Luyện Nói Thuyết Minh Về Một Thứ Đồ Dùng ❤️️ 15+ Mẫu Soạn Bài ✅ Tuyển Tập Mẫu Đặc Sắc Giúp Học Sinh Luyện Tập Và Nâng Cao Kỹ Năng Viết.
Cách Luyện Nói Thuyết Minh Về Một Thứ Đồ Dùng
Để luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Hiểu rõ yêu cầu đề bài: Đọc kỹ đề bài và xác định thông điệp chính mà bạn muốn truyền tải.
- Nghiên cứu về đồ dùng: Tìm hiểu thông tin về nguồn gốc, cấu tạo, tính năng, và lịch sử của đồ dùng.
- Lập dàn ý chi tiết: Mở bài với giới thiệu chung, thân bài bao gồm các thông tin chi tiết, và kết bài tổng kết hoặc đưa ra ý kiến cá nhân.
- Sử dụng ngôn ngữ phong phú: Áp dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa để làm cho bài thuyết minh sinh động hơn.
- Thực hành nói: Luyện tập nói dựa trên dàn ý đã chuẩn bị, có thể ghi âm lại để nghe và tự đánh giá hoặc nhờ người khác góp ý.
- Chú ý đến ngữ điệu và cử chỉ: Khi thuyết minh, ngữ điệu phải phù hợp với nội dung, cử chỉ cần tự nhiên và hỗ trợ cho lời nói.
Ví dụ, nếu bạn muốn thuyết minh về cây bút bi, bạn có thể bắt đầu bằng cách giới thiệu về tầm quan trọng của bút bi trong học tập và công việc, sau đó nêu về nguồn gốc và cấu tạo của bút bi, và cuối cùng là những ưu điểm và cách bảo quản bút bi.
Nhớ rằng, việc luyện nói thuyết minh không chỉ giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp mà còn giúp bạn hiểu sâu hơn về các đồ dùng xung quanh mình.
Soạn Luyện Nói Thuyết Minh Về Một Thứ Đồ Dùng Ngắn – Bài 1
Soạn Luyện Nói Thuyết Minh Về Một Thứ Đồ Dùng Ngắn, bài thuyết minh về cây bút bi.
Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.
“Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tươi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.
Thân bài:
Nguồn gốc, xuất xứ: Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930 quyết định và nghiên cứu. Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế
Cấu tạo: 2 bộ phận chính:
- Vỏ bút: Ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
- Ruột bút: Bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
- Bộ phận đi kèm: Lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.
Phân loại:
- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tùy theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong bài)
- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng. Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa trong bài viết)
- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: Cẩn thận.
Ưu điểm, khuyết điểm:
- Ưu điểm:
- Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
- Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.
- Khuyết điểm:
- Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.
Ý nghĩa:
- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẩm mỹ của mỗi con người
- Dùng để viết, để vẽ.
- Những anh chị bút thể hiện tâm trạng.
Kết bài: Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.
Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: Giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Đồ Dùng Học Tập ❤️️ 16 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Soạn Bài Thuyết Minh Về Một Thứ Đồ Dùng Đầy Đủ Ý – Bài 2
Soạn Bài Thuyết Minh Về Một Thứ Đồ Dùng Đầy Đủ Ý, cùng theo dõi dàn ý sau đây để chuẩn bị bài cho mình tốt nhất.
Mở bài: Giới thiệu chiếc nồi cơm điện: Một vật dụng không thể thiếu trong gia đình người Việt.
Thân bài:
- Giới thiệu khái quát: Nồi cơm điện là một thiết bị gia dụng dùng để làm chín cơm, gồm một nguồn nhiệt, một nồi nấu, một thiết bị cảm ứng nhiệt và vỏ ngoài.
- Nguồn gốc xuất xứ của chiếc nồi cơm điện: Thời gian, địa điểm, do ai sáng chế, ra mắt công chúng vào thời điểm nào, trải qua thời gian có những cải tiến gì so với chiếc nồi cơm điện ban đầu?
- Cấu tạo: Gồm phần vỏ, phần nhiệt, dây cắm điện và hệ thống điều khiển điện tử.
- Dây dẫn được thiết kế nhỏ gọn, có thể rút gọn, vỏ làm bằng nhựa chuyên dụng, chịu được nhiệt độ cao.
- Ruột nồi làm bằng gang hoặc kim loại bền, có những vạch đều nhau phân chia lượng nước.
- Phía ngoài vỏ là bảng cảm ứng điện tử có các nút phù hợp với nhu cầu của người sử dụng như nấu, hấp,… Có nồi cơm điện cơ thì chỉ có chức năng nấu cơm.
- Cách thức hoạt động:
- Sau khi vo gạo và đổ lượng nước phù hợp, đặt phần lõi vào khoảng trống trong nồi, cắm dây điện và bấm nút nấu.
- Cơm chín, nồi cơm sẽ có báo hiệu như tiếng kêu, bảng cảm ứng điện tử hiện màu báo hiệu đặc trưng và chuyển về chế độ ủ ấm.
- Vai trò:
- Việt Nam là một nước nông nghiệp với lúa gạo là thành phần chính trong bữa cơm nên nồi cơm điện là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình.
- Tùy thuộc vào nhu cầu và giá thành, nồi cơm điện có nhiều loại nhưng sẽ đáp ứng nhu cầu tối thiểu nhất. Ngoài ra, nồi cơm điện hiện đại được trang bị thêm chức năng làm bánh, hấp cách thủy,…
- Bảo quản:
- Lựa chọn nồi cơm điện vừa phải đúng nhu cầu sử dụng.
- Lau vỏ nồi và ruột nồi thường xuyên, đặc biệt chú ý khu vực thoát hơi nước do dễ dính cặn bẩn.
- Sau mỗi ngày đều rửa nồi gang sạch sẽ, hong khô. Trước khi cho nồi vào cắm điện phải lau sạch nước xung quanh để tránh cháy vỏ nồi.
Kết Bài: Nồi cơm điện là một phần không thể thiếu trong căn bếp Việt.
Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Cái Quạt Trần ❤️️ 10 Bài Thuyết Minh Hay Nhất
Soạn Bài Luyện Nói Thuyết Minh Về Một Thứ Đồ Dùng – Bài 3
Soạn Bài Luyện Nói Thuyết Minh Về Một Thứ Đồ Dùng, đề bài: “Thuyết minh về cây bút chì.
Mở bài: Giới thiệu: Một vật dụng nhỏ gọn, tiện ích cho học sinh, sinh viên ngày nay chúng ta thường nhắc đến đó chính là cây bút chì
Thân bài
Nguồn gốc, xuất xứ
- Những thế kỉ trước chiếc bút chì có hình dáng khá to, gấp ba, bốn lần so với bút chì hiện nay.
- Thân ngoài được làm bằng gỗ, gồ ghề, không được mài nhẵn, trông rất lạ và rất vui mắt, nếu trông không kĩ, mọi người đều hiểu nhầm nó chỉ là một khúc gỗ thường mà thôi.
- Đầu cây bút là một khúc chì nhô ra, chắc vì khi đó, đồ chuốt bút chì chưa được phát minh nên ngòi bút khá cụt. Đó là những chiếc bút chì đầu tiên của nhân loại.
Cấu tạo
- Chiếc bút dài có một gang tay, hình dáng dài, nhỏ gọn.
- Ruột bên trong là khúc chì dài được bao bọc bởi một lớp gỗ. Lớp gỗ ngoài sau nhiều năm cải tiến thì đã được nhẵn hơn, gỗ tốt, khó gãy.
- Đầu bút khi mới mua chưa được chuốt nhọn.
- Ruột bút và lớp vỏ có chiều dài bằng nhau. Sau khi chuốt, đầu bút nhọn như hình tam giác.
