Liên Hệ Viếng Lăng Bác, Viếng Lăng Bác Liên Hệ Với Bài Nào [23+ Mẫu Hay]

Liên Hệ Viếng Lăng Bác ❤️ Viếng Lăng Bác Liên Hệ Với Bài Nào ✅ Chia Sẽ Những Bài Văn Mẫu Mở Rộng Của Viếng Lăng Bác Và Những Tác Phẩm Nổi Tiếng Khác.

Cách Liên Hệ Bài Thơ Viếng Lăng Bác Của Viễn Phương

Để có thể viết bài văn liên hệ bài thơ Viếng Lăng Bác bạn cần nắm được những thông tin mà SCR.VN chia sẻ sau đây!

a. Liên hệ mở rộng bao nhiêu là đủ?

  • Không có số lượng nào cụ thể, cũng không có định mức như thế nào là đủ cả. Việc liên hệ nhiều hay ít phụ thuộc vào vốn hiểu biết của các em, dung lượng các em có thể việc trong khoảng thời gian thi nhất định.

b. Những loại liên hệ mở rộng thường gặp:

  • Liên hệ mở rộng với các tác phẩm khác
  • Liên hệ mở rộng với nhận định
  • Liên hệ mở rộng với thực tế

c. Liên hệ bài thơ Viếng Lăng Bác

Ví dụ:

Khi viết phần kết bài khi phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác”, chúng ta có thể liên hệ đến những câu thơ trong bài “Nắng Ba Đình” của Trần Phan Hách, như “Nắng reo trên lễ đài/ Có bàn tay Bác vẫy” để thấy rằng tâm tư, tình cảm của mỗi nhà thơ đối với Bác vẫn còn đây, không hề ra đi. Bác vẫn sống mãi với non sông, đất nước và trong tâm tư của mỗi người dân Việt Nam.

Thể thơ tám chữ, giọng điệu ngân nga, sâu lắng của các tác giả đã truyền tải niềm kính yêu vô hạn đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam vào lòng người đọc. Và dù bài thơ đã kết thúc, âm vang của nó vẫn còn vang vọng mãi trong tâm hồn của chúng ta.

Viếng Lăng Bác Liên Hệ Với Bài Nào

Điểm danh những bài thơ, câu thơ mà bạn có thể liên hệ với bài Viếng Lăng Bác:

  • Khi phân tích cách xưng hô thân thiết “con – Bác” gợi sự gắn bó như người một nhà, có thể liên hệ đến vần thơ:“Người là Cha, là Bác, là Anh/Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”(“Sáng tháng Năm” – Tố Hữu)
  • Khi phân tích câu thơ “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam”, chúng ta có thể liên tưởng đến vần thơ của Nguyễn Duy trong bài thơ “Tre Việt Nam”:“Thân gầy guộc, lá mong manh/Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?Ở đâu tre cũng xanh tươi/Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu” Hay trong “Cây tre Việt Nam” – Thép Mới: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
  • Nói về sự gắn bó của Bác với vầng trăng trong câu thơ: “Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”, ta có thể mở rộng đến hình ảnh trăng trong thơ Bác. Trăng đã từng đến với Bác giữa chốn ngục tù: “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.Trăng đến với Bác giữa cảnh khuya nơi núi rừng Việt Bắc:“Tiếng suối trong như tiếng hát xa/Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”Trăng cùng Bác bàn việc quân:“Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
  • Khi phân tích hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” trong câu thơ: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”, ta có thể liên hệ đến câu thơ:“Bác ngồi đó, lớn mênh mông/Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non…”(“Sáng tháng Năm” – Tố Hữu)
  • Nỗi đau mất Bác trong câu thơ ‘Mà sao nghe nhói ở trong tim” làm ta liên tưởng đến vần thơ:“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa/Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa”(“Bác ơi” – Tố Hữu)

Tuyển tập mẫu 🌸Dàn Ý Viếng Lăng Bác 🌸 chi tiết!

Những Mẫu Liên Hệ Bài Viếng Lăng Bác Hay Nhất

Gợi ý 7+ bài văn mẫu liên hệ bài Viếng Lăng Bác với các bài thơ khác hay nhất mà bạn nên biết!

Liên Hệ Bài Thơ Viếng Lăng Bác Với Bài Thơ Bác Ơi

Tham khảo bài văn mẫu liên hệ bài Viếng Lăng Bác với bài thơ Bác ơi của Tố Hữu đặc sắc ngay sau đây!

Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam – đã cống hiến trọn đời mình vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Người ra đi năm 1969, để lại biết bao nỗi thương nhớ và xót xa cho Tổ quốc. Có nhiều nhà thơ đã viết bài thơ tưởng nhớ về Bác, và “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một trong những bài thơ xuất sắc nhất.

