Dàn Ý Chiều Tối ❤️️ 37+ Mẫu Dàn Ý Phân Tích Hay Nhất ✅ Chia Sẻ Cho Bạn Cách Lập Dàn Ý Bài Thơ Chiều Tối Của Hồ Chí Minh Đầy Đủ, Chi Tiết Nhất.
Dàn Ý Chiều Tối Của Hồ Chí Minh – Mẫu 1
Tham khảo mẫu dàn ý Chiều tối của Hồ Chí Minh dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được định hướng làm bài cụ thể.
1. Mở bài
- Khái quát về tác giả Hồ Chí Minh
- Giới thiệu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
2. Thân bài
a. Khái quát chung
- Trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo suốt một ngày dài với xiềng xích đi bộ đường rừng đến tận chiều tối mà chưa được nghỉ chân
- Chiều tối sự chuyển giao giữa ngày với đêm và cảm xúc của Bác – một con người xa quê
- Khung cảnh chiều tối nơi núi rừng
- Bút pháp chấm phá
- Bức tranh chiều đầy ấn tượng
- Phong vị cổ điển của thơ đường thơ tống và sự sáng tạo riêng trong nghệ thuật của Bác
b. Vẻ đẹp tâm hồn Người:
-Bác xuất hiện như một con người đời thường hoà mình với cảnh vật thiên nhiên
- Bao cảm xúc, bao khát khao chợt tràn về trong khung cảnh hùng vĩ ấy
- Ý chí nghị lực phi thường của Bác
-Bức tranh con người trong đời sống sinh hoạt
- Hình ảnh con người trở thành trung tâm của bức tranh chiều
- Cuộc sống lao khổ của người lao động
- Tình yêu thương lòng nhân ái của Bác đã vượt qua biên giới bao trùm cả nhân loại
-Sự vận động hình tượng thơ
- Lặp từ điệp ngữ
- Nhịp điệu câu thơ và ý nghĩa của nó
- Phân tích rõ chữ “hồng” ở cuối câu
- Cảm nhận về trái tim của Người
- Trong thơ có cảnh trong cảnh có tình
3. Kết bài: Cảm nhận của bản thân
- Về nghệ thuật
- Về nội dung
- Về tâm hồn bác trong bài thơ
Dàn Ý Chiều Tối Sơ Đồ Tư Duy – Mẫu 2
Mẫu dàn ý Chiều tối sơ đồ tư duy dưới đây sẽ giúp các em học sinh hệ thống hoá kiến thức và ôn tập hiệu quả.
Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Sơ Đồ Tư Duy Chiều Tối 🌺 10 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay
Dàn Ý Phân Tích Chiều Tối Hay Nhất – Mẫu 3
Đón đọc dàn ý phân tích Chiều tối hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây:
1) Mở bài:
– Dẫn dắt giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ tự nhận mình là một nhà thơ hay một nhà văn mà chỉ là người bạn của văn chương, một người yêu văn nghệ.
- Tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình của Người là bài thơ “Chiều tối”
– Nêu nội dung chính bài thơ: tâm hồn yêu thiên nhiên và tinh thần thép của người tù Hồ Chí Minh
– Nêu cảm nhận chung
2) Thân bài:
a. Khái quát về hoàn cảnh ra đời
- “Chiều tối” là bài thơ thứ 31 trong tập thơ “Nhật kí trong tù”
- Bài thơ được gợi cảm hứng từ một cuộc chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào một buổi chiều tối cuối thu năm 1942.
b. Phân tích bài thơ:
*Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên cảnh vật chiều tối
-Hình ảnh:
- Chim bay về rừng: chim không chỉ bay mà còn “mỏi” => gợi thời gian chiều tối
- Mây trôi lững lờ trên bầu trời: “Trôi nhẹ” và “chòm mây” trong phần dịch thơ tuy giữ được sự thư thái của đám mây song nó lại làm mất đi lớp nghĩa cô đơn, lẻ loi của từ “cô vân” trong bản nguyên tác.
- Hé mở về cả cuộc đời hoạt động Cách mạng của Bác. Cuộc hành trình bị áp giải còn biết bao nhiêu là điểm đến, từ nhà tù này đến nhà tù kia và những điều trước mắt còn gian nan hơn nhiều, chưa biết rằng tương lai mình sẽ đi đâu về đâu, tương lai của dân tộc sẽ như thế nào.
- Gợi không gian bao la, rộng lớn.
-Đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh: Thiên nhiên mang sắc thái giống con người.
- Cánh chim mệt mỏi sau một ngày mưu sinh đang vội vã bay về rừng tìm nơi trú ngụ cũng như người tù cũng đã mệt nhoài sau những chặng đường dài lê bước.
- Đám mây trở nên cô độc giữa bầu trời giống như người tù đang bơ vơ nơi xứ người.
*Hai câu thơ sau: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người
-Hình ảnh:
- Cô gái xóm núi: đang trong công việc xay ngô, người thiếu nữ miền sơn cước hiện lên mang một sức sống phi thường, hăng say, trẻ trung.
- Con người không chịu sự chi phối của cảnh vật, xuất hiện giữa nơi núi rừng mênh mông, bạt ngàn nhưng không bị hòa lẫn với thiên nhiên mà chính bản thân cô gái trẻ trung này lại trở thành tâm điểm của cảnh vật.
- Lò than: rực đỏ => hơi ấm của sự sống.
- Hình ảnh người lao động trên đất Quảng Tây hiện lên khỏe khoắn, chăm chỉ, hăng say.
- Chữ “hồng” trong thi phẩm: Ánh hồng nơi bếp lửa, trái tim ấm nồng, tinh thần hăng say của người thiếu nữ hay cũng là sự lạc quan, yêu đời của chính tác giả. Sự hiện diện của chữ “hồng” được xem như là nhãn tự của bài thơ, như thổi vào hồn thơ một làn gió mới, một tinh thần mới, một nét đẹp mới => bóng tối đang dần buông xuống.
-Nghệ thuật:
- Điệp ngữ vòng “bao túc” : tạo ra sự nối âm cùng âm hưởng của sự nhịp nhàng, liên hoàn những vòng quay của cối xay ngô. Vòng quay ấy lại có giá trị mở ra sự kiên trì, bền bỉ, công việc tuy vất vả, nặng nhọc là thế nhưng con người vẫn rất cần mẫn, hăng say.
- Không dùng chữ “tối” nhưng vẫn tả được cảnh trời tối
c. Tổng kết:
- Khái quát nghệ thuật được sử dụng trong cả tác phẩm.
- Liên hệ mở rộng (có thể đan xen vào bài viết)
3) Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung tác phẩm
- Phát biểu cảm xúc cá nhân về tác phẩm.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Mở Bài Chiều Tối Hồ Chí Minh 🌟 20 Đoạn Văn Mẫu Hay Nhất
Dàn Ý Phân Tích Bài Chiều Tối Ngắn Gọn – Mẫu 4
Tham khảo mẫu dàn ý phân tích bài Chiều tối ngắn gọn dưới đây với hệ thống luận điểm cơ bản nhất.
1.Mở bài
- Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà chính trị tài ba, một nhà cách mạng với hệ tư tưởng tiến bộ, người mở đường và dìu dắt cách mạng Việt Nam đi đến đến thắng lợi mà chúng ta còn nhắc đến Bác như một nhà văn, nhà thơ xuất sắc với nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam.
- Chiều tối là một trong những tác phẩm in đậm dấu ấn sáng tác của Hồ Chí Minh.