- Chiếc bút chì còn hữu dụng hơn khi cuối thân bút được gắn vào một cục tẩy nhỏ.
Công dụng, ý nghĩa
- Từ nhỏ, ta đã được cầm chiếc bút, lựng khựng vẽ từng vòng tròn rồi dần dần là rèn từng nét chữ.
- Từ những trang vở đầu tiên những dòng viết, nét bút cũng để lại cho chúng ta những kỉ niệm về người bạn ấy.
- Chiếc bút chì còn cho ta những bức vẽ, những sự vật, con người được hiện bởi bàn tay khéo léo của những người hoạ sĩ tài ba. Để được một bức tranh chúng ta luôn cần đến bút chì, một chiếc bút khá hữu dụng.
- Bút chì còn có đặc điểm rất hay đó là khi chúng ta vô tình viết sai hay không đúng thì gôm được, còn bút bi thì bôi không được.
- Mặc dù giá thành chiếc bút rất vừa túi tiền và thậm chí là rẻ, nhưng nó có nhiều công dụng và có ích.
- Bút chì còn có nhiều độ đậm nhạt khác nhau nên nhà sản xuất đều chú thích độ đậm đó lên thân bút tạo thuận tiện cho người sử dụng khi mua.
- Hiện nay trên thị trường còn cho ra những chiếc bút chì bấm khá nhiều màu sắc, rất thu hút trẻ em.
- Chiếc bút chi được khắc tên sẽ trở nên rất ý nghĩa nếu chúng ta dùng làm quà tặng. Tuy chỉ là một vài chiếc bút chì bình thường nhưng trong nó là cả một tình thương yêu và một niềm tin rất lớn.
Kết bài: Chiếc bút chì là một người bạn rất thân thiết và gần gũi đối với chúng ta, là một chiếc bút thông dụng, giá thành rẻ.
SCR.VN Giới Thiệu Bài 🍀 Thuyết Minh Về Đồ Dùng Trong Gia Đình ❤️️ 18 Bài Mẫu Hay
Soạn Luyện Nói Thuyết Minh Về 1 Thứ Đồ Dùng Sinh Động – Bài 4
Mẫu bài Soạn Luyện Nói Thuyết Minh Về 1 Thứ Đồ Dùng Sinh Động được chia sẻ đến các bạn đọc quan tâm sau đây.
Bài soạn: Thuyết minh về cái phích nước.
Mở bài: Giới thiệu cái phích nước (bình thủy)
Thân bài
- Cấu tạo của phích nước:
- Vỏ: hình trụ được làm bằng nhiều chất liệu khác, có nhiều màu sắc, được trang trí bảo quản ruột phích.
- Ruột: hai lớp thủy tinh, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài,…
- Miệng bình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt.
- Công dụng: Dùng trong đời sống của con người. Giữ nhiệt được trong vòng 6 tiếng đồng hồ (nước từ 100 độ C còn 70 độ C)
- Cách bảo quản và sử dụng: Mới mua về không nên cho nước nóng vào ngay mà nên đổ nước ấm từ 50-65 độ sau đó rót ra và cho nước nóng vào. Để nơi khô, thoáng, tránh tầm tay trẻ em.
Kết bài: Vai trò của phích nước trong đời sống hàng ngày.
Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Cái Quạt Giấy, Quạt Nan ❤️️ 15 Bài Văn Hay
Soạn Văn 8 Luyện Nói Thuyết Minh Về Một Thứ Đồ Dùng – Bài 5
Soạn Văn 8 Luyện Nói Thuyết Minh Về Một Thứ Đồ Dùng, theo dõi bài dàn ý sau đây để chuẩn bị bài nói lưu loát nhất.
Mở bài: Có thể lựa chọn mở bài trực tiếp hay gián tiếp tùy thuộc vào mỗi học sinh, tuy nhiên cả hai kiểu mở bài này đều cần phải dẫn dắt đến được yêu cầu của đề bài: Thuyết minh về đồ dùng trong gia đình (Cái bàn).
Ví dụ
- Mở bài số 1: Trong gia đình em có rất nhiều đồ dùng đa dạng khác nhau: nào căn bếp với những giá bát ngay ngắn, nào phòng khách với những bức tranh sinh động… Nhưng trong tất cả, chiếc bàn vẫn là quan trọng nhất bởi đó là nơi gia đình quây quần bên nhau.
- Mở bài số 2: Nếu được hỏi rằng đồ dùng nào trong gia đình có ý nghĩa nhất với bạn, có lẽ với người này sẽ là những chiếc bát đôi đũa. Có lẽ với người kia là chiếc ti vi hiện đại hay tủ lạnh. Nhưng với tôi và có lẽ là với nhiều bạn khác, đó lại là chiếc bàn trong gia đình.
Thân bài:
Nguồn gốc của đồ dùng đó (Cái bàn)
- Theo dòng chảy của lịch sử thời gian trở về thì chiếc bàn đã có từ xa xưa. Một trong những cái bàn đầu tiên là của người Ai Cập. Thực ra nó không giống như cái bàn ngày nay mà phần diện tích bề mặt để để đồ vật khá nhỏ. Phần chân bàn cũng chỉ là một hình trụ lớn được chạm khắc khá tỉ mỉ bởi chiếc bàn này được làm từ đá.
- Theo thời gian thì sau này người La Mã, Hy Lạp được chế tác từ gỗ hay kim loại, và chúng cũng thay đổi dần hình dáng, mặt bàn cũng rộng hơn ra rất nhiều, được đỡ bởi bốn chân bàn như chiếc bàn ngày nay. Không chỉ vậy, người Trung Hoa xưa cũng đã chế tạo ra chiếc bàn từ lâu để viết hoặc vẽ.
=> Như vậy, chiếc bàn đã xuất hiện từ khá lâu đời, trở thành một vật dụng không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta.
Hình dáng và các bộ phận của đồ dùng (Cái bàn)
- Mặt bàn: Mặt bàn luôn luôn là một mặt phẳng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, kim loại.. và song song mới mặt đất để khi đặt đồ vật lên được cân bằng. Mặt bàn có rất nhiều kiểu khác nhau như hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình elip… Người ta sẽ thường cắt một tấm kính lớn và dày để lên trên mặt bàn gỗ.
- Chân bàn: Đây là phần có tác dụng chống đỡ mặt bàn. Chân bàn được làm từ cùng một chất liệu với mặt bàn, thường có hình trụ hoặc hình cột. Chân bàn cũng có rất nhiều loại. Thường thấy là loại 4 chân ở 4 góc bàn, ngoài ra cũng có loại 3 chân với bàn hình tròn hay một chân lớn ở giữa bàn.
- Ngăn kéo (nếu có): Đây là phụ kiện đi kèm ở một số loại bàn như bàn làm việc, bàn học… Ngăn kéo là một khối hộp rỗng ruột có thể kéo ra vào, tài liệu sách vở được để bên trong. Một số ngăn kéo còn có khoá.
- Ngăn dưới gầm bàn: Có thể nói đây là mặt bàn thứ 2 phía dưới gầm bàn, thường được dùng để đặt cốc chén, ấm nước…
Phân loại bàn trong gia đình
- Bàn ngủ: Đây là loại bàn nhỏ để bên đầu giường. Trên bàn thường dùng để đèn ngủ, đồng hồ báo thức, điện thoại để dễ với, dễ lấy.
- Bàn ăn: Đây là loại bàn phổ biến trong mỗi gia đình. Chiếc bàn này thường có hình chữ nhật hoặc hình tròn, bên trên là một tấm kính dày để có thể dễ dàng lau mặt bàn hơn. Tuỳ theo số người trong gia đình mà chiếc bàn có số ghế tương ứng và độ lớn phù hợp.