Bài thơ viết theo thể tám chữ, trong có có xen một vài câu bảy và chín chữ. Nhiều hình ảnh trong bài thơ lấy từ ngoài đời thực đã được ẩn dụ, trở thành một cách thể hiện cảm xúc thành kính của tác giả. Nhịp thơ của bài linh hoạt, lúc nhanh là biểu hiện cho ước nguyện đền đáp công ơn Bác, lúc chậm là lúc thể hiện lòng thành kính với Bác. Giọng điêu của bài trang trọng, tha thiết, ngôn ngữ thơ bình dị mà cô đúc.

Bằng những từ ngữ, lời lẽ chân thành, giàu cảm xúc, nhà thơ Viễn Phương đã bày tỏ được niềm xúc động cùng lòng biết ơn sâu sắc đến Bác trong một dịp ra miền Bắc viếng lăng Bác. Bài thơ như một tiếng nói chung của toàn thể nhân dân Việt Nam, biểu lộ niềm đau xót khi thấy Bác kính yêu ra đi. 

Không chỉ có Viễn Phương dành ngòi bút của mình để viết về Bác mà trước đó còn có một lão làng già giặn là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam, đó là Tố Hữu.

Tố Hữu đã viết rất nhiều về Bác, mỗi tác phẩm của ông đều chứa chan những tình cảm cao đẹp. Bài thơ “Bác ơi!” đã thể hiện tình cảm nghẹn ngào, đau sót khi hay tin Bác mất. Tình cảm ấy được thể hiện rõ nét trong đoạn thơ sau:

“Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thǎm, thấy Bác cười!”

Bài thơ là tiếng khóc tiễn biệt rất cảm động, có thể nói đây là đoạn thơ xúc động nhất. Bằng câu hỏi tu từ “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! ” tác giả muốn bộc lộ sự đau đớn tột cùng, tin Bác mất là điều quá đau đớn và đột ngột với tác giả sự đau đớn tiếc thương trong tác giả là nỗi đau của người con mất cha, của người dân mất đi vị lãnh tụ vĩ đáng kính. Không chỉ đau đớn sót xa mà tác giả còn thể hiện niềm tiếc nuối, tiếc cho dân tộc Việt Nam, tiếc cho những đứa con miền Nam chưa 1 lần đón Bác vào thăm.

Cả 2 bài thơ đều thể hiện tình cảm của một người nghệ sĩ, một người chiến sĩ đối với Bác. Tố Hữu và Viễn Phương đều xem Bác là cha và có cách gọi rất gần gũi than thương “Bác “. Cả 2 bài thơ đều ra đời vào 2 thời điẻm quan trọng của dân tộc. Tuy nhiên, chúng ta vốn nhận được những tình cảm chân thành, xúc động mãnh liệt của mỗi tác giả. Đến với 2 tác phẩm, người đọc như được bồi đắp thêm những tình cảm đẹp dành cho Bác cũng như của các vị anh hùng dân tộc.

Liên Hệ Bài Viếng Lăng Bác Ngắn Gọn

Các bạn học sinh đừng bỏ qua bài văn mẫu liên hệ bài Viếng Lăng Bác ngắn gọn sau đây nhé!

Bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương và bài thơ Bác ơi! của nhà thơ Tố Hữu đều thể hiện được tình cảm kính yêu của nhà thơ, của dân tộc Việt Nam đối vị vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam.

Hai bài thơ còn có điểm chung đó chính là đều thể hiện sự đau đớn, tiếc thương vô hạn của hai nhà thơ trước sự ra đi của Bác cùng lời khẳng định về sự hiện diện vĩnh cửu của Bác với non sông Việt Nam.

Cuối cùng, hai bài thơ đều ca ngợi tình yêu thương, tấm lòng vĩ đại của Bác Hồ dành cho nhân dân Việt Nam và thể hiện sự quyến luyến với Bác qua những hình ảnh, vật dụng, cây trái quen thuộc gắn liền với Bác.

Điểm khác nhau đầu tiên đó chính là hoàn cảnh sáng tác. Nếu như nhà thơ Viễn Phương sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh ra viếng thăm lăng Bác thì nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ này trong hoàn cảnh Bác Hồ từ trần ngày 2/9/1969

Bài thơ Viếng lăng Bác đã thể hiện được niềm xót thương vô hạn của nhà thơ miền Nam với Bác và sự kính yêu, biết ơn với những công lao của Bác cho dân tộc Việt Nam. Đồng thời nhà thơ Viễn Phương cũng bày tỏ sự quyến luyến, muốn được ở bên Bác và hóa thân vào những hình ảnh bình dị của Việt Nam.

Trong bài thơ Bác ơi!, nhà thơ Tố Hữu chủ yếu bày tỏ sự đau buồn khôn xiết của mình, của dân tộc Việt Nam với sự ra đi của Bác và sự thương nhớ Bác qua những hình ảnh thân thương, bày tỏ sự kính yêu đối với Bác qua những công ơn Bác dành cho dân tộc.

