Chia sẻ tuyển tập 20+ bài thuyết trình về bảo vệ môi trường hay ý nghĩa nhất dành cho độc giả của SCR.VN, đừng bỏ lỡ nhé!
Cách Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường
Nếu bạn đọc quan tâm đến cách làm bài thuyết trình về bảo vệ môi trường như thế nào? Hãy tham khảo những gợi ý được SCR.VN biên soạn sau đây:
Giới thiệu chung về môi trường và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Nêu rõ mục tiêu của bài thuyết trình và cấu trúc chính.
Tại sao bảo vệ môi trường quan trọng?
- Trình bày về tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và ô nhiễm đến môi trường.
- Thảo luận về tầm quan trọng của sự đa dạng sinh học và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên.
- Nêu rõ tác động của ô nhiễm đến sức khỏe con người.
Các vấn đề môi trường chính:
- Đặc điểm của biến đổi khí hậu và cách nó ảnh hưởng đến môi trường.
- Ô nhiễm không khí: nguồn gốc và hậu quả.
- Ô nhiễm nước: vấn đề và giải pháp.
- Quản lý chất thải và tái chế.
Giải pháp và hành động bảo vệ môi trường:
- Tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.
- Khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng và phương tiện giao thông sạch.
- Tái chế và giảm thiểu sự lãng phí.
- Bảo vệ rừng, sông, và biển cả.
- Hành động cá nhân và cộng đồng để bảo vệ môi trường.
Tầm quan trọng của sự tham gia cộng đồng:
- Nêu rõ vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.
- Khuyến khích tình nguyện và tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
Chia sẽ thêm bài luận 🍀 Bảo Vệ Môi Trường 🍀 ngoài bài thuyết trình về bảo vệ môi trường
Dàn Ý Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường
Chia sẻ cho bạn đọc mẫu dàn ý làm bài thuyết trình về bảo vệ môi trường chi tiết nhất:
I. Mở bài: Cần phải nêu lên vấn đề môi trường và tầm quan trọng của vấn đề môi trường.
- Môi trường sống trên thế giới hiện nay đang ngày càng ô nhiễm bởi vì nhiều yếu tố khác nhau tác động mà trong đó con người là tác nhân chính.
- Vấn đề môi trường đang được toàn thế giới quan tâm.
II. Thân bài
– Cần phải nêu lên được thực trạng môi trường trong giai đoạn hiện nay:
- Môi trường hiện nay đang bị tàn phá và ô nhiễm nghiêm trọng bởi vì nguyên nhân do chính con người gây nên.
- Mỗi năm đều sẽ có hàng triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh ung thư….
– Chứng minh rằng con người đã và đang tàn phá môi trường là tự làm hại bản thân:
- Có rất nhiều các thành phố lớn có các chất thải dân cư, chất thải y tế và nhiều loại chất thải khác không được xử lý thải trực tiếp ra môi trường làm cho nguồn đất nguồn nước nhiễm bẩn, độc hại gây nên nhiều bệnh tật khác nhau.
- Khí thải xe máy, ô tô và nhiều loại phương tiên khác cũng đang ngày càng lớn do lưu lượng xe cộ tăng đột biến gây nên các vấn đề bệnh hô hấp.
- Khu công nghiệp, xí nghiệp xả thải nước thải trực tiếp vào các con sông gây ra nhiễm bẩn nguồn nước, nguồn đất. Khí thải gây ra ô nhiễm không khí, thủng tầng ozon và nhiều hậu quả khác.
- Bên cạnh đó thì nạn chặt phá rừng bừa bãi, phá hại rừng đầu nguồn gây lũ lụt, sạt lở đất, xói mòn,..ảnh hưởng trực tiếp đến thiên nhiên và con người.
- Con người tiến hành việc khai thác triệt để nguồn tài nguyên từ sông, hồ, biển, đánh bắt tràn lan gây cạn kiệt nguồn sinh thái.
- Chúng ta cũng cần nêu lên nhiều dẫn chứng khác và đi kèm là những tác hại trực tiếp mà con người tạo ra cho thiên nhiên để nhằm mục đích có thể làm rõ nhận định bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống chúng ta.
– Hành động của con người để bảo vệ môi trường:
- Chúng ta cần kêu gọi con người hành động thiết thực để nhằm mục đích có thể bảo vệ môi trường sống bắt đầu từ việc nhỏ nhất đó là vứt rác đúng nơi quy định.
- Cũng cần tuyên truyền, vận động ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
- Mỗi người cần thường xuyên tham gia các buổi dọn vệ sinh khu phố, vệ sinh bãi biển..để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
III. Kết bài
- Khẳng định rằng bảo vệ môi trường, thiên nhiên chính là trực tiếp bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
- Mỗi người đều cần có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường ngay từ hôm nay.
Đón đọc thêm 🍂 Bài Thuyết Trình Về Môi Trường Biển 🍂 bảo vệ môi trường ngắn
20+ Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường Hay Nhất
Với top 20+ bài thuyết trình về bảo vệ môi trường hay nhất sau đây sẽ giúp các em có thêm nhiều tài liệu ôn tập tốt nhất.
Thuyết Trình Bảo Vệ Môi Trường Ấn Tượng
Môi trường tự nhiên chứa một tài nguyên vô giá và mối quan hệ giữa con người và tự nhiên đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta có thể thấy ví dụ rõ nét về mối quan hệ này qua việc xây dựng các thành phố xanh, nơi con người cùng tự nhiên tương tác hài hòa.
Một ví dụ điển hình về sự tương tác này là thành phố Singapore, nơi người dân và chính quyền đã đặt ra mục tiêu xây dựng một thành phố xanh, trong đó môi trường tự nhiên không chỉ được bảo vệ mà còn được tích hợp vào cuộc sống hàng ngày. Các công viên và khu vườn giữa các toà nhà cao tầng không chỉ là nơi giúp làm mát và cải thiện chất lượng không khí mà còn là nơi mà người dân có thể tận hưởng thiên nhiên. Điều này không chỉ giúp giảm áp lực lên môi trường tự nhiên mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân thành phố.
Tương tự, Amsterdam ở Hà Lan cũng là một ví dụ khác về thành phố xanh. Mạng lưới sông và kênh nước đan xen trong thành phố không chỉ là điểm đặc biệt mà còn giúp kiểm soát lũ lụt và làm mát không gian. Các khu vườn trên mái nhà và công viên thành phố đem lại sự xanh mát và thư giãn cho người dân.
Thành phố xanh không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường tự nhiên mà còn làm tốt cho tâm hồn và sức khỏe của con người. Việc tạo ra những không gian xanh, giảm ô nhiễm không khí và nước, và tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo đang giúp cho cuộc sống thành phố trở nên cân bằng hơn và thú vị hơn.
Bằng cách xem xét những ví dụ như Singapore và Amsterdam, chúng ta thấy được rằng mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên không phải lúc nào cũng phải xung đột. Chúng ta có thể sống hài hòa với tự nhiên bằng cách tôn trọng và bảo vệ nó, đồng thời tận dụng các cơ hội để tạo ra môi trường sống tốt hơn cho tất cả mọi người.
