Mở Bài Viếng Lăng Bác ❤️️ 24+ Đoạn Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Gợi Ý Đặc Sắc Giúp Các Em Học Sinh Giới Thiệu Về Tác Giả Và Tác Phẩm.
Viết Mở Bài Viếng Lăng Bác Của Viễn Phương – Mẫu 1
Tham khảo những gợi ý viết mở bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được cách dẫn dắt giới thiệu tác giả và tác phẩm.
9 giờ 15 phút ngày 2/9/1969, có một trái tim vĩ đại đã vĩnh viễn ngừng đập. Sự ra đi của Bác là một mất mát và thiệt thòi lớn cho đất nước, là nỗi đau đớn, tiếc thương khôn nguôi đối với hàng triệu người con đất Việt. Trong nhiều các tác phẩm viết về Bác, thì Bác ơi của Tố Hữu và Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một trong số những bài thơ đem lại nhiều xúc động đối với độc giả.
Nếu Tố Hữu viết về nỗi đau những ngày Bác mới đi, thì Viễn Phương lại viết về nỗi tiếc thương, nhung nhớ của những người con miền Nam xa xôi, chỉ đến khi đất nước đã được thống nhất mới có thể một lần ghé thăm lăng Bác để tỏ lòng thành kính, xót thương.
Viếng lăng Bác ra đời năm 1976, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước kết thúc thắng lợi, đồng thời lăng Bác cũng vừa khánh thành, Viễn Phương đã vinh dự là một trong những người con đầu tiên của miền Nam ra thăm miền Bắc và vào viếng lăng Bác. Chuyến viếng thăm đã để lại trong lòng tác giả Viễn Phương nhiều kỷ niệm khó quên, là nguồn cảm xúc dạt dào cho ra đời bài thơ Viếng lăng Bác, in trong tập Như mây mùa xuân (1978), trở thành một trong những tác phẩm viết về Hồ Chủ tịch hay và xúc động nhất.
Mời bạn tham khảo 🌠 Sơ Đồ Tư Duy Viếng Lăng Bác 🌠 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Mở Bài Phân Tích Viếng Lăng Bác – Mẫu 2
Tham khảo đoạn văn mẫu mở bài phân tích Viếng lăng Bác dưới đây để vận dụng hoàn thành tốt bài viết của mình.
“Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!”
Miền Nam thân yêu luôn là nỗi lo lắng, nỗi nhớ của Bác và có lẽ tình yêu thương của những người dân miền Nam dành cho Người cũng luôn dạt dào như thế. Trái tim của những người con miền Nam luôn thường trực hình ảnh Bác. Chính nhờ tình cảm thiêng liêng, vĩnh cửu ấy mà biết bao bài thơ, bài văn đã ra đời. Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương là một bài thơ tiêu biểu, như một khúc ca ngọt ngào bày tỏ lòng kính yêu của tác giả nói riêng và của nhân dân miền Nam nói chung dành cho Bác.
Ngày Bác Hồ còn sống, nhân dân miền Nam luôn ao ước một ngày đất nước độc lập để được đón Bác vào thăm. Nhưng chờ mong đó chưa thành hiện thực thì Bác vội ra đi. Khi miền Nam chấm dứt chiến tranh, đồng bào miền Nam ai cũng mong một lần ra thăm lăng Bác. Viễn Phương có dịp viếng lăng Người đã bày tỏ nỗi lòng thay cho vạn người con miền Nam.
Gửi tặng bạn 💕 Phân Tích Bài Thơ Viếng Lăng Bác Của Viễn Phương 💕 18 Bài Đặc Sắc Nhất
Mở Bài Viếng Lăng Bác Trực Tiếp – Mẫu 3
Đoạn văn mở bài Viếng lăng Bác trực tiếp dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những gợi ý làm bài hay và sinh động.
Trong những bài thơ viết về Bác sau ngày Bác đi xa, “Viếng lăng Bác”của Viễn Phương là một bài thơ đặc sắc. Đến với bài thơ “Viếng lăng Bác”, người đọc sẽ thấy được tình cảm thành kính, yêu thương nhưng cũng đầy xót xa đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là vị cha già kính yêu của mỗi người dân Việt Nam. Người đã dành cả cuộc đời của mình để cống hiến và đem lại nền độc lập, tự do cho đất nước. Có lẽ chính bởi vì vậy mà sự ra đi của Bác chính là nỗi mất mát vô cùng to lớn. Năm 1976, sau khi đất nước được thống nhất, nhà thơ Viễn Phương cùng đồng bào miền Nam đã có dịp ra thăm lăng Bác Hồ.