Bài văn 🌸Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Viếng Lăng Bác 🌸 hay nhất!

Liên Hệ Viếng Lăng Bác Với Bác Ơi Hay Nhất

Học cách làm bài văn liên hệ bài Viếng Lăng Bác với bài thơ Bác ơi của Tố Hữu hay nhất cùng mẫu dưới đây!

Viễn Phương là nhà thơ có mặt sớm trên mặt trận kháng chiến chống Pháp, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông sáng tác nhiều và đặc biệt thành công ở mảng thơ trữ tình cách mạng. Viếng lăng Bác là một bài thơ hay và vô cùng xúc động của nhà thơ. Bài thơ được viết trong hoàn cảnh khi ông được dịp ra Bắc công tác, trực tiếp thăm lăng Bác, trong lòng vô cùng xúc động, bồi hồi và cảm xúc trào dâng muốn ở mãi bên lăng để canh giữ giấc ngủ cho Người.

Ở khổ thơ đầu tiên nhà thơ xưng “con” ra “thăm” chứ không phải “viếng”. Con là cách xưng hô gần gũi, chân thành, với Viễn Phương và toàn thể dân tộc Việt Nam Bác Hồ như vị cha già. Từ “thăm” gợi cảm giác thân mật giống như người đi xa lâu ngày trở về để thăm nhau, gặp gỡ nhau và trò chuyện nhau. Nó khác hẳn với nghĩa của từ “viếng”: viếng thường gợi không khí trang trọng, lịch sự, thường dành cho những người đã khuất. Vì thế sử dụng từ “thăm” sẽ làm giảm nhẹ sự thương tiếc, mất mát trước sự ra đi của vị cha già của dân tộc.

Đặt chân vào trong lăng, trước thi hài của Người, nhà thơ không khỏi xót xa, đau đớn. Có một sự thật mà không ai muốn nhắc đến chính là Bác đã mãi mãi ra đi, rời xa dân tộc. Đau đớn lắm! xót xa lắm! dù “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/ Mà sao nghe nhói ở trong tim” dù Sự nghiệp cách mạng của Bác, lý tưởng của Người vẫn được mọi thế hệ dân tộc Việt Nam tiếp tục thực hiện nhưng sự thật vẫn là sự thật: Dân tộc Việt Nam đã mất đi một vị lãnh tụ vĩ đại. Cảm giác đau đớn, bất lực được thể hiện trực tiếp qua động từ “đau nhói”.

Cũng diễn tả tình cảm đau đớn và xót xa này nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ Bác ơi cũng có những vần thơ xúc động “Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa/ Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…”. Nhà thơ Viễn Phương và Tố Hữu đau xót trước sự ra đi của Bác – cũng là nỗi đau chung của cả dân tộc Việt Nam, tổn thất mà không có gì bù đắp được. Thông qua những dòng thơ chúng ta đều có thể cảm nhận được tình cảm của mỗi tác giả gửi gắm qua tác phẩm.

Ngày mai phải rời xa lăng Bác về miền Nam ruột thịt, thương nhớ khôn nguôi nhà thơ khao khát được “Muốn làm con chim ca hát quanh lăng… chốn này” Mong ước được làm một nhành hoa để toả hương thơm quanh lăng; được làm một con chim để cất tiếng hót làm reo vui chốn này; được làm cây tre trung hiếu canh giữ cho Người giấc ngủ ngon. Điệp từ “muốn làm” xuất hiện liên tục ở đầu dòng thơ nhấn mạnh những mong ước chân thành mà giản dị của nhà thơ.

Cùng chung khát vọng này Tố Hữu cũng có những vần thơ đầy xúc động: “Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi/ Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn” đó đều là những khát vọng được cống hiến của mỗi nhà thơ cho nhân dân và cho cuộc đời.

“Viếng lăng Bác” một bài thơ thật chân thành, giản dị đã diễn tả những mong ước đẹp đẽ của nhà thơ cũng là của tất cả con dân đất Việt. Mỗi chúng ta đều tự hào vì có Bác – một vị lãnh tụ vĩ đại với phẩm chất tốt đẹp- trọn đời cống hiến cho đất nước, dân tộc.

Liên Hệ Viếng Lăng Bác Với Sáng Tháng Năm Sáng Tạo

Một trong những bài văn mẫu liên hệ bài Viếng Lăng Bác với bài thơ Sáng tháng năm sáng tạo nhất, mời bạn cùng xem:

Viễn Phương là một nhà thơ có tiếng, quê ở An Giang. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất trong lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền nam từ thời kì chống Mĩ cứu nước. Ông đã cho ra đời nhiều bài thơ hay nhưng đặc sắc nhấ là bài “viếng lăng bác”.