- Bàn cà phê (Bàn tiếp khách): Loại bàn này có hình chữ nhật, thường khá thấp vì đi liền với sofa. Ở phía dưới mặt bàn, gần sát mặt đất sẽ có một chỗ để một số vật dụng như ly nước, bình nước… được gọi là gầm bàn. Có khá nhiều kiểu dáng, màu sắc cũng như là làm từ nhiều vật liệu khác nhau để người mua chọn lựa.
- Bàn làm việc: Bàn có hình chữ nhật, khá rộng. Ở phía dưới còn có các ngăn kéo để tài liệu và một khoảng trống để chân.
- Bàn học: Giống như bàn làm việc nhưng có thêm phần giá sách đi kèm và thường được để sát tường.
Công dụng của đồ dùng đó (Cái bàn): Tuỳ theo loại bàn khác nhau mà có công dụng khác nhau. Có thể nói chiếc bàn trong gia đình có khá nhiều công dụng và linh hoạt, thường được dùng để để đồ vật hoặc để viết, vẽ…
Cách dùng và bảo quản đồ dùng (Cái bàn)
- Thực ra chẳng cần phải nói đến cách dùng thì ai cũng biết nên dùng chiếc bàn như thế nào rồi bởi nó đã quá quen thuộc trong đời sống của mỗi chúng ta.
- Để bảo quản được bàn luôn mới, cần lau sạch thường xuyên, không nên để bàn trong tình trạng bừa bộn hay quá bẩn.
Kết bài: Nêu lên cảm nghĩ của bản thân về đồ dùng trong gia đình đó, về công dụng và tầm quan trọng của nó.
Ví dụ: Một chiếc bàn nhỏ nhưng công dụng lại chẳng hề nhỏ. Một chiếc bàn, không chỉ để đồ vật mà còn là nơi gia đình vui vẻ sum vầy trò chuyện với nhau. Thật hạnh phúc biết bao.
Đọc Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Laptop, Máy Tính Để Bàn ❤️️ 15 Bài Mẫu Hay
Luyện Nói Về Một Thứ Đồ Dùng Mà Em Thích – Bài 6
Mẫu bài Luyện Nói Về Một Thứ Đồ Dùng Mà Em Thích sau đây sẽ giúp em tự tin hơn khi thuyết trình.
Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình. Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 – 40cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.
Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt.
Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.
Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°c còn giữ được 70°c sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê… tạo nên một nét đẹp văn hoá vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang một phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá “cafe” đậm đà bản sắc dân tộc.
Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm… Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng vừa nhẹ, đẹp lại vừa bền và tốt.
Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt… tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trò em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích băng các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.
Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.
Điều quan trọng nhất nhất là ta phải giữ gìn chiếc nút phích, vì nút phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận.
Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.
Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải “đốt than quạt nước” vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi… Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam.
SCR.VN Gợi Ý 🌵 Thuyết Minh Về Máy Tính Bỏ Túi ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất
Luyện Nói Thuyết Minh Một Thứ Đồ Dùng Ngắn Hay – Bài 7
Luyện Nói Thuyết Minh Một Thứ Đồ Dùng Ngắn Hay, tham khảo bài giới thiệu về cây bút máy sau đây nhé!
Cây bút máy là sản phẩm công nghiệp. Cây bút máy dùng để học tập, để ghi chép, viết lách rất thông dụng, tiện lợi. Nhưng có lúc, có thời, có người, cây bút máy còn là thứ để “khoe”, để tỏ rõ sự sang trọng, hơn người!
Cây bút máy có các bộ phận sau: thân bút, nắp bút, ngòi bút, lưỡi gà, ống đựng mực (ruột bút). Thân bút, nắp bút thường bằng nhựa, có in rõ nhãn hiệu. Cặp bút được đính vào nắp bút, thường bằng kim loại màu vàng vừa để trang trí vừa để cặp vào túi áo cho tiện lợi. Ngòi bút máy hình lưỡi giáo nổi bật dòng chữ nhãn hiệu rất xinh, bằng thứ kim loại màu hoặc bạc, đầu mũi bút là “hạt gạo” trong, bé tí. Ngòi bút máy đính vào lưỡi gà ở cổ bút đều bằng nhựa cứng, màu đen. Ống đựng mực của bút máy có thể bằng cao su hoặc bằng nhựa.
Cây bút máy dài độ 15 cm, to bằng ngón tay út, bằng nhựa màu, cứng, có dáng hình khá đẹp. Mực bút máy (màu xanh, màu đen, màu tím) là thứ mực chuyên dụng; không thể dùng lẫn lộn vì dễ làm tắc nghẽn mực viết. Thỉnh thoảng phải lau chùi ngòi, phải “tắm rửa” bút máy thì bút máy mới hữu dụng, tiện lợi.
Có thể nói, cây bút máy là người bạn thân thiết, quý mến của mỗi chúng ta thời cặp sách. Bút mực tím, bút hoa sim của nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà được học sinh ưa dùng, có tác dụng lớn trong việc luyện chữ, thi Vở sạch chữ đẹp của học sinh Tiểu học hiện nay.
Chia Sẻ Bài 💧 Thuyết Minh Về Bàn Chải Đánh Răng ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất
Luyện Nói Thuyết Minh Về Một Đồ Dùng Học Tập – Bài 8
Chia sẻ bài giới thiệu về cái cặp sau đây để chuẩn bị cho bài Luyện Nói Thuyết Minh Về Một Đồ Dùng Học Tập hoàn chỉnh nhất.
Thuở học sinh cũng gắn bó với những người sử dụng đồ họa thuộc tính quen thuộc trong đó cặp sách như người anh cả để lớn và che chở cho những người sử dụng đồ họa. Cặp sách gắn bó thân thiết dù lúc này hay mưa. Sách dùng để chứa đồ vật và mang trên vai để di chuyển, đây là sự phát minh của chủ sở hữu con người vào năm 1988, từ đó đến nay cặp sách đã được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.
Cặp đôi có cấu trúc rất đơn giản bao gồm bên trong và bên ngoài, với bên ngoài có các bộ phận như cặp bề mặt, quai xách, nắp mở. Còn với bên trong sẽ có nhiều ngăn, khác nhau về độ rộng được sử dụng để chứa vở sách, bút, thước, rộng hơn là dùng để chứa áo đi mưa, nước uống.
Mặc dù có nhiều mẫu mã đa dạng, các bộ ra các cặp sách giống nhau cần tiến độ, chính xác. Trước tiên cần chọn chất liệu: vải bố, vải cá sấu, vải da, vải càng tốt, sách cặp tiền sẽ càng cao. Sau khi select vải sẽ đến đoạn tái chế để sử dụng lâu dài. Khâu có thể công khai những chiếc cặp đôi này chắc chắn hơn và thực hiện thông thường bằng máy có thể. Cuối cùng là công cụ kết nối giúp nối những chiếc cặp hoàn chỉnh.
Sách cặp trên thị trường có đa dạng về màu sắc và kiểu dáng, có những sách dành riêng cho nam và nữ. Nam thì ghép đôi, nữ nhỏ lại để các bạn dễ dàng di chuyển hơn.C hai quai dành cho các học sinh tiểu học, khi sử dụng cần đeo hai vai để tránh cong cột sống. Riêng với cặp nhân doanh nghiệp sẽ làm nhỏ gọn và thanh toán tốt hơn phù hợp với công việc và môi trường.
Cặp sách là bản đồ được sử dụng cùng với thuộc tính học sinh giúp che nắng và đồng hành cùng với chúng ta đến trường. Hãy yêu sách cặp như một người bạn và chính nó sẽ giúp bạn đi đến tương lai tươi sáng hơn.
