Năng Động Sáng Tạo Là Gì, Biểu Hiện [15+ Dẫn Chứng, Ví Dụ Cụ Thể]

Năng Động Sáng Tạo Là Gì, Biểu Hiện ❤️️ 15+ Dẫn Chứng, Ví Dụ ✅ Chia Sẻ Đến Bạn Đọc Thông Tin Về Vai Trò, Ý Nghĩa Của Năng Động Sáng Tạo.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Năng Động Là Gì

Năng động là khả năng hoạt động một cách chủ động và tích cực trong công việc và cuộc sống. Năng động còn thể hiện sự chủ động, tích cực, dám nghĩ dám làm.

Năng động cũng được hiểu là sự tích cực trong suy nghĩ và hành động của cá nhân, tập thể. Năng động tác động một cách tích cực, có chủ đích để thay đổi thế giới xung quanh. Đồng thời, năng động cũng là sự thích nghi nhanh chóng với môi trường xung quanh,…

Năng Động Sáng Tạo Là Gì

Năng động sáng tạo là luôn tích cực tìm tòi, nghiên cứu và thử những điều mới để tạo ra những hiệu quả tích cực.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Ca Dao Tục Ngữ Về Năng Động Sáng Tạo 💕 bất hủ

Vai Trò Của Năng Động Sáng Tạo

Tiếp theo sau đây, SCR.VN chia sẻ đến bạn vai trò của năng động sáng tạo chi tiết nhất:

Năng động sáng tạo giúp bứt phá giới hạn bản thân

Có những việc bạn không hề biết bản thân có làm được hay không hoặc luôn luôn lo sợ. Người an phận thủ thường sẽ ngồi yên một chỗ, làm theo những gì đã có sẵn.

Trong khi đó, người năng động sáng tạo sẽ tìm mọi cách khám phá bản thân, khám phá năng lực, tìm kiếm cơ hội cho mình. Họ luôn có niềm tin vào bản thân, sẵn sàng đổi mới, làm những việc trước đó không dám. Họ không còn lo lắng, hay bị tác động bởi những người khác.

Tiên phong dẫn lối

Hãy tích cực tìm ra cái mới, cái hay, tăng thêm sự phong phú và thúc đẩy tư duy nhạy bén,… Khi đó, bạn trở thành người tiên phong, người đi đầu, trong việc tìm kiếm cái mới.

Thành công hơn, được đánh giá cao hơn

Xã hội ngày càng phát triển, càng đổi mới. Do đó, năng động sáng tạo là yếu tố cực cần thiết và quan trọng. Khi năng động, sáng tạo, bạn sẽ chủ động trong mọi việc, không bị tụt lùi. Càng năng động và sáng tạo, bạn càng thấy nhiều điều hay ho, từ kiến thức tới kỹ năng.

Thúc đẩy cuộc sống phát triển

Khi năng động, sáng tạo được phát huy và vận dụng, cuộc sống sẽ trở nên hiện đại và tiện nghi hơn. Cũng nhờ sáng tạo mà biết bao trang thiết bị hữu ích, tiên tiến được ra đời. Rất nhiều phát minh đã làm thay đổi cuộc sống.

Xem thêm 💚 Sáng Tạo Là Gì 💚 chi tiết nhất

Ý Nghĩa Của Năng Động Sáng Tạo

Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Giúp con người vượt qua ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đính và đạt được kết quả cao. Tạo ra những kì tích vẻ vang, mang lại vinh dự cho bản thân, gia đình và xã hội.

Những Biểu Hiện Của Năng Động Sáng Tạo

Hãy cùng tham khảo ngay những biểu hiện của năng động sáng tạo được chia sẻ sau đây:

  • Chủ động tìm kiếm cơ hội, không thụ động, ỉ lại
  • Không ngừng tìm kiếm và xây dựng những cái mới, không ngừng phát triển
  • Dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử sức
  • Luôn tìm cách thay đổi để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn
  • Có những ý tưởng mới, tiên phong, độc đáo
  • Xử lý mọi chuyện cởi mở, không nhất thiết phải theo lối mòn,…

SCR.VN gợi ý thông tin 📛 Tư Duy Sáng Tạo 📛 là gì?

