44+ Khẩu Hiệu Phòng Chống Thiên Tai (Slogan Hay Nhất)

Để lan toả những thông điệp ý nghĩa cho cộng động, SCR.VN chia sẻ 44+ khẩu hiệu phòng chống thiên tai, slogan hay và ấn tượng nhất.

Phòng Chống Thiên Tai Là Gì?

Phòng chống thiên tai là tập hợp các biện pháp được thực hiện để giảm thiểu thiệt hại và nguy cơ từ các hiện tượng thiên nhiên. Thiên tai bao gồm những hiện tượng tự nhiên bất thường như bão, lũ lụt, động đất, sạt lở đất, hạn hán, và nhiều sự kiện khác có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến người dân, tài sản, môi trường và hoạt động kinh tế – xã hội.

Các biện pháp phòng chống thiên tai bao gồm cả công việc dự báo và cảnh báo trước các sự kiện thiên tai, cũng như chuẩn bị và phản ứng nhanh chóng sau khi sự kiện xảy ra để giảm thiểu tổn thất về người và tài sản. Phòng chống thiên tai cũng liên quan đến việc xây dựng hạ tầng cộng đồng và đào tạo nhân viên về kỹ năng phản ứng trong tình huống khẩn cấp.

Chia sẻ chi tiết 🎀 Bảo Vệ Môi Trường Là Gì 🎀 Cần Làm Gì? 7+ Ví Dụ Về Bảo Vệ Môi Trường Hay Nhất

Cách Đặt Slogan Phòng Chống Thiên Tai Hay

Để tạo ra những khẩu hiệu phòng chống thiên tai hay và ý nghĩa, bạn có thể tham khảo những cách sau đây:

  1. Kết hợp với hình ảnh mạnh mẽ: Slogan nên kêu gọi một hành động cụ thể đi kèm với hình ảnh gợi cảm xúc mạnh mẽ để tạo ấn tượng và dễ nhớ.
  2. Sử dụng ngôn từ tích cực và khích lệ: Chọn lựa ngôn từ mang tính khích lệ và tích cực, thay vì sợ hãi hoặc bi quan, để tạo động lực hành động.
  3. Tạo sự cấp bách: Khẩu hiệu cần phải truyền đạt được sự cấp bách của việc phòng chống thiên tai, thúc giục mọi người hành động ngay lập tức.
  4. Dễ nhớ và dễ hiểu: Slogan cần phải đơn giản, dễ nhớ và dễ hiểu để mọi người có thể nắm bắt và nhớ lâu thông điệp.
  5. Phản ánh sự thật khoa học: Đảm bảo rằng thông điệp trong slogan dựa trên sự thật khoa học và thông tin đáng tin cậy về thiên tai và cách phòng chống.

Có thể bạn sẽ thích 🎁 Slogan Bảo Vệ Môi Trường Tiếng Anh 🎁 81+ Khẩu Hiệu Hay

Những Khẩu Hiệu Phòng Chống Thiên Tai Hay Nhất

SCR.VN chia sẻ dưới đây những khẩu hiệu phòng chống thiên tai hay nhất giúp khuyến khích mọi người tham gia vào các hoạt động phòng chống thiên tai một cách tích cực và hiệu quả.

  • Chuẩn bị là cần thiết, phòng tránh là tốt nhất.
  • Chuẩn bị sẵn sàng, an toàn mỗi ngày.
  • Phòng ngừa là chìa khóa, sẵn sàng cho mọi tình huống.
  • Hành động nhỏ để bảo vệ cuộc sống khỏi bão lớn.
  • Phòng chống thiên tai, việc không của riêng ai
  • Phòng chống lụt, bão là trách nhiệm của toàn xã hội.
  • An toàn cho bạn, an toàn cho tôi, an toàn cho tất cả.
  • Kiến thức cứu người, hành động cứu mình.
  • Nắm vững cách phòng chống, an tâm khi thiên tai đến.
  • Chung sức đồng lòng vì một xã hội an toàn trước thiên tai.
  • Chủ động phòng tránh, an toàn khi có thiên tai.
  • Phòng chống thiên tai, bảo vệ cuộc sống bền vững.
  • Sẵn sàng ứng phó, giảm thiệt hại tối đa.
  • Chủ động kiểm tra, an tâm khi mưa bão.
  • Học cách sống chung với thiên nhiên, giảm thiểu rủi ro.
  • Phòng tránh kịp thời, giảm thiểu hậu quả.
  • Cập nhật thông tin, hành động thông minh.