Bài thơ được sáng tác trong thời gian sau khi cuộc kháng chiếc chống mĩ kết thúc thắng lợi, dất nước thống nhất, lăng Bác cũng vừa khánh thành, Viễn Phương vinh dự ra thăm miền bắc, vào lăng viếng bác. Với niềm xúc động sâu sắc và lòng thành kính của mình, nhà thơ đã cho ra đời bài thơ “ viếng lăng bác” và được in trong tập thơ ”Như mây mùa xuân”.

Mở đầu bài thơ, tác giả cho ta thấy được xuất xứ:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Lòng tôn kính dành cho Bác đã thôi thúc người chiến sĩ Viễn Phương từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Không quản ngại đường xa gian khó. Đến được với Bác là một điều tuyệt vời và có ý nghĩa hơn cả.

Qua bài thơ với giọng điệu chân thành, bình dị, người đọc cảm nhận được tình cảm của nhà thơ miền Nam dành cho Bác kính yêu. Bài thơ khép lại nhưng vẫn đọng lại trong lòng người đọc những nỗi ám ảnh và những nỗi tiếc thương. Nhà thơ Viễn Phương không chỉ nói lên được tình cảm của mình mà còn nói thay cho toàn dân tộc. Thật đáng quý biết bao.

Nếu như Viếng lăng Bác được sáng tác khi nhà thơ trực tiếp đặt chân vào lăng, được ngắm nhìn di ảnh của Người. Cảm xúc trào dâng đến không nói thành lời, xúc động, đau xót trước sự mất mát quá lớn của dân tộc nên tuôn trào thành những dòng nước mắt “Mai về miền Nam thương trào nước mắt…khôn nguôi”.

Thì bài thơ Sáng tháng năm được sáng tác năm 1951 tại chiến khu Việt Bắc, khi Tố Hữu được gặp Bác trong dịp làm công tác tuyên truyền. Tố Hữu tập trung miêu tả vẻ đẹp của Bác nhất là đôi mắt nhân từ, hiền hậu, tư thế ung dung và tầm vóc của Người trước non sông, gấm vóc…

Mở đầu bài thơ là phong cảnh hùng vĩ của “thủ đô kháng chiến” trong một sáng tháng Năm đẹp trời, thật bình yên. Nơi đó có suối trong xanh như dải lụa xanh mát, có những nương ngô trải dài tưởng chừng không dứt. Tâm trạng của tác giả lúc này thật vui mừng, hạnh phúc vì sắp được gặp Bác:

“Vui sao một sáng tháng Năm

Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ

Suối dài xanh mướt nương ngô

Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn…”

Thật cảm động, muốn dâng trào nước mắt khi thấy Bác Hồ sống thật gần gũi với mỗi cảnh vật, với mỗi người xung quanh. Đó là ngôi “nhà sàn” nơi “Bác ngồi, Bác viết”; là chiếc bồ đơn giản đựng công văn, giấy tờ… Đó là con chim bồ câu nhỏ nhắn đang thơ thẩn tìm thóc ăn… Tất cả như dội vào lòng người sự cảm động trước một vị lãnh tụ sống giản dị, khiêm nhường. Gặp được Bác Hồ là niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi người.

Tóm lại, tuy cũng có nội dung bày tỏ tình cảm mến yêu đối với Bác Hồ nhưng vì sáng tác ở hai thời điểm khác nhau nên cảm hứng, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ cũng khác nhau.

Đọc thêm 🌸 Mở Bài Viếng Lăng Bác 🌸 đa dạng!

Liên Hệ Viếng Lăng Bác Với Mùa Xuân Nho Nhỏ Nâng Cao

Mẫu bài văn liên hệ bài Viếng Lăng Bác với bài thơ Mùa xuân nho nhỏ dưới đây được đánh giá hay nhất, mời bạn xem ngay

Như chúng ta đã biết có rất nhiều nhà văn, nhà thơ đã viết về ước nguyện cống hiến cho cuộc đời. Thế nhưng, có lẽ chưa có ai viết một cách thật chân tình, thân thương như trong khổ bốn bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

Và khổ bốn và năm trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của thi sĩ Thanh Hải:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc. ”

Qua hai tác phẩm trên, ta có suy nghĩ gì về ước nguyện cống hiến của các tác giả? Ở đầu khổ thơ bốn trong bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương đã mở đầu bằng: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”.

Nếu ở khổ thơ thứ nhất nói về hình ảnh hàng tre xanh xanh quen thuộc của làng quê Việt Nam, ở khổ thơ thứ hai nói về hình ảnh mặt trời cùng dòng người đi vào lăng viếng Bác thể hiện niềm tôn kính của nhà thơ và cũng là của mọi người đối với Bác, ở khổ thơ thứ ba thì nói về tâm trạng và sự xúc động khi ở trong lăng Bác thì đến khổ thơ thứ tư này, nhà thơ đã bộc lộ rõ nét nhất về tình cảm của mình khi phải rời xa lăng Bác để trở về với những công việc của mình.