Thuyết Trình Về Môi Trường Xanh Sạch Đẹp Ngắn Gọn
Những năm gần đây, khái niệm “ngôi nhà xanh” đang trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi. Điều này thể hiện sự chú trọng của con người đối với việc bảo vệ môi trường đất thông qua các quyết định liên quan đến xây dựng và quản lý ngôi nhà của mình.
Portland, một thành phố tại bang Oregon của Hoa Kỳ, đã thúc đẩy mô hình xây dựng nhà xanh để bảo vệ môi trường đất và tài nguyên thiên nhiên. Các gia đình và doanh nghiệp tại Portland đã xây dựng những ngôi nhà thân thiện với môi trường, với việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, hệ thống cách nhiệt tốt, và việc tái chế các nguồn tài nguyên.
Một phần quan trọng của cộng đồng nhà xanh tại Portland là việc sử dụng kỹ thuật xây dựng thân thiện với môi trường. Điều này bao gồm việc sử dụng vật liệu xây dựng có nguồn gốc tái chế, tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng và nước, và xây dựng không gian xanh trong khu vực xung quanh nhà. Những ngôi nhà xanh này không chỉ giảm ô nhiễm đất mà còn cải thiện chất lượng không khí và làm mát không gian xung quanh.
Mô hình này ở Portland là một ví dụ rõ ràng về cách người dân và cộng đồng có thể hợp tác để bảo vệ môi trường đất. Bằng việc chọn lựa xây dựng và sống theo cách thân thiện với môi trường, chúng ta có thể giảm áp lực lên đất, đảm bảo rằng đất nông nghiệp và tự nhiên vẫn được bảo tồn.
Bảo vệ môi trường đất không chỉ dựa vào các cơ quan quản lý mà còn phụ thuộc vào ý thức và hành động của từng cá nhân. Mô hình xây dựng nhà xanh tại Portland là một ví dụ rất thú vị về cách người dân có thể tham gia vào việc bảo vệ môi trường đất thông qua việc xây dựng và quản lý ngôi nhà của họ.
Share đến bạn bài 🍂 Thuyết Trình Về Môi Trường 🍂 bảo vệ môi trường ý nghĩa
Thuyết Trình Tranh Bảo Vệ Môi Trường Đơn Giản
Giữa cuộc sống hối hả chảy trôi với những bộn bề cơm áo, đã có ai dừng lại và lắng nghe tiếng kêu cứu của đại dương, nhìn thấy dòng máu chảy ra từ các thân cây bị đốn hạ, cảm nhận hơi thở yếu ớt của đất mẹ. Thiên nhiên đang gióng lên bức thông điệp “Hãy bảo vệ môi trường!”.
Bầu không khí chúng ta đang hít thở, nguồn nước chúng ta đang sử dụng hàng ngày, thiên nhiên của núi rừng, sông suối, nhà cửa, đó chính là môi trường. Môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta và có ảnh hưởng quan trọng đến sự tồn vong của loài người. “Bảo vệ môi trường” chính là hành động của mỗi người nhằm giúp Trái Đất của chúng ta trong sạch và lành mạnh hơn, giúp con người tránh khỏi nguy cơ đe dọa từ thiên nhiên.
Có một nhà văn đã từng phát biểu với đại ý rằng phải mất 180 triệu năm bông hồng mới nở, 380 triệu năm con bướm mới biết bay, nghĩa là môi trường mà chúng ta đang được sống đã phải trải qua một quá trình hình thành lâu dài và khắc nghiệt. Vậy mà, trong những năm gần đây, con người đang làm gì với môi trường?
Hàng loạt những vụ chặt rừng, đốt rừng trái phép, những vụ xả thải không đúng quy trình như công ty Formosa, lượng rác thải sinh hoạt trên thế giới lên đến 3,5 triệu tấn mỗi ngày đã gây ra các vấn đề về ô nhiễm đất, nước, đặc biệt là biến đổi khí hậu. Lượng túi nilon khổng lồ không thể phân hủy đã làm gây ra hiệu ứng nhà kính, xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như động đất, sóng thần, hạn hán.
Gần đây nhất, Nhật Bản- một nước ôn đới đã trải qua một đợt nắng nóng kỉ lục trong khi Mỹ cũng đang gánh chịu những cơn bão nặng nề nhất trong lịch sử. Ô nhiễm môi trường không chỉ làm cho bức tranh cảnh quan của mỗi đất nước bị mờ đi mà còn làm suy giảm kinh tế, văn hóa- xã hội và hơn hết thúc đẩy nhanh chóng quá trình xóa bỏ sự sống của con người.
“Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh.” Vâng, để không bị tan biến, chúng ta- những con người hôm nay đã đang và sẽ không ngừng chung tay xây dựng một môi trường trong lành và bền vững. Vứt rác vào thùng, trồng một chiếc cây nhỏ, nói “không” với bao bì nilon – những hành động nhỏ bé ấy cũng đã tô thêm một chút màu xanh tươi đẹp cho quả cầu sự sống của chúng ta.
Hàng năm, Liên Hợp Quốc vẫn tổ chức sự kiện “Ngày Trái Đất” và nhận được sự hưởng ứng từ nhiều quốc gia trên thế giới. Từ đó cũng cho thấy sự nhận thức đúng đắn cũng như quan tâm của con người trước những thảm cảnh thiên nhiên. Ngày càng có nhiều tổ chức phi lợi nhuận, những con người trẻ đầy nhiệt huyết dám đứng lên bảo vệ các loài động vật hoang dã, bảo vệ các vườn nguyên sinh- mái nhà chung của muôn loài động vật.
Những hành động của chúng ta, dù lớn hay nhỏ vẫn đang từng ngày níu dài thêm sự sống. Bảo vệ môi trường không phải là quá trình kéo dài chỉ ngày một ngày hai mà là trách nhiệm của mỗi cá nhân trên thế giới này, trong từng việc làm, từng hơi thở và bước đi đều quyết định đến sự tồn vong của Trái Đất.
Học sinh cũng có thể đóng góp cho công cuộc này bằng những việc làm nhỏ bé nhưng hết sức ý nghĩa: chăm sóc cây cối xanh tươi của nhà của lớp, vứt rác đúng nơi quy định hay chọn một chiếc xe buýt để di chuyển. Môi trường đôi khi chỉ cần sự yêu thương bằng những việc làm thiết thực như thế, vì nó xuất phát từ chính ý thức trách nhiệm và sự chân thành tốt đẹp của con người.
Thuyết Trình Về Bức Tranh Bảo Vệ Môi Trường Hay Nhất
Trong trái đất thân yêu này có rất nhiều điều khiến chúng ta phải suy ngẫm. Thượng đế trao cho con người quyền sống, quyền vui chơi, ban phát các loài sinh vật, rừng cây, sông hồ…và biết bao thứ hữu ích nữa giúp cho con người làm kế sinh nhai, giúp tâm hồn con người tươi trẻ. Nhưng bất cứ thứ gì cũng có mối liên hệ, liên kết chặt chẽ với nhau.
Dường như con người vô tình quên mất điều này hay cũng có thể là cố tình không cần biết đến, có lẽ vì vậy mà trong thế kỷ XXI này– Thế kỷ phồn hoa của toàn nhân loại và cũng là thế kỷ đầy rẫy những biến cố thiên tai. Như các bạn thấy đó, trong những năm qua khí hậu trên toàn cầu luôn có sự biến đổi một cách nhanh chóng. Khí hậu ngày càng nóng lên, biến đổi một cách bất thường mà khoa học gọi là “hiệu ứng nhà kính”.