Tham Khảo Bài 💧 Thuyết Minh Về Cái Quạt Điện Lớp 8 ❤️️15 Mẫu Về Chiếc Quạt
Luyện Nói Thuyết Minh Về Một Đồ Dùng Ngắn Gọn – Bài 9
Luyện Nói Thuyết Minh Về Một Đồ Dùng Ngắn Gọn qua bài văn giới thiệu về cái quạt giấy dưới đây.
Chiếc quạt giấy không biết từ bao giờ đã đi vào thơ ca, nhạc họa một cách rất tự nhiên. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của công nghệ, bằng trí tuệ của loài người đã cho ra đời những thiết bị làm mát hiện đại như quạt điện, điều hòa dần thay thế chiếc quạt giấy.Thế nhưng quạt giấy vẫn luôn là một phần kí ức tuổi thơ đẹp đẽ, không thể lãng quên.
Quạt giấy đã ra đời từ bao giờ? Chiếc quạt đã xuất hiện từ rất lâu khi con người có nhu cầu làm mát và trang trí. Nước ta cũng là một trong những quê hương của quạt giấy. Từ xa xưa, quạt giấy của người Việt Nam đã bắt nguồn từ những lũy tre xanh. Từ những thân tre cao, to, người ta đã chẻ ra những nan quạt cứng cáp.
Mỗi chiếc quạt gồm khoảng 18- 20 nan tre mỏng 1mm, dày 1cm dài từ 16- 20 cm xếp lại với nhau. Hai nan ngoài cùng bao giờ cũng to, dày và cứng hơn các nan bên trong để chịu lực chính. Gần cuối các nan được cố định bằng một khuy chốt để quạt có thể mở ra, khép vào dễ dàng.
Bao phủ trên toàn bộ khung quạt là một lớp giấy chất liệu tốt, dai, bền. Giấy được dán vào các nan quạt, khoảng cách giữa các nan dính trên giấy đều nhau tạo thành hình bán nguyệt. Để tạo sự hấp dẫn cho chiếc quạt, người ta còn vẽ hoặc in hoa văn, hoa tiết nhiều màu sắc nên giấy, hoặc các danh lam thắng cảnh đẹp.
Quạt giấy có rất nhiều công dụng hữu ích cho con người. Vào những buổi trưa hè nắng nóng, bị mất điện, quạt điện hay điều hòa không thể dùng được nữa thì chiếc quạt giấy thật sự là một vật dụng quan trọng. Quạt giấy phe phẩy trên tay của những người mẹ ru con ngủ hay trên tay của những người bà vừa quạt vừa kể chuyện cho cháu nghe. Quạt giấy nhỏ, nhẹ, có thể gấp gọn lại thuận tiện khi đi đường. Mỗi khi dừng chân, ngồi nghỉ có thể đem ra để quạt xua đi mệt mỏi, nắng nóng.
Trong một số trường hợp quạt có thể thay thế cho mũ, nón để che nắng. Vào thời xưa, quạt còn được dùng như một món đồ trang sức, thể hiện đẳng cấp. Quạt giấy còn được các nhà nho, nhà thơ viết những câu đối, những câu danh ngôn hay những bài thơ đặc sắc có thể được dùng làm quà tặng, đồ lưu niệm hay trang trí.
Quạt còn là một trong những đạo cụ không thể thiếu trong sân khấu chèo, tuồng…làm tăng thêm sự thùy mị, nết na của những tiểu thư khuê các. Quạt cũng đi vào những điệu múa đầy nhẹ nhàng, uyển chuyển về quê hương, đất nước.
Quạt giấy có những ưu điểm hơn quạt điện là quạt giấy gọn nhẹ, có thể gấp lại gọn gàng thuận lợi mang đi và sử dụng ở bất cứ đâu. Ngoài ra, quạt giấy không tốn điện, không ảnh hưởng đến môi trường như các thiết bị điện. Bên cạnh đó, quạt giấy cũng còn nhiều hạn chế. Làm được một chiếc quạt đẹp phải trải qua nhiều công đoạn và cần sự tỉ mỉ.
Tre phải dẻo, già có độ tuổi từ ba năm trở lên, không mối mọt thì nan quạt mới bền, đẹp. Tuy nhiên khi sử dụng lâu sẽ mỏi tay, không quạt mát như quạt điện. Quạt giấy khá mỏng manh dễ bị hỏng nên chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ. Sau khi sử dụng phải gấp lại nhẹ nhàng, cất gọn đi. Không sử dụng quạt để nô đùa để tránh quạt bị gãy.
Chiếc quạt giấy đã đem lại cho con người nhiều công dụng hữu ích. Ngày nay song hành với những chiếc quạt hiện đại thì chiếc quạt giấy vẫn in đậm trong đời sống tinh thần và tâm hồn của những người Việt Nam.
Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Cái Quạt Lớp 9 ❤️️15 Bài Mẫu Về Cây Quạt Hay
Luyện Nói Thuyết Minh Về Một Thứ Đồ Dùng Sinh Động – Bài 10
Để chuẩn bị Luyện Nói Thuyết Minh Về Một Thứ Đồ Dùng Sinh Động thì hãy tham khảo mẫu giới thiệu về chiếc đồng hồ sau đây.
“Thời gian quý hơn vàng”. Ý thức được điều đó, từ xưa con người đã trân trọng và có nhiều cách thức để đo đếm thời gian. Trong đó, đồng hồ là một phát minh đầy sáng tạo và ý nghĩa. Chiếc đồng hồ vẫn luôn là người bạn thân thiết, gắn bó với mỗi người trong cuộc sống hằng ngày. Với tôi, chiếc đồng hồ báo thức lại càng đặc biệt hơn bởi nó là món quà sinh nhật tôi được tặng từ người bạn thân thiết nhất.
Chiếc đồng hồ của tôi có xuất xứ từ Hong Kong và thuộc loại đồng hồ Analog. Gọi như thế để phân biệt với đồng hồ số, tức đồng hồ điện tử và đồng hồ kĩ thuật số, hiển thị được cả ngày, tháng, năm bằng chữ rất thông dụng hiện nay.
Chiếc đồng hồ không có kích cỡ to lớn, không có cấu tạo quá phức tạp hay cũng không quá sang trọng, cầu kì. vẻ ngoài của nó khá giản dị và xinh xắn. Bao phủ toàn bộ lớp vỏ nhựa bên ngoài chiếc đồng hồ là một màu xanh dương, bóng và đẹp rất phù hợp với sở thích của tôi. Dưới cùng có hai chân bằng kim loại để đồng hồ có thể đứng thẳng một cách tiện lợi mà không cần phải treo hay dựa vào vật gì khác. Trên cùng có trang trí hai quả chuông bằng sắt và một cần kim loại có thể di chuyển sang hai bên.
Hai cái chuông này vừa khiến cho đồng hồ trông sinh động hơn, vừa là bộ phận âm thanh quan trọng. Khi báo thức, chiếc cần này di chuyển va vào hai quả chuông tạo ra tiếng chuông báo thức vô cùng hiệu quả. Trên hai quả chuông còn đính thêm tay cầm để chiếc đồng hồ có thể treo được trên tường tùy theo ý muốn của người sử dụng.
Về cấu tạo, chiếc đồng hồ báo thức bao gồm thần hộp, mặt số, tổ hợp kim, trục, hệ thống truyền động, nguồn năng lượng và chuông báo. Thân hộp có nhiệm vụ bảo vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính, vành tròn, mặt kính và nắp phía sau. Hộp đựng được làm bằng nhựa nên trọng lượng của đồng hồ được giảm nhẹ rất nhiều. Mặt hiển thị ở mặt trước của hộp, có in hình logo của nhà sản xuất. Mặt trước đồng hồ có hệ thống các số chỉ giờ, chỉ phút và các vạch nhỏ được phần cầm rất tỉ mỉ giữa các số để có thể xác định chính xác thời gian.
