Liên Hệ Mở Rộng Bài Chiều Tối (9+ Mẫu Hay Nhất)

Liên Hệ Mở Rộng Bài Chiều Tối ❤️ 9+ Mẫu Hay Nhất ✅ Bài Viết Tổng Hợp Các Bài Văn Mẫu Liên Hệ Mở Rộng Bài Chiều Tối.

Cách Liên Hệ Bài Chiều Tối Của Hồ Chí Minh

Hướng dẫn cho bạn những bước nhanh nhất để hoàn thành bài văn liên hệ mở rộng bài thơ “Chiều tối” của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

a. Mở bài:

  • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (giới thiệu tác giả, tác phẩm yêu cầu chính – tức là yêu cầu cơ bản trong vế đầu của đề).

b. Thân bài:

  • Yêu cầu cơ bản: Vế phân tích/cảm nhận/… vấn đề cần nghị luận ở tác phẩm.
  • Yêu cầu nâng cao: Tức là vế liên hệ, mở rộng trong đề mà thường là liên hệ với vấn đề trong các tác phẩm. Việc này để bình luận, nhận xét về một vấn đề nào đó về phương diện nội dung, nghệ thuật, tư tưởng, quan điểm, phong cách sáng tác của tác giả, điểm giống và khác của các tác phẩm cùng/khác giai đoạn văn học…

c. Kết bài:

  • Đánh giá chung lại vấn đề nghị luận.

=> Ví dụ: Liên hệ mở rộng tinh thần người chiến sĩ ở bài thơ “Chiều tối” và “Tây tiến”

a. Mở bài:

  • Giới thiệu 2 bài thơ cần liên hệ mở rộng đó là “Chiều tối” và “Tây tiến”
  • Liên hệ mở rộng về tinh thần của người chiến sĩ trong bài “Chiều tối” và “Tây tiến”
    • Tây Tiến của Quang Dũng khắc họa bức tranh về người lính Tây Tiến trong thời đầu kháng chiến chống Pháp.
    • Chiều tối của Hồ Chí Minh mang hình ảnh người bộ đội cụ Hồ dẫu bị xiềng xích nô lệ trói buộc nhưng tinh thần vẫn hướng về tự do trong kháng chiến. 

b. Thân bài:

  • Giống nhau:
    • Hai bài thơ đều khắc họa nên hình tượng những người chiến sĩ bất khuất, ý chí kiên cường vượt lên trên hiện thực khốc liệt để mang đến cho đất nước sự tự do.
    • Luôn yêu đời, nhìn nghịch cảnh với lăng kính lạc quan, không bị khuất phục trước khó khăn, dùng thử thách làm bước đệm để vươn tới ngày mai.
    • Yêu thiên nhiên và con người lao động, những người chiến sĩ không cứng nhắc, vô cảm mà luôn biểu lộ tinh thần lãng mạn ấy một cách mạnh mẽ.
  • Khác nhau:
    • Tây tiến:
      • Thể hiện tinh thần của người chiến sĩ được hiện ra với hai sắc thái bi tráng và là lãng mạn. Thể lực tuy đã hao kiệt nhưng ý chí vẫn vững vàng, kiên trung.
      • Phong cách thơ phóng khoáng, lãng mạn, hào hoa của Quang Dũng cũng đã lột tả gần như đầy đủ hình ảnh những người lính xuất thân từ Hà Nội phồn hoa.
    • Chiều tối:
      • Cho thấy tinh thần thép vượt qua mọi xiềng xích khổ sai của Bác. Bất chấp cả thân thể và tinh thần đều kiệt quệ rã rời, Bác vẫn chưa một lần chùn bước.
      • Phong cách thơ giản dị, mộc mạc kết hợp với sử dụng các bút pháp cổ điển – hiện đại kết hợp với chất thép – chất tình đã khắc họa nên một anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp thực thụ. 

c. Kết bài:

  • Cả hai bài thơ đều để lại cho những thế hệ sau bài học về tinh thần yêu nước, về những chiến sĩ kháng chiến một cách nhân văn.

Mời bạn tham khảo 🌸 Dàn Ý Chiều Tối  🌸 chi tiết để viết bài văn liên hệ mở rộng!

Chiều Tối Liên Hệ Với Bài Nào

Dưới đây là các bài thơ, đoạn thơ, câu thơ mà bạn có thể sử dụng để thêm vào bài văn liên hệ mở rộng bài thơ “Chiều tối”, xem ngay nhé!

  • Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan

“Lom khom dưới núi tều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

  • Chiều Hôm Nhớ Nhà – Bà Huyện Thanh Quan

“Gác mái ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng mục tử lại cô thôn”

  • Buổi chiều lữ thứ – Bà Huyện Thanh Quan

“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”

  • Truyện Kiều – Nguyễn Du

“Chim hôm thoi thót về rừng”.

  • Tràng giang – Huy Cận

“Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”.

  • Độc tọa Kính Đình sơn – Lí Bạch

“Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ hàn”

  • Giang tuyết – Liễu Tông Nguyên

“Thiên sơn điểu phi tuyệt”

=> Liên hệ mở rộng câu thơ “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ” trong bài “Chiều tối”.

  • Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu

“Bạch vân thiên tải không du du”
(Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay – Tản Đà dịch)

=> Liên hệ mở rộng câu thơ “Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không” trong bài “Chiều tối”.

  • Truyện Kiều – Nguyễn Du

“Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.”

=> Liên hệ mở rộng hình ảnh cô thiếu nữ trong câu thơ “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc” trong bài “Chiều tối”.

“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

=> Liên hệ mở rộng nghệ thuật tạo điểm nhấn với từ “Hồng” trong bài “Chiều tối”.

  • Bác ơi – Tố Hữu

“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”

Xem thêm 🌸 Sơ Đồ Tư Duy Chiều Tối 🌸 dễ nhớ!

Những Mẫu Liên Hệ Mở Rộng Bài Chiều Tối Hay Nhất

SCR.VN đã tuyển tập và biên soạn những bài văn liên hệ mở rộng bài thơ “Chiều tối” hay nhất gửi tặng quý vị đọc giả:

Liên Hệ Tác Phẩm Chiều Tối Đặc Sắc

Tham khảo bài văn liên hệ mở rộng bài thơ “Chiều tối” đặc sắc mà SCR.VN chia sẻ bên dưới nhé!

Một con người yêu đời say mê cuộc sống bao giờ cũng nhạy cảm trước thời gian. Và đối với Hồ Chí Minh cũng vậy, hình ảnh không gian và thời gian đã được cụ thể hóa khiến người đọc như được hòa mình vào bức tranh thiên nhiên sống động của tự nhiên và con người trong tác phẩm Chiều tối. Dù cho lâm vào cảnh tù đày nhưng hiện thực ấy vẫn không thể làm lụi tắt đi ngọn lửa cách mạng cũng như tâm hồn rộng mở của Bác trước nhịp sống cuộc đời.

Bài thơ mở đầu bằng bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà trên đường Bác bị giải lao. Chỉ vài nét chấm phá, hai câu đầu của bài thơ đã để lại một tiểu hoạ về cảnh thiên nhiên vùng sơn cước ở thời điểm “chiều tối”.

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

Thiên nhiên hiện lên với hai nét chấm phá: cánh chim và áng mây mang màu sắc cổ thi rõ nét. Hai hình ảnh ấy tạo nên bầu không gian khoáng đãng, cao rộng, thể hiện điểm nhìn lên của tác giả “luôn ngẩng cao đầu trong hoàn cảnh tù đày”. Buổi chiều ấy dường như ta đã bắt gặp đâu đó trong thơ xưa:

“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà”

hay

“Chiều tà bảng lảng bóng hoàng hôn”
(Bà Huyện Thanh Quan).

Cánh chim và chòm mây vốn là những thi liệu rất quen thuộc trong thơ cổ thường dùng để miêu tả cảnh chiều tối như một bút pháp miêu tả thời gian. Lý Bạch trong bài thơ Độc tọa Kính Đình san cũng đã từng viết:

“Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn
(Chim trời bay đi mất
Mây lẻ trôi một mình)”

Điều mới mẻ ở đây là nếu như trong thơ cổ, cánh chim thường bay về chốn vô tận vô cùng, vô định, gợi cảm giác xa xăm, phiêu dạt, chia lìa, mang cái buồn thương u uẩn thì cánh chim trong thơ Bác lại gần gũi yêu thương hơn bao giờ hết. Nó chỉ là cánh chim tìm về tổ ấm sau một ngày dài mỏi mệt kiếm ăn. Cái hay nằm ở chỗ, nhìn cánh chim bay mà thấy được “quyện điểu”, thấy được trong dáng bay của cánh chim có sự mỏi mệt của nó. Nghĩa là nhà thơ nhìn thấy được sự vận động bên trong của cánh chim kia. Đây chính là tình cảm nhân đạo của Hồ Chí Minh. Cái nhìn ấy thể hiện tình cảm nhân ái bao la của Người đối với cảnh vật . Đúng như Tố Hữu đã từng viết:

“Bác ơi tim Bác mênh thống thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”.

Qua đó ta thấy thêm một nét nghĩa mới: người tù dường như cũng đồng cảm với cánh chim kia, Người như cũng muốn được dừng chân sau một ngày đày ải:

“Năm mươi ba cây số một ngày
Áo mũ dầm mưa rách hết giày”.

Cùng với “Quyện điểu quy lâm”, là “Cô vân mạn mạn”. Bài thơ dịch khá uyển chuyển, nhưng đã làm mất đi vẻ lẻ loi, trôi nổi, lững lờ của đám mây. Người dịch đã bỏ sót chữ “cô” và chưa thể hiện được hết nghĩa của hai từ láy “mạn mạn”. Căn cứ vào phần nguyên âm ta thấy, hình ảnh đám mây cô đơn, lẻ loi đang chầm chậm trôi qua bầu trời. Nó không chỉ làm cho bầu trời thêm cao, thêm khoáng đãng mà còn gợi lên nỗi buồn bâng của người tù trên đất khách quê người. Nhưng buồn mà không bi lụy, không hiu hắt như trong thơ cổ điển.

Mặc dù câu thơ dịch: “Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không” chưa được sát nghĩa nhưng dù sao cũng thấy cái hay riêng của nó. Chòm mây trôi nhẹ nhàng, nhàn tản như chính tâm hồn người tù chiến sĩ ung dung tự tại , bị giải tù mà như đang thưởng ngoạn cảnh trời chiều và thả tâm hồn thi sĩ chứ không còn là cảnh tù đày mệt mỏi nữa. Qua đó ta thấy tác giả không hề để lộ cái mệt mỏi, cô đơn của chính mình. Đó chính là tinh thần thép vĩ đại của người tù – thi sĩ Hồ Chí Minh.

