Lời Bình Về Đây Thôn Vĩ Dạ ❤️ 26+ Lời Bình, Nhận Định Hay Nhất ✅ Chia Sẻ Đến Bạn Những Lời Bình Về Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử.
Giới Thiệu Về Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ
Mời các bạn tham khảo những thông tin hữu ích về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử:
I. Tác giả:
- Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí,sinh ra ở Đồng Hới,Quảng Bình.
- Sớm mất cha sống với mẹ tại Quy Nhơn.
- Năm 21 tuổi ông vào Sài Gòn lập nghiệp.
- Đi làm công chức thời gian ngắn rồi mắc bệnh phong và mất.
- Tác phẩm chính: “Gái quê”, “Thơ điên”, “Xuân như ý”, “Duyên kì ngộ”, “Quần tiên hội”,…
- Phong cách sáng tác:
- Bài thơ điên đảo, huyền ảo với hai hình ảnh chủ đạo là hồn và vầng trăng.
- Ca từ hồn nhiên, trong sáng, hình ảnh trong sáng, đẹp đẽ.
II. Tác phẩm:
1. Bài thơ:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?
2. Hoàn cảnh sáng tác:
- Nằm trong tập “Thơ điên” sáng tác năm 1938, được khơi nguồn từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc.
- Bài thơ thể hiện lòng yêu cuộc sống, nỗi niềm trong dự cảm chia xa, niềm hi vọng mong manh về tình yêu và hạnh phúc.
3. Bố cục:
- Phần 1 (Khổ 1): Vườn Vĩ Dạ lúc ban mai trong tâm tưởng thi sĩ.
- Phần 2 (Khổ 2): Cảnh sông nước xứ Huế đêm trăng và tâm trạng thi sĩ.
- Phần 3 (Khổ 3): Hình bóng khách đường xa và nỗi niềm mơ tưởng, hoài nghi.
4. Giá trị:
- Giá trị nội dung:
- Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ bên dòng sông Hương êm đềm, thơ mộng được miêu tả trong trí tưởng tượng của những người con xa quê đến Huế với biết bao yêu thương, nhớ nhung, nhớ nhung.Khổ thơ là tâm trạng, thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mối tình xa cách, vô vọng. Hơn nữa, đó còn là tấm lòng tha thiết của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
- Giá trị nghệ thuật:
- Trí tưởng tượng phong phú.
- Nghệ thuật so sánh, nhân hoá, tu từ, sử dụng câu hỏi tu từ.
- Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
- Phong cách thơ vừa hiện thực, vừa tượng trưng, vừa lãng mạn, trữ tình hài hòa.
Mời bạn tham khảo 🌸 Dàn Ý Đây Thôn Vĩ Dạ 🌸 đặc sắc!
Những Nhận Định Về Hàn Mặc Tử
Cùng SCR.VN nhận định về tác giả của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” – Hàn Mặc Tử ngay nhé!
Nhận Định Về Hàn Mặc Tử Của Huy Cận
Trong một lần, nhà thơ Trần Thái Anh hỏi nhà thơ Huy Cận: “Thời kỳ Thơ mới có nhiều lớp sóng, thí dụ “lớp sóng” Hàn Mặc Tử. Trước đây người ta chê cũng nhiều, khen cũng không ít, gần đây lại có khuynh hướng đề cao, nhà thơ có nhận xét gì?”
Nhà thơ Huy Cận đáp:
“Hàn Mặc Tử là người có tài. Gia đình ông ba đời theo đạo Thiên Chúa. Thơ Hàn Mạc Tử bắt nguồn từ hai nguồn cảm hứng: Đời và Đạo. Hàn Mạc Tử có niềm tin về đạo, có nhiều thơ về đạo, có bài hay như bài: Ave Maria…còn một số bài viết về đạo đi hơi xa “nằm ngoài cảm xúc, ngoài thơ”.
Thơ đời Hàn Mặc Tử nhiều bài hay hơn. “Trường tương tư” là bài tôi mê. Cái bài “Giữa trời sầu”, “Mùa xuân chín”, “Gái quê” là những bài hay. Riêng bài “Bẽn lẽn” Hàn Mặc Tử viết là “Trăng nằm bẽn lẽn trên cành liễu”, đăng trên báo Phong Hóa, Thế Lữ sửa lại: “Trăng nằm sõng soài trên cành liễu”.
Theo tôi thơ đời Hàn Mặc Tử sẽ còn lại nhiều. Ông là người rất có tài, đóng góp xứng đáng vào Thơ mới. Hiện nay có khuynh hướng đề cao quá, tôi không có ý kiến gì.”