Tổ hợp kim gồm kim giờ, kim phút, kim giây và kim báo thức. Cả ba chiếc kim đều màu đen nhưng khác nhau về chức năng, kích thước và độ dài. Kim giờ to và ngắn nhất, kim phút nhỏ hơn và dài hơn kim chỉ giờ, kim giây dài nhưng mảnh. Ngoài ra còn có chiếc kim nhỏ xinh màu ghi thực hiện chức năng hẹn giờ. Tổ hợp kim được gắn vào các trục đồng tâm. Các trục này được gắn với các bánh răng tương ứng của bộ máy truyền động.
Bộ máy truyền động gồm bộ động lực, bộ chuyển động, bộ chỉnh động và bộ điều hòa. Nguồn năng lượng của đồng hồ là hai viên pin tích điện duy trì hoạt động của máy. Chiếc đồng hồ này thường sử dụng pin con thỏ, một loại pin rất thông dụng và dễ mua, dễ tìm. Bộ phận quan trọng còn lại là chuông báo thức.
Đây cũng là bộ phận tôi yêu thích nhất ở chiếc đồng hồ. Dù gọi là đồng hồ báo thức nhưng chiếc đồng hồ có thể nhắc nhở chúng ta rất nhiều công việc. Từ việc thức dậy mỗi ngày, hẹn giờ học bài, hẹn giờ nấu ăn… Muốn cài đặt thời gian, ta chỉ việc xoay núm kim hẹn giờ ở thân sau của hộp máy sau đó gạt phím bật báo thức về phía chữ “On”, muốn tắt ta chỉ việc gạt sang phía chữ “Off”.
Rất đơn giản và tiện lợi cho người dùng nhưng nguyên lí hoạt động của đồng hồ báo thức lại không hề đơn giản chút nào. Năng lượng được nạp vào từ pin sẽ truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau, bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của bộ thoát để các bánh răng không bị hỗn loạn.
Trục của các bánh răng nối với các kim chỉ thời gian. Khi kim chỉ giờ trùng với kim hẹn giờ, móc khóa cần gạt bên trên được mở, kích hoạt cần gạt phía trên chuyển động về hai bên, chạm vào hai quả chuông và phát ra âm thanh báo thức.
Chiếc đồng hồ xinh xắn, tiện lợi giống như vị thần canh giữ thời gian, đảm bảo cho tôi tránh những bất cẩn để không bị lãng phí thời giờ và là một người bạn thân thiết ở bên tôi mỗi ngày. Không chỉ là một vật dụng hữu ích, chiếc đồng hồ báo thức còn là một vật trang trí trên bàn học và là vật kỉ niệm hạnh phúc trong sinh nhật dạ,qua của tôi. Nó mãi mãi gợi nhắc về người bạn thân thiết suốt thời thơ ấu của tôi.
Cũng vì ý nghĩa đó, tôi luôn sử dụng và bảo quản món quà của mình rất cẩn thận. Đồng hồ lúc nào cũng được đặt trên bàn học gọn gàng, ngăn nắp, thoáng mát. Không bao giờ tôi để đồng hồ ở nơi ẩm thấp, nơi có nhiệt độ cao hoặc bụi bẩn vì sẽ làm cho đồng hồ nhanh bị hư hỏng. Khi đồng hồ bị hỏng, tôi luôn tìm cách sửa chữa hợp lí, tốt nhất là nhờ đến bác thợ sửa đồng hồ. Để đồng hồ được bền lâu, cũng cần thường xuyên lau bụi bẩn, bôi dầu và bảo quản cẩn thận.
Đã hơn một nghìn năm, kể từ khi tu sĩ Gerbert sáng chế ra chiếc đồng hồ bằng máy, chiếc đồng hồ đã có nhiều cải tiến, biến đổi, ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng của đông đảo mọi người. Công nghệ hiện đại phát triển, các chức năng của điện thoại dần thay thế đồng hồ nhưng ý nghĩa báo hiệu thời gian của đồng hồ vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí mọi người. Đối với tôi, chiếc đồng hồ không chỉ nhắc nhở chúng ta về thời gian mà còn trở thành vật kỉ niệm đáng nhớ của tình bạn chân thành.
SCR.VN Gợi Ý 💦 Thuyết Minh Về Cái Phích Nước Lớp 8 ❤️️ 15 Bài Ngắn Gọn Hay
Luyện Nói Thuyết Minh Về Một Thứ Đồ Dùng Hay Nhất – Bài 11
Luyện Nói Thuyết Minh Về Một Thứ Đồ Dùng Hay Nhất, cùng tham khảo bài giới thiệu về cái quạt sau đây.
Trong các đồ dùng sinh hoạt của con người, có lẽ chúng tôi thuộc vào loại thông dụng nhất. Chúng tôi phải làm việc căng thẳng vào những ngày hè oi bức, nóng nực. Chắc các bạn biết tôi là ai rồi chứ. Tôi là quạt đấy mà. Tôi rất vui khi được gặp gỡ giao lưu với các bạn để giới thiệu về họ hàng của chúng tôi.
Có lẽ từ rất lâu rồi họ nhà quạt đã xuất hiện trên sự sống đất từ khi con người xuất hiện hay con người có cảm giác mà cũng có thể từ khi họ có hiểu biết. Tôi được nghe rất nhiều câu chuyện về họ nhà quạt, có truyện kể rằng từ rất xa xưa quạt có thể tạo nên sức thần kỳ và còn được dùng cho các vua chúa cung đình. Kể từ đó chúng tôi ra đời trong niềm vui sướng của các bạn đấy. Thật là thú vị!
Họ quạt chúng tôi rất đông gồm hai dòng họ lớn là họ quạt điện và họ quạt thủ công. Tuy họ quạt điện có bề thế, chỗ đứng hơn trên thị trường nhưng quạt thủ công lại có bề dầy lịch sử và có ý nghĩa văn hoá. Chúng tôi luôn giúp đỡ nhau để phục vụ cuộc sống tốt đẹp hơn cho các bạn. Tôi luôn tự hào vì mỗi anh em họ quạt lại mang những nét riêng biệt với nhiều lợi ích sử dụng.
Dòng họ quạt điện gồm quạt trần, quạt cây, quạt treo và cả quạt bàn nữa. Họ được chế tạo bởi những công nghệ hiện đại gồm hai bộ phận chính là động cơ điện và cánh quạt.
Cánh của chúng tôi được lắp với trục động cơ điện, làm bằng nhựa hoặc kim loại. Cánh của họ quạt điện khiến đằng quạt giấy phải trầm trồ thán phục bởi kiểu dáng mới lạ để tạo ra gió khi quay. Các bạn có biết lưới bảo vệ là người bạn tốt nhất của chúng tôi không, anh ấy luôn bảo vệ che chở cho đôi cánh của họ quạt đấy. Các bạn phải chăm sóc giữ gìn tốt vì lưới bảo vệ còn giữ an toàn cho người sử dụng.
Bộ phận chính thứ hai của họ quạt máy là động cơ điện chứa các thiết bị quan trọng để chúng tôi có thể hoạt động được. Phần động cơ điện của chúng tôi cũng chẳng khác nào bộ não của con người.
Ngoài ra họ quạt điện còn có vỏ bọc bên ngoài thường làm bằng nhựa để cách điện, chống điện ở bên trong rò rỉ ra ngoài gây nguy hiểm khi sử dụng. Trên thân của chúng tôi còn có bộ phận điều chỉnh tốc độ, thay đổi hướng gió và hẹn giờ. Ở quạt bàn và quạt cây thường có quai xách gần với lưới bảo vệ để tiện vận chuyển còn ở quạt trần và quạt treo tường còn có móc treo gắn tường, ở cạnh chúng tôi các bạn sẽ luôn được an toàn, ở một số anh em trong họ quạt điện còn có chân hình bánh tròn để dễ xê dịch.