Nhìn chung, hai câu đầu bài thơ có phảng phất nỗi buồn của lòng người, của tâm trạng người tù nhưng cảnh buồn mà không chút bi lụy. Th.s Nguyễn Đức Hùng nhận xét rằng “Những buổi chiều như vậy, đâu có thiếu trong văn chương cổ kim; nhưng nếu cảnh ấy qua cái nhìn của một Lý Bạch tiêu diêu, một Khuất Nguyên u uất chắc chắn sẽ đầy ảm đạm, thê lương. Còn ở đây, nếu không rõ xuất xứ, nhiều người sẽ lầm tưởng “Mộ” là bài thơ của thời Thịnh Đường”

Cảnh chiều tà nơi vùng sơn cước có chút hiu hắt vắng lặng gợi lên cái bâng khuâng man mác trong lòng người đọc nhưng sự biến chuyển của hai câu sau nhanh chóng xóa đi cái hiu hắt vốn có của núi rừng. Đó chính là lúc mà đôi mắt yêu thương và trái tim nhân ái bao la của Người bắt gặp vẻ dẹp của con người lao động:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

Sinh thời Hồ Chí Minh chỉ có một ao ước lớn:“Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Nghĩa là ao ước của Người luôn hướng về nhân dân, nhân dân ở đây không chỉ hiểu là dân tộc Việt Nam ta mà còn là nhân dân cần lao trên thế giới. Đó chính là tinh thần nhân đạo cao cả của Quốc tế cộng sản.

Câu thơ nguyên bản“Sơn thôn thiếu nữ” dịch là “Cô em xóm núi” đứng trên bình diện nghĩa của từ thì không có gì sai. Nhưng câu thơ dịch đã không thể hiện được cái nhìn trân trọng của nhân vật trữ tình đối với con người; giọng điệu trang trọng của câu thơ nguyên tác không hiện diện trong lời thơ dịch.

Người phụ nữ đã nhiều lần có mặt trong thơ chữ Hán, nhưng phần lớn họ đều thuộc giới thượng lưu hoặc chí ít cũng gần gũi với giới thượng lưu. Phần lớn người phụ nữ trong cổ thi đều mang nỗi buồn thương man mác vì chiến tranh sinh ly tử biệt hay lỡ dỡ tình duyên, Vương Xương Linh đời Đường từng viết Khuê oán:

“Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,
Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu.
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,
Hối giao phu tế mịch phong hầu.”

Dịch thơ

“Cô gái phòng the chửa biết sầu
Ngày xuân trang điểm dạo lên lầu
Đầu đường chợt thấy tơ xanh liễu
Hối để chồng đi kiếm tước hầu.”

Cái mới ở đây là cũng viết về hình ảnh người phụ nữ nhưng thơ Bác lại viết về người dân lao động với cái nhìn trân trọng yêu thương mang niềm vui của tấm lòng nhân đạo. Hai chữ “thiếu nữ” gợi lên vẻ trẻ trung, tươi tắn của cô gái cùng với hoạt động xay ngô đã làm hiện lên vẻ đẹp khỏe khoắn, nhịp nhàng trong lao động. Hình ảnh này đã làm xôn xao cả buổi chiều cô quạnh mang đến cho bức tranh thơ sức sống và niềm vui lan tỏa.

Có lẽ cũng chính vì vậy mà có một nhà phê bình nào đó từng nhận xét rằng “Không rõ trước Hồ Chí Minh đã có một “sơn thôn thiếu nữ” thực sự là người lao động bước vào thế giới của nàng thơ hay chưa? Chỉ biết rằng việc đặt hình ảnh “sơn thôn thiếu nữ”ở vị trí trung tâm của bức tranh phong cảnh chiều tối đã làm cho bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh về cuộc sống con người. Sự chuyển đổi ấy thể hiện một khuynh hướng vận động của hình tượng thơ và quan điểm nhân sinh của Bác.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Hồ Chí Minh cũng gắn bó với cuộc sống con người nơi trần thế đặc biệt là cuộc sống nhân dân lao động”.

Tính hiện đại ở đây nữa chính là nghệ thuật biểu hiện. Tài hoa của Người là ở chỗ tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh chiều tối mà không phải dùng đến một tính từ chỉ thời gian nào. Cả bài thơ không hề có chữ tối nào cả mà người đọc vẫn nhận ra chữ tối. Người dùng ánh lửa đỏ để thể hiện thời gian (trời có tối mới nhìn thấy lò than rực hồng).

Hơn nữa, người đọc còn cảm nhận được bước đi của thời gian từ chiều đến tối. Cô gái xay ngô từ khi trời còn ánh sáng; xay xong thì trời đã tối. Điệp ngữ liên hoàn (điệp ngữ vòng) “ma bao túc – bao túc ma hoàn” đã cho ta cảm nhận được thời gian đang vận động đang xoay theo từng vòng quay của cối xay ngô. Phải chăng Hồ Chí Minh đã có một phát hiện mới trong bút pháp tả thời gian.

Rõ ràng, ngay cả khi tả cảnh chiều tối, thơ Hồ Chí Minh vẫn có sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng. Vòng quay của chiếc cối chấm dứt, công việc kết thúc (bao túc ma hoàn) thì lò than cũng vừa đỏ (lô dĩ hồng), ánh lửa đỏ ấm nồng xuất hiện thật bất ngờ, tỏa sáng vào đêm tối xua tan đi cái lạnh lẽo hiu hắt của núi rừng. Đó cũng là lúc mà cô gái kia được quây quần bên mâm cơm ấm cúng của gia đình.

Chữ “hồng” nằm ở cuối bài thơ nhưng có một vị trí đặc biệt. Trong nghệ thuật Đường thi, chữ hồng được xem là nhãn tự là con mắt thần. Nó tạo nên cái thần thái đặc biệt cho bài thơ. Hoàng Trung Thông nhận xét rằng: Với một chữ “hồng”, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề đã diễn ra trong ba câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay xong ngô tối.

Chữ “hồng” trong nghệ thuật thơ đường người ta gọi là “con mắt thơ” (Thi nhãn hoặc là nhãn tự (chữ mắt nó sáng bùng lên, nó căn lại, chỉ một chữ thôi với hai mươi bảy chữ khác dẫn đầu nặng đến mấy đi chăng nữa. Với chữ “hồng” đó có ai còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhọc nhằn nữa đâu, mà chỉ thấy màu đỏ đã nhuốm lên cả bóng đêm, cả thân hình, cả lao động của cô gái đáng yêu kia. Đó là màu đỏ tình cảm Bác.

Như vậy chữ “hồng” rất xứng đáng là “ông thánh thứ hai mươi tám” của bài thơ. Ánh hồng ấy không chỉ tỏa ra từ chiếc bếp lửa bình dị của một “sơn thôn thiếu nữ” mà chủ yếu được tỏa ra từ tấm lòng nhân ái, tinh thần lạc quan của Hồ Chí Minh. Về nét nghĩa khác, chữ “hồng” còn là biểu hiện của cuộc vận động từ bóng tối ra ánh sáng. Thơ Hồ Chí Minh bao giờ cũng vậy, luôn hướng về ánh sáng. Trong bài thơ Tảo giải, chữ Hồng ấy cũng đã từng xuất hiện:

“Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tàn sớm sạch không”

Chữ hồng ấy với chữ hồng trong Chiều tối có cùng một nét nghĩa là chỉ ánh sáng, chỉ niềm vui, sự lạc quan của người tù. Con đường cách mạng Việt Nam cũng vậy đi từ trong đêm trường nô lệ, đi trong chông gai để đến với con đường vinh quang.

“Đầu tường sớm sớm vầng dương mọc,
Chiếu cửa nhà lao, cửa vẫn cài;
Trong ngục giờ đây còn tối mịt,
Ánh hồng trước mặt đã bừng soi.”
(Trích nhật ký trong tù)

Thành công của bài thơ chính là yếu tố cổ điển kết hợp với hiện đại, giữa tâm hồn thi sĩ và tinh thần thép của người tù cách mạng. Bài thơ đã làm người đọc xúc động trước tình cảm nhân ái bao la của người tù chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh dù trong hoàn cảnh tù đày nơi đất khách quê người nhưng Người vẫn vượt lên trên tất cả mọi sự khổ đau, đọa đày vè thể xác để đưa đến cho người đọc những vần thơ tuyệt bút.

Qua bài thơ ta càng hiểu, càng yêu hơn lãnh tụ Hồ Chí Minh của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Xin được mượn bốn câu thơ của nhà thơ Tố Hữu thay cho lời kết:

“Lại thương nỗi đọa đày thân Bác
Mười bốn trăng tê tái gông cùm
Ôi chân yếu, mắt mờ tóc bạc
Mà thơ bay cánh hạc ung dung”

Sưu tập mẫu 🌸 Mở Bài Chiều Tối Hồ Chí Minh 🌸 hấp dẫn!

Liên Hệ Mở Rộng Bài Chiều Tối Xuất Sắc

Gợi ý cho bạn bài văn liên hệ mở rộng bài thơ “Chiều tối” xuất sắc nhất, xem thêm bên dưới:

Cách đây hơn một thế kỉ về trước, khi đất nước Việt Nam-máu mủ ruột thịt của ta bị xâm lăng, thanh niên 21 tuổi Nguyễn Tất Thành với trái tim mang nặng nỗi đau mất nước quyết xa tổ quốc, quê hương:

“Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre”
(Trích: Người đi tình hình của nước – Chế Lan Viên)

Hơn ai hết, Chế Lan Viên hiểu thế nào là nỗi lòng của một vị lãnh tụ và hiểu thế nào là những hy sinh. Trên suốt con đường in dấu chân Người đều là những khó khăn, vất vả, nhưng có lẽ chuyến chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo đóng vai trò như một mảnh ghép quan trọng để Bác hoàn thiện nên tập thơ “Nhật kí trong tù”. Và “Chiều tối” mang vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên con người, ý chí vượt lên trong hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ:

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

Bài thơ ra đời năm 1942, với hình tượng thơ vận động rất khỏe khoắn, một tâm hồn, một tấm lòng con người Việt Nam đẹp, sáng chói. “Chiều tối” là một đề tài quen thuộc trong văn chương. Khung cảnh chiều tối thường dễ sinh tình là vì thế, buổi chiều đã đi vào bao áng thơ cổ, tạo nên những vần thơ tuyệt tác.

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

Thơ chiều thường mang một vẻ buồn đìu hiu, hoang vắng, tàn tạ của thòi gian. Chỉ bằng vài nét chấm phá của bút pháp ước lệ tượng trưng, tác gỉả đã dựng nên bức phông nền lớn cho cảnh chiều.

