Dẫn Chứng Về Phép Lịch Sự, Cách Ứng Xử [22+ Ví Dụ, Tấm Gương Hay Nhất]

Dẫn Chứng Về Phép Lịch Sự ❤️️ 22+ Mẫu Tấm Gương, Ví Dụ Về Phép Lịch Sự, Dẫn Chứng Về Cách Ứng Xử Hay Nhất ✅ Giới Thiệu Tuyển Tập Văn Đặc Sắc Với Cách Viết Sinh Động Và Giàu Hình Ảnh.

Cách Ứng Xử Là Gì

Cách ứng xử là cách mỗi con người hành động, đối đãi, cư xử với người khác trong các tình huống giao tiếp. Cách ứng xử phản ánh nhân cách, phẩm chất và văn hóa của mỗi con người. Cách ứng xử có thể được đánh giá thông qua thái độ, lời nói, cử chỉ, hành vi, tốc độ xử trí,.. của người đó.

Bạn xem giải nghĩa chi tiết 👉 Lịch Sự Là Gì

Tấm Gương Về Cách ứng Xử

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về ứng xử. Bác luôn tôn trọng, thương yêu, giúp đỡ mọi người. Đồng chí Vũ Kỳ có kể: vào ngày sinh nhật Bác ở chiến khu Việt Bắc, được ăn cơm với Bác: “Trong bữa ăn hôm đó, tôi có tâm sự với Bác một số vấn đề về đoàn kết của bộ phận phục vụ. Tôi thưa với Bác:

  • Cháu làm việc với Bác đã khá lâu, nhưng chưa một lần nào cháu thấy Bác nặng lời với cháu. Thế mà chỉ mấy anh em, thỉnh thoảng chúng cháu lại cáu gắt nhau…

Bác vừa ăn vừa nghe tôi nói, rồi ôn tồn bảo tôi:

  • Chú làm việc với Bác lâu, thì Bác làm việc với chú cũng lâu chứ, thế mà Bác có thấy bao giờ chú cáu gắt với Bác đâu!

Bác nói tiếp

  • Hai bác cháu ta có gì khó khăn thì bàn bạc với nhau, cùng giải quyết, việc gì mà phải cáu gắt. Đó chính là do Bác tôn trọng chú, chú tôn trọng Bác. Vì vậy, chú cứ tự nghĩ xem, trong quan hệ công tác các chú đã thật sự tôn trọng nhau chưa? Theo Bác, sở dĩ các chú hay cáu gắt với nhau cái chính là do các chú chưa tôn trọng nhau đúng mức… Phải đúng lúc và đúng cách. Và điều quan trọng là phải biết tôn trọng lẫn nhau”

TẶNG BẠN💧 15+ Đoạn Văn Về Cách Ứng Xử Trong Cuộc Sống 💧 SIÊU HAY

Những Dẫn Chứng Về Phép Lịch Sự – Mẫu 1

Những Dẫn Chứng Về Phép Lịch Sự được SCR.VN gợi ý sau đây để có thể chuẩn bị tốt cho bài làm của mình.

Lịch sự và tế nhị là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hóa, phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. Người biết lịch sự và tế nhị luôn có lời nói và việc làm đúng chuẩn mực, thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ con người với con người, tôn trọng và hoà nhã với người giao tiếp và những người xung quanh.

Lịch sự trong hành động và tế nhị trong thái độ tạo nên một môi trường giao tiếp thân mật để học hỏi lẫn nhau, cùng giúp đỡ nhau. Lịch sự và nhã nhặn trong lời nói và hành động luôn được mọi người trân trọng, yêu mến và tin tưởng. Muốn trở thành người lịch sự, điều quan trọng nhất là phải luôn tôn trọng bản thân và người khác, sống vị tha, khoan dung, giàu lòng trắc ẩn.

Tiếp đến, cần chăm chỉ học tập tốt để có kiến thức, hiểu biết; hoàn thiện nhân cách, nhân phẩm, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, chủ động kiểm soát cảm xúc và biết nhường nhịn người khác. Để xây dựng một lối sống thanh cao và tiến bộ, cần phê phán, lên án những hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ thiếu trong sáng, lành mạnh, xúc phạm nhân cách, nhân phẩm người khác, đồng thời giúp đỡ họ cùng rèn luyện và hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

Tính lịch sự và tế nhị thể hiện và khẳng định bản lĩnh sống đẹp của con người. Đó là phẩm chất cần có ở mỗi con người trong thời đại ngày nay.

XEM THÊM 👉 15+ MẪU Nghị Luận Im Lặng Là Vàng

Lấy Dẫn Chứng Về Phép Lịch Sự Ngắn – Mẫu 2

Tham khảo bài mẫu chia sẻ về chủ đề ”Lấy Dẫn Chứng Về Phép Lịch Sự Ngắn” hấp dẫn sau đây.

