Liên Hệ Mở Rộng Bài Sang Thu [Sang Thu Liên Hệ Với Bài Nào]

Liên Hệ Mở Rộng Bài Sang Thu ❤️ Sang Thu Liên Hệ Với Bài Nào ✅ Gợi Ý Cho Bạn Một Số Bài Văn Liên Hệ Mở Rộng Bài Sang Thu Đặc Sắc.

Cách Liên Hệ Mở Rộng Bài Sang Thu

SCR.VN mách bạn phương pháp làm bài văn nghị luận liên hệ mở rộng bài Sang Thu:

  • Bước 1: Phân tích đề
    • Gạch ra những từ khóa trong đề bài để xác định chính xác đối tượng chính và đối tượng liên hệ mà đề bài yêu cầu.
    • Khoanh vùng kiến thức (đối tượng nằm ở phần nào của tác phẩm, nói về điều gì) để hình dung được ý đồ của người ra đề và tìm ý đúng, trúng.
    • Xác định những yêu cầu cần thực hiện của đề bài
  • Bước 2: Viết mở bài
    • Nêu lên vấn đề (cố gắng tìm ra những điểm chung của các đối tượng để dẫn dắt), giới thiệu tập trung vào đối tượng chính.
  • Bước 3: Viết thân bài
    • Giới thiệu tác giả, tác phẩm của hai đối tượng
    • Giới thiệu vấn đề được đặt ra từ các đối tượng văn học
    • Làm rõ đối tượng chính
    • Liên hệ với đối tượng phụ để làm nổi bật yêu cầu đề bài
    • Chỉ ra và lí giải sự giống và khác giữa các đối tượng để làm nổi bật đối tượng chính (hoặc yêu cầu của đề bài).
    • Nếu có những vấn đề được đặt ra từ các đối tượng văn học thì cần làm sáng tỏ qua việc soi chiếu vấn đề ấy vào đối tượng
  • Bước 4: Viết kết bài
    • Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật, khẳng định lại vấn đề

=> Ví dụ: Liên hệ Sang Thu và Thu Điếu

  • Bước 1: Phân tích đề
    • Liên hệ 2 bài thơ đó là Sang Thu và Thu Điếu
    • Bức tranh thu hiện lên trong mỗi bài thơ
    • Cảm xúc về mùa thu ở 2 bài thơ
  • Bước 2: Viết mở bài
    • Mùa thu luôn là đề tài khiến thi nhân phải động lòng thương yêu bởi đó là mùa của những gì nhẹ nhàng và dịu êm nhất, mùa của sự tĩnh lặng và những rung động sâu sắc nhất. Mùa thu đi vào thơ Nguyễn Khuyến bình dị, gần gũi; còn mùa thu của Hữu Thỉnh qua bài thơ “Sang thu” thật đẹp, thật nên thơ và trữ tình, và tấm lòng của nhà thơ cũng thật duyên.
  • Bước 3: Viết thân bài
    • Giống nhau:
      • Cả hai bài thơ đều thể hiện tình yêu quê hương đất nước;
      • Nỗi lòng trước thời thế; Nỗi u uất ,bâng khuâng của tâm hồn một người thi nhân;
      • Đêu hết lời cái ngợi ca cái xanh ngắt của mùa thu.
    • Khác nhau:
      • Sang Thu : là sự rung cảm ,cảm nhận tinh tế sự thay đổi của đất trời ,cũng như thay đổi trong cuộc đời của con người .Với những hình ảnh thơ giàu ý nghĩa triết lý,biểu cảm.
      • Câu cá mùa thu: thể hiện tình yêu quê hương đất nước qua những khung cảnh thiên nhiên sinh động.Cảm nhận được rõ sự bất lực trước thời thế của nhà thơ và các nhà nho yêu nước thời bấy giờ.
  • Bước 4: Viết kết bài
    • Cả hai tác phẩm đã đem đến cho thi ca Việt Nam những bức tranh phong cảnh sang thu thật đặc biệt, ý nghĩa. Đồng thời qua mỗi bài thơ ta còn thấy được những cảm nhận tinh tế của tác giả trong việc tái hiện khoảnh khắc mùa thu và nỗi lòng của tác giả.

Dành tặng bạn mẫu 🌸 Dàn Ý Sang Thu 🌸 chi tiết!

Sang Thu Liên Hệ Với Bài Nào

Gợi ý những bài thơ, đoạn thơ mà bạn có thể liên hệ mở rộng với bài “Sang thu” của tác giả Hữu Thỉnh:

  • Chiều sông Thương – Hữu Thỉnh

“Đi suốt cả ngày thu
Vẫn chưa về tới ngõ
Dùng dằng hoa quan họ
Nở tím bên sông Thương.”​

=> Đây là một dấu hiệu nhận biết khi mùa thu vừa sang, những bông hoa quan họ nở tìm lịm bên bờ sông Thương xinh đẹp.

“Nắng thu đang trải đầy
Đã trăng non múi bưởi
Bên cầu con nghé đợi
Cả chiều thu sang sông.”

=> Những chuyển biến của đất trời, vạn vật khi mùa thu vừa tới làm cho lòng người xốn xang.

  • Đây mùa thu tới – Xuân Diệu

“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới – mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng”

=> Cảm nhận của con người khi mùa thu tới bên đất trời, mang lại những cảm xúc ngỡ ngàng, buồn hiu.

  • Thu cảm – Chu Văn Sơn

“Mướp tàn sen cũng đi tu
Lá tre đã thả một mùa heo may
Con sông không ốm mà gầy
Mắt em chưa tối đã đầy hoàng hôn”

  • Nhà thơ Lưu Trọng Lư trong bài Tiếng thu:

“Em không nghe mùa thu
dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
hình ảnh kẻ chinh phu
trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu.
lá thu kêu xào xạc,
con nai vàng ngơ ngác
đạp trên lá vàng khô?”

Tổng hợp mẫu 🌸 Mở Bài Sang Thu 🌸 đặc sắc!

Những Mẫu Liên Hệ Bài Sang Thu Hay Nhất

Tham khảo những bài viết liên hệ mở rộng bài “Sang thu” hay nhất dưới đây để biết cách làm dạng đề này nhé!

Liên Hệ Mở Rộng Bài Sang Thu Đặc Sắc

Gửi tặng đến quý vị độc giả mẫu bài văn liên hệ mở rộng bài “Sang thu” đặc sắc nhất!

Sang thu của Hữu Thỉnh mang lại một cảm giác nhẹ nhàng, yên bình và sự chuyển đổi dịu dàng từ mùa hạ sang mùa thu. Nó mở ra một không gian tĩnh lặng để người đọc thưởng thức vẻ đẹp và sự thay đổi của mùa thu, đồng thời khơi dậy những cảm xúc và suy nghĩ về sự thay đổi và trải nghiệm trong cuộc sống. Với khung cảnh và cảm xúc như vậy, ta có thể dễ dàng liên hệ Sang thu với nhiều tác phẩm đặc sắc khác.

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

     Đoạn này mô tả một cảm giác đột ngột nhận ra mùi hương của trái ổi, hương thơm đặc trưng của mùa thu. Hương ổi được đưa vào trong không khí mát lành, tạo ra một cảm giác thú vị cho người đọc. Sương mờ ảo bỗng xuất hiện, đi qua con đường nhỏ, gợi lên hình ảnh của mùa thu đang về tới đầu ngõ. Vẻ đẹp của mùa thu với những dấu hiệu dễ dàng nhận biết ấy còn được Hữu Thỉnh thể hiện trong tác phẩm chiều sông Thương:

“Đi suốt cả ngày thu
Vẫn chưa về tới ngõ
Dùng dằng hoa quan họ
Nở tím bên sông Thương.”​

Chất thơ mộc mạc vẫn giữ nguyên, trong Chiều sông Thương, tác giả lại nhận ra sự xuất hiện của mùa thu thông qua những rặng hoa Quan họ tím nở đầy bên bờ sông Thương xinh đẹp. Dường như trong lúc con người chẳng kịp để ý, mùa thu đã về tự lúc nào, mang theo bên người là thiên nhiên và đất trời với những cảnh vật xinh đẹp.

Trong đoạn thơ thứ hai, tác giả mô tả sự thay đổi trong thiên nhiên khi mùa thu đến. Sông trở nên êm đềm, lặng lẽ như đang tận hưởng không khí dịu nhẹ của mùa thu. Chim bắt đầu vội vã, có thể là chuẩn bị cho cuộc di cư mùa đông sắp tới. Đám mây mùa hạ dần biến mất, để lại một phần của chính nó trong mùa thu, mang đến sự thay đổi và chuyển giao giữa hai mùa rõ rệt.