Qua cụm từ “thương trào nước mắt”, tác giả dường như khóc rất nhiều khi phải nói lời chia tay với Bác và sau đó nhà thơ đã nêu:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

Điệp ngữ “muốn làm” kết hợp với nghệ thuật liệt kê, những chi tiết gợi tả “con chim, đóa hoa, cây tre” với nhịp thơ dồn dập đã nói lên ước nguyện của nhà thơ Viễn Phương muốn hóa thân vào cảnh vật quanh lăng Bác. Tác giả muốn làm con chim hót ru Bác ngủ, muốn làm đóa hoa tỏa hương bát ngát, muốn làm cây tre canh giữ giấc ngủ bình yên cho Người.

Tác giả muốn làm một công dân trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh bại. Và tác giả muốn đi theo con đường cách mạng làm theo lời Bác. Đó cũng là ước nguyện của toàn nhân dân ta. Sang đến đoạn thơ thứ hai, khố bốn, năm trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của thi sĩ Thanh Hải, ông đã viết:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”

Nếu ở khổ một là bức tranh thiên nhiên của mùa xuân xứ Huế, ở khổ hai và khổ ba là mùa xuân thiên nhiên của đất nước thì đến đây là ước nguyện cống hiến của nhà thơ:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.”

Với những dòng thơ như tâm tình, thủ thỉ, kết hợp với điệp ngữ “ta làm” đã thể hiện được ước nguyện của nhà thơ. Dù lặp lại hai hình ảnh “con chim, cành hoa” ở khổ một để tạo kết cấu chặt chẽ trong bài thơ nhưng ở khổ một lại là hình ảnh của thiên nhiên thì ở đây được nâng lên là hai hình ảnh ẩn dụ nói lên ước nguyện của nhà thơ.

Nếu con chim mang tiếng hát cho đời thêm vui, cành hoa tỏa hương sắc làm đẹp cho đời thì nhà thơ cũng nguyện đem những gì tốt đẹp nhất cho đời. Tác giả còn muốn làm “một nốt trầm xao xuyến”. “Nốt trầm” là nốt thấp trong một bản nhạc nhưng sự hiện diện của nó góp phần làm tăng bậc cao của những nốt còn lại, tạo sự luyến láy làm cho bản đại hòa tấu thêm rộn ràng, tươi vui.

Nếu ở khổ đầu tác giả sử dụng đại từ “tôi” nghĩa là chỉ mình ông cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên thì đến đây ông dùng đại từ “ta” vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều nghĩa là không phải chỉ ước nguyện của riêng nhà thơ mà là của toàn dân Việt Nam. Sự hài hòa giữa “tôi” và “ta”, sự gắn bó giữa cái chung và cái riêng.

Và sang khổ thơ thứ năm, nhà thơ lại tiếp tục nói về ước nguyện cống hiến của mình:

“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”

Nhiều nhà thơ dùng nhiều định ngữ mùa xuân: mùa xuân xanh, mùa xuân chín, xuân lòng…Nhưng “mùa xuân nho nhỏ” là một hình ảnh ẩn dụ, sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới của Thanh Hải. Nếu mùa xuân mang đến những thay đổi kì diệu cho đất nước thì nhà thơ cũng nguyện làm mùa xuân sống đẹp, sống với tất cả nhựa sống đang có để góp vào mùa xuân lớn của dân tộc, của cuộc đời chung.

Từ láy gợi cảm “lặng lẽ” được đảo lên đầu câu thơ kết hợp từ “dâng” gợi cảm đã thể hiện sự âm thầm không phô trương, nói lên một thái độ cống hiến, một cách cống hiến rất riêng Thanh Hải. Điệp ngữ “dù là” kết hợp hai hình ảnh hoán dụ “tuổi hai mươi” và “tóc bạc” đã thể hiện được ước nguyện cống hiến của nhà thơ dù đó là tuổi trẻ đầy thanh xuân hay dù cho đã luống tuổi.

Qua phần phân tích trên, ta cảm nhận ở hai thi phẩm có những nét chung về nội dung và nghệ thuật. Xét về cơ bản, cả hai tác phẩm đều thể hiện ước nguyện sống và cống hiến cao đẹp, mang lại cho đời những gì tốt đẹp nhất và đặc biệt ở hai tác giả, ta thấy những cảm xúc đó đều xuất phát từ tình cảm chân thành yêu cuộc sống, yêu đất nước dạt dào. Còn về mặt nghệ thuật, cả hai bài thơ đều mượn những hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa.

Tóm lại, hai thi phẩm, hai tác giả nhưng chung một suy nghĩ, chung một ước nguyện. Những điều đó thật đáng cho chúng ta – những thế hệ sau này – trân trọng. Riêng bản thân tôi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng sẽ luôn nuôi dưỡng trong lòng mình những đức tính tốt, trui rèn đạo đức, kiến thức để mai sau có thể xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, vững mạnh.