2.Thân bài
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Chiều tối (Mộ) là bài thơ số 31 trong tổng số 134 bài thơ của tập Nhật ký trong tù
- Sáng tác vào buổi chiều cuối thu năm 1942 khi Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và áp giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo.
b.Hai câu thơ đầu: Cảnh thiên nhiên núi rừng được gợi ra bằng những nét chấm phá mang phong cách Đường thi xen lẫn nét hiện đại.
-Hình ảnh cánh chim:
- Cổ điển: Là thi liệu quen thuộc vẫn xuất hiện trong nhiều tác phẩm thi ca, cánh chim với ánh hoàng hôn kết hợp với nhau tạo ra bóng chiều. Gợi ra những cảm xúc từ sâu tận trong tâm hồn, nỗi buồn nhớ quê hương, nhớ nhà tha thiết lại càng hiện lên rõ nét hơn cả.
- Hiện đại: Hình ảnh cánh chim không phải bất định mà có phương hướng rõ ràng “về rừng tìm chốn ngủ”, được cảm nhận ở trạng thái vận động bên trong, cánh chim mỏi mệt.
- Sự tương đồng với cảnh ngộ của nhà thơ, cánh chim tuy mỏi mệt nhưng nó vẫn còn có tự do tung cánh, có tổ ấm tìm về, còn Bác bị gông cùm xiềng xích, cũng chẳng có nơi chốn chờ đợi, đầy xót xa.
-Hình ảnh chòm mây:
- Cổ điển: Hình ảnh ước lệ tượng trưng thường xuất hiện trong thơ xưa, gợi nên sự tự do, thanh cao phiêu diêu không vướng bụi trần, gợi nên sự khắc khoải của con người trước cõi hư vô.
- Hiện đại: Sự cô đơn lẻ loi của chòm mây được nhấn mạnh ở việc chòm mây trôi lững lờ giữa tầng không, gợi sự liên tưởng tương đồng với cảnh ngộ của tác giả, vô định và mất phương hướng.
b. 2 câu thơ sau: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người
- Hình ảnh con người hiện lên là trung tâm của cả bài thơ, là tổng hòa của vẻ đẹp tuổi trẻ, căng tràn sức sống, vẻ đẹp của công việc lao động đời thường, bình dị, vẻ đẹp của quan điểm mỹ học tiến bộ và đặc sắc của Hồ Chí Minh, là mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
- Sự kết hợp giữa nét vẽ cổ điển và hiện đại, bút pháp cổ điển lấy sáng tả tối thông qua hình ảnh “lò than đã rực hồng”.
- Nét hiện đại thông qua từ “hồng” nhãn tự của bài thơ, chuyển từ trạng thái cô đơn, lạc lõng sang cảm giác được sum vầy, đoàn tụ của gia đình bên bếp lửa, yên vui, ấm áp vô cùng, đồng thời dịch chuyển từ nỗi buồn phảng phất trong tâm hồn thi sĩ sang niềm vui rực sáng cả tâm hồn.
- Tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, biến gian khó thành niềm vui, biến những cái bình thường, dung dị thành điểm tựa tinh thần vững chắc.
3.Kết bài: Tổng kết lại giá trị nội dung nghệ thuật của bài thơ.
Đón đọc tuyển tập 🌺 Kết Bài Chiều Tối 🌺 20 Đoạn Văn Mẫu Ngắn Hay Nhất
Lập Dàn Ý Phân Tích Chiều Tối Ngắn Gọn Chọn Lọc – Mẫu 5
Tiếp theo đây, SCR.VN gửi đến bạn đọc mẫu Lập Dàn Ý Phân Tích Chiều Tối Ngắn Gọn và hay nhất để bạn có thể từ đó tham khảo và viết bài văn phân tích hay nhất cho riêng mình..
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và đặc điểm thơ của Người
- Giới thiệu khái quát về bài thơ Chiều tối
2. Thân bài
a, Hai câu đầu:
- Hình ảnh cánh chim: hình ảnh ước lệ quen thuộc của thơ cổ, báo hiệu trời sắp tối
- Hình ảnh chòm mây: hình ảnh thơ cổ điển, gợi nên sự mênh mông của thiên nhiên, cảnh vật.
- “Cô vân”: gợi nên hình ảnh chòm mây lẻ loi, cô độc giữa vũ trụ bao la.
- Từ láy “mạn mạn”: chậm chậm, trôi nổi, lững lờ.
- Hai câu thơ với bút pháp chấm phá và sử dụng hình ảnh thơ cổ điển đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên lúc chiều tà. Qua đó hiện lên nhân vật trữ tình yêu thiên nhiên, lạc quan vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt và khát vọng tự do
b. Hai câu còn lại:
- Hình ảnh cô em xóm núi trong tư thế lao động: gợi nên tư thế khỏe khoắn, phá vỡ sự tĩnh lặng của cảnh vật buổi chiều tà
- Điệp ngữ “ma bao túc” tạo hiệu quả diễn tả sự chuyển động theo vòng quay không dứt của chiếc cối xay, cô gái lao động rất chăm chỉ.
- Chữ “hồng” được xem là “nhãn tự”, “con mắt thơ” thắp trong bài thơ một sức sống mãnh liệt, tràn đầy niềm tin vào một ngày mai tươi sáng, tốt đẹp hơn.
- Sự vận động của cảnh vật từ bóng tối đến ánh sáng.
3. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Bài thơ Chiều tối với việc sử dụng hình ảnh thơ cổ điển, từ ngữ cô đọng, hàm súc cùng các biện pháp tu từ đã thể hiện một cách rõ nét tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó với những con người lao động và tinh thần lạc quan yêu đời vượt lên mọi hoàn cảnh của thi sĩ.
- Qua đó cũng thể hiện phong cách thơ của Người – sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại.
Dàn Ý Chiều Tối Ngắn Nhất – Mẫu 6
Mẫu dàn ý Chiều tối ngắn nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập cho bài viết trên lớp.
I. Mở bài: Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Chiều tối trích Nhật ký trong tù
II. Thân bài: Nêu cảm nhận bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh
- Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên
- Con người luôn hướng về thiên nhiên
- Cảnh chiều tối âm u, hiu quạnh, vắng vẻ
- Hình ảnh mang tượng trưng cho cảnh chiều tà
- Hình ảnh chòm mây gợi tả không gian mênh mông, rộng lớn
- Hình ảnh thiên nhiên mang vẻ đẹp cổ điển, thơ mộng
- Qua hai câu thơ cảm nhận được ý chí, nghị lực của con người
- Hai câu thơ cuối: Bức tranh đời sống
- Những hình ảnh đời sống dân dã, đời thường
- Bức tranh gần gũi, quen thuộc, mộc mạc
- Hình ảnh con người lấn át hình ảnh thiên nhiên mênh mông, rộng lớn nhưng vắng vẻ
- Thể hiện tình yêu thương, quan tâm đến số phận của người lao động nghèo
- Ước mơ thầm kín về mái ấm gia đình của người nghèo
- Bừng lên sức sống mãnh liệt của con người
III. Kết bài: Khái quát cảm nhận của em về bài thơ một cách ngắn gọn
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Dàn Ý Chi Tiết Phân Tích Bài Thơ Chiều Tối – Mẫu 7
Từ dàn ý ngắn gọn bên trên, SCR.VN đã triển khai ra Dàn Ý Chi Tiết Phân Tích Bài Thơ Chiều Tối để bạn đọc có thể tham khảo và dựa vào đó để viết bài văn dễ dàng và đầy đủ ý phân tích nhé.
I. Mở bài
1. Giới thiệu tác giả:
- Hồ Chí Minh không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là một danh nhân văn hóa của dân tộc.