Các yếu tố thiên nhiên như hương ổi, sương mờ, sông êm đềm và chim vội vã tạo nên một bức tranh tự nhiên tươi đẹp. Mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu cho thấy sự chuyển giao từ mùa hạ tới mùa thu, tạo nên sự đổi mới và thay đổi trong môi trường tự nhiên. Trong Chiều sông Thương, khung cảnh mùa thu thay đổi ấy được tác giả gói gọn vào trong một bức tranh, đó là hình ảnh chiều tà khi đàn nghé đợi sang sông, mặt trăng lên hình múi bưởi. 

     Sự dần dần giảm đi của nắng và cơn mưa, cùng với âm thanh sấm bớt bất ngờ, thể hiện sự điềm tĩnh và ổn định của mùa thu. Hàng cây đứng tuổi chờ đợi mùa thu, đồng thời mang theo dấu ấn của thời gian và sự trưởng thành. Đó còn là nỗi niềm của con người khi mùa thu đến, dường như thấy sự già nua và trưởng thành trong tâm hồn, gợi lên những cảm xúc nhẹ nhàng nhưng lại buồn man mác.

Trong Thu cảm hay Đây mùa thu tới, hình ảnh con người cũng xuất hiện trong bức tranh mùa thu xinh đẹp, mang theo bên mình là những cảm xúc khó nói thành lời. Dường như khi thu đến mang lại cho con người những cảm xúc đặc biệt ấy, sau đó biến mất như mặt trăng tròn rồi lại khuyết trên bầu trời.

Sang thu là một tác phẩm thể hiện rất trọn vẹn cả cảnh và cảm xúc của con người khi mùa thu vừa ghé. Hữu Thỉnh sử dụng những nút thắt giao mùa, những cảm xúc trong cảnh vô cùng đặc biệt, làm người đọc vừa nhìn được cảnh, vừa nhận được tình.

Liên Hệ Mở Rộng Bài Sang Thu Ấn Tượng

Dưới đây là bài văn mẫu liên hệ mở rộng bài “Sang thu” ấn tượng nhất, mời các bạn cùng xem:

Mùa thu là một đề tài muôn thuở của các thi nhân Việt Nam. Nếu như Nguyễn Khuyến có chùm thơ thu với ba bài : “Thu vịnh”, “Thu điếu”, “Thu ẩm”, Xuân Diệu có “Đây mùa thu tới” ; Lưu Trọng Lư có “Tiếng thu”, tất cả đều là những bài thơ rất nổi tiếng, thì Hữu Thỉnh cũng có một chớm “Thu sang” rất nhẹ nhàng êm dịu. Trong đó có hai khổ thơ rất hay ghi lại cảm xúc của nhà thơ trước cảnh sang thu ở một miền quê nhỏ :

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.

Sông được nước dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Mùa thu của Hữu Thỉnh được mở ra không phải với sắc vàng tươi của hoa cúc, cũng không phải với vị thơm ngon của cốm làng Vòng, mà là với hương ổi thơm giòn ngọt phả vào trong gió thu. Dường như cái hương thơm dịu ấy chỉ thoang thoảng quanh quất đâu đây. Nó không mang cái mùi thơm hăng hắc như hoa sữa, cũng không quá nhẹ để người ta dễ lãng quên. Hương thơm ấy nhẹ nhàng thoảng qua theo gió, đề người ta chợt xốn xang trong lòng.

Làn gió se se lạnh của mùa thu cũng rất khác với cái gió tê tái của mùa đông. Nó chỉ khiến ta hơi co người lại một chút và để rồi thảnh thơi đón nhận cả một lưồng khí thu mát rượt trong lòng. Có lẽ, sẽ chẳng ở đâu có cái gió se lạnh ấy ngoài mùa thu của đất Bắc – cái gió se mà từ lâu vẫn được coi là hồn thu Bắc Bộ.

Một hương thơm thu một làn heo may thu đã làm nên cái mở độc đáo cho bài thơ, thậm chí dường như còn độc đáo đến bất ngờ cho cả nhà thơ : “Bỗng nhận ra hương ổi”. Thu đến chẳng hề báo trước! Thu sang từ bao giờ Hữu Thỉnh cũng không biết nữa! Ông chỉ nhận ra một sự bất ngờ mà như đã đợi từ lâu lắm. Thu sang mang theo hơi thửo của mình và mang theo cả cái vẻ thu mơ màng mờ ảo:

“Sương chùng chình qua ngõ”

Sương thu cũng có cái nét đặc biệt riêng của nó. Nó không tan nhanh như sương mùa hạ, cũng chẳng dầy đặc như sương mùa đông. Sương thu là những làn khói mong manh bay vờn nhẹ trên những nãi nhà, ngoài vườn. Sương thu không vô cảm, nó cũng mang hồn người . Sương đang đợi ai, sương đang chờ ai mà sao lưu luyến thế? Từ láy “chùng chình” tạo cho ta cảm giác “dùng dằng nửa ở nửa về”. Đến sương lúc này cũng là sương thu mà Hữu Thỉnh vẫn còn ngẩn ngơ mãi:

“Hình như thu đã về”

Ông thờ ơ quá chăng hay bởi lòng ông đang bối rỗi? Thu về tự bao giờ? Từ hương ổi hay từ làn gió heo may? Thu làm lòng người xao xuyến quá chừng để đến nỗi không biết thu đến thực hay mơ!

Sau một thoáng bỡ ngỡ, nhà thơ như chợt bừng tỉnh- thu đã về thật rồi! Khép lại những hoài nghi, Hữ Thỉnh chẳng còn nghĩ gì ngoài cảm xúc đang dâng trào:

“Sông được nước dềnh dàng,
Chim bắt đầu vội vã”.

Nhịp thơ nhanh và gấp cũng như hơi thở của mùa thu đã bắt đầu đập mạnh. Sông vào mùa này chẳng có mưa to gió lớn nên nước cứ “dềnh dàng”. Con sông tràn trề nước mà hình như cứ không chịu chảy, cứ cố nán lại để đợi chờ ai. Sông chờ nước mùa thu chăng? Một hình ảnh thơ thật thi vị và lãng mạn.

Nhưng đàn chim thì không thể dềnh dàng được nữa, chúng phải vội vã bay về phương Nam tránh rét. Tất cả đều đang chuyển mình, đang thay đổi. Thậm chí ngay cả đám mây mùa hạ cũng thấy sốt ruột, phải “Vắt nửa mình sang thu”. Phải chăng đám mây kia có hai nửa thì một nửa nằm bên mùa hạ, nửa kia thuộc về mùa thu.

Không biết ở đây là mùa thu lưu luyến mùa thạ hay nhà thơ đang mong chờ mùa hạ mà vẫn lưu luyến mùa thu đây? Điêu này thì Hữu Thỉnh thật khác với các nhà thơ khác. Cũng viết về mùa thu, Nguyễn Khuyến viết: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” – có nghĩa là thu của Nguyễn Khuyến đã thực là thu, nó không còn vương vấn chút gì của mùa hè rực lửa. Còn Hữu Thỉnh, ông viết mùa thu nhưng lại là vào lúc giao mùa.

Chắc hản phải yêu mùa thu lắm Hữu Thỉnh mới vẽ ra được một bức tranh thu nồng đượm hơi ấm đất trời, nồng đượm hơi ấm quê nhà như thế.

Trong làng thơ dân tộc, đã và sẽ có nhiều bài thơ thu hay. Nhưng có lẽ sẽ chẳng ai biết mà lại quên được một chớm “Thu sang” của Hữu Thỉnh – một mùa thu nhẹ nhàng, nữ tính, trông qua như một cô thôn nữ mộc mạc mà sao lại đằm thắm khó quên đến thế!

Những đoạn văn 🌸 Kết Bài Sang Thu 🌸 điểm cao!

Liên Hệ Mở Rộng Bài Sang Thu Sáng Tạo

Văn mẫu liên hệ mở rộng bài “Sang thu” sáng tạo ở bên dưới, mời bạn xem ngay:

Thu là thơ của đất trời, là “bình minh mát” của lòng người (Xuân Diệu). Viết về thu, đã có bao áng thơ hay tuyệt tác nhưng có lẽ chỉ khi đến với Hữu Thỉnh, ta mới có thể cảm nhận được phần nào cái “cốt tủy chung tình bên trong” của nó. Tất cả mọi vẻ đẹp ở “bề sau, bề sâu, bề xa” của mùa thu đều được gửi gắm qua bài thơ “Sang thu”- tác phẩm mà có lẽ đến mãi sau này, ta vẫn không thể ngừng thương nhớ.

Hữu Thỉnh là một trong những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sớm gần gũi với thiên nhiên cây cỏ, thơ ông được thừa hưởng cái dạt dào trong cảm xúc về quê hương, đất nước và con người.