Biết bao thiên tai, nào bão lũ, hạn hán, sóng thần, động đất …ập đến liên miên, không theo một chu kỳ, một quy luật vốn có của tự nhiên, khiến cho biết bao sinh cảnh phải chìm ngập trong đau khổ, mất mát về vật chất và tinh thần. Những ánh mắt ngơ ngác của trẻ thơ, từng giọt nước mắt đau khổ trên khuôn mặt của các cụ già …
Bạn hãy khẽ lặng một chút, một chút thôi: “Bạn có nghe thấy gì không? Rừng đang than khóc, đang kêu cứu, đang rất cần sự có mặt của chúng ta”. Những lời than đó mới đau đớn làm sao? Câu trả lời đầu tiên đó chính là ý thức của con người.
Như chúng ta đã biết thì con người chính là bậc tối cao của muôn loài, con người có trí tuệ, có những phát minh khoa học vĩ đại, chứng tỏ có ý thức rất cao. Nhưng thực sự tôi đang phải suy nghĩ về điều này. Có một vấn đề mà đôi khi các ban cho đó là chuyện thường, không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của các bạn, nhưng nó rất quan trọng đấy.
Đó là nạn cháy rừng, chặt phá rừng, khai thác và lấn chiếm đất rừng một cách bừa bãi, ồ ạt, không khoa học đã và đang tiếp diễn sẽ dẫn đến hậu quả hết sức nghiêm trọng như: diện tích rừng bị thu hẹp, các loài động thực vật bị tiêu diệt …dẫn đến sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ …ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người, của trái đất. Có lẽ bạn và tôi đủ nhận thức để hiểu điều này.
Rừng được mệnh danh là “Nhà máy lọc bụi tối tân nhất” là “Lá phổi xanh của trái đất” ban cho ta sự sống, sự thanh thản, vui vẻ, lẽ nào đến sự sống chúng ta cũng không cần? Lúc này đây chỉ có con người mới có thể sửa sai và hành động lại tất cả. Vận mệnh của trái đất đang nằm trong tầm tay, trong ý thức của con người. Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng, bảo vệ trái đất, bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta?
Tổ chức tuyên truyền phổ biến cho tất cả mọi người hiểu biết thêm, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Bởi vì lúc này Ý thức tự giác của con người là quan trọng nhất. Có thể nói rằng “Bảo vệ rừng! Là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta” .
Câu trả lời của các bạn là bằng nhận thức và những hành động thiết thực nhất.
Gợi ý 🍂Viết Đoạn Văn Ngắn Từ 7 Đến 9 Câu Về Một Việc Làm Góp Phần Bảo Vệ Môi Trường🍂
Bài Thuyết Trình Về Môi Trường Xanh Sạch Đẹp Đạt Điểm Cao
Gửi lời chào thân thương nhất đến các bạn! Ngày hôm nay, ngay tại khán đài này chúng ta sẽ cùng nhau bàn về vấn đề bảo vệ môi trường – một đề tài chưa bao giờ giảm sức nóng.
Bảo vệ môi trường theo cách hiểu đơn giản nhất là: gìn giữ và ngăn chặn những ảnh hưởng xấu đến môi trường. Vậy cho đến thời điểm hiện tai nhân loại có thực sự làm tốt và đúng để bảo vệ môi trường hay không? Câu trả lời có vẻ như đang dần hiện ra trong tâm trí các bạn. Với sự phát triển chóng mặt của ngành công nghiệp và dòng chảy mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0, vô số những ảnh hưởng liên quan đến đời sống con người chính thức khởi phát.
Không khó để bắt gặp hình ảnh: những dòng sông nhuốm màu đen của chất thải công nghiệp, những cây xanh ngày càng ít đi, khẩu trang luôn là vật bất ly thân khi ra ngoài với mỗi người và đặc biệt bệnh tật như ung thư đang có dấu hiệu trẻ hóa,…
Đương nhiên đây chỉ là một phần rất nhỏ trong thực trạng đang và đã xảy ra. Hiển nhiên rằng: môi trường có vai trò vô cùng to lớn đối với loài người từ đời sống sinh hoạt đến hoạt động sản xuất, nhưng thật đáng buồn khi chúng ta lại tự tay hủy hoại đi môi trường sống của mình một cách nhanh chóng đến mức không tưởng.
Sự tồi tệ của vấn đề chắc hẳn mỗi cá nhân cũng đều đã cảm nhận một cách rõ ràng. Tuy nhiên, để chắc chắn về nguyên nhân dẫn đến thực trạng ô nhiễm môi trường thì chúng ta nên xem xét một cách khách quan và đa chiều nhất.
Nhìn chung, ô nhiễm môi trường xảy ra đa phần do ý thức của một phần những con người còn quá thấp; hay nói một cách chi tiết và sâu sắc hơn nữa thì nguyên nhân còn đến từ quá trình phát triển của con người, đến từ sự thờ ơ của các quan chức cấp cao, đến từ suy nghĩ thiển cận mọi thứ đều có thể phân hủy trong môi trường tự nhiên và một phần nhỏ xuất phát từ các tác động của thiên tai như động đất, sóng thần,…
Cho đến nay, rất nhiều biện pháp bảo vệ môi trường đã được lên kế hoạch và triển khai. Nhưng sự thật vẫn không thể thay đổi rằng: hiệu quả của các giải pháp nói trên mang hiệu quả chưa cao. Điều này xuất phát từ vướng mắc thiếu sự đoàn kết đến từ mỗi cá nhân đang sinh sống trên hành tinh Trài Đất này.
Vì vậy, để có một hướng đi mang tính đột phá và đem lại hiệu quả chúng ta cần: thay đổi lối mòn suy nghĩ “một mình sẽ không thể mang lại thay đổi gì nhiều”; giáo dục hành vi trẻ em từ sớm về những tác động từ ô nhiễm môi trường đến cuộc sống; thay đổi thói quen sử dụng đồ tiện lợi được làm bằng ni-lông và những chất khó phân hủy khác,…
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà; vì vậy nếu công cuộc này không được thực hiện sớm thì những sự việc ngoài sức tưởng tượng sẽ nhanh chóng đến. Và rằng tương lai của con cháu chúng ta sẽ ra sao khi phải hứng chịu sự nổi giận của mẹ thiên nhiên do những đánh đổi của mục đích phát triển kinh tế của thời ông cha? Bảo vệ môi trường đồng nghĩa với việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng và cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, tại sao chúng ta lại phó mặc tương lai cho số phận mà ngày hôm nay không đứng dậy và thực hiện chúng từng chút một.