Giao tiếp là một hoạt động chỉ xảy ra ở con người. Để giao tiếp đạt được mục đích, làm tăng cường mối gắn kết của con người, một trong những yếu tố cần phải tuân thủ đó là tính lịch sự và tế nhị. Người có tính lịch sự và tế nhị thường có lời nói nhỏ nhẹ, điềm đạm. Cử chỉ và hành động luôn đúng chuẩn mực. Ở họ thể hiện sử hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người.

Họ luôn biết tôn trọng người khác trong giao tiếp. Người lịch sự không bao giờ cướp lời hay nói tranh lời khi người khác đang nói. Khi nhắc nhở hay khuyên bảo ai, họ cũng ôn tồn, bình tĩnh tránh xúc phạm đến người đối diện. Biết lịch sự và tế nhị trong giao tiếp tạo nên một môi trường giao tiếp thân mật để học hỏi lẫn nhau. Người đối thoại với mình luôn cảm thấy được tôn trọng. Từ đó chân thành, cởi mở hơn trong lời nói và hành động.

Họ thường được mọi người yêu mến, tôn trọng, tin tưởng và giúp đỡ trong cuộc sống. Giao tiếp văn hóa, chuẩn mực, hiệu quả sẽ khiến bản thân tự tin hơn trong cuộc sống. Tính lịch sự và tế nhị trong giao tiếp thể hiện bản lĩnh giao tiếp của mỗi con người. Không phải lớn tiếng hơn thua mới là người mạnh mẽ. Người mạnh mẽ luôn cân nhắc lời nói của mình. Hãy nên chiến thắng bằng sức mạnh của sự thật chứ không phải bằng sức mạnh của thái độ lỗ mãng.

Càng trong gian khó, ta càng cần phải điềm tĩnh, giữ vững thái độ lịch sự và tôn trọng. Mỗi học sinh phải rèn luyện được cho mình tính lịch sự và tế nhị trong giao tiếp. Trước hết là phải ra sức phấn đấu học tập tốt. Học tập tốt để có kiến thức, có hiểu biết. Từ đó có bản lĩnh sống hiền hòa và tích cực phục vụ cuộc sống.

Học sinh phải có ý thức rèn luyện cử chỉ, hành vi, sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị. Luôn tôn trọng đề cao những người lịch sự, tế nhị. Lấy họ làm tấm gương để rèn luyện và phấn đấu. Lịch sự và tế nhị là đức tính cần có ở mỗi học sinh. Cần phải chú trọng rèn luyện năng lực giao tiếp để gắn kết mối quan hệ giữa mình với cộng đồng.

 Đừng bỏ qua bài 🔥 Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Tư Tưởng Đạo Lí ❤️️15 Mẫu Hay

Mẫu Dẫn Chứng Về Phép Lịch Sự Chi Tiết – Mẫu 3

Mẫu Dẫn Chứng Về Phép Lịch Sự Chi Tiết là tài liệu tham khảo hữu ích để chuẩn bị cho kì thi sắp đến của mình.

Trong cuộc sống, ngoài việc chúng ta cần đối xử với nhau một cách chân thành, thật thà, thẳng thắn thì việc lịch sự, tế nhị với mọi người xung quanh cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của ta. Lịch sự là việc chúng ta cư xử có chừng mực, lễ độ với mọi người, không gây ra những hành động, lời nói thô lỗ, giữ ý tứ đúng lúc đúng chỗ. Còn tế nhị là sự khéo léo trong việc quan sát xung quanh, quan sát mọi người, biết hành xử khiến mọi người vừa lòng, chu đáo, quan tâm đến người khác.

Lịch sự và tế nhị là hai tính từ chỉ tính cách tốt của con người mà mỗi chúng ta cần rèn luyện, cần có trên con đường hoàn thiện bản thân. Trong cuộc sống sẽ có những lúc ta gặp phải những tình huống trớ trêu, bất ngờ, việc chúng ta cư xử lịch sự, tế nhị không chỉ phản ánh con người của ta mà còn là cách người khác nhìn nhận, đánh giá chúng ta.

Người lịch sự, tế nhị là những người thông minh, khéo léo, biết ứng xử, những người này có tỉ lệ giao tiếp thành công cao hơn những người khác và sẽ được mọi người yêu quý và học tập theo. Lịch sự và tế nhị là hai đức tính tốt đẹp không những mang lại lợi ích cho bản thân mình mà còn khiến cho cuộc sống, các mối quan hệ của ta trở nên tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có cách cư xử thô lỗ, vô ý tứ, không quan tâm đến cảm nhận của người khác mà chỉ biết đến bản thân mình; lại có những người lẻo mép, biến cách cư xử tế nhị thành nịnh bợ để trục lợi cho bản thân,… những con người và những hành động này đáng bị khiển trách và loại bỏ ra khỏi xã hội.

Lịch sự và tế nhị là hai đức tính tốt đẹp mang lại những lợi ích cho con người cũng như khiến mối quan hệ giữa người với người thêm bền chặt hơn. Chính vì thế, chúng ta hãy cố gắng rèn luyện và trở thành một người lịch sự, khéo léo ai cũng quý cũng yêu.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Dẫn Chứng Về Phép Lịch Sự Trong Cuộc Sống – Mẫu 4

Dẫn Chứng Về Phép Lịch Sự Trong Cuộc Sống, đây là một trong những chủ đề hay và hấp dẫn được nhiều bạn đọc quan tâm.

