Lời Bình Về Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông [23+ Nhận Định Hay Nhất]

Lời Bình Về Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông ❤️ 23+ Nhận Định Hay ✅ Tuyển Tập Nhận Xét Hay Về Tác Phẩm Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông.

Giới Thiệu Về Tác Phẩm Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông

Cùng tìm hiểu những thông tin chung giới thiệu về tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường:

I. Tác giả:

  • Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
  • Ông học tại Huế hết bậc Trung học, tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Sài Gòn năm 1960 và trường Đại học Huế năm 1964
  • Năm 1966, Hoàng Phủ Ngọc Tường thoát li lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ bằng hoạt động văn nghệ
  • Ông từng là Tổng thư kí Hội văn học nghệ thuật Trị Thừa – Thiên, Chủ tịch Hội Văn học Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt
  • Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
  • Các tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, Rất nhiều ánh lửa, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoa trái quanh tôi, Ngọn núi ảo ảnh…
  • Phong cách sáng tác:
    • Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí…
    • Lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

II. Tác phẩm:

1. Tóm tắt tác phẩm:

Bài bút kí ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương gắn liền với xứ Huế mơ mộng, đi vào lòng người với truyền thống lịch sử nơi đây.

Lúc ở thượng nguồn, sông Hương có vẻ đẹp mãnh liệt và hoang dại, có nhiều ghềnh thác đáy vực bí ẩn. Có thể xem sông Hương như “bản trường ca của rừng già”.

Lúc về đồng bằng, sông Hương thơ mộng làm say đắm lòng người. Hai bên bờ sông Hương chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên. Dòng sông mềm như tấm lụa uốn cong, cảnh đẹp như bức tranh có đường nét, hình khối trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lưu Bảo. Sông Hương có vẻ đẹp da màu biến ảo: sớm xanh, trưa vàng, chiều tím.

Lúc qua thành phố Huế, sông Hương trôi đi thực chậm, chảy lặng lờ như điệu slow. Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Trên sông vọng lại tiếng hát trong một khoang thuyền nào đó.

Sông Hương mang vẻ đẹp vừa trữ tình, vừa trầm mặc gắn liền với lịch sử bi tráng của dân tộc mà trên thế giới không có dòng sông nào như thế. Và trước về với biển sông Hương lưu luyến tình cảm với thành phố Huế ví như nỗi vấn vương của nàng Kiều với Kim Trọng.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

  • Ai đã đặt tên cho dòng sông? Là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế, ngày 4-1-1946, in trong tập sách cùng tên.
  • Bài bút kí có 3 phần, văn bản thuộc phần thứ nhất

3. Bố cục:

  • Phần 1 (từ đầu đến “quê hương xứ sở”): Thủy trình của sông Hương
  • Phần 2 (còn lại): Vẻ đẹp lịch sử, văn hóa và thi ca của sông Hương

4. Giá trị:

  • Giá trị nội dung:
    • Hoàng Phủ Ngọc Tường xứng đáng là “một thi sĩ của thiên nhiên” (Lê Thị Hướng). Với những trang viết mê đắm, tài hoa, súc tích, tác giả đã thực sự làm giàu thêm cho linh hồn bức tranh thiên nhiên xứ sở.
    • Sông Hương thực sự trở thành “gấm vóc” của giang sơn tổ quốc.Bài kí góp phần bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với dòng sông và cũng là với quê hương, đất nước.
  • Giá trị nghệ thuật:
    • Thể loại bút kí
    • Văn phong hướng nội, súc tích, tinh tế và tài hoa
    • Sức liên tưởng phong phú, vốn hiểu biết phong phú trên nhiều lĩnh vực
    • Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa…)
    • Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan

Gửi tặng bạn đọc những bài 🌸 Phân Tích Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông 🌸 hay nhất!

Những Lời Bình Về Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông

Những nhận định, lời bình về tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã được SCR.VN sưu tập và biên soạn trong bài viết này!

Lời Bình Về Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông Của Phạm Xuân Nguyên

Đọc những trang viết về Huế của Hoàng Phủ Ngọc Tường (trong đó có bài Ai đã đặt tên cho dòng sông?), nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, đã nhận xét:

“Nói rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường yêu Huế và hiểu Huế, thì đó là một lẽ đương nhiên. Tôi muốn đi xa hơn, tìm một căn nguyên thầm kín để cắt nghĩa cho sự thành công mỹ mãn của những trang viết ấy: phải chăng ở đây đã có một sự hòa hợp, tương giao, linh ứng giữa cảnh sắc Huế, lịch sử Huế, văn hóa Huế với một tâm hồn nhà văn dễ rung động, nhạy cảm, tinh tế.

Phải là sự tương giao, đến mức hòa quyện chặt chẽ mới sinh ra được những áng văn tài hoa không dễ một lần thứ hai viết được như thế. Ngỡ như không khác được: viết về sông Hương là phải vậy, viết về “văn hóa vườn” ở Huế là phải vậy. Đó là những áng văn, câu chữ được chọn lựa cân nhắc kỹ càng, vì hình ảnh được sáng tạo đẹp đẽ, vì cảm xúc phong phú bất ngờ, mới mẻ..”