Ngòi bút của ông rất bắt nhạy với những gì mong manh nhẹ nhàng tưởng như khó nắm bắt nhất. Đó là lí do vì sao khi cảm xúc chợt tìm đến thi nhân, trong cái tiết hanh hanh của thu mới, của hạ cũ, nhà thơ không thể kìm lòng được mà phải cầm bút viết bài thơ “Sang thu” (1977). Đó được coi như những dòng chia sẻ chân thành của một tâm hồn tinh tế trước thiên nhiên giao mùa, cũng là nơi gửi gắm biết bao chiêm nghiệm kín đáo về mùa thu mới của cuộc đời, của con người và dân tộc.

“Từ Homero đến Kinh Thi, đến ca dao Việt Nam”, thu vẫn luôn là nguồn cảm hứng bất tận của các thi nhân. Riêng trong làng thơ Việt, ta đã không ít lần bắt gặp một mùa “Thu điếu” trong thơ Nguyễn Bính, một “Tiếng thu” trong thơ Lưu Trọng Lư, một “Thơ duyên” trong thơ Xuân Diệu…. Và mùa thu trong Hữu Thỉnh là mùa đáng nhớ nhất, ấn tượng nhất với những chuyển biến tế vi từ cuối hạ sang đầu thu.

Chính việc lựa chọn thời điểm độc đáo ấy đã khiến cho người đọc cảm nhận rõ ràng sự vận động, luân chuyển của thời gian, không gian tạo vật. Càng đọc, ta càng cảm phục hơn trước cái tài thâu tóm của nhà thơ.

Đến với khổ thơ đầu, ta như được hòa mình trong bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của làng quê Việt Nam thật sống động:

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”

Câu thơ mở đầu với cụm từ “bỗng nhận ra” diễn tả thật chính xác cảm xúc ngỡ ngàng, thú vị trước sự đổi thay đột ngột của thiên nhiên cảnh vật.

Điều đầu tiên cuốn hút tôi là chi tiết “hương ổi”, một chi tiết khá mới mẻ và độc đáo đối với thơ ca thời bấy giờ. Nếu như người xưa thấy thu qua “ngô đồng nhất diệp lạc”, thi sĩ Xuân Diệu đón chào thu bằng hình ảnh “rặng liễu đìa hiu đứng chịu tang” (Đây mùa thu tới), vị Tam Nguyên Yên Đổ yêu thu từ chiếc “lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” (Thu điếu), Lưu Trọng Lư gửi gắm thu trong “con nai vàng ngơ ngác” (Tiếng thu), thì Hữu Thỉnh lại lựa chọn “hương ổi”.

Ông tâm sự: “giữa trời đất mênh mang, giữa cái khoảng khắc giao mùa kỳ lạ thì điều khiến cho tâm hồn tôi phải lay động, phải giật mình để nhận ra đó chính là hương ổi. Với tôi, thậm chí là với nhiều người khác không làm thơ thì mùi hương đó gợi nhớ đến tuổi ấu thơ, gợi nhớ đến buổi chiều vàng với một dòng sông thanh bình, một con đò lững lờ trôi, những đàn trâu bò no cỏ giỡn đùa nhau và những đứa trẻ ẩn hiện trong triền ổi chín ven sông… Nó giống như mùi bờ bãi, mùi con trẻ… “.

Hóa ra đó là mùi hương quen thuộc, dân dã, mộc mạc luôn vấn vương mãi trong tâm hồn người con yêu xứ, mùi hương của tuổi thơ, của tiếng cười, của bình yên và hạnh phúc. Điều đặc biệt ở chỗ hương thơm ấy không những nồng nàn, đậm đặc mà cũng như thấm thoát, dìu dịu, thoang thoảng, lan tỏa khắp không gian đất trời. Điều đó thể hiện rõ nhất ở động từ “phả”. đây cũng được coi như một thành công nghệ thuật của bài.

Trong cái không gian đậm mùi thu ấy, thấp thoáng hình ảnh “Sương chùng chình” nhẹ lướt qua đường, qua thôn xóm, tựa như bóng dáng một thiếu nữ yểu điệu, thướt tha, nhẹ nhàng lướt qua đánh thức tâm hồn thi nhân. Chỉ với hai hình ảnh “hương ổi” và “sương” giàu giá trị gợi hình gợi cảm, tác giả như vẽ ra trước mắt ta một mùa thu đặc trưng của mỗi làng quê Việt Nam trong cái tiết trời se se, mát mẻ, dễ chịu, gợi trong lòng người đọc cảm giác bâng khuâng, xao xuyến lạ lùng.

Câu thơ thứ tư không còn là bức tranh thiên nhiên nữa mà đó đã trở thành bức tranh tâm cảnh, bức tranh của lòng người: “Hình như thu đã về”. Tôi nhớ người chàng thi sĩ “sẵn sàng ân ái” Xuân Diệu khi nói về thu có lần từng thốt lên rằng: “Đây mùa thu tới, mùa thu tới”. Câu thơ reo lên như có gì vừa vui mừng, háo hức, vừa như chồng chất thêm cả niềm lo sợ, tiếc nuối thời gian.

Ở Hữu Thỉnh, ta lại bắt gặp một sự hoài nghi, lưỡng lự, một điều gì đó chưa rõ ràng trong cảm xúc. Phải chăng thiên nhiên chưa đủ làm nên một mùa thu trọn vẹn hay chính tâm hồn thi sĩ chưa kịp sẵn sàng để đón chào sự đổi thay của tạo vật? Tác giả đã cảm nhận mùa thu bằng rất nhiều giác quan khác nhau. Từng câu từng tiếng thoát ra đều thể hiện rõ sự tinh tế, sâu sắc trong cách nhìn, cách cảm cuộc sống.

Thế giới quan, nhân sinh quan của nhà thơ tiếp tục được mở rộng với bức tranh thu tuyệt tác:

“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”

Hình ảnh đầu tiên hé lộ với dòng sông “dềnh dàng” thong thả, lững lờ trôi. Gợi ra trong ta cảm giác về một mùa thu êm đềm, chảy trôi như tam thế của một “người khách bộ hành phiêu lãng” (Thế Lữ), đang thư thái vừa đi vừa ngắm cảnh đôi bờ. Trên trời, mấy cánh chim đã “vội vã” bay về Nam tránh rét. Hữu Thỉnh thật tinh tế khi sử dụng cụm từ “được lúc” và “dềnh dàng”, có nghĩa chỉ đến mùa thu, mọi vật mới biến đổi như thế. Đó là những thay đổi, biến chuyển của thiên nhiên trong giây phút giao mùa.

Đặc biệt gây sự chú ý cho độc giả là “đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu”. Cố nhiên, đây không phải hình ảnh tả thực. Câu thơ đọc lên tưởng chừng như vô lý nhưng lại ẩn chứa cái có lý của cảm xúc.

Hình ảnh đám mây độc đáo bắc ngang qua mùa hạ và mùa thu chính là phản chiếu của tâm hồn thi nhân: Thu đã đến thật rồi, nhanh và vội vã quá. Chỉ còn đây tâm hồn nhà thơ đang ngập ngừng, bâng khuâng, tiếc nuối như muốn níu kéo thời gian, níu kéo chút chói chang, nồng nàn của mùa hạ. Bước chân thi sĩ đã gần chạm đến mùa thu mà trong lòng vẫn vấn vương chút nắng hạ. Là gì đây nếu không phải trái tim chan chứa yêu thương, gắn bó với cuộc sống này?

Không chỉ tinh tế trong cách sử dụng từ ngữ, cách lựa chọn hình ảnh mà t còn thấy ở Hữu Thỉnh một tâm hồn nhạy cảm, một tình yêu và sự gắn bó thiết tha với quê hương đất nước. Chính bởi lẽ đó, bức tranh “sang thu” mới hiện lên thật sống động và có hồn đến vậy.

Nếu như hai khổ thơ đầu nghiêng về mù thu của đất trời thì đến khổ thơ kết, tác giả lại hướng chúng ta về một mùa thu của lòng người với những trải nghiệm của chính bản thân mình.

“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”

Vẫn là những hình ảnh thiên nhiên của mùa hạ với nắng, mưa, sấm. Nhưng cách diễn tả của nhà thơ thật tinh tế: Nắng vẫn còn nhưng không rực rỡ, chói chang. Mưa vẫn còn nhưng không ào ạt. Sấm vẫn còn nhưng không dữ dội.

Tất cả những gì đặc sắc nhất của mùa hạ dường như vẫn còn chì có điều tất cả đã vơi dần, vơi bất ngờ, vơi vội vã. Hình ảnh ấy rất phù hợp với không khí thời điểm giao mùa. Hạ chưa hết mà thu đang qua. Mùa nọ nối tiếp mùa kia, góp vào cuộc đời chung khúc giao hưởng ý nghĩa.