Đặt Câu Với Từ Năng Động Sáng Tạo

Gợi ý đến bạn đọc một số cách đặt câu với từ năng động sáng tạo ngắn gọn nhất dưới đây:

Hoa là một người rất năng động sáng tạo trong công việc

Để trở thành người năng động sáng tạo, học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình, có phương pháp học tập đúng đắn, có kế hoạch.

Năng động sáng tạo là phẩm chất cần có của con người trong nền kinh tế thị trường

Năng động sáng tạo là phẩm chất cần có của người lao động trong mọi thời đại.

Để hội nhập và phát triển, sự năng động sáng tạo là vô cùng cần thiết không thể thiếu được.

Ở lứa tuổi nào, lĩnh vực nào cũng cần năng động sáng tạo.

Bạn Nhung lớp em là một tấm gương về năng động sáng tạo.

Từ Đồng Nghĩa Với Năng Động Sáng Tạo

Đón đọc thêm từ đồng nghĩa với năng động sáng tạo đó chính là tháo vát,

Từ Trái Nghĩa Với Năng Động Sáng Tạo

Từ trái nghĩa với năng động sáng tạo đó chính là thụ động, máy móc, ..

Chia sẻ đến bạn thông tin ✅ Tư Duy Là Gì ✅ ngắn hay

15 Ví Dụ Về Năng Động Sáng Tạo Tiêu Biểu

Đừng vội bỏ qua 15 ví dụ về năng động sáng tạo tiêu biểu được tổng hợp sau đây:

Tấm Gương Về Năng Động Sáng Tạo – Mẫu 1

Bạn Nhung lớp em là một tâm gương về năng động sáng tạo: Bạn luôn tìm cách học tập hiệu quả nhất: không chỉ học bài giảng trên lớp của thầy cô, Nhung không ngừng tìm tòi những phương pháp học mới.

Nhung chọn các phương pháp học nhanh, nhớ nhanh thông qua hình ảnh, cùng bạn bè thảo luận, luôn ứng dụng bài học vào thực tế. Vì thế, Nhung luôn đạt kết quả cao trong học tập, tiết kiệm được thời gian học tập, có nhiều thời gian rảnh để giúp đỡ bố mẹ.

Câu Chuyện Về Năng Động Sáng Tạo – Mẫu 2

Đặng Minh Đức là học sinh giỏi nhiều năm liền Trường THCS Thác Mơ, TX Phước Long. Bạn được biết đến là thiếu niên năng nổ, hoạt bát và nhiệt tình tham gia các phong trào ở trường lớp và địa phương. Năm 2013, Đức tham gia Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng và đã xuất sắc đoạt giải Ba với mô hình “Máy xúc nông sản bán tự động” rất hữu dụng.

Sáng tạo đó được xuất phát từ việc nhiều lần được cùng ba mẹ đến những xưởng chế biến điều ở địa phương, Đức thấy người lao động rất vất vả khi phải phơi và thu gom hạt điều một cách thủ công trên diện tích sân phơi khá rộng lớn.

Từ đó, Đức đã nảy ra ý tưởng làm chiếc máy xúc nông sản bán tự động để hỗ trợ người nông dân, đặc biệt là các cơ sở chế biến điều giải quyết bài toán nhân công và năng suất lao động trong thu gom nông sản chỉ với 1 lao động bằng cách sử dụng chiếc máy thu gom này”.

Mô hình sáng tạo này của Đức đã được Ban Giám khảo Cuộc thi đành giá là có tính ứng dụng cao và rất phù hợp với điều kiện ở Bình Phước, nếu được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn sẽ giúp tiết kiệm đáng kể sức lao động cũng như nhân công trong việc thu gom nông sản. Sản phẩm của Đức được Sở KH&CN lựa chọn là một trong những sản phẩm tiêu biểu gửi tham dự Cuộc thi toàn quốc.