Trong chuyến đi ấy, nhà thơ đã sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác. Bài thơ ghi lại những cảm xúc chân thật nhất, thành kính nhất của một người con của dân tộc khi lần đầu ra thăm lăng Bác.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Suy Nghĩ Của Em Về Bài Thơ Viếng Lăng Bác 🍀 10 Bài Văn Hay
Mở Bài Viếng Lăng Bác Gián Tiếp – Mẫu 4
Tham khảo cho mình cách mở bài Viếng lăng Bác gián tiếp dưới đây để hoàn thành tốt bài viết trên lớp.
Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha
Nỗi mong chờ và ao ước của đồng bào đã được Bác đưa vào thăm không còn nữa! Người đã ra đi mãi mãi để lại bao niềm nuối tiếc trong lòng mỗi người dân Nam Bộ. Viễn Phương – nhà thơ trẻ miền Nam – được vinh dự ra thăm lăng Bác. Tác giả đã thay mặt nhân dân miền nam bày tỏ tình cảm của mình khi đứng trước người cha già dân tộc. Xúc động đến tận đáy lòng, Viễn Phương viết bài “Viếng lăng Bác”. Đây là bài thơ gợi lên niềm cảm xúc sâu xa nhất đối với độc giả.
Viễn Phương là một trong những nhà thơ nổi bật trong nền văn học nước nhà. Thơ ông nhẹ nhàng, bình dị nhưng gieo vào lòng người đọc những nỗi niềm bâng khuâng, xúc động. Bài thơ “Viếng lăng Bác” là một bài thơ như thế, tác phẩm không chỉ là tiếng lòng của tác giả mà còn là nỗi lòng của muôn triệu nhân dân, con người Việt Nam gửi đến Bác tấm lòng kính yêu thiết tha , chân thành và tin yêu nhất.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Kết Bài Viếng Lăng Bác 🌟 20 Đoạn Văn Mẫu Ngắn Hay Nhất
Mở Bài Viếng Lăng Bác Hay Nhất – Mẫu 5
Đón đọc đoạn văn mẫu mở bài Viếng lăng Bác hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây dành cho các em học sinh.
Lâu nay, thơ văn trong và ngoài nước viết về Bác Hồ kính yêu của chúng ta nhiều không kể xiết. Các nhà thơ, nhà văn đều viết về Bác với tâm huyết và tình cảm chân thành, trang trọng nhất. Trong số thơ văn ấy, phải nhắc tới bài Viếng lăng Bác đầy xúc động của nhà thơ Viễn Phương.
Mỗi tác giả đều có những xúc cảm riêng khi viết về Hồ Chí Minh: là xót xa, nuối tiếc, tự hào, ngưỡng mộ cho một đời người vì dân, vì nước. Nhà thơ Viễn Phương lần đầu tiên từ miền Nam ra thăm lăng Bác cũng đã giật mình nhận ra có những thay đổi trong chính cảm xúc của mình khi nhìn thấy Bác. Bài thơ “Viếng lăng Bác” là lòng thành kính, ngưỡng mộ, biết ơn của nhà thơ dành cho vị lãnh tụ vĩ đại.
Năm 1976, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành; tác giả theo đoàn từ Nam ra viếng lăng Bác. Cảm xúc của một người con lần đầu tiên ra thăm lăng Bác thực sự dồn nén trong trái tim của tác giả. Bài thơ như một lời tri ân, lòng thành kính của một đứa con phương xa được trở về thăm người. Có lẽ những câu thơ này như nói hộ tấm lòng của rất nhiều người, rất nhiều con dân Việt Nam được ra thăm lăng Bác.
Đọc nhiều hơn với 🔥 Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Viếng Lăng Bác 🔥 16 Bài Cảm Nghĩ Hay
Mở Bài Viếng Lăng Bác Ngắn Gọn – Mẫu 6
Đoạn văn mở bài Viếng lăng Bác ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách viết súc tích, cô đọng ý văn.