Bên cạnh đó, ta còn ấn tượng hơn với tầng lớp ẩn dụ đằng sau câu chữ, gợi liên tưởng về những tác động của ngọai cảnh đến con người.

“Hàng cây đứng tuổi” hay cũng chính là những con người đang bước vào tuổi trung niên, những con người đã bước qua tuổi trẻ- cái thời vàng son sôi nổi, cái thời mà con người ta có quyền phung phí những ước mơ, hoài bão. Giờ đây, đối với những người dày dặn kinh nghiệm trong phong ba bão táp của cuộc sống, mọi thứ đã trở nên điềm tĩnh và vững vàng hơn, trước thời cuộc, trước sự thách thức của khó khăn và sự đổi thay của xã hội.

Ý thơ nhẹ nhàng mà thấm thía, chất chứa bao suy ngẫm của thi nhân về cuộc sống đã chạm vào sợi dây đồng cảm của mỗi chúng ta. “Thơ đi từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả”, và Hữu Thỉnh đã làm được điều đó. Bài thơ cho ta hiểu thêm và trân trọng hơn dòng tâm sự của những thế hệ đã qua, đặc biệt là tâm sự thầm kín mag chân thành nhất từ trái tim người nghệ sĩ.

Hengmingway từng nói, đại ý: Một tác phẩm hay là một tác phẩm tuân theo nguyên lý “tảng băng trôi” một phần chìm, bảy phần nổi. Tôi cho rằng “Sang thu” chính là một thi phẩm như thế. Chỉ với ba khổ thơ ngắn ngủi, khiêm nhường, nhà thơ đã thực sự mang đến cho người đọc những cảm xúc rất riêng.

Bài thơ kết cấu rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm, hình ảnh thơ chân thực, đa nghĩa, giọng điệu với những trạng thái biến chuyển tinh vi, sâu sắc, không chỉ khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên mùa thu tiêu biểu của làng quê Việt Nam mà còn lắng lại trong tâm trí chúng ta một mùa thu của cuộc đời cùng những tâm tư thật xúc động.

Xuân, hạ, thu, đông, bốn mùa luân chuyển. Cùng với sự phát triển không ngừng, văn học bao giờ cũng đặt ra một chuẩn mực mới. Nhưng có lẽ “Sang thu” của Hữu Thỉnh vẫn sẽ còn đủ sức vượt qua “mọi sự băng hoại của thời gian”, sẽ còn sống mãi với muôn đời, góp vào cuộc sống chung những cảm xúc vấn vương về thiên nhiên, quê hương, đất nước, cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn.

Tuyển tập mẫu 🌸 Phân Tích 2 Khổ Cuối Bài Sang Thu 🌸 hay nhất!

Liên Hệ Mở Rộng Bài Sang Thu Với Chiều Sông Thương Ngắn Gọn

Nếu bạn đang gặp khó khăn khi viết bài văn liên hệ mở rộng bài “Sang thu” với bài “Chiều sông Thương” thì hãy dành thời gian tham khảo mẫu dưới đây:

“Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của đất trời.” Mùa thu từ bao lâu nay đã trở thành suối nguồn vô tận, khơi nguồn cảm hứng cho thi ca nhạc họa. Những cảnh đẹp thiên nhiên tươi sáng, trời thu trong xanh, khí thu dịu mát, cảnh thu trong sáng đã làm mê luyến trái tim bao thi sĩ. Nhỏ nhẹ và khiêm nhường Hữu Thỉnh góp vào cho bản hòa ca của đất trời một góc thiên nhiên “Sang thu” để cùng tôn vinh những mùa trái, mùa hương của đất trời, xứ sở.

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se

Mùa thu tới với Hữu Thỉnh thật đơn sơ, mộc mạc mang mùi hương của đồng nội. Không phải là lá vàng rơi như: “Đây mùa thu tới – mùa thu tới. Với áo mơ phai dệt lá vàng.” – Đây mùa thu tới – Xuân Diệu hay “Con nai vàng ngơ ngác. Đạp trên lá vàng khô?” – Tiếng thu – Lưu Trọng Lư .

Thu đến với thi nhân bằng hương ổi chín-một mùi hương đơn sơ mang đặc trưng của Bắc Bộ (tác giả sáng tác khi ở vùng ngoại ô Hà Nội-trong một cuộc thi sáng tác thơ ca tại trại hè quân đội). Thu đến với Hữu Thỉnh thật tự nhiên mà chân thật. Ta cũng từng bắt gặp cảnh thu của ông qua những dòng thơ của “Chiều sông Thương” :

“Đi suốt cả ngày thu
Vẫn chưa về tới ngõ
Dùng dằng hoa quan họ
Nở tím bên sông Thương.”​
(Chiều sông Thương-Hữu Thỉnh)

Những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc thu sang

Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Phải chăng thế giới cảm xúc của Hữu Thỉnh vẫn luôn như thế. Để rồi cứ mãi khiến người đọc vấn vương nơi những vần thơ nhẹ nhàng, những hình ảnh thơ gần gũi mà tình tế như cái “vắt nửa mình” sang thu của đám mây hay những chiều thứ nhẹ nhàng, êm dịu:

“Nắng thu đang trải đầy
Đã trăng non múi bưởi
Bên cầu con nghé đợi
Cả chiều thu sang sông.”
(Chiều sông Thương)​

Hoặc có thể so sánh với đám mây cũng trong tác phẩm “Chiều sông Thương” :

“Đám mây trên Việt Yên
Rủ bóng về Bố Hạ”​

Nếu khổ thơ thứ nhất là sự bất ngờ, ngỡ ngàng của nhà thơ trước những tín hiệu báo thu về. Thì khổ thứ hai là sự chủ động quan sát, cảm nhận cảnh chuyển mùa. Không gian thu ở khổ hải được mở rộng hơn có chiều dài (sông), chiều cao (cánh chim) xen lẫn chiều rộng (mây). Cái bỡ ngỡ ban đầu vụt biến nhường chỗ cho những rung cảm mãnh liệt trước không gian thu vời vợi, rộng hơn, nhiều tầng hơn với những nét hữu hình cụ thể.

Sang thu của Hữu Thỉnh là khúc giao mùa nhẹ nhàng nhưng đầy lưu luyến của thiên nhiên khi chuyển từ hạ sang thu. Khoảnh khắc giao mùa được nhà thơ cảm nhận thông qua những hình ảnh, hương vị quen thuộc: hương ổi, đám mây, làn sương, gió se, dòng sông, cây cối.

Từ những “chất liệu” quen thuộc ấy, Hữu Thỉnh đã gợi ra bức tranh thiên nhiên đầy tươi tắn, sinh động, qua đó nhà thơ bộc lộ tình yêu thiết tha dành cho cuộc sống, đặc biệt hơn nữa, những hình ảnh tự nhiên còn được thổi hồn để trở thành biểu tượng cho cuộc đời con người.

Liên Hệ Mở Rộng Bài Sang Thu Với Lời Của Cây Hay Nhất

Các bạn học sinh đừng bỏ qua bài văn liên hệ mở rộng bài “Sang thu” với bài “Lời của cây” hay nhất sau đây nhé!

Các tác phẩm thơ Lời của cây và Sang thu chứa đựng những tác phẩm nghệ thuật đầy ý nghĩa, nói lên sự kết nối chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên. Tác giả đã rất thành công trong việc thể hiện mối quan hệ tương đối và sự tương tác liên tục giữa hai thực thể này, thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và tự nhiên.

Với những cảnh vật thiên nhiên tuyệt đẹp được miêu tả chi tiết trong các tác phẩm, chúng ta có thể tận hưởng và cảm nhận những hình ảnh thơ gần gũi, tinh tế và đầy sức sống. Hình ảnh về cây cỏ xanh mướt và các cảnh quan thiên nhiên khác được tái hiện với sự tinh tế và sinh động, giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của tự nhiên như một món quà tuyệt vời.

Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật tu từ nhân hóa để thể hiện vẻ đẹp và hình tượng thiên nhiên, tạo nên một mối liên kết sâu sắc giữa con người và tự nhiên.

Những đoạn văn đầy cảm xúc về sự tương tác giữa người và thiên nhiên, cho thấy sự quan tâm, trân trọng và tôn trọng đối với thiên nhiên, cũng như ý thức về việc bảo vệ và bảo tồn môi trường sống cho chúng ta và cho thế hệ tương lai.

Tác phẩm đã truyền tải một thông điệp sâu sắc về tầm quan trọng của việc duy trì một mối quan hệ bền vững giữa con người và tự nhiên, và tạo ra sự kiện động lực cho chúng ta để hành động bảo vệ môi trường.

Bài thơ “Lời của cây” của tác giả Trần Hữu Thung đã để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ bình dị và tự nhiên để mô tả quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương của mình đối với tự nhiên.