Ví Dụ Về Năng Động Sáng Tạo Ngắn Nhất – Mẫu 3

  • Ví dụ 1: Tích cực làm bài tập về nhà, làm thêm các bài tập nâng cao để tìm ra cách giải mới, tìm ra phương pháp học tập đúng đắn
  • Ví dụ 2: Thường xuyên giúp đỡ bố mẹ, trông em, quét dọn nhà cửa
  • Ví dụ 3: Thực hiện thời gian biểu hợp lý, thực hiện một cách kiên trì, đều đặn
  • Ví dụ 4: Tích cực tham gia các hoạt động ở trường lớp, tham gia các hoạt động tình nguyện ở địa phương

Ví Dụ Về Năng Động Sáng Tạo Của Hồ Chí Minh – Mẫu 4

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương về sự rèn luyện phẩm chất năng động, sáng tạo. Trong mọi lúc, mọi nơi, Người luôn có tư duy đổi mới, sáng tạo, không giáo điều, rập khuôn, không sao chép của người khác, hết sức tránh lối cũ, đường mòn, tự mình tìm tòi, suy nghĩ, truy đến tận cùng bản chất của sự vật, hiện tượng để tìm ra chân lý, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn.

Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm và sáng tạo là sự say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có. Năng động là cơ sở để sáng tạo và sáng tạo là động lực để năng động.

Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng, tốt đẹp; nhờ có năng động mà con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.

Trong xu thế phát triển của xã hội ngày nay, yếu tố năng động và sáng tạo là một trong những yếu tố cần thiết đối với mỗi con người, trong đó có đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Sự sáng tạo của Hồ Chí Minh là quá trình học hỏi, thấm nhuần sâu sắc di huấn của các bậc thầy cách mạng vô sản, “không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm”, mà “phải tự mình phát triển hơn nữa lý luận của Mác.

Vì lý luận này chỉ đề ra nguyên lý chỉ đạo chung, còn việc áp dụng những nguyên lý ấy, thì xét riêng từng nơi, ở Anh không giống ở Pháp, ở Pháp không giống ở Đức, ở Đức không giống ở Nga”. Đó chính là quan điểm thực tiễn, cơ sở của sự sáng tạo.

Tính năng động, sáng tạo trong Hồ Chí Minh được thể hiện nhiều ở cách nói, lối viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, nhanh chóng đi vào quần chúng, hướng dẫn họ hành động: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, chỉ 9 chữ mà khái quát được cả ba giai đoạn đầy biến động của đất nước.

Nhiều câu được cô đúc lại như châm ngôn: “Nước lấy dân là gốc”, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”,…

Khi nói, khi viết, Hồ Chí Minh thường kết hợp với kể chuyện, đan xen những câu thơ, câu ca dao có vần điệu, làm cho bài nói hay hơn, bài viết trở nên sinh động, gần gũi với lối cảm, lối nghĩ của quần chúng.

Người dùng hình ảnh “con đỉa hai vòi” để nói về bản chất của chủ nghĩa đế quốc; ví “lý luận như cái tên (hoặc viên đạn), thực hành như cái đích để bắn”; “có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”; người đọc nhiều lý luận mà không biết đem thực hành, vận dụng chỉ là “cái hòm đựng sách”…

Cách diễn đạt của Hồ Chí Minh cũng luôn biến hóa, nhất quán mà đa dạng; đó là sự đanh thép với những số liệu rõ ràng khi tố cáo (trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp), sôi nổi trong tranh luận, thiết tha trong kêu gọi, ân cần trong giảng giải, sáng sủa trong thuyết phục… Người dạy: “Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng”.

Trong làm việc, ứng xử, Hồ Chí Minh luôn thể hiện sự đổi mới, linh hoạt và biến hóa. Người nói: “Tư tưởng bảo thủ như là sợi dây cột chân, cột tay người ta… Muốn tiến bộ thì phải có tinh thần mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm”.

Cuộc đời Người là một tấm gương tuyệt vời về đổi mới, có sức khêu gợi, kích thích sự đổi mới, sáng tạo cho mỗi chúng ta. Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm chính thức nước Pháp. Khi tới Biarít, ra sân bay đón Người chỉ có một mình ông Tỉnh trưởng, sau đó họ đưa Người về nghỉ tại một khách sạn khá sang, nhưng bên ngoài vẫn còn sơn phết dang dở.

