Sơ Đồ Tư Duy Chiều Tối ❤️️ 33+ Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay ✅ Gợi Ý Các Mẫu Sơ Đồ Sau Đây Để Có Thêm Nhiều Tư Liệu Ôn Tập Tác Phẩm.
Tóm Tắt Bài Chiều Tối Ngắn Hay
Một vài thông tin Tóm Tắt Bài Chiều Tối Ngắn Hay giúp các bạn đọc có thể nắm bắt được các ý chính để dễ dàng hơn trong các bước vẽ sơ đồ tư duy.
Bài thơ “Chiều tối” hay mộ là bài thơ thứ 31 của tập “Nhật kí trong tù”, bài thơ được lấy cảm hứng khi Bác trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942.
Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật. “Chiều tối” thể hiện tình yêu thiên nhiên, khát khao kết nối cuộc sống của Bác trong dù là trong hoàn cảnh tù đày vô cùng cực khổ.
Bức tranh thiên nhiên vùng núi rừng lúc chiều tà: Cảm hứng thơ đến với Bác như một làn gió mới thổi vào tâm hồn cằn cỗi trong ngục tù. Trời về chiều, đi giữa nơi rừng núi, như một lẽ tự nhiên, người tù ngước lên cao để đón chút ánh sáng cuối cùng của ngày, đó cũng chính là lúc người bắt gặp cánh chim mỏi mệt đang tìm bay về tổ, bắt gặp chùm mây chầm chậm trôi qua lưng trời.
Bài thơ không gợi tả màu sắc mà người đọc vẫn cảm nhận được rừng núi chiều tối thật âm u, tĩnh lặng, cùng với sự mệt mỏi của người tù không biết đi về đâu, đi đến bao giờ.
Bức tranh sinh hoạt con người: Hình ảnh cuộc sống lao động bình dị mà người tù nhìn thấy trên chặng đường chuyển lao đó càng trở nên đáng quý. Đáng tôn trọng biết bao giữa núi rừng chiều tối âm u, heo hút – vẫn xuất hiện hơi ấm của sự sống, chút niềm vui hạnh phúc và hạnh phúc trong lao động của con người.
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Chiều Tối Đơn Giản – Mẫu 1
Với mẫu sơ đồ tư duy đơn giản được SCR.VN sau đây sẽ giúp các em có thể chuẩn bị tốt cho kì thi của mình.
Tham khảo văn mẫu 🌹Nghị Luận Chiều Tối ❤️️ 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Chiều Tối Đầy Đủ – Mẫu 2
Cùng theo dõi mẫu sơ đồ đầy đủ ý về bài chiều tối của tác giả Hồ Chí Minh sau đây nhé!
Sơ Đồ Tư Duy Chi Tiết Bài Chiều Tối – Mẫu 3
Với mẫu sơ đồ chi tiết về bài chiều tối sau đây sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong việc nắm bắt nội dung tác phẩm.
Sơ Đồ Tư Duy Chiều Tối Ngắn Gọn – Mẫu 4
Chia sẻ đến các bạn đọc mẫu sơ đồ ngắn gọn về phân tích bài thơ chiều tối với các luận điểm chính, logic.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Chiều Tối Hay Nhất – Mẫu 5
Cùng tìm hiểu những thông tin nét đặc trưng nghệ thuật được thể hiện trong tác phẩm qua sơ đồ được SCR.VN chọn lọc dưới đây nhé!
Chiều Tối Sơ Đồ Tư Duy Ấn Tượng – Mẫu 6
Với mẫu sơ đồ tư duy ấn tượng sau đây sẽ giúp các em ôn tập lại những kiến thức cơ bản nhất về tác phẩm.
Chia sẻ 🌼 Phân Tích Bài Thơ Chiều Tối Của Hồ Chí Minh 🌼 Tuyển Tập Nghị Luận Văn Học Hay Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Chiều Tối Của Hồ Chí Minh – Mẫu 7
Cùng tham khảo mẫu sơ đồ được chọn lọc dưới đây để tìm hiểu nhiều hơn về nội dung và giá trị của tác phẩm mang lại.
Sơ Đồ Tư Duy Văn 11 Chiều Tối – Mẫu 8
Với sơ đồ cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Bác trong chiều tối dưới đây sẽ giúp các em có thêm nhiều góc nhìn đa chiều hơn về tác phẩm.
Gợi ý 🌼 Sơ Đồ Tư Duy Về Hồ Chí Minh ❤️️ 6 Mẫu Tóm Tắt Tác Giả
Sơ Đồ Tư Duy Chiều Tối Lớp 11 Chọn Lọc – Mẫu 9
Hãy cùng SCR.VN tham khảo mẫu sơ đồ phân tích chất tình (tình yêu con người) bài chiều tối chọn lọc dưới đây.
Tặng bạn 👉 20 Đoạn Mở Bài Chiều Tối Hồ Chí Minh {Hay Nhất}
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Chiều Tối Lớp 11 – Mẫu 10
Dưới đay là mẫu Sơ đồ tư duy chất thép trong bài thơ chiều tối giúp các em có thể hiểu hết được những giá trị nội dung của tác phẩm mà tác giả gửi gắm.