Bài Thuyết Trình Thời Trang Bảo Vệ Môi Trường Điểm 10
Lời nói đầu tiên, cho phép chúng tôi xin gửi đến quý Ban giáo khảo và mọi người có mặt trong buổi trình diễn trang phục ngày hôm nay lời chào, lời chúc sức khỏe thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Thưa toàn thể quý vị, hiện nay, môi trường luôn là vấn đề nóng bỏng và quan trọng đối với mỗi con người. Không chỉ trong nước mà cả quốc tế cũng đặt vấn đề môi trường lên hàng đầu, ảnh hưởng xấu đến con người, môi trường,…
Đã bao giờ các bạn nghĩ, việc tái chế rác thải thành các trang phục thời trang chưa? Điều đó sẽ giúp cho lượng rác thải vào môi trường được giảm đi rõ rệt. Giấy, báo cũng là loại rác thải chiếm số lượng lớn rác thải nước ta. Chúng ta hoàn toàn có thể tái chế chúng vào các mục đích khác nhau nhưng ở đây tôi muốn nói đến yêu tố thời trang.
“NỮ HOÀNG ĐẠI DƯƠNG” là một tác phẩm lấy cảm hứng từ những đợt sóng biển đầy du dương nhưng cũng tương đối mạnh mẽ, báo là một chất liệu vô cùng phù hợp cho tác phẩm này, những vân nếp xếp vào nhau đầy ấn tượng, nhưng cũng có phần mềm mại và uyển chuyển, với thông điệp bảo vệ môi trường biển của chúng ta, tác phẩm đã thể hiện rõ thông điệp đó.
Ngoài khả năng tái chế chúng ta cũng phải đề cao yếu tố sáng tạo, yếu tố thẩm mĩ – “NĂNG LƯỢNG MỚI” là một tác phẩm như vậy của chúng tôi, báo được sử dụng làm chất liệu chủ đạo với những đường cắt ghét đầy tỉ mỉ và tinh tế đã cho ra bộ trang phục nhẹ nhàng nhưng cũng rất mới mẻ và bắt mắt mang đôi nét cá tính. Ý tưởng mang khuynh hương đẹp và ấm áp đó mang một thông điệp nhân văn và ý nghĩa hãy cùng nhau bảo vệ môi trường không khí nơi chúng ta sống để góp phần bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi người.
Tác phẩm “NGỌC TRONG ĐẤT” của chúng tôi được lấy ý tưởng từ những tờ báo với sự gắn kết với nhau, một chiếc váy vô cùng đẹp và xinh xắn hiện ra trước mắt, được các bạn đang chiêm ngưỡng dưới đây. Tà xẻ và những nếp uốn đơn giản nhưng tinh tế đã góp phần làm bộ trang phục thêm tinh tế hơn. Thông điệp đầy nhân văn là bảo vệ môi trường đất, hành tinh của chúng ta.
Với ý thức bảo vệ môi trường đầy nhân văn và ý nghĩa, chúng tôi muốn lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường đến con người, cùng nhau đấu tranh và thực hiện các hoạt động có ý nghĩa để cho hành tinh thêm xanh và phát triển hơn. Mùa xuân sắp đến, chúc mọi người có một kì nghỉ Tết vui vẻ và hạnh phúc trong cuộc sống.
Bài Thuyết Trình Bảo Vệ Môi Trường Xuất Sắc
Rừng chính là một phần không thể thiếu của môi trường trái đất. Chúng cung cấp một loạt các dịch vụ hệ sinh thái, giúp duy trì đa dạng sinh học, cân bằng khí hậu, và bảo vệ nguồn nước. Tuy nhiên, rừng đang đối mặt với sự suy giảm và nguy cơ biến mất. Trong thuyết trình này, chúng ta sẽ nói về tầm quan trọng của bảo vệ rừng và cách tham gia vào việc bảo vệ chúng.
Rừng là nhà của nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm. Việc bảo vệ rừng giúp duy trì đa dạng sinh học trái đất. Rừng hấp thụ khí CO2 và tạo ra oxy. Điều này giúp kiểm soát khí hậu toàn cầu và giảm nguy cơ biến đổi khí hậu. Rừng là nguồn cung cấp nước cho sông và hồ, giúp duy trì nguồn nước cho hàng triệu người. Rừng cung cấp nguồn gỗ và sản phẩm lâm nghiệp quan trọng cho người dân.
Một ví dụ cụ thể về bảo vệ rừng đó là cộng đồng ở Kinabatangan, Malaysia, đã chủ động tham gia vào việc bảo vệ rừng xung quanh họ. Rừng ở đây là nhà của hàng loạt loài động vật quý hiếm, bao gồm voi, tinh tinh, và hổ. Cộng đồng đã thiết lập các khu vực bảo tồn rừng, giúp ngăn chặn sự phá hủy và nuôi dưỡng đa dạng sinh học. Họ cũng đã tạo ra cơ hội cho du lịch sinh thái bền vững, giúp cung cấp thu nhập cho cộng đồng và thúc đẩy việc bảo vệ rừng.
Vậy cách bạn làm để bảo vệ rừng là gì? Có nhiều tổ chức quốc tế và địa phương hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn rừng. Hãy hỗ trợ họ bằng cách tình nguyện hoặc đóng góp tài chính. Hãy chọn sản phẩm gỗ tái chế để giảm áp lực đối với rừng. Hoặc cân nhắc việc sử dụng sản phẩm làm từ gỗ rừng nguyên gốc.
Bảo vệ rừng không chỉ là trách nhiệm của chính phủ, mà còn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân. Tham gia vào việc bảo vệ rừng là một cách đóng góp quan trọng vào sự bền vững của môi trường và hành tinh trái đất.
Gửi đến bạn top bài văn 🍂Viết Đoạn Văn Về Bảo Vệ Môi Trường Bằng Tiếng Anh 🍂
Bài Thuyết Trình Ngắn Về Bảo Vệ Môi Trường Học Sinh Giỏi
Theo nghiên cứu của một tổ chức bảo vệ môi trường, ở nước ta, 70% các dòng sông, 45% vùng ngập nước, 40% các bãi biển bị ô nhiễm, hủy hoại về môi trường, 70% các làng nghề ở nông thôn đang đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Không khó để chúng ta nhận thấy hình ảnh của những dòng sông tràn ngập rác, hình ảnh ống khói của các nhà máy xả ngay khí thải lên bầu trời hay hình ảnh của những bãi rác khổng lồ mà ngày càng có xu hướng chồng chất cao thêm mãi….
Môi trường là món quà quý giá mà con người được tạo hóa ban tặng, nhưng cơn tức giận của môi trường cũng sẽ giáng xuống nếu con người không biết trân trọng, giữ gìn món quà ấy. Ô nhiễm môi trường đã và đang để lại hậu quả nặng nề đối với cuộc sống của con người và sinh vật trên trái đất. Môi trường bị ô nhiễm sẽ dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu, làm xuất hiện ngày càng nhiều những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, làm cho nước biển bị dâng cao…ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của con người, gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của.
Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ đợt rét kỉ lục vừa rồi đúng không? Chúng ta chưa từng phải nghỉ học vì trời quá rét vậy mà thời gian vừa rồi, điều đó đã xảy ra. Băng tuyết, băng giá bao phủ hầu hết những khu vực núi cao. Hay như người dân ở phía Nam đang phải đối mặt với nạn hạn hán nghiêm trọng…. Vậy tất cả những hiện tượng thời tiết bất thường ấy do đâu mà có?
