8+ Mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Hồ Gươm Ngắn Gọn, Đầy Đủ. Tuyển Tập Dàn Ý Chi Tiết Cung Cấp Những Thông Tin Hữu Ích Cho Học Sinh Khi Làm Bài.
Cách Thuyết Minh Về Hồ Gươm
ể thuyết minh về Hồ Gươm một cách hiệu quả, bạn có thể làm theo các bước sau:
- Giới thiệu ngắn gọn về Hồ Gươm, một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội và Việt Nam.
- Nội dung thuyết minh:
- Vị trí địa lý: Hồ Gươm nằm ở quận Hoàn Kiếm, trung tâm thủ đô Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha và được bao quanh bởi các con phố Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, và Lê Thái Tổ
- Lịch sử và truyền thuyết: Hồ Gươm còn được gọi là Hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm thần cho Rùa Vàng sau khi đánh bại giặc Minh
- Cảnh quan và kiến trúc:
- Tháp Rùa: Nằm giữa hồ, là biểu tượng của Hồ Gươm.
- Đền Ngọc Sơn: Nằm trên đảo Ngọc, được nối với bờ bằng cầu Thê Húc đỏ rực.
- Tháp Bút và Đài Nghiên: Những công trình kiến trúc độc đáo, biểu tượng cho truyền thống hiếu học của người Việt
- Vai trò và ý nghĩa: Hồ Gươm không chỉ là một thắng cảnh đẹp mà còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội quan trọng của Hà Nội. Hồ Gươm còn là biểu tượng của hòa bình và sự trường tồn của dân tộc
- Tóm tắt lại giá trị văn hóa, lịch sử và vẻ đẹp của Hồ Gươm: Nhấn mạnh tầm quan trọng của Hồ Gươm đối với người dân Hà Nội và du khách
Dàn Ý Thuyết Minh Về Hồ Gươm
Tham khảo cách lập dàn ý thuyết minh về Hồ Gươm dưới đây với các bước cụ thể định hướng bố cục và nội dung cho bài văn.
👉 Bước 1:
- Giới thiệu về đối tượng thuyết minh – Hồ Gươm.
- Nêu cảm nhận chung về Hồ Gươm.
👉 Bước 2:
-Giới thiệu vị trí địa lí của Hồ Gươm:
- Địa chỉ/ nơi Hồ Gươm tọa lạc?
- Diện tích Hồ Gươm?
- Cảnh vật xung quanh Hồ Gươm ra sao?
- Có thể đến Hồ Gươm bằng phương tiện gì? (Phương tiện du lịch: Xe du lịch,… Phương tiện công cộng: Xe máy, xe buýt,…)
-Nguồn gốc, lịch sử hình thành Hồ Gươm:
- Có từ khi nào?
- Quá trình hình thành như thế nào?
-Giới thiệu cảnh quan Hồ Gươm bao quát đến chi tiết:
- Cảnh bao quát: Từ xa,… Nổi bật nhất là… Cảnh quan xung quanh Hồ Gươm…
- Chi tiết: Bao gồm các công trình nào? Nêu một số nét nổi bật của các công trình đó.
-Giá trị của Hồ Gươm:
- Dấu ấn về lịch sử của ông cha ta.
- Tô điểm cho thủ đô Hà Nội thu hút khách du lịch.
- Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng, thú vị, hấp dẫn thu hút khách du lịch.
👉 Bước 3:
- Nêu cảm nghĩ về Hồ Gươm.
- Liên hệ bản thân về tình yêu quê hương, đất nước
Gợi ý cho bạn 💧 Thuyết Minh Về Hồ Gươm 💧 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Lập Dàn Ý Bài Văn Thuyết Minh Về Hồ Gươm – Mẫu 1
Hồ Gươm hay hòi Hoàn Kiếm là một trong những danh lam thắng cảnh biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Tham khảo mẫu lập dàn ý bài văn thuyết minh về Hồ Gươm dưới đây:
1.Mở bài: Giới thiệu về cảnh hồ Gươm mà em sẽ tả
Ví dụ: Hồ Gươm vốn là một di tích lịch sử lâu đời của đất Việt, là một vùng đất xinh đẹp giữa lòng thủ đô Hà Nội, là một thắng cảnh với sự lôi quấn rất riêng, mang lại những vẻ đẹp vô cùng độc đáo, vô cùng ấn tượng.
