Nhận Định Về Xuân Diệu ❤️ 29+ Mẫu Lời Bình, Nhận Xét Hay Nhất ✅ Những Nhận Định Hay Về Nhà Thơ Xuân Diệu Mà Bạn Nên Biết.
Vài Nét Về Xuân Diệu
Ngô Xuân Diệu, là nhà thơ, nhà báo, nhà văn viết truyện ngắn và nhà phê bình văn học người Việt Nam. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới đầu thế kỷ XX. Đọc thêm 1 số thông tin chi tiết về ông ở bên dưới:
I. Tiểu sử
- Xuân Diệu (1916- 1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. Ngoài bút danh Xuân Diệu ông còn có bút danh khác là Trảo Nha
- Quê: Can Lộc – Hà Tĩnh nhưng sống với mẹ ở Quy Nhơn.
- Năm 1937, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn
- Cuối năm 1940, ông vào Mĩ Tho (nay là Tiền Giang) làm viên chức tham tá thương chánh.
- Năm 1942, ông quay lại Hà Nội sống bằng nghề viết văn.
- Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh.
- Trong kháng chiến, Xuân Diệu di tản lên chiến khu Việt Bắc, hoạt động văn nghệ cách mạng.
- Hòa bình lập lại, Xuân Diệu về sống và làm việc tại Hà Nội đến khi mất.
II. Sự nghiệp văn học
1. Phong cách sáng tác
- Xuân Diệu đã đem đến cho thơ ca đương đại một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.
- Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.
2. Tác phẩm tiêu biểu
- Thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960)…
- Văn xuôi: Ký sự thăm nước Hung, Triều lên, Trường ca, Phấn thông vàng, Việt Nam trở dạ, Việt Nam nghìn dặm,…
- Tiểu luận phê bình: Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ, Đi trên đường lớn, Và cây đời mãi xanh tươi, Mài sắt nên kim,…
- Dịch thơ: Thi hào Nadim Hitmet, Vây giữa tình yêu, Những nhà thơ Bungari,…
3. Giải thưởng
- Xuân Diệu đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996).
- Tên của ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội, một con đường ở thành phố Quy Nhơn (Bình Định), và cũng được đặt cho một trường trung học phổ thông ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định và một trường THCS tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
- Tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình có con đường mang tên Xuân Diệu ở phường Nam Lý
- Ông được lập nhà tưởng niệm và nhà thờ ở làng Trảo Nha, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (bên cạnh đường lên Ngã Ba Đồng Lộc).
Tuyển tập những bài 🌸 Thơ Xuân Diệu 🌸 đa dạng nhất!
Những Nhận Định Về Xuân Diệu Hay Nhất
Cùng SCR.VN xem thử các nhà thơ, nhà phê bình văn học khác nhận định như thế nào về Xuân Diệu và thơ của ông thông qua những nhận xét mà chúng tôi đã sưu tập sau đây!
Nhận Định Về Xuân Diệu Của Hoài Thanh
Hoài Thanh là người đầu tiên cho rằng “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới – nên chỉ những người còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê. Xuân Diệu không như Huy Cận vừa bước vào làng thơ đã được người ta dành ngay cho chỗ ngồi yên ổn. Xuân Diệu đến giữa chúng ta tới nay đã ngót năm năm mà những tiếng khen chê chưa ngớt. Người khen, khen hết sức; người chê, chê không tiếc lời.”
Viết về Xuân Diệu, Hoài Thanh trong “Thi nhân Việt Nam” đã từng nói: “Bây giờ khó mà nói được cái ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến. Người đã tới giữa chúng ta với một y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn làm thân với con người có hình thức phương xa ấy. Nhưng rồi ta cũng quen dần, vì ta thấy người cùng ta tình đồng hương vẫn nặng”.
“Chưa bao người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng lớn như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên,…và tha thiết, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”
Nhận Định Về Xuân Diệu Của Tố Hữu
“Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, đặc sắc, độc đáo của nền thơ hiện đại Việt Nam… cho tới nay và những năm tháng trước mắt liệu có ai vượt được Xuân Diệu trong lĩnh vực thơ tình? Và không ai có thể thay thế được Xuân Diệu”
Nhận Định Về Xuân Diệu Của Mi-rây Găng-xen
“Một nhà thơ là rễ cây và gió – là đất và nhạc. Khi một nhà thơ lớn đi xa, nhân dân của nhà thơ khóc trước hết. Và nhân dân các nước sẽ dần dần khám phá ra anh, có khi nhiều năm sau, có khi những thế kỷ sau, và một ngày nào đó, sẽ biết đến cái chết của anh và nghe được tiếng nói của anh. Xuân Diệu là rễ cây và gió, là đất và nhạc…”
Nhận Định Về Xuân Diệu Của Bra-gri-a-ma
Nhà thơ nữ lừng danh, bà Bra-gri-a-ma ở chân núi Vi-to-sa (Bungari) khi tuyển thơ tình trên thế giới, bà đã khoe với các bạn Việt Nam: “Tôi mở đầu tuyển tập hàng trăm tác giả này bằng nhà thơ Nga Puskin và kết thúc bằng nhà thơ Xuân Diệu – Việt Nam, Xuân Diệu là nhà thơ tình lớn của phương Đông vậy!”