Nhận Định Về Hàn Mặc Tử Của Trần Đăng Khoa
“Chung quanh Hàn Mặc Tử có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Cả khen và chê đều có phần thái quá, tôi có cảm giác nhiều khi sự khen chê này lại nằm ngoài văn học. Dừng lại ở đánh giá của Hoài Thanh là chuẩn nhất. Hàn Mặc Tử có khoảng bảy bài hay, trong đó có bốn bài đạt đến độ toàn bích. Còn lại là những câu thơ thiên tài. Những câu thơ này, phi Hàn Mặc Tử, không ai có thể viết nổi. Tiếc là những câu thơ ấy lại nằm trong những bài thơ còn rất nhiều xộc xệch…”
Nhận Định Về Hàn Mặc Tử Của Phan cự Đệ
“Sẽ không thể giải thích được đầy đủ hiện tượng Hàn Mặc Tử nếu chỉ vận dụng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn và ảnh hưởng của Kinh thánh. Chúng ta cần nghiên cứu thêm lý luận của chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực.
Trong những bài thơ siêu thực của Hàn Mặc Tử, người ta không phân biệt được hư và thực, sắc và không, thế gian và xuất thế gian, cái hữu hình và cái vô hình, nội tâm và ngoại giới, chủ thể và khách thể, thế giới cảm xúc và phi cảm xúc.
Mọi giác quan bị trộn lẫn, mọi lôgic bình thường trong tư duy và ngôn ngữ, trong ngữ pháp và thi pháp bị đảo lộn bất ngờ. Nhà thơ đã có những so sánh ví von, những đối chiếu kết hợp lạ kỳ, tạo nên sự độc đáo đầy kinh ngạc và kinh dị đối với người đọc.”
Nhận Định Về Hàn Mặc Tử Của Chế Lan Viên
“Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường mực thước kia sẽ tan biến đi, và còn lại của cái thời này chút gì đáng kể, đó là Hàn Mặc Tử”.
“Trước không có ai, sau không có ai, HMT như ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rõ của mình”.
Tổng hợp 🌸 Thơ Hàn Mạc Tử 🌸 trọn bộ!
Những Lời Bình Về Đây Thôn Vĩ Dạ Hay Nhất
Trọn bộ lời bình, nhận định về tác phẩm thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của các nhà phê bình văn học lớn mà bạn nên biết:
Nhận Định Về Đây Thôn Vĩ Dạ Của Lê Thị Hồ Quang
“Rõ ràng là có một thế giới thiên nhiên rất thực đã và đang tồn tại trong Đây thôn Vĩ Dạ. Đó Là một thế giới của ”vườn ai mướt quá”, của ”lá trúc che ngang ” và ” thuyền ai đậu bến sông trăng đó”… đầy tình tứ. Một thế giới xôn xao của ánh sáng và sắc màu song vẫn gợi lên sắc thái cổ điển: Mỗi hình ảnh, sự vật đều rất nổi nét trong những hình vẻ cụ thể, trong cả những câu mà tất thảy như bị nhoè mờ đi sau một màn sương khói mông lung vô tình hay hữu ý.
Những ”nắng”, những ”vườn”, những ”con thuyền”, “vầng trăng” và ”em” nữa,… tất cả đã tạo nên một tập hợp hình ảnh rất sống về cuộc đời trong tâm trí Hàn Mặc Tử, khi ông, trong một cảnh ngộ riêng có tính bi kịch, bị gạt ra ngoài guồng quay của nó và chỉ có thể đứng từ xa, hướng đến cuộc đời, để ngưỡng vọng và khao khát.
Có thể nói rằng, bước vào Đây thôn Vĩ Dạ là bước vào những câu hỏi đầy ám ảnh về tình đời, tình người.”
Nhận Xét Về Đây Thôn Vĩ Dạ Đoàn Minh Tâm
“Nếu nói Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ hay nhất trong đời thơ Hàn Mặc Tử thì e có phần cứng nhắc và hơi khiên cưỡng, võ đoán nhưng chắc chắn đây là bài thơ nổi tiếng nhất, được đông đảo bạn đọc biết đến nhất.”
Phê Bình Văn Học Đây Thôn Vĩ Dạ Của Chu Văn Sơn
“Đây thôn Vĩ Dạ là lời tỏ tình với cuộc đời của một niềm tha thiết đến đau thương, một tình yêu mãnh liệt mà vô vọng. Một cách khác: là lời tỏ tình với cuộc đời của một tấm tình tuyệt vọng.”
“Đây thôn Vĩ Dạ vẫn có một hình thái rất đặc thù của một thi phẩm “thơ điên”. Đó là phi lôgic ở bề mặt nhưng lại nguyên phiến, nguyên điệu ở bề sâu. Tất cả vẫn khiến cho thi phẩm là một nguyên khối.”
Lời Bình Về Đây Thôn Vĩ Dạ Của Nguyễn Đăng Mạnh
“Thơ không cần nhiều từ ngữ, nó cũng không quan tâm đến hình xác sự sống. Nó chỉ cần cảm nhận và chuyển đi một chút linh hồn của cảnh vật thông qua linh hồn thi sĩ”.