Bên cạnh tài năng trí tuệ, phẩm chất đạo đức là một trong những tiêu chí quan trọng để khẳng định giá trị của con người. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: “Lịch sự và khiêm tốn chứng tỏ con người có văn hoá”. Câu nói trên đã thể hiện quan điểm của người viết về thước đo, chuẩn mực để đánh giá nét đẹp văn hóa trong giao tiếp ứng xử của con người qua hai phương diện phẩm chất là “lịch sự” và “khiêm tốn”.

Như chúng ta đã biết, “lịch sự” và “khiêm tốn” là hai đức tính đáng quý, tốt đẹp của con người. “Lịch sự” là nét đẹp văn hóa thể hiện rõ trong giao tiếp thông qua lời nói, hành động, cách cư xử nhã nhặn và tôn trọng người khác; còn “khiêm tốn” là sự ý thức, đánh giá bản thân với thái độ đúng mực, không đề cao bản thân, không kiêu căng, tự phụ và không coi thường người khác. Như vậy, câu nói trên đã khẳng định ý nghĩa của đức tính lịch sự và khiêm tốn trong việc tạo lập nét đẹp trong giao tiếp ứng xử của con người.

Lịch sự và khiêm tốn là một trong những đức tính quý báu và cần thiết, thể hiện rõ chuẩn mực đạo đức cũng như nét đẹp văn hóa trong mối quan hệ giữa người với người. Chúng ta cần lịch sự trong giao tiếp vì nguyên tắc cơ bản để thiết lập các mối quan hệ xã hội là sự tôn trọng lẫn nhau, thể hiện qua cách cư xử chừng mực, nhã nhặn, không xúc phạm người khác. Khi thực hiện được điều này, chúng ta sẽ nhận được thái độ tôn trọng của người khác.

Ông cha ta đã từng nói: “Lời chào cao hơn mâm cỗ” để thể hiện bài học ý nghĩa về phép lịch sự. Đồng thời, con người cũng cần rèn luyện đức tính khiêm tốn để nhận thức đúng về năng lực của bản thân, bởi vốn hiểu biết của con người luôn là sự hữu hạn trong đại dương bao la kiến thức. Bàn về vai trò ý nghĩa của sự khiêm tốn, Walter Scott từng nói: “Một cái đầu tỉnh táo, một trái tim trung thực và một linh hồn khiêm nhường, đó là ba người dẫn đường tốt nhất qua thời gian và cõi vĩnh hằng”.

Nếu như phép lịch sự giúp chúng ta thiết lập các mối quan hệ một cách thân thiện, gần gũi thì sự khiêm tốn sẽ tạo động lực cho con người nâng cao tinh thần học hỏi và hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực. Tuy nhiên, khiêm nhường không đồng nghĩa với hành vi tự hạ thấp giá trị bản thân và tự ti, mặc cảm mà là việc nhận thức đúng năng lực của bản thân để phát huy ưu điểm và sửa chữa sai lầm cùng những khiếm khuyết.

Như vậy, chúng ta cần nhận thức rõ vai trò ý nghĩa quan trọng của phép lịch sự và sự khiêm tốn trong việc tạo dựng các mối quan hệ xã hội, từ đó luôn tuân thủ hai nguyên tắc này trong mọi tình huống giao tiếp. Đồng thời, cần lên án, phê phán những người kiêu căng hợm hĩnh và cư xử thiếu văn hóa.

Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần rèn luyện hai đức tính trên thông qua thái độ nhã nhặn, luôn tôn trọng bố mẹ, thầy cô và bạn bè để hoàn thiện và phát triển bản thân.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Viết Đoạn Văn Khoảng 200 Chữ Về Phẩm Chất Cần Có Của Thanh Niên 🌹 15 Bài Mẫu Hay

Dẫn Chứng Về Cách Ứng Xử – Mẫu 5

Mẫu Dẫn Chứng Về Phép Lịch Sự Đặc SắcDẫn Chứng Về Cách Ứng Xử giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay trong cuộc sống.

Tôi nhớ Maurice Baring có một câu nói: “Cho dù bạn là ai, và bạn đang ở đâu, bạn luôn luôn là người sai nếu bạn tỏ ra thô lỗ”. Thật vậy, lịch sự là một trong những đức tính tốt mà con người cần có để hoàn thiện nhân cách. Vì vậy, có ý kiến cho rằng: “Phép lịch sự chính là tấm giấy thông hành cho phép bạn đến mọi vùng đất, mọi văn phòng, mọi ngôi nhà và mọi trái tim trên thế giới. Vậy phép lịch sự là gì? Phép lịch sự là cách ứng xử, giao tiếp lễ phép, có văn hoá trong cuộc sống.