- Hồ Chí Minh để lại cho nước nhà một sự nghiệp văn học đồ sộ
2. Giới thiệu tác phẩm:
- Tác phẩm được trích trong tập thơ Nhật Kí trong tù của Bác
- Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và tấm lòng lớn lao của Hồ Chủ tịch
II. Thân bài
1. Hai câu đầu
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Vân mạn mạn độ thiên không
- Khung cảnh chiều tối được mở ra với hình ảnh tả thực đầy chất thơ: hình ảnh cánh chim mải miết bay về rừng tìm nơi trú ngụ; những đám mây lờ lững bảng lãng trôi về cuối trời.
- Một không gian mênh mông, rộng lớn nhưng lại thơ mộng, yên bình
- Gợi một buổi chiều tà hiu hắt, ánh nắng chỉ còn le lói phía chân trời.
- Không gian thiên nhiên chính là tấm gương soi phản chiếu nội tâm con người:
- Cánh chim vội vã mang dáng vẻ sự mệt mỏi, nhọc nhằn sau ngày tháng rong ruổi
- Áng mây lững lờ trôi, cô đơn, lẻ loi trên nền trời mênh mông, rộng lớn.
- Bầu trời như được đẩy lên cao hơn xa hơn nỗi lòng con người vì thế cũng như trải dài ra ngút ngàn. Đứng trước thời khắc cuối ngày, lòng người bỗng thấy cô đơn, chống trải; thấy mỏi mệt, bâng khuâng. Và cánh chim sau những phút giây mỏi mệt vẫn được nghỉ ngơi nơi tổ ấm. Còn người sau những giây phút gông cùm, đọa đầy lại phải chịu cảnh ngục tù tăm tối.
- Thế nhưng người ấy lại chẳng một câu than vãn, oán trách mà lại thả hồn vào thiên nhiên cảnh vật để cảm nhận và chấm phá nên những nét tuyệt mĩ nhất của bức tranh cuối ngày.
- Thể hiện tình yêu thiên nhiên rạo rực trong trái tim người chiến sĩ cách mạng
- Trong tâm tưởng người chiến sĩ lúc nào cũng thường trực nỗi nhớ về quê hương, đất nước.
- Ý chí sắt đá, nghị lực phi thường, phong thái ung dung và niềm lạc quan cách mạng của Hồ Chủ tịch. (cánh chim biểu tượng cho cuộc sống tự do)
Đánh giá, mở rộng:
- Hai câu thơ vừa mang nét cổ điển, hiện đại với những hình ảnh thơ quen thuộc. Bút pháp ước lệ tượng trưng, chấm phá điểm xuyết, không nói về cảnh trời chiều. Nhưng người đọc vẫn có thể cảm và hình dung ra không gian và nỗi lòng mà câu thơ muốn gửi gắm
- Cánh chim không còn là đề tài xa lạ trong thơ cổ thế nhưng cánh chim của Bác lại thật đặc biệt. Nếu như cánh chim của Lý Bạch là cánh chim “điểu cao phi tận” bay vút vào không gian ngút ngàn. Thì cánh chim của Hồ chủ tịch lại mang hồn sống, là cánh chim chao liệng không gian, làm chủ không gian, vạn vật.
2. Hai câu cuối:
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng
- Bức tranh sinh hoạt của con người nơi xóm núi:
- Bóng tối buông xuống phủ lấp không gian
- Hình ảnh cô thôn nữ miền sơn cước hăng say, uyển chuyển với công việc thường nhật: say ngô => vẻ đẹp khỏe khoắn, trẻ trung, tràn đầy sức sống
- Hình ảnh lò than rực hồng: bừng lên ánh sáng, xua tan bóng tối, sưởi ấm không gian hiu quạnh, lạnh lẽo, vắng vẻ ở ý thơ trên.
- Hình tượng thơ gần gũi, mộc mạc diễn tả chân thực nhịp sống cuối ngày tại miền sơn cước. Qua đó thể hiện tình yêu thương, trân trọng vô bờ của Bác đối với người lao động.
- Hình tượng thơ mang tính chất của sự vận động:
- Thời gian từ chiều tối cho đến tối hẳn
- Cánh chim bay, chòm mây trôi để rồi cũng quy tụ về phía tương lai về ánh sáng.
- Lòng người đi từ chỗ lạnh giá, cô quạnh đến mức ấm nóng, say mê, rạo rực, vui tươi, hồ hởi.
- Nhãn tự “hồng” khép lại bài thơ có sức lay động, lan tỏa đến toàn bộ ý thơ:
- Ngọn lửa hồng lan tỏa, lấn át bóng đêm; xua đi khoảnh khắc lạnh lẽo buốt giá trong cõi lòng con người. Ngọn lửa ấy thổi bùng lên bao khát vọng, ý chí và quyết tâm người chiến sĩ cách mạng giữa cảnh ngục tù đọa đầy.
- Hai câu thơ đã tô vẽ dáng dấp con người. Con người hiện lên kì vĩ, làm chủ không gian, thời gian, xua đi sự cô đơn, vắng vẻ của thiên nhiên. Bên cạnh đó, ýthơ còn thể hiện sức sống mãnh liệt và khát khao lớn lao của người thi nhân.
III. Kết bài:
–Nghệ thuật:
- Sử dụng từ hán ngữ
- Bút pháp ước lệ tượng trưng: lấy mây điểm trăng; lấy động tả tĩnh, lấy cảnh vật để khắc tạc thời gian, nhấn nhá nỗi niềm con người.
- Nét cổ điển xen lẫn hiện đại:
+ Nét cổ điển : hình ảnh thơ; ngôn ngữ thơ; thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
+ Nét hiện đại: Không san sẻ nỗi buồn với thiên nhiên mà hòa hợp với thiên nhiên. Từ trong cái khó khăn, cơ cực mà toát lên phong thái ung dung, lạc quan cách mạng.
-Nội dung:
- Bức tranh thiên nhiên bao la, rộng lớn nhưng vắng vẻ, cô quạnh
- Hình tượng con người với sức sống mãnh liệt, ung dung, tự tại giữa gông cùm, xiềng xích.
Chia sẻ 🌼 Phân Tích Bài Thơ Chiều Tối Của Hồ Chí Minh 🌼 Văn Mẫu Hay Nhất
Dàn Ý Chiều Tối Chi Tiết Đặc Sắc – Mẫu 8
Tham khảo mẫu dàn ý Chiều tối chi tiết dưới đây để ôn tập nội dung kiến thức về tác phẩm.
1) Mở bài: Giới thiệu chung.
-Tác giả:
- Hồ Chí Minh tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung sinh tại làng Sen, Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.
- Xuất thân từ một gia đình nhà nho trí thức.
- Từ nhỏ đã được nghe về tư tưởng cách mạng.
- Sinh thời trong một xã hội bị thực dân Pháp xâm lược các cuộc khởi nghĩa nổ ra đều bị đàn áp đẫm máu.
- Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.
- Song song với hoạt động cứu nước Hồ Chí Minh còn sáng tác thơ ca.
- Tác phẩm tiêu biểu: Nhật kí trong tù, Pa-ri, Lời than vãn của Bà Trưng Trắc…
- Người được coi là danh nhân văn hóa thế giới.
-Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Khi đó Hồ Chí Minh đang bị bọn Tưởng Giới Thạch giam cầm, bài thơ được sáng tác khi Bác đang trên đường chuyển lao sang Thiên Bảo. Trên đường đi chiều tối những hình ảnh thiên nhiên cùng tấm lòng yêu nước nhớ nhà đã kết tinh thành bài thơ Mộ.
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
- Bố cục: 2 phần
+Phần 1 (hai câu đầu) : bức tranh thiên nhiên chiều tối.