Khám phá tuyển tập 🔥 Thông Điệp Về Biến Đổi Khí Hậu 🔥 45+ Slogan, Khẩu Hiệu Hay

Khẩu Hiệu Tuyên Truyền Phòng Chống Thiên Tai Ý Nghĩa

Những khẩu hiệu tuyên truyền phòng chống thiên tai ý nghĩa dưới đây sẽ giúp nâng cao nhận thức về phòng chống thiên tai cho cộng đồng.

  • Thiên tai không chừa ai, hãy cùng nhau phòng tránh.
  • Sức mạnh cộng đồng, chống chọi thiên tai.
  • Phòng chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai là trách nhiệm của toàn xã hội.
  • Hãy là người hùng, bảo vệ cộng đồng khỏi thiên tai.
  • Mỗi biện pháp nhỏ, một bước tiến lớn.
  • Thiên tai không lường trước, nhưng phòng chống được.
  • Phòng chống thiên tai, trách nhiệm của mỗi người.
  • Từ ứng phó đến hành động sớm.
  • Hãy nhớ, sự chuẩn bị là quan trọng nhất.
  • Phòng chống thiên tai từ bây giờ.
  • Kiến thức là lực lượng, sẵn sàng đối mặt thiên tai
  • Chủ động ứng phó, không lo thiên tai.
  • Tích cực, chủ động phòng chống, ứng phó thiên tai.
  • Hành động ngay từ hôm nay, để ngày mai không hối tiếc.
  • Phòng chống thiên tai, không chỉ là lời nói.
  • Chung tay, chung sức, giảm thiểu rủi ro thiên tai.
  • Chung tay chung sức, giảm nhẹ thiên tai.

Gợi ý cho bạn đọc 💕 Thông Điệp Bảo Vệ Môi Trường Hay 💕 Slogan, Khẩu Hiệu Ý Nghĩa

Slogan Phòng Chống Thiên Tai Truyền Cảm Hứng

Dưới đây là một số slogan về phòng chống thiên tai mà bạn có thể sử dụng để truyền cảm hứng và lan toả đến cộng đồng:

  • Phòng tránh kịp thời, giảm thiểu hậu quả nghiêm trọng.
  • Sống xanh, sống sạch, giảm thiểu thiên tai.
  • Không ra khơi khi trời có bão.
  • Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời.
  • Cùng nhau xây dựng cộng đồng an toàn, chống chọi thiên tai.
  • Không chủ quan, không lơ là trong phòng chống thiên tai.
  • Đoàn kết là sức mạnh, phòng chống thiên tai hiệu quả.
  • Cùng nhau xây dựng cộng đồng an toàn.
  • Cảnh giác thiên tai, an toàn cho mọi nhà.
  • Tích cực chuẩn bị, tự tin đối mặt.
  • Tích cực phòng chống lụt, bão với phương châm 4 tại chỗ.
  • Tích cực, chủ động phòng chống lụt, bão.
  • Hành động sớm, ứng phó kịp thời trong phòng chống thiên tai.
  • Cộng đồng giúp nhau trong phòng chống thiên tai.
  • Tích cực tham gia diễn tập phòng chống lụt, bão – tìm kiếm cứu nạn.
  • Cảnh báo kịp thời, hành động nhanh chóng.
  • Phòng ngừa hôm nay, an toàn mỗi ngày.

