Nhận Định Về Việt Bắc: 32+ Mẫu Lời Bình, Nhận Xét Ngắn Hay

Nhận Định Về Việt Bắc ❤️ 32+ Mẫu Lời Bình, Nhận Xét Ngắn Hay ✅ Mẫu Nhận Định, Lời Bình Ngắn Gọn Và Hay Nhất Về Việt Bắc Dành Cho Bạn.

Giới Thiệu Về Bài Thơ Việt Bắc

Những thông tin cơ bản nhất về tác phẩm Việt Bắc giúp bạn có những nhận định chính xác về bài thơ đã được trình bày bên dưới, đọc ngay để nắm chắc kiến thức nhé!

a. Hoàn cảnh ra đời

  • Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7-1954, Hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, một trang sử mới mở ra cho toàn dân tộc
  • Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ.

b. Vị trí đoạn trích

  • Đoạn trích thuộc phần 1 của tác phẩm, tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến

c. Bố cục (2 phần)

  • Phần 1 (20 câu đầu): Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi
  • Phần 2 (còn lại): Lời của người ra đi với nỗi nhớ Việt Bắc

d. Giá trị nội dung

  • Việt Bắc là khúc ca hùng tráng và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc…
  • Việt Bắc là khúc hát ân tình chung của những người cách mạng, những người kháng chiến, của cả dân tộc qua tiếng lòng của nhà thơ. Bên cạnh đó, bài thơ còn cất lên âm hưởng anh hùng ca vang dội, đưa ta về với một thời kì lịch sử hào hùng, trọng đại của đất nước.

e. Giá trị nghệ thuật

  • Sử dụng sáng tạo hai đại từ “mình, ta” với lối đối đáp giao duyên trong dân ca, để diễn đạt tình cảm cách mạng
  • Bài thơ Việt Bắc thể hiện tính dân tộc đậm đà:
    • Sử dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống.
    • Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, quen thuộc, gần gũi, đậm sắc thái dân gian.
    • Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tài hoa như điệp từ, liệt kê, so sánh, ẩn dụ tượng trưng…
    • Nhịp điệu thơ uyển chuyển ngân vang, giọng điệu thay đổi linh hoạt

Mời bạn tham khảo 🌸 Dàn Ý Việt Bắc Của Tố Hữu  🌸 để viết văn nhận định hay!

Những Nhận Định Hay Về Việt Bắc

SCR.VN đã tuyển tập và biên soạn những nhận định hay về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, mời các bạn cùng xem:

Nhận Định Văn Học Về Việt Bắc Của Pierre Emmanuel

“Nhà thi sĩ ấy tự muốn mình là tiếng nói của dân tộc mình. Vậy thì dân tộc ấy có năng khiếu thơ thông qua nhà thi sĩ. Các dân tộc hiện đại, đã công nghiệp hóa rồi, đã bị san phẳng bởi những phương tiện tuyên truyền, không còn có một năng khiếu về hình tượng như thế nữa; không còn suối nguồn ở bản thân mình nữa. Nhưng Tố Hữu đắm mình trong dân tộc của mình, đồng thời là một thi sĩ độc đáo, một nhà sáng tạo ra các hình thể. Người ta càng cảm thấy điều đó rõ hơn khi anh nói một cách rất hay về thơ.” (Lời tựa tập thơ Máu và hoa, xuất bản ở Pháp, năm 1975, Pierre Emmanuel)

Nhận Định Đánh Giá Về Việt Bắc Của Xuân Diệu

“Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình thơ rất đỗi trữ tình”

“Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời, nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng cho người lao khổ.” (Tố Hữu với chúng tôi, 1975, Xuân Diệu)

“Sức mạnh của thơ Tố Hữu trong những ngày đen tối ấy chính là vì nó nói với trái tim, chính là bởi người cách mạng ấy là một thi sĩ chính cống, thật sự”. (Xuân Diệu -“Tố Hữu với chúng tôi”)

“Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên.” (Xuân Diệu – “Tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu”)