Bài thơ Lời của cây của nhà thơ Trần Hữu Thung được viết theo thể thơ bốn chữ, với đường điệu nhip nhàng, lặp lại với nhịp 2/2 như nhịp đập của trái tim con người. Thông điệp của bài thơ là một lời kêu gọi con người hãy lắng nghe, cảm nhận và tôn trọng giá trị của thế giới tự nhiên. Nhà thơ muốn nhắc nhở chúng ta rằng, như cây và cỏ loài vật, mọi sự sống cũng cần được yêu thương, chăm sóc và bảo vệ từ khi còn là những mầm non nhỏ bé.

Những câu thơ gợi lên hình ảnh một thế giới thi vị đầy màu sắc, bao gồm cả sự sống của thực vật và động vật, tất cả đều tồn tại và phát triển trong một môi trường chung. Tác giả dùng hình ảnh cây, cỏ, lá, hoa, quả để thể hiện sự kết nối, tương tác và phụ thuộc giữa các yếu tố trong tự nhiên. Những bức tranh thi vị về một thế giới rực rỡ với sự sống được miêu tả bằng những hình ảnh thơ gần gũi, tinh tế và đầy sức sống. Khổ thơ đầu tiên mô tả hạt cây được gieo xuống đất và đang nằm trong lòng đất mẹ, tĩnh lặng chờ đợi để nảy mầm.

Khổ thơ thứ hai mô tả quá trình nảy mầm của hạt cây, như thể ta có thể nghe thấy những tiếng thanh âm của mầm non. Sau đó, cây lớn dần dưới sự chăm sóc của mẹ thiên nhiên và ánh nắng mặt trời.

Với thời gian, cây trưởng thành và lá xanh tươi mọc lên, nhưng cây vẫn còn phải học hỏi và hiểu rõ vai trò của mình trong việc tạo nên màu xanh cuộc đời. Khổ thơ cuối cùng thể hiện cây đã trưởng thành và có thể nói lên tiếng nói của mình, hoà nhập vào tự nhiên và thấu hiểu sứ mệnh của mình.

Trong khi đó, bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, được viết bằng Thể thơ năm chữ, với nhịp điệu thay đổi giữa 2/3 và 3/2, mang lại sự khác biệt và độc đáo cho tác phẩm.

Thông điệp của bài thơ là lời khẳng định sức mạnh, tình yêu và lòng kiên trì của người dân đất nước, khi phải đối mặt với những khó khăn, thử thách và sóng gió của cuộc đời. Nhưng mặc cho những thăng trầm, đất nước sẽ vẫn vững vàng, bền bỉ và tiến bước vững chắc vào tương lai.

Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng lại rất đầy ý nghĩa, đồng thời cũng tạo ra một liên kết vô cùng chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, khi tác giả sử dụng các hình ảnh về mùa thu và thiên nhiên để truyền đạt thông điệp này. Các từ ngữ tu từ nhân hóa được sử dụng để thể hiện vẻ đẹp và sức sống của thiên nhiên, đồng thời tôn vinh và ca ngợi tình yêu, sự kiên trì và tinh thần của người dân đất nước.

Mùa thu luôn là đề tài quen thuộc và gợi nhiều cảm xúc cho các thi nhân. Bài thơ “Sang Thu” của Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc một bức tranh thu tươi đẹp và cảm xúc sâu sắc.

Hữu Thỉnh đã phác họa bức tranh thiên nhiên mùa thu một cách sinh động và giàu sức biểu cảm bằng khứu giác, thị giác, xúc giác. Nhà thơ đã cảm nhận mùa thu bằng tất cả con người và tâm hồn của mình qua những tín hiệu như sắc vàng của hoa cúc, của lá ngô đồng, tiếng lá vàng rơi xào xạc.

Hương ổi bỗng phả vào gió se thơm ngào ngạt, nồng nàn đánh thức những cảm xúc trong lòng người. Màn sương chùng chình qua ngõ, một chút ngỡ ngàng, bâng khuâng trong tâm hồn nhà thơ và sung sướng thầm thốt lên “Hình như thu đã về”. Dòng sông, mưa, đám mây cũng có những tín hiệu sang thu.

Tác giả khẳng định rằng “Thu đến thật rồi”. Dấu hiệu của mùa thu trong thơ rất bình dị, gần gũi. Tác giả rất tinh tế, khéo léo để nhận ra sự thay đổi rất nhẹ nhàng, dịu dàng của mùa thu chỉ vừa mới chớm. Hình ảnh đám mây mùa hạ duyên dáng “Vắt nửa mình sang thu” thật thú vị và độc đáo. Tất cả như đang chuyển mình cùng nhịp đập của mùa thu.

Tác giả đã bắt đầu suy nghĩ và chiêm nghiệm được thể hiện qua giọng thơ trầm đi ở bốn câu thơ cuối của bài. Khổ cuối nói lên một vài cảm nhận, suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu qua hình ảnh nắng, mưa, sấm. Tác giả chiêm nghiệm và sự từng trải qua hình ảnh “Hàng cây đứng tuổi” : hình ảnh gợi cho người đọc nhiều liên tưởng như một đời người trưởng thành rồi già cỗi đi.

Như vậy cả hai bài thơ đều miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và gửi gắm những thông điệp ý nghĩa khác nhau.

Bài văn 🌸 Phân Tích Khổ 1 Bài Sang Thu 🌸 đặc sắc!

Liên Hệ Mở Rộng Bài Sang Thu Với Lời Của Cây Hấp Dẫn

Cùng SCR.VN viết bài văn liên hệ mở rộng bài “Sang thu” với bài “Lời của cây” thật hấp dẫn nhé!

Hai bài thơ “Lời của cây” và “Sang thu” có nhiều điểm giống nhau trong nội dung và nghệ thuật.

Về nội dung, cả hai bài thơ đều miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên bằng cách cảm nhận tinh tế, thú vị của tác giả. Đồng thời, cả hai bài thơ đều gửi gắm tình yêu và sự trân trọng với thiên nhiên và đất nước của nhà thơ. Các thông điệp ý nghĩa về sự sống, sự tươi trẻ cũng được đưa ra trong cả hai bài thơ.

Về nghệ thuật, cả hai bài thơ đều sử dụng các biện pháp nhân hoá, ẩn dụ và so sánh để miêu tả hình tượng thiên nhiên đầy hấp dẫn, ấn tượng. Những hình ảnh thơ trong sáng, giản dị, gần gũi với người đọc cũng là điểm chung của hai bài thơ này.

Tóm lại, hai bài thơ “Lời của cây” và “Sang thu” là những tác phẩm thơ đẹp, mang đến cho người đọc những cảm xúc sâu sắc về sự sống và vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng như những thông điệp ý nghĩa về tình yêu và trân trọng đất nước.

Bài thơ “Lời của cây” của nhà thơ Xuân Quỳnh là một tác phẩm thi ca tuyệt vời, tinh tế miêu tả quá trình lớn lên của hạt mầm và ý nghĩa của cây cối trong cuộc sống của con người.

Từng giai đoạn trong quá trình lớn lên của cây đều được tác giả miêu tả một cách tinh tế và sâu sắc. Từ hạt mầm ban đầu, qua quá trình phát triển, sinh trưởng cho đến khi trở thành một cây cối to lớn, đem lại rất nhiều giá trị cho cuộc sống của con người. Bài thơ thể hiện được tình yêu, sự trân trọng của tác giả đối với thiên nhiên và cây cối, là sự tôn vinh cho giá trị của sự sống và sự vươn lên của tất cả mọi vật.

Bài thơ này được viết theo thể thơ bốn chữ, là một thể loại thơ ngắn, đòi hỏi sự tinh tế và khéo léo trong cách sắp xếp ý tưởng và từ ngữ. Tác giả đã rất thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ để miêu tả quá trình lớn lên của cây cối và ý nghĩa của chúng đối với cuộc sống của con người.

Giọng điệu của bài thơ rất dí dỏm, tự nhiên, hồn nhiên, ngây thơ. Điều này tạo nên một tâm trạng hứng khởi và phấn khích trong lòng người đọc, đồng thời cũng giúp cho bài thơ trở nên gần gũi và dễ tiếp cận hơn với mọi đối tượng độc giả.

Tóm lại, bài thơ “Lời của cây” là một tác phẩm thi ca tuyệt vời, tinh tế miêu tả quá trình lớn lên của hạt mầm và ý nghĩa của cây cối trong cuộc sống của con người. Bài thơ này thể hiện tình yêu, sự trân trọng của tác giả đối với thiên nhiên và cây cối, là sự tôn vinh cho giá trị của sự sống và sự vươn lên của tất cả mọi vật. Giọng điệu dí dỏm, tự nhiên, hồn nhiên, ngây thơ của bài thơ đã tạo nên một tâm trạng hứng khởi và vui vẻ cho người đọc.