Chia sẻ kho nick hot 🎉 Acc VIP Miễn Phí 🎉 Nhận Nick Free MỚI NHẤT

Bài Văn Phòng Chống Thiên Tai Đặc Sắc

SCR.VN chia sẻ dưới đây bài văn phòng chống thiên tai đặc sắc để bạn đọc tham khảo:

Biến đổi khí hậu mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng là thách thức lớn nhất đối với cả nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ làm cho các thiên tai trở nên khốc liệt hơn và có thể trở thành thảm hoạ, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế – xã hội, có thể xoá đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đã và đang gia tăng ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có trong thời gian qua, đang là nỗi lo ngại của nhiều quốc gia trên thế giới.

Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu nên những cơn bão có sức tàn phá lớn xuất hiện ngày càng nhiều, gây phá huỷ nhà cửa, công trình, hoa màu, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người.

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại gần 1 trong 5 “ổ” bão lớn của thế giới, nên diễn biến thời tiết, thủy văn rất phức tạp. Mùa bão trùng với mùa mưa, cộng thêm địa hình núi cao sườn dốc, đồng bằng hẹp, trũng là mối đe dọa thường trực đối với sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, lụt, bão diễn biến hết sức phức tạp, bất thường với quy mô và hậu quả ngày càng nặng nề hơn, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, phá hủy, làm thiệt hại nhiều tài sản; đẩy cuộc sống của nhân dân vùng bão, lũ, thiên tai vào hoàn cảnh hết sức khó khăn.

Trong hơn 30 năm qua tại Việt Nam, bình quân mỗi năm, thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng 500 người, bị thương hàng nghìn người, thiệt hại về kinh tế từ 1,0 – 1,5% GDP.

Theo Chỉ số Rủi ro Thiên tai Toàn cầu 2018, Việt Nam là một trong 10 nước phải chịu tác động nhiều nhất của các sự kiện thời tiết cực đoan gây tổn thất. Kể từ những năm 1970, mỗi năm Việt Nam có tới trên 500 người tử vong do thiên tai và thiệt hại chiếm trên 1,5% GDP. Báo cáo về đóng góp quốc gia tự nguyện để ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam nhấn mạnh rằng thiệt hại do thiên tai vào năm 2030 có thể lên tới 3-5% GDP.

Việc đảm bảo khả năng chống chịu của vùng ven biển trước thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra thực sự là nhiệm vụ của từng hộ gia đình, doanh nghiệp và chính quyền các cấp. Nhiều vùng duyên hải của Việt Nam hiện là vựa lúa của cả nước. Nếu không thiết kế tốt được khung chống chịu với thiên tai thì những trận thiên tai lớn sẽ còn làm tăng thêm thiệt hại về kinh tế cho Việt Nam.

Hiện tượng El-Nino kéo dài gây ra hạn hán và xâm nhập mặn vào năm 2015-2016, trận bão Damrey năm 2017 và lũ lụt năm 2018 đã cho thấy tác động nghiêm trọng của cả thiên tai diễn biến chậm và bất ngờ ở Việt Nam, trong đó hầu hết các nhóm dễ tổn thương như người nghèo, trẻ em, phụ nữ và người dân tộc thiểu số phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ về ứng phó và cứu trợ nhân đạo song vẫn còn nhiều việc phải làm để hiểu rõ được thiệt hại kinh tế do thiên tai quy mô lớn gây ra.

Để chủ động phòng, chống, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, bão lụt gây ra, các cơ quan đơn vị doanh nghiệp cần nêu cao tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm, nghiêm túc xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai, lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn; tổ chức phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các lực lượng.

Cần ứng phó kịp thời, có hiệu quả với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, luôn sẵn sàng, đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tài sản và cuộc sống của nhân dân.