2.Thân bài:
a. Khái quát về Hồ Gươm:
- Hồ Gươm hay còn có tên gọi khác là Hồ Hoàn Kiếm. Đây là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước Việt Nam
- Hồ Gươm thu hút du khách từ mọi miền đất nước, từ mọi quốc gia, dân tộc, là điểm đến lí tưởng của khách du lịch thập phương.
b. Thuyết minh chi tiết về Hồ Gươm:
-Cảnh thiên nhiên:
- Phong cảnh Hồ Gươm tạo cho người ngắm nhìn một thứ cảm giác tự hào.
- Nước hồ xanh trong, ven bờ là những rặng liễu rủ xuống, soi mình lên mặt nước một cách duyên dáng, điệu đà.
- Thân cây nghiêng mình, sà xuống sát mặt nước, treo lơ lửng những cành hoa đỏ tươi tắn trên ngọn cây, vài ba ngọn liễu lại đưa mình chạm mặt nước, tạo nên vẻ đẹp rất tự nhiên, thấm đẫm chất thơ.
-Các công trình kiến trúc:
- Và nổi bật trên mặt hồ nước trong xanh là cây cầu Thê Húc cong cong như con tôm, mang màu đỏ sắt son, đậm đà.
- Cầu Thê Húc là con đường dẫn vào đền Ngọc Sơn, trên đường vào dễ thấy hình ảnh Tháp Bút và Đài Nghiên.
- Vào những lúc mặt trời lên cao, bóng của Tháp Bút in lên, đỉnh tháp như ngòi ngọn bút đang hướng nghiên mực mà lấy màu.
- Có lẽ đây là kì công, cũng là dụng ý của ông cha ta khi xây Đài Nghiên và Tháp Bút.
- Đi hết cầu Thê Húc ta đến với đền Ngọc Sơn uy nghi, vững chãi, âm thầm đứng dưới những vòm cây xanh tươi, um tùm.
- Tiếp đó, ta sẽ trông thấy bóng dáng Tháp Rùa lừng lững giữa mặt hồ yên ả, giữa lòng thủ đô đất Việt.
- Tháp có ba tầng, được bao bọc bởi mảnh đất cỏ mọc xanh rì, yên lặng, vững vàng giữa mặt hồ xanh trong, trải qua bao mưa nắng với những tầng rêu phong bám chặt bên ngoài.
- Những công trình gắn với hồ Gươm mang một vẻ đẹp xưa cũ giữa chốn phốn hoa đông đúc của thành phố Hà Nội, sự độc đáo và riêng biệt ấy đã tạo nên nét vẽ rất riêng
3.Kết bài: Cảm nghĩ của em về cảnh hồ Gươm
Ví dụ: Hình ảnh Hồ Gươm với sắc đỏ của cây cầu Thê Húc, với sự uy nghi của đền Ngọc Sơn và Tháp Rùa, với kiến trúc độc đáo của Tháp Bút, Đài Nghiên, với làn nước tươi mát trong trẻo, tất cả đã tạo nên một ấn tượng sâu sắc cho em. Chắn chắn rằng Hồ Gươm sẽ mãi là một thắng cảnh nổi tiếng, là một niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Có thể bạn sẽ thích 🌹 Thuyết Minh Về Hồ Hoàn Kiếm 🌹 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Dàn Ý Thuyết Minh Về Hồ Gươm Hay Nhất – Mẫu 2
Mẫu dàn ý thuyết minh về Hồ Gươm hay nhất dưới đây sẽ là tư liệu tham khảo đặc sắc giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng viết văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
1.Mở bài: Giới thiệu và dẫn dắt đến đề bài – thuyết minh về Hồ Gươm
Ví dụ: Mỗi người đều có một khung cảnh bản thân mình yêu thích. Có thể với bạn đó là khung cảnh biển xanh cát trắng, có thể với bạn đó là khung cảnh thiên nhiên hoang sơ nơi rừng núi… Nhưng là người con của dải đất cong cong hình chữ S này, hẳn ai cũng đều yêu thích khung cảnh cổ kính nơi Hồ Gươm đầy dấu ấn lịch sử.