Chị Phương Tiếp, một trí thức Việt kiều, được cử làm phiên dịch cho Người, tỏ ý thắc mắc về sự đón tiếp không được trịnh trọng: “Tại sao họ chưa có chính phủ mà Cụ đã sang?”. Người trả lời hóm hỉnh: “Thế nếu có chính phủ rồi, họ đổi ý không mời mình sang nữa thì sao?”.

Với tầm suy nghĩ vừa xa rộng, vừa uyển chuyển, Người đã tranh thủ được một cơ hội đưa lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc ta tới Pari, vào lúc nước ta chưa được một quốc gia nào công nhận.

Chia sẻ thêm thông tin 🌹 Làm Chủ Bản Thân 🌹 là gì, dẫn chứng

Ví Dụ Về Năng Động Sáng Tạo Trong Cuộc Sống – Mẫu 5

Anh Khoa là một người anh họ tài giỏi của em. Anh Khoa đang học tại ngôi trường đại học lớn về kỹ thuật, điện tử. Anh ấy rất yêu thích việc được chế tạo ra những đồ vật từ những vật dụng bỏ đi. Em cũng rất thích những đồ vật đó vì trông nó hoàn toàn khác biệt với những đồ vật chưa chế tạo thông thường. Em có gợi ý rằng anh có thể làm đồng hồ hay không? Thì anh Khoa đồng ý sẽ làm cho em một chiếc đồng hồ treo tường.

Khi thấy chiếc đồng hồ đó thì em vô cùng ngạc nhiên bởi nó được chế tạo từ nắp chai nhựa và chúng cũng được sử dụng như bình thường. Những sáng tạo độc đáo đó khiến em rất ngưỡng mộ anh Khoa và cũng mong muốn bản thân có được sự năng động sáng tạo như vậy.

Ví Dụ Về Năng Động Sáng Tạo Chi Tiết – Mẫu 6

Tin vui liên tiếp đến với Trường THPT chuyên Phan Bội Châu khi Trần Hữu Bình Minh xuất sắc giành Huy chương Bạc Olympic Vật lý châu Á, tấm huy chương mà em cho rằng hoàn toàn không thể là sự may mắn, mà là sự khổ công rèn luyện trong suốt 2 năm trời.

Nhắc đến Bình Minh, người ta nghĩ đến cậu bé hiền lành dễ mến và đam mê khoa học. Ngay từ nhỏ, em đã sớm bộc lộ tố chất này, khi luôn tìm tòi khám phá sự vận hành của những cỗ máy trong nhà, từ quạt điện, ti vi, máy giặt. Vì thế, chương trình khoa học thường thức được phát sóng trên truyền hình luôn được em để ý theo dõi. Lớn lên Minh sớm bộc lộ năng khiếu về các môn tự nhiên khi liên tục nhiều năm liền đoạt các giải thưởng về Toán và Tin học.

Khi em được chọn vào lớp chuyên Vật lý Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, thầy giáo Trần Văn Nga đã sớm nhìn ra tố chất “có giải” của cậu bé này. Những ngày tháng miệt mài ôn luyện cùng người thầy tận tụy, Minh đã vỡ nhẽ ra được nhiều điều, “nếu đã theo đuổi khoa học thì phải theo đến tận cùng”.

Vì khoa học cũng là một bộ môn nghệ thuật, nếu có tài năng, có đam mê, có dấn thân thì sẽ có thành quả. Và vì thế, việc tham dự những kỳ thi chính là những nấc thang giúp người nghiên cứu chinh phục những đỉnh cao khoa học. Chính những động lực đó đã giúp em liên tiếp giành được giải Nhất Quốc gia môn Vật lý, Huy chương Bạc Olympic Vật lý châu Á.