Bác Hồ từ lâu đã trở thành bao nguồn của hứng cho các thi sĩ sáng tác thơ ca. Lúc sinh thời Bác luôn nghĩ đến Miền Nam, ngày đêm thương nhớ miền Nam.Với Bác miền Nam là niềm vui, niềm hạnh phúc, là nỗi đau không lúc nào nguôi. “Miền nam trong trái tim tôi” niềm mong mỏi thiết tha của Bác là miền Nam mau được giải phóng. Miền nam của ngày đêm thương nhớ Bác. Bằng cảm xúc chân thực, bằng ngôn ngữ gợi cảm, hình ảnh quen thuộc giàu chất tạo hình Viễn Phương đã thể hiện tấm lòng mình qua bài thơ: “Viếng Lăng Bác”.
Bài thơ ra đời năm 1976 khi lần đầu tiên sau khi giải phóng miền Nam, Viễn Phương đã ra thăm lăng Bác. Bài thơ rất ngắn gọn, cú tích nhưng có sức gợi tạo nên xúc động cho người đọc. Ngôn ngữ tuôn trào theo dòng cảm xúc chân thành tha thiết.
Mở Bài Bài Viếng Lăng Bác Ngắn Nhất – Mẫu 7
Với đoạn văn mẫu mở bài bài Viếng lăng Bác ngắn nhất dưới đây, các em học sinh có thể dễ dàng chuẩn bị cho bài kiểm tra viết sắp tới.
Nhắc đến nhà thơ Viễn Phương là nhắc đến một thi sĩ với hồn thơ nhẹ nhàng, man mác, bâng khuâng. Thơ ông lay động lòng người bởi sự tinh tế trong cách diễn đạt cảm xúc, hình ảnh thơ giản dị mà sâu sắc. Bài thơ Viếng lăng Bác là một bài thơ như thế, bằng tình cảm chân thành bình dị của một người con miền Nam, Viễn Phương đã viết nên những vần thơ thiết tha bày tỏ niềm thành kính và nỗi xúc động khi được ra thăm lăng Bác.
Năm 1976, Bắc – Nam hai miền đã thống nhất, đất nước ta độc lập, hòa bình. Nhưng vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc thì đã về với cõi mây trắng. Cũng năm ấy, nhà thơ Viễn Phương từ miền Nam ra thăm Bác và bài thơ “Viếng lăng Bác” là nén tâm hương ông thành kính dâng lên Người.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Mở Bài Viếng Lăng Bác Học Sinh Giỏi – Mẫu 8
Tham khảo đoạn văn mẫu mở bài Viếng lăng Bác học sinh giỏi dưới đây để trau dồi những ý văn hay và đặc sắc.
Đã rất nhiều năm kể từ ngày Bác ra đi, nhưng nỗi đau mất mát vẫn còn vĩnh viễn nằm trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam, hàng loạt những tác phẩm viết về Bác, về nỗi đau Người ra đi, trong đó có những tác phẩm đã trở thành bất hủ, dường như là đại diện cho tình cảm tiếc thương của hàng triệu trái tim Việt Nam.
Có thể nhắc đến những câu thơ thấm đẫm nước mắt của Tố Hữu trong bài Bác ơi để lại trong lòng người đọc những cảm xúc thật nghẹn ngào khó tả, là nỗi đau đớn sâu sắc, là nước mắt tiếc thương cho vị lãnh tụ vĩ đại trong những ngày Bác vừa ra đi.
Song song với Bác ơi! thì tác phẩm Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương, ta lại tìm thấy một cảm xúc khác, ấy là nỗi day dứt, tiếc thương của một người con miền Nam, mãi đến sau ngày giải phóng mới có thể đến viếng thăm Bác một lần. Bài thơ thường được nhắc đến như là một bài ca ân tình đầy cảm động của nhà thơ đối với vị cha già kính yêu của dân tộc.
Nói đến bài ca ân tình, có thể dễ dàng nhận thấy thơ của Viễn Phương rất đỗi êm đềm, nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc, từng câu từng chữ dẫu đọc thấy rất giản dị, mộc mạc, nhưng đó lại chính là là những cảm xúc chân thực nhất mà tác giả muốn đưa vào thơ của mình. Trong Viếng lăng Bác, Viễn Phương tuy là viết thơ nhưng ta lại cứ ngỡ đang được nghe kể chuyển bởi lời thơ thật dịu dàng êm ái, như thì thầm, như tâm sự.