Ô nhiễm môi trường cũng đang tàn phá nặng nề sức khỏe của con người. Không phải ngẫu nhiên mà ở nước ta lại xuất hiện ngày càng nhiều các làng ung thư, những căn bệnh lạ chưa thể tìm ra nguyên nhân… Trước tình trạng cấp thiết đó, chúng ta không lẽ lại chỉ biết khoanh tay đứng nhìn? Không, chúng ta không thể làm ngơ trước sự sinh tử của môi trường. Bởi lẽ bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
Chúng ta hãy bảo vệ môi trường từ những công việc nhỏ nhất như: không vứt rác bừa bãi, tham gia vào ngày tết trồng cây, tham gia vào phong trào làm sạch đường làng ngõ xóm… Từ những việc làm nhỏ đó mỗi chúng ta sẽ hình thành ở bản thân ý thức bảo vệ môi trường.
Tôi từng được nghe một câu hát rất hay: “Tổ Quốc Việt Nam xanh thắm, có sạch đẹp mãi được không, điều đó tùy thuộc vào bạn, tùy thuộc vào bạn mà thôi”… Đúng tương lai của đất nước đang nằm trong tay của những thế hệ trẻ như chúng ta. Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau hành động để góp phần xây dựng tổ quốc Việt Nam mãi mãi xanh tươi.
Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường Ngắn Gọn
Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chúng ta trong thời đại hiện nay. Việc sử dụng sản phẩm tái chế là một cách mà chúng ta có thể đóng góp vào mục tiêu này. Sản phẩm tái chế giúp giảm thiểu sự cản trở đối với môi trường bằng cách tái sử dụng tài nguyên và giảm lãng phí.
Tái chế là quá trình chuyển đổi các sản phẩm hoặc vật liệu đã qua sử dụng thành các sản phẩm mới hoặc nguyên liệu để sử dụng lại. Bằng cách này, chúng ta giảm việc khai thác tài nguyên tự nhiên, tiết kiệm năng lượng và giảm lượng chất thải đổ vào môi trường. Dưới đây là một số ưu điểm môi trường của sản phẩm tái chế:
Tiết kiệm năng lượng: Sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu tái chế thường tiêu tốn ít năng lượng hơn so với sản xuất từ nguyên liệu mới. Điều này giúp giảm phát thải khí nhà kính và tiết kiệm tài nguyên năng lượng.
Giảm ô nhiễm: Việc tái chế giảm lượng rác thải đổ vào bãi chôn lấp và những nguồn ô nhiễm khác. Điều này có tác động tích cực đến chất lượng không khí và nước.
Bảo vệ động vật và đa dạng sinh học: Khai thác tài nguyên tự nhiên gây ra sự suy giảm của các môi trường sống tự nhiên và đe dọa đa dạng sinh học. Tái chế giúp bảo vệ những môi trường này và động vật hoang dã.
Tối ưu hóa lãng phí: Việc tái sử dụng vật liệu từ sản phẩm cũ giảm lãng phí và giúp tối ưu hóa tài nguyên.
Vậy cách tham gia bảo vệ môi trường với sản phẩm tái chế là gì? Hãy tách và tái chế rác thải như giấy, nhựa, kim loại, và thủy tinh. Tham gia vào chương trình tái chế địa phương nếu có. Ở những sản phẩm tái chế như giấy tái chế, bút tái chế, hoặc túi mua sắm tái chế thay vì sản phẩm mới. Hoặc hãy ủng hộ các công ty và sản phẩm thúc đẩy tái chế và bảo vệ môi trường.
Việc sử dụng sản phẩm tái chế là một cách dễ dàng để mọi người đóng góp vào việc bảo vệ môi trường. Bằng việc giảm lãng phí, tiết kiệm năng lượng, và bảo vệ tài nguyên, chúng ta có thể làm cho thế giới trở nên sạch sẽ hơn và bền vững hơn cho tương lai.
Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường Siêu Hay
Việc bảo vệ môi trường sống đang là một trong số những vấn đề đang được cả thế giới quan tâ. Môi trường sống của con người hiện đang ngày càng bị hủy hoại nghiêm trọng. Vì vậy mà mỗi chúng ta cần có hành động để bảo vệ môi trường..
Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Môi trường sống của con người bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất.
Thực trạng ô nhiễm môi trường ra môi trường không khí đã gây ra một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác. Trong giai đoạn hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền của đất nước ta hiện đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch cũng chiếm tỉ lệ không lớn.
Các nguồn nước như ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,… đa số đều bị ô nhiễm. Bên cạnh đó thì đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, các loại rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện ngày càng nhiều.
Chúng ta thấy được rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường đó là do ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường. Tình trạng con người chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ cũng bị giảm nghiêm trọng. Bởi vì nguồn lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các doanh nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí và nhiều loại chất thải độc hại khác ra môi trường.
Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng nên chúng ta cũng sẽ cần có những biện pháp để ngăn chặn. Bản thân mỗi một con người đều sẽ cần phải ý thức được những tác hại to lớn khi môi trường ô nhiễm. Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh được ban hành nhằm mục đích để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm. Nhà trường cũng cần có trách nhiệm phải phối hợp với các ban ngành thường xuyên thực hiện việc nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi người về việc giữ gìn vệ sinh.
Mỗi chúng ta đều sẽ có trách nhiệm cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để nhằm mục đích có thể khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, từ đó góp phần tạo ra môi trường sống trong lành cho con người. Nói chung lại, ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay là một vấn nạn gây hậu quả nghiêm trọng và mỗi chúng ta đều cần có trách nhiệm lên án và loại bỏ nó. Việc bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ sự sống của mọi người, cũng bởi vì vậy mà mỗi người chúng ta đều sẽ cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường trong sạch.
Cùng SCR.VN làm rõ ❤️️ Ý Kiến Cho Rằng Bảo Vệ Môi Trường Là Vấn Đề Sống Còn Của Nhân Loại ❤️️
Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường Ngắn Hay
Môi trường là không gian sống của con người và tất cả các loài sinh vật, vì vậy bất sự sự thay đổi nào của môi trường cũng sẽ tác động trực tiếp đến cuộc sống con người, chính vì thế “trong bảo vệ môi trường cần phải tư duy toàn cầu hành động địa phương”. Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội vấn đề về môi trường ngày càng đáng báo động khi ô nhiễm, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, tình trạng phá hoại rừng ngày càng gia tăng. Việc bảo vệ môi trường, bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta là tất yếu và cần thiết.
“Môi trường” là tập hợp tất cả các yếu tố tồn tại xung quanh đời sống con người, bao gồm cả các yếu tố tự nhiên như đất, nước, ánh sáng, không khí,…và các yếu tố nhân tạo từ nhà máy, xí nghiệp. “Bảo vệ” là việc thực hiện những hành động tích cực nhằm ngăn chặn những tác động từ tự nhiên và con người gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống. “Bảo vệ môi trường” là thông điệp kêu gọi mọi người nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với môi trường.
Một môi trường trong lành, sạch đẹp, sức khỏe và tinh thần con người được đảm bảo và cải thiện. Một căn nhà sạch sẽ, một khu vườn lộng gió, con người ở đấy sẽ ăn bữa cơm ngon hơn, tinh thần cũng thư thái hơn là sống trong một căn hộ chật hẹp với đầy những rác thải và mùi ẩm mốc. Một ngôi trường với nhiều những cây xanh cho bóng mát, một công viên với những khóm hoa rực rỡ cạnh dòng sông xanh mát trong lành sẽ thật tuyệt vời biết bao.