Những mẫu 🌸 Kết Bài Viếng Lăng Bác 🌸 ấn tượng!

Liên Hệ Viếng Lăng Bác Học Sinh Giỏi

Mẫu bài văn liên hệ bài Viếng Lăng Bác dành cho học sinh giỏi đã được trình bày ở bên dưới, cùng xem ngay nhé!

Trong văn học hiện đại, có rất nhiều nhà văn, nhà thơ đã thể hiện mong muốn được cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước thông qua các tác phẩm của mình. Trong số các tác phẩm ấy, có thể nói khổ bốn bài thơ “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương và khổ bốn, năm bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải đã thể hiện mong muốn ấy một cách độc đáo, sâu sắc nhất. Vậy ta có suy nghĩ gì về ước nguyện cống hiến của hai nhà thơ trong các đoạn thơ ấy?

Ở “Viếng lăng Bác, nếu khổ một miêu tả hàng tre bên lăng Bác, khổ hai miêu tả mặt trời và đoàn người đến viếng lăng Bác, khổ ba miêu tả cảnh Bác nằm trong giấc ngủ bình yên thì khổ bốn thể hiện ước nguyện của tác giả qua việc miêu tả cảnh vật xung quanh lăng:

“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. ”

Bằng việc liệt kê các hình ảnh chọn lọc “con chim”, “đoá hoa”, “cây tre”, điệp ngữ “Muốn làm” và nhịp thơ nhanh, đoạn thơ đã thể hiện ước nguyện cống hiến của tác giả. Đây là những hình ảnh ẩn dụ đẹp thể hiện ước nguyện của nhà thơ muốn làm “con chim” đem lại niềm vui cho Bác, làm “đoá hoa” điểm tô cho lăng Bác và làm “cây tre” hoà nhập vào hàng tre bát ngát trước lăng Bác.

Ở đây ta thấy có sự kết cấu đầu đuôi tương ứng: bài thơ mở ra bằng hình ảnh “hàng tre” và kết thúc bằng hình ảnh “cây tre trung hiếu”. “Cây tre trung hiếu” thể hiện mong muốn của tác giả được “trung với nước, hiếu với dân” như lời Bác dạy. Đây cũng là lời hứa của tác giả trước anh linh của Bác, hứa sẽ luôn giữ phẩm chất, cốt cách người Việt Nam, hứa sẽ sống như Bác và đi tiếp con đường cách mạng của Bác. Tác giả nói lên ước muốn của mình, hay phải chăng đã nói hộ ước muốn của tất cả chúng ta?

Còn ở bài “Mùa xuân nho nhỏ”, nếu khổ một miêu tả cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân thiên nhiên xứ Huế, khổ hai, ba nói về cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước thì ở khổ bốn, tác giả đã nói lên ước nguyện chân thành:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến ”

Bằng giọng thơ nhỏ nhẹ, tha thiết, các hình ảnh chọn lọc “con chim”, “cành hoa”, “nốt trầm” và điệp ngữ “ta làm”, khổ thơ trên đã thể hiện ước nguyện cống hiến của Thanh Hải.

Nhà thơ muốn làm “con chim” để mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người, muốn làm “cành hoa” là muốn đem lại những gì đẹp nhất cho đời, muốn làm “nốt trầm” là muốn hoà nhập với cuộc đời chung, vì cuộc sống là một bản hoà ca mà mỗi người trong đó đều là một nốt nhạc phải sống trong bản hoà ca đó, không thể lỗi nhịp được. Nhưng tác giả chỉ vì mình như một nốt trầm thôi. Nốt trầm ấy tuy nhỏ bé nhưng lại góp phần quan trọng để làm bản hoà ca trở nên du dương, làm xao xuyến lòng người.

Tất cả đã thể hiện rằng tác giả muốn sống đẹp, muốn cống hiến những điều tốt đẹp nhất dù là nhỏ bé, sống với tất cả sức sống của mình như con chim cho tiếng hót hay, cành hoa toả hương sắc cho đời. Ta còn thấy ở đây có một sự chuyển đổi ngôi nhân xưng từ “tôi” sang “ta”.

Ở khổ một, tác giả dùng đại từ “tôi” để miêu tả cảm xúc riêng của mình, còn ở đây ông dùng đại từ ta với hai nghĩa: nghĩa số ít và nghĩa số nhiều. Điều này chứng tỏ đó không chỉ là ước nguyện riêng của tác giả mà còn là ước nguyện chung của mọi người. Ước nguyện cống hiến ở trên được thể hiện rõ hơn ở khổ năm:

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

Từ láy “nho nhỏ” và điệp ngữ “lặng lẽ” đã thể hiện sự khiêm tốn của tác giả. Động từ “dâng” đã nói lên thái độ tự nguyện, chân thành cống hiến cho đất nước suốt cuộc đời mình. Không chỉ vậy, các hình ảnh hoán dụ “tuổi hai mươi” và “khi tóc bạc” đã nói lên rằng dù trẻ hay già thì mọi người đều có thể cống hiến cho đời.