+Phần 2 (còn lại) : bức tranh sinh hoạt lao động.
2) Thân bài: Phân tích nội dung bài thơ
a. Bức tranh thiên nhiên khi chiều tối
-Cảnh:
- Hình ảnh cánh chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ -> hoạt động kết thúc một ngày, cánh chim bay về tổ ấm của mình.
- Đây là hình ảnh cổ điển trong thơ xưa, cánh chim như trở nặng trời chiều.
- “cô vân” nghĩa là cô độc của áng mây bản dịch đã làm mờ nghĩa khi dịch là chòm mây.
- Sự chuyển động lặng lẽ của cánh chim và áng mây mang trạng thái buồn.
- Thiên nhiên vận động theo sự sống.
- Cảnh chiều hiện lên vừa có cái êm ả vừa có cái mơ hồ bảng lảng buồn của một buổi hoàng hôn xuống, tất cả các sự vật đang chuyển động về đêm, cánh chim tìm về tổ ấm kết thúc một ngày kiếm ăn vất vả, đám mây cô đơn cũng lững lờ như níu kéo ngày lại.
-Tình:
- Bác phải là một người yêu thiên nhiên mới có thể cảm nhận một cách tinh tế những cảnh đẹp ấy.
- Mọi sự vật đang chìm vào trạng thái tĩnh thì Bác vẫn phải chuyển động để đến nhà lao mới.
- Cánh chim còn được bay về tổ ấm trong khi Bác vẫn lang bạt nơi đất khách quê người.
- Bác đồng cảm với hình ảnh thiên nhiên với áng mây, Bác cũng đang cô đơn nhớ về quê hương anh em đồng chí.
- Cảnh và người như đan xen tâm trạng với nhau, chiều buông xuống mênh mang bảng lảng, có đẹp đấy nhưng cũng nhuốm màu tâm trạng ngày tàn hay chính là nhuốm màu tâm trạng của người ngắm cảnh.
b. Bức tranh lao động sinh hoạt
– Cảnh:
- Dưới cảnh chim ngàn mây nổi hình ảnh của cô gái xay ngô tối hiện ra -> Sự chăm chỉ, cần mẫn lao động.
- Điệp vòng cấu trúc “ma bao túc” -> Vòng xoay ngô đều đặn -> cuộc sống lao động vô cùng đẹp.
- Nghệ thuật đối lập tối >< hồng -> Nhấn mạnh sự chăm chỉ của cô gái và chữ “hồng” làm nhãn tự tỏa sáng cả bài thơ.
- Cô em xay ngô tối chăm chỉ cần mẫn vất vả như thế để có cuộc sống tươi sáng hơn.
– Tình:
- Bác yêu cuộc sống lao động.
- Bác cũng đang chịu những cảnh gian nan để có một ngày mai cho đất nước Việt Nam tươi sáng hơn.
- Bức tranh lao động hiện lên thật sinh động trên miền sơn cước. Người tù nhân tay đeo cồng chân đeo xiềng xích vẫn mải miết lên đường đợi ngày trở về với đất nước mình.
3) Kết bài:
Bài thơ giống như một bài thơ tả cảnh nhưng lại ngụ tình ở trong đó. Buổi chiều tối nơi miền sơn cước đem đến biết bao nhiêu cảnh đẹp quen thuộc. Tuy nhiên nó lại buồn vì người ngắm nó cũng đang có rất nhiều tâm trạng. Nào là nhớ thương nào là buồn, rồi lại lạc quan tin vào ngày mai tươi sáng.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nghị Luận Chiều Tối 💧 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
Dàn Ý Chiều Tối Đầy Đủ – Mẫu 9
Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý Chiều tối đầy đủ để các em học sinh cùng tham khảo.
I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm
- Người ta biết đến Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hóa, một chính trị gia, nhà tư tưởng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam nhưng đồng thời cũng là một cây bút lớn của nền văn học dân tộc với nhiều tác phẩm thơ, văn xuôi đặc sắc.
- “Nhật kí trong tù” là một tập thơ nổi tiếng của Bác, đọc các bài thơ, người đọc mường tượng ra những cái cảnh Bác gợi, những cái tình, cái cảm Bác gửi vào từng con chữ. Hoàn cảnh, suy nghĩ, tư tưởng của Người nhờ đó mà cũng được mọi người cảm thông, chia sẻ nhiều hơn.
- “Chiều tối” là một bài thơ vô cùng đặc sắc trích trong tập thơ này.
II. Thân bài:
1.Giới thiệu tác giả tác phẩm:
a) Tác giả: Hồ Chí Minh
- Là một danh nhân văn hóa, nhà tư tưởng, chính trị gia nổi tiếng của dân tộc, đất nước Việt Nam.
- Là nhà văn, nhà thơ với nhiều tác phẩm ấn tượng, nổi tiếng.
b) Tác phẩm:
- Trích “Nhật kí trong tù”.
- Hoàn cảnh sáng tác: khi Bác bị chuyển lao từ Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo.
2.Phân tích bài thơ:
a) Hai câu đầu: Bức tranh núi rừng vào buổi chiều tối
- Cảnh thiên nhiên được vẽ bằng những nét vẽ đậm: “chim” – “mỏi mệt bay”, “chòm mây” – “bay nhẹ”.
- Bằng việc sử dụng thi liệu quen thuộc: “mây”, “chim”, ca dao, thơ lục bát, truyện Kiều – Nguyễn Du, tác giả đã vẽ cảnh bằng những nét chấm phá, tả ít gợi nhiều, gợi được cái hồn của cảnh, thời gian đang trôi về cuối ngày theo cánh chim, không gian thì vắng lặng không một bóng người. Đó là bút pháp tả cái động để gợi cái tĩnh, lấy điểm tả diện đầy tinh tế gợi gợi ra không gian, thời gian. Bức tranh miền sơn cước buổi chiều tối hiện ra vắng lặng, heo hút buồn.
- Cấu trúc thơ đăng đối kết hợp cùng âm điệu thơ nhẹ nhàng gợi ra nỗi buồn, cảnh được nhìn qua con mắt nhân vật trữ tình, qua những nét vẽ ngoại cảnh ta thấy được tâm trạng của con người, đó là tâm trạng man mác buồn, mệt mỏi sau một ngày dài, nỗi buồn được tạo nên bởi ngoại cảnh, buồn vì xa Tổ quốc, mất tự do.
- So sánh với hình ảnh người lữ thứ trong “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quan ta có thể thấy điểm giống giữa hai bài thơ là đều nói về nỗi buồn trước cảnh chiều hôm nhưng điểm khác ở đây là bài thơ này thể hiện tâm trạng buồn của người chiến sĩ cách mạng bị lưu đày.
- Qua bức tranh thiên nhiên ta còn đọc được cả tình yêu thiên nhiên của người tù, dù mệt mỏi trong cảnh chân cùm tay xích người tù ấy vẫn mở tâm hồn mình ra với thiên nhiên ngoại cảnh, tâm trạng giao hòa với cảnh vật đất trời xung quanh.
- Hai câu thơ đầu mang âm hưởng cổ điển rõ nét với thể thơ, thi liệu, bút pháp miêu tả… nhưng Hồ Chí Minh học cổ nhưng không hề cổ bởi cảnh ở đây mang tâm trạng cụ thể của nhân vật trữ tình trong một hoàn cảnh cụ thể. Trong thơ Đường, thường thường là tâm thế con người trước vũ trụ bao la vô cùng vô tận…
b) Hai câu sau: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người
- Tác giả đã chuyển cảnh bất ngờ nhưng tự nhiên, hợp lý: khi trời đã tối, xung quanh tối thì ánh mắt nhân vật trữ tình tự nhiên hướng về nơi có ánh sáng, trời càng tối thì lò lửa càng rực cháy bởi vậy mà hai câu thơ sau có sự chuyển đổi không gian và thời gian rõ nét: không gian thì từ thiên nhiên núi rừng đến sông núi còn thời gian thì trời đã tối hẳn.