Khi nhắc đến những dự định trong tương lai, Minh chỉ nói rằng trước hết em phải học thật giỏi và lựa chọn đúng môi trường để tiếp tục viết tiếp những công trình đang ấp ủ. Thế nên, việc nói nhiều về dự định, về ước mơ em cho rằng ở thời điểm này chưa phù hợp. “Em chỉ mong muốn rằng mình luôn được cống hiến cho khoa học, cho ra đời những công trình hữu ích, phục vụ đời sống. Và theo em một công trình khoa học thực sự có ý nghĩa khi nó giải quyết được những vấn đề trong cuộc sống”.

Ví Dụ Về Năng Động Sáng Tạo Đặc Sắc – Mẫu 7

Cái tên Sầm Văn Bình được xướng lên tại Lễ vinh danh các công trình nghiên cứu khoa học năm 2017 không làm nhiều người ngạc nhiên, bởi từ lâu công trình “Nghiên cứu sưu tầm, biên soạn tài liệu và tổ chức dạy học chữ Thái hệ Lai Tay” đã thực sự đi vào đời sống của đồng bào dân tộc Thái.

Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối đầy đủ về chữ Thái hệ Lai Tay, gồm có một bộ tài liệu hoàn chỉnh phục vụ việc dạy học chữ Thái Lai Tay gồm 5 cuốn: Sách hướng dẫn học chữ Thái, sách từ vựng, sách ngữ pháp, sách bài tập, sách tham khảo, cung cấp những tri thức cơ bản về văn tự, ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Thái hệ Lai Tay.

Sầm Văn Bình cho hay: Để nghiên cứu thành công công trình này, ông đã mất rất nhiều năm đi điền dã sưu tầm biên soạn những bản chữ Thái cổ, những bài cúng, bài khấn cầu mùa, cầu mưa, khấn trong đám giỗ đám ma; rồi đến những câu gọi bạn tình, câu hát giao duyên mà thời nay đã bị mai một cũng được ông cóp nhặt từng câu, từng lời từ những già làng cao tuổi, từ những tài liệu cổ mà ông tình cờ khai phá được.

Rồi từ đó, những công trình, bài báo ra đời; những tác phẩm “Hệ chữ Lai Tay”, “Lai xứ Mường Ham”, “Hệ chữ Lai xứ Thanh Hóa”, “Hệ chữ Lai xứ Mường Mùn”, “Hệ chữ Lai xứ Mường Muỗi”, “Hệ chữ Lai Pao” … đã trở thành những cuốn tài liệu quý giá đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa dân tộc Thái.

Khi được hỏi về những dự định trong tương lai, việc bảo tồn chữ Thái cổ gìn giữ những phong tục người Thái, Sầm Văn Bình cho biết, trong thời gian tới, công trình sẽ còn phải được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn nữa bộ tài liệu dạy học chữ Thái Lai Tay; đồng thời làm font chữ để ứng dụng hiệu quả, góp phần gìn giữ, quảng bá cho chữ Thái.

Bên cạnh đó, để có thể biến “từ ngữ” này thành “sinh ngữ” thì cần mở rộng các mô hình dạy học đến nhiều đối tượng khác nhau. “Nhưng điều tôi trăn trở nhất vẫn là phải gìn giữ được những phong tục tập quán hồn cốt của người Thái cổ, đang càng ngày càng có xu hướng mai một” – Sầm Văn Bình tâm sự.

Ví Dụ Về Năng Động Sáng Tạo Ngắn Hay – Mẫu 8

Trước mối hiểm họa khôn lường của covid 19, giáo sư người Anh Sarah Gilbert đã nghiên cứu và chế tạo thành công vaccine AstraZeneca. Dù đã 59 tuổi nhưng bà Gilbert luôn là người chăm chỉ làm việc, nghiên cứu từ 4 giờ sáng đến khi tối muộn.

Nhờ vậy mà vaccine AstraZeneca được ra đời, hàng triệu người trên thế giới được cứu sống. Qua đó ta cũng thấy quá trình sáng tạo chưa bao giờ là đơn giản, chúng ta sẽ gặp muôn vàn khó khăn, phải đánh đổi nhiều thứ, là thời gian, công sức, tiền bạc, thế nhưng sau tất cả, thành quả của những sáng tạo ấy lại thật ngọt ngào.