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ”

“Cánh chim” và “chòm mây” là hai hình ảnh rất quen thuộc trong thơ xưa và nay. Nó biểu tượng cho không gian và thời gian, thổi hồn vào bức tranh. So với thơ cổ, trong thơ thường có bút pháp chất liệu cổ điển: Thiên nhiên thường chỉ được phác họa bằng vài nét chấm phá, không tả thường chỉ gợi nhưng đã đủ tạo nên linh hồn của vật. Nếu trong ca dao xưa có câu:

“Chim bay về núi tối rồi”

Trong truyện cổ Nguyễn Du:

“Chim hôm thoi thóp về rừng
Đóa trà my đã ngậm trăng nửa vành”
(Truyện Kiều)

Thì trong thơ Hồ Chí Minh, Người đã vận dụng chất liệu thi cổ ấy vào trong bức tranh của mình một cách vô cùng độc đáo. “Cánh chim” của Bác không phải cánh chim bay vào cõi hư vô, thoát tục lánh đời mà với Bác, về rừng tức là về với tổ ấm thân thương, có mục đích rõ ràng. Và áng mây lẻ loi “mạn mạn” kia cũng là đang trôi trên bầu trời tự do.

Thơ Bác khoan thoai, nhẹ nhàng, không dữ dằn, hình như có một sự ung dung thanh thản. Ngoài vẻ đẹp cổ điển trên ta còn thấy màu sắc hiện đại trong từng vần thơ Người: Rõ ràng là đang có sự tương đồng giữa người và cảnh vật. Đằng sau bức tranh thiên nhiên là hình ảnh người tù đang mệt mỏi, không mệt mỏi sao được khi bị giải đi nhiều như thế trên con đường nơi đất khách quê người:

“Gà gáy một lần đêm chửa tan
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn
Người đi cất bước trên đường thẳm
Rát mặt, đêm thu trận gió hàn.”
(Tảo giải)

14 tháng 30 nhà lao, những đêm nằm trằn trọc không ngủ:

“Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.”

Lo việc nước, những trận gió thu thổi nóng rát mặt, Người thật sự đang bị bủa vây. Bằng tâm hồn nhạy cảm tinh tế, Bác như cảm nhận được sự mệt mỏi đang đè nặng trên đôi cánh yếu ớt đó, bóng dáng bé nhỏ tội nghiệp, đơn chiếc. Tính nhân đạo, tấm lòng bao la thương cảm khiến Tố Hữu phải thốt lên:

“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người.”

“Chòm mây” rất tiếc trong thơ dịc đã làm mất đi sự cô đơn lẻ loi nhưng vẫn toát lên được dáng vẻ lững lờ, chất chứa nỗi niềm khoảng trời trong trẻo, mênh mông, tĩnh lặng. Hình ảnh tương phản giữa “cô vân” và “thiên không” tạo lên không gian mênh mông, rợn ngợp. Đang có một con mắt luôn dõi theo cánh chim và chòm mây mong ngóng hướng về tổ quốc, đất nước, quê hương. Người tù đang bị gông chặt bằng xiềng xích nhưng quả thực rất tự do về tinh thần:

“Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao”

Đó mới thấy được phong thái ung dung, lạc quan, mang đậm “chất thép” trong phong cách của Người:

“Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.”

Bác đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến đấu, cảm hứng tích cực lan tỏa đến anh chị em đồng bào dân tộc Việt Nam. Người luôn biến cái tầm thường thành thú vui tiêu khiển tạm quên đi cái khó nhọc gian truân trước mắt, hướng về Tổ quốc, hướng về tuơng lai. Chỉ với hai câu thơ thôi, ta thấy rõ được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, bút pháp chấm phá mà Bác sử dụng vô cùng khéo léo, tài tình; hiện lên một thế giới thực, chỉ đơn giản, bình dị như là chim, là mây thôi nhưng ẩn sâu trong đó là cả chiều sâu tâm hồn Bác, lòng yêu sự sống, cảm quan nhân đạo.

Đến với hai câu thơ sau không còn là hình ảnh thiên nhiên nữa mà con người tràn đầy sức sống, trẻ trung, khỏe khoắn xuất hiện:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

“Xóm núi” là hình ảnh giản dị biểu tượng cho sự sống bình yên của con người. Xóm núi như đẹp hơn ấm áp hơn với hình ảnh người thiếu nữ và vẻ đẹp trẻ trung, đầy sức sống trong tư thế lao động (xay ngô) đã trở thành tâm điểm bức tranh. Người phụ nữ ấy khác hẳn với hình tượng thiếu nữ trong thơ xưa. Không sống trong cảnh “phòng khuê khép kín” không “cầm, kì, thi, họa” mà lại gắn liền với công việc lao động bình dị đời thường. Người “Sơn thôn thiếu nữ” ấy xuất hiện như là tâm điểm cho bức tranh sáng ngời.

Con người không còn bị mất hút trước cảnh vật như “Qua đèo ngang” của bà Huyện Thanh Quan; không mang nặng nỗi niềm hoài cổ sầu muộn:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.”

Trái ngược hẳn với cảm giác bé nhỏ, tội nghiệp, cô đơn như mất hút trong không gian ấy là thiên nhiên đang làm nền cho thiếu nữ. Với điệp ngữ “Ma bao túc” “bao túc ma hoàn” đã thể hiện trọn vẹn bài thơ là sự vận động thời gian. Con người này không phải là ẩn sĩ sống chui lủi vào thiên nhiên để lánh xa trần thế mà cô gái ấy là con người của cuộc đời.

“Tối” không xuất hiện trong thơ Hồ Chí Minh nhưng người đọc vẫn cảm nhận được vì điệp khúc “bao túc ma hoàn”. Điệp khúc diễn tả vòng quay của cối cứ xoay, thời gian cứ trôi, trời tối dần. Chữ “Hồng” nằm ở cuối bài thơ người ta gọi nó là nhãn tự bài thơ (chữ có mắt) thật đặc sắc, độc đáo.

Một chữ thôi nhưng cũng làm bài thơ trở nên đẹp ấm áp hơn, xua tan đi lạnh lẽo của buổi chiều nhấn chìm sự mệt mỏi nặng nề cuối ngày. “Với một chữ Hồng, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, uể oải, vội vã.” (Hoàng Trung Thông).. “

Ánh hồng không chỉ tỏa ra từ bếp lửa mà còn tỏa ra từ tấm lòng nhân ái, tinh thần lạc quan của người tù cách mạng.. Từ tư tưởng đến hình tượng thơ luôn có sự vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.” (Nguyễn Đăng Mạnh)

Cả bài thơ là bức tranh chân dung tinh thần tự hoãn Hồ Chí Minh, vẻ đẹp người chiến sĩ cách mạng cộng sản đầy bản lĩnh ý chí, kiên cường, mạng mẽ không phải chỉ đến thời nay mới có mà đó là cả một bài ca mà dân tộc Việt Nam đã hát suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Một cảnh tượng vô cùng xúc động về Bác mà Chế Lan Viên ghi lại “Người đi tình hình của nước”

“Luận cương đến Bác Hồ và người đã khóc
Lệ Bác rơi trên chữ Lenin
Bốn bức tường lặng im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin.”

Quan niệm Hồ Chí Minh: “Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận, anh, chi, em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Bác khẳng định nặng nề sức vẻ vang của nhà văn, nhà thơ, chúng ta không chỉ trực tiếp chiến đấu trên thương trường là “gươm kề cổ” là “súng kề vai” là “thân sống chỉ coi còn một nửa” mà thơ ca là nhịp đập trái tim, những nhà văn nhà thơ yêu nước vẫn có thể dùng chính thế mạnh của mình để kêu gọi ủng hộ cách mạng.

Khát vọng xuống đường để chiến đấu bảo vệ tổ quốc đó là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam để rồi những câu nói bất hủ bây giờ vẫn còn được lưu ở bảo tàng lịch sử:

“Tôi muốn cưỡi con sóng mạnh
Đạp luông sóng dữ
Chém cá kình ở biển đông
Đánh đuổi quân Ngô rửa vết nhơ nô lệ .”
(Triệu Thị Trinh)

Chỉ để bảo vệ Tổ quốc:

“Cha ông ta từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời
Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa
Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời
Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ .”
(Tổ quôc bao giờ đẹp thế này chăng)

Cho đến thời kì mà con người ta hơn một lần trăn trở day dứt “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa sả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù..”. Đấy là trạng thái của một dân tộc, một đất nước khi giặc ngoại xâm đến sau này trở thành ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh là dân tộc ta được độc lập, nước ta được tự do. Từ thời chống Pháp:

“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

Đến thời chống Mĩ:

“Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng .”

Và thời bình câu hát của Trịnh Công Sơn vẫn làm bao trái tim thổn thức:

“Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa tôi sẽ là một đóa hướng dương
Là người tôi sẽ chết cho tổ quốc quê hương.”

Một tác phẩm sinh ra không phải là bông hoa đẹp để người ta ngắm mà còn là giá trị văn học sâu sắc, cốt lõi về thẩm mĩ. Trong cuộc sống hối hả, sống không chỉ cho mình mà còn cho tổ quốc, những khat vọng như này mới thật đẹp thật đáng quý biết bao.

Mỗi một tác phẩm văn học đều mang hình hài một chiếc lá thả mình vào dòng chảy triền miên của thơi gian. Chỉ với 28 từ, rất ngắn gọn súc tích thôi nhưng đã cho ta thấy hình ảnh một người tù hiên ngang, tinh thần “thép” mãnh liệt, niềm tin ý chí không bao giờ lụi tàn qua thời gian.

Để khép lại bài liên hệ mở rộng 1 cách thú vị, bạn có thể tham khảo mẫu 🌸 Kết Bài Chiều Tối (Mộ) 🌸 đặc sắc!

Liên Hệ Mở Rộng Chiều Tối Ấn Tượng

Nếu vẫn chưa biết cách viết bài văn liên hệ mở rộng bài thơ “Chiều tối”, bạn có thể xem thêm mẫu ấn tượng sau đây:

Đi khắp non cao và núi hiểm,
Nào ngờ đường phẳng lại khó qua;
Núi cao gặp hổ rút cục vẫn không việc gì,
Đường phẳng gặp người lại bị bắt!
(Đường khó khăn)

Hồ Chí Minh đã viết những câu thơ này khi bị bắt giam tại nhà lao Tưởng Giới Thạch, trong thời gian đó, Bác đã sáng tác tập thơ “Nhật kí trong từ” ghi lại những gian khổ, khó khăn mà mình đã trải qua. Nhưng dù có khó khăn, đày đọa, ở người chiến sĩ cách mạng ấy vẫn ngời sáng một niềm tin và ý chí cách kiên cường. Tinh thần thép này được thể hiện ở rất nhiều tác phẩm trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến là “Chiều tối”. Đọc bài thơ, ta thấy được nét hiện đại và cổ điển cùng với vẻ đẹp tâm hồn của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Bài thơ “Mộ” (Chiều tối) là bài thơ thứ 31 trong tập thơ “Nhật kí trong từ” gồm 134 bài thơ. Bài thơ được sáng tác trên đường bị giải từ nhà lao Tĩnh Tây tới nhà lao Thiên Bảo, trong một buổi chiều tối tại một vùng rừng núi bao quanh. Trong thơ vừa có nét cổ điển mà ta vẫn thường bắt gặp trong thơ Đường, cũng vừa có nét hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.