Lời Bình Về Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông Của Bùi Thị Hải Hạnh

“…Nhiều thế hệ văn nghệ sĩ đến với Huế và đã bị con Sông Hương mê hoặc. Nhiều tác phẩm văn học đã đưa con sông này đến với người đọc để từ đó đem lòng yêu Huế, dù chưa một lần đặt chân đến nơi này. Nhưng với Hoàng Phủ Ngọc Tường, người một đời gắn bó với Huế, bằng tình cảm tha thiết, bằng tiềm năng văn hóa đã khám phá vẻ đẹp của Hương Giang một cách toàn diện, đưa Sông Hương trở thành biểu tượng của đất cố đô…”

Lời Bình Về Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông Của Lê Uyển Văn

“Sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ mang vẻ đẹp trời phú mà còn ánh lên vẻ đẹp của con người, những tài nữ đánh đàn, những người dân Châu Hóa lái thuyền xuôi ngược, những người con anh dũng đã hi sinh, những Nguyễn Du, những Bà huyện Thanh Quan, những Tố Hữu..đã viết thơ trên dòng chảy long lanh in bóng mây trời.

Cũng như tình yêu của sông Hương với Huế, tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương cũng là quá trình dâng tặng, khám phá và hoàn thiện chính mình…”

Lời Bình Về Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông Của Trần Đình Sử

Nhận xét của nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông- bút kí sử thi của Hoàng Phủ Ngọc Tường”, đã chỉ ra những đóng góp nổi bật của nhà văn ở thể loại kí, ông đã chỉ ra rằng:

“Trong Hoàng Phủ Ngọc Tường có “một cái nhìn sâu lắng về con người xứ Huế”, “có một tâm hồn Huế thiết tha”, “bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cuộc đi tìm cội nguồn, một sự phát hiện bề dày văn hoá và lịch sử của các hiện tượng đời sống”, “khác với phong cách Nguyễn Tuân đầy chất văn xuôi xương xẩu, gồ ghề với cái nhìn hóm hỉnh, bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường nghiêng hẳn về chất thơ thi vị, ngọt ngào” .

Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: “Bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cuộc đi tìm cội nguồn, một sự phát hiện bề dày văn hoá và lịch sử của các điều kiện đời sống… Văn anh giàu những tư liệu lấy từ sử sách tri thức khoa học và huyền thoại kí ức cá nhân loé lên những ánh sáng bất ngờ… Cái mới của Hoàng Phủ Ngọc Tường là khám phá bình diện văn hoá với tư liệu lịch sử phong phú và một tâm hồn Huế nồng nàn”.

Xem thêm 🌸 Nhận Định Về Hoàng Phủ Ngọc Tường 🌸 ý nghĩa!

Hoàng Cát Nhận Định Về Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông

Tác giả Hoàng Cát có nhận xét khi đọc tác phẩm bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông: “Hoàng Phủ Ngọc Tường có một phong cách viết bút kí văn học của riêng mình. Thế mạnh của ông là tri thức văn học, triết học, lịch sử hay địa lý… sâu và rộng, gần như đụng đến vấn đề gì, ở thời điểm nào và ở đâu thì ông vẫn có thể tung hoành thoải mái ngòi bút được”.

“Dù là viết lịch sử đã xảy ra cách nay hàng ngàn năm, từ thuở Âu Cơ và Lạc Long Quân, từ thời của các vua Hùng dựng nước và mở cõi, hay viết về không gian đa chiều trong nghệ thuật tạo hình hiện đại của nghệ sĩ Lê Bá Đảng ở bên Pháp thì cái rốn của tư duy, cái trằn trọc trong tâm tưởng và tâm hồn nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường bao giờ cũng dồn vào tình yêu đất nước, tình yêu dân tộc”

Hoàng Cát cũng khẳng định: “Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn hiện lên là một nhà văn hoá hành văn vô cùng độc đáo, một cuốn từ điển sống về Huế” .

Nguyễn Đăng Mạnh Nhận Xét Về Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông

Khi đọc những trang kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét: “Trong nhiều vùng quê Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đến và viết, xứ Huế là nơi ông am hiểu hơn cả. Những trang văn của ông viết về Huế đã chứa đựng nhiều đặc sắc của văn phong. Trầm tĩnh lắng đọng trong giọng điệu, phong phú dầy dặn trong vốn liếng và kỹ lưỡng tự nhiên trong ngôn từ, ngữ pháp” .

Nhận Xét Về Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông Của Nguyễn Trọng Tạo

Nguyễn Trọng Tạo cũng nhấn mạnh: “Anh là một nhà văn hoá hành văn vô cùng độc đáo, một cuốn từ điển sống về Huế, và đôi khi như một triết gia uyên thâm lãng tử”. “Đọc Ai đã đặt tên cho dòng sông, ta không chỉ thâu nhận đời sống, lịch sử, triết học, kinh tế, hay chính trị mà còn cảm nhận được cả một tình yêu lớn đối với con người, dân tộc và cách mạng”.

Đánh Giá Về Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông Của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Trong một cuộc phỏng vấn nhân dịp tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường được đưa vào chương trình SGK “Trong gia tài sáng tác của mình ông xếp bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” ở vị trí nào?”.

– “Đây là bút kí dài nhất và tâm huyết nhất của tôi về Huế. Tôi mang cả tâm huyết vẽ nên một dòng sông vốn y như nó vốn có. (Dòng sông của văn hóa, lịch sử, huyền thoại… với vẻ đẹp thật của thiên nhiên và có tính nhân văn). Đó là một thứ tài sản tôi muốn gửi lại cho thế hệ mai sau với lời nhắn gửi: sông Hương như một viên ngọc quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho Huế. Hãy bảo vệ vẻ đẹp ấy để nó trường tồn mãi mãi, đừng tham vọng tác động làm thay đổi nó dù điều này không phải dễ… ”.

Đọc thêm 🌸 Nhận Định Về Tây Tiến 🌸 tiêu biểu!

Viết một bình luận