Còn “tấm giấy thông hành” là giấy đi đường cho phép đến, được sống và làm việc ở nhiều nơi. Câu nói đã khẳng định sức mạnh của phép lịch sự bởi nó chính là tấm giấy thông hành nối kết con người với cuộc sống, với thế giới và với mọi trái tim. Có người nói lịch sự là chiếc chìa khoá bằng vàng, có thể mở được mọi khung cửa tâm hồn.

Lịch sự trong giao tiếp giúp gắn kết con người lại với nhau, tin tưởng lẫn nhau hơn. Trong khoảnh khắc đầu tiên bắt gặp, người ta sẽ đòi hỏi gì ở một bông hoa nếu không phải là hương. Trong lần đầu tiên gặp gỡ, người ta sẽ đòi hỏi chúng ta điều gì nếu không phải là phép lịch sự. Cách ứng xử lịch sự thể hiện một nhân cách cao đẹp, một tính cách hiền hoà. Chính phép lịch sự làm toát lên vẻ đẹp của phẩm chất.

Nhìn vào cuộc thi hoa hậu, bên cạnh các phần thi trang phục, sắc đẹp thi phần thi quan trọng không kém là phần thi ứng xử. Phần thi ứng xử là phần thể hiện trí thông minh, cách đối nhân xử thế, phép lịch sự với mọi người. Vì vậy, bên cạnh hoa hậu, á hậu 1, á hậu 2 còn có giải hoa hậu thân thện.

Có lẽ ví tính lịch sự là cánh cửa rộng mở, nơi đi ra của những đức tính và nơi trở về của lòng kính trọng. Nếu như ta mở lòng thì thế giới xung quanh sẽ rộng mở, ta sẽ đến “mọi vùng đát, mọi văn phòng, mọi ngôi nhà và mọi trái tim trên thế giới”. Nếu thiếu phép lịch sự, con người sẽ trở nên lạc lõng bởi chắc chắn không một ai muốn tiếp xúc và đồng hành cùng với người bất lịch sự.

Khi mà thế giới ảo Facebook, Zalo, …lên ngôi, những lời lẽ bình luận trên không có tính lịch sự đó chỉ vì không kìm được sự tức giận của bản thân đã gây ra hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, ta cần phải ngăn chặn những việc này. Phép lịch sự tạo nên vẻ đẹp đầu tiên và rực rỡ nhất của con người. Nó chính là sợi dây kì diệu gắn kết con người với nhau trong nhiệm vụ, công việc. Đây là phẩm chất cần có ở mỗi con người để tiến lên xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ.

Hãy đối xử với ai cũng lịch sự, thậm chí là cả với người thô lỗ. Không phải bởi vì họ tử tế mà vì ta là nguời tử tế. Cái cao cả, tốt đẹp bao giờ cũng sẽ chiến thắng. Hãy tin tưởng điều đó và ẻể hiện phép lịch sự ở mọi nơi, suốt đời để “Phép lịch sự chính là tấm giấy thông hành cho phép bạn đến mọi vùng đất, mọi văn phòng, mọi ngôi nhà và mọi trái tim trên thế giới”.

Khám phá thêm 💕Nghị Luận Về Một Hiện Tượng Đời Sống ❤️️ 15 Bài Hay Nhất

Dẫn Chứng Về Cách Ứng Xử Ngắn Hay – Mẫu 6

Dẫn Chứng Về Cách Ứng Xử Ngắn Hay sẽ mang đến cho các em thêm nhiều ý tưởng mới và thú vị để làm bài thật tốt.

Trong xã hội ngày nay, học sinh là những người tiến bước cho thế hệ tương lai thì cần phải có cách ứng xử tốt lịch sử với mọi người. Bên cạnh đó còn có vài người đi ngược với điều đó. Vậy ứng xử là gì ? Ứng xử là quá trình giao tiếp, xử lí, giải quyết vấn đề trước mắt mình và nói năng với người khác trong cộng đồng. Ứng xử phải có lòng tự trọng , lịch sự và khiêm tốn để vừa lòng người nghe vừa dễ chịu lời mình nói. Trong học sinh hiện nay, có một số học sinh ứng xứ rất tốt.

Thầy cô đến là các học sinh khoanh tay chào và nói chuyện rất lễ phép. Bạn bè trong trường nói năng hòa đồng, cởi mở lẫn nhau. Thế nhưng trong trường lại có những bạn nói năng, ứng xử khiến chúng ta không hài lòng. Một số bạn dùng những từ nói tục chửi thề, nói như đánh vào tai, ăn nói vô cùng bất lịch sự, gây mất đoàn kết với mọi người xung quanh.

Ứng xử chính là thước đo của người học sinh. Người học sinh ứng xử tốt luôn được bạn bè thương yêu, thầy cô trân trọng và mọi người quý trọng. Người không ứng xử tốt sau này sẽ không có ai bên cạnh, trở thành người không có ích cho xã hội. Vì vậy, chúng ta phải biết cách dùng từ ngữ và xử lí cho tốt và tránh xa những lời nói bất lịch sự, hành động không thể chấp nhận để mọi người có thể gần nhau hơn Ứng xử của học sinh rất cần cho chúng ta ngay bây giờ.