Nhưng các bạn ạ, chúng tôi sẽ luôn phục vụ tốt các bạn nếu các bạn biết giữ gìn những anh quạt điện. Các bạn nhớ phải lau chùi thường xuyên cho thân hình chúng tôi được sạch sẽ. Có thế chúng tôi mới được mọi người để ý. Các bạn đừng quên lau dầu để chúng tôi hoạt động hiệu quả nhé.
Mặc dù quạt máy rất hiện đại và hữu ích nhưng không phải vậy mà xem thường quạt thủ công. Tuy được kết cấu đơn giản, vật liệu thô sơ chỉ bằng giấy hoặc nan tre chẻ mỏng nhưng cũng được nhiều người tin dùng. Từ xa xưa khi công nghệ chưa phát triển quạt thủ công đã gắn liền với người nông dân trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Các bạn cũng đã trông thấy trong các dịp lễ hội thường thấy chúng tôi xuất hiện trên tay các cụ già và những người dâng hương.
Họ quạt giấy chúng tôi chỉ mặc một lớp áo mỏng bằng giấy hoặc nan tre và cũng có thể làm bằng vải lụa. Bộ xương mềm mại dẻo dai nhưng cũng rất rắn chắc của chúng tôi làm bằng tre. Với đời sống hiện đại khi khoa học kỹ thuật phát triển quạt thủ công ít được dùng trong khi có rất nhiều loại quạt điện. Nhưng trong những lúc mất điện thì quạt thủ công lại đóng vai trò hết sức quan trọng. Họ hàng quạt thủ công chúng tôi còn được vẻ vang hãnh diện hơn khi sau những câu quan họ mượt mà đằm thắm.
Không chỉ vậy chúng tôi còn được dùng để trang trí trong những căn nhà hoặc lễ hội. Tôi rất buồn vì họ quạt thủ công có tuổi thọ không cao. Nhưng chính vì vậy mà mọi người lại càng phải giữ gìn cẩn thận hơn. Tôi nghe nói ngày nay còn phát minh ra cả máy điều hoà nữa chứ nhưng không phải vậy mà chúng tôi thất nghiệp đâu vì con người luôn cần đến chúng tôi mà, phải không các bạn?
Chúng tôi hy vọng sẽ dốc hết sức mình phục vụ con người để không phụ lòng tin tưởng của các bạn. Nếu các bạn đối xử tốt với chúng tôi thì tôi tin chắc cuộc sống của các bạn sẽ thêm vui tươi, sảng khoái hơn bao giờ hết.
Họ quạt chúng tôi rất tự hào với chính mình bởi chúng tôi đã là một phần trong cuộc sống của các bạn. Được các bạn tin dùng và sử dụng họ quạt đã rất vui rồi. Tôi mong trong tương lai sẽ còn nhiều người biết đến chúng tôi hơn nữa. Thôi chào các bạn nhé, ông chủ đi làm về rồi, tôi phải làm việc đây.
Giới Thiệu Bài 💦 Thuyết Minh Về Xe Đạp Điện, Xe Máy Điện ❤️️ 15 Mẫu Hay
Luyện Nói Thuyết Minh Về Một Thứ Đồ Dùng Chọn Lọc – Bài 12
Chia sẻ bài văn mẫu Luyện Nói Thuyết Minh Về Một Thứ Đồ Dùng Chọn Lọc sau đây để giúp các em tự tin thuyết trình trước lớp.
Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, cuộc sống của con người cũng ngày càng hiện đại hơn. Với sự bao phủ của các thiết bị điện tử thông minh, đời sống được cải thiện bởi những phát minh mới. Một trong những phát minh hữu ích cho đời sống sinh hoạt là chiếc nồi cơm điện.
Nồi cơm điện đến với loài người từ đất nước công nghệ phát triển vượt bậc – Nhật Bản. Ý tưởng về việc dùng điện để nấu cơm xuất hiện lần đầu tiên vào những năm giữa thập niên 1920. Khoảng 20 năm sau, một công ty điện tử cho ra đời thành công loại nồi cơm điện làm chín cơm nhờ chuyển năng lượng điện thành năng lượng hơi.
Tuy nhiên, chiếc nồi này yêu cầu người dùng phải chú ý theo dõi từ khi bật công tắc nấu cho đến lúc cơm được nấu xong, khá bất tiện. Năm 1956, công ty Toshiba (Nhật Bản) cải tiến và khắc phục nhược điểm đó, cho ra đời một chiếc nồi thuận tiện sử dụng hơn. Theo đó, hơn 700 chiếc nồi cơm điện được đưa ra thị trường và có mặt trong nhà bếp của các bà nội trợ trên toàn thế giới.
Nồi cơm điện bao gồm dây dẫn nguồn nhiệt, vỏ chứa, ruột nồi nấu và thiết bị cảm ứng nhiệt. Dây dẫn dùng để dẫn điện từ nguồn vào nồi. Vỏ nồi cơm điện thường làm bằng nhựa chịu sức nóng tốt, thường có nắp để đậy lại. Trên nắp nồi có một lỗ nhỏ để thoát hơi ra ngoài. Ruột nồi nằm bên trong, thường làm từ kim loại bền, chống dính cao.
Trên ruột có các mức nước được kẻ thành vạch, dựa vào đó mà chọn lượng nước phù hợp với gạo để cơm ngon hơn. Thiết bị cảm ứng là thiết bị điện tử, đo nhiệt độ của nồi và kiểm soát nhiệt lượng, báo hiệu tình trạng nồi cơm. Một chiếc nồi hoàn chỉnh sẽ có thêm nhiều phụ kiện khác.
Theo sự phát triển và nhu cầu của từng thời đại mà nồi cơm điện lại được thiết kế theo kiểu mã, chức năng khác nhau. Hiện nay, nhiều loại nồi cơm điện phức tạp được phát minh có nhiều cảm biến hơn và đa chức năng hơn. Những chiếc nồi đơn giản thì có nút bật, chỉ để nấu cơm. Hiện đại hơn, sẽ có cả bảng chức năng cảm ứng, muốn dùng chức năng nào thì chọn nút đó.
Nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện khá đơn giản. Để nấu cơm, cho gạo và nước sạch vào ruột nồi trước, chọn nấc cảm ứng nhiệt về vị trí nấu. Trong thời gian nấu, nước và gạo được làm nóng với toàn bộ công suất nhờ một dây dẫn điện tạo ra. Khi đạt đến nhiệt độ 100 °C, nước sẽ chuyển từ lỏng sang dạng hơi, thoát ra theo lỗ thông của vỏ nồi.
Nhiệt độ cao tạo ra sẽ nấu chín gạo, đèn báo chuyển chế độ thì kết thúc nấu. Thông thường, sau đó nồi cơm điện sẽ chuyển sang chế độ “hâm nóng” để tiết kiệm năng lượng, giữ cơm đã chín ở nhiệt độ an toàn, tự động ngắt nguồn điện.
Nồi cơm điện đã trở thành vật dụng quen thuộc không thế thiếu trong mỗi gia đình. Nó giúp chúng ta tiết kiệm thời gian đun nấu mà lại có những bát cơm dẻo ngon. Không những thế, nồi cơm điện còn có nhiều chức năng như hấp, nấu cháo, làm bánh, hầm. Chỉ với một chiếc nồi, chúng ta có thể làm bất cứ món gì mình muốn. Nó giống như cầu nối gắn kết cả gia đình với những bữa cơm đầm ấm sum họp.