Ví Dụ Về Năng Động Sáng Tạo Chọn Lọc – Mẫu 9

Trong một cuộc thi vẽ tranh nhằm hướng tới mục đích bảo vệ môi trường của Tỉnh. Lan là bạn em đã đăng ký tham gia cuộc thi này với mong muốn giành được giải để giúp đỡ bố mẹ tiền học phí vì gia đình Lan khó khăn. Nghe vậy em rất ủng hộ Lan, em đã giúp cậu ấy một số công việc nhỏ để Lan có thể hoàn thành bức tranh kịp nộp vào cuộc thi.

Khi được hỏi về ý tưởng bức tranh thì Lan kể rằng mình rất thích hoa khô và muốn vẽ một bức tranh sử dụng hoa khô đó. Em thấy ý tưởng rất hay và giúp Lan bắt tay vào công việc.

Sau khi bức tranh hoàn thành thì em cũng đã kỳ vọng rằng Lan đạt được giải nhất cuộc thi, bởi bức tranh thể hiện được thiên nhiên yên bình và tươi đẹp bằng hoa khô, cũng thể hiện được ý nghĩa cần bảo vệ môi trường. Khi có công bố kết quả thì bức tranh của Lan chỉ đạt giải nhì, tuy nhiên với em Lan đã là người rất năng động, sáng tạo.

Ví Dụ Về Năng Động Sáng Tạo Ấn Tượng – Mẫu 10

Lê Thái Hoàng năng động, sáng tạo trong học tập: Tích cực, chủ động, tự giác học tập, tìm ra cách giải nhanh gọn hơn. Luôn tìm tòi những tài liệu, sách, các đề thi học sinh giỏi trên toàn quốc để học, luyện giải (Chép lại…) có lúc học đến 2h sáng.

Nhờ đó Lê Thái Hoàng đạt được: Giải nhì Toán quốc gia; Đạt huy chương đồng kỳ thi Toán quốc tế lần thứ 39 tại Đài Loan; Huy chương vàng kỳ thi Olympic toàn châu á Thái Bình Dương lần thứ 11; Huy chương vàng kỳ thi Toán quốc tế lần thứ 40 tại Ru- Ma- Ni; Hoàng cùng đội tuyển VNam vươn lên đứng hàng thứ 2 trên thế giới.

Ví Dụ Về Năng Động Sáng Tạo Ngắn Nhất – Mẫu 11

Chiếc máy cắt sắn tự chế của anh Nghiêm Đức Thái, ở huyện miền núi Sông Hinh (Phú Yên) mới đây làm xôn xao những người nông dân trong vùng. Chiếc máy giúp họ rút ngắn được 48 lần về thời gian và tiết kiệm 5 lần tiền công so với cắt thủ công.

Cập nhật thêm thông tin 🌷 Trung Gian Là Gì 🌷 hay nhất

Ví Dụ Về Năng Động Sáng Tạo Cụ Thể – Mẫu 12

Nhà bác học Ê-đi-xơn có tên thật là Thomas Alva Edison (11/2/1847 – 18/10/1931), tổ tiên của ông sống tại Hà Lan, ông nội đã nhập cư sang Anh, cha anh lại định cư tại miền nam nước Mỹ, Thomas Edison là con thứ bảy. Thuở nhỏ là cậu bé ốm yếu, nhà trường xem là cậu bé học dốt, hay thắc mắc, nghịch ngợm. Bị đuổi khi kết thúc tiểu học. 

Ông luôn tìm hiểu các hiện tượng xảy ra xung quanh, được mẹ là một giáo viên ở Canada khuyến khích và giúp đỡ làm thực nghiệm rất nhiều. Không học ở trường nhưng ông học theo cách riêng của mình, từ suy nghĩ, lý luận đến thực nghiệm rồi tìm ra kết quả. Ông có một phòng thí nghiệm Menlo Park ở New Jersey. 