Điệp ngữ “dù là” như muốn thách thức thời gian, tuổi già và bệnh tật. Biết rằng tác giả đang nằm trên giường bệnh khi sáng tác bài thơ này và thấy được thái độ lạc quan, những khát vọng của ông; ta cảm thấy ông thật đáng quý, đáng khâm phục biết bao.

Sự cảm nhận trên đã cho ta thấy ở các đoạn thơ có một số sự tương đồng về nội dung và nghệ thuật, về nội dung, xét về mặt cơ bản, cả hai đoạn thơ đều nói về ước nguyện sống đẹp, sống cống hiến của tác giả và của tất cả mọi người.

Hơn nữa, chúng đều xuất phát từ những cảm xúc chân thành nhất của các tác giả và tình yêu của họ đối với cuộc sống, đất nước với vị lãnh tụ kính yêu. về nghệ thuật, cả hai tác giả đã sử dụng những hình ảnh mộc mạc, giản dị trong thiên nhiên và nâng chúng lên thành những khát vọng cống hiến cao đẹp. Không chỉ thế, cả hai đoạn thơ còn sử dụng những hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ mới mẻ, sáng tạo độc đáo, làm chúng trở nên thật lôi cuốn, gây nhiều cảm xúc cho người đọc.

Tuy nhiên, hai đoạn thơ cũng có sự khác nhau về nội dung và nghệ thuật, về nội dung, sự khác nhau ấy chính là cảm hứng, hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Thanh Hải đã sáng tác “Mùa xuân nho nhỏ” lúc đang lâm bệnh, không còn sống được lâu nữa nhưng vẫn rất muốn cống hiến một thứ gì đó cho đời. Còn bài “Viếng lăng Bác” được Viễn Phương sáng tác sau khi vào Hà Nội thăm lăng Bác, thể hiện cảm xúc, tâm tư của ông sau chuyến đi ấy.

Về nghệ thuật, khổ bốn, năm “Mùa xuân nho nhỏ” được viết theo thể thơ năm chữ, giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết, tâm tình, bộc lộ tấm chân tình của tác giả trong khi khổ bốn của “Viếng lăng Bác” được viết theo thể thơ tám chữ, giọng thơ trang nghiêm, thành kính, nhịp thơ dồn dập gây cho người đọc nhiều cảm xúc về Bác Hồ.

Với tất cả những sự giống nhau và khác nhau đó, mỗi đoạn thơ đều có những âm hưởng riêng, phong cách riêng đã đem lại cái hay, cái đặc sắc riêng của từng bài khiến cho ta vô cùng xúc động trước ước nguyện cống hiến của tác giả và lối sống đẹp đẽ, đầy trách nhiệm của họ, và cũng là lối sống của con người Việt Nam, như Tố Hữu đã từng viết:

“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Là học sinh, sau khi hiểu được các đoạn thơ trên, tôi sẽ cố gắng rèn luyện cho mình lối sống đẹp và có trách nhiệm, cố gắng cống hiến những gì tốt đẹp nhất của mình cho quê hương, đất nước.

Tham khảo 🌸 Phân Tích Bài Thơ Viếng Lăng Bác 🌸 ý nghĩa!

Liên Hệ Viếng Lăng Bác Xuất Sắc

Gửi tặng đến quý vị độc giả bài văn mẫu liên hệ bài Viếng Lăng Bác xuất sắc nhất, tham khảo ngay!

Chúng ta sống trong xã hội có con người và thiên nhiên ,nên chăng phải biết quý mến thiên nhiên và con người phải không bạn nhỉ? Với Thanh Hải xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng được dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung và ta cũng thấy niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi đau xót khi tác giả Viễn Phương vào lăng viếng Bác được thể hiện qua giọng điệu vừa tha thiết, vừa trang nghiêm của nhà thơ, ở cả 2 bài thơ ước nguyện không chỉ của riêng..

Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Thanh Hải lựa chọn mùa xuân để khởi nguồn cảm hứng. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng. Với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết:

“Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến”

Nhịp thơ dồn dập và điệp từ “ta làm” diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Đó là khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên giàu sức gợi tả, gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc.

Ước nguyện được làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim, để đem lại hương sắc, tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp. Nhà thơ nguyện cầu được làm một “nốt trầm xao xuyến” không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ để “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về.

Một ước mơ nho nhỏ, chân tình, không cao siêu vĩ đại mà gần gũi quá, khiêm tốn và đáng yêu quá! Hình ảnh nhuần nhị, tự nhiên, chân thành, giọng thơ nhè nhẹ, êm ái, ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp kết hợp với cách cấu tứ lặp lại như vậy đã mang một ý nghĩa mới nhấn mạnh thêm mong ước được sống có ích cho đời, cống hiến cho đất nước như một lẽ tự nhiên.