SCR.VN tặng bạn 💧 Cảm Nhận Khổ 1 Bài Viếng Lăng Bác 💧 10 Bài Văn Hay Nhất
Mở Bài Viếng Lăng Bác Nâng Cao – Mẫu 9
Chia sẻ dưới đây đoạn văn mẫu mở bài Viếng lăng Bác nâng cao để các em học sinh cùng tham khảo:
Viễn Phương là cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ. Đề tài trong thơ ông viết về vị lãnh tụ vĩ đại. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác năm 1976 khi đất nước thống nhất, lăng Bác được khánh thành và tác giả được vào thăm lăng Bác. Bài thơ là cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng bác, khi vào trong lăng Bác và những cảm xúc dâng trào cùng những ước nguyện khi ra về.
Viếng lăng Bác – bài thơ ngắn mà ý thơ, hình tượng thơ, cảm xúc thơ sâu lắng, hàm súc và đẹp. Viễn Phương đã chọn thể thơ mỗi câu tám từ, mỗi khổ bốn câu, toàn bài bốn khổ – một sự cân đối hài hòa để biểu hiện một giọng điệu thơ nghiêm trang, kính cẩn. Bài thơ là tấm lòng yêu thương, kính trọng và biết ơn Bác. Tâm tình của nhà thơ, của mỗi người Việt Nam và của cả dân tộc.
Sau ngày Bác Hồ “đi xa”, bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một trong những bài thơ viết về Bác đặc sắc nhất. Bài thơ diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với lãnh tụ bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng.
Gợi ý cho bạn 💧 Phân Tích 2 Khổ Thơ Đầu Bài Viếng Lăng Bác 💧 8 Bài Hay
Mở Bài Viếng Lăng Bác Facebook – Mẫu 10
Dưới đây là đoạn văn mở bài Viếng lăng Bác facebook giúp các em học sinh có thêm ý tưởng làm bài phong phú hơn.
Có những tình cảm trong cuộc sống có ý nghĩa vô cùng với tâm hồn mỗi người. Đó là tình yêu ruột thịt, là tình bạn bè, anh em, đồng chí. Những tưởng không có sợi dây nào gắn kết những con người tưởng chừng xa lạ, nhưng luôn ấm áp tình thương. Ấy là người con miền Nam- Viễn Phương với trái tim thành kính hướng về người cha già. Người cha không cùng một dòng máu nhưng Người là cha chung của toàn dân tộc Việt Nam. Viếng lăng Bác ra đời là tấm lòng người con gửi đến cha.
Viễn Phương là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong lực lượng giải phóng miền Nam, thơ của ông chủ yếu tập trung khai thác về đề tài những con người trong kháng chiến, ca ngợi vẻ đẹp của nhân dân, của đất nước trong công cuộc chống giặc ngoại xâm và gìn giữ hòa bình cho Tổ quốc. Viễn Phương có một chất thơ giản dị, trong sáng, lời thơ như đang tâm sự, thì thầm rất lãng mạn và giàu cảm xúc.
Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác năm 1976 tại một thời điểm rất đặc biệt. Đây là năm đánh dấu sự kiện lăng Bác được hoàn thành và những người con miền Nam trong đó có Viễn Phương, lần đầu được đến thăm, gặp gỡ người cha già của cả dân tộc. Với bốn khổ thơ tự do, một chỉnh thể không quá dài nhưng tất cả là kết tinh cho niềm yêu, nỗi nhớ, sự kính trọng khôn cùng của người con miền Nam dành cho Bác.
Đón đọc tuyển tập 🌟 Cảm Nhận Khổ 2 3 Bài Viếng Lăng Bác 🌟 10 Bài Ngắn Hay
Mở Bài Viếng Lăng Bác Khổ 1 – Mẫu 11
Đoạn văn mẫu mở bài Viếng lăng Bác khổ 1 dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
Năm 1969 Hồ chủ tịch, vị lãnh tụ kính yêu của cả dân tộc ta đã ra đi mãi mãi, nhân dân ta đau xót khóc thương người, nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”
Nỗi đau ấy sau 7 năm sau vẫn còn nguyên còn nguyên vẹn trong những vần thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.