Nếu môi trường luôn xanh mát, không khi luôn trong lành thì tinh thần con người càng được thư giãn và phấn chấn. Bảo vệ môi trường cũng giúp tâm chúng ta thêm giàu đẹp. Hơn thế nữa, bảo vệ môi trường chính là cách đề chúng ta làm đẹp quê hương, đất nước mình. Hãy thử tưởng tượng xem đến một đất nước với những cung đường sạch đẹp, có hoa thơm, cây xanh che mắt ai mà chẳng trầm trồ, thích thú. Đến một vùng quê yên ả, những ngõ làng chật hẹp mà sạch sẽ, tinh tươm ai mà chẳng kinh ngạc, thán phục.
Môi trường càng sạch đẹp càng cho thấy vẻ đẹp ý thức và tâm hồn của con người, góp phần xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp. Tuy nhiên, trong thực tế, ý thức bảo vệ môi trường của một số người dân chưa cao. Đi một vòng trong công viên, không khó để chất đầy bì rác thải bởi nhiều vỏ chai, túi ni lông ngổn ngang ai đó vô tình vứt lại trên ghế đá. Quanh những con đường đầy hoa cỏ, không khó để bắt gặp những mẩu giấy vụn bị tiện tay vứt bỏ.
Nhiều khu dân cư, người dân chưa có ý thức chung, gây nên những bãi rác khổng lồ, bốc mùi ô nhiễm. Một số nhà máy xí nghiệp lách luật, ham lợi nhuận mà đầu độc chính nhân dân mình. Hay gần gũi hơn, trong sân trường nhỏ, ta dễ dàng nhìn thấy những mẩu rác nằm buồn thiu trên sân cỏ, vương lại dưới những lùm hoa,…Những điều ấy, khiến chúng ta không khỏi trăn trở, nghĩ suy, thậm chí là lắc đầu ngán ngẩm
Chúng ta cần có những giải pháp thiết thực để bảo vệ môi trường sống. Trước tiên, các cấp, các ngành cần phải quản lý chặt chẽ và có chế tài xử lý nghiêm minh với những hành vi vi phạm vấn đề môi trường, đặc biệt là trong các nhà máy, xí nghiệp ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội.
Bản thân mỗi người dân phải là một chiến sĩ trên mặt trận môi trường, chung tay cùng nhau bảo vệ. Không đổ rác thải một cách tùy tiện, để đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng bao bì ni lông, ống nhựa. Không chặt phá rừng bừa bãi, không săn bắt những động vật quý hiếm. Không lạm dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học. Không khai thác khoáng sản tự nhiên quá mức.
Tham gia tuyên truyền và các phong trào làm sạch các con đường, ngõ phố tại địa phương và các công trình công cộng,… Tất cả những hành động ấy tuy khác nhau nhưng đều chung một mục đích tốt đẹp là bảo vệ môi trường sống chính mình. Hãy chung tay hành động vì một môi trường khỏe mạnh hơn ngay hôm nay!
Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường Sinh Động
Môi trường là một yếu tố vô cùng quan trọng và cần được bảo vệ và chăm sóc. Hiện nay, việc bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách trên toàn thế giới. Trong buổi thuyết trình này, chúng ta sẽ khám phá tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và những hành động cụ thể mà chúng ta có thể thực hiện để xây dựng một tương lai bền vững cho hành tinh của chúng ta.
Bảo vệ môi trường là việc chúng ta tìm hiểu, đề phòng và hành động để bảo vệ các yếu tố tự nhiên của môi trường, như không khí, nước, đất và sinh vật, tránh sự ô nhiễm và tàn phá môi trường.
Bảo vệ môi trường không chỉ tạo ra một môi trường sống lành mạnh cho chúng ta và các loài sống khác, mà còn làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của xã hội và kinh tế.
Một trong những thách thức lớn nhất mà hành tinh đang đối diện là biến đổi khí hậu. Hiện tượng này là kết quả của việc gia tăng lượng khí nhà kính trong không khí do hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch và rừng bị chặt phá.
Biến đổi khí hậu gây ra hiệu ứng như tăng nhiệt đới, mực nước biển tăng, và thay đổi môi trường sống của nhiều loài.
Ô nhiễm môi trường là một vấn đề lớn khác cần chú trọng trong việc bảo vệ môi trường. Ô nhiễm không khí, nước và đất gây hại cho sức khỏe con người và các hệ sinh thái. Việc xử lý rác thải không hiệu quả, thải công nghiệp không kiểm soát và phát thải khí nhà kính là những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường.
Để giải quyết các thách thức môi trường, chúng ta cần có những hành động đồng lòng và quyết tâm:
Giảm ô nhiễm: Chúng ta cần tập trung vào việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, xử lý chất thải và khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.
Bảo vệ tài nguyên nước: Chúng ta cần tiết kiệm nước, tối ưu hóa việc sử dụng nước trong các ngành công nghiệp và gia đình, xử lý nước thải hiệu quả và bảo vệ các khu vực nguồn nước.
Bảo vệ đa dạng sinh học: Chúng ta cần bảo vệ và phục hồi các môi trường sống tự nhiên như rừng, đồng cỏ và vùng đầm lầy. Đồng thời, cần tạo ra các khu bảo tồn thiên nhiên và khuyến khích sử dụng nông sản hữu cơ để giảm sự phụ thuộc vào các loại thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.
Tái chế và tái sử dụng: Chúng ta cần thúc đẩy việc tái chế và tái sử dụng các vật liệu, đặc biệt là nhựa và giấy, để giảm lượng rác thải và ô nhiễm môi trường.
Giáo dục và tạo nhận thức: Chúng ta cần xây dựng chương trình giáo dục môi trường từ giai đoạn sớm, tạo ra nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và khuyến khích mọi người tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mỗi cá nhân và cộng đồng. Chúng ta không thể chờ đợi người khác thay đổi, mà cần bắt đầu hành động ngay từ bây giờ. Bằng việc áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường, chúng ta có thể xây dựng một tương lai bền vững, nơi mà con cháu chúng ta có thể tận hưởng một môi trường lành mạnh và tươi đẹp.
Chúng ta cần hành động nhằm bảo vệ hành tinh và tương lai của nhân loại. Hãy hợp tác, thông qua giáo dục, chính sách và hành động cá nhân, để chúng ta có một môi trường bền vững và tươi đẹp cho thế hệ tương lai. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe!
SCR.VN ❤️️ Giải Thích Câu Nói Trong Bảo Vệ Môi Trường Cần Phải Tư Duy Toàn Cầu ❤️️chi tiết
Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường Hiện Nay
Thời gian gần đây, những sản phẩm thân thiện với môi trường như thực phẩm, các sản phẩm có thể sử dụng lại nhiều lần, được làm từ các chất liệu tái chế, hoặc có thời gian phân hủy trong tự nhiên ngắn như ống hút giấy, bình nước tre tự nhiên, túi giấy hay bao bì được làm từ vật liệu thiên nhiên để thay thế đồ nhựa dung một đã trở thành xu thế mới đối với người tiêu dùng. Điều này đã khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường của nhiều người dân hiện nay.