Trước tiên nét cổ điển của bài thơ được thể hiện qua hai câu thơ đầu:

Cảnh chiều tối vốn là một cảnh quen thuộc trong thơ cổ, nhiều nhà thơ đã chọn khung cảnh buổi chiều tối, khi ánh mặt trời vừa tắt để thể hiện tâm trạng buồn man mác của mình. Trong bài thơ “Cảnh ngày hè”, buổi chiều tối với Nguyễn Trãi là ánh dương còn sót lại trên “lầu tịch dương”: “Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”, Lý Bạch xưa cũng từng lấy hình ảnh cánh chim và chòm mây để vẽ lên bức tranh chiều tối:

“Chúng điều cao phi tận
Cô văn độc khử nhận
(Chim bay vút bay hết
Mây lẻ đi một mình)
(Độc tọa kính Đình Sơn_Lý Bạch)

Hay trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan, ta cũng nhiều lần bắt gặp bức tranh thiên nhiên lúc chiều tà nơi đèo núi “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà” hay “Chiều tà lảng bảng bóng hoàng hôn”. Hay trong “Tràng Giang”, Huy Cận cũng dùng hình ảnh cánh chim nghiêng để diễn tả khoảnh khắc ngày tàn: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc/Chim nghiêng cánh nhỏ: bỏng chiều sa”.

Nếu như trong thơ cổ, cảnh chiều thường gợi một cảm giác buồn mênh mông, vô định thì trong thơ Bác, cảnh chim và chòm mây dưỡng như thể hiện rất rõ tâm trạng của con người gửi gắm trong đó. Cánh chim “mỏi” hay chính người tù đang cảm thấy mỏi mệt sau một ngày dài bị đày lao, đi những chặng đường dài. Hành trình tìm một nơi chốn nghỉ ngơi sau một ngày dài kiếm ăn vất vả phải chăng chính là niềm mong mỏi của Bác có một chốn nghỉ chân khi buổi chiều đã dần buông xuống.

Hồ Chí Minh dường như thấy được chuyển động bên trong của cảnh vật, từ “cánh chim mỏi” đến chòm mây “lẻ loi”. Bút pháp cổ điển chấm phá, hình ảnh ước lệ tượng trưng là hình ảnh ta vẫn thường bắt gặp trong thơ cổ, nay đã được thể hiện rất xuất sắc trong thơ Bác. Qua đó, ta thấy được bức tranh thiên nhiên núi rừng rộng lớn, thoáng đãng, đồng thời thấy được tình yêu thiên nhiên của Bác, dù cho có mỏi mệt nhưng tầm mắt vẫn hướng lên trời cao với một tư thế hiên ngang để cảm nhận sức sống của từng cảnh vật.

Nếu như ở hai câu thơ đầu, Hồ Chí Minh bằng bút pháp cổ điển đã dựng lên một bức tranh thiên nhiên vào buổi chiều tối, đồng thời phần nào thể hiện tâm trạng của người tù cách mạng thì ở hai câu thơ cuối bằng nét vẽ hiện đại, nhà thơ đã tập trung làm nổi bật bức tranh cuộc sống con người mà trung tâm của bức tranh ấy chính là vẻ đẹp của người lao động bình dị:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lỗ dĩ hồng”
(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng)

Bức tranh thiên nhiên đã không còn vẻ buồn, u tối, lạnh lẽo mà trở nên sinh động hơn, có sức sống hơn, ấm áp hơn. Bức tranh cảnh vật đã nhường chỗ cho bức tranh cuộc sống con người, thời gian đã có sự chuyển biến từ chiều sang tối mặc dù trong câu thơ không hề có một chữ “tối” nào được nhắc đến.

Hai câu thơ là vẻ đẹp hiện đại của bức tranh sinh hoạt bình dị, trung tâm bức tranh là cô em gái xóm núi đang thực hiện công việc hàng ngày là “xay ngô tối”, công việc vất vả, nặng nhọc nhưng ta lại cảm nhận được niềm vui, sự hăng say của người lao động khi thực hiện công việc đó.

Hình ảnh “lò than đã rực hồng” đã thể hiện sự vận động của thời gian, từ tối chuyển sang đêm. Chữ “hồng” ở cuối bài chính là nhãn tự của bài thơ, vừa gợi lên sự ấm áp, vừa gợi một nét tươi sáng, ở thời điểm sáng tác bài thơ, ta có thể xem như đây là cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng hay chính là thắng lợi của cách mạng.

Trong nhiều bài thơ khác, Bác cũng từng nhắc về chữ hồng”, điều này thể hiện một tinh thần lạc quan, luôn hướng về ánh sáng:

“Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tân sớm sạch không”
(Tảo giải)

hay:

“Đầu tường sớm sớm vầng dương mọc
Chiếu cửa nhà lao, cửa vẫn cài
Trong ngục giờ đây còn tối mịt
Ánh hồng trước mặt đã bừng soi”

Thành công của Bác chính là việc kết hợp hài hòa chất cổ điển và nét hiện đại trữ tình, giữa tâm hồn thơ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và tâm hồn của một người lính cách mạng kiên cường, lạc quan, luôn tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Tác phẩm “Chiều tối” đã thể hiện rất rõ tài hoa của Người cũng như tâm hồn đẹp, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, chính vì nét đẹp sáng ngời trong tâm hồn Bác mà Tố Hữu đã từng viết:

“Bác ơi tim Bác mênh mông thể
Ôm cả non sông trọn kiếp người”

Những vần thơ của Bác sẽ vẫn sống mãi trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam thể hệ bây giờ và cho mãi về sau.

Những bài văn 🌸 Nghị Luận Chiều Tối 🌸 hay nhất!

Liên Hệ Chiều Tối Hay Nhất

Bạn có thể tham khảo mẫu bài văn liên hệ mở rộng bài thơ “Chiều tối” hay nhất bên dưới để biết cách làm nhé!

Nhật ký trong tù là tên tập thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác, khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm trong nhà tù Trung Quốc, từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943. Cuốn nhật ký bằng thơ này ghi lại biết bao điều Người đã chứng kiến và tâm tư của Người trong “mười bốn trăng tê tái gông cùm” ấy. Một trong những bài thơ tức cảnh hay nhất của tập thơ này phải kể đến bài Chiều tối (Mộ):

“Chim mỏi cánh về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”

Nguyên tác là:

“Quyện điểu quy lâm tầm tức thụ
Có vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”

Dựa vào thứ tự trong tập thơ “Chiều tối” được sáng tác sau ngày nhà thơ bị bắt không bao lâu. Bài thơ thể hiện cảm xúc của Người trong một lần trên đường bị giải đi, lúc trời sắp tối, giữa một miền núi.

Chiều tối (Mộ) là thời điểm ánh sáng, ban ngày gần tắt hẳn. Lúc này, chân trời bị khuất lấp bởi cây rừng và đá núi nên chút ánh sáng còn lại của phút giây ngày sắp hết có thể thấy được trên đỉnh trời. Do đó, nhà thơ đã đưa mắt lên thật tự nhiên:

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”

Tạo vật lúc này đang chuyển dần sang trạng thái nghỉ ngơi sau một ngày vận động mệt mỏi. Trời tối, những con chim sau một ngày tìm mồi kiếm sống cũng đã cảm thấy uể oải cần phải nghỉ ngơi. Tuy là “chim trời”, những con chim cũng cố tìm về khu rừng nơi có tổ ấm của mình để ngủ qua đêm chứ không thể dừng lại ở bất kì nơi nào được. Hình ảnh cánh chim chập choạng trên trời khoảng trời chiều vốn là một hình ảnh quen thuộc trong thơ ca:

“Chim bay về núi tối rồi”
(Ca dao)

“Chim hôm thoi thót về rừng”
(Truyện kiều)

“Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”
(Tràng giang – Huy cận)

Hình ảnh con chim trở về rừng, không những báo hiệu cho biết ngày đã phôi pha, bóng tối sắp phủ trùm xuống mà con cho thấy rõ thêm tâm trạng của Người tù bị áp giải trên đường, khi ấy là vẫn phải đi, dù muốn dừng bước cũng đâu thế chủ động được, lại không thể có một nơi tạm gọi là tổ ấm để trở về. Hình ảnh ấy cũng làm cho cảm xúc về nỗi xa nhà, xa quê hương, về tình cảm tù tội, mất tự do, thêm sâu sắc hơn, Người đọc nhận ra một nỗi u hoài man mác từ hình ảnh ấy gợi nên.

Tiếp theo là hình ảnh con chim về rừng là hình ảnh mà nhà thơ bao quát được khi nhìn lên bầu trời khi ấy.

“Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”

Nguyên văn: “Cô vân mạn mạn độ thiên không” nghĩa là đám mây lẻ loio chậm chậm đi qua bầu trời. Giữa bầu trời tĩnh lặng, làn mây che mặt trời cũng uể oải, mệt mỏi, cũng muốn tìm chỗ trú chân. Ngay nhà thơ lúc này cũng không thể khác. Bị giải đi trên đường, chiều tối rồi, Người cũng muốn có chốn nghỉ nhưng biết làm sao được!

Cảnh trong hai câu thơ đều thật đẹp và gợi buồn như một bức tranh mực tàu vẽ phác gợi lên nỗi niềm cô quạnh của Người tù xa đất nước, xa quê hương, xa bạn bè và quyến thuộc hiện đang bị trói, bị áp giải. Dù tối rồi, Người vẫn phải tiếp tục cất bước trên đường thẳm tuy là đã mỏi mệt, sau một ngày đi đường khó nhọc. Do đó, có người nhận xét là cảnh trong hai câu thơ vừa tương đồng mà cũng vừa tương phản với cảnh ngộ của nhà thơ.

Hết nhìn xa, nhìn bao quát, người tù thi sĩ lại nhìn sang bên đường.

“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hộc”

Nguyên văn:

“Sơn thôn thiếu nữa ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”

Nghĩa là: “Cô gái nhỏ xóm núi xay ngô. Ngô xay xong, lò sưởi đã hồng”, Từ một khung cảnh thiên nhiên quạnh vắng của hai câu thơ đầu, đến đây hai câu thơ tiếp theo, đã là một bức tranh xã hội ấm áp. Đó là hình ảnh một xóm nhỏ, nhà cửa thưa thớt của người dân miền núi.

Ở đây có một cô gái nhỏ đang xay ngô, một công việc vất vả nhưng quen thuộc và sau đó ánh đỏ hồng nơi bếp lửa. Tuy chỉ là những hình ảnh bình dị về một cuộc sống thường ngày của những người dân lao động. Sau một ngày làm việc khó nhọc ngoài đồng, họ trở về nhà lo bữa ăn tối và nghỉ ngơi. Những hình ảnh đó tuy chẳng có gì đang để ý, nhưng cũng đã gây được một cảm xúc mãnh liệt cho nhà thơ.