- Hình ảnh “ma bao túc” ở cuối câu thơ thứ ba cùng với hình ảnh “bao túc ma hoàn” ở đầu câu thơ thứ tư không chỉ gợi liên tưởng đến hình ảnh vòng quay đều đặn của cối xay ngô mà còn cho người đọc cảm nhận được sự cần mẫn, chăm chỉ của người thiếu nữ miền sơn cước.
- Hai câu thơ xuất hiện hình ảnh người thiếu nữ, đó là hình ảnh người lao động, khác với hình ảnh thiếu phụ trong thơ xưa. Việc đưa hình ảnh người lao động vào trong thơ đã thể hiện phần nào tính dân chủ trong tư tưởng của Hồ Chí Minh.
- Từ “hồng” kết thúc bài thơ là một nhãn tự mang nhiều ý nghĩa. Tả thực, đó là ánh sáng từ bếp lò, trời càng tối thì than càng sáng, dùng ánh sáng để tả bóng tối đang lan tỏa. Nhưng sử dụng từ “hồng” ở đây còn để nói về sự sống, nơi nào có lửa nơi đó có sự sống, giữa cảnh núi rừng lụi tàn tâm hồn ánh mắt của Người luôn hướng về nơi có sự sống. “Hồng” phải chăng còn là niềm vui, là cái để người ta xua tan đi lạnh lẽo, cô đơn, heo hút của cảnh. Dường như người tù đã quên đi nỗi mệt mỏi, cô đơn của mình để hòa vào niềm vui giản dị của người lao động. Đó là tinh thần lạc quan, là chủ nghĩa nhân đạo đã đạt đến độ quên mình của Bác. Nhà thơ Hoàng Trung Thông khi cảm nhận về bài thơ này đã chia sẻ rằng: “Một chữ “hồng” thôi đủ sức cân lại 27 chữ bên trên”.
- Hồ Chí Minh không chỉ yêu thương dân tộc, Người vẫn hòa mình vui với niềm vui của họ (người Trung Quốc). Nhân đạo ở đây đã đạt đến tầm quốc tế vô sản.
- Tâm điểm của bức tranh là cuộc sống con người. Sức sống của con người, ngọn lửa của con người là trọng tâm tỏa ấm nóng và niềm vui.
- Tuy tác giả sử dụng bút pháp thơ cổ với nhãn tự, lấy ánh sáng để tạo bóng tối, sử dụng hình ảnh thiếu nữ nhưng bài thơ vẫn mang hơi hướng của thần thoại khi có sự xuất hiện của sự vận động từ nỗi buồn đến lạc quan, từ bóng tối đến ánh sáng, đó là sự vận động của tứ thơ. Yếu tố thần thoại còn thể hiện ở tính dân chủ trong việc sử dụng hình tượng hay tinh thần lạc quan. Tất cả đã thể hiện cái hiện đại toả ra từ tâm hồn người tù cộng sản Hồ Chí Minh.
III. Kết bài: Nêu khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm:
Ví dụ: “Chiều tối” là một bài thơ tiêu biểu cho dấu ấn cổ điển và hiện đại thể hiện trong thơ Hồ Chí Minh. Với những giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc, bài thơ luôn để lại trong lòng người đọc rất nhiều dấu ấn, góp phần giúp nó sống mãi với thời gian, với dòng chảy văn học Việt.
Tham khảo trọn bộ 🌹 Cảm Nhận Bài Thơ Chiều Tối 🌹 Những Bài Văn Mẫu Hay
Lập Dàn Ý Phân Tích Chiều Tối Học Sinh Giỏi – Mẫu 10
Lập dàn ý phân tích Chiều tối học sinh giỏi sẽ giúp bạn có được những định hướng làm bài cụ thể nhất. Tham khảo mẫu dàn ý Chiều tối học sinh giỏi dưới đây:
I. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả, nêu cảm nhận chung về tác phẩm
- Hồ Chí Minh là nhà cách mạng vĩ đại đồng thời là nhà thơ lớn của dân tộc. Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù) là tác phẩm tiêu biểu, được Bác viết trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt tại Quảng Tây (Trung Quốc), từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu 1943.
- Mộ (Chiều tối) là bài thơ có giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo: Điều khác lạ là bài thơ được viết trong hoàn cảnh người bị giải đi trên đường, với gông cùm xiềng xích, nhưng không phải là một lời than vãn xót xa. Trái lại, đó là một nét hoan ca về cuộc sống, về con người, biểu hiện tâm hồn hết sức đẹp đẽ, nhân cách lớn lao của Hồ Chí Minh.
II. Thân bài:
1.Hai câu đầu:
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
- Hai câu đầu vẽ nên một bức tranh nên thơ, yên bình của cuộc sống, chim bay về rừng tìm chốn trú ngụ, đám mây trôi lững lờ trên bầu trời chiều, chỉ vài nét chấm phá, những bức họa (trong bài thơ có họa) của thơ xưa. Song, phong vị cổ thi ấy do gần gũi về bút pháp. Còn thực ra, đây vẫn là buổi chiều nay, với cảnh thật và người thật (người tù – nhà thơ) đang tận mắt nhìn ngắm.
- Bức tranh phong cảnh kia tuy đẹp và nên thơ nhưng vẫn có nét buồn. Quyện nghĩa là mỏi, chán, mỏi mệt. Tầm là tìm kiếm. Cánh chim sau ngày rong ruổi, trong cái giờ khắc của ngày tàn, mỏi mệt, phải trở về rừng đặng tìm kiếm chỗ trú. Cô là lẻ loi, một mình. Mạn mạn là dài và rộng, không là trên bầu trời dài, rộng mênh mông.
- Bản thân bầu trời vẫn dài rộng như là triệu năm qua, nhưng đám mây đơn lẻ kia đã khiến nó càng trở nên mênh mang hơn. Hai câu thơ, theo đúng nghĩa đen cũng chỉ ra một cảnh buồn. Với người bình thường, thậm chí đang vui, trước cảnh ấy, lòng hẳn không sao tránh một cảm xúc man mác, bâng khuâng.
2.Hai câu cuối
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng
- Hai câu kết chuyển hướng vận động của hình tượng thơ. Ở trên, cảnh vật mênh mông, vắng lặng, ánh nắng ngày đang dần tắt, nhường chỗ cho bóng đêm ập xuống. Còn ở đây, dù không tả nhưng ai cũng biết, đất trời đã vào đêm, bóng tối len dày muôn nơi. Vậy, điều gì khiến người ta cảm nhận được từng bước đi của thời gian, cảm nhận thấy được ánh sáng và bóng tối? Đó là cánh chim đơn lẻ bay về chốn cũ. Đặc biệt, đó là ánh rực hồng của lò than nơi xóm núi. Đây cũng là lối chấm phá, lấy ánh sáng tả bóng tối.
- Nhưng sự chuyển hướng đích thực của hình tượng thơ không chỉ có vậy. Nếu cảnh ở trên mang nét buồn của sự lẻ loi, hoang vắng, thì cảnh ở đây, dù là đêm tối nhưng ấm áp, giàu sức sống. Đôi mắt của người nghệ sĩ ở cảnh trước khi phóng nhìn ra xa và lên cao, càng nhìn càng mất hút và trống trải. Khi đôi mắt ấy nhìn gần, đã bắt gặp hình ảnh không ngờ: Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
- Vóc dáng người thôn nữ cùng với công việc lao động dường như là thường ngày ấy đã xua đi sự cô quạnh giữa miền sơn cước. Và, đến lúc công việc đã xong, thì ánh sáng tràn ngập: Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.