Trong quá trình sử dụng, cần biết cách để giữ cho nồi bền. Ngay khi đi chọn mua, bạn nên cắm điện thử ngay tại nơi bán, kiểm tra các nút nấu có hoạt động chính xác hay không. Kiểm tra cả trong lẫn ngoài đảm báo nồi không bị trầy xước bên ngoài và ruột men bên trong tráng chống dính không bị bong tróc. Trước khi cho ruột vào nấu, nên lau khô mặt ngoài của ruột nồi. Thường xuyên lau chùi, giữ cho lỗ thông hơi trên vỏ sạch sẽ, thoáng.
Không mở nắp quá nhiều khi nồi đang nấu để tiết kiệm điện. Ngoài ra, không nên để cơm chín quá 12 giờ mà không dùng, không rút điện gây hại cho nguồn điện. Thường xuyên lau chùi vỏ nồi và vệ sinh ruột nồi đúng cách để bảo vệ lớp men chống dính. Sử dụng đúng chức năng có ở nồi. Nếu nồi chỉ dùng để nấu cơm, không xào nấu để giữ tuổi thọ của nồi. Chiếc nồi cơm điện có sử dụng tốt được lâu hay không là nhờ vào cách bảo quản của người dùng.
Với sự phát triển tốc độ của kỹ thuật số, giống như nhiều thiết bị, vật dụng khác, nồi cơm điện cũng được cải tiến từng ngày. Nồi cơm điện đi vào đời sống sinh hoạt, có mặt ở khắp thế giới và trở thành một phần trong cuộc sống của con người.
Đọc Thêm Bài 💦Thuyết Minh Về Chiếc Xe Đạp ❤️️15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
Luyện Nói Thuyết Minh Về Một Thứ Đồ Dùng Lớp 8 – Bài 13
Chia sẻ đến bạn đọc mẫu bài văn Luyện Nói Thuyết Minh Về Một Thứ Đồ Dùng Lớp 8, giới thiệu về chiếc bút bi đồ dùng rất quen thuộc.
Trong việc học tập của mỗi bạn học sinh, có rất nhiều dụng cụ hữu ích phục vụ quá trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả. Một trong số những đồ dùng học tập không thể thiếu, luôn đồng hành giúp các bạn ghi lại những kiến thức của mình, đó chính là cây bút bi.
Về nguồn gốc xuất xứ, bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, quyết định và nghiên cứu ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế. Phải đến năm 1938, cây bút bi đầu tiên trên thế giới mới ra đời.
Bút bi là một loại bút có cấu tạo đơn giản và nguyên lí hoạt động không phức tạp. Cấu tạo của một chiếc bút bi thông thường gồm hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút.Vỏ bút là một ống trụ tròn dài từ 15 – 20 cm, được làm bằng nhựa dẻo, nhựa cứng hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất…Phần thứ hai là ruột bút, đó là một ống chứ mực nhỏ và dài khoảng từ 10 – 15cm tùy loại bút, ngòi bút được làm bằn kim loại không rỉ.
Ở đầu ngòi bút có gắn một viên bi, đường kính viên bi tùy thuộc vào mẫu mã mà to nhỏ khác nhau từ 0,5 đến 0,7 mm. Viên bi ấy có khả năng chuyển động tròn đều đẩy cho mực ra đều. Ngoài ra bút còn có các bộ phận nhỏ đi kèm khác như lò xo, nút bấm, nắp đậy, bên trên vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở…. Những bộ phận này tuy nhỏ bé nhưng ngược lại rất hữu ích và đảm bảo cho hoạt động của bút diễn ra bình thường.
Bút bi trên thị trường hiện nay rất đa dạng về kiểu dáng và màu sắc, tùy theo sở thích và lứa tuổi…Có loại bút chỉ có một ngòi nhưng cũng có những loại có hai, ba, bốn ngòi với đủ màu mực như xanh, đỏ, đen, tím…Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng: Thiên Long, Bến Nghé…Giá của một chiếc bút bi rẻ hơn nhiều so với các loại bút khác khoảng từ 2500 đến 10 000VNĐ
Bút bi là một vật bất li thân của mỗi học sinh. Đó là vật dụng cần thiết, là người bạn đồng hành với con người trong cuộc sống. Bút bi được dùng trong nhiều lĩnh vực. Bút theo sinh viên, học sinh học tập dùng để viết, vẽ, bút cùng người trưởng thành ghi chú, tính toán sổ sách. Bút còn là món quà tặng dễ thương và giàu ý nghĩa.
Loại bút này được ưa chuộng nhất trên thị trường so với bút máy hay bút chì là bởi ưu điểm bút bền, đẹp, nhỏ gọn dễ mang, dễ vận chuyển. Bút ngòi trơn thích hợp ghi chép nhanh, không phải mất thời gian bơm mực như bút máy, giá thành lại rẻ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bút bi có hạn chế là nếu viết nhanh dễ bị nhòe mực và chữ khi viết bút bi không được đẹp như khi viết bằng bút máy
Bút bi là một loại bút rất dễ trong việc bảo quản. Trong các bộcvà dễ bị vỡ bi nên khi dùng xong ta nên bấm cho ngòi bút thụt vào hoặc đậy nắp lại để tránh hỏng bi. Chúng ta cũng nên tránh để bút rơi xuống đất vì dễ hỏng bi, vỡ vỏ bút, tránh để nơi có nhiệt độ cao.
Bút bi không phải chỉ tiện dụng trong học tập mà còn như một người bạn gắn bó với cuộc đời của mỗi người. Bút bi là dụng cụ lưu giữ bao nhiêu bài giảng, là dụng cụ giúp những cô gái trẻ mộng mơ ghi chép bao nhiêu lời bài hát của thần tượng, ghi chép bao nhiêu dòng nhật kí, dòng lưu bút của lứa tuổi học trò. Bút bi là vật lưu giữ bao kỉ niệm đẹp của một thời.
Dù hiện nay, máy tính đang dần được con người sử dụng rộng rãi, người ta thay vì viết bằng bút bi sẽ tạo lập văn bản trên máy tính. Nhưng dù thế nào đi nữa, bút bi chắc chắn vẫn sẽ là một vật dụng tiện ích không thể thiếu trong hôm nay và mai sau.
Tham Khảo Bài 🌿 Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá ❤️️15 Bài Văn Về Cái Nón Lá Hay
Văn 8 Luyện Nói Thuyết Minh Về Một Thứ Đồ Dùng – Bài 14
Văn 8 Luyện Nói Thuyết Minh Về Một Thứ Đồ Dùng là một chủ đề rất quen thuộc và được nhiều bạn đọc yêu thích,
Mùa hè đang đến mang theo những đợt gió nóng và khí trời oi bức. Những lúc nóng bức ấy, có một ly kem, một cốc nước chanh ngọt mát thật tuyệt vời. Nhưng tuyệt hơn là được ngồi trước quạt, cảm nhận những luồng gió mát thì còn tuyệt hơn hơn nữa. Bởi quạt điện là một trong những thiết bị quan trọng của con người trong mùa hè.
Về quạt điện, để có được một chiếc quạt như ngày nay là sự sáng tạo của bao người. Một trong những người tạo ra quạt điện đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832. Ông gọi phát minh của mình là máy quạt ly tâm, hoạt động giống như máy bơm không khí.Và khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla phát hiện ra nguồn năng lượng điện cho toàn thế giới vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, và từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện.
Giữa năm 1882 đến năm 1886, Tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler đã phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân. Một công ty động cơ điện ở Mỹ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa vào thị trường cho người sử dụng. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay.