Bài thơ Sang Thu của nhà thơ Tố Hữu miêu tả những thay đổi tinh tế của thiên nhiên khi mùa thu đang đến. Những cánh đồng và rừng cây từ lúc hạ nóng nực cho đến khi thu sang đều trở nên tĩnh lặng hơn, nhẹ nhàng hơn. Tác giả sử dụng những hình ảnh tuyệt đẹp để thể hiện sự khác biệt giữa hai mùa, từ đó rút ra những chiêm nghiệm và suy nghĩ về cuộc sống và đời người.

Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ, với cách sắp xếp các từ vô cùng khéo léo, mang đến một vẻ đẹp thơ cao và tinh tế. Giọng điệu của bài thơ là suy tư, sâu lắng và chiêm nghiệm, khiến người đọc cảm nhận được sự sâu sắc trong tư tưởng của tác giả.

Sang Thu là một tác phẩm đầy ý nghĩa và nhân văn, bởi nó không chỉ miêu tả sự thay đổi của thiên nhiên mà còn mang đến những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống, về sự thoái trào của thời gian và về những giá trị đích thực trong cuộc sống của con người.

Liên Hệ Mở Rộng Bài Sang Thu Với Đây Mùa Thu Tới Độc Đáo

Một trong những bài văn mẫu độc đáo liên hệ mở rộng bài “Sang thu” với bài “Đây mùa thu tới”, mời bạn cùng xem:

Mùa thu từ bao đời nay và sẽ mãi mãi là nguồn thi hứng, là đề tài hấp dẫn đối với các thi nhân. Các nhà thơ nổi tiếng thế giới cũng như Việt Nam như Huy-gô, Rim-bô , Véc-len , Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị , Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tản Đà đều đã có những bài thơ rất đặc sắc dành cho mùa thu.

Nhưng không vì thế mà thơ viết về mùa thu trở nên mòn sáo, đơn điệu. Bởi cảnh thu thời nào cũng vậy, nhưng lòng người thì mỗi thời mỗi khác. Vì thế cảnh sắc mùa thu trong mỗi bài thơ đều có những vẻ đẹp riêng độc đáo. Chính trạng thái cảm xúc của thi nhân đã quy định cảnh sắc mùa thu trong thơ.

Sang thu (1977) của Hữu Thỉnh sau hai năm người lính bước ra khỏi cuộc chiến, cảm xúc của cái tôi trữ tình được dồn nén, bâng khuâng trước thời khắc chuyển mình của tạo vật từ hạ sang thu nên bài thơ chỉ có ba khổ. Cảm xúc thơ phát triển từ không gian hẹp (vườn, ngõ) ra không gian rộng, bao quát cả bầu trời, mặt đất (dòng sông, cánh chim, đám mây, nắng, mưa, sấm chớp) và cuối cùng thu vào tâm tưởng.

Hình ảnh thơ cũng được chắt lọc, có những hình ảnh đẹp, đặc sắc qua phép nhân hóa: “Sương chùng chình qua ngõ”, ‘’Sông được lúc dềnh dàng”, “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”, “Trên hàng cây đứng tuổi”.

Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này được nhà thơ gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế qua hình ảnh giàu sức biểu cảm (vừa có hình vừa có hồn), sống động và hấp dẫn. Song Sang thu còn gửi gắm cả những chiêm nghiệm, triết lí về cuộc đời.

Cảnh sắc mùa thu trong bài Đây mùa thu tới thấm một nỗi buồn. Đó là cái buồn muôn thuở, nhưng cũng là cái buồn của thời đại, cái buồn của riêng “thơ mới”. Buồn vì cái lạnh len lỏi đâu đây gợi nỗi cô đơn, buồn vì sự chia lìa từ hoa cỏ, chim muông đến con người. Buồn vì một nỗi nhớ nhung ngẩn ngơ phảng phất trong không gian và trong lòng người.

Cảnh thu buồn hiu hắt bi thương nhưng vẫn có cái gì đó dịu nhẹ, trẻ trung và rất đẹp. Bởi cảnh thu ngoài việc được so sánh với một hình ảnh độc đáo, còn được Xuân Diệu miêu tả với vẻ đẹp thơ mộng duyên dáng, tươi Bằng với tấm “áo mơ phai dệt lá vàng” vừa thực vừa ảo. Sắc vàng mùa thu đã làm sáng cả không gian.

Như vậy mùa thu bên cạnh cái vẻ đìu hiu buồn, một cái buồn rất đẹp của cảnh vật, vẫn chứa đựng bên trong một sức sống trẻ trung. Ấy là cái chất trẻ trung được phát hiện bằng con mắt “xanh non” của tác giả là cái sức sống của tuổi trẻ và tình yêu xốn xao trong cảnh vật.

Cả hai đều là bài thơ hay trong lịch sử thơ ca dân tộc. Đều có tình yêu mùa thu, có tài năng thể hiện cái đẹp của mùa thu với những rung động của tâm hồn đầy cảm xúc. Biết truyền lại cho đời những bức tranh thu tuyệt vời, làm rung động trái tim bao thế hệ qua những sắc màu, hình ảnh, đường nét… mang cái hồn thu Việt Nam. Đối tượng thể hiện cảm xúc nghệ thuật cùng là cái đẹp thiên nhiên.

Bài thơ Sang thu là những cảm nhận thực sự tinh tế cùng sự quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc.

Bài thơ Đây mùa thu tới thể hiện sự nhạy cảm và mới mẻ của hồn thơ Xuân Diệu. Bài thơ buồn nhưng có nhiều sự sống. Cảnh thu, tình thu có hồn, đẹp nhưng buồn là nét nổi bật nhất của bài thơ. Đồng thời bài thơ còn thể hiện sự nối tiếp truyền thống và những cách tân sáng tạo của Xuân Diệu khi tiếp tục khai thác đề tài vô cùng quen thuộc của thơ ca cổ điển.

Hữu Thỉnh là người viết nhiều, viết hay về con người và cuộc sống ở nông thôn. Thơ ông giản dị nhưng vô cùng tinh tế và sâu sắc.

Xuân Diệu đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.

Trọn bộ 🌸 Phân Tích Bài Thơ Sang Thu Của Hữu Thỉnh 🌸 xem ngay!

Liên Hệ Mở Rộng Bài Sang Thu Khổ 2 Với Chiều Sông Thương Xuất Sắc

Tham khảo bài văn mẫu liên hệ mở rộng khổ thơ thứ 2 bài “Sang thu” với bài “Chiều sông Thương” đặc sắc ngay sau đây!

Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, vừa là nhà thơ, vừa là nhà chiến sĩ. Ông viết nhiều và hay về những con người và cuộc sống nông thôn, đặc biệt là về mùa thu. Thơ ông ấm áp tình người và giàu sức biểu cảm. Sang thu và Chiều sông Thương là hai tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Hữu Thỉnh. Dù được viết ở hai thời điểm khác nhau, song hai tác phẩm thơ vẫn có sự gần gũi, tương đồng về hình ảnh, cảm xúc, thể hiện rõ nhất ở hai khổ thơ:

“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám máy mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
(Sang thu – Hữu Thỉnh)

Nắng thu đã trải đầy
Đã trăng non múi bưởi
Bên cầu con nghé đợi
Cả chiều thu sang sông
(Chiều sông Thương – Hữu Thỉnh)

Trước hết cả hai đoạn thơ đều xuất phát từ cảm xúc dạt dào, tha thiết của tác giả trước mùa thu. Nếu mùa xuân là mùa hội tụ những bàn tay nghệ sĩ tài hoa thì mùa thu bước vào thơ ca cũng tự nhiên, gần gũi.

Trước đây, Nguyễn Khuyến nổi tiếng với ba bài thơ: Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm, sau này Xuân Diệu có Đây mùa thu tới. Nhỏ nhẹ, khiêm nhường, Hữu Thỉnh cũng góp vào mùa thu đất nước một góc quê hương Sang thu, Chiều sông Thương. Hai bài thơ là cảm xúc mãnh liệt, thiết tha, trìu mến của tác giả đối với mùa thu đất trời.

Các hình ảnh thu qua hai đoạn thơ trên đều gắn bó với tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến, rung động nhẹ nhàng mà rất tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh.

Cảnh vật có sự nới rộng về không gian: từ thấp lên cao, “sống” đến “chim” đến “mây”, từ “nắng” đến “trăng” và được tác giả cảm nhận là “dềnh dàng” chậm chạp, lững lờ trời: “chim vội và” xao động, nhộn nhịp; “mây vắt nửa mình” như lưu luyến, níu kéo; “nàng trái đầy” nhẹ nhàng bồng bềnh, “trăng múi bưởi” thanh khiết, trong sáng,… Tác giả như hòa mình vào cảnh vật để làm chủ thiên nhiên, đất trời, để cảm nhận được những rung động rất khẽ và nhịp thở, linh hồn của vạn vật.

