Nhận Định Về Y Phương ❤️ 22+ Nhận Xét, Lời Bình Hay Nhất ✅ Những Nhận Định Về Nhà Thơ Y Phương Mà Bạn Nên Biết.
Vài Nét Về Y Phương
Tìm hiểu vài nét về nhà thơ Y Phương với bài chia sẻ của SCR.VN sau đây!
- Y Phương tên đầy đủ là Hứa Vĩnh Sước ( 24 tháng 12 năm 1948 – ngày 9 tháng 2 năm 2022), tại làng Hiếu Lễ, xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; vì vậy, ông còn được gọi là Người trai làng Hiếu Lễ.
- Sinh trưởng trong một gia đình dân tộc Tày, ông cụ thân sinh là Hứa Văn Cường – một thầy tào chữa bệnh cho nhiều người. Mẹ ông là Nông Thọ Lộc – một phụ nữ đảm đang.
- Thuở nhỏ, Y Phương có mơ ước học được những phép thuật, những bài thuốc cứu người của cha,… để sau này nối nghiệp làm thầy mo, chữa bệnh. Thế nhưng ông cụ thân sinh biết Sước không hợp với nghề này nên không mặn mà truyền nghề.
- Y Phương biết những bài cúng, bài than, học chữ từ cha. Lên 9 tuổi, Y Phương mới bắt đầu học trường cấp một thị trấn Trùng Khánh và tập nói tiếng Kinh.
- Niềm đam mê văn chương đã có trong ông từ rất sớm, bạn bè thời ấu thơ của ông là sách. Mỗi sáng được mẹ cho 5 xu để ăn quà, ông đã dành dụm số tiền ít ỏi này mua sách đọc.
- Cải cách ruộng đất diễn ra, mặc dù sau đó đã được sửa sai nhưng để lại không ít chuyện đau buồn cho người dân. Y Phương cũng là một nạn nhân của cuộc cách mạng ấy, gia đình bị quy kết thành phần, tất cả những người có chữ, nhất là chữ Pháp, đều bị gọi đi làm cỏ vê (làm khổ sai, cải tạo).
- Dù học chưa hết cấp III, Y Phương đã ý thức “lí lịch” không đẹp đẽ của gia đình, ông quyết tâm làm lại cuộc đời bằng việc xung phong đi bộ đội. Là con một, Hứa Vĩnh Sước đã trải qua cuộc đời người lính đặc công, và đến với thơ ca thật tình cờ.
Y Phương Được Mệnh Danh Là Gì
Những “danh xưng” mà các nhà phê bình đặt cho Y Phương mà bạn nên biết!
- Nhà thơ Trần Mạnh Hảo từng phong cho thi sĩ dân tộc Tày là: “Nhà yêu học”– Một người sinh ra để yêu, để làm thơ, để ca ngợi vẻ đẹp của đàn bà…Chẳng hổ danh “nhà yêu học” khi Y Phương quan niệm về thơ: “Thơ cũng giống như tình yêu. Không có sự run rẩy thì không có thơ”.
- Ngoài ra, nhà thơ Y Phương được đánh giá là một trong những nhà thơ dân tộc thiểu số tiêu biểu trên thi đàn văn học Việt Nam hiện đại, vì vậy ông được mọi người tôn vinh là “người kê cao quê hương” bằng thơ.
- Việc ông sinh ra tại làng Hiếu Lễ, xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng nên ông còn được gọi là “Người trai làng Hiếu Lễ“.
Những bài văn 🌸 Phân Tích Bài Thơ Con Là Của Y Phương 🌸 hay nhất!
Phong Cách Sáng Tác Của Y Phương
Đọc thêm về phong cách sáng tác của Y Phương để hiểu hơn về hồn thơ của ông!
1. Quan điểm sáng tác:
- Có thể khẳng định núi non Cao Bằng góp phần tạo nên chất nghệ sĩ dồi dào trong con người Y Phương. Nhập ngũ từ năm 1968, Y Phương là một chiến sĩ đặc công. Con đường đến với thơ ca của ông thật ngẫu nhiên. Từng thể nghiệm qua nhiều nghề, nhưng cuối cùng: Tất cả sự thể nghiệm ấy chỉ cho ông câu trả lời giễu cợt: ”Nếu không trở thành nhà thơ thì ông sẽ chẳng thành gì hết!”, và từ đó, Y Phương ở hẳn lại với thơ.
- Y Phương là một nhà thơ có phong cách riêng bởi khi sáng tác ông luôn đi tìm cái mới, cái độc đáo. Với Y Phương điều quan trọng nhất là phải biết sống và giữ gìn khuôn phép, kể cả trong thơ và đời sống thực. Ông từng tâm niệm: “Cuộc đời tôi sống và viết như tờ giấy này, có thể nhàu nát và rách nhưng không mất lề”.
- Y Phương trong cuộc sống đời thường và Y Phương trong thơ là một, người đọc dễ tìm thấy ở ông một tiếng nói chung, đồng cảm. Với một cách nói thật khiêm tốn, nhà thơ thổ lộ: “Những gì mình làm được đấy là của ông bà cả thôi“.
- Văn chương với Y Phương là một trò chơi ngôn ngữ phục vụ cho chính bản thân nhà thơ và cho người đọc. Ông cho rằng: “Cho đến bây giờ tôi vẫn cho văn chương là một thứ chơi. Chơi cho mình thích và cho người ta thích“.
- Tác phẩm của Y Phương gắn với chiều sâu thế giới nội tâm của ông. Những vần thơ của Y Phương được khơi nguồn từ sự sống, từ cuộc đời cụ thể, những trải nghiệm của ông.
- Khi cuộc sống đã trải qua biết bao thăng trầm thì tác phẩm của Y Phương thể hiện triết lí với nhiều trăn trở và suy ngẫm. Quan niệm văn chương của ông hiện rõ điều này: “Văn chương là một việc làm trả ơn những người sinh thành và nuôi dưỡng mình”.
- Trong suốt quá trình sáng tạo nghệ thuật, Y Phương luôn quan sát, chiêm nghiệm cuộc sống từ nhiều phương diện khác nhau. Cuộc sống đa dạng, phong phú nhiều chiều ấy đã tác động đến tâm trạng Y Phương vì thế quan niệm về văn chương, về thơ của ông cũng phong phú, sống động và nhiều ý nghĩa. Và kết tụ trong quan niệm về ngôn từ của nhà thơ “theo dòng chữ được hình thành trên cơ sở tự ý thức rất cao, có hạt nhân khoa học chứ không phải chỉ là những ý nghĩ cảm tính“.
2. Tác phẩm tiêu biểu:
- Những bài thơ đầu tiên được in báo năm 1973 là “Bếp nhà trời”, “Dáng một con sông” khiến Y Phương có cảm giác hạnh phúc và sung sướng. Y Phương nhập ngũ năm 1968, phục vụ quân đội đến năm 1981 thì chuyển về công tác tại Sở Văn Hoá – Thông tin Cao Bằng.
- Người của núi” (1982) tập kịch
- Tháng Giêng – tháng Giêng một vòng dao quắm (2009) tản văn
- Kungfu người Co Xàu (2010) tản văn
- Nói với con (1980) tập thơ
- Người núi Hoa (1982) tập thơ
- Tiếng hát tháng giêng (1986) tập thơ
- Lửa hồng một góc (1987) tập thơ
- Lời chúc (1991) tập thơ
- Đàn then (1996) tập thơ
- Thơ Y Phương (2002) tập thơ
- Thất tàng lồm (Ngược gió, 2006) tập thơ song ngữ
- Hoa quả chuông (Bjooc ăn lình) tập thơ song ngữ
- Chín tháng (trường ca)
- Đò trăng (trường ca)
- Vũ khúc Tày (2015), tập thơ song ngữ
Văn mẫu 🌸 Phân Tích Nói Với Con Của Y Phương 🌸 hay nhất mà bạn nên biết!
Những Nhận Định Về Y Phương Hay Nhất
Dưới đây là các nhận định về nhà thơ Y Phương hay và đa dạng nhất, mời bạn đọc tham khảo!
Các Nhà Phê Bình Nói Về Y Phương
“Chất thơ sung mãn, lối viết khoáng đạt giàu hình ảnh, giàu sắc thái dung hòa con người với tự nhiên đã tạo cho thơ Y Phương có sức sống rất bền. Đó chính là giá trị nhân văn làm nên vẻ đẹp của phong cách thơ Y Phương.”
“Y Phương là người có quan niệm sống, quan niệm nghệ thuật một cách rõ ràng, một nhà thơ có tư tưởng, có quan niệm nghệ thuật là biểu hiện của một nhà thơ lớn.”
“Y Phương trước sau nhất quán một xác tín nghề nghiệp”. Như nhiều người cầm bút khác, Y Phương đã trăn trở trên từng trang viết, “luôn đòi hỏi cao với bản thân” trau chuốt lại những vần thơ đã ra đời, đó cũng là điều hay gặp ở nhiều người sáng tác có ý thức.”
“Thơ Y Phương bình dị, chân chất, hồn nhiên, giấu cất mà không he hé lộ thiên, lặng lẽ mà bùng nổ, nhẩn nha như chính cuộc đời ông, con người ông.”
“Thơ Y Phương “cũng như rượu ngon, thơ ông càng để lâu càng ngấm thời gian, có điều kiện để ông thanh lọc những tạp chất, trở nên tinh khiết – cái tĩnh lặng luôn luôn là môi trường của ý tưởng sâu sắc”
“Y Phương của đời thường và Y Phương trong thơ là một. Bạn đọc tìm thấy ở thơ anh một tiếng nói chung, ấy là sự đồng lòng, đồng cảm”.
“Y Phương là một người vùng cao nhưng đã khắc phục được cái “thô ráp, ngây ngô vốn là nhược tật của lối cảm đó”
Lời Bình Về Y Phương Của Nguyễn Quang Thiều
Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà thơ Y Phương là người dân tộc Tày, ông sống ở Cao Bằng rồi theo con về Hà Nội. Và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều luôn cảm thấy những ngọn gió và câu hát tháng Giêng từ núi cao cố hương theo ông về chốn đô thành, ban ngày bị chìm khuất trong ồn ĩ của người và xe nơi thành phố, nhưng đêm đêm lại trỗi dậy thổi qua ngôi nhà ông, làm ông nhiều lúc khóc như một cậu bé Tày ba tuổi và đưa ông về nơi chôn nhau cắn rốn.
Trong giờ phút thiêng liêng tiễn đưa người bạn thơ về nơi an nghỉ cuối cùng, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định:
“Không một thứ gì có thể thay đổi con người ông, không gì có thể làm mờ đi những vẻ đẹp Tày trong những câu thơ và cả trong cuộc sống hàng ngày của ông. Và những vẻ đẹp ấy mỗi ngày lại lớn lên và bất diệt trong tâm hồn ông và trong tác phẩm ông. Văn hóa của dân tộc ông chính là hơi thở ông, là máu chảy trong huyết quản ông, là tôn giáo của ông và là đạo sống của ông. Bởi thế mà thơ ca của ông là giọng nói của thời đại ông sống nhưng ngập tràn tinh thần văn hóa Tày huyền ảo và thẳm sâu…
Nhưng giờ ông đã hoàn toàn được trở về nơi chốn ấy để gặp tổ tiên, ông bà, cha mẹ và chìm đắm trong những câu hát tháng Giêng thánh thiện của xứ sở mình…
Không phải ông rời khỏi chúng ta mà ông đang hòa vào chúng ta, hòa vào đời sống, hòa vào những làm mưa ấm và chồi lộc cùng hoa thơm của những ngày tháng Giêng mà ông đã từng ngợi ca bằng những câu thơ đẹp và trang trọng của mình…”
(nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam bày tỏ niềm tiếc thương)
Nhận Xét Về Y Phương Của Vũ Bình Lục
“Tôi đọc thơ Y Phương (Hứa Vĩnh Sước), một nhà thơ “cùng một lứa bên trời lận đận” như tôi, cũng khá đều đều trên mặt báo. Nhưng mãi gần đây, nhân trường Đại học Văn hoá tổ chức Ngày thơ Việt Nam, đầu năm Tân Mão, mới tình cờ gặp anh, tác giả bài thơ “Nói với con” thủa nào. Thế là người thơ, tác giả “Nói với con” đã ở ngay bên cạnh tôi đây, hồn nhiên, chân mộc, như chính bản chất người vùng cao Việt Bắc vậy!
Y Phương, nhà thơ dân tộc ít người miền núi phía Bắc là một giọng điệu riêng, khá nhiều ấn tượng.
Gần đây, thấy Y Phương đã viết trường ca và cũng đã công bố một vài trích đoạn ở một vài tờ báo văn chương có tiếng. Tôi vẫn yêu quý, trân trọng những nhà thơ đương đại đã và đang viết trường ca, mong họ làm nên những trường ca để đời, làm phong phú nền thơ dân tộc…..”
Gợi ý đề tài 🌸 Liên Hệ Nói Với Con 🌸 dành cho học sinh giỏi!
Nhận Xét Về Nhà Thơ Y Phương Của Nguyễn Huy Bỉnh
“Thơ ca là nơi Y Phương định vị, neo đậu, “đặt cược” cuộc đời mình. Chính thơ đã giúp nhà thơ Tày khẳng định tên tuổi để trở thành nhà thơ có phong cách riêng. Cho đến bây giờ, Y Phương vẫn không thôi niềm đam mê THƠ như đặt cược cả cuộc đời mình vào đó. Bởi thế, nhà thơ Tày đã nỗ lực cách tân thơ, nỗ lực sáng tạo, nỗ lực đi tìm cái đẹp, nỗ lực tìm ra tầng vỉa mới độc đáo… là để góp phần làm rạng danh văn học Tày”
Nhận Định Về Y Phương Của lê Thị Bích Hồng
Nhận xét về các tác phẩm của Y Phương, Tiến sĩ, nhà văn Lê Thị Bích Hồng đánh giá: “So với các nhà văn khác, Y Phương là người sử dụng tiếng Tày nhiều và nhuần nhuyễn nhất trong tác phẩm. Anh biết Tày hóa tiếng Việt trên cơ sở thông thạo cả hai thứ tiếng Tày và Việt. Nên tuy viết bằng tiếng Việt, nhưng sắc thái Tày vẫn thể hiện rõ. Y Phương có biệt tài dùng những từ ngữ sóng đôi vừa Việt, vừa Tày làm cho ý nghĩa của tiếng Việt khái quát, mở rộng hơn, vượt qua ý nghĩa ban đầu bởi đã pha thêm nghĩa của tiếng Tày, tâm hồn Tày, văn hóa Tày”.
Nhận Định Về Y Phương Của Đỗ Thị Thu Huyền
“Y Phương cứ sừng sững như đá núi quê hương, dường như chưa mệt mỏi với những tìm tòi, neo đậu vào nguồn cội để thể hiện bản lĩnh của một gương mặt tiêu biểu trong đội ngũ những tác giả văn học dân tộc thiểu số”
(trích Cuốn sách “Y Phương – sáng tạo văn chương từ nguồn cội”, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 9/2017)
Nhận Định Về Tác Giả Y Phương Của Trần Mạnh Hảo
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo trong một lần trò chuyện với thi sĩ, Y Phương đã “bật mí”: “Tôi viết bằng tư duy của dân tộc mình thôi. Nói như người Kinh, tôi thua. Chẳng dại gì so món phở xào với người Kinh, phải là phở chua, bánh cuốn canh, thịt gà xào gừng, vịt quay, lợn quay… Khai thác những cái đó, cái người ta không có thì mình khoe”.
Kiểu của Y Phương đúng là “biết người biết ta” nên thơ của ông tuy có không ít bài dở nhưng cũng không thiếu những câu thơ, những bài thơ có thể ngẩng cao đầu trong thi ca Việt Nam đương đại.
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo từng ca ngợi hai câu lục bát trong bài “Hương thơm trái thị” của Y Phương chẳng kém bất cứ câu thơ hay nào của bất cứ nhà thơ người Kinh nào: “Trái vàng trông thấy mấy khi/Trái thơm, thơm cả những gì chưa thơm”.
Nhận Định Của Y Phương Về Văn Chương
Sinh thời, nhà thơ Y Phương tâm niệm: “Cuộc đời tôi sống và viết như tờ giấy, có thể nhàu nát và rách nhưng không mất lề. Văn chương là một việc làm trả ơn những người sinh thành và nuôi dưỡng mình”.
“Riêng tôi, tôi tự phải có trách nhiệm với việc bảo tồn văn hóa và chữ viết của dân tộc mình nên dẫu nhuận bút có thấp, thậm chí không có thù lao, tôi vẫn tiếp tục sáng tác bằng cả hai thứ tiếng”.
“Người ta phải yêu tiếng mẹ đẻ cái đã. Yêu hết mình mới có thơ ca. Yêu từ tim gan bên trong xương thịt mình. Khi con tim không rung, đôi tay không buồn, cầm cây bút sao nổi. Cầm bút không nổi lấy đâu ra thơ ca”.
Xem thêm đề tài 🌸 Lí Luận Văn Học Về Hai Đứa Trẻ 🌸 thú vị!