Bài Mẫu Phân Tích Tác Phẩm Chiều Tối Đặc Sắc
Dưới đây là Bài Mẫu Phân Tích Tác Phẩm Chiều Tối Đặc Sắc giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều thông tin hay về tác phẩm.
Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đồng thời cũng là nhà thơ, danh nhân văn hóa thế giới. Trong suốt sự nghiệp cứu nước của mình, Người đã trải qua vô vàn những khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, điều đáng quý nhất là dù hoàn cảnh có khắc nghiệt đến đâu ta vẫn thấy một Hồ Chí Minh yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và nghị lực vươn lên nghịch cảnh phi thường. Bài thơ Chiều tối chính là tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình và tâm hồn của Người.
Nhan đề bài thơ đã gợi mở ra không gian, thời gian của cả bài thơ, “Chiều tối” là thời khắc cuối cùng của một ngày, nó gợi mở ra không gian u tối, vắng lặng. Với một người tù chính trị thì đây cũng là chặng cuối cùng của sau hành trình chuyển lao đầy mệt mỏi. Thế nhưng với một người lạc quan như Bác, ta không hề nhìn thấy cảnh tù đày khắc nghiệt khiến con người kiệt quệ về sức lực mà lại là khung cảnh thiên nhiên thanh bình, êm ả nơi núi rừng biên ải xa xôi.
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không.”
Dịch thơ:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.”
Quên đi những mệt mỏi thể xác, Người vừa đi vừa ngước nhìn lên bầu trời và bắt gặp một cánh chim trời “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ” và một chòm mây đang trôi lơ lửng. Chỉ bằng vài nét chấm phá cổ điển, cảnh sắc thiên nhiên hiện lên thanh bình, vắng vẻ nhưng lại âm u, hiu quanh, không âm thanh, không màu sắc.
“Cánh chim mỏi” còn cho thấy sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ, cánh chim đã mỏi sau ngày dài bay đi tìm kiếm thức ăn, cũng giống như đôi chân của người tù đang mệt mỏi sau ngày dài lê bước trên đường. Ta cảm nhận được sự đồng cảnh giữa tâm hồn nhà thơ và thiên nhiên mà cội nguồn của sự cảm thông, đồng cảnh ấy xuất phát từ tình yêu mênh mông của Bác dành cho mọi sự sống có mặt trên đời.
Hình ảnh ‘chòm mây” lại mang cho ta những cảm nhận về tâm thế, trạng thái ung dung thư thái của người tù. Đám mây đồng điệu với tâm hồn Người, mang tâm trạng và sự cô đơn của người tù. Bác thực sự là một người chiến sĩ kiên cường, nếu không có ý chí và nghị lực sắt đá trong hoàn cảnh tù đày sẽ không thể có được những câu thơ cảm nhận thiên nhiên sâu sắc và tinh tế đến như vậy.
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.”
Dịch thơ:
“Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.”
Bức tranh thiên nhiên chỉ là những nét chấm phá nhưng chuyển sang bức tranh đời sống lao động lại vô cùng hiện thực, sinh động. Hình ảnh đời thường về một cô gái đang xay ngô tối là vẻ đẹp của người phụ nữ lao động nói riêng và nét đẹp lao động nói chung. Giờ phút ấy Bác đã quên đi cái đau khổ của mình mà cảm nhận cuộc sống của nhân dân
Hình ảnh “thiếu nữ xay ngô tối” tạo nên sức sống, sự sống động của cuộc sống lao động bình dị giữa nơi núi rừng hoang vu, mang lại cho người tù đày chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui và hạnh phúc lao động, tuy vất vả mà tự do. Hình ảnh lò than rực hồng cũng là thời khắc chấm dứt buổi chiều bước vào đêm tối, nhưng không còn là đêm tối lạnh lẽo âm u mà đã có ánh sáng và hơi ấm.
Lò than như một chấm lửa sáng mà nghệ sĩ chấm vào bức tranh mang lại thần sắc cho toàn cảnh, tăng thêm sức mạnh cho người tù tiếp tục chặng đường dài. Ta có cảm giác như người chiến sĩ đang lưu lạc nơi đất khách quê người là Bác đây đang có chút mơ ước về mái ấm gia đình, về quê hương đất nước của mình. Cô gái, xây ngô và bếp lửa gợi không gian sinh hoạt ấm cúng, nghỉ ngơi và sum họp, tất cả hình ảnh đó thôi thúc người tù phải cố gắng và kiên cường hơn nữa để sớm ngày trở về quê hương.
Có thể nói, bài thơ Chiều tối là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình của Hồ Chí Minh. Mọi tâm trạng, cảm nghĩ trong sâu thẳm nội tâm của người tù đày không bộc lộ một cách trực tiếp mà thông qua cách cảm nhận hình ảnh, cảnh vật một cách khách quan. Từng chi tiết, từng hình ảnh lại có mối quan hệ với nhau, mang những giá trị tư tưởng, nghệ thuật riêng. Nổi bật nhất vẫn là tinh thần lạc quan của Bác trong hoàn cảnh khắc nghiệt.
SCR.VN chia sẽ 👉 20 Mẫu Kết Bài Chiều Tối 🌺 Hay Nhất