Điệp từ “ta” như một lời khẳng định, vừa như một tiếng lòng, như một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình. Ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta. Đó là lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiếm tốn, không kể gì đến tuổi tác:

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

Thái độ “lặng lẽ dâng cho đời” nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Thật cảm động làm sao trước ao ước của nhà thơ dẫu đã qua tuổi xuân của cuộc đời, vẫn được làm một mùa xuân nhỏ trong cái mùa xuân lớn lao ấy.

Điệp ngữ “dù là” ở đây như một lời tự khẳng định để nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước. Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. Chính vì vậy, hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” như ánh lên, toả sức xuân tâm hồn trong toàn bài thơ.

Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết của cuộc đời. “Dù là tuổi hai mươi” khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời và những câu thơ này là một trong những câu thơ cuối cùng. “Một mùa xuân nho nhỏ” cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi.

Và “Viếng lăng Bác”, bài thơ gây một xúc cảm đặc biệt. Viễn Phương bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng đã diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với lãnh tụ. Từ tình cảm thành kính, ngưỡng mộ mà toàn dân tộc Việt Nam dành cho Bác nhà thơ đã truyền cảm xúc của mình đến với người đọc khi nguyện làm tiếng chim hót , làm bông hoa đẹp, làm cây tre trung hiếu và sẵn sàng làm muôn ngàn công việc tốt để kính dâng Người:

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng
Muốn làm bông hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Mặc dù hiện tại nhà thơ đang đứng bên lăng Người, trong lăng Người nhưng khi nghĩ đến những ngày phải rời miền Bắc, ngày xa Bác Viễn Phương thấy bịn rịn không muốn rời. Tình cảm trong những ngày được sống bên Bác luôn luôn sâu lắng từng giây từng phút. Tác giả không thể nào ngăn được nữa những dòng nước mắt trào dâng và tha thiết.

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Câu thơ thật bình dị nhưng chứa chan tình thương ấp ủ sâu lắng tận đáy lòng làm cho mỗi chúng ta khi đọc lên cảm thấy vô cùng xúc động. Đây là một cách nói không hoa mỹ mà là một cách nói rất chân thành của người dân Nam Bộ nhưng lại lắng đọng trong lòng người không gì có thể nói và tả được. Cũng xuất phát từ tình cảm đó cho nên nhà thơ có ước nguyện thành kính và đây có thể là ước vọng chung của tất cả mọi người đã một lần hoặc chưa một lần gặp Bác.

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Điệp ngữ “Muốn làm” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện ước nguyện muốn tự nguyện tự giác của Viễn Phương. Nhà thơ muốn làm con chim hót dâng tiếng hót vui. Muốn làm bông hoa dâng hương thơm và sắc đẹp. muốn làm cây tre trung hiếu canh giữ cho lăng Bác ngày đêm.

Hình ảnh cây tre lại xuất hiện ở đoạn cuối bài thơ làm nhiệm vụ khép lại bài thơ một cách khéo léo, tạo cho người đọc một ấn tượng mạnh mẽ khó phai mờ. Hình tượng tre được chuyển hóa: “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. Khổ thơ đầu là hàng tre, khổ thơ cuối là cây tre. Nghĩa là muốn hóa thân thành một cây tre trong hàng tre kia để luôn được ở bên Bác, bộc lộ một tình cảm quyến luyến. Đó là tấm lòng yêu mến và sự tôn kính đối với Bác Hồ.

Và thật cao đẹp biết bao khi nhà thơ muốn hóa thân làm cây tre trung hiếu, trong muôn ngàn cây tre quanh lăng Bác, để được ở mãi bên Bác. Hình ảnh cây tre ở khổ thơ thứ nhất được lặp lại trong khổ thơ cuối tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, giúp hoàn thiện biểu tượng cây tre Việt Nam.

Nếu ở khổ thơ thứ nhất, tre là hình ảnh tượng trưng cho phẩm chất kiên cường, bất khuất; thì ở khổ thơ cuối, hình ảnh cây tre được lặp lại nhưng là để tượng trưng cho phẩm chất trung hiếu. Cây tre đã trở thành biểu tượng toàn vẹn cho phẩm chất của con người và dân tộc Việt Nam.

Bài thơ “Viếng lăng Bác” đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc sâu lắng và tha thiết. Bài thơ sẽ tiếp tục sống trong lòng người đọc, gợi nhắc cho những thế hệ kế tục thành quả rực rỡ của cách mạng cách sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của một con người vĩ đại mà giản dị- Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã sống trọn một đời:

“Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa”

Gợi ý mẫu 🌸Liên Hệ Mở Rộng Bài Từ Ấy 🌸 xuất sắc!

Viết một bình luận