Dàn Ý Thuyết Minh Về Phố Cổ Hội An ❤️️ 26+ Mẫu Hay Nhất ✅ Chọn Lọc Và Chia Sẻ Đầy Đủ Dàn Bài Chi Tiết Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Của Hội An.
Cách Lập Dàn Ý Thuyết Minh Về Phố Cổ Hội An
Tham khảo các bước cách lập dàn ý thuyết minh về phố cổ Hội An để nắm được cho mình hướng dẫn cụ thể khi làm bài.
👉 Bước 1:
- Dẫn dắt giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Việt Nam
- Giới thiệu về phố cổ Hội An
👉 Bước 2:
- Thuyết minh về lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của phố cổ Hội An
- Thuyết minh về đặc điểm kiến trúc, không gian đặc trưng
- Thuyết minh về lễ hội, hoạt động đặc sắc được tổ chức
- Thuyết minh về ẩm thực truyền thống, đặc sản tại địa phương.
👉 Bước 3:
- Khẳng định vị trí của phố cổ Hội An đối với địa phương và đất nước
- Nêu cảm nhận của bản thân.
Dàn Ý Bài Văn Thuyết Minh Về Phố Cổ Hội An – Mẫu 1
Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý bài văn thuyết minh về phố cổ Hội An để các em học sinh cùng tham khảo với những định hướng làm bài cụ thể.
1.Mở bài: Giới thiệu và nêu cảm nhận chung của bản thân về Phố cổ Hội An.
2.Thân bài:
a. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành của Phố cổ Hội An
-Vị trí địa lý: Nằm ở hạ nguồn của dòng sông Thu Bồn, nằm cách xa thành phố Đà Nẵng khoảng 30 ki-lô-mét về phía Nam.
-Lịch sử hình thành và phát triển:
- Thế kỷ 17 và 18, Phố cổ Hội An là một trong số những trung tâm buôn bán sầm uất nhất cả nước.
- Trong hai cuộc kháng chiến khốc liệt của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nơi đây may mắn không bị chiến tranh tàn phá.
- Thế kỉ 20, không phải chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa.
- Từ năm 1980, các học giả cũng như du khách trong và ngoài nước chú ý đến những nét đẹp của kiến trúc, văn hóa ở Phố cổ Hội An, dần dần, nơi đây đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn ở nước ta.
b. Giới thiệu những nét đặc sắc của Phố cổ Hội An
-Phố cổ Hội An có những công trình kiến trúc, những địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn và thú vị:
- Phố cổ Hội An là nơi có những mái rêu phong cũ kỹ và cổ kính, những ngôi nhà gỗ từ xa xưa và đặc biệt là những chiếc đèn hoa đăng trên những cây cao và cả ở mỗi ngôi nhà.
- Phố cổ Hội An nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp với kiến trúc độc đáo: chùa Cầu, hội quán, các nhà thờ tộc, những ngôi đền miếu,…
-Ẩm thực:
- Cao lầu
- Mì Quảng
- Bánh bao và bánh vạc
-Lễ hội và các trò chơi dân gian:
- Phố cổ Hội An vẫn còn được lưu giữ được nhiều lễ hội truyền thống từ xưa, đó chính là lễ hội kính ngưỡng thành hoàng làng, lễ hội tưởng niệm những vị tổ sư trong các ngành nghề, lễ hội kỷ niệm các bậc thánh nhân, lễ hội tín ngưỡng tôn giáo và có lẽ đặc biệt hơn cả lễ hội đêm rằm phố cổ.
- Các trò chơi dân gian: đánh bài chòi, hò khoan, hò giã gạo, thi đấu cờ tướng và nhất là thả đèn hoa đăng.
c. Ý nghĩa và những giá trị văn hóa, lịch sử của Phố cổ Hội An
- Trước thế kỉ 20, nơi đây là một trong số những địa điểm buôn bán sầm uất nhất cả nước.
- Ngày nay, Phố cổ Hội An là địa điểm du lịch hấp dẫn, mỗi năm thu hút hàng triệu hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước về thăm.
- Phố cổ Hội An còn là nguồn cảm hứng cho thi ca, nhạc họa.