Điều đáng nói nhất làm nên cái hay, cái đẹp của hai đoạn thơ chính là hình ảnh so sánh và thư pháp nhân hóa hết sức tài tình, sâu sắc tạo nên sự sinh động của cảnh vật: Sông – dềnh dàng, chim – vội vã, mây – vắt nửa mình, bên cầu nghe đợi chiều thu sang sông.

Cảnh vật tưởng như vô tri, vô giác bỗng trở nên có linh hồn, có cảm xúc và hoạt động như một con người. Tác giả như hòa mình vào thiên nhiên để lắng nghe, đón nhận những rung động nhẹ nhàng của cảnh vật. Qua đó thấy được cách cảm độc đáo và tình yêu mùa thu và thiên nhiên, đất nước của tác giả.

Đặc biệt, bên cạnh thủ pháp so sánh và nhân hóa độc đáo, hai đoạn thơ còn cho thấy sự sáng tạo hình ảnh thơ hết sức tài tình, đặc sắc của Hữu Thỉnh. “Có đám mây mùa hạ – vắt nửa mình sang thu” (Sang thu) và “Cả chiều thu sang sông” (Chiều sông Thương) đều là hình ảnh liên tưởng đầy sáng tạo.

Trong bài thơ Sang thu, “đám mây” “vắt nửa mình” vừa gợi hình vừa tạo dáng, đám mây như một dải lụa mềm làm chiếc cầu nối ranh giới của thời gian: hạ – thu. Một nửa đám mây mùa hạ nhưng một nửa đã thuộc về mùa thu.

Cùng với hình ảnh đám mây trong Sang thu thì “Cả chiều thu sang sông” cũng là hình ảnh thơ thú vị, độc đáo. Ta cảm nhận được sự chuyển động của chiều thu rất nhẹ, rất dịu, rất êm. Chiều thu đang chậm chạp ban tặng không gian lung linh một màu vàng óng, để cả đất trời nhuốm màu sắc thu. Hai câu thơ trong hai bài thơ đã giúp người đọc cảm nhận rõ sự vật vốn vô hình trở nên thơ mộng, hữu hình, vô tri trở nên có hồn.

Với hai khổ thơ qua hai bài thơ Sang thu và Chiều sông Thương, Hữu Thỉnh đã dựng lại bức tranh thu nồng đượm hơi ấm cuộc đời, hơi ấm quê nhà. Xét về hình ảnh và cảm xúc thơ, hai khổ thơ đều có nét tương đồng, gần gũi đến bất ngờ. Những hình ảnh sang thu thân quen, giản dị mà tươi tắn, sống động đã tự nó tôn lên vẻ đẹp cho đất nước, cho quê nhà, cho đồng quê trong mùa thu chung của cả đất trời Việt Nam.

Gợi ý 🌸 Sơ Đồ Tư Duy Sang Thu 🌸 dễ nhớ!

Liên Hệ Mở Rộng Bài Sang Thu Với Mùa Xuân Nho Nhỏ Chi Tiết

Cuối cùng là bài văn mẫu liên hệ mở rộng bài “Sang thu” và “Mùa xuân nho nhỏ” chi tiết nhất, bạn xem qua nhé!

Hình ảnh về vẻ đẹp thiên nhiên từ trung đại đến hiện đại bốn mùa của quê hương đã trở thành những khung cảnh vĩnh cửu trong các tác phẩm của các nhà văn và nhà thơ. Qua đó, chúng ta có thể thấy một cách rõ ràng sự thân thiết, gần gũi, đáng yêu và quen thuộc của hình ảnh quê hương trong thơ, tạo ra những cảm xúc đẹp đẽ của con người…

Quê hương của chúng ta được miêu tả với vẻ đẹp dân dã, bình dị của sự sống mơn mởn. Nó là sự kết hợp giữa sự cao cả và thiêng liêng, sự thân thuộc và bình dị. Chúng ta có thể cảm nhận được điều này qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải hay “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

Mỗi nhà thơ đều có cách cảm nhận riêng về quê hương, đất nước. Nếu như với hình ảnh mùa xuân trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải thì “Sang thu” của Hữu Thỉnh miêu tả quê hương, đất nước qua cảnh giao mùa cuối hạ sang thu… Điều này cho thấy sự đa dạng và phong phú trong việc miêu tả quê hương, đất nước của các nhà thơ.

Thanh Hải đã viết bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” trong bối cảnh đất nước vừa trải qua một cuộc chiến tranh dài, và chính nhà thơ cũng đang trải qua khó khăn về sức khỏe. Tuy nhiên, với tình yêu và sự gắn bó với quê hương xứ sở, không thể không có những cảm xúc khi rời xa. Hình ảnh quê hương, đất nước được miêu tả qua cảnh sắc mùa xuân trong thiên nhiên tươi đẹp, trong trẻo và đầy sức sống của xứ Huế. Mùa xuân của thiên nhiên cũng là mùa xuân của đất nước và con người.

“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”

Thanh Hải đã dẫn dắt chúng ta vào với vẻ đẹp của thiên nhiên, làm cho chúng ta đắm mình vào những cảnh sắc tươi mới mùa xuân mang lại. Sau những ngày đông lạnh giá, mùa xuân đến với sự ấm áp và sự tươi mới của tạo hóa.

Các cảnh sắc quen thuộc của thiên nhiên – dòng sông xanh, bông hoa tím, và tiếng chim chiền chiện – đã trở lại và hiện diện trên khắp nơi, trên đất trời, hoa lá, và chim muông. Tiếng hót của chim trên cao cũng như tiếng mưa xuân phấp phới trong không gian, tạo ra những giọt mật của mùa xuân rơi xuống đất. Thanh Hải vô cùng xúc động và bồi hồi trước cảnh tượng này, đưa bàn tay nhẹ nhàng “hứng” từng giọt mật đó, thể hiện sự nâng niu và trân trọng của ông dành cho mùa xuân.

Với nghệ thuật ẩn dụ, Thanh Hải biến mùa xuân thành một thực thể hữu hình để cầm, nắm, chạm, nếm thử một cách thích thú. Tình yêu tha thiết với thiên nhiên của Thanh Hải được thể hiện qua những hình ảnh đơn giản, gần gũi nhất với quê hương xứ Huế của ông, tô điểm sắc màu cho không gian ấy, có màu xanh cây cỏ, xanh của dòng sông, màu tím của hoa và cả màu của mây trời.

“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”

Cảnh sắc thiên nhiên ấy không chỉ đẹp mà còn sinh động. Từ “mọc” đặt ở đầu câu thơ vang lên như một điểm nhấn, một sự phát hiện đầy cảm xúc của nhà thơ. Hai câu thơ đầu vẽ nên một không gian mùa xuân rộng mở tươi tắn với hình ảnh một dòng sông xanh trong chảy hiền hòa. Cái màu xanh ấy phản ánh được màu xanh của bầu trời, của cây cối hai bên bờ, cái màu xanh quen thuộc mà ta có thể gặp ở bất kỳ một con sông nào ở dải đất miền Trung.

Nổi bật trên nền xanh lơ của dòng sông là hình ảnh “một bông hoa tím biếc”, một hình ảnh thân thuộc của cánh lục bình hay hoa súng mà ta thường gặp ở các ao hồ sông nước của làng quê mà ta từng gặp trong những vần thơ của khác: “Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng Hoa lục bình tím cả bờ sông…” 

Màu tím biếc đó không thể nhầm lẫn với màu tím Huế thân thương, một nét đặc trưng của những cô gái đất kinh kỳ với sông Hương núi Ngự. Màu xanh của nước hòa quyện với màu tím biếc của hoa tạo nên một điểm nhấn nhẹ nhàng nhưng sống động.

Âm thanh rộn rã, tưng bừng của tiếng chim chiền chiện cùng với đường cong quanh co của con sông và màu tím biếc của hoa, cùng tạo nên bức tranh mùa xuân đầy sức sống trên quê hương của tác giả. Trước cảnh vật đẹp ấy, nhà thơ không thể kìm nén được cảm xúc. Những từ cảm thán “Ơi”, “Hót chi” là tiếng lòng nao nức say sưa của nhà thơ khi khám phá vẻ đẹp đơn giản và say đắm của quê hương.

“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”

Cụm từ “giọt long lanh” gợi lên những liên tưởng phong phú và đầy thi vị. Nó có thể là giọt sương lấp lánh qua kẽ lá trong buổi sớm mùa xuân tươi đẹp, có thể là giọt nắng rọi sáng bên thềm, có thể giọt mưa xuân đang rơi…Theo mạch liên tưởng của bài thơ “giọt long lanh” còn là giọt âm thanh đổ hồi của con chim chiền chiện…

Hình ảnh có tính chất tượng trưng “tôi đưa tay tôi hứng” là thái độ yêu thương, trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của đất trời. Nghệ thuật ví ngầm, chuyển đổi cảm giác quả đã đạt tới mức tinh tế đáng khâm phục. Hai câu thơ đã biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất, xốn xang, rạo rực của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân. Chắc hẳn trong lòng thi sĩ đang dạt dào tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu cuộc đời.

Mùa xuân của Thanh Hải là vậy tạm rời xa để ta tìm đến với cái tình non sông đất nước được khơi nguồn từ cảnh sắc thiên nhiên trong bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Thi sĩ bộc bạch tình yêu đất nước ở nhiều cung bậc. Hữu Thỉnh với cái nhìn thật tinh tường, một cảm nhận thật sắc nét đã vẽ lại bức tranh in dấu sự chuyển mình của đất trời qua bài thơ “Sang Thu”.

Sang thu của Hữu Thỉnh giúp ta chiêm ngưỡng lại những giây phút giao mùa tinh tế đầy ý vị mà bấy lâu nay ta hững hờ. Đó là lúc hồn ta run lên những cảm nhận dung dị. Hình ảnh đất nước quê hương còn được nhà thơ phác họa qua phút giao thừa cuối hạ sang thu thật tinh tế và sâu sắc. Bắt đầu từ một khu vườn ngoại ô của vùng đồng bằng Bắc Bộ:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se

Không phải là sắc “mơ phai” hay hình ảnh “con nai vàng ngơ ngác” mà là hương ổi thân quen nơi vườn mẹ đã đánh thức những giác quan tinh tế nhất của nhà thơ. Hương vị đơn sơ, mộc mạc, đồng nội, rất quen thuộc của quê hương. Câu thơ có hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ.

Vì sao tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu là “hương ổi” mà không phải là các hương vị khác? Mùi hương quê nhà mộc mạc “phả” trong gió thoảng bay trong không gian. Tất cả đến với tác giả nhẹ nhàng, mà đột ngột quá, thu về với đất trời quê hương, với lòng người mà không hề báo trước. Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ: “bỗng nhận ra” – một sự bất ngờ mà như đã chờ đợi sẵn từ lâu lắm.

Câu thơ không chỉ tả mà còn gợi liên tưởng đến màu vàng ươm, hương thơm lựng, vị giòn, ngọt, chua chua nơi đầu lưỡi của trái ổi vườn quê. Câu thơ ngắn mà có cả gió cả hương. Hương là hương ổi, gió là gió se. Đây là những nét riêng của mùa thu vùng đồi trung du miền Bắc. Gợi được như vậy hẳn cái tình quê của Hữu Thỉnh phải đậm đà lắm.

Nhận ra hương ổi giống như một sự phát hiện nhưng ở đây là phát hiện ra mùi hương vẫn vương vấn mà bấy lâu nay con người hờ hững. Chính vì sự phát hiện ra cái gần gũi xung quanh mình cho nên con người mới có cảm giác ngỡ ngàng đôi chút bối rối ấy. Và không chỉ có thế, cả sương thu như cũng chứa đầy tâm trạng, thong thả, chùng chình giăng mắc trên khắp nẻo đường thôn:

Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Một hình ảnh đầy ấn tượng. Sương được cảm nhận như một thực thể hữu hình có sự vận động – một sự vận động chậm rãi. Sương thu đã được nhân hóa, hai chữ “chùng chình” diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu. Đâu chỉ có thế, cái hay của từ láy “chùng chình” còn là gợi tâm trạng. Sương dềnh dàng hay lòng người đang tư lự, hay tâm trạng của tác giả cũng “chùng chình”?

Nếu ở câu thơ đầu tiên nhà thơ “bỗng nhận ra” thu về khá bất ngờ và đột ngột thì sau khi cảm nhận sương thu, gió thu, thi sĩ vẫn ngỡ ngàng thốt lên lời thầm thì như tự hỏi: Hình như thu đã về? Tâm hồn thi sĩ nắm bắt những biến chuyển nhẹ nhàng, mong manh của tạo vật trong phút giao mùa cũng êm đềm, bâng khuâng như bước đi nhỏ nhẹ của mùa thu. Không gian nghệ thuật của bức tranh thu được mở rộng hơn, cái bỡ ngỡ ban đầu vụt tan biến đi nhường chỗ cho những rung cảm mãnh liệt trước không gian thu vời vợi:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã

Sông nước đầy nên mới “dềnh dàng” nhẹ trôi như cố tình chậm lại, những đàn chim vội vã bay về phương nam… Cái “dềnh dàng” của dòng sông là phút hiếm hoi sau lúc gập ghềnh leo thác nhọc nhằn rồi lại ồ ạt xối xả dưới những cơn mưa rào mùa hạ. Từ “được lúc” diễn tả cái hiếm hoi thưa thớt. Đã lâu lắm rồi con sông mới có dịp nghỉ ngơi thanh thản như thế. Nhưng cơn gió heo may lạnh lẽo đầu mùa tràn về khiến đàn chim phải bắt đầu vội vã bay về phương nam tránh rét.

Phép đối và nghệ thuật tương phản giữa hai câu thơ (dềnh dàng đối lập với vội vã) đã được tác giả gửi gắm vào đó một triết lý: cuộc đời không có giây phút nào phẳng lặng êm đềm, sự sống vẫn chuyển không ngừng, chính vì thế con người phải biết cách chuẩn bị đầy đủ để ứng phó và theo kịp mạch chảy của dòng đời. Không gian đất trời lại tiếp tục được mở thêm một tầng mới. Không gian thu thư thái, hữu tình và chứa chan thi vị, đặc biệt là hình ảnh:

Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Câu thơ giúp ta hình dung về đám mây mỏng nhẹ, trắng xốp, kéo dài như tấm khăn voan duyên dáng của người thiếu nữ thảnh thơi, nhẹ nhàng “vắt nửa mình sang thu”. Đám mây mùa hạ là hình ảnh độc đáo, thể hiện trí liên tưởng phong phú của tác giả. Dường như đám mây mùa thu còn vương nắng hạ nên nhà thơ mới có liên tưởng sáng tạo đến thế.

Câu thơ có tính tạo hình không gian nhưng lại có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian: thu bắt đầu sang, hạ chưa qua hết, mùa thu vừa chớm, rất nhẹ, rất dịu, rất êm, mơ hồ như cả đất trời đang rùng mình thay áo mới. Trong khoảnh khắc giao mùa, đám mây trên bầu trời cao đã trở thành ranh giới giữa mùa hạ với mùa thu.

Từ “vắt” mang hiệu quả diễn đạt rất lớn. Nó làm cho đám mây kia có khả năng nối liền giữa hai mùa thiên nhiên hay nói đúng hơn là mùa hạ và mùa thu đang chênh vênh giữa một đám mây. Từ cái giây phút giao mùa vô hình trừu tượng, tác giả đã biến thành sự vật hữu hình cụ thể để người đọc cảm nhận rõ hơn về tín hiệu của mùa thu.

Hình ảnh thơ đẹp, ngôn từ tinh tế, giọng thơ êm đềm và những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trong buổi giao mùa đã tạo nên một dấu ấn không dễ phai mờ trong lòng bao độc giả. Có lẽ vì vậy mà sau khi đọc “Sang thu” của Hữu Thỉnh ta càng thấy yêu hơn mùa thu thiết tha, nồng hậu của quê nhà.

Hai bài thơ là hai bức tranh thiên nhiên đầy cảm hứng. Cùng với một tâm hồn nhạy cảm, một trái tim tha thiết yêu thiên nhiên trải ra trên từng nét chữ, Thanh Hải và Hữu Thỉnh đã tặng cho người đọc cái rộn ràng của sắc xuân cùng với một chút lắng đọng thật êm khi thu đến.

Nếu Thanh Hải cho ta cảm nhận cái rộn ràng, say mê cống hiến cùng niềm tin yêu Tổ quốc, thì Hữu Thỉnh lại mang đến cái dân dã, mộc mạc, đẩy rung cảm và thân quen.

Dẫu hai ngòi bút nghệ thuật khắc họa hai đường nét đặc sắc khác nhau nhưng đâu đó ta vẫn thấy ngân vang lên yêu thiên nhiên nồng nàn say đắm, tầm hồn thi sĩ luôn lạc quan và say sưa trong niềm cảm hứng bất tận với cảnh sắc quê hương. Điều đó phần nào đã được gợi tả thật thành công qua hai khổ thơ hấp dẫn ở trên.

Đọc thêm 🌸 Liên Hệ Mở Rộng Bài Mùa Xuân Nho Nhỏ 🌸 thú vị!

Viết một bình luận