- Trong bóng đêm, ánh sáng ấy càng có sức lan tỏa. Lòng người từng man mác buồn đã ấm lại cùng với ánh lửa kia. Đến đây thì sự vận động của hình tượng thơ được trọn vẹn.
III. Kết bài:
- “Mộ” là bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh Khi sử dụng thể thơ luật Đường, tác giả đã vận dụng khá nhuần nhuyễn bút pháp chấm phá để tả cảnh, lấy động tả tĩnh, đặc biệt là lấy cảnh tả tình. Trong bài thơ, không có từ hay chi tiết nói về chủ thể trữ tình, nhưng người đọc vẫn nhận ra đôi mắt, tấm lòng của con người ấy.
- Tuy nhiên, dù mang phong vị cổ điển, đây vẫn là bài thơ hiện đại. Chất hiện đại bộc lộ ở sự vận động hình tượng thơ, nhất là ở tấm lòng và tư tưởng của thi nhân. Dù bị gông cùm, xiềng xích, con người đó vẫn hết sức ung dung tự tại, luôn quên mình để nhìn ngắm cuộc sống và rung động với từng biểu hiện, dù chỉ nhỏ nhoi, tinh tế.
Gửi đến bạn 🍃 Dàn Ý Bài Từ Ấy 🍃 Mẫu Dàn Ý Phân Tích Chuẩn Nhất
Dàn Ý Cảm Nhận Bài Chiều Tối Nâng Cao – Mẫu 11
Mẫu dàn ý cảm nhận bài Chiều tối nâng cao dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
1.Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
2.Thân bài:
a. Bức tranh thiên nhiên rừng núi:
-Hình ảnh cánh chim trời:
- Trong thi ca xưa cánh chim bay lạc giữa không trung thường đại diện cho sự cô đơn, lạc lõng, mất phương hướng.
- Trong Chiều tối cánh chim mang màu sắc hiện đại hơn khi nó có nơi chốn để về sau một ngày dài vất vả kiếm ăn, đó là tổ ấm hạnh phúc.
- Tinh tế cảm nhận được sự mỏi mệt ẩn chứa trong từng nhịp vỗ cánh xuất phát từ tấm lòng đồng cảm của tác giả với cánh chim, như những người đồng cảnh ngộ.
-Hình ảnh chòm mây:
+Trong văn học cổ điển:
- Một trong những chất liệu quen thuộc trong thi ca cổ điển, bộc lộ tinh thần tự do, tự tại, phiêu bồng, thoát ly.
- Bộc lộ sự cô đơn, lạc lõng của nhân vật trữ tình.
+Hình ảnh chòm mây trong thơ Bác:
- Hai từ “mạn mạn” diễn tả sự chậm rãi trong cách di chuyển của chòm mây → Bước chân chậm rãi, ung dung.
- Hai từ “thiên không” tức là bầu trời quang đãng, sạch sẽ, trong trẻo như chính tấm lòng người chiến sĩ cách mạng, không bị trói buộc
- Nhấn mạnh và làm nổi bật tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường của Hồ Chí Minh trong chuỗi ngày bị giam cầm.
b. Hình ảnh con người trong lao động:
-Hình ảnh cô gái xay ngô:
- Con người trong lao động trở thành trung tâm của bài thơ.
- Giản dị, đời thường nhưng lại bộc lộ sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp khỏe khoắn của tuổi trẻ trong công cuộc lao động.
- Giữa hoàn cảnh khắc nghiệt, Người vẫn luôn hướng về cuộc sống, về con người với một tình yêu tha thiết. “
- Khi cô gái vừa kết thúc công việc xay ngô thì lò than cũng đã rực hồng, đánh dấu sự chuyển đổi từ chiều tối sang tối hẳn.
-Từ “hồng” đã trở thành nhãn tự cho cả bài thơ hai mươi tám chữ:
- Từ “hồng” dường như làm rực sáng cả bài thơ, xua đi cái không khí tối tăm, hiu quạnh miền rừng núi.
- Đặc trưng thơ của Hồ Chí Minh: luôn tích cực và tươi sáng, luôn hướng về ánh sáng.
- Từ “hồng” còn chính là đại diện cho màu của lý tưởng cách mạng trong người chiến sĩ, ấm nóng, tràn đầy nhiệt huyết, sẵn sàng vượt qua nghịch cảnh tối tăm để vụt sáng. Ấy chính là chất thép ẩn hiện trong thơ Hồ Chí Minh, tinh tế và nhiều ý vị.
3.Kết bài: Nêu cảm nhận chung.
Giới thiệu cùng bạn 🌟 Sơ Đồ Tư Duy Từ Ấy 🌟 10 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Dàn Ý Phân Tích Chiều Tối HCM Ngắn Hay – Mẫu 12
Mẫu Dàn Ý Phân Tích Chiều Tối HCM dưới đây sẽ giúp các em học sinh xác định cho mình bố cục và nội dung bài viết.
I. Mở bài: Giới thiệu tác giả và tác phẩm, khái quát nội dung tác phẩm
- Tác giả Hồ Chí Minh
- Bài thơ “Chiều tối” trích trong “Nhật ký trong tù”
- Tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và ý chí vươn lên của người tù cách mạng
II. Thân bài:
-Bức tranh thiên nhiên vùng núi lúc chiều tối:
- Những hình ảnh quen thuộc trong thơ ca cổ: cánh chim, chòm mây
- Không gian rộng lớn, hoang vắng
- Gợi sự cô đơn, mỏi mệt, lạc lõng
-Bức tranh đời sống con người khi chiều tối:
- Cuộc sống lao động đời thường
- Dấu hiệu của sự sống, sức sống
- Ánh sáng lò than mang lại hy vọng và niềm tin
III. Kết bài: Giá trị của tác phẩm: Bài thơ “Chiều tối” thực sự là một bức tranh tuyệt đẹp, hài hòa giữa những mảng sáng và tối, thiên nhiên và con người.
Phân Tích Chiều Tối Dàn Ý Đơn Giản Nhất – Mẫu 13
Dàn ý Chiều tối dịch thơ sẽ giúp các em học sinh xác định được bố cục và luận điểm chính khi làm bài. Tham khảo tài liệu văn phân tích Chiều tối dàn ý đơn giản nhất dưới đây:
I. Mở bài:
- “Chiều tối” trích trong tập thơ “Nhật ký trong tù”
- Tác phẩm không chỉ mang đến thành công về mặt nội dung mà còn cho thấy tài năng của tác giả về nghệ thuật trong việc sử dụng kết hợp yếu tố cổ điển và hiện đại.
II. Thân bài:
-Yếu tố cổ điển:
- Thể hiện qua hình ảnh thơ quen thuộc: Cánh chim, chòm mây, con người.
- Thể hiện qua bút pháp tả cảnh ngụ tình: bộc lộ tâm trạng quá thiên nhiên.
- Thể hiện qua thời gian nghệ thuật.
- Thể hiện qua bút pháp điểm xuyết- nhãn tự “hồng”.
-Yếu tố hiện đại:
- Thể hiện qua tâm trạng nhân vật trữ tình: buồn mà không bị lụy, hành động và cố gắng.
- Hình ảnh hài hoà giữa thiên nhiên và người lao động, con người nổi bật là trung tâm tác phẩm.
- Tinh thần lạc quan trong gian khó của Bác Hồ.