Thấp thoáng trong Nhật ký trong tù có ít nhiều hình ảnh về người phụ nữ, thông thường là phải chịu đựng nhiều cảnh không may (Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng). Nhưng ở đây là hình ảnh “sơn thôn thiếu nữ” (cô em xóm núi) với bản chất khỏe khắn, rắn rỏi của người lao động đã góp phần khiến cho bức tranh thiên nhiên thêm đầy sức sống. Đặc biệt là hình ảnh “Lô dĩ hồng”, ngọn lửa hồng, xuất hiện trong bóng chiều hôm chập choáng tuy đơn sơ, quen thuộc nhưng cũng thú vị, ấm cúng và đáng yêu xiết bao!

Về câu thơ cuối bài, nhà thơ Hoàng Trung Thông nhận xét: Với một chữ “hồng”, bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề đã diễn ra trong ba câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay xong ngô tối. Chữ “hồng” trong nghệ thuật thơ đường người ta gọi là “con mắt thơ” (Thi nhãn hoặc là nhãn tự (chữ mắt nó sáng bùng lên, nó căn lại, chỉ một chữ thôi với hai mươi bảy chữ khác dẫn đầu nặng đến mấy đi chăng nữa.

Với chữ “hồng” đó có ai còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhọc nhằn nữa đâu, mà chỉ thấy màu đỏ đã nhuốm lên cả bóng đêm, cả thân hình, cả lao động của cô gái đáng yêu kia. Đó là màu đỏ tình cảm Bác

Thật đúng như thế. Cảnh đang buồn, nhưng với ngọn lửa hồng ấm áp bên bếp gia đình, bỗng hóa vui. Cả tâm trạng nhà thơ cũng từ mệt mỏi, cô quạnh lại ở những cảm xúc thường gặp ở thơ xưa về cảnh chiều tối: một nỗi buồn mênh mang:

– Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn long ai
“Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”
(Nguyễn du – Truyện kiều)

Ngờ đâu lại chuyển sang tiếng “reo vui trên ngọn lửa hồng nơi xóm núi” của tâm hồn Bác “quên hẳn mình là một người tù chưa được dừng chân trên con đường dày ải tối tăm.

Như vậy, bài thơ “chiều tối” được nhà thơ Hồ Chí Minh sáng tác trong một hoàn cảnh riêng không có chút gì ấm áp và vui vẻ. Bài thơ tuy tả cảnh “Chiều tối” mà cuối cùng lại sáng. Đúng như nhận xét của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: Bức tranh “Chiều tối” của người lại có được cái ấm áp và niềm vui như thế vì người là một bản lĩnh rất cao, tâm hồn người luôn luôn hướng về sự sống và ánh sáng. Đặc biệt là người có một tấm lòng nhân ái bao la:

“Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta.
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.
Chỉ biết quên mình cho hết thảy.
Như dòng sông chảy nặng phù sa”
(Bác ơi. Tố Hữu).

Ở đây, Bác đã quên nỗi bất hạnh của riêng mình để vui với cái vui nho nhỏ đời thường của một cô gái vô danh nơi xóm núi vô danh bên bếp lửa hồng ấm cùng. Cao cả biết bao là chủ nghĩa nhân đạo của Hồ Chí Minh.

Đọc thêm mẫu 🌸 Phân Tích Chiều Tối 2 Câu Đầu 🌸 thú vị!

Liên Hệ Bản Thân Bài Chiều Tối Ý Nghĩa

Chia sẻ cho các bạn bài văn mẫu liên hệ bản thân bài thơ “Chiều tối” ý nghĩa, tham khảo ngay bạn nhé!

Trong bài thơ Chiều tối, em cảm nhận được rất nhiều về phẩm chất và tính cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thật vậy, bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh Bác đang bị giải đi từ nhà tù Tĩnh Tây đến nhà tù Thiên Bảo và bức tranh chiều tối được nhìn qua cặp mắt của người tù tay đeo gông chân vướng xiềng.

Đầu tiên, người đọc thấy được hoàn cảnh khổ sở và mệt mỏi của Bác trong hành trình bị giải đi. Hình ảnh “cánh chim” và “chòm mây” xuất hiện ở đầu bài thơ tạo nên nét chấm phá độc đáo giống như trong thơ cổ.

Những hình ảnh này xuất hiện càng lột tả nên sự cô đơn, lẻ loi và mệt mỏi của người tù cách mạng. “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ” cho thấy không gian hoàng hôn đang buông xuống, đè nặng trĩu lên cánh chim bé nhỏ, cô đơn. Không gian trở nên cô đơn, hiu vắng qua hình ảnh “Chòm mây lơ lửng giữa tầng không”. Cả 2 hình ảnh này đều thể hiện sự nặng nề của không gian đang dần đi vào trạng thái nghỉ ngơi, tĩnh lặng và trong đó, người tù hiện lên với sự cô đơn, nhỏ bé và lẻ lỏi giống như cánh chim và chòm mây kia vậy.

Tuy nhiên, phong thái ung dung và tinh thần lạc quan của Bác lại được thể hiện qua hình ảnh của 2 dòng thơ cuối:

“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”.

Hình ảnh xay ngô của người lao động làm cho bức tranh trở nên sinh động và giàu sức sống hơn bao giờ hết, đó chính là vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân lao động. Tuy nhiên, chất hiện đại còn được thể hiện sâu sắc qua hình ảnh “lò than đã rực hồng”. Với Bác, đây không chỉ là ánh sáng lò than đơn thuần mà đây là ánh sáng của tinh thần Hồ Chí Minh, là tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, can đảm của người tù cách mạng.

Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, Bác hiện lên với phong thái lạc quan và vượt lên khỏi hoàn cảnh. Đây chính là chất hiện đại của bài thơ, là tinh thần cách mạng kiên cường và bất khuất của vị lãnh tụ vĩ đại. Tóm lại, qua bài thơ Chiều tối, những phẩm chất của Hồ Chí Minh mà em học được đó chính là phong thái ung dung và lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn.

Liên Hệ So Sánh Chiều Tối Và Tràng Giang Học Sinh Giỏi

Mời các bạn cùng xem bài văn liên hệ mở rộng bài thơ “Chiều tối” với bài “Tràng giang” của Huy Cận dành cho học sinh giỏi sau đây!

Một chút ánh sáng lờ mờ buổi chiều còn vương lại trên nền cảnh của thời gian. Xưa nay cảm xúc về buổi chiều được một số thi nhân thể hiện rất rõ qua bức tranh tâm cảnh. Buổi chiều trên hành trình chuyển lao của Hồ Chí Minh trong bài thơ “Chiều tối” và buổi chiều đứng bên dòng sông Hồng của Huy Cận trong bài thơ “Tràng giang”, giữa hai nhà thơ ở hai hoàn cảnh khác nhau nhưng dường như ở giữa họ có sự gặp gỡ về cảm xúc của chủ thể trữ tình.

Bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh được sáng tác theo thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt. Vì thế nó mang đậm phong vị Đường thi ở bút pháp nghệ thuật lấy cảnh để ngụ tình, lấy động tả tĩnh, lấy ít gợi nhiều. Nhưng bài thơ còn được sáng tác bởi người chiến sĩ cộng sản: Hồ Chí Minh, nên bên cạnh phong vị cổ điển nó còn là một bài thơ hiện đại.

Chất hiện đại được bộc lộ ở sự vận động của hình tượng thơ, nhất là tấm lòng tư tưởng của thi nhân: yêu thiên nhiên, yêu con người, tinh thần lạc quan của Bác dù ở bất kì hoàn cảnh nào. Đó chính là chất thép lấp lánh trong thơ Hồ Chí Minh.

Bài thơ được mở đầu bằng một bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang phong vị Đường thi:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.

Nhà thơ không trực tiếp nói về thời gian nhưng thời gian vẫn hiện về qua cảnh vật: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ. Chim bay về tổ đúng là dấu hiệu của chiều tối, chiều muộn. Điều này ta thường thấy trong thơ ca như:

“Chim bay về núi tối rồi”
(Ca dao)

“Chim hôm thoi thót về rừng”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”
(Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan)

“Mây vẩn tầng không chim bay đi”
(Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)

“Chim nghiêng cánh nhỏ:bóng chiều sa”
(Tràng giang – Huy Cận).

Thời gian còn hiện về qua: Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không. Hai chi tiết phác họa mà gợi lên cái hồn của cảnh vật, ngày tàn màn đêm buông xuống, tạo vật dần chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi.

Nếu hai câu thơ đầu cảnh vật hiện ra trong những nét chấm phá phần nào mang tính ước lệ cổ điển với chim muông, mây trời thì đến hai câu sau là cảnh sinh hoạt gần gũi và ấm áp trên mặt đất. Hiện ra ở trung tâm bài thơ lúc này là một thiếu nữ sơn thôn với công việc lao động bên bếp lửa gia đình.

Một chất thơ khác, một hơi thở trữ tình khác làm cho vẻ đẹp của buổi chiều thêm hài hòa phong phú, làm cho bài thơ thêm dáng vẻ hiện đại hơn. Đất trời đã vào đêm, bóng tối ken dày muôn nơi. Thời gian được vận động theo cánh chim và làn mây, theo những vòng xoay của cối xay ngô, quay mãi ma bao túc – bao túc ma hoàn, và đến khi cối xay ngô dừng lại thì “lô dĩ hồng” – lò than đã rực hồng.

Thực ra cái lò lửa ấy không phải đúng lúc đó mới bật sáng lên. Nó vẫn đỏ lên rồi, nhưng phải đến khi ánh trời tắt hẳn, núi rừng mù mịt thì tự nhiên con người ta chỉ nhìn thấy ở nơi đây có ánh lửa. Và vì thế lúc xay ngô xong, trời tối hẳn nên mới nhìn thấy nó rực hồng lên. Hình ảnh cô gái hiện ra bên bếp lò lửa đỏ đến với nhà thơ một cách tự nhiên như thế thôi. Và như thế, trong nguyên tác Bác không dùng chữ “tối” vậy mà ta vẫn nhận ra trời đã tối. Bác dùng cái sáng để nói cái tối.

Bếp lửa của cô gái xay ngô đã hồng lên nghĩa là buổi chiều êm ả đã kết thúc để bước vào đêm tối. Nhưng không phải là đêm tối lạnh lẽo âm u như cảm nhận của người xưa mà là một đêm tối ấm áp sáng bừng rực lửa.

Trong bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận, có một nỗi buồn như dồn nén thấm sâu vào cảnh vật và lan xa muôn vàn con sóng, nhất là bốn câu kết của bài thơ:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

Bao trùm cả bài thơ là một không gian nghệ thuật bao la, thật đẹp và cũng thật buồn. Có sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp. Có lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu. Có lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng… Và trước mắt nhà thơ là một khung cảnh bao la, vắng vẻ: Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Khổ cuối nói đến hoàng hôn trên tràng giang. Một cái nhìn xa vời vợi. Trước mắt nhà thơ là những núi mây nhô lên, “đùn” lên “lớp lớp” màu trắng bạc. Cảnh sắc thiên nhiên rất tráng lệ. Bầu trời chắc là xanh thẳm, hoặc tím thẫm trong khoảnh khắc hoàng hôn nên màu mây ở cuối chân trời mới ánh lên màu bạc ấy. Giữa cái bao la mênh mộng bỗng xuất hiện một cánh chim nhỏ Cánh chim đang chở nặng bóng chiều, bay vội vã.