Chúng ta phải ra sức rèn luyện cách ứng xử với mọi người, ăn nói dễ nghe, cùng nhau học tập để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.

Dẫn Chứng Về Cách Ứng Xử – Mẫu 7

Dẫn Chứng Về Cách Ứng Xử Ấn Tượng, cùng đón đọc bài văn mẫu được chia sẻ sau đây nhé!

Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là cách mà con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh.

Một người có khả năng đối đáp thông minh, ứng xử khéo léo, lịch thiệp sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng. Ngược lại, những kẻ nói tục chửi bậy, thô lỗ bất lịch sự lại bị xa lánh và ghét bỏ. Họ không chỉ cho thấy rằng bản thân đnag không tôn trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh.

Một học sinh ngoan ngoãn, vâng lời và luôn chào hỏi thầy cô sẽ được yêu quý hơn những học sinh ăn nói xấc xược, có thái độ vô lễ. Hay như trong các cuộc thi hoa hậu chẳng hạn. Trong vòng chung kết bao giờ cũng sẽ có một câu hỏi về kiến thức xã hội để kiểm tra cách ứng xử của thí sinh. Người có câu trả lời thông minh, sắc bén sẽ luôn được lòng mọi người và ban giám khảo đánh giá cao và có khả năng trở thành hoa hậu cao hơn những thí sinh khác.

Vì vậy, ngay từ bây giờ, khi đang là học sinh chúng ta nên học cách ứng xử. Rèn luyện ngay từ những điều nhỏ nhặt sẽ hình thành cho chúng ta một thói quen ứng xử lịch thiệp, có văn hóa. Tục ngữ có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, lời nói lịch sự, nhã nhặn sẽ luôn tạo được ấn tượng tốt với người đối diện.

Cách ứng xử không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn là những hành vi có ý thức. Lễ phép với thầy cô, chan hòa với bạn bè, yêu thương bố mẹ,… sẽ giúp chúng ta có lối sống lành mạnh và từ đó cách ứng xử cũng trở nên phù hợp. “học ăn, học nói, học gói, học mở” – ứng xử biểu hiện bản thân là một con người phải phép, được giáo dục, có văn hóa.

“Chim khôn hót tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”

Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Vì vậy, có thể nới, ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người có hiểu biết, văn mình, lịch sự.

Có thể bạn sẽ thích 💕 Nghị Luận Về Sống Đẹp 💕 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Các Dẫn Chứng Về Phép Lịch Sự Sinh Động – Mẫu 8

Các Dẫn Chứng Về Phép Lịch Sự Sinh Động được chia sẻ sau đây để các em có thể tham khảo vào vận dụng vào bài làm của mình để tăng tính thuyết phục.

Trong cuộc sống, mỗi người giao tiếp bằng nhiều phương thức khác nhau như ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, hay thậm chí chỉ là ánh mắt không lời. Chính vì thế từ lâu trong xã hội đã hình thành nền văn hóa ứng xử như một cách làm cho mọi người có thể cư xử có chừng mực với nhau hơn.

Văn hóa ứng xử là nét đẹp văn hóa của mỗi người cần được phát huy và rèn luyện thường xuyên. Đó thực ra chỉ là những hành vi nhỏ nhặt trong việc giao tiếp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đối phương và giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn. Văn hóa ứng xử được hiểu là cách cư xử, giao tiếp, trò chuyện, trao đổi với nhau bằng những hành động rất đời thường hằng ngày. Tuy nhiên đối phương có thể nhìn vào đó để đánh giá được con người bạn như thế nào.

Từ việc xây dựng cho mình một thói quen ứng xử có chừng mực hằng ngày thì bạn sẽ rèn luyện được tính cách cho bản thân mình. Bạn đang tự xây dựng hình tượng của bản thân mình từ chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt đó.

Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác.

Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này. Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt. Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.

Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo. Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy. Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.

Chia sẻ cùng bạn 🌹Nghị Luận Xã Hội Về Lối Sống Giản Dị ❤️️ 15 Bài Văn Hay

Dẫn Chứng Về Phép Lịch Sự Hay Nhất – Mẫu 9

Dẫn Chứng Về Phép Lịch Sự Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc và gợi ý sau đây.

Chúng ta hay bàn nhiều về đạo đức, nhân cách con người Việt Nam nhưng có lẽ còn ít nói đến phép lịch sự, cách xử thế của họ trong các quan hệ giao tiếp diễn ra hàng ngày trong gia đình, ngoài cộng đồng. Cũng có người nghĩ rằng phép lịch sự là cái gì xã giao bề ngoài, hình thức làm mất tính đặc thù cá nhân.

Họ muốn sống một cách “tự nhiên”, riêng biệt, không giống người khác. Điều đó có đúng không? Ở đây, chúng ta thử tìm hiểu về cách xử thế và phép lịch sự của mỗi cá nhân trong giao tiếp gồm những nội dung gì, có ý nghĩa như thế nào? có đem lại cho chúng ta sự thoải mái, dễ chịu trong cuộc sống thường ngày không?