- Tứ thơ vận động theo sự phát triển.
III. Kết bài: Khái quát về giá trị của bài thơ
Gợi ý cho bạn 🌳 Phân Tích Từ Ấy Của Tố Hữu 🌳 18 Bài Văn Ngắn Gọn Siêu Hay
Dàn Ý Chiều Tối Lớp 11 – Mẫu 14
Dựa vào dàn ý Chiều tối lớp 11, các em học sinh có thể tham khảo cho mình những gợi ý làm bài đầy đủ và cụ thể nhất. Tham khảo mẫu dàn ý Chiều tối văn 11 dưới đây:
I. Mở bài nghị luận “Chiều tối”: Giới thiệu về tập thơ “Nhật kí trong tù” và bài thơ Chiều tối.
- Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại, giữa tâm hồn của người chiến sĩ và thi sĩ luôn luôn được thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc.
- Chiều tối là một trong những bài thơ tiêu biểu và độc đáo nhất.
II. Thân bài nghị luận “Chiều tối”:
-Bức tranh thiên nhiên núi rừng trong hai câu thơ đầu:
- Hình ảnh cánh chim là thi liệu vốn rất quen thuộc trong thơ cổ, nhưng vào trong thơ Bác lại xem lẫn cả nét hiện đại. Cánh chim mỏi mệt, tìm chốn ngủ có sự tương đồng với tình cảnh của Bác.
- Hình ảnh chòm mây trôi lơ lửng, cũng là thi liệu cổ điển, gợi sự ung dung, tự tại, nhưng đồng thời mang nét hiện đại bộc lộ tâm trạng của người tù (lẻ loi, cô đơn).
-Bức tranh cuộc sống sinh hoạt trong hai câu thơ cuối:
- Vẻ đẹp của con người: Sự tươi trẻ khỏe khoắn của người thiếu nữ, vẻ đẹp của cuộc sống lao động bình dị => Quan điểm mỹ học mới về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
- Vẻ đẹp của sự sống: Là sự kết hợp giữa nét vẽ cổ điển (lấy sáng tả tối, hình ảnh lò than rực hồng) và nét vẽ hiện đại (sự chuyển đổi thời gian, không gian, cảm giác).
III. Kết bài nghị luận “Chiều tối”: Khái quát lại những giá trị của tác phẩm.
Có thể bạn sẽ thích ☔ Dàn Ý Đây Thôn Vĩ Dạ ☔ Mẫu Dàn Ý Phân Tích Chuẩn Nhất
Mẫu Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Chiều Tối Lớp 11 Điểm Cao – Mẫu 15
SCR.VN xin chia sẻ đến bạn Mẫu Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Chiều Tối Lớp 11 được hệ thống dưới dạng sơ dồ tư duy để bạn dễ dàng nắm bắt được những ý chính của bài thơ.
I. Mở bài:
- Giới thiệu về Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại, nhà thơ lớn của dân tộc
- Giới thiệu bài thơ Chiều tối
II. Thân bài:
1.Bức tranh thiên nhiên
-Hình ảnh cánh chim
- Ý nghĩa tả thực: cánh chim chiều nên dáng bay mệt mỏi nhưng hướng bay có mục đích: về rừng tìm chốn ngủ. Chiều tối với vạn vật là sự trở về nghỉ ngơi. Hoạt động của chim có động lực thúc đẩy
- Ý nghĩa liên tưởng: • giữa chủ thể trữ tình và hình ảnh cánh chim có nét tương đồng là đều mệt mỏi, chim bay liên tục, người tù cũng đi liên tục • nét khác biệt: chim cố gắng bay về tổ ấm còn người tù tiếp tục đi cũng chỉ đến một nhà lao khác; nếu chim có động lực thúc đẩy thì người tù chẳng có động lực nào cả • ẩn sấu trong đó còn là nỗi nhớ nhà, nhớ nước của người con bị tù đày ở nơi xa xứ
-Hình ảnh chòm mây:
- Ý nghĩa tả thực: chòm mây lẻ loi trôi lững lờ giữa tầng không
- Ý nghĩa liên tưởng: đám mây lẻ loi giữa bầu trời cũng như sự lẻ loi cô đơn của người tù giữa núi rừng bao la
-Thiên nhiên được miêu tả bằng bút pháp cổ điển
- Bút pháp ước lệ (hình ảnh chim bay về núi chỉ thời gian chiều tối)
- Hình ảnh chọn lọc nói lên cái đẹp của cảnh nhưng tĩnh lặng, u buồn
- Tả cảnh ngụ tình
2.Bức tranh đời sống con người
-Thiên nhiên đi vào nghỉ ngơi nhưng nhịp sống con người vẫn dẻo dai:
- Hình ảnh thiếu nữ xay ngô là trung tâm của bức tranh. Đó là vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động.
- Sự xuất hiện của thiếu nữ xay ngô khiến bài thơ có tiến triển mới
- Cảnh trong hai câu đầu rất tĩnh còn ở hai câu cuối này nhờ hoạt động con người mà trở nên sinh động hơn
- Hình ảnh lò than rực hồng trong đêm tối như đang nhem nhóm lên niềm vui, niềm lạc quan, xua tan đi cảm giác lạnh lẽo, cô dơn trong lòng người xa xứ
-Hai câu thơ cuối tả người bằng tinh thần hiện đại:
- Hình tượng thơ có sự vận động tích cực
- Bài thơ kết thúc ở màu hồng
- Đằng sau cặp mắt quan sát tinh tế là tâm hồn người cộng sản luôn hướng tới niềm vui, lạc quan tin tưởng bước về phía trước
3.Nghệ thuật
- Đậm màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại
- Ngôn từ tả ít, gợi nhiều, ý tồn tại ngoài lời
III. Kết bài:
- Khái quát lại đặc sắc nội dung và nghệ thuật
- Nêu cảm nhận của bản thân
Xem nhiều hơn 🌻 Sơ Đồ Tư Duy Đây Thôn Vĩ Dạ 🌻 13 Mẫu Hay
Dàn Ý Phân Tích 2 Câu Đầu Bài Chiều Tối – Mẫu 16
Hai câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên và tâm hồn, ý chí nghị lực của Người. Bạn đọc hãy tham khảo Dàn Ý Phân Tích 2 Câu Đầu Bài Chiều Tối dưới đây để nắm các ý chính về nội dung và nghệ thuật nhé.
I. Mở bài phân tích Chiều tối 2 câu đầu:
- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm.
- Giới thiệu về nội dung cần phân tích – 2 câu đầu bài Chiều tối.
II. Thân bài phân tích Chiều tối 2 câu đầu:
*2 câu thơ khắc hoạ bức tranh thiên nhiên miền sơn cước:
- Không gian: rộng lớn làm nổi bật sự lẻ loi, cô đơn của con người và cảnh vật.
- Thời gian: chiều tối – thời khắc cuối cùng của một ngày, con người, vạn vật mỏi mệt, cần được nghỉ ngơi.
- Điểm nhìn: từ dưới lên cao, phong thái ung dung, lạc quan của tác giả.
*Cảnh vật: xuất hiện 2 hình ảnh:
-“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ”:
- Cánh chim là hình ảnh quen thuộc trong thi ca cổ điển. “Quyện điểu” (chim mỏi): một cái nhìn tinh tế, cảm nhận rất sâu trạng thái bên trong của sự vật.
- Hình ảnh thơ có hồn và nhuốm màu tâm trạng của thi nhân nặng nề lê bước trên đường đi đày và khát khao một chốn dừng chân.
-“Cô vân mạn mạn độ thiên không”
- “Cô vân”: chòm mây lẻ loi, cô đơn → gợi cảm giác buồn vắng.