Trên cái nền tím sẫm, nhạt nhòa của bóng chiều hôm, hiện lên những núi bạc mây cao và một con chim lạc đàn nghiêng cánh nhỏ. Hai nét vẽ ấy tượng trưng cho những cảnh chiều hôm trong tâm tưởng người lữ thứ:

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
(Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan)

“Chim hôm thoi thót về rừng
Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành”.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Nghệ thuật tương phản giữa cánh chim nghiêng nhỏ bé và mờ dần với núi mây bạc hùng vĩ, với trời đất bao la đã làm cho cảnh đất trời và tràng giang thêm mênh mông hơn, xa vắng hơn, và cũng buồn hơn.

Bốn câu kết mang ý vị cổ điển rất đậm đà. Ý vị ấy, màu sắc ấy được thể hiện ở hình ảnh nhà thơ một mình đứng lẻ loi giữa vũ trụ bao la, lặng lẽ cảm nhận cái vô cùng của không gian, thời gian đối với kiếp người hữu hạn. Một cánh chim, một núi mây bạc… cũng dẫn hồn ta đi về mọi nẻo, đến với mọi phía chân trời:

Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.
(Thu hứng – Đỗ Phủ)

Ý vị cổ điển ấy lại được tô đậm bằng một tứ thơ Đường:

Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Hơn mười hai thế kỉ trước, trong bài thơ Hoàng hạc lâu, Thôi Hiệu đã viết:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

Huy Cận nhìn lên cao, rồi lại nhìn về phía xa theo tràng giang vời con nước, ở trên nhà thơ đã phủ định: “Mênh mông không một chuyến đò ngang / Không cầu gợi chút niềm thân mật” thì ở đây, ông lại nói: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Nỗi buồn cô đơn và nỗi nhớ quê tràn ngập tâm hồn khách tha hương trong buổi hoàng hôn, bên dòng sông đang mải miết trôi về tận phương nào xa xôi.

Thơ Huy Cận hàm súc, cổ điển và thấm đẫm màu sắc triết lí suy tưởng. Một hồn thơ bơ vơ, sầu não ấy luôn hướng tới sự giao hòa giữa con người và tạo vật trên một không gian mênh mông, vắng lặng. Cảnh sắc trong Tràng giang đẹp mà buồn. Tình quê, lòng quê trong bốn câu kết thật vô cùng sâu sắc, thắm thiết. Đó là những vần thơ mãi mãi vương vấn lòng người trong mọi thời gian và không gian.

Qua phan tích có thể nhận thấy hình ảnh buổi chiều trong bài “Chiều tối” của Hồ Chí Minh và trong khổ cuối bài “Tràng giang” của Huy Cận có nhiều điểm tương đồng. Cả hai bài thơ đều dùng thi liệu cổ điển phương Đông: “cánh chim chiều”, “núi”, “mây” (chòm mây, núi, mây). Cảnh vật mang nét đượm buồn, vắng lặng, cô đơn. Hai nhà thơ đều mượn cảnh để bộc lộ tâm trạng (bút pháp tả cảnh ngụ tình) đặc sắc. Cảm xúc đều buồn vắng, cô đơn trước thiên nhiên trong thời khắc của ngày tàn (có sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người, cảnh và tình). Cả hai đều có tư chất nghệ sĩ trước những biến cảm của thiên nhiên.

Tuy nhiên, giữa hai bài thơ cũng có những điểm khác biệt đáng chú ý. Nếu bài thơ “Tràng giang” miêu tả hình ảnh sông nước mênh mông, con người nhỏ bé trong cái bao la vô tận, “con nước” buồn, cô đơn và lẻ, không có biểu tượng của sự sống (“không khói hoàng hôn”) thì ở bài thơ “Chiều tối”, cảnh chiều muộn buồn vắng của thiên nhiên nơi núi rừng hẻo lánh; cảnh sinh hoạt ấm cúng, đầy sức sống của con người bên xóm núi với ngọn lửa hồng rực sáng trong lò.

Cả bài thơ có sự vận động theo mạch cảm xúc đi từ bóng tối đến ánh sáng. Hồ Chí Minh người buồn vì nhớ nước, nhớ đồng bào, đồng chí trong cảnh tù đày xa xứ còn Huy Cận buồn vì nhớ nhà trong cái “tôi” bé nhỏ của thi nhân lãng mạn khi đứng trước tràng giang mênh mang chưa tìm được hướng đi cho đời mình. Huy Cận chỉ có buồn, và nỗi buồn đó ngày càng sâu thăm thẳm khi không tìm thấy biểu tượng của sự sống; còn Hồ Chí Minh không chỉ có buồn mà còn có niềm vui khi chứng kiến và hòa vào với niềm vui cuộc sống của con người.

Với những hình ảnh thơ giàu sức gợi tả, ngôn ngữ mang tính cổ điển, bài thơ “Chiều tối” và “Tràng Giang” thể hiện sâu sắc tâm hồn của hai nghệ sĩ: Một người là thi sĩ lãng mạn, một người là thi sĩ cách mạng.

Mẫu bài văn 🌸 Phân Tích Chiều Tối 2 Câu Cuối 🌸 ý nghĩa!

Liên Hệ Chiều Tối Và Từ Ấy Nâng Cao

Mẫu bài văn liên hệ mở rộng bài thơ “Chiều tối” với bài thơ “Từ ấy” nâng cao đã được biên soạn ở bên dưới, mời bạn xem ngay:

Hình tượng người chiến sĩ là một đề tài phổ biến của văn học Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến. Mỗi tác giả lại đem đến những vẻ đẹp riêng cho người chiến sĩ. Trong những năm tháng đó, hình ảnh người chiến sĩ đẹp đẽ ở cả tâm hồn và lí tưởng sống cao đẹp đã được khắc họa thật chân thực, đầy đủ trong tác phẩm Chiều tối (Hồ Chí Minh) và Từ ấy (Tố Hữu).

Bài thơ Chiều tối là bài thứ 131 được rút ra từ tập Nhật kí trong tù, bài thơ có hoàn cảnh ra đời hết sức đặc biệt. Hồ Chí Minh sang Trung Quốc tìm viện trợ và khi Người đến Quảng Tây thì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Hồ Chí Minh bị chuyển hết từ nhà lao này đến nhà lao khác, hòng tiêu diệt ý chí sắt đá của người chiến sĩ cách mạng. Chiều tối là bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó, Hồ Chí Minh bị chuyển từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo.

Bài thơ không chỉ phác họa được bức tranh thiên nhiên mà con cho người đọc thấy được chân dung đẹp đẽ của người chiến sĩ trên con đường cách mạng.

Trong bài thơ, người chiến sĩ hiện lên là người có lòng yêu thiên nhiên, tâm hồn rộng mở, phóng khoáng. Trên đường giải từ nhà lao này đến nhà lao khác là một hành trình đầy khó khăn, gian khổ, đường sá xa xôi, mệt nhọc nhưng không vì thế mà tâm hồn, lòng yêu thiên nhiên của Bác bị dập tắt. Trước cảnh hoàng hôn đẹp đẽ nơi rừng núi, Người vẫn có những giây phút lắng lòng mình để cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn vẻ đẹp của đất trời:

Quyện điểu quy lầm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không

Người đã thật tinh tế, nhạy cảm nắm bắt được khoảnh khắc chú chim nhỏ bay về rừng tìm nơi ngủ sau một ngày kiếm ăn mệt nhọc. Những đám mây lặng lẽ, lững lờ trôi nhanh về phía cuối trời. Bức tranh thật cổ điển, với những nét vẽ đơn sơ, nhưng cũng đủ để cảm nhận được cái thần, cái hồn của sự vật.

Không chỉ vậy, người chiến sĩ ấy còn mang trong mình tấm lòng nhân đạo sâu sắc:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

Dù bị hành hạ cả về thể xác và tinh thần, bản thân chịu nhiều cực khổ nhưng Bác vẫn quan tâm, chỉa sẻ với những người lao động. Hình ảnh người thiếu nữ say ngô tối miệt mài, vừa thể hiện tinh thần khỏe khoắn, tràn đầy sức sống, vừa cho thấy tình cảm, sự quan tâm của bác đối với tất cả mọi người, Bác chia sẻ niềm vui chung, niềm vui với cuộc sống bình dị của con người nơi đây.

Ngoài ra, người chiến sĩ luôn hướng về ánh sáng, hướng về tương lai tốt đẹp. Trong cái thinh lặng của không gian, khi đêm tối phủ ngập bốn phía, con mắt người tù vẫn tìm kiếm ánh sáng, và thứ ánh sáng đó không gì khác chính là những viên than rực hồng. Ánh sáng đó đã làm sáng cả bức tranh vốn u tối và đượm buồn. Thơ Bác luôn có xu hướng vận động từ bóng tối ra ánh sáng, cho thấy tâm hồn lạc quan, luôn hướng về tương lai của Người.

Để khắc họa chân dùng người chiến sĩ cách mạng, Bác chủ yếu sử dụng bút pháp gợi tả, có sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. Người chiến sĩ hiện lên là một con người yêu thiên nhiên, tấm lòng nhân đạo bao la, luôn hướng về tương lai tốt đẹp. Con người có sự hòa hợp, dung hòa với thiên nhiên, những vẫn là chủ của bức tranh ấy.

Người chiến sĩ trong bài Từ ấy lại hiện lên với những vẻ đẹp riêng, không hòa lẫn. Từ ấy được sáng tác năm 1938 khi Tố Hữu được kết nạp Đảng. Bài thơ là khúc ca say mê, tràn đầy nhiệt huyết của người chiến sĩ cách mạng.

Người chiến sĩ trước hết là người có tình yêu, niềm say mê mãnh liệt với lí tưởng cách mạng. Ngày được vào Đảng là mốc son chói lọi trong cuộc đời ông:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.

Từ khoảnh khắc được kết nạp, Đảng đã soi chiếu tâm hồn, giúp người chiến sĩ tìm đường con đường chân lí mà bấy lâu nay mình loay hoay tìm kiếm. Khoảnh khắc ấy cũng đem đến cho hồn tôi những cảm xúc mới mẻ, tràn đầy sức sống, làm hồi sinh thức tỉnh phẩm chất nghệ sĩ trong con người của chiến sĩ.

Vẻ đẹp của người chiến sĩ còn hiện lên ở lẽ sống cao đẹp, hòa nhập dâng hiến cho sự nghiệp chung của cách mạng. Cái tôi không còn đơn độc, riêng lẻ, mà hòa nhập, buộc lòng với mọi người:

“Tôi buộc hồn tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi”.