Con người luôn sống trong các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp. Các quan hệ này tạo ra môi trường sống thường xuyên của mỗi cá nhân và ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và xu hướng hành động của họ. Chính cuộc sống đòi hỏi mỗi người phải có xử thế đúng đắn, thể hiện qua phép lịch sự trong quá trình tiếp xúc với các đối tác khác nhau, ở những địa điểm khác nhau.

Đồng thời chính con người lại chủ động xây dựng những mối quan hệ đó một cách tất nhất cho bản thân, cho cuộc sống, góp phần tạo nên một xã hội ổn định, hài hoà, tiến bộ và văn minh hơn.

Cách xử thế chính là những hiểu biết về các phong tục, tục lệ của đời sống xã hội. Một người có cách xử thế đúng đắn (được giáo dục, hướng dẫn) khi giao tiếp với xã hội phải tuân theo những chuẩn mực nhất định, hành động theo một số quy ước và yêu cầu đã được mọi người coi là thích hợp nhất. Những chuẩn mực, quy ước đó chính là nội dung của cách xử thế được thể hiện qua phép lịch sự trong đối xử hàng ngày.

Cách xử thế, cũng như phép lịch sự thay đổi theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể (về thời gian) xưa khác nay, theo môi trường nhất định (về không gian) ở gia đình khác ở nơi công cộng…

Trước kia khi chúng ta chào người già người trên, hơn mình về tuổi tác về địa vị xã hội, về thứ bậc trong gia đình, dòng họ… thì thường cúi đầu nói “lạy ông, lạy bà, lạy cụ…”. Ngày nay, người lớn, trẻ em khi chào chỉ nói: “cháu chào ông, chào bà…”. Đó là chuẩn mực mới được xã hội hiện đại chấp nhận.

Thay cho khoanh tay, vái lễ, người ta bắt tay nhau kể cả giữa nam nữ, giữa người trên, người dưới (thường người trên giơ tay ra trước), đối với người già thì không bắt tay, chỉ chào, tránh việc người trẻ giơ tay bắt tay người già.

Về môi trường, địa điểm. Ở gia đình, cha mẹ, con cái, anh em chuyện trò vui vẻ, bộc lộ tình cảm thân thiết, tâm sự cùng nhau những chuyện riêng tư. Nhưng khi giao tiếp với người lạ, lần đầu gặp ở nơi công cộng (ở bến xe, khi đợi mua hàng…) thì lại cần phải kín đáo, nói ít, không bộc lộ đời tư của mình, không sa vào những câu chuyện dài dòng, đặc biệt nói về các đề tài như tôn giáo, chính kiến, chính trị… Ra đường gặp người lạ hỏi điều gì, cần trả lời ngắn gọn, không bình luận.

Nhưng nếu cứ im lặng mà đi là rất bất lịch sự. Tuy nhiên nếu gặp lại người đó ở một bữa cơm, bữa tiệc do chủ nhà cùng mời đến, thì lại cần thể hiện sự quan tâm đến người đó, nói chuyện, trao đổi ý kiến, kể cả trao đổi số điện thoại, địa chỉ… Như vậy, tuỳ theo môi trường khác nhau mà cách xử thế của chúng ta cũng thay đổi cho thích ứng với hoàn cảnh lịch sự cụ thể.

Cách xử thế của mỗi cá nhân trong giao tiếp xã hội được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài hàng ngàn năm tiến hoá của nhân loại và ngày càng tiến bộ, văn minh hơn. Nó gắn với nền văn minh của từng thời đại với đặc điểm văn hoá từng dân tộc, khu vực dân cư và có tính lịch sử cụ thể.

Các biểu hiện của cách xử thế mang tính dân tộc, tính giai cấp, lại gắn với tính chất giới (nam nữ) với tuổi tác (già trẻ). Nó chịu ảnh hưởng của nghề nghiệp, địa vị xã hội và cũng mang đặc điểm cá tính, cá nhân.

Giới thiệu tuyển tập 🌹 Nghị Luận Về Sự Tử Tế ❤️️15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Ví Dụ Về Phép Lịch Sự Ngắn Gọn – Mẫu 10

Bài mẫu Dẫn Chứng Ví Dụ Về Phép Lịch Sự Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn, cách diễn đạt văn logic và hấp dẫn.

Phép lịch sự chính là một tổng hợp các nghi thức được biểu hiện ra trong cách giao tiếp với người xung quanh. Những nghi thức đó không phải là những ứng xử máy móc mà những hành động linh hoạt, nhiều vẻ, gắn với hoàn cảnh, môi trường cụ thể, tuỳ theo đối tác gặp gỡ. Nó nói lên cách xử thế của mỗi cá nhân trong các trường hợp giao tiếp khác nhau.

Lấy ví dụ về lời chào hỏi khi gặp gỡ người quen, chúng ta chào chứng tỏ mình đã nhận ra họ, kèm theo lời chào có thể là bắt tay, mỉm cười hay theo phong tục Châu Âu, có thể ôm hôn nếu hai bên tình cảm gắn bó, thân mật.

Phép lịch sự dạy chúng ta tôn trọng người khác: con người họ, tuổi tác, địa vị xã hội, nghề nghiệp, giới tính, tài sản của họ, cuộc sống riêng tư của họ. Đó chính là một nghệ thuật sống tế nhị và không bao giờ buộc người khác phải chấp nhận mình một cách thô bạo (mình là người cấp trên, người tài giỏi…). Người cấp trên, người tài giỏi tỏ ra khiêm tốn với người chung quanh, với người cấp dưới, chủ động chào hỏi, chuyện trò với họ, chứng tỏ mình đánh giá cao đối tác có giáo dục.

Kính trọng ai là thể hiện sự hiểu biết, sự kính trọng và nhìn nhận những điều họ được hưởng: kính trọng người có tuổi kính nể địa vị xã hội của họ… Kính trọng ai là giúp đỡ người ấy được giới thiệu theo một hình ảnh tốt và đầy đủ về bản thân họ. Ví dụ giới thiệu người có lòng nhân ái hay giúp đỡ người nghèo, người thương binh đã hy sinh thân mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, tỏ lòng kính trọng giới thiệu một nhân viên cấp dưới đã hết lòng tận tuỵ với công việc…

Kính trọng một người là kính trọng những gì thuộc về họ: không xâm phạm vào đời tư của họ, không sử dụng những đồ vật thuộc về họ mà không được họ cho phép… Những hình thức của sự tôn trọng này thể hiện sự tế nhị và sự dè dặt. Mỗi người chú ý đến trật tự xã hội và tự giới thiệu một hình ảnh đúng đắn về bản thân.

Chúng ta hiện nay đang đau đầu, khó chịu về những cử chỉ bất lịch sự diễn ra chung quanh ta, đặc biệt ở lớp trẻ mới lớn lên, ít được giáo dục: gặp người già đến nhà, con cái không chào, lên xe buýt, thanh niên tranh chỗ ngồi – chỗ ngồi tốt, không nhường chỗ người già, phụ nữ có con nhỏ, ra đường chúng xô đẩy người khác không xin lỗi, nói năng thì thô lỗ, luôn mồm chửi tục, chửi đổng, ăn mặc thì lôi thôi, tự động nhận xét bừa bãi về người khác ở nơi công cộng …

Những kẻ bất lịch sự không chỉ thể hiện họ không tôn trọng người khác mà chính họ thiếu lòng tự trọng, đã nêu ra một hình ảnh xấu về bản thân trước mặt người khác. Về những mục tiêu và nguyên tắc chỉ đạo cách xử thế và phép lịch sự. Cuộc sống xã hội diễn ra vô cùng phức tạp, đa dạng, những lời khuyên cho hành động của chúng ta có vẻ như độc đoán, khó nhớ. Thực tế chúng hợp thành một tổng thể được xây dựng trong sự gắn bó chặt chẽ với nhau.

Những nguyên tắc chỉ đạo cách xử thế, cũng như phép lịch sự, đồng thời là những mục tiêu nhằm đạt tới là: Trước hết là thực hiện tốt việc xã hội hoá. Mỗi cá nhân thừa nhận và tôn trọng những quy tắc và giá trị chung của các mối giao tiếp và liên hệ xã hội. Mỗi cá nhân tham gia, hoà đồng vào xã hội và thích ứng được với cuộc sống cộng đồng.

Mỗi người thừa nhận mình là một thành viên của một tập thể, một cộng đồng nhất định, mà không phải là một cá nhân duy nhất vượt trội, sống tách biệt với người khác. Ở đây tính xã hội vượt lên tính cá nhân. Cá nhân hoà đồng vào xã hội.

Biết thích ứng, đó là yêu cầu cơ bản đảm bảo cho cá nhân tham gia và hoà đồng vào xã hội. Để có thể sống với người khác và sống thoải mái với họ, cần thiết phải thích ứng với những luật tục thông thường đang diễn ra chung quanh mình.

Từ cách xử thế đúng đắn, lịch sự trong giao tiếp xã hội mà người ta có nhận thức đúng đắn về bản thân và về người khác. Điều này giúp họ ngày càng trưởng thành lên và có kinh nghiệm sống ngày càng phong phú. Cách xử thế thể hiện vốn sống của mỗi cá nhân, sự hiểu biết của mỗi người về các quan hệ xã hội.

Nó được tích luỹ dần dần, qua kinh nghiệm sống, qua được học tập, giáo dục, theo tuổi tác, theo công việc xã hội đang tiến hành và hoàn cảnh riêng tư. Tóm lại, cách xử thế giúp con người đạt được những yêu cầu mong muốn trong quan hệ giao tiếp, giúp xây dựng những quan hệ tốt trong gia đình, ngoài xã hội, họ làm việc có kết quả và sống thoải mái.

Tham khảo văn mẫu🌼 Nghị Luận Về Lý Tưởng Sống ❤️️15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất

Dẫn Chứng Về Cách Ứng Xử Ngắn Nhất – Mẫu 11

Mỗi con người đều có cách ứng xử khác nhau . Cách họ ứng xử với nhau giúp chũng ta nhận biết,đánh giá người đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh là 1 minh chính xác đáng cho về nhân cách sáng rọi nhất. Ở người tồn tại những đức tính,suy nghĩ vô cùng tốt đẹp phản ánh nhân cách cao cả của người từ những việc nhỏ nhặt nhất. Chẳng hạn như với trẻ con người cũng ko ngần ngại khi đút cho ăn mặc dù người có là chủ tịch nước đi nữa. Hay Bác đối xử với cụ già và chiến sĩ rất tốt, hay giúp đỡ người già và quan tâ nhiều đến các chiến sĩ như người cha. Bác đúng là 1 người cha già vĩ đại của dân tộc.

Không có một minh chứng xác đáng nào hơn là chính chúng ta. Những người đang ngồi ở ghế nhà trường. Hãy cố gắng trở thành con ngoan trò giỏi , lắng nghe và lễ phép với cha mẹ,thầy cô giáo. Cư xử đúng mực, biết nhận xai khi mắc lỗi là cách cư xử có văn hóa và học sinh cần phải phát huy.

Bài Mẫu Ví Dụ Về Phép Lịch Sự Đơn Giản – Mẫu 12

Bài Mẫu Dẫn Chứng Về Phép Lịch Sự Đơn Giản  giúp các em rèn luyện thêm nhiều kĩ năng viết hay và cách diễn đạt văn hấp dẫn.

Người xưa từng dạy rằng: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Nghĩa là trước hết cần cho dạy con người biết lễ nghi để sống đúng đạo lí. Sau mới dạy văn chương để hiểu biết xã hội. Lời dạy ấy đến nay còn nguyên giá trị. Xã hội càng văn minh thì con người cần phải lịch sự hơn. Ứng xử lịch sự thể hiện một lối sống hiền hòa, tôn trọng người khác. Thế nhưng, văn hóa ứng xử trong xã hội ngày nay không còn lịch sự, mẫu mực như xưa nữa. Điều đó thật đáng đau lòng.

Trong việc giáo dục và rèn luyện con người, thì phép lịch sự là phần quan trọng và căn bản nhất. Nhờ giữ phép lịch sự và tế nhị, chúng ta sẽ gây được cảm tình của những người chung quanh. Và một khi đã chiếm được cảm tình, chúng ta sẽ dễ dàng tiến tới thành công.

Muốn trở nên lịch sự, tinh tế và nhã nhặn trước hết phải là người có hiểu biết, có phẩm chất tốt đẹp và tôn trọng người khác. Có hiểu biết mới phân biệt được lẽ đúng sai, phải trái, biết tôn trọng lẽ phải và hành động theo những chuẩn mực, quy định của xã hội. Nghĩa là, cái đẹp của nhân cách toát lên thành tính lịch sự ở hình thức giao tiếp của con người. Hãy sống chân thật, đừng để vẻ lịch sự bên ngoài là chiếc áo giả dối che đậy những cái thấp hèn ở bên trong.

Luôn biết tự kiểm soát bản thân trong giao tiếp, ứng xử và hướng đến hiệu quả trong giao tiếp. Cuộc sống luôn có những khó khăn. Điều đó dễ khiến con người bất bình mà trở nên thô lỗ. Với người thô lỗ, thiếu kiềm chế, không vì thế mà ta cũng trở nên thô lỗ như họ.

Hãy lịch sự theo cách của mình, không bị cuốn hút theo thái độ của họ. Hãy sáng suốt và bản lĩnh trong những tình huống giao tiếp như thế. mục đích cuối cùng của giao tiếp là mối cá nhân đều đạt được mong muốn chứ không phải là xung đột.

Luôn điều chỉnh suy nghĩ, việc làm của mình phù hợp với chuẩn mực, quy định của xã hôi. Không nên lấy chuẩn mực của bản thân áp đặt lên người khác và trong công việc chung. Luôn biết lắng nghe, thấu hiểu, cảm thông trong giao tiếp và lời nói. Thái độ giao tiếp ôn hòa, điềm tĩnh, nhỏ nhẹ, hướng đến tôn trọng người khác và vấn đề đang giao tiếp.

Hãy bắt đầu rèn luyện tính lịch sự từ những việc làm đơn giản nhất như: ăn nói nhỏ nhẹ, lắng nghe ý khiến, lễ phép với người khác, biết nói lời cảm ơn và lời xin lỗi, làm việc có trách nhiệm, giúp đỡ người khác trong khó khăn hoạn nạn, không nói dối hay lừa dối, không tham lam hay ích kỉ, không lợi dụng lòng tin và không nhận lấy những gì không phải là của mình.

Ứng xử lịch sự, nhã nhặn là một phẩm chất khó rèn luyện. Phải thường xuyên nhắc nhở mình phải rèn luyện lấy nó và duy trì phẩm chất ấy suốt đời.

Gửi đến bạn 🍃 Nghị Luận Sống Có Trách Nhiệm ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất

Viết một bình luận