- “Mạn mạn”: chỉ sự trôi chậm chậm, lững lờ → không gian rộng, thoáng đãng, gợi sự ung dung thư thái trong tâm hồn thi nhân.
- “Độ thiên không”: chuyển dịch từ chân trời này sang chân trời kia →Tâm trạng cô đơn, lạc lõng trước khoảng không bao la.
- Tuy nhiên câu thơ dịch bỏ mất từ “cô” nên đã làm giảm bớt sự cô đơn, và không chuyển hết nghĩa của từ láy “mạn mạn”, chưa chuyển tải được hết nỗi lòng trong tâm hồn Bác
- “Cô vân” dịch là “chòm mây”: chưa sát nghĩa, làm mất đi tính chất cô độc, lẻ loi của áng mây trên bầu trời.
- “mạn mạn” dịch là “trôi nhẹ”: chưa sát nghĩa, làm mất đi tư thế chậm chạp, uể oải, lững lờ không muốn di chuyển của áng mây.
- -Bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp cổ điển nhưng bình dị, gần gũi. Ẩn sau bức tranh ấy là vẻ đẹp tâm hồn Bác: yêu thiên nhiên và phong thái ung dung tự tại trong hoàn cảnh khắc nghiệt.
*Tiểu kết: Bằng bút pháp chấm phá, hình ảnh ước lệ tượng trưng, tả cảnh ngụ tình, bức tranh thiên nhiên chiều tối hiện lên thật đẹp và thoáng đãng. Qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân.
III. Kết bài phân tích Chiều tối 2 câu đầu:
- Khẳng định giá trị của đoạn thơ.
- Nêu cảm nhận của bản thân.
Tiếp theo đón đọc 🌟 Phân Tích Chiều Tối 2 Câu Đầu 🌟 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Lập Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Chiều Tối 2 Câu Cuối – Mẫu 17
Từ việc Lập Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Chiều Tối 2 Câu Cuối dưới đây, bạn có thể tự triển khai ra nhiều bài văn phân tích khác nhau về tác phẩm này.
I. Mở bài: Giới thiệu bài thơ Chiều tối trích Nhật ký trong tù
II. Thân bài:
– Hai câu thơ miêu tả rất cụ thể đời sống thường nhật.
- Cảnh cô em xóm núi đang cần mẫn xay ngô và lò than rực hồng toả ra ánh sáng và người đi đường như quên đi cảnh ngộ của riêng mình, hoà vào không khí lao động.
- Điểm nhìn của nhà thơ lúc này không phải là đỉnh trời nữa mà là mặt đất. Người đã ghi lại hình ảnh của cô gái xay ngô. Hình ảnh này nổi bật trong bức tranh chiều tối.
- Bác đã quên cảnh ngộ của mình để cảm nhận cuộc sống xung quanh. Bác như hoà vào không khí lao động ở xóm núi, đồng cảm với nỗi vất vả của người lao động.
- Cô gái xay ngô và bếp lửa rực hồng gợi tới cảnh gia đình đầm ấm, bộc lộ khát vọng, ước mơ thầm kín của người tù bị lưu đày trên đất khách về cuộc sống tự do.
– Có hai chi tiết cần chú ý:
- Một là hình ảnh cô gái xuất hiện đã hướng người đọc từ không gian cảnh vật của mây trời, chim muông trở về với đời sống con người. Đâv cũng là đặc điểm của câu chuyển trong bất cứ bài thơ tứ tuyệt nào của Bác. Con người trong thơ của Bác vừa khoẻ khoắn, nó mang lại niềm vui trong cuộc sống lao động. Nó làm dịu đi nỗi cô đơn của người đi đường. Người đi đường trong phút chốc cũng cảm thấy hơi ấm của sự sống, của tự do.
- Hai là hình ảnh rực hồng của lò than. Chữ “hồng” thật đáng chú ý. Đấy là “thi nhãn” (con mắt của nhà thơ) hay là “nhãn tự” (chữ có mắt). Hoàng Trung Thông cho rằng “Chữ hồng sáng bừng lên. Nó cân lại, chỉ là một chữ thôi với hai mươi bảy chữ khác dầu nặng đến mấy chăng nữa”.
– Bài thơ có sự vận động của không gian, thời gian từ lúc chiều muộn cho đến chiều tối. Từ không gian núi rừng hiu quạnh đến không khí đầm ấm của gia đình. Từ nỗi buồn cô đơn, thấm mệt của người tù bị lưu đày đến niềm vui tìm thấy trong lao động. Sự vận động ấy chỉ có ở sự cảm nhận, cái nhìn đầy lạc quan và tình yêu thương con người của một tâm hồn “Nâng niu tất cả chỉ quên mình”.
III. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về bài thơ Chiều tối trích Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Phân Tích Chiều Tối 2 Câu Cuối 🍀 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Văn Mẫu Phân Tích Bài Thơ Chiều Tối Ngắn Gọn Nhất
Phần cuối cùng của bài viết, SCR.VN xin chia sẻ đến bạn đọc bài văn mẫu Phân Tích Bài Thơ Chiều Tối Ngắn Gọn Nhất. Bạn có thể sử dụng tham khảo khi làm văn nhé.
Bài thơ Chiều tối của tác giả Hồ Chí Minh rút ra trong tập thơ Nhật ký trong tù, đây cũng là quãng thời gian Bác bôn ba tìm đường cứu nước nhưng bị giặc bắt. Bài thơ Chiều tối được sáng tác trong hoàn cảnh chuyển lao từ Tĩnh Tây về đến Thiên Bảo vào thời điểm chiều tối giữa khung cảnh thiên nhiên núi rừng.
Bài thơ mở đầu bằng khung cảnh thiên nhiên thôn quê vào lúc chiều tối:
Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,
Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không
Chiều tối là khoảng thời gian kết thúc một ngày hoạt động, làm việc, chim chóc quay trở về chỗ ngủ, không gian thiên nhiên cũng lặng im chỉ còn những chòm mây trôi lẻ lững lờ trên không. Cảnh vật lúc này đi đến kết thúc một ngày, sự hoang vu, cô đơn và lạc lõng.
Trong hoàn cảnh chuyển nhà lao, Bác đã có quãng thời gian được ngắm nhìn thiên nhiên, đắm chìm vào không gian núi rừng, tinh thần yêu đời thể hiện đậm nét. Chỉ với hai câu mở đầu những người đọc cùng hình dung khung cảnh thiên nhiên vào thời điểm đó.
Trong thơ của Bác không thể thiếu hình ảnh con người:
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
Hình ảnh con người xuất hiện trong phần cuối làm cho bài thơ trở nên vui vẻ hơn, cô thôn nữ xay ngô chính là điểm nhấn của bài thơ. Con người lao động hiện lên sự hăng hái, hồ hởi khi thực hiện công việc xay ngô tối.
Hình ảnh lò than rực hồng mang lại sự ấm áp, niềm vui và xua đi cảm giác u buồn, lạnh lẽo của không gian chiều tối. Đọc đến đây ai cũng cảm nhận được niềm vui của Bác thật giản dị đó là được ngắm nhìn những con người lao động, vui niềm vui của người khác.
Kết thúc bài thơ hình ảnh bếp lửa hồng làm cho lòng Bác vui hơn, sưởi ấm và xua đi cảm giác nhớ nhà da diết trong lòng thi nhân. Bài thơ Chiều tối cùng thể hiện sự lạc quan của người chiến sĩ dù trong hoàn cảnh ngoặc nghèo bị giam cầm tù đày.
Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Phân Tích Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử 🌺 23 Bài Hay