Cái tôi thắt chặt với quần chúng, tự nguyện đem hết cả tuổi trẻ, tính mạng của mình gắn với “mọi người”. Để được gần gũi với “bao hồn khổ” thấu hiểu những khó khăn, vất vả, cực nhọc của họ. Người Đảng viên không chỉ hòa nhập mà còn chính thức được đón nhận vào tập thể quần chúng nhân dân. Kết quả của sự hòa nhập ấy tạo nên sức mạnh to lớn “mạnh khối đời”.

Khối đời là cuộc đời chung, rộng lớn, không thể cân đo đong đếm. Nhưng được Tố Hữu kết hợp với chữ khối đã hiến nó hữu hình, có thể nắm bắt được. Người chiến sĩ hòa nhập vào đại gia đình quần chúng lao động và nhận thức được trách nhiệm của bản thân làm sao để có thể cứu vớt được những cuộc đời lao khổ. Đó là một cái tôi có ý thức, trách nhiệm với con người, cuộc đời, với cuộc đấu tranh chung của toàn dân tộc.

Chân dung người chiến sĩ trong bài Từ ấy chủ yếu được miêu tả trực tiếp những cung bậc cảm xúc, sự chuyển biến trong nhận thức của nhân vật trữ tình. Đó là cái tôi hăm hở, nhiệt huyết, sống cuộc đời đầy tinh thần trách nhiệm với cách mạng, với cuộc đời.

Chiều tối và Từ ấy đều đã khắc họa thành công chân dung người chiến sĩ cách mạng với vẻ đẹp nhân cách sáng ngời. Họ là những người con ưu tú của thời đại, mang trong mình những phẩm chất cao đẹp, lí tưởng, mục tiệu đúng đắn, có niềm tin vào tương lai của cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc.

Bên cạnh những điểm tương đồng, hai bài thơ vẫn có những điểm khác biệt, thể hiện phong cách riêng của hai tác giả. Trong bài Chiều tối người chiến sĩ hiện lên với tâm hồn rộng mở, lòng yêu thiên nhiên, gắn bó sâu nặng với cuộc sống. Tâm hồn người chiến sĩ luôn tìm và hướng về ánh sáng dù hoàn cảnh nhiều khó khăn, thử thách. Vẻ đẹp tâm hồn vừa cổ điển, vừa hiện đại. Còn với Từ ấy, tâm hồn chiến sĩ là say mệ, nhiệt huyết với lí tưởng cách mạng. Lẽ sống cao đẹp, có ý thức trách nhiệm với cuộc đời chung. Tinh cảm của nhân vật được bộc lộ trực tiếp.

Bằng những lời thơ chân thành, tinh tế cả hai bài thơ đã dựng lên bức chân dung đẹp đẽ về tinh thần, nhân cách của những người chiến sĩ. Mỗi người mang trong mình những vẻ đẹp riêng, làm phong phú thêm bức tranh tâm hồn của người chiến sĩ. Nhưng đồng thời ở họ còn ánh lên vẻ đẹp chung đó là lòng yêu nước nồng nàn.

Tổng hợp các 🌸 Nhận Định Về Chiều Tối 🌸 mà bạn có thể đưa vào bài liên hệ mở rộng!

Liên Hệ Tuyên Ngôn Độc Lập Với Giải Đi Sớm Độc Đáo

“Giải đi sớm” và “Chiều tối” là 2 bài thơ nằm trong tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh, hãy cùng SCR.VN liên hệ mở rộng 2 bài thơ này nhé!

Nhắc đến Bác Hồ ta nhắc đến một tình yêu thương bao la và vĩ đại. Trong trái tim nhân ái của mình Bác vẫn không quên dành một vị trí đặc biệt cho thiên nhiên. Chỉ một chút thôi cũng đủ để thiên nhiên bừng sáng trong thơ Người. “Giải đi sớm” và “Chiều tối” không chỉ là hai bài thơ mang đậm giá trị nhân văn mà còn là những bức tranh thiện nhiên đẹp đẽ, vận động từ bóng tối đến ánh sáng qua đó thể hiện tâm hồn cao đẹp của Hồ Chí Minh.

Nằm trong tập thơ “Nhật ký trong tù” – tập thơ được sáng tác khi Bác Hồ bị nhà tù Tưởng Giới Thạch giam cầm những năm 1942 – 1943, hai bài thơ đều được lấy cảm hứng từ phong cảnh bên đường khi Bác chuyển lao.

Hai bài thơ, hai bức tranh ở hai thời điểm khác nhau: chiều tối và sáng sớm song cả hai đều đẹp, tinh tế. Đặc biệt, ở cả hai bài thơ thiên nhiên đều đi từ tốì tăm, lạnh lẽo đến ánh sáng và ấm áp.

Ở “Chiều tối”, nhà thơ đã có một sự đồng cảm đặc biệt với thiên nhiên:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

“Chim bay về núi” là báo hiệu trời đã “tối rồi”. Ớ đây, chim cũng bay về rừng tìm điểm tựa, về với gia đình và “tìm chốn ngủ”. Nhưng đó không phải cánh chim bình thường mà là cánh chim “mỏi”. Nhìn cánh chim bay đã biết chim mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn vât vả. Phép nhân hóa đã thể hiện tấm lòng nhà thơ đối với thiên nhiên.

Chưa hết, “chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”. Câu thơ nguyên văn chữ Hán là “Cô vân mạn mạn độ thiên không”. “Cô vân” là chòm mây lẻ loi, cô độc, “độ thiên không” là bay ngang qua bầu trời. Câu thơ miêu tả một chòm mây cô đơn, lẻ loi một mình thực hiện cuộc hành trình dài dặc bay ngang qua khoảng trời rộng lớn. Khung cảnh vắng vẻ, mệt mỏi gợi buổi chiều tà đăng lắng dân những thời khắc cuối ngày. Bóng tốì đang mơn man mặt đất… Bầu trời rộng lớn chỉ có cánh chim và áng mây lẻ loi. Còn mặt đất, nơi vẵn đông đúc vui vẻ sự sồng thì:

“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã ủng hồng”

Thực ra trong nguyên tác là:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”

Thật kỳ diệu, bài tả cảnh chiều tôi mà toàn bài không hề có một chữ “mộ” nào. Ngược lại cảnh chiều tối nhưng lại để ánh sáng ngân vang. Bài thơ khép lại với hình ảnh “lò than rực hồng” – “lô dĩ hồng”. Trong tiếng Hán, “hồng” là ánh sáng, hồng còn là ấm áp. Sự ấm áp của ngọn lửa giữa buổi tốì miền núi lạnh lẽo; cũng là sự ấm áp của tình cảm gia đình đoàn tụ quây quần. Và biết đâu, còn ấm bởi tình Người – tình cảm của Bác đốì với những kiếp cần lao, với người dân miền núi bên cạnh nhịp quay nặng nề của cối xay “ma bao túc – bao túc ma hoàn”.

Bài thơ đi từ bóng tối chiều hôm, từ sự mệt mỏi; cô đơn, lang thang vô định của chim, của mây đến ánh sáng hồng tơi âm áp của ngọn lửa, của tình người.

Ta cũng gặp sự vận động kỳ diệu ấy trong “Giải đi sớm”. Bài thơ chia làm hai phần nhỏ rất rõ ràng khác biệt.

Phần một là cảnh thiên nhiên khi “đêm chửa tan”. “Đêm chửa tan” – “dạ vị lan” tức là trời đang đêm, còn tối “dạ”. Bóng tối nơi miền núi hoang sơ gắn với cái lạnh lẽo, hoang vu và cả nỗi sợ hãi. Những núi non, vực thẳm hiểm trở, chỉ xảy chân một chút là… Không chỉ thế, còn là miền núi lúc nửa đêm thu. Mùa thu đất Bắc thì lạnh lẽo vô cùng. Ớ đây, Bác chỉ nhắc đến những cơn gió thu “trận trận hàn” đã thấy tê buốt xương da như đóng băng vậy.

Nhưng sang đến phần hai thì khác hẳn. Màu sắc, không gian đối lập hoàn toàn với phần trước. Đất trời “màu trắng chuyển sang hồng”. Màu hồng của ánh dương rực rỡ, của sự ấm áp, của miền núi hy vọng. Bóng tối bị quét sạch, không gian được thanh lọc đến vô cùng: “Bóng tốì đêm tàn, sớm sạch không”. Nguyên tác Bác dùng từ “tảo nhất không” – đã hết sạch.để nói đến cái trong trẻo tuyệt đối của sớm mai. Và hơi ấm ngày mới lan tỏa bao trùm “Hơi ấm bao la toàn vũ trụ” để “Người đi thi hứng bỗng thêm nồng”.

Từ sự lạnh lẽo, tối tăm của đêm thu đến buổi sớm mai ấm áp trong lành đầy màu sắc, thiên nhiên.vận động tơi sáng nhịp nhàng còn tác động tích cực đến con người và cũng thể hiện tâm hồn một con người yêu thiên nhiên, lạc quan tin tưởng vào ngày mai đầy ánh sáng.

Ngay ở “Chiều tối” ta đã bắt gặp một tình yêu thương bao la Bác đành cho thiên nhiên và sự sống con người. Có vậy Bác mới đồng cảm với sự “mỏi” của cánh chim; cái cô đơn, lang thang của chòm mây “mạn mạn độ thiên không”. Đặc biệt, Bác chia sẻ với nỗi vất vả của người dân ngoại quốc. Điều đó thể hiện qua câu thơ diễn tả nhịp quay nặng nề của cối xay ngô “ma bao túc – bao túc ma hoàn”.

Ta cần lưu ý rằng, khi ấy Bác đang phải chịu cảnh tù đày, Bác đau khổ hơn cánh chim, áng mây và người sơn nữ kia nhưng người vẫn mồ lòng để cảm thông chia sẻ. Đặc biệt, qua cái ấm áp của ánh lửa gia đình, ta hiểu rằng Bác đang chung vui, chung ấm với bữa cơm đoàn tụ gia đình người sơn nữ.

Ớ “Giải đi sớm” không chỉ tấm lòng mà cả bản lĩnh của người tù cách mạng cũng thể hiện rõ. Đêm thu lạnh lẽo hiểm nguy, người vẫn mở lòng ưu ái với thiên nhiên, nhìn thiên nhiên bằng đôi mắt hữu tình tinh tế:

“Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn
Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san”.

“Quần” là quây quần gợi cái đòng vui, ríu rít. “ủng” là bao lấy, ỏm lấy. Hình ảnh những vì sao đông đúc vui vẻ ôm ấp vầng trăng cùng bay lên “thướng” thật tình tứ thi vị. Cũng trong đêm hàn thu ấy, người chiến sĩ cách mạng đã thể hiện bản lĩnh bằng thái độ sẵn sàng đón nhận gian khổ, đón nhận hiểm nguy thậm chí thách thức chúng “nghênh diện thu phong trận trận hàn”.