Bài thơ là tiếng khóc than đau xót, tiếc nuối của người con miền Nam sau một lần ra thăm lăng Bác năm 1976 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ giành được thắng lợi, lăng Bác vừa hoàn thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc và vào viếng lăng Bác, nhà thơ xúc động bồi hồi, từ những tình cảm đó đã sáng tác nên bài thơ này, tất cả cảm xúc có được chất chứa và tuôn trào. Đặc biệt khổ thơ đầu của văn bản đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và liên tưởng sâu xa
Khám phá thêm 💕 Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ 💕 12 Bài Hay
Mở Bài Viếng Lăng Bác Khổ 2 – Mẫu 12
Đón đọc đoạn văn mở bài Viếng lăng Bác khổ 2 dưới đây để chắt lọc cho mình những cách viết hay.
Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, cuộc đời và sự nghiệp của Bác là nguồn cảm hứng vô tận của thơ ca. Có biết bao bài thơ đã ca ngợi Bác trong đó có nhiều bài đã đi vào đời sống tình cảm của nhân dân. Bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương đã thể hiện được những cảm xúc chân thành, tha thiết đối với Bác Hồ vô vàn kính yêu.
Viễn Phương – người nghệ sĩ và người chiến sĩ đã đứng trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện lí tưởng cao cả của Bác Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Cuộc chiến đấu thắng lợi, từ khói lửa chiến tranh bước ra, nhà thơ ra Hà Nội – trái tim của cả nước để được viếng Bác. Từ nguồn cảm xúc dạt dào trong tình huống ấy, nhà thơ đã viết nên những vần thơ Viếng lăng Bác để lại bao xúc động trong lòng người đọc.
Không thể phủ nhận được bài thơ Viếng Lăng Bác là một trong những bài thơ đã thành công trong việc diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của Viễn Phương đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc – Hồ Chí Minh bằng một ngôn ngữ tình tế, tâm tình và giàu xúc cảm, đặc biệt là khổ thơ thứ 2 của tác phẩm đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc.
Chia sẻ 🌼 Phân Tích Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ 🌼 5 Bài Văn Hay Nhất
Mở Bài Viếng Lăng Bác Khổ 3 – Mẫu 13
Chia sẻ dưới đây đoạn văn mẫu mở bài Viếng lăng Bác khổ 3 giúp các em học sinh nắm được cách giới thiệu nội dung nghị luận văn học.
“Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà”, sinh thời, Bác Hồ đặc biệt dành tình thương yêu vô vàn cho miền Nam, miền đất đi trước về sau. Bác thường bảo: Miền Nam luôn trong trái tim tôi. Người Cha già của nhân dân Việt Nam đặc biệt là của nhân dân miền Nam ấy đã đi xa, để lại vô vàn niềm tiếc nuối trong lòng mỗi người dân nơi đây. Tháng tư năm 1976, nhà thơ Viễn Phương trong dịp về nguồn đã xúc động bồi hồi đến Ba Đình, Hà Nội để viếng lăng Bác: Viếng lăng Bác, bài thơ đặc sắc của nhà thơ đã ra đời trong dịp ấy.
Bài thơ là sự dồn nén kết tinh tình cảm chân thành thương nhớ Bác không chỉ riêng của nhà thơ Viễn Phương mà còn là tình cảm lớn của hàng triệu chiến sĩ, đồng bào miền Nam, những người cũng như nhà thơ, tuy chưa một lần gặp Bác trong thực tế nhưng đã nghìn lần gặp Bác trong mơ, trong hoài vọng và lí tưởng cao đẹp nhất của mình. Khổ thơ thứ ba đã thể hiện nỗi niềm xúc động thiêng liêng của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác.
Mở Bài Viếng Lăng Bác Khổ 4 – Mẫu 14
Đoạn văn mẫu mở bài Viếng lăng Bác khổ 4 dưới đây sẽ là nội dung tham khảo cần thiết cho các em học sinh trong quá trình làm bài.
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn cho toàn thể nhân dân. Để rồi 7 năm sau, tháng 9 năm 1969, nhà thơ Viễn Phương vẫn bồi hồi thương nhớ Người và sáng tác lên bài thơ “Viếng lăng Bác”. Bài thơ thể hiện niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn sâu sắc của tác giả nói riêng, của toàn thể đồng bào Việt nói chung với vị lãnh tụ của dân tộc.