3.Kết bài: Nêu cảm nghĩ, ấn tượng của em về Phố cổ Hội An.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Thuyết Minh Về Phố Cổ Hội An 🌹 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Dàn Ý Thuyết Minh Về Phố Cổ Hội An Hay Nhất – Mẫu 2
Đón đọc dàn ý thuyết minh về phố cổ Hội An hay nhất được chọn lọc dưới đây giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài văn.
1.Mở bài: Phố cổ Hội An – địa danh đã gắn liền với quá khứ nổi bật về sự giao lưu của nhiều nền văn hóa: Việt, Nhật, Hoa; một đô thị gắn liền với thương cảng quan trọng của khu vực Đông Nam Á trong suốt nhiều thế kỷ.
2.Thân bài:
a. Lịch sử phát triển:
- Cảng Hội An hình thành từ thế kỷ 15, là nơi các thương buôn người Hoa, Nhật, Bồ Đào Nha cập bến buôn bán và để lại dấu tích riêng qua các ngôi chùa.
- Đến nửa sau thế kỷ 17, nơi này mới thay đổi dần nhưng vẫn là Thành phố đặc thù của Đại Việt.
- Thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Hội An vẫn là nơi mua bán sầm uất cho đến khi có những biến động chính trị xã hội lớn.
- Vào những năm 80, phố cổ trở thành địa điểm du lịch thu hút du khách khắp thế giới.
- Sự giao thoa văn hóa đã làm nên một Hội An được Unesco ghi tên vào danh mục Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.
b. Kiến trúc và công trình tiêu biểu:
- Cho đến nay kiến trúc Hội An vẫn được bảo tồn gần như nguyên trạng với một quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều loại hình: Nhà ở, Hội quán, đình chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ…
- Cùng với cuộc sống thường ngày của cư dân những tập quán, sinh hoạt văn hóa lâu đời vẫn đang tồn tại và được duy trì, vì vậy nơi đây là bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
- Phố cổ Hội An cùng với cảnh quan thiên nhiên, bãi tắm sông nước, hải đảo, các món ăn đặc sản truyền thống đang là nơi hấp dẫn khách du lịch tham quan, nghiên cứu trong và ngoài nước.
- Đến Hội An không thể không ghé thăm chùa Cầu, biểu tượng của phố cổ nơi đây. Còn có tên gọi là Lai Viễn Kiều, Chùa Cầu bắt qua con lạch chảy ra sông Thu Bồn, do các thương nhân Nhật Bản xây dựng vào khoảng thế kỷ 16, 17.
- Các di tích khác như Hội quán Quảng Đông, Hội quán Phước Kiến và những ngôi chùa cổ kính cùng những ngôi nhà gỗ hàng trăm năm tuổi đều khiến người ghé thăm phải nghiêng mình thán phục về sự tinh xảo khéo léo mà vẫn rất lắng sâu của bàn tay con người.
c. Hoạt động nổi bật:
- Đỉnh cao của sự phát triển là sinh hoạt “Đêm phố cổ”, diễn ra vào đêm 14 âm lịch hàng tháng.
- Với đêm phố cổ, không chỉ có văn hóa vật thể mà văn hóa phi vật thể của Hội An cũng được tôn vinh với các hội hát bài chòi, hò khoan đối đáp, văn hóa ẩm thực, các câu lạc bộ thơ, nhạc truyền thống, múa lân, hoa đăng, trẻ em thì hát đồng dao bên Chùa Cầu…
- Khung cảnh và ánh sáng kỳ ảo trong khu phố cổ quyện với giọng ca bài chòi, hò khoan, giã gạo… vẳng lên từ con thuyền đậu dưới bến sông, dưới mái hiên, nơi đầu phố… tạo ra sức cuốn hút kỳ lạ.
3.Kết bài: Được sự ủng hộ của các chuyên gia Unesco, phố cổ Hội An đã duy trì như thời điểm được công nhận Di sản văn hoá thế giới. Vẫn rêu phong, cổ kính, nên thơ và nét mới là đường phố sạch sẽ hơn, nhà cửa đẹp hơn, hàng hóa phong phú hơn, mẫu mã đẹp hơn mà chủ yếu vẫn là hàng lưu niệm, hàng hóa đặc thù của phố cổ, tình người thì vẫn ấm áp, thân mật và gần gũi.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh 💕 14 Mẫu Hay
Dàn Ý Thuyết Minh Về Phố Cổ Hội An Ngắn Gọn – Mẫu 3
Phố cổ Hội An là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam. Tham khảo dàn ý thuyết minh về phố cổ Hội An ngắn gọn dưới đây:
I. Mở bài: Giới thiệu chủ đề thuyết minh: danh lam thắng cảnh phố cổ Hội An – Quảng Nam
- Đất nước Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh, khách du lịch yêu thích như có Vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng, Nha Trang,…
- Phố cổ Hội An địa điểm miền trung được nhiều du khách nước ngoài thăm quan và sinh sống.
II. Thân bài:
- Nguồn gốc lịch sử
- Hội An hình thành từ cách đây hơn 2000 năm.
- Thế kỉ 16-17, Hội An trở nên phát triển sầm uất nhờ cảng buôn bán phần lớn là do người Hoa và người Nhật giao thương.
- Năm 2006 Hội An là đô thị loại 3.
- Năm 2008, Thị xã Hội An thành thành phố Hội An trực thuộc tỉnh Quảng Nam.
- Làng nghề truyền thống:
- Làng Kim Bồng nổi tiếng nghề mộc.
- Làng Thanh Hà với nghề gốm.
- Làng Trà Quế chuyên trồng rau.
- Làng Phước Kiều nổi tiếng với nghề đúc đồng.
- Các địa điểm tham quan
- Chùa Cầu Hội An
- Nhà Cổ Tấn Ký.
- Biển Cửa Đại.
- Bảo tàng gốm sứ mậu dịch
- Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh
- Ẩm thực
- Cao Lầu
- Mỳ Quảng
- Bánh bao, bánh vạc
- Mì Quảng
III. Kết bài: Cảm nghĩ của em về danh lam thắng cảnh Hội An.
- Địa điểm du lịch hấp dẫn với món ăn ngon và nhiều di tích.
- Em sẽ quay trở lại thăm Hội An trong lần du lịch tiếp theo.
Đón đọc tuyển tập 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 🌠 22 Bài Mẫu Hay
Dàn Ý Thuyết Minh Phố Cổ Hội An Ngắn Nhất – Mẫu 4
Với dàn ý thuyết minh phố cổ Hội An ngắn nhất dưới đây, các em học sinh có thể tham khảo để ôn tập dễ dàng hơn.
I/ Mở bài: Giới thiệu danh lam thắng cảnh
Ví dụ: Việt Nam của chúng ta nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh và được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước biết đến. các địa điểm du lịch nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng, Nha Trang, Phú Quốc. Một nơi du lịch hấp dẫn và thú vị mà chúng ta không thể bỏ qua là Hội An, thành phố được biết đến với vẻ cổ kính và của những góc phố xưa cũ được bảo tồn cho đến ngày nay.
II/ Thân bài: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh
1/ Nguồn gốc lịch sử về Hội An:
- Nhiều nghiên cứu cho thấy Hội An đã được hình thành và có cách đây 2000 năm
- Đến khoảng thế kỉ 15 thì cư dân Đại Việt đã sinh sống ở đây
- Cuối thế kỉ 16-17, kinh tế Hội An phát triển do người Hoa và người Nhật đến đây sinh sống
- Năm 2006, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định công nhận Hội An là đô thị loại 3.
- Năm 2008, Chính phủ ban hành chuyển thị xã Hội An thành thành phố Hội An trực thuộc tỉnh Quảng Nam
2/ Các làng nghề truyền thống:
- Làng mộc Kim Bồng
- Làng gốm Thanh Hà
- Làng rau Trà Quế
- Làng đúc đồng Phước Kiều
3/ Các địa điểm tham quan di tích lịch sử:
- Bảo tàng lịch sử văn hóa
- Bảo tàng gốm sứ mậu dịch
- Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh
4/ Ẩm thực của Hội An:
- Cao Lầu
- Mỳ Quảng
- bánh xèo chiên giòn
- bánh “hoa hồng trắng”
III/ Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về danh lam thắng cảnh
- Đây là một nơi du lịch hấp dẫn và thú vị
- Em sẽ đến đây vào dịp không xa.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Dàn Ý Thuyết Minh Về Phố Cổ Hội An Chi Tiết – Mẫu 5
Dựa vào dàn ý thuyết minh về phố cổ Hội An chi tiết dưới đây, các em học sinh sẽ nắm được đầy đủ nội dung để triển khai bài viết của mình.
1.Mở bài: Phố cổ Hội An ngày nay được biết đến là một trong những trung tâm văn hóa du lịch lớn nhất cả nước. Thế nhưng bên cạnh những giá trị tinh thần thì đây còn là nơi chứng kiến những giai đoạn lịch sử của dân tộc. Nó chứa đựng hồn cốt, tinh hoa văn hóa của dân tộc qua bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu con người.
2.Thân bài:
a. Khái quát chung:
- Thị xã Hội An nằm bên dòng sông Thu Bồn. Nơi đã được rất nhiều các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha gọi với cái tên Faifoo từ thế kỉ thứ 16, 17.
- Nơi đây được xem là một trong những trung tâm thương mại sầm uất và thịnh vượng nhất Đông Nam Á, một trong những trạm trung chuyển của thương nhân vùng Viễn Đông.
b. Đặc điểm nổi bật:
-Kiến trúc:
- Qua bao nhiêu thế kỉ hiện nay phố cổ Hội An vẫn giữ nguyên hình dáng với những nhà ống xuyên từ phố nọ sang phố kia.
- Một dãy phố nằm sát bên dòng sông Hội An, nhà được kiến thiết chủ yếu từ gỗ, với đầy những hoành phi câu đối, cột gỗ trạm trổ vô cùng tinh tế, bắt mắt.
- Hội An được xem như một bảo tàng sống và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.
-Không gian:
- Cảm giác đầu tiên khi bạn bước chân vào khu phố này đó chính là tách rời hoàn toàn khỏi thế giới bên ngoài.
- Hoàn toàn không có tiếng động cơ gầm rú cũng chẳng có những ánh đèn xanh đỏ lập lòe.
- Dấu vết thời gian dường như không tác động đến cảnh vật nơi đây. Tất cả như lùi về sau lưng không gian thời gian lắng đọng và trầm ngâm.
- Chùa Cầu, hay những căn nhà gỗ nằm nép mình bên sông Hội như đang đưa con người trở về một dòng hoài niệm quá khứ.
- Những khu phố tiềm ẩn trong mình vẻ đẹp lãng mạn cổ kính, mà vô cùng sâu lắng, bình yên.
- Mỗi tháng vào dịp 14 âm lịch cả không gian bừng sáng bởi ánh sáng từ những chiếc đèn lồng đầy màu sắc.
-Con người:
- Trong những đêm hội hoa đăng Hội An trở về là một khu phố đầy lãng mạn, tỏa ra men say làm ngây ngất lòng người.
- Bóng những người phụ nữ mặc áo dài thời trước cặm cụi bên ánh đèn lồng, cụ già râu tóc bạc phơ đăm chiêu bên ván cờ….
- Tất cả khiến cho ta có cảm giác hình như cuộc sống hiện đại ngoài kia không đủ sức để thức tỉnh con người nơi đây. Thời gian ngưng đọng và trở thành một chất men ấp ủ lòng người.
3.Kết bài: Nếu có dịp đặt chân đến Hội An có lẽ bạn sẽ không thể nào quên được khu phố cổ lãng mạn hòa lẫn giọng bài chòi trên sông Thu Bồn cùng với ánh đèn lồng lập lòe trong buổi hoa đăng. Tất cả như hòa quyện tạo thành một bức tranh vô cùng thuần khiết, vô cùng lắng đọng và tinh tế.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Quảng Nam 🍀 15 Bài Giới Thiệu Quảng Nam
Dàn Ý Thuyết Minh Về Phố Cổ Hội An Nâng Cao – Mẫu 6
Tham khảo mẫu dàn ý thuyết minh về phố cổ Hội An nâng cao dưới đây để có thể luyện tập trau dồi kỹ năng làm văn thuyết minh, giới thiệu về danh lam thắng cảnh.
1.Mở bài: Nếu có một lần được đặt chân tới tỉnh Quảng Nam, bạn đừng quên ghé thăm một khu phố cổ với những mái ngói cũ phủ đầy rêu phong, con đường đèn lồng ngập sắc đỏ,… đến các món ăn truyền thống. Đó là Phố cổ Hội An – một phố cổ làm say lòng người khi bạn đặt chân tới nơi đây.
2.Thân bài:
a. Khái quát chung về phố cổ Hội An:
- Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng vien biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.
- Nơi đây nổi tiếng với những ngôi nhà có kiến trúc truyền thống độc đáo, những ngôi chùa có niên đại hàng trăm năm tuổi
- Đặc biệt là những lễ hội truyền thống được diễn ra trong không gian lung linh của ánh sáng phát ra từ những chiếc đèn lồng,…
b. Thuyết minh chi tiết về phố cổ Hội An:
-Phố cổ Hội An rất nổi tiếng qua vẻ đẹp kiến trúc truyền thống.
- Kiểu nhà ở phổ biến nhất ở Hội An chính là những ngôi nhà phố có kết cấu kiểu nhà khung gỗ, hai bên có tường ngăn cách, thường chỉ có một hoặc hai tầng
- Mỗi ngôi nhà ở phố cổ Hội An đều được bố trí phù hợp với không gian hẹp, dài bao gồm: vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau.
-Những ngôi chùa, đền miếu cổ ở đây cũng là nơi được nhiều du khách quan tâm.
- Nhiều ngôi chùa ở đây có niên đại khởi dựng khá sớm, được biết đến sớm nhất là chùa Chúc Thánh, tương truyền có gốc gác từ năm 1454, nơi đây vẫn lưu giữ nhiều di vật, tượng thờ, bia ký liên quan đến quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Đàng Trong.
- Chùa Cầu cũng là một ngôi chùa được xây dựng khá sớm. Khoảng giữa thế kỉ XVI, ngôi chùa này được các thương gia Nhật Bản xây dựng nhằm mục đích giao thương, buôn bán. Giống như tên gọi, Chùa Cầu được xây dựng nằm trên cây cầu dài 18m với hệ thống kết cấu bằng gỗ và phần móng được làm bằng vòm trụ đá, quay mặt về phía sông Thu Bồn.
- Ngoài ra, ngoại ô khu phố cổ còn nhiều ngôi chùa khác như Phước Lâm, Vạn Đức, Kim Bửu, Viên Giác… mang đến nhiều sự lựa chọn khi đến Hội An du lịch.
-Những lễ hội truyền thống hiện nay cũng giúp Hội An mang một sức thu hút riêng.
- Đặc biệt nhất phải kể đến lễ hội đêm rằm phố cổ vào mỗi đêm 14 âm lịch hàng tháng. Các phương tiện đi lại bị cấm vào ngày này, đường phố chỉ dành cho người đi bộ.
- Tại các điểm di tích được tổ chức nhiều hoạt động ca nhạc, trò chơi dân gian, thả hoa đăng,… mang lại nhiều lý thú cho khách du lịch.
-Nét đặc sắc về ẩm thực:
- Tới Hội An bạn sẽ thấy món Mì Quảng được bán ở khắp mọi nơi, từ các quán ăn thành thị đến những quán mỳ trên hè phố.
- Nếm thử món Mì Quảng với sợi mỳ mềm, nước dùng làm từ thịt lợn, thịt gà, tôm có hương vị riêng biệt sẽ không làm bạn thất vọng.
- Ngoài ra chè bắp, hến trộn, bánh xèo,… cũng là những món ăn dân dã hấp dẫn.
- Bên cạnh đó là những món đặc sản mang tính phố thị như cao lầu, hoành thánh, bánh bao,… cũng đã góp phần đáng kể làm nên sự phong phú của ẩm thực Hội An.
3.Kết bài: Bao nét đặc sắc riêng biệt ấy đã kiến phố cổ Hội An trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam. Khi đã ghé thăm nơi đây, chắc chắn bạn sẽ muốn trở lại mảnh đất cổ xưa nên thơ, hữu tình này một lần nữa.
Có thể bạn sẽ thích 🌹 Thuyết Minh Về Thánh Địa Mỹ Sơn 🌹 11 Bài Văn Hay Nhất
Dàn Ý Thuyết Minh Về Phố Cổ Hội An Chọn Lọc – Mẫu 7
Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý thuyết minh về phố cổ Hội An chọn lọc giúp các em học sinh tham khảo thêm những ý tưởng làm bài hay.
1.Mở bài: Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trên dải đất miền Trung. Ngày 4 tháng 2 năm 1999, Cùng với tháp Chàm – Mỹ Sơn, phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
2.Thân bài:
-Lịch sử hình thành phố cổ Hội An:
- Từ thế kỉ XVII, XVIII, có hàng trăm hàng nghìn người Hoa từ Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam… đến đôi bờ con sông Hoài sinh cơ lập nghiệp.
- Phố Hội An ngày một mở mang, đông vui. Ở đây hiện có những ngôi chùa cổ trên mấy trăm tuổi như: chùa Phúc Kiến, chùa Long Tuyển, chùa Triều Châu, chùa Chúc Thánh, chùa Phước Lâm….
-Nét đặc trưng của phố cổ Hội An:
- Những lễ hội, những tập tục văn hóa xa xưa được lưu giữ mãi trong hồn người Hội An.
- Những chiếc áo vạt hò, quần chân què, nón mê, guốc gỗ… của những người bán hàng rong như gợi nhớ gợi thương.
- Đặc biệt chiếc đèn lồng đủ mọi kích cỡ, dáng hình, màu sẵc treo dọc phố, treo trước cửa nhà, treo hai bên bàn thờ tổ tiên đã ăn sâu vào kí ức và làm nên một Hội An cổ kính, hưng thịnh và tấp nập xưa nay.
- Đúng 17 giờ đêm 14 âm lịch hàng tháng, có hàng trăm hàng nghìn đèn lồng được thắp sáng lung linh như sao xa, dọc theo các phố Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng, Nguyễn Thị Minh Khai….
- Hãy tản bộ dọc bờ sông Hoài, ta sẽ cảm thấy tâm hồn thảnh thơi kì lạ. Hãy đến với một gánh hàng rong nhấm nháp một bát chè bắp Cẩm Nam thơm mát, nếm một bát mì Quảng béo ngậy, thưởng thức một tô Cao lầu đặc sản thơm đậm, ngọt ngào….
- Hương vị, sắc màu Hội An đó mãi nằm trong kí ức của du khách một lần được đến đây.
-Trải nghiệm phố cổ Hội An:
- Hãy đến thăm chùa Long Tuyền, Chùa Cầu, thắp lên một nén nhang, ngắm hàng trăm tượng Phật, đọc và suy ngẫm những câu đối, hoành phi sơn sép thếp vàng.
- Những chiếc áo lam của bà con đi lễ hội chùa Cầu trong ánh đèn lồng, dưới bóng trăng rằm gợi nên bao cảm xúc dạt dào, lồng lộng trăng nước.
- Phố cổ Hội An, một không gian cổ kính, thanh bình. Con sông Hoài thơ mộng. Chùa Cầu tráng lệ, trang nghiêm.
- Màu thời gian nơi phố cổ gợi cho du khách tìm về vàng mộng ngàn xưa.
3.Kết bài: Một tiếng chuông chùa ngân vang. Một giọng hò từ xa đưa lại trong bóng trăng thanh đêm rằm gợi thương gợi nhớ. Tình yêu Hội An càng trở nên thiết tha sâu lắng khi ta chợt nghe một tiếng hò từ xa đưa lại:
”Hội An bán gấm, bán điều,
Kim Bồng bán vải, Trà Nhiêu bán hàng”…
Tiếp tục tham khảo 💕 Dàn Ý Thuyết Minh Về Hồ Gươm 💕 8 Mẫu Hay Nhất
Dàn Ý Thuyết Minh Về Phố Cổ Hội An Đơn Giản – Mẫu 8
Với dàn ý thuyết minh về phố cổ Hội An đơn giản dưới đây, các em học sinh sẽ nắm được những thông tin cơ bản để dễ dàng bắt đầu bài viết của mình.
1.Mở bài: Hội An Phố Cổ giản dị và cổ kính đúng như tên gọi. Hội An không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn nhiều du khách thế giới đặc biệt là khách châu Á.
2.Thân bài:
a. Thông tin khái quát:
Phố cổ Hội An đô thị cổ vị trí ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Hội An không quá rộng nhưng nằm tại vị trí thuận lợi, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km đi theo phía Nam.
Thế kỷ 17 và 18 Hội An từng là một thương cảng quốc tế nhộn nhịp và sầm uất, nơi giao thương với nhiều quốc gia trên toàn thế giới.
b. Thuyết minh cụ thể:
-Các công trình nổi bật:
+Chùa Cầu:
- Chùa Cầu công trình di tích của Hội An nhắc đến Hội An hình ảnh Chùa Cầu luôn thân thuộc và đây còn là di sản hơn 400 tuổi.
- Chùa Cầu do người Nhật xây dựng khi người Nhật đến đây giao thương buôn bán. Kiến trúc của chiếc cầu này có nhiều điểm chú ý, bến dưới có gạch nhô lên cao và phía trên có sàn gỗ, chiếc cầu bắt qua không đơn thuần mà phía trên có một mái nhà che lợp ngói âm dương.
- Bên trong miếu thờ vị thần Đạo Giáo tên là Huyền Thiên Trấn Vũ hay còn có tên gọi là Chân Võ Đại Đế . Vị thần này được nhiều người đánh giá là vị thần tối cao ở trong Đạo Giáo. Vì miếu thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ nên người qua cầu thấy chiếc cầu có miếu từ đó sinh ra tên gọi là Chùa Cầu. Còn ngày xưa Chúa Nguyễn đặt tên là Lai Viễn Kiều hay Cầu Nhật Bản.
+Nhà Cổ Tấn Ký:
- Nhà cổ có tuổi đời hơn 200 năm và được công nhận là di sản quốc gia năm 1965.
- Nhà cổ có sự kết hợp của 3 kiến trúc từ các nước như Việt Nam, Trung Hoa và Nhật Bản.
- Ở giữa là kiến trúc Nhật Bản, mái nhà hiên vòm cong trên lồng đèn là kiến trúc từ nước Trung Hoa, mái ngói âm dương trên tầng thứ 2 kiến trúc của Việt Nam.
- Hầu hết các nhà cổ ở đây đều có dạng hình ống, nhà dài, đặc điểm chung không có cửa sổ hai bên, chỉ mở sân trời giúp tạo sự thông thoáng cho gió, không khí vào trong ngôi nhà.
-Ẩm thực đường phố:
- Món ăn ở Hội An phong phú và có điểm đặc trưng riêng. Ngồi ven con sông Thu Bồn thơ mộng , thả hoa đăng, chèo thuyền mà còn ăn các món ăn dân dã như bánh đập, Cao Lầu…Trong đó Cao lầu món ăn góp phần làm nên hồn ẩm thực của phố cổ.
- Cao Lầu sở hữu hương vị đậm đà nước dùng, đậu phộng mang lại vị béo, vị ngọt từ thịt ,tôm và rau ăn kèm. Dù nhiều người cho rằng món ăn này tương tự như mì quảng nhưng cao lầu có công thức chế biến công phu và tốn nhiều thời gian hơn.
- Cơm gà Phố Hội : người Hội An chế biến ra món cơm gà rất ngon và được đặt tên là: Cơm gà phố Hội. Cơm gà phố Hội thường được dùng chung với hành tây, đu đủ chua, rau thơm kèm theo chén súp trộn các bộ phận của gà như tim, gan, cật.
3.Kết bài: Phố cổ Hội An là một trong những địa danh nổi bật trên bản đồ du lịch đất Việt mà bạn nhất định phải ghé thăm một lần trong đời để không bỏ lỡ những trải nghiệm thú vị và ý nghĩa.
Đọc nhiều hơn với 🔥 Thuyết Minh Về Vịnh Hạ Long 🔥 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất