Lí Luận Văn Học Về Hai Đứa Trẻ ❤️ 36+ Mẫu Phê Bình, Nhận Định ✅ Tuyển Tập Các Lí Luận Văn Học Hay Nhất Về Bài Hai Đứa Trẻ.
Những Nhận Định Về Hai Đứa Trẻ
SCR.VN chia sẻ đến bạn những nhận định hay nhất về tác phẩm “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam, xem ngay dưới đây nhé!
Các Nhà Phê Bình Nói Về Tác Phẩm Hai Đứa Trẻ
Nhà văn Trần Quốc Toàn:
Thạch Lam chấm hết thiên truyện của mình bằng hai chữ bóng tối: “…Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố tịch mịch và đầy bóng tối”.
Bóng tối cũng chính là chữ, ngay từ những dòng đầu của thiên truyện, ngay từ câu văn đầu tiên dành cho nhân vật chính, tác giả đã gửi vào đôi mắt của chính nhân vật này như gieo một mầm tư tưởng, như ém một phục bút: “…đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần“.
Từ đây, bóng tối sẽ ngập đầy dần cho tời khi đầy kín tác phẩm.
Thạch Lam đã chủ động nhốt, nén, dồn ép nhân vật của mình vào bóng tối nghệ thuật để dễ bề thể hiện nỗi thèm khát ánh sáng của họ. Trong nỗi khát thèm ấy, ánh sáng cao giá hẳn lên. Chỉ một chút ánh sáng rơi xuống những hòn đá nhỏ một bên sáng một bên tối cũng được nhìn thấy trên đường.
Và hầu như mọi thứ làm ra ánh sáng ở cái phố huyện ấy đều được tác giả huy động. Các loại đèn (đèn treo, đèn Hoa Kỳ, đèn dây, đèn lồng, đèn ghi, đèn toa sau cùng). Bếp củi. Tàn lửa. Những con đom đóm. Và dải Ngân hà…
Thạch Lam chủ động như một đạo diễn sân khấu, đã cắt đặt vai diễn đâu đó, còn chỉ đạo cả người phụ trách ánh sáng tắt mở đúng lúc để chiếu rọi, che chắn tạo thêm đất diễn cho nhân vật. Và thật là lí thú, qua tay người đạo diễn tài ba này, chính ánh sáng và bóng tối cũng thành vai diễn.
Văn mẫu hay nhất 🌸 Phân Tích Hai Đứa Trẻ Thạch Lam 🌸 bạn nên biết!
Phê Bình Văn Học Hai Đứa Trẻ Của Nguyễn Tuân
“Truyện Hai đứa trẻ có một hương vị thật là man mác. Nó gợi một nỗi niềm thuộc về quá vãng, đồng thời cũng dóng lên một cái gì còn ở tương lại.
Đây là một mẩu sinh hoạt hàng ngày và kéo dài của hai chị em đứa trẻ thay mẹ trông nom một gian hàng vặt ở một cái phố huyện, gần một cái ga xép. Đêm đêm có những bóng người bình thường lù mù đi qua trước gian hàng. Những bóng người ấy cũng lù mù như nhiều chấm lửa ở những nguồn ánh sáng quanh quất nơi phố huyện.
Trong cái bốn bề chìm chìm nhạt nhạt, bỗng có những tiếng động mạnh và những luồng ánh sáng mạnh của một chuyến xe lửa kéo qua hàng ngày. Hai chị em đứa trẻ ngày nào cũng chờ một chuyến tàu đêm kéo qua rồi mới chịu đóng cửa hàng.
Nơi thế giới quan của đôi trẻ ở một phố quê, hình ảnh đoàn tàu và cái tiếng còi tàu đã thành một thói quen của cảm xúc và của ước vọng. Đọc Hai đứa trẻ, thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín”.
(Nguyễn Tuân viết trong Thạch Lam – Dưới bóng hoàng lan, Nxb Kim Đồng, 2/2006, tr 283-284).
Hai Đứa Trẻ Phê Bình Văn Học Của Văn Tâm
“Sức hấp dẫn chủ yếu của những trang viết Thạch Lam là ở tâm hồn dân tộc. Cái ngữ điệu nhỏ nhẹ mà man mác thi vị, những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn dễ rung động như cánh bướm non” – Nhận xét của nhà nghiên cứu Văn Tâm về truyện ngắn
Lời Bình Về Tác Phẩm Hai Đứa Trẻ Của Phạm Quang Trung
PGS. TS. Phạm Quang Trung chia sẻ:
“Gấp truyện ngắn lại, tôi còn như trông thấy bé An từ trong gian hàng nóng nực và đầy muỗi đi ra. Thế rồi An ngồi xuống chiếc chõng tre, “chiếc chõng nan lún xuống và kêu cót két”. Cuộc sống sớm dấn thân vào những lo toan vật chất thường ngày đã tác động tới tâm hồn trẻ thơ từ nhiều phía và làm cho chúng trở nên cằn cỗi, trở nên vị kỉ – trẻ thơ không còn là trẻ thơ nữa. Mà qui luật của cuộc đời lại vốn ngặt nghèo: hoa không mọc thì cỏ dại sẽ tươi tốt. Liệu chúng ta có thể dửng dưng?”
Lí Luận Văn Học Về Hai Đứa Trẻ Của Nguyễn Hoàng Sơn
Tôi đọc đi đọc lại truyện ngắn Hai đứa trẻ, tất cả 4 lần… Thạch Lam rất biết mức độ, ông không đem những suy tưởng của người lớn gán cho những đứa trẻ:
“Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là trên mặt đất hay len vào cành cây. An và Liên lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông. Vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ và làm mỏi trí nghĩ, nên chỉ một lát hai chị em lại cúi nhìn về mặt đất, về quãng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tý…”
Đọc đoạn văn này, tôi bỗng nhớ khi còn là một chú bé con, sau một đêm đập lúa, cùng các ông chú ra tắm sông khuya, thường ngồi trên bờ cát, ngắm bầu trời lồng lộng và chi chít sao , lòng hoang mang những suy nghĩ không cùng…
Đọc lại truyện ngắn này, “rằng hay thì thật là hay”, nhưng tôi không ngăn được câu hỏi: liệu các bạn đọc thời nay có còn thích nó, như nhà văn lớn Nguyễn Tuân, như thế hệ tôi từng thích hay không?
Tham khảo 🌸 Liên Hệ Mở Rộng Bài Hai Đứa Trẻ 🌸 xuất sắc nhất!
Lí Luận Văn Học Về Bài Hai Đứa Trẻ Của Nguyễn Tuân
“Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc…Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và tầng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày. Xúc cảm của Thạch lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê.
Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước cuộc sống của mọi người chung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch lam, vẫn thấy đầy đủ cáo dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học.”
Lí Luận Văn Học Về Tác Phẩm Hai Đứa Trẻ Của Nhà Văn Thai Sắc
“Cả tác phẩm, hai nhân vật chính hầu hết được gọi là hai chị em, chị em Liên, An và Liên, Liên và em… nhưng tên truyện ngắn phải cứ là Hai đứa trẻ. Bởi vì, ở đây tác giả không chủ ý nêu cao chủ đề tình cảm con người (tình cảm chị em) mà là tập trung vào ý tưởng mô tả chân dung thời cuộc (đời sống thấm đẫm màu sắc bi kịch của con người, nhất là lớp trẻ thơ). Lí luận văn học một thời gọi tên tác phẩm chính là chủ đề, đại ý hay gợi ý của toàn tác phẩm là vậy!
Thông số ngữ dụng học khiến không ít người ám ảnh và nhầm lẫn, đọc là Hai chị em. Xét kĩ mới thấy quả là siêu phàm khi nhà văn đặt tên truyện ngắn này là Hai đứa trẻ. “
Nhận Xét Về Tác Phẩm Hai Đứa Trẻ Của Phan Cự Đệ
Câu chuyện của Thạch Lam để lại trong tâm hồn ta những giữ vị đằm thắm của quê hương và là một sự cảm thương man mác những cuộc đời thầm lặng như những chấm sáng lù mù bị nhòe đi trong bóng tối dày đặc của một vùng quê tù túng.
Nhận Xét Về Tác Phẩm Hai Đứa Trẻ Của Lê Tâm Chính
Thì ra cái gánh nặng về cơm áo đâu chỉ đè nặng lên vai người lớn nó còn đen vào tuổi thơ của những đứa trẻ vốn sinh ra không được biết đến tuổi thơ.
Nhận Định Về Hai Đứa Trẻ Của Đỗ Đức Hiếu
Có thể thấy ở ‘’Hai đứa trẻ’’ truyện của xung đột giữa bóng tối và ánh sáng, bóng tối hay nghèo nàn và cô đơn, ánh sáng chỉ là ước mơ thoáng qua.
Đọc thêm 🌸 Nhận Định Về Thạch Lam 🌸 đầy đủ nhất!