“Viếng lăng Bác” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ Viễn Phương. Bài thơ được in trong tập “Như mây mùa xuân” xuất bản năm 1976, gây ấn tượng bởi những cảm xúc chân thành và niềm thành kính, biết ơn của nhà thơ, của đồng bào miền Nam và nhân dân cả nước dành cho Bác. Khổ thơ kết thúc bài thơ là một dấu lặng kết thúc hành trình ấy, bộc lộ niềm lưu luyến của Viễn Phương khi tạm biệt Bác trở về miền Nam.
Đọc nhiều hơn 🌻 Mở Bài Mùa Xuân Nho Nhỏ 🌻 20 Đoạn Văn Ngắn Hay Nhất
Mở Bài Viếng Lăng Bác Khổ 1 2 – Mẫu 15
Tham khảo đoạn văn mẫu mở bài Viếng lăng Bác khổ 1 2 dưới đây để vận dụng hoàn thành tốt bài viết của mình.
Sinh thời Hồ Chí Minh vừa là một nhà văn, một nhà thơ vừa là một nhà hoạt động Cách mạng. Sự cống hiến của Người dành cho dân tộc Việt Nam là khôn kể. Chính sự hi sinh độ lượng ấy đã làm nên một Hồ Chí Minh sống mãi trong tâm trí hàng triệu người dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế để rồi bức tượng đài hùng vĩ về Người đã dần đi vào thơ ca một cách rất đỗi tự nhiên.
Có thi nhân viết về Bác với những công lao vĩ đại, cũng có những thi nhân đi sâu vào ca ngợi tài năng thơ ca, con người Bác còn Viễn Phương lại khác. Ông đã chọn cho mình một cách viết rất riêng. Đó là dòng cảm xúc của một lần tới lăng viếng Bác qua bài thơ “Viếng lăng Bác” mà trong đó hai khổ thơ đầu đã bộc lộ cảm xúc của tác giả lần đầu vào lăng viếng Bác.
Mở Bài Viếng Lăng Bác Khổ 2 3 – Mẫu 16
Với đoạn văn mẫu mở bài Viếng lăng Bác khổ 2 3 dưới đây, các em học sinh sẽ tham khảo cho mình những gợi ý hay khi làm bài.
Vào ngày mùng 2/9/1969, người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam – Hồ Chí Minh đã ra đi cùng với thế giới người hiền, nhà thơ Tố Hữu đã thay mặt đồng bào nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế viết lên những vần thơ thể hiện niềm kính yêu, tiếc thương vô hạn trước sự kiện lịch sử trọng đại này.
Bảy năm sau ngày mất của Bác, cảm xúc ấy vẫn còn vẹn nguyên trong lòng Viễn Phương – người con của miền Nam trong một dịp ra thăm miền Bắc vào lăng viếng Bác. Điều đó đã được nhà thơ ghi lại trong bài thơ “Viếng lăng Bác” (1976). Bài thơ là nỗi lòng của người con miền Nam lần đầu được ra thăm Bác, bồi hồi, xúc động. Tất cả được thể hiện rõ nét nhất ở khổ thơ thứ 2 và 3 của bài thơ.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Kết Bài Mùa Xuân Nho Nhỏ 🌟 20 Đoạn Văn Ngắn Hay Nhất
Mở Bài Viếng Lăng Bác Khổ 2 3 4 – Mẫu 17
Tham khảo dưới đây gợi ý viết mở bài Viếng lăng Bác khổ 2 3 4 giúp các em học sinh trau dồi và nâng cao kỹ năng viết.
Bác Hồ là người có công rất lớn đối với đất nước và con người Việt Nam. Sự ra đi của Bác để lại niềm tiếc thương chung cho toàn nhân loại. Bao năm trời kể từ lúc Bác ra đi, đồng bào ta vẫn luôn nhớ về Bác với những tình cảm chân thành nhất. Để bày tỏ tình yêu thương với người, nhà thơ Viễn Phương đã sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác nhân chuyến ra Hà Nội thăm lăng của Người.
Mặc dù Bác đã đi xa nhưng trong lòng của tất cả những người dân Việt Nam, Bác vẫn còn sống mãi. Và toàn thể nhân dân Việt Nam quyết định lưu giữ lại thi hài của Người để mỗi ngày lớp lớp cháu con được vào lăng để ngắm nhìn, thăm viếng Người.