Thực hiện tốt phương châm “Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả, lấy phòng ngừa là chính”. Tăng cường nắm, theo dõi sát tình hình để đề xuất các chủ trương chỉ đạo kịp thời.

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông khi có thiên tai, bão lụt, sự cố xảy ra, đề phòng tội phạm lợi dụng để trộm cắp tài sản nhà nước và nhân dân; cử cán bộ xuống tận địa bàn, nơi xảy ra sự cố để cùng nhân dân xử lý, ứng phó, khắc phục hậu quả. Rà soát tất cả các loại phương tiện phòng chống thiên tai, lụt bão và cứu hộ, cứu nạn hiện có, đề xuất bổ sung kịp thời.

Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền. Củng cố hệ thống tuyên truyền, sẵn sàng cơ động xuống tận nơi xảy ra thiên tai để ghi hình đưa tin, tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân nâng cao ý thức phòng tránh.

Tổ chức thực tập các tình huống và cách thức sử dụng các loại phương tiện; chuẩn bị lực lượng sẵn sàng ứng phó với các tình huống. Thực hiện phương châm “Bốn tại chổ” ở xã, các trường học, cơ quan, tổ chức,doanh nghiệp trên địa bàn.

Đón đọc văn mẫu 💝 Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường 💝 20+ Mẫu Siêu Hay

Tài Liệu Phòng Chống Thiên Tai Chọn Lọc

Bạn đọc tiếp tục tham khảo tài liệu về phòng chống thiên tai chọn lọc dưới đây:

Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đã và đang gia tăng ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có trong thời gian qua, đang là nỗi lo ngại của nhiều quốc gia trên thế giới.

Thiên tai bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, nước dâng, xâm nhập mặn, hạn hán, động đất, sóng thần, mưa đá…. Ngoài ra, thiên tai có thể hiểu như là những điều đáng sợ ập đến với con người như: dịch bệnh, chiến tranh, cháy rừng….

Khi thiên tai xảy ra thì tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn thương tích đối với trẻ em như: đuối nước, cây ngã, bỏng, điện giật, cháy nổ….

Tùy theo vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của mỗi nước mà có những thiên tai khác nhau. Có thể kể một số thiên tai thường gặp ở nước ta như sau:

  • Bão: Là trạng thái khí quyển có nhiều biến động mang tính cực đoan. Một cơn bão hình thành từ vùng áp thấp nhiệt đới, rồi chuyển sang áp thấp nhiệt đới, tới bão nhiệt đới và đỉnh cao là siêu bão. Ở nước ta bão xuất hiện đi kèm với mưa lớn, gió mạnh, giông lốc, trung bình mỗi năm có từ 7 – 8 cơn bão có năm lên tới 11 – 12 cơn bão. Bão thường đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ, hứng chịu bão nhiều nhất là các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Định gây thiệt hại lớn về kinh tế và đời sống người dân.
  • Mưa đá, giông, lốc, sấm sét: Những cơn giông ở nước ta có thể xảy ra quanh năm, đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm nên về mùa hè giông xảy ra thường xuyên hơn, thường vào buổi chiều trên các vùng núi hay sông hồ, vùng ven biển. Trong những tháng nóng ẩm, giông có thể xuất hiện nhiều và bất thường, lại hay kèm theo gió mạnh, sấm sét nên rất nguy hiểm cho tính mạng con người. Dấu hiệu của giông dễ nhận biết bằng mắt thường là khi trời bỗng tối sầm lại, mây đen vần vũ, không khí đột nhiên mát lạnh, gió thổi mạnh rồi bỗng dưng ngừng hẳn. Nếu có tia chớp lóe trên bầu trời thì dễ có hiện tượng sét đánh. Mưa đá thường xuất hiện trong cơn giông, khi bầu trời chuyển mây đen, trời lạnh đi và có các hạt đá rơi xuống. Lốc xoáy quy mô hẹp xảy ra rất nhanh nên khi có luồng gió xoáy tạo thành chuyển động thẳng từ dưới lên nghĩa là lốc xuất hiện và cũng thường xuất hiện trước cơn giông.
  • Lũ lụt: Hiện nay, vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng do diện mưa bão rộng, lũ lụt tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông, đê biển bao bọc. Mật độ xây dựng cao cũng làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn. Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường; vì vậy, khi tiến hành tiêu nước chống ngập lụt cần tính đến làm các công trình thoát lũ và ngăn thủy triều. Ngập lụt gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và đời sống sinh hoạt của người dân ở hai đồng bằng trên. Còn tại Trung Bộ, nhiều vùng trũng ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn ở Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng 9, 10 do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ từ nguồn về.