Cuộc đời của ông vừa cay đắng vừa ngọt ngào. Năm 24 tuổi ông là chủ một xí nghiệp được nhiều người biết tiếng, kết hôn với thư ký của mình và có 3 người con. Ông là người đầu tiên phát minh ra bóng điện và trở thành nổi tiếng, được đánh giá là nhà phát minh giàu ý tưởng. Ông có 1907 bằng sáng chế tại Mỹ, Anh, Pháp và Đức. Trong đó có nhiều bằng phát minh rất nổi tiếng như máy điện báo, máy hát đĩa, điện thoại, tàu điện, máy phân tích quặng, … 

Ví Dụ Về Năng Động Sáng Tạo Hay Nhất – Mẫu 13

Em Nguyễn Thị Mỹ Tâm, dân tộc Tày hiện đang là sinh trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn là một trong những tấm gương tuổi trẻ người dân tộc thiểu số tiêu biểu năng động, sáng tạo trong học tập.

Trong 03 năm học THPT, Mỹ Tâm đã đạt được nhiều thành tích trong học tập như: giải Ba khoa học kĩ thuật cấp tỉnh, giải Khuyến khích môn ngữ văn 11 cấp cơ sở, đạt danh hiệu “Học sinh 3 tốt” do huyện đoàn Lục Nam khen tặng và đạt giải A cuộc thi hùng biện “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kì mới” do huyện đoàn Lục Nam tổ chức.

Đây là thành quả nỗ lực và cố gắng của bản thân Mỹ Tâm cũng như sự dìu dắt tận tình của thầy cô giáo Trường THPT Tứ Sơn dành cho em trong năm học. Trong quá trình học tập, rèn luyện và hoạt động, Mỹ Tâm nhận thấy rằng kĩ năng làm việc nhóm và áp dụng công nghệ thông tin vào học tập sẽ giúp học sinh đạt kết quả cao.

Khi làm việc nhóm, học sinh không chỉ học hỏi được nhiều điều mới mẻ từ các bạn khác mà còn nâng cao tinh thần đoàn kết, rèn luyện được kĩ năng phân chia công việc hợp lí, hỗ trợ lẫn nhau khi cần giải quyết những nhiệm vụ khó khăn trong học tập và thực tiễn; đồng thời trong học tập, học sinh cần áp dụng kĩ năng về công nghệ thông tin để kích thích tư duy, nâng cao khả năng sáng tạo của bản thân.

Từ việc áp dụng hiệu quả cách làm việc nhóm và sử dụng công nghệ trong học tập cũng như trong các hoạt động khác như hoạt động Đoàn, Mỹ Tâm đã nhận thấy được nhiều dấu hiệu tích cực và hiệu quả cao.

Đối với nhà trường, học sinh ngày càng chủ động khám phá thêm nhiều điều mới mẻ, hợp tác và giúp đỡ nhau trong học tập cho đến việc hoạt động nghiên cứu đề tài thi khoa học kĩ thuật cấp tỉnh. Từ việc đóng góp, tham gia phần thi hùng biện “xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kì mới” đoàn trường THPT Tứ Sơn đã dành giải B toàn đoàn trong cuộc thi “Giai điệu tuổi trẻ” năm 2021 do Huyện đoàn tổ chức”.

Đây cũng chính là nguồn động lực cổ vũ tinh thần cho các bạn học sinh miền núi thêm tự tin vào chính mình, ngày càng năng động trong học tập cũng như các hoạt động khác. Mỹ Tâm thêm tự hào vì góp sức mình vào sự thành công ấy.

Bản thân Mỹ Tâm luôn tham gia tích cực vào các hoạt động, phong trào do các tổ chức phát động như hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, “chung tay phòng chống Covid”, các chương trình, hoạt động gìn giữ, bảo tồn nét văn hoá dân tộc như giữ gìn, phát huy giá trị của trang phục truyền thống của học sinh dân tộc thiểu số, giữ gìn và khôi phục chữ Nôm Dao của học sinh dân tộc Dao…

Bên cạnh đó, những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng có ý nghĩa như chương trình “Xuân ấm yêu thương”, “Cùng bạn đến trường” “1000 like cho cháu” hay các buổi lao động công ích, trồng cây Tâm đã cùng các bạn chung tay thực hiện.