Theo ước tính của Bộ TN&MT, mỗi năm có hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra tại Việt Nam nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế. Lượng tiêu thụ nhựa tính trên đầu người ở Việt Nam qua mỗi năm đã tăng mạnh từ 3,8kg lên mức 41,3kg/người trong giai đoạn từ 1990 – 2018. Việc lạm dụng sử dụng túi nilông khó phân hủy và các sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả khôn lường đối với môi trường.
Trước những lo ngại về sự gia tăng của đồ nhựa dùng một lần, những sáng chế vì môi trường ra đời đang được người tiêu dùng hưởng ứng. Hàng loạt các sản phẩm tiện ích được thay thế, như: ống hút sắt, bình thủy tinh, bình nước tre, ống hút gạo, ống hút tự hủy, ống hút sậy, ly giấy, hộp xốp bằng bã mía hay các sản phẩm có thể tự phân huỷ… đang được nhiều người tiêu dùng đón nhận.
Người dân ngày càng ý thức được việc cấp thiết phải bảo vệ môi trường sống nên việc sử dụng các sản phẩm môi trường trong thời gian gần đây đang có chiều hướng tăng mạnh. Nhiều người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các thương hiệu có cam kết “xanh” và “sạch”.
Hiện nay, theo khảo sát tại một số cửa hàng bán sản phẩm thân thiện với môi trườg như mặt hàng nhãn riêng nhóm đồ dùng, bao bì như túi rác bằng nhựa sinh học tự hủy, túi đựng thực phẩm tự hủy, bao tay sử dụng 1 lần tự hủy, ly giấy, dĩa giấy, ống hút giấy… được khách hàng tích cực hưởng ứng. Một số sản phẩm còn “cháy hàng”, sản xuất không kịp phân phối.
Hiện nay, tại nhiều nhà hàng, quán cafe sử dụng các sản phẩm ống hút bằng giấy mía thay vì sử dụng ống hút nhựa như trước. Theo đó, tại nhiều các siêu thị sử dụng lá chuối bọc sản phẩm tươi sống thay vì túi nylon thay vì những túi nilong như trước đây.
Cũng tại nhiều quán cafe trên địa bàn thành phố Hà Nội còn trưng bán các sản phẩm thân thiện với môi trường như ống hút inox, túi vải, …Việc xuất hiện nhiều sản phẩm tiện ích thân thiện với môi trường là một bước tiến tốt, thể hiện sự quan tâm và thay đổi thói quen trong sản xuất lẫn tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân nhằm góp phần bảo vệ môi trường.
Có thể khẳng định những sản phẩm thân thiện với môi trường đang được người tiêu dùng hưởng ứng tích cức và có xu hướng tăng cao trong thời gian tới. Hiện nay có nhiều cửa hàng, siêu thị… người dân đã lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường sử dụng thường xuyên, trở thành xu hướng mới trong tiêu dùng của người dân.
Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường Nước
Ô nhiễm môi trường nước đang có xu hướng gia tăng và là vấn đề đáng báo động ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt của con người ngày càng cạn kiệt. Do đó, chúng ta cần phải đưa ra những giải pháp hiệu quả để bảo vệ được nguồn nước sạch.
Biểu hiện ô nhiễm môi trường nước thường thấy nhất là nước có màu lạ (màu vàng, màu đen, màu nâu đỏ,…), mùi lạ (mùi tanh hôi, thối nồng nặc, mùi thum thủm,…) và xuất hiện váng, nổi bọt khí, có nhiều sinh vật sống trong nước bị chết. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới rất đáng báo động.
Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập ngày càng nhiều tới vấn đề rác thải nhựa trong sinh hoạt. Vấn nạn này đã, đang và không ngừng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng. Vậy rác thải nhựa là do đâu? Do chính lối sống sinh hoạt, thói quen tiêu thụ quá nhiều đồ nhựa của con người. Nhận thức được việc rác thải nhựa là mối đe dọa của toàn nhân loại, những năm trở lại đây, nhiều người đã có ý thức hơn trong việc sử dụng đồ nhựa và tiết giản đồ đạc.
Ở Việt Nam, các con số thống kê hiện nay cho thấy đa số các bệnh viện và cơ sở y tế trên cả nước đều chưa có được hệ thống xử lý nguồn nước thải đạt yêu cầu. Bạn hãy tưởng tượng rằng: Với lượng bệnh nhân rất lớn được tiếp nhận tại các bệnh viện cùng các biện pháp xử lý khám chữa bệnh và dịch vụ y tế. Nếu các cơ sở này không có phương hướng rác thải dụng cụ, thiết bị y tế đúng cách thì quả là mối nguy với môi trường.
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước đầu tiên bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi. Theo đó, các loại thức ăn thừa không qua xử lý, phân và nước tiểu của vật nuôi xả trực tiếp ra ngoài chính là những tác nhân dễ dàng nhận thấy nhất. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc người sân sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,… vượt quá liều lượng được khuyến cáo cũng chính là các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm do hóa chất bị tồn dư.
Giáo dục ý thức và trách nhiệm của mỗi người đối với các thế hệ tương lai là vấn đề then chốt và cần thiết. Làm sao để người dân thay đổi suy nghĩ đó, thay đổi thói quen đó thì mọi vấn đề liên quan tới môi trường đều có thể được giải quyết. Cần tăng cường tuyên tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường nước từ những hành động đơn giản như vứt rác đúng nơi quy định, lên án với những hành vi xả rác bừa bãi.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xả thải tại các khu công nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm. Các nhà máy, xí nghiệp cần xây bể xử lý nguồn nước thải thay vì xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài cũng là biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước hiệu quả. Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng thêm những hệ thống xử lý nước thải, rác thải đạt chuẩn. Tích cực đầu tư nghiên cứu để tìm ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước hiệu quả hơn.
Khuyến khích người dân vùng nông thôn áp dụng giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách xây dựng hầm cầu tự hoại, hầm biogas cải tiến để xử lý nước thải, tránh xả trực tiếp phân và nước tiểu trong chăn nuôi ra môi trường. Cải tiến công tác sản xuất nông nghiệp bằng cách dùng phương pháp tự nhiên để tạo dinh dưỡng cho đất, kết hợp sử dụng cây trồng kháng sâu bệnh tốt để hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại.
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách có thể sử dụng các nguồn năng lượng sạch để thay thế và áp dụng trong sản xuất công nghiệp. Ví dụ như năng lượng mặt trời, năng lượng gió…Đây là một giải pháp an toàn có thể hạn chế được nguồn rác thải và nước thải độc hại.
Đọc thêm 🌷 Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước 🌷ngoài bài thuyết trình về bảo vệ môi trường
Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường Không Khí
Dù sinh tồn trong giai đoạn lịch sử nào thì cuộc sống của con người cũng luôn chứa đựng vô vàn hiểm họa khác nhau. Trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay, một trong những bài toán mang tính thời sự được đặt ra là vấn đề ô nhiễm. Thực trạng môi trường bị ô nhiễm nói chung và vấn đề ô nhiễm không khí tại Hà Nội nói riêng là minh chứng nóng hổi thể hiện rõ điều này.