Vậy khi thấy các hiện tượng thời tiết cực đoan trên bạn phải làm gì?

  • Thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết để phòng tránh. Lưu ý khi có dấu hiệu cơn giông như mây đen, không khí lạnh và gió mạnh thì tìm nơi trú ẩn hoặc ở trong nhà không nên ra ngoài đường.
  • Chuẩn bị thuyền, phao, bè mảng, các vật nổi. Gia cố nhà cửa, làm lối thoát trên mái nhà. Cất giữ đồ đạc để phòng lũ.
  • Bảo vệ nguồn nước, dự trữ nước uống, thực phẩm, thuốc men, các dụng cụ cần thiết ít nhất trong 7 ngày.
  • Chủ động sơ tán khỏi các vùng nguy hiểm như: bãi sông, bãi thấp, sườn đồi có nguy cơ sạt lở, lũ quét.
  • Nên trú ẩn vào những nơi chắc chắn, không trú ẩn ở những nơi như nhà để xe, gốc cây, trên tàu thuyền đang neo đậu.
  • Chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền địa phương.
  • Hạn chế sử dụng điện thoại trong khi có giông, sét. Trừ trường hợp rất cần thiết; tránh các chỗ ẩm ướt như phòng tắm, bể nước, vòi nước vì đó là các vật dễ bị sét đánh lan truyền.
  • Ngắt các thiết bị điện để tránh bị điện giật, hỏa hoạn.
  • Nếu đang đi ngoài trời thấy trời nổi giông gió thì cần tìm ngay nơi tránh trú an toàn. Không chạy cùng hướng với đường đi của cơn giông lốc.
  • Khi có mưa đá cần dùng cặp hoặc các vật dụng cứng che đầu và tìm ngay nơi tránh trú tại những công trình kiên cố có mái che.
  • Tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt,trạm biến áp, cột điện đường dây điện,… bởi vì chúng là những thứ thu hút sét.
  • Nếu các em đang ở trên thuyền hoặc đang bơi, hay ở gần sông suối, ao hồ, kênh mương, bãi biển thì ngay lập tức vào bờ bì nước mưa là chất dẫn điện.
  • Học sinh không đứng thành nhóm người gần nhau tránh sét đánh lan.

Ngoài ra để theo dõi kịp thời nắm bắt các thông tin về cảnh báo, dự báo thiên tai, tin tức phòng, chống thiên tai, công tác chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó với từng loại hình thiên tai chúng ta có thể theo dõi qua một số ứng dụng phổ biến hiện nay như: App PCTT, App VRAIN cài đặt trên điện thoại; theo dõi các nhóm Facebook “Thông tin Phòng chống thiên tai” do Tổng cục Phòng, chống thiên tai lập …

Hi vọng với những kiến thức cơ bản về phòng tránh thiên tai trên đây sẽ giúp các em học sinh và gia đình chủ động phòng tránh những tai nạn trong mùa mưa bão tới đây. Chúc mọi người, mọi nhà luôn an toàn trong mùa mưa bão năm nay!

Nhanh tay để nhận ngay ☀️ Thẻ Cào 50k Miễn Phí ☀️ Card ĐT 50k Viettel Vina Mobi Free

Viết một bình luận