Nhận Định Về Chiều Tối: 22+ Mẫu Lời Bình, Nhận Xét Hay

Nhận Định Về Chiều Tối ❤️ 22+ Mẫu Lời Bình, Nhận Xét Hay ✅ Tham Khảo Văn Mẫu Nêu Nhận Định Về Bài Thơ Chiều Tối Đặc Sắc Nhất.

Giới Thiệu Về Bài Thơ Chiều Tối (Mộ)

Bài thơ “Chiều Tối” là một trong những bài thơ hay xuất hiện trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11. Đây cũng là bài hay được giáo viên lựa chọn để ra đề kiểm tra, đề thi. Dưới đây là đôi nét về bài thơ!

I. Tác giả:

  • Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.
  • Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.
  • Là vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới.
  • Di sản văn học lớn lao về tầm vóc, phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách.

II. Tác phẩm:

a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác:

  • Là bài thơ thứ 31, trích Nhật ký trong tù – Hồ Chí Minh
  • Sáng tác vào cuối mùa thu năm 1942, trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.

b. Bố cục gồm 2 phần

  • Phần 1: 2 câu đầu: bức tranh thiên nhiên vùng sơn cước.
  • Phần 2: 2 câu cuối: bức tranh sinh hoạt.

c. Thể loại

  • Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

d. Giá trị nội dung

  • Bài thơ cho thấy một tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và một ý chí vượt lên đầy mạnh mẽ trước hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ.

e. Giá trị nghệ thuật

  • Bài thơ Chiều Tối của Hồ Chí Minh đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà rất hiện đại

f. Tóm tắt

Bài thơ Chiều Tối hiện lên một bức tranh thiên nhiên chiều tối đẹp mà buồn. Chiều xuống, những cánh chim bay về tổ ấm sau một ngày dài kiếm ăn mệt mỏi; trên bầu trời tầng mây thì nhẹ trôi.

Thiên nhiên đẹp nhưng lại có sự cô đơn bởi chính người tù đang mệt mỏi sau quãng đường chuyển lao dài; cô gái xóm núi xay ngô, xay hết thì lò than rực hồng báo hiệu trời đã tối.

Nhà thơ đã quan sát thiên nhiên và con người trong hoàn cảnh tù đày; điều này cho thấy một tâm hồn yêu sự sống, yêu đời và khát khao có được tự do. Đồng thời cho thấy ý chí vượt lên hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt của nhà thơ.

Những mẫu 🌸 Dàn Ý Chiều Tối 🌸 ấn tượng!

Những Nhận Định Về Chiều Tối Hay Nhất

Chia sẻ đến bạn 11+ mẫu bài văn nhận định về bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh hay nhất, xem ngay cùng SCR.VN nhé!

Nhận Định Bài Thơ Chiều Tối Của Phạm Xuân Nguyên

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên từng nói: “Thời gian có thể phủ bụi một số thứ. Nhưng cũng có những thứ càng rời xa thời gian, càng sáng lại càng đẹp”. Và thi phẩm Chiều tối của Hồ Chí Minh là một bài thơ như thế.

Nhận Định Về Bài Thơ Chiều Tối Của Hoàng Trung Thông

Đọc tập “Ngục trung nhật ký”, Hoàng Trung Thông viết:

“Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.

Thật vậy, “Ngục trung nhật ký” đã làm toát lên bức chân dung của một người tù tự do, một người tù mà không một nhà tù nào, một gông xiềng nào giam hãm được. Vì vậy, đọc thơ Bác, người yêu thơ vẫn nhận thấy bất cứ bài thơ nào, câu thơ nào cũng thấm đậm chất thép. Thép trong thơ Bác uyển chuyển, tinh vi, linh hoạt. Một trong những bài thơ thể hiện rõ nhất chất thép trong thơ Người đó là bài “Chiều tối (Mộ)”.

Nhận Định Về Chiều Tối Ngắn Gọn Của Nguyễn Trung Thông

“Hồ Chí Minh rất Đường mà không Đường 1 tí nào. Với 1 chữ ‘hồng’, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ,đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề đã diễn tả trong 3 câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay ngô tối.

Chữ ‘hồng’trong nghệ thuật thơ Đường người ta gọi là “con mắt” thơ (thi nhã hoặc nhãn tự), nó bùng sáng lên, nó cân lại chỉ 1 chữ thôi với 27 chữ khác dầu nặng đến mấy đi chăng nữa.

Với chữ ‘hồng’đó có ai còn cảm giác nặng nề,mệt mỏi,nhạc nhằn nữa đâu mà chỉ thấy màu đỏ đã nhuốm lên cả bóng đêm,cả thân hình lao động của cô gái đáng yêu kia. Đó là màu đỏ của tình cảm Bác”.

Nhận Định Về Chiều Tối Hay Nhất Của Hoài Thanh

“Nếu chỉ dừng lại ở 3 câu thơ đầu thì thơ Hồ Chí Minh không khác gì thơ Liễu Tông Nguyên đời Đường:

Thiên sơn điêu phi tận
Vạn kính nhân tông diệt
Cô thuyền xuy lạp ông
Độc điếu hàn giang tuyết

Bản dịch thơ:

(Nghìn non chim bay hết
Muôn nẻo dấu người mất
Trên thuyền cô độc lão già
Một mình cầu sông tuyết lạnh)

Nhận Xét Về Chiều Tối Của Nguyễn Đăng Mạnh

“Nhật ký trong tù” chưa bao giờ ngơi đi sức cuốn hút đối với độc giả, nó không chỉ nằm ở nội dung nhiều tầng nghĩa sâu rộng mà còn ở chất thơ trữ tình và lãng mạn được kết hợp rất hòa quyện, thông minh vừa hay vừa gần mà vừa lạ. Trong đó bài thơ “Chiều tối” chính là một điểm nhấn toát lên vẻ đẹp trong phong cách riêng của Bác mà Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận định: “từ tư tưởng đến hình tượng thơ luôn có sự vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai”. 

Nói về tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh, nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã có nhận xét: “Quy luật thống nhất giữa cách mạng và thơ ca chân chính đã khiến cho Bác Hồ trong khi đào luyện mình thành một chiến sĩ cách mạng vĩ đại đã cùng lúc, ngoài ý muốn của Người, tự chuẩn bị cho mình những điều kiện để trở thành một nhà thơ lớn”. 

Lời Bình Về Chiều Tối Của Tố Hữu

“Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh có đóng góp rất lớn vào thành tựu của văn học Việt Nam. Những vần thơ được Bác viết chan chứa tình thần dân tộc, lòng yêu đất nước hoà quyện với tình yêu thiên nhiên, yêu con người lao động. Như Tố Hữu cũng đã từng viết:

“Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”

“Chiều tối” là một trong những bài thơ xuất sắc nhất được trích từ tập Nhật kí trong tù. Bài thơ không chỉ thành công trong việc tái hiện chân dung người chiến sĩ cách mạng với tinh thần lạc quan, niềm tin mạnh mẽ vào cách mạng mà còn thể hiện được tài năng nghệ thuật xuất chúng của Hồ Chí Minh khi kết hợp yếu tố cổ điển và hiện đại trong cùng một bài thơ, mang đến một “hơi thở” mới cho thơ ca Việt Nam.

Văn mẫu 🌸 Nghị Luận Chiều Tối 🌸 hay nhất!

Viết một bình luận