Thơ Hàn Mặc Tử là hiện tượng phức tạp, không dễ thống nhất trong cách thẩm định và cắt nghĩa. “Đây thôn Vĩ Dạ” là bài thơ như vậy… Nhìn tổng thể, bài thơ có sự di chuyển tăng dần về phía cuối. Từ cõi thực chìm dần vào cõi mộng.
Ngay từ đầu, cảnh và người thôn Vĩ cùng hiện ra như một hình dung trong mơ ước; đến khổ thứ hai đã tràn đầy mộng ảo, sang khổ thứ ba mộng toàn phần… Vì là sản phẩm của một trạng thái mơ, nên giữa các khổ thơ có vẻ “đầu ngô, mình sở”, không tuân theo lô-gíc nào cả. Nó phi lô-gíc bề mặt, nó đồng hiện và đột hiện. Nhưng nó có lô–gíc chiều sâu: tiếng của một tình yêu tuyệt vọng, thảng thốt và đau đớn…
(Theo Nguyễn Đăng Mạnh, “Cẩm nang ôn luyện Môn Văn, tr. 181”. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 2001.)
Những bài 🌸 Phân Tích Đây Thôn Vĩ Dạ 🌸 xem ngay!
Lời Bình Về Đây Thôn Vĩ Dạ Lược Theo Văn Giá
Đây thôn Vĩ Dạ đang đẹp đẽ là thế, trọn vẹn là thế, bỗng bị xé lẻ ra một gió, một mây, một trăng, một thi nhân thả hồn ôm bóng một giai nhân…để rồi cuối cùng hoài nghi, hỏi người mà như tự vấn: “Ai biết tình ai có đậm đà?”. Vậy chẳng phải đó là một thế giới hài hòa và đẹp, nhưng cũng thật mong manh, được thụ cảm bởi một nhà thơ mang trong mình một căn bệnh quái ác, giữa lúc tuổi còn quá trẻ, còn quá tha thiết với cõi đời?
(Lược theo Văn Giá, Thêm một lần cầm trên tay “Mùa xuân chín” trong Bình văn, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997, tr. 40.)
Lời Bình Về Đây Thôn Vĩ Dạ Của Vinh Hồ
Qua bài thơ trên, tên tuổi Hàn Mặc Tử gắn liền với thôn Vỹ, thôn Vỹ gắn liền với Cố đô, tất cả gắn liền làm một… Hàn Mặc Tử tả “Huế đẹp, Huế thơ” qua thôn Vỹ Dạ. Dưới ngòi bút của ông, Vỹ Dạ trở nên đẹp đẽ thơ mộng lạ thường… Dưới cái nhìn của Hàn Mặc Tử, cảnh vật dù có tầm thường nhỏ bé đến đâu, cũng trở nên có hồn, sinh động, lớn lao mang sắc hương diệu kỳ như một phép lạ, đẹp và thơ mộng đến nỗi ai cũng muốn về thăm một lần…
“Đây thôn Vĩ Dạ” đầy ngập tình yêu, ánh sáng và tiếng thầm, hay nói một cách khác, tình yêu ánh sáng và tiếng thầm đã phối hợp với nhau để làm nên sự kỳ diệu cho “Đây thôn Vĩ Dạ” cũng như cho toàn bộ tác phẩm của Hàn Mặc Tử về mặt bút pháp…
(Vinh Hồ – “Vài nét chân dung Hàn Mặc Tử, Nhà thơ thiên tài của Việt Nam”)
Hàn Mặc Tử Tự Đánh Giá Về Đây Thôn Vĩ Dạ
“Thơ là tiếng kêu rên thảm thiết của 1 linh hồn thương nhớ ước ao trở lại trời xưa”
“Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút
Mỗi vần thơ đều dính não cân ta”
“Thơ chưa ra khỏi bút
Giọt mực đã rụng rời
Lòng tôi chưa kịp nói
Giấy đã toát mồ hôi”
Dẫn Chứng Về Đây Thôn Vĩ Dạ Của Nguyễn Bá Tín
Theo Nguyễn Bá Tín, em ruột nhà thơ Hàn Mặc Tử:
“ Năm 1938, Hoàng Cúc nhận được hung tin nói trên từ Hoàng Tùng Ngâm. Nàng chuẩn bị một số tiền định gửi cho Hàn Mặc Tử uống thuốc nhưng không dám gửi. Nàng bèn gửi cho Hàn Mặc Tử một bức ảnh chụp cảnh nàng mặc áo lụa dài trắng đứng dưới vòm cây xanh mát. Nhận được ảnh, Hàn Mặc Tử rất vui. Chàng liền làm ngay bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ gửi ra Huế cho Hoàng Cúc…”
Xem thêm 🌸 Lời Bình Về Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông 🌸 bài thơ cũng nói về xứ Huế!