Quạt điện được làm từ những chất liệu bền, chắc chắn như nhựa làm vỏ, cánh quạt, đồng, sắt làm các bộ phận bên trong…. Vì những chất liệu này mà tuổi thọ của một chiếc quạt điện rất lâu đời. Cấu tạo cơ bản của quạt điện gồm 4 phần: động cơ điện, cánh quạt, vỏ quạt và bộ điều khiển. Động cơ điện là phần cốt lõi quyết định chất lượng của chiếc quạt. Quạt chạy có êm ái, bền bỉ hay không phụ thuộc vào chất lượng của động cơ.
Khi động cơ hoạt động, trục xoay của nó sẽ làm quay cánh quạt. Cánh quạt có thể có từ 3 – 5 cánh, đôi khi có dạng lồng sóc, cung cấp luồng không khí làm mát. Vỏ quạt thường được làm bằng chất liệu nhựa để bảo vệ thân quạt. Vỏ quạt cũng bao gồm cả lồng quạt để che chắn, không cho tay người va vào cánh quạt. Thành phần cuối cùng là bộ điều khiển. Đó là các nút bấm để tắt, mở hoặc thay đổi tốc độ quay của quạt.
Ngoài ra, một số loại quạt hiện đại còn có thêm đèn, cảm biến nhiệt độ, bộ tạo khí ô-zôn…Quạt điện có cơ chế họa động như sau: Quạt thổi, đẩy gió về phía trước quạt, do đó nếu ta đứng trước quạt sẽ thấy luồng gió thổi vào người. Do nhu cầu sử dụng của quạt điện thời hiện đại càng cao nên quạt được cải tiến với nhiều chức năng hơn ngày trước.
Quạt điện không còn chỉ sử dụng khi tạo gió, mà còn có nhiều chức năng khác như phun sương, dùng làm đèn ngủ, sưởi ấm..vv. Với mỗi chức năng, quạt điện lại có những cách thức hoạt động khác nhau phù hợp với nhu cầu người dùng. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, trên thị trường có rất nhiều loại quạt điện khác nhau với những nhãn hàng khác nhau. Kể đến như: quạt điện của Toyota, quạt điện của Senko, quạt điện của Thống Nhất,….
Có rất nhiều loại mẫu mã khác nhau với từng mức giá phù hợp “ túi tiền” người mua. Từ năm trăm nghìn việt nam đồng chúng ta có thể mua được một chiếc quạt điện tốt. Quạt điện được sử dụng rộng rãi với chức năng thổi mát vào mùa hè. Tuy nhiên với nhiều nhu cầu mới của con người, quạt điện còn được dùng để thổi khô quần áo, tóc,…
Và có điều bất ngờ là quạt điện nhỏ còn được sử dụng trong các thiết bị khác như máy hút bụi, máy điều hoà không khí,…Quạt điện rất dễ sử dụng nhưng chúng ta vẫn cần phải lưu ý khi sử dụng. Trước tiên, không nên ngồi trước quạt điện quá lâu. Thời gian hợp lý để sử dụng quạt điện là không quá một tiếng.
Ngoài ra, ta nên để quạt ở chế độ xoay, luồng gió sẽ phát tán đi nhiều hướng nên không làm giảm quá nhiều nhiệt độ bề mặt da người. Việc làm này sẽ giúp ta tránh được việc bị đau lưng, mệt mỏi. Với một số quạt có chế độ hẹn giờ, ta nên cho quạt tự động giảm tốc độ hoặc tắt đi khi gần về sáng.
Bên cạnh đó, khoảng cách hợp lý để đặt quạt là phải cách xa trên 2 m. Không nên có thói quen khi thấy nóng là ngồi thật gần quạt. Điều đó có hại cho sức khỏe.Bên cạnh việc sử dụng đúng cách, ta cũng phải lưu ý việc bảo quản quạt điện. Ta không nên để quạt quay ở tốc độ tối đa trong một thời gian dài.
Định kỳ sáu tháng, châm dầu nhớt vào trục xoay và các bạc đạn. Thường xuyên lau chùi quạt sạch sẽ, rửa cánh quạt khi nó đóng bụi quá nhiều. Nếu phát hiện những bất thường khi quạt hoạt động như có tiếng kêu lọc cọc, cánh quạt bị lỏng, vỏ quạt bị nứt… thì ta phải nhanh chóng đem đi sửa chữa.
Như vậy, quạt điện là một trong những phát minh quan trọng của đời sống con người. Thiếu nó, cuộc sống của chúng ta sẽ thiếu tiện ích. Vì thế chúng ta rất cần trân trọng chúng.
SCR.VN Gợi Ý 🌹 Thuyết Minh Về Cái Kéo Lớp 9 ❤️️15 Bài Mẫu Về Cây Kéo Hay
Ngữ Văn 8 Luyện Nói Thuyết Minh Về Một Thứ Đồ Dùng – Bài 15
Ngữ Văn 8 Luyện Nói Thuyết Minh Về Một Thứ Đồ Dùng, bài văn giới thiệu về chiếc tủ lạnh được SCR.VN gợi ý sau đây.
“Tủ lạnh” là “một thiết bị làm mát”. Thiết bị gia dụng này bao gồm một ngăn cách nhiệt và nhiệt một máy bơm hóa chất phương tiện cơ khí phương tiện để truyền nhiệt từ nó ra môi trường bên ngoài, làm mát bên trong đến một nhiệt độ thấp hơn môi trường xung quanh.
Đông lạnh là một kĩ thuật bảo quản thực phẩm phổ biến, bằng cách đó làm giảm tỉ lệ sinh sản của vi khuẩn. Do đó thiết bị này được sử dụng để giảm tỉ lệ hư hỏng của thực phẩm.
Tủ lạnh duy trì một nhiệt độ một vài độ trên điểm đóng băng của nước. Nhiệt độ tối ưu cho việc lưu trữ thực phẩm dễ hư hỏng là từ 3-5°C (37-41 °F). Tủ lạnh là một phát minh tương đối hiện đại trong số các dụng cụ nhà bếp. Tủ lạnh thay thế cho hộp đựng nước đá, vốn đã được sử dụng làm một thiết bị gia dụng phổ biến cho gần một thế kỉ rưỡi trước đó.
Đối với các loại tủ cấm dùng các vật nhọn như dao, dùi, để cạy đá hoặc cạy cho đồ dơ ra. Vì điều này không khéo làm thủng giàn Coil. Các phích cắm phải thật chắc chắn, nếu tốt thì dùng riêng cho nó 1 cầu dao tầm 10A là đủ, tốt hơn nữa thì sắm 1 cái Relay trễ mạch hoặc ổn áp có mạch trễ khi điện bị ngắt (như vậy cho máy có thời gian để hồi toàn bộ lượng gas khi bị ngắt đột ngột).
Một khi cắm trực tiếp (cắm phích thẳng vào ổ cắm), không cắm theo kiểu rút ra rồi lại rút vào liên tục, như vậy chẳng khác nào làm cho máy bị sốc điện gây hư hỏng mát dây bên trong. Khi xê dịch tủ phải bê thẳng đứng, lúc cắm lại nên để yên trong vòng ít nhất 30 phút (thời gian an toàn) để máy dồn Oil (nhớt cho Compressor) về đúng vị trí. Như vậy để tránh chuyện tủ bị ngẹt (không lạnh).
Tuyệt đối không che kín, không để áp sát tường che bít những mặt dán nóng xung quanh tủ. Vì tủ lạnh được thiết kế giàn nóng chìm trong vỏ tủ nên bị hạn chế về giải nhiệt nên cần giữ khoảng cách xung quanh vỏ tủ. Chỗ nào nóng thì chỗ đó đừng che bít hay áp sát tường/tủ.
Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất