

Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Điệp, Phó Viện trưởng Viện Văn học cũng từng nhận xét: “Nếu như Chính Hữu viết về những chàng vệ quốc bằng bút pháp hiện thực thì Quang Dũng đã tái hiện vẻ đẹp người lính bằng đôi cánh lãng mạn đem đến men say cho thi tứ, sự bay bổng của hình tượng… Nếu thiếu đi cái chất lãng mạn, “Tây Tiến” cơ hồ sẽ mất đi vẻ đẹp toàn bích của nó.”

Tuyển tập văn 🌸 Phân Tích Tây Tiến 🌸 của Quang Dũng!

Đánh Giá Về Tây Tiến Của Vũ Nho

Nhà văn Vũ Nho đánh giá:

“Bài thơ thành công nhờ kết hợp hài hòa bút pháp lãng mạn và hiện thực. Nếu chỉ có hiện thực trần trụi, chắc “Tây Tiến” không thể có sức cuốn hút mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu chỉ có chất lãng mạn thì “Tây Tiến” cũng khó mà được đón nhận rộng rãi như thế. […]

Ngoài hình ảnh những chiến sỹ Tây Tiến làm quân thù khiếp sợ, hình ảnh Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ, đầy chất thơ, tác giả đã dùng những hình ảnh, những cảm giác mới lạ. Đôi chỗ có thể cảm, hiểu mà khó cắt nghĩa rạch ròi như nỗi nhớ “nhớ chơi vơi” hoặc “đêm hơi” hay “Sông Mã gầm lên khúc độc hành…”

Đánh Giá Về Tây Tiến Của Nguyễn Xuân Nguyên

Nhà phê bình Nguyễn Xuân Nguyên đánh giá về bài thơ “Tây Tiến”: “Một bài thơ kỳ diệu và có một vị trí đặc biệt trong lòng công chúng, một bài thơ được kỷ niệm 60 năm ngày sáng tác (năm 2008), một bài thơ làm sống dậy cả một trung đoàn, khiến địa danh Tây Tiến trường tồn trong lịch sử và ký ức mỗi người. Nó như một viên ngọc sáng trong tâm hồn Việt, tấm lòng Việt và thơ ca Việt”.

Đánh Giá Về Tây Tiến Của GS Phong Lê

“Chỉ có thể là Tây Tiến – bài thơ viết về lính hay nhất mọi thời đại”

Đánh Giá Về Tây Tiến Của Vân Long

Nhà thơ Quang Dũng độc đáo một cách hồn nhiên, ông cứ sống tự nhiên như chim trên trời, cá dưới nước mà thành độc đáo. Bài thơ “Tây Tiến” hội tụ được cả cái bi, cái tráng của thời đại. Cái buồn lãng mạn của người tiểu tư sản, tiểu trí thức do biết mình được đón nhận một chân lý lớn nhưng cũng đồng thời đón nhận một gian nan lớn.

Nhà thơ Vân Long còn nhấn mạnh: “bài thơ “Tây Tiến” không chỉ là bài thơ tiêu biểu cho sự nghiệp thơ Quang Dũng, nó còn là niềm vinh dự, thành “phiên hiệu” nổi tiếng của một trung đoàn bộ đội. Bài thơ đã khắc vào bia đá, bia tưởng niệm các liệt sỹ và ghi chiến tích trung đoàn 52 Tây Tiến dựng ở Mai Châu.”

Lời Bình Về Tây Tiến Của Anh Ngọc

“Hay đến nỗi ta không khỏi ngạc nhiên mà nghĩ rằng tại sao trong những ngày đầu non nớt của nền thơ ca kháng chiến và cách mạng mà chúng ta lại có được một tác phẩm thơ tuyệt diệu đến thế, kinh điển đến thế mà cũng hiện đại đến thế”

Lời Bình Về Tây Tiến Của Phan Quế

“Câu thơ như một tuyệt bút thiên nhiên về sông Mã. Tôi chưa đọc câu thơ nào viết về sông Mã hay hơn thế. Âm vang của câu thơ là khí tiết của con sông chiến trận, quả cảm và dũng mãnh trong độc khúc binh lửa của mình mà tạo nên chất hiệp sĩ của tứ thơ.“ 

Lời Bình Về Tây Tiến Của Quang Dũng

Quang Dũng từng tự nói về bài thơ ‘Tây tiến” của mình như sau: “Tôi làm bài thơ này rất nhanh. Làm xong, đọc trước đại hội được mọi người hoan nghênh nhiệt liệt. Hồi đó tấm lòng và cảm xúc của mình ra sao thì viết vậy. Tôi chả chút lí luận gì về thơ cả.

Đọc thêm 🌸 Nhận Định Về Việt Bắc 🌸 thú vị!

Viết một bình luận