Hoài Thanh Nhận Định Về Việt Bắc

“Một tiếng nói yêu thương luôn luôn chan hòa ánh sáng, tự nó cũng là ánh sáng, lại hết sức linh hoạt và uyển chuyển, mỗi lúc một khác, mỗi nơi một khác, kể cả những lúc chỉ là sự im lặng giữa các dòng thơ. Phải chăng đây chính là bản sắc riêng của thơ Tố Hữu.” (Chuyện thơ, 1978, Hoài Thanh)

Tố Hữu Nhận Định Về Việt Bắc

“Cảnh vật và tinh thần Việt Bắc đã nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi, Việt Bắc ở trong tôi.” (Tố Hữu – “Nhà văn nói về tác phẩm”)

Nhận Định Về Bài Thơ Việt Bắc Của Hoàng Trung Thông

“Tố Hữu không tô vẽ lên nhân vật quần chúng những nét sơn hào nhoáng, giả tạo. Tình cảm của nhân vật thơ anh biểu hiện lên từ bản chất giai cấp, từ đời sống thực. Người bộ đội chiếm một địa vị quan trọng trong tập thơ Việt Bắc, chính là người nông dân nghèo khổ.” (Chặng đường mới của chúng ta, 1961, Hoàng Trung Thông)

Nhà Thơ Đặng Thai Mai Nhận Định Bài Thơ Việt Bắc

“Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ.” (Lời giới thiệu tập thơ Từ ấy, Văn học, 1959, Đặng Thai Mai)

Bình Luận Văn Học Việt Bắc Của Như Phong

“Thơ Tố Hữu bao giờ cũng mới, càng ngày càng mới, vì nó thể hiện thế giới quan cách mạng của chủ nghĩa Mác, hệ tư tưởng vô sản, đạo đức cộng sản chủ nghĩa là những tư tưởng càng ngày càng trở thành cách nhìn, nếp sống phổ biến của những con người mới của thời đại.” (Bình luận văn học, 1964, Như Phong)

Lời Bình Về Việt Bắc Của Nhà Thơ Chế Lan Viên

“Nhà thơ này sử dụng đôi mắt tinh tường, nhà thơ khác sử dụng bộ óc kì ảo, còn Tố Hữu, anh chỉ sử dụng tình cảm và trái tim trần”

“Thơ Tố Hữu là thơ một con người biết trân trọng lấy đời mình, muốn làm cho đời mình trở nên hữu ích. Vậy thì ai kia còn phung phí đời mình, làm gì cũng được, sống sao cũng xong, trong khi đọc thơ này hãy bắt đầu thử dừng lại mà biết quý lấy đời mình, mà đem xây dựng nó. Phong cách dân tộc ở Tố Hữu thể hiện ở chỗ thơ anh giàu chất nhạc, anh nắm rất vững cái âm điệu, vần điệu của dân tộc. … Thơ anh là lối thơ lấy cái đường đi toàn đời, lấy cái hơi toàn tập, lấy cái tứ toàn bài là chính… Anh là một con chim vụ ở đường bay hơn là bộ lông, bộ cánh, tuy vẫn là lông cánh đẹp.” (Lời nói đầu cho tuyển tập 1938 – 1963 của Tố Hữu, Văn học, 1964, Chế Lan Viên)

“Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý.” (Chế Lan Viên – “Lời nói đầu tuyển tập thơ Tố Hữu”)

Nhận Xét Về Việt Bắc Của Trần Đình Sử

“Với Việt Bắc, hồn thơ cũng như nghề thơ Tố Hữu chín rộ,… không phải là một cây bút trong tay Tố Hữu nữa mà là nhiều ngọn bút nở cùng một lúc, bút tả tình, bút tả cảnh, bút tả người. Người ta thấy văn chương cách mạng chí nghĩa, chí tình, cái văn chương nên thơ nên nhạc. Việt Bắc trước hết là một bài thơ trữ tình – chính trị… Bài thơ là một khúc hát ân tình thủy chung réo rắt, đằm thắm bậc nhất, và chính điều đó làm nên sức ngân vang sâu thẳm, lâu bền của bài thơ”

Giới thiệu thêm 🌸 Nhận Định Về Tố Hữu 🌸 tác giả bài thơ Việt Bắc!

Viết một bình luận