2.Thân bài:
a. Nguồn gốc của Hồ Gươm là gì? Vị trí ở đâu?
-Nguồn gốc:
- Theo lịch sử: Rất nhiều thế kỷ về trước, hồ vẫn chỉ chìm sâu dưới đáy nước cùng với cả khu vực đồng bằng sông Hồng. Vào khoảng thế kỷ 16, chúa Trịnh đã cho chỉnh trang Hoàng thành Thăng Long để vua Lê vào ở, trong đó có xây dựng hồ Tả Vọng và hồ Hữu Vọng. Trong đó hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm bây giờ. Sau này, vào năm 1884 thì hồ Hữu Vọng có bị lấp lại, chỉ còn hồ Tả Vọng cho đến ngày nay.
- Theo truyền thuyết: Truyền thuyết Lê Lợi trả gươm cho Rùa Vàng tại hồ Tả Vọng được lưu truyền qua nhiều năm. Câu chuyện kể về việc Lê Thận – bạn keo sơn của vua Lê Lợi chài được một lưỡi kiếm, sau đó Lê Lợi tìm được một chuôi kiếm. Hai thứ đó đã ghép lại thành một thanh gươm hoàn chỉnh, đem lại chiến thắng trong cuộc chiến của Lê Lợi. Rồi sau khi đã làm vua, một hôm đang đi thuyền ở hồ Tả Vọng thì Rùa Vàng có ngoi lên xin lại gươm, vua đã hoàn trả. Từ đó, hồ đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm.
-Vị trí:
- Hồ Gươm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm nên khá dễ tìm.
- Không chỉ vậy, Hồ Gươm ở vị trí kết nối khá nhiều con phố cổ, thuận tiện trong việc tìm kiếm của du khách và người dân.
b. Khung cảnh Hồ Gươm như thế nào? (Hồ Gươm là một quần thể di tích khá rộng lớn, bao gồm nhiều di tích lịch sử khác nhau).
- Tháp Rùa: Tọa lạc ở phần đất nhỏ nổi lên ở giữa hồ Gươm. Tháp Rùa mang kiến trúc của Pháp, được xây dựng từ 1884 đến 1886. Tháp này được tương truyền là nơi để cụ rùa lên nghỉ ngơi. Nền cỏ xanh ngắt, mái tháp cong cong đối xứng mang một vẻ đẹp cổ kính giữa lòng thành phố đầy bận rộn và tất bật.
- Đền Ngọc Sơn: Ngôi đền này được xây dựng ở trên một hòn đảo khác có tên là đảo Ngọc. Ban đầu nơi đây được gọi là chùa nhưng sau đó đổi thành đền và chỉ thờ Văn Xương Đế Quân và Trần Hưng Đạo. Đền Ngọc Sơn có cổng vào khá giống với kiểu cổng của Văn Miếu Quốc Tử Giám, phía trên cổng có ghi ba chữ “Đắc Nguyệt Lâu”.
- Cầu Thê Húc: Là cây cầu dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Cầu có màu đỏ, cong cong như con tôm, in bóng xuống mặt nước, thơ mộng và đẹp chẳng kém gì cầu Tràng Tiền của Huế. Hai chữ “Thê Húc” có nghĩa là “Nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sớm”.
- Tháp Bút, đài Nghiên: Như tên gọi của nó, tháp Bút giống như một chiếc bút lông, phía trên đỉnh có phần như đầu bút. Thân tháp có 3 chữ “Tả thiên thanh” nghĩa là viết lên trời xanh. Tiếp đó là đài Nghiên, nằm ngay cạnh tháp Bút. Sở dĩ gọi như vậy là bởi kiến trúc này có hình giống nghiên mực, kê dưới chân nghiên là tượng 3 con cóc.
- Tháp Hòa Phong, đền Bà Kiệu: Một nơi là di vật còn sót lại của chùa Báo Ân, một nơi là chỗ thờ ba vị nữ thần gồm Liễu Hạnh công chúa, Đệ nhị Ngọc nữ và Đệ tam Ngọc nữ.
- Thủy Tạ: Là nơi thường ngoạn cảnh đẹp trên hồ.
- Đền thờ vua Lê: Là nơi thờ vua Lê, có tượng vua Lê cầm kiếm tượng trưng cho cảnh vua hoàn trả lại gươm cho Rùa Vàng.
c. Ý nghĩa của Hồ Gươm ra sao?
- Hồ Gươm là một nét đẹp đặc sắc và nổi bật trong bức tranh về một Hà Nội – thủ đô của Việt Nam.
- Không chỉ vậy còn là di tích lịch sử qua nhiều năm, có vị trí quan trọng trong lịch sử và văn hóa nước nhà.
- Hàng năm có không ít du khách từ nhiều nơi trên đất nước và thế giới đến thăm quan nơi này.
- Hồ Gươm trở thành đề tài cho nhiều bài thơ, bài hát cũng như nhiều tấm ảnh, bức tranh nghệ thuật.
- Hiện trạng của Hồ Gươm và hành động nên làm?
- Hiện nay, Hồ Gươm đang dần bị ô nhiễm, trên hồ khá nhiều rác do ý thức vô trách nhiệm của nhiều người dân, làm xấu đi hình ảnh của hồ.
- Mỗi chúng ta cần ý thức hơn về hành động của mình, đồng thời thành phố Hà Nội đã có những biện pháp bảo vệ và giảm thiểu lượng rác thải trên hồ.
3.Kết bài: Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân về khung cảnh và ý nghĩa của Hồ Gươm.
Ví dụ: Mỗi người dân đất Việt dù đi đâu về đâu cũng luôn mong ngóng, luyến lưu những danh thắng của quốc gia. Có lẽ hồ Gươm luôn là địa chỉ đáng nhớ lưu giữ trong lòng người dân mảnh đất Hà thành.
Tham khảo thêm 🍃 Dàn Ý Tả Hồ Gươm 🍃 13 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất
Dàn Ý Thuyết Minh Về Hồ Gươm Ngắn Gọn – Mẫu 3
Chia sẻ dưới đây dàn ý thuyết minh về Hồ Gươm ngắn gọn để các em học sinh cùng tham khảo và linh hoạt vận dụng khi làm bài.
1.Mở bài: Giới thiệu về Hồ Gươm
Ví dụ: Hà Nội là thủ đô của nước ta – một nơi kinh tế phát triển, phồn hoa, nhộn nhịp. Thế nhưng giữa chốn thủ đô xa hoa ấy, vẫn có những khoảng lặng khiến người ta phải ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp trầm lắng, xưa cũ của mình. Trong đó, khó mà không kể đến Hồ Gươm.
2.Thân bài:
a. Vị trí địa lí:
- Thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Nằm ở vị trí trung tâm của thành phố Hà Nội
b. Lịch sử tên gọi: Có nhiều tên gọi khác nhau
- Hồ Tả Vọng
- Hồ Lục Thủy
- Từ thế kỉ XV hồ được gọi với tên Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) gắn liền với truyền thuyết hoàn gươm của vua Lê Lợi.
c. Đặc điểm của hồ:
- Là hồ nước ngọt tự nhiên, trước đây là một phần của sông Hồng.
- Diện tích: 12 héc ta
- Độ sâu trung bình: 1- 1,4 mét
- Chiều dài bờ hồ: 1750 mét
d. Quần thể di tích gắn với Hồ Gươm:
- Tháp Rùa: Biểu tượng của Hồ Gươm, nằm ở mỏm đất giữa hồ, được xây theo phong cách kiến trúc Pháp.
- Đền Ngọc Sơn: Thờ vị thần Văn Xương và Trần Hưng Đạo
- Cầu Thê Húc: màu đỏ nổi bật nối bờ hồ với đền Ngọc Sơn, tên cầu mang ý nghĩa “nơi đậu ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm”.
- Tháp Bút, Đài Nghiên: 2 công trình kiến trúc độc đáo thể hiện truyền thống hiếu học.
- Hệ sinh thái: Sự xuất hiện của Rùa Hồ Gươm đã trở thành biểu tượng cho Hồ và mang nét đẹp về tâm linh của người Việt.
e. Ý nghĩa của Hồ Gươm:
- Di tích gắn liền với bao thăng trầm, biến đổi của lịch sử.
- Mang giá trị tinh thần to lớn
- Là trái tim của thủ đô
- Hiện nay Hồ Gươm trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
3.Kết bài: Cảm nghĩ về Hồ Gươm
Ví dụ: Hồ Gươm vừa là di tích lịch sử vừa là danh lam thắng cảnh có giá trị và ý nghĩa tinh thần to lớn đối với mỗi một người dân Hà Nội.
Đón đọc tuyển tập 🌼 Tả Hồ Gươm 🌼 15 Bài Văn Tả Cảnh Đạt Điểm 10
Dàn Ý Thuyết Minh Hồ Gươm Ngắn Nhất – Mẫu 4
Tham khảo dàn ý thuyết minh Hồ Gươm ngắn nhất dưới đây giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và chuẩn bị cho bài kiểm tra của mình nhanh chóng hơn.
I. Mở bài
- Hồ Gươm là một lẵng hoa đẹp trong lòng thành phố Hà Nội.
- Nhắc đến Hà Nội không thể không nói đến Hồ Gươm.
II. Thân bài
a. Thông tin khái quát về hồ Gươm:
- Vị trí của Hồ Gươm (phía bắc và đông là phố Đinh Tiên Hoàng. Phía Nam là phố Hàng Khay. Phía tây là Phố Lê Thái Tổ).
- Truyền thuyết Hồ Gươm.
- Những tên gọi khác nhau của hồ qua các thời kì lịch sử: hồ Hoàn Kiếm, hồ Lục Thủy, hồ Thủy Quân, hồ Tả Vọng và Hữu Vọng
b. Miêu tả về hồ Gươm:
-Vẻ đẹp của hồ Gươm:
- Nước hồ, mặt hồ, ánh sáng phản chiếu
- Sự thay đổi trong một ngày
- Cụ rùa Hồ Gươm.
-Các di tích lịch sử:
- Đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc.
- Đài Nghiên, tháp Bút.
- Tháp Rùa.
- Tháp Hòa Phong.
-Cảnh quan xung quanh hồ:
- Cây và hoa.
- Con đường ven hồ.
- Những công trình kiến trúc: bưu điện trung tâm, tòa nhà Ủy ban nhân dân thành phố, tòa soạn báo Nhân Dân, tòa soạn báo Hà Nội mới,…
c. Hồ Gươm với những sinh hoạt văn hóa của người Hà Nội:
- Đón giao thừa ở Hồ Gươm.
- Những ngày lễ.
- Những hoạt động thể thao; đua xe đạp giải báo Hà Nội mới…
- Hồ Gươm trong thơ ca, nhạc họa…
III. Kết bài:
- Thể hiện niềm tự hào về Hồ Gươm
- Suy nghĩ về tương lai của Hồ Gươm.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Dàn Ý Chi Tiết Thuyết Minh Về Hồ Gươm – Mẫu 5
Mẫu dàn ý chi tiết thuyết minh về Hồ Gươm dưới đây sẽ cung cấp cho các em học sinh đầy đủ những thông tin hữu ích để bổ sung vào bài văn của mình.
I. Mở bài
- Hồ Gươm là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.
- Đó là một địa danh thiêng liêng đối với mỗi người dân đất Việt.
II. Thân bài:
a. Vị trí địa lí, nguồn gốc và lịch sử về Hồ Gươm
- Hồ Gươm thuộc quận Hoàn Kiếm, nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội.
- Hồ chính là phần còn sót lại của sông Hồng vì trước đây hồ thông với sông Hồng.
- Hồ có nhiều tên gọi: Hồ Tả Vọng, Hồ Lục Thủy (vì nước hồ khi nào cũng màu xanh). Thế kỉ XV, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Hoàn Kiếm, gọi tắt là Hồ Gươm (Tên hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ hoàn gươm báu cho thần Kim Quy).
b. Đặc điểm nổi bật của Hồ Gươm
- Nước Hồ Gươm bốn mùa đều xanh.
- Có rùa quý sống trong hồ.
- Trong lòng hồ có hai đảo nổi: đảo Ngọc và đảo Rùa.
c. Quần thể di tích, kiến trúc gắn liền với Hồ Gươm: Quần thể di tích và lối kiến trúc độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp của Hồ Gươm
- Tháp Bút, Đài Nghiên (do nhà nho Nguyễn Văn Siêu tu bổ, xây dựng).
- Tháp được xây bằng đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông. Thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” (nghĩa là viết lên trời xanh).
Đài nghiên (nghiên mực được làm bằng đá, hình nửa quả đào bổ dọc, có hình ba con ếch đội). - Cầu Thê Húc (nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời) dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Cầu làm bằng gỗ, sơn màu đỏ, cong cong như hình con tôm.
- Đền Ngọc Sơn: xây trên Đảo Ngọc. Đền được xây theo kiểu kiến trúc mới. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau. Ngôi đền ở phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng)…
- Tháp Rùa: được xây trên Đảo Rùa giữa sóng nước lung linh. Tháp Rùa đẹp với vẻ đẹp rêu phong cổ kính.
III. Kết bài:
- Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh vừa đẹp vừa thiêng liêng của nước ta.
- Là nơi thường diễn ra hội hè, những hoạt động văn hóa quan trọng.
- Thể hiện truyền thống hiếu học qua hình ảnh Tháp Bút, Đài Nghiên.
- Thể hiện truyền thống yêu nước của nhân dân ta qua truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm cho rùa vàng. Mọi người đều tự hào khi nói về Hồ Gươm, khi nói về đất nước.
SCR.VN chia sẻ 🌻 Thuyết Minh Về Hà Nội 🌻 16 Bài Giới Thiệu Hà Nội Hay
Lập Dàn Ý Thuyết Minh Về Hồ Hoàn Kiếm Nâng Cao – Mẫu 6
Đón đọc mẫu lập dàn ý thuyết minh về hồ Hoàn Kiếm nâng cao dưới đây để chắt lọc những ý văn thuyết minh hay và giàu hình ảnh.
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần thuyết minh
Ví dụ: Hồ Gươm hay còn được gọi là Hồ Hoàn Kiếm. đây là một hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội. Hồ đã trải qua năm tháng lịch sử và chứng kiến bao cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc ta. Bên cạnh đó, hồ con là một nhân vật lịch sử trong thời xưa của đất nước, có vai trò rất quan trọng trong công cuộc bảo vệ đất nước.
II. Thân bài
- Vị trí địa lí và diện tích
-Vị trí địa lí
- Trung tâm quận Hoàn Kiếm
- Tả ngạn sông hồng
- Phía Đông Bắc: Đinh Tiên Hoàng
- Phía Nam: Hàng Khay
- Phía Tây: Lê Thái Tổ
-Diện tích: Diện tích của hồ là hơn 12ha và dài 700m
- Tên gọi
- LỤC THỦY: hồ được gọi với tên này vì nước hồ xanh quanh năm và là nơi sinh sống của nhiều loại tảo
- THỦY QUAN: hồ được gọi với tên này là vì do nhà Trần sử dụng hồ làm chỗ luyện tập thủy quân.
- HỒ HOÀN KIẾM: tên gọi này bắt đầu từ thế kỷ 15, khi có truyền thuyết “Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần”, ghi lại dấu ấn thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh (1417-1427).
- TẢ VỌNG – HỮU VỌNG: đây là cái tên có từ Thời nhà Mạc, vua cho xây đập, ngăn hồ thành hai nửa để tìm rùa thần. Sau đó, cái đập được giữ lại. Nửa hồ phía Bắc là Tả Vọng, nửa hồ phía Nam là Hữu Vọng.