Nhận Định Về Xuân Diệu Của Hà Minh Đức
“… Khoảng thời gian gần mười năm đã nói lên bao sự đổi thay. Từ một Xuân Diệu lãng mạn, non tơ, bay bổng trong dòng thơ đầu cho đến một Xuân Diệu chín chắn, ưu tư và có phần chán nản trước cuộc đời là hai chặng đường thơ hiển hiện mối quan hệ giữa thơ và đời.”
Nhận Định Về Xuân Diệu Của Chế Lan Viên
”Xuân Diệu là cả một viện nghiên cứu văn học trong anh”
Nhận Định Về Tình Yêu Của Xuân Diệu Của Nguyễn Đăng Mạnh
“Xuân Diệu không quan niệm tình yêu chỉ là sự giao cảm xác thịt mà còn là sự giao cảm của những linh hồn mà đấy mới là cái khát vọng cao nhất, cái đích cao nhất trong tình yêu”.
Trọn bộ 🌸 Thơ Xuân Diệu Về Tình Yêu 🌸 ý nghĩa!
Nhận Xét Về Nhà Thơ Xuân Diệu Của Nguyễn Tuân
“Nhà thơ Xuân Diệu mất đi, thấy có mang theo một mảng đời văn tôi”
Nhận Xét Về Nhà Thơ Xuân Diệu Của Hoàng Trung Thông
“Đau lòng thay! Mất một nhà thơ lớn. Mất một người bạn và về thơ anh là bậc đàn anh của tôi”
Nhận Xét Về Nhà Thơ Xuân Diệu Của Hà Xuân Trường
“Một cây lớn nằm xuống, làm cho cả khoảng trời trống vắng”
Đánh Giá Về Xuân Diệu Của Tế Hanh
Hà Minh Đức, qua cuộc trò chuyện với nhà thơ Tế Hanh, đã chia sẻ sự đánh giá rất cao của Tế Hạnh về Xuân Diệu: “Nếu cần chọn năm nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào Thơ mới thì theo anh đó là những ai? Tế Hanh suy nghĩ và bảo: kể cũng khó, nhưng theo tôi thì phải kể đến Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử … Nếu chọn một người tiêu biểu nhất thì theo anh là ai? Tế Hanh trả lời nhanh hơn: đó là Xuân Diệu”
Đánh Giá Về Xuân Diệu Của Lê Tiến Dũng
“Xuân Diệu đã mang đến cho thơ ca dân tộc một cách nhìn mới, một bút pháp mới, một cảm xúc mới.”
Đánh Giá Về Thơ Xuân Diệu Của Hoài Thanh
“Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn tha thiết.”
Đánh Giá Về Thơ Xuân Diệu Của Nguyễn Đăng Điệp
“Có thể nói, nồng nàn và trẻ trung là hai phẩm chất, đồng thời cũng là hai giọng điệu chính trong thơ Xuân Diệu..”
Lời Bình Về Xuân Diệu Của Dương Quảng Hàm
Dương Quảng Hàm, tác giả Việt Nam văn học sử yếu nhận xét: Xuân Diệu “là một thiếu niên có tâm hồn đầy thơ mộng, khao khát sự yêu thương, lại cảm thấy thời gian vùn vụt thoáng qua mà muốn vội vàng tận hưởng cái cảnh vui đẹp của tuổi xanh hiện tại”.
Ông cũng nói thêm rằng Xuân Diệu là “Một tâm hồn đầy thơ mộng“, “Khao khát yêu thương“, “Hay tả những cảnh gây nên sự mơ màng“, “Chứa chan tình cảm lãng mạn trong đó có nhiều từ mới lạ“ nhưng “Cũng có nhiều câu vụng về, non nớt, chứng rằng tác giả chưa lão luyện về kĩ thuật của nghề thơ“
Lời Bình Về Xuân Diệu Của Thế Lữ
“Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian” (Thế Lữ – Lời tựa cho tập “Thơ thơ”)
“Nhà thi sĩ ấy là một chàng trai trẻ hiền hậu và say mê, tóc như mây vướng trên đài trán ngây thơ, mắt như lưu luyến mọi người, và miệng cười mở rộng như một tấm lòng sẵn sàng ân ái. Chàng đi trên đường thơ, hái những bông hoa gặp dưới bước chân, những hương sắc nảy ra bởi ánh sáng của lòng chàng. “Thơ thơ” là cụm đầu mùa chàng tặng cho nhân gian. Và từ đây, chúng ta đã có Xuân Diệu thật tài hoa.”
“Xuân Diệu say đắm với tình yêu và hăng hái với mùa xuân, thả mình bơi trong ánh nắng, rung động với bướm chim, chất đầy trong tim mây trời thanh sắc.”
Đọc thêm những 🌸 Nhận Định Về Huy Cận 🌸 – người bạn thân của Xuân Diệu!