Mỹ Tâm đã cùng các đoàn viên khác hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình khi cùng tham gia hoạt động thu gom rác thải ở xung quanh địa phương, phòng chống dịch Covid 19, hướng dẫn người dân phòng tránh dịch, cài đặt các ứng dụng Bluezone tại ủy ban xã.

Quá trình làm việc nhóm và sử dụng công nghệ giúp Mỹ Tâm nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân, ngày càng cởi mở, năng động trong giao tiếp, hoạt động, thiết lập được nhiều mối quan hệ mới và đặc biệt là tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới mẻ, bổ ích.

Từ những trải nghiệm của chính mình, Mỹ Tâm đã rút ra được bài học cho mình đó là muốn học hỏi và thành công bao nhiêu, bản thân chúng ta phải năng động, sáng tạo và cố gắng tìm tòi bấy nhiêu. Chúng ta phải luôn chủ động tìm tòi và học những kĩ năng mềm để làm hành trang cho chặng đường tương lai phía trước.

Để mang lại hiệu quả cao hơn nữa trong năm tiếp theo Mỹ Tâm chia sẻ rằng, học sinh cần cố gắng rèn luyện và tích cực hơn nữa trong các hoạt động của đoàn tường và địa phương, đồng thời nhà trường, địa phương và gia đình cũng cần kết hợp để quản lí cũng như tạo điều kiện cho các cháu học sinh học tập, vui chơi.

Bản thân Mỹ Tâm sẽ luôn cố gắng, phấn đấu học tập, sẵn sàng hỗ trợ bạn bè, không ngừng học hỏi và trau dồi bản thân ngày một hoàn thiện, góp phần xây dựng quê hương, đất nước phát triển, xã hội văn minh, cộng đồng đoàn kết.

Nguyễn Thị Mỹ Tâm xứng đáng là tấm gương tuổi trẻ người dân tộc thiểu số năng động sáng tạo, giàu nhiệt huyết.

Dẫn Chứng Về Năng Động Sáng Tạo Nổi Tiếng – Mẫu 14

Nói về những tấm gương năng động sáng tạo là nhiều không kể xiết. Nhưng ắt hẳn không ai không biết đến Stephen Hawking, là một nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, tác giả viết sách khoa học thường thức người Anh, hiện là Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học lý thuyết thuộc Đại học Cambridge.

Từ khi chỉ mới 13 tuổi, ông đã sớm bộc lộ tố chất thiên tài của mình. Hawking chơi cùng với nhóm bạn thân mà ông thường tham gia chơi bài, làm pháo hoa, các mô hình phi cơ và tàu thuyền, cũng như thảo luận về Cơ đốc giáo và năng lực ngoại cảm. Với bản tính đam mê tìm hiểu của mình, cả nhóm bạn đã dành thời gian để nghiên cứu bên trong của chiếc máy tính, để rồi sau đó họ xây dựng một máy tính với các linh kiện lấy từ đồng hồ, một máy tổng đài điện thoại cũ và các thiết bị tái chế khác.

Mặc dù cơ thể dần trở nên yếu đi về bệnh tật, bị bại liệt, phải duy chuyển khó khăn bằng nạng, nhưng Stephen Hawking vẫn luôn cố hết sức mình để nghiên cứu, đóng góp cho ngành Vật Lý học rất nhiều học thuyết giá trị.

Dẫn Chứng Về Năng Động Sáng Tạo Đơn Giản – Mẫu 15

Đang là nhân viên văn phòng với mức lương ổn định nhưng anh Hùng vẫn quyết định nghỉ việc để kinh doanh. Dù còn thiếu kinh nghiệm nhưng anh ấy luôn tìm cách tự học hỏi, nhà hàng của anh được nhiều khách hàng yêu thích bởi nhiều món ăn ngon, mới lạ và độc đáo.

Gửi đến bạn thông tin 🍃 Lẽ Sống Là Gì 🍃 hay nhất

Viết một bình luận