- Lịch sử
- Vào thời vua Hồng Đức thì phần lớn xung quanh kinh thành khi ấy là nước. Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối.
- Thời Lê Trung Hưng chúa Trịnh xây dựng phủ Chúa
- Đầu thế kỉ 15 gắn với truyền thuyết “ Trả gươm” của vua Lê lợi
- Thời Pháp thuộc, Pháp chiếm Hà Nội
- Vẻ đẹp của Hồ
- Hồ như một bức tranh sinh động và uyển chuyển, hai bên là những hàng cây bằng lăng và phượng vĩ
- Vào mùa thu Hồ như một bức tranh quyến rũ khiến bao người phải mê hoặc
- Quanh hồ còn có những di tích lịch sử gắn với những chiến tích oai hung của dân tộc
- Các công trình gắn liền với hồ
- Tháp Rùa
- Đền Ngọc Sơn
- Đền Bà Kiệu (Thiên Tiên điện)
- Tượng đài cảm tử
- Chúa Ân – Tháp Hòa Phong
- Tượng đài Lý Thái Tổ
- Vai trò của hồ
- Hồ có chức năng điều hòa khí hậu
- Là nơi sinh hoạt văn hóa và các lễ hội đặc sắc của Hà nội
- Là nơi yên tĩnh luyện tập thể dục thể thao
- Nguồn cảm hứng thơ ca và âm nhạc
III. Kết bài
- Nêu suy nghĩ của em về Hồ Gươm
- Khẳng định ý nghĩa của Hồ Gươm
Tiếp theo đón đọc 💕 Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh 💕 14 Mẫu Hay
Lập Dàn Bài Thuyết Minh Về Hồ Hoàn Kiếm Đơn Giản – Mẫu 7
Mẫu lập dàn bài thuyết minh về hồ Hoàn Kiếm đơn giản dưới đây sẽ giúp các em học sinh liệt kê những nội dung cơ bản cần có khi làm bài.
I. Mở bài: Giới thiệu về Hồ Gươm
Ví dụ: Hồ Gươm hay còn được gọi là Hồ Hoàn Kiếm, tên của hồ mang một ý nghĩa hết sức đẹp đẽ và thiêng liêng. Hồ có tên Hoàn Kiếm có nghĩa là trả kiếm, cái tên này được bắt đầu từ việc trả kiếm của vua Lê Lợi cho cụ Rùa. Chính vì thế mà có cái tên Hoàn Kiếm và hồ trở thành đặc trưng của Hà Nội.
II. Thân bài: Thuyết minh về Hồ Gươm
1.Khái quát về Hồ Gươm:
- Hồ Gươm nằm tại trung tâm thành phố Hà Nội
- Tên gọi là hồ Hoàn Kiếm xuất hiện vào thế kỉ 15, gắn với sự kiện trả kiếm của vua Lê Lợi
- Hồ Hoàn Kiếm được lấy tên cho một quận tại thành phố Hà Nội
2.Chi tiết về Hồ Gươm:
a. Lịch sử của Hồ Gươm:
- Hồ Gươm xưa là tả ngạn của sông Hồng và được tách ra, theo bản đồ thời Hồng Đức
- Hồ Gươm được chú trọng nhiều nhất khi dời đô về Thăng Long
- Và theo truyền thuyết trả kiếm cho Rùa vàng
b. Các di tích gắn liền với Hồ Gươm:
- Tháp Rùa
- Đền Ngọc Sơn
- Cầu Thê Húc
- Tháp Bút
- Đài Nghiêng
- Tháp Hòa Phong
- Đền Bà Kiệu
- Thủy Tạ
- Đền thờ vua Lê
3.Ý nghĩa của Hồ Gươm:
- Là giá trị tinh thần rất sâu sắc của người dân Việt Nam
- Là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô cùng sâu sắc dành cho các nhà thơ nhà văn, họa sĩ
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về hồ Gươm và lời kêu gọi bảo vệ, phát huy giá trị của thắng cảnh này
Ví dụ: Nếu bạn đã từng đặt chân đến thủ đô của đất nước Việt Nam, nhất định bạn phải đến tham quan Hồ Gươm – khung cảnh vô cùng nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên cũng như về bề dày lịch sử.
Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 🌠 22 Bài Mẫu Hay
Dàn Ý Thuyết Minh Về Hồ Gươm Lớp 8 – Mẫu 8
Tham khảo mẫu dàn ý thuyết minh về Hồ Gươm lớp 8 dưới đây giúp các em học sinh có thêm những gợi ý hay để hoàn thành tốt bài văn của mình.
I. Mở bài: Giới thiệu những nét cơ bản về Hồ Gươm.
II. Thân bài
a/ Đặc điểm về vị trí địa lí và nguồn gốc lịch sử
– Vị trí địa lí:
- Nằm ở trung tâm của thủ đô Hà Nội
- Nằm ở vị trí kết nối các tuyến đường phố cổ với các tuyến phố tây được người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỉ.
– Tên gọi:
- Hồ Gươm còn có tên gọi khác là hồ Hoàn Kiếm, là một trong số nhiều hồ nước ngọt ở Hà Nội
- Hồ Gươm cũng có nhiều tên gọi khác nhau như hồ Lục Thủy, hồ Thủy Quân, hồ Tả Vọng và Hữu Vọng.
- Những năm đầu thế kỉ 15, hồ chính thức mang tên gọi hồ Hoàn Kiếm, tên gọi này bắt nguồn từ truyền thuyết Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần.
b/ Những đặc điểm cơ bản của Hồ Gươm
- Diện tích: 12 héc-ta
- Suốt bốn mùa nước hồ bao giờ cũng có một màu xanh biếc, mặt hồ yên ả, trầm lắng, nằm giữa phố thị tấp nập
- Xung quanh hồ Gươm có rất nhiều loài cây, là cây phượng vĩ, là những cây cổ thụ già nua, là những cành liễu soi mình xuống mặt nước…
- Dọc bờ hồ còn được trồng rất nhiều loài hoa khác nhau, mỗi loài mỗi sắc, mỗi hương nhưng tất cả đều góp phần tô điểm thêm cho vẻ đẹp của hồ Gươm.
c/ Những công trình kiến trúc gắn liền với Hồ Gươm
- Cầu Thê Húc: cây cầu màu son, với dáng hình “cong cong như con tôm”, cây cầu này bắc trên hồ, là nơi dẫn vào ngôi đền Ngọc Sơn.
- Đền Ngọc Sơn: nó tọa lạc trên đảo Ngọc phía Bắc của hồ Gươm, và được xây dựng vào thế kỉ XIX. Đền là nơi thờ hai vị thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo.
- Tháp Rùa: Tọa lạc ngay giữa trung tâm của hồ Gươm và tương truyền đây chính là nơi để Rùa thần lên nghỉ ngơi. Được xây dựng vào giữa những năm 1884 và chịu ảnh hưởng sâu đậm của lối kiến trúc Pháp.
- Ngoài ra, về với hồ Gươm, chúng ta còn có thể chiêm ngưỡng hàng loạt công trình kiến trúc, di tích khác như Thủy Tạ, Đài Nghiên, Tháp Bút, Tháp Hòa Phong,…
d/ Ý nghĩa và vai trò của Hồ Gươm
- Hồ Gươm là một trong số những di tích lịch sử cổ kính của thủ đô, là một trong số những địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút du khách thập phương
- Hồ Gươm góp phần tôn tạo vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc của mảnh đất thủ đô.
- Là một biểu tượng đẹp về thủ đô Hà Nội, về đất nước Việt Nam.
- Là nguồn cảm hứng bất tận của âm nhạc và thi ca với nhiều tác phẩm nổi tiếng
III. Kết bài: Khái quát những nét cơ bản về Hồ Gươm và cảm nhận của bản thân.
Gợi ý cho bạn 🌟 Dàn Ý Thuyết Minh Về Phố Cổ Hội An 🌟 8 Mẫu Hay Nhất