Nếu như điệp từ “trận trận” gợi đến lớp lớp đợt gió thu lạnh buốt táp vào thì từ “nghênh” đầy kiêu hãnh thể hiện thái độ sẵn sàng đối mặt gian nguy. Con người ở đây mạnh mẽ, can trường và kỳ vĩ, tự nâng mình lên sánh với thiên nhiên.

Không chỉ vậy, với sự khắc nghiệt của thiên nhiên Người “nghênh diện” nhưng với sự ấm áp, sáng tươi Người hòa mình vào ban mai tươi sáng “Người đi thi hứng bỗng thêm nồng”.Vậy là bỗng chốc một tù nhân vụt hóa thành thi nhân. Khổ đau chỉ là cảm hứng để Bác tỏ lòng can trường. Ánh sáng ban mai để Bác ấm lòng lạc quan tin tưởng.

Không chỉ “Chiều tối” và “Giải đi sớm”, rất nhiều bài thơ trong “Nhật ký trong tù” tả cảnh thiên nhiên và tất cả thiên nhiên đều có sự vận động tươi sáng từ bóng tối tói ánh sáng. Ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, những vần thơ ấy thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu tự do bao la của Bác. Và hơn hết, nó thể hiện bản lĩnh, tinh thần người cách mạng luôn lạc quan tin tưởng vào ngày mai tươi sáng.

“Chiều tôi, “Giải đi sớm”… đó thực sự là những vần thơ đẹp đẽ. Và đúng như một nhà thơ từng ca ngợi:

“Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn bao la bát ngát tỉnh”.

Cái “tình” trong những bài thơ như thế có ngọn nguồn cảm hứng từ thiên nhiên – người bạn chung tình muôn đời của các thi nhân.

Quà VIP nhận ngay 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼

Liên Hệ Tuyên Ngôn Độc Lập Với Chiều Tối Sáng Tạo

Các bạn học sinh đang tìm kiếm bài văn liên hệ mở rộng bài thơ “Chiều tối” với “Tuyên ngôn độc lập” của Bác Hồ thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Sinh thời Hồ Chí Minh không tự nhận mình là nhà văn, nhà thơ nhưng người đã để lại một sự nghiệp văn chương rất đồ sộ, có tầm vóc về tư tưởng, phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách nghệ thuật.

Bên cạnh những áng văn chính luận trí tuệ sắc sảo mà tiêu biểu là Tuyên ngôn độc lập còn là những bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách đẹp của gười chiến sĩ cách mạng. Bài thơ Chiều tối là bức tranh chân dung tự họa của Hồ Chí Minh trong thử thách nặng nề của chốn lao tù. Cả hai tác phẩm đều thể hiện thống nhất và đa dạng phong cách nghệ thuật và quan niệm sáng tác của Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời, góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội. Văn thơ phải có chất thép, có xu hướng cách mạng và tiến bộ về tư tưởng, có cảm hứng đấu tranh xã hội tích cực, trở thành vũ khí đấu tranh cách mạng.

Người quan niệm thơ văn phải có tính chiến dấu, có chất “thép”, là vũ khí cách mạng sắc bén; văn nghệ sĩ phải là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa, nghệ thuật. Nếu cổ nhân quan niệm: “Văn dĩ tải đạo”, “Thi dĩ ngôn chí”, thì Hồ Chí Minh bổ sung:

Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.

Đối tượng của Tuyên ngôn Độc lập không chỉ nói với nhân dân Việt Nam mà còn để nói với thế giới, đặc biệt là để nói với bọn đế quốc, thực dân đang âm mưu tái chiến Việt Nam. Mọi lí lẽ, luận cứ đều tập trung hướng về những đối tượng ấy và khẳng định quyền độc lập, tự do của nhân dân ta. Những luận cứ được Hồ Chủ tịch nêu lên trong bản Tuyên ngôn Độc lập là những bằng chứng không thể chối cãi được. Chỉ một lời vạch tội, một mũi tên mà bắn trúng hai đích: Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Đó là chính sách đàn áp khủng bố và ngu dân của thực dân Pháp.

Còn bài thơ Chiều tối, người đọc thấy được từ tư tưởng đến hình tượng nghệ thuật đều vận động một cách rất tự nhiên, nhất quán, hướng về sự sống, về ánh sáng và tương lai. Ta thấy được một tâm hồn lạc quan, niềm tin mạnh mẽ vào Cách mạng, vào một tương lai tươi sáng, bài thơ Chiều tối cũng không nằm ngoài quy luật đó:

Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết lò than đã rực hồng.

Câu thơ kết thức bằng ngọn lửa hồng và cảnh bình minh mang lại cảm giác phấn chấn, lạc quan. Có thể nói, chữ “hồng” ở cuối bài thơ đã tạo ra một luồng sáng chói rọi ngược trở lại làm sáng rực bài thơ, làm mất đi sự mệt mỏi, uể oải, sự vội vã, nặng nề, cực nhọc nhất của cuộc đời. Những hình ảnh đối lập giữa niềm vui và nỗi cô đơn, buồn bã, giữa chiều tối và bình minh, mặt trời hồng đã thể hiện một phong cách thơ Hồ Chí Minh đầy tinh tế và nhạy cảm, một sứ kết hợp rất tự nhiên giữa màu sắc cổ điển và tinh thẩn thời đại.

Tuyên ngôn Độc lập đã thể hiện một cách cao đẹp và sáng tỏ phong cách chính luận của Hồ Chí Minh. Bác viết văn làm thơ là để phục vụ cách mạng. Lời tuyên bố của Hồ Chủ tịch là lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với thực dân Pháp đang âm mưu tái chiếm Việt Nam một lần nữa, đồng thời kêu gọi toàn thể dân tộc Việt Nam sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc.

Bài thơ Chiều tối và tập thơ Nhật kí trong tù nói chung là tiếng nói tâm hồn dành riêng cho mình, ở đó chúng ta thấy bức chân dung tự họa của Người. Đó là một con người có nghị lực phi thường; tâm hồn khát khao tự do, hướng về Tổ quốc; vừa nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên, dễ động lòng trắc ẩn trước nỗi đau của con người.

Bác nâng niu, trân trọng biểu hiện của sự sống, tinh hoa của thiên nhiên, bởi vậy, ta luôn cảm nhận được những hình ảnh thiên nhiên lúc nào cũng chiếm vị trí nổi bật trong thơ Bác.

Thiên nhiên mở ra trước mắt người đọc với những hình ảnh quen thuộc của thi ca cổ điển: cánh chim – chòm mây – bầu trời cùng với chút ánh sáng cuối cùng còn sót lại của một ngày tàn chỉ có thể nhìn thấy nơi đỉnh trời đem lại cảm nhân về một không gian giống như các nhà thơ xưa, tạo ra sự đối lập giữa cánh chim, chòm mây với bầu trời rộng lớn. Dường như không gian được tạo ra từ sự đối lập như vậy cũng đã gợi sẵn một mỗi buồn trong cảnh, và ngay trong cách nhìn cảnh ta cảm thấy tâm hồn Hồ Chí Minh đã thực sự hài hòa với thiên nhiên.

Một cách rất tự nhiên, con mắt nhà thơ phải ngước lên cao để nhận ra một cánh chim mỏi mệt đi tìm chốn ngủ và một chòm mây cô đơn lặng lẽ trôi, nhìn cảnh như thế, dường như Bác đã xóa nhòa đi cái ranh giới giữa người tù và du khách tự do, để tâm hồn mình gắn liền với thiên nhiên, dễ dàng hòa nhập, quyến luyến. Không chỉ thiên nhiên mà cho dù là hoàn cảnh nào Bác cũng không quên nghĩ đến con người.

Cô thiếu nữ mải miết xay ngô, ngọn lửa hồng reo vui trong bếp lửa gia đình, lòng Bác như cũng hòa với khung cảnh lao động bình dị ấy, như đang reo vui cùng với âm thanh than hồng cháy tí tách. Hai câu thơ sau còn thể hiện được cảm nhận tinh tế của Bác trước hành động của con người trong không gian chiều tối.

Không giống như trong thơ cổ, con người không phải chịu sự chi phối của cảnh vật mà lại đem sức sống truyền vào thiên nhiên, khiến khung cảnh chiều tối vốn man mác buồn lại bỗng tràn ngập sinh khí, sự ấm cúng cùng với nhịp sống, lao động của con người. Chính vì tấm lòng Bác luôn hướng về con người, yêu mến con người nên ở đâu có sự xuất hiện của con người là Người lại tìm thấy được niềm vui.

Bài thơ không khép lại cảm giác về bóng đêm đang dần xuống mà lại chan hòa ánh sáng, ánh sáng tạo nên cuộc sống đời thường giản dị, thân thuộc. Ánh sáng và niềm vui của sự sống con người hiện lên ở trung tâm của bức tranh đã tỏa hơi ấm ra xung quanh, xua tan đi cái cô quạnh, cái mệt mỏi, cái lụn tắt của cảnh chiều tối nơi núi rừng khiến người tù cũng thoát khỏi xiềng xích mà quyện mình với cuộc sống hạnh phúc của con người nơi xóm núi nhỏ.

Đan xen giữa những câu thơ như một mạch cảm xúc ngầm chính là khát vọng thẩm kín và đầy tính nhân văn của Bác. Người tù Cách mạng dù kiên cường, dũng cảm đến đâu cũng luôn mơ ước, khát khao về một tổ ẩm, quanh quần bên bếp lửa gia đình. Hình ảnh cánh chim về rừng như đang tìm về tổ ấm của mình, cô thôn nữ xay ngô bên lò than rực hồng, tất cả làm hiện lên khung cảnh bình dị mà ấm cúng nơi quê hường, nơi mái nhà sum vầy, đoàn tụ. Nghĩ về những hình ảnh đời thường, yên bình ấy, ta có thể thấy được chất “người” vô cùng nhân bản trong Bác.

Văn chương Hồ Chí Minh đều thống nhất ở lối viết ngắn gọn, hàm súc, đầy thuyết phục. Bài thơ Chiều tối giống như bao bài thơ khác, thật nhỏ nhắn trong bố cục nhưng từng câu từng chữ đều như một nét phác họa bức chân dung con người, tinh thần Hồ Chí Minh: một tâm hồn nghệ sĩ dạt dào tình yêu với thiên nhiên, con người; một ý chí sắt đá vượt lên mọi hoàn cảnh, một tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Bức chân dung ấy là sự hòa hợp giữa chất thép và chất tình, thi sĩ và chiến sĩ, như trong bài “Đọc thơ Bác”, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết:

“Vần thơ của Bác, vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.

Ngoài Chiều tối, bạn có thể 🌸 Liên Hệ Mở Rộng Bài Sang Thu  🌸 của Hữu Thỉnh!

Viết một bình luận