Sau ngày hòa bình, non sông Việt Nam thu về một mối, trong số những người con vào lăng viếng Bác, có nhà thơ Viễn Phương. Quá xúc động, kính yêu, biết ơn, tự hào, đau xót trong những phút giây được ở bên Người, nhà thơ Viễn Phương đã viết bài thơ Viếng lăng Bác. Các khổ thơ 2, 3 và 4 trong tác phẩm đã thể hiện sâu sắc tình cảm ấy.
Gợi ý cho bạn ☔ Phân Tích Bài Thơ Con Cò ☔ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Mở Bài Viếng Lăng Bác Khổ 3 4 – Mẫu 18
Đoạn văn mẫu mở bài Viếng lăng Bác khổ 3 4 dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những ý văn dẫn dắt giới thiệu hay.
Thơ Viễn Phương bình dị, đằm thắm mang đậm tính cách Nam Bộ. Đến sau trong đề tài thơ về Bác do điều kiện, hoàn cảnh: là người con miền Nam, cầm súng ở ngoài tiền tuyến… nhà thơ Viễn Phương đã để lại bài thơ “Viếng lăng Bác” độc đáo, có sức cảm hóa sâu sắc bởi tình ý đẹp, bởi lời hay. Đặc biệt ở hai thơ cuối thể hiện sâu sắc và cảm động tinh thần kính yêu lãnh tụ và ý nguyện muốn được dâng hiến đời mình bồi đắp thêm cho vẻ đẹp của đất nước.
Mở Bài Viếng Lăng Bác 2 Khổ Cuối – Mẫu 19
Đón đọc đoạn văn mẫu mở bài Viếng lăng Bác 2 khổ cuối giúp các em học sinh hoàn thiện hơn và đạt kết quả cao cho bài viết.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng của biết bao thi nhân nổi tiếng và trong số rất nhiều tên tuổi nổi tiếng, Viễn Phương với bài thơ “Viếng lăng Bác” vẫn để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu đậm. Bài thơ là những tình cảm chân thành nhất, sâu nặng nhất của tác giả và đồng bào miền Nam dành cho vị Cha già kính yêu vĩ đại của dân tộc.
Viễn Phương viết bài thơ “Viếng lăng Bác” năm 1976, một năm sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất đồng thời cũng là thời điểm lăng chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành. Nhà thơ có dịp ra Bắc thăm lăng Bác Hồ với tâm trạng xúc động vô bờ bến, cũng chính điều này đã tạo nguồn cảm hứng để tác giả sáng tác bài thơ đầy xúc cảm này. Trong 2 khổ thơ cuối, tác giả đã bày tỏ nỗi niềm của mình thật súc động, gợi mở trong lòng người đọc những suy ngẫm sâu sắc.
Có thể bạn sẽ thích 🍃 Phân Tích Bài Thơ Ánh Trăng Của Nguyễn Duy 🍃 Những Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Mở Bài Viếng Lăng Bác Khổ Cuối – Mẫu 20
Tham khảo đoạn văn mở bài Viếng lăng Bác khổ cuối dưới đây để trau dồi những ý văn hay và sinh động khi viết bài.
“Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!”
(Trích “Bác ơi” – Tố Hữu)
Những vần thơ xúc động của nhà thơ Tố Hữu đã tái hiện thành công nỗi niềm xúc động cùng tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Viết về chủ đề này, tác giả Viễn Phương cũng đã từng bày tỏ cảm xúc của mình thông qua tác phẩm “Viếng lăng Bác”.
Bài thơ Viếng lăng Bác được viết vào năm 1976, khi nhà thơ vinh dụ được là một trong những đứa con miền Nam đầu tiên ra thăm viếng Lăng Bác. Tại đây, với lòng kính yêu Bác sâu sắc cùng với sự đau xót, lòng tiếc thương khi đứng trước lăng Người, Viễn Phương đã viết nên bài thơ với sự xúc động và nghẹn ngào không nói thành lời đành gửi cả vào thơ. Bài thơ được in trong tập thơ Như mây mùa xuân xuất bản năm 1978.
Viếng lăng Bác đã tái hiện thành công sự biết ơn cùng lòng thành kính chân thành, mãnh liệt của nhà thơ Viễn Phương khi từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Điều này đã được tác giả khắc hoạ đầy xúc động trong khổ thơ cuối khép lại thi phẩm.
Tiếp theo đón đọc 🌹 Cảm Nhận Bài Thơ Ánh Trăng 🌹 10 Bài Văn Mẫu Hay