Ô nhiễm là sự thay đổi về cấu tạo, thành phần khiến cho sự vật, hiện tượng không còn nguyên vẹn với cấu tạo ban đầu mà chuyển biến theo hướng xấu đi và mang tính chất tiêu cực. Như vậy, ô nhiễm không khí là cụm từ để miêu tả sự thay đổi và biến chuyển về cấu tạo trong thành phần của không khí, thể hiện qua việc xuất hiện và gia tăng một số thành phần độc hại. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm trên toàn cầu nói chung và ô nhiễm không khí tại Hà Nội nói riêng đang ở mức báo động qua ô nhiễm bụi khói trong không khí và nồng độ bụi mịn tăng cao,…
Khi bước chân ra đường, chúng ta dễ dàng nhận thấy thực trạng phổ biến xuất hiện trong không khí luôn là những làn khói đen sì và ảnh hưởng đến tầm nhìn, sự quan sát. Thậm chí, Hà Nội được xướng tên trong danh sách những thành phố có mức độ ô nhiễm cao nhất thế giới. Theo Tổ chức Thông tin về chất lượng không khí toàn cầu, vào năm 2018, trong số 62 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới thì Hà Nội đứng ở vị trí số 12.
Cũng giống như ô nhiễm đất, ô nhiễm nước,… ô nhiễm không khí gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trước hết, tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Khi trực tiếp phơi nhiễm ô nhiễm không khí, con người dễ dàng mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, làm suy giảm chức năng hoạt động của phổi và dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm về tim mạch,…. Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn là một trong những tác nhân gây ra những hiện tượng như hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu.
Để khắc phục tình trạng này, con người cần phải đề ra những biện pháp mang tính bền vững và lâu dài. Bởi thực tế đã chứng minh, việc sử dụng khẩu trang không phải là giải pháp an toàn để bảo vệ sức khỏe khi bụi mịn siêu nhỏ vẫn có thể tấn công sức khỏe của con người.
Như vậy, để bảo vệ không khí nhưng vẫn đảm bảo tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra, chúng ta cần sử dụng những trang thiết bị công nghệ hiện đại thay thế các loại thiết bị máy móc cũ kĩ; hạn chế sử dụng những nhiên liệu độc hại như xăng, dầu, than đá để giảm lượng khí thải độc hại. Đồng thời, cần đẩy mạnh phát triển và đầu tư các phương pháp xử lý khí lọc không khí bằng biện pháp sinh học, trồng nhiều cây xanh để hạn chế khói bụi ô nhiễm,…
Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường Đất
Đất ô nhiễm bị gây ra bởi sự có mặt của hóa chất xenobiotic (sản phẩm của con người) hoặc do các sự thay đổi trong môi trường đất tự nhiên. Nó được đặc trưng gây nên bởi các hoạt động công nghiệp, các hóa chất nông nghiệp, hoặc do vứt rác thải không đúng nơi quy định. Ô nhiễm môi trường đất có ảnh hưởng vô cùng lớn đến chất lượnng cuộc sống của người dân.Thế nên với bất kì một thực trạng nào thì củng cần có cách giải quyết. Các mối nguy cơ được mang đến từ vấn đề ô nhiễm đất hiện nay đang rất đáng quan ngại.
Các mối quan tâm nhất hiện nay là về vấn đề sức khỏe, sự tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất ô nhiễm, hơi từ các chất gây ô nhiễm, từ các nguồn thực phẩm được cung cấp từ đất. Chúng ta cần có những biện pháp ngăn chặn kịp thời những nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, chúng ta cần biết được nguyên nhân gây ô nhiễm đất để trách tình trạng môi trường ô nhiễm ngày thêm nặng.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất được xem là do con người là tự nhiên gây ra. Ô nhiễm môi trường đất được xem là các hiện tượng làm hàm lượng các chất tự nhiên trong đất gây nên, hoặc các chất độc lạ, gây hại cho tự nhiên, cây cối, nông sản, động vật và đặt biệt là con người. Phân loại ô nhiễm có 2 thực trạng, có thể phân loại đất do ô nhiễm phát sinh hoặc là các tác nhân gây ô nhiễm cho nguồn đất.
Ô nhiễm do phát sinh có thể do các chất thải của các khu nhà máy xí nghiệp khi thải chất thải không được xử lí ra môi trường, do các sinh hoạt hăng ngày của người dân hoặc là do sản xuất nông nghiệp. Ô nhiễm do tác nhân có thể do các chất hóa học được người dân sản xuất nông nghiệp sử dụng không đúng cách, các tác nhân vật lí hoặc là sinh học.
Do nhu cầu dân số ngày một tăng, nên việc sản xuất do vậy củng tăng lên một cách đáng kể, đòi hỏi phải tăng cường hoạt động sản xuất, thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp. Các biện pháp mà người nông dân sử dụng đó là tăng cường sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, các loại thuốc tăng trưởng với liều lượng lớn làm cho những vùng đất đó ô nhiễm nghiệp trọng.
Hằng ngày từ hoạt động sinh hoạt, chúng ta đã ta vào môi trường một lượng nước thải đáng kể chất thải lỏng và chất thải rắn. Về chất thải lỏng, hằng ngày người dân thành phố sử dụng trung bình từ 100-150 lít nước cấp và củng thải ra một mố lượng chất thải lỏng tương dương như vậy. Lượng chất thải lỏng đó sẽ tồn tại trong môi trường đất và nước.
Về chất thải rắn, trung bình một người mỗi ngày sẽ thải ra từ 0.4 đến 1.8kg chất thải rắn, khối lượng sẽ tùy thuộc vào đối tượng sử dụng. Nếu không được sử lý tốt sẽ nó sẽ tồn tại trên môi trường đất và nước, đó là nơi sinh sống của các loài vi khuẩn. Nó sẽ pát triển và gây nên nhiều bệnh phát sinh.
Đầu tiên, chúng ta nên đặt vấn đề bảo vệ nông nghiệp lên hàng đầu, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, hạn chế ô nhiễm đất nông nghiệp là cách duy nhất để phát triển nông nghiệp một cách lâu dài. Nâng cao lợi ích của sản xuất nông nghiệp như đảm bảo một số lượng nông nghiệp tương xứng, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của người dân. Nghiêm cấm việc xả các chất thải, nước thải, nước hút bể phốt, … và một số chất hóa học độc hại ra môi trường đất.
Thứ hai chúng ta lên tăng năng suất sản lượng bằng cách sử dụng gen tăng năng suất, chống chịu sâu bệnh hại để hạn chế dùng thuốc trừ sâu. Đồng thời cho cây trồng chống chọi tốt với thời tiết xấu, duy trì độ phì nhiêu cho đất, trồng thay phiên các loại cây ngắn hạn và dài hạn. Thứ ba chúng ta nên hạn chế thải các chất thải ra môi trường, sử dụng tiết kiệm nguồn nước, xây dựng các hệ thống kênh mương với hệ thống thoát nước tốt. Tiếp theo các nhà máy xí nghiệp cần xử lý tốt các chất thải trước khi cho ra môi trường bên ngoài.
Tuy nhiên quan trọng hơn cả vẫn là ý thức của người dân cần được nâng cao, vì thế cần phải thực hiện các công tác truyền thông đại chúng, tuyên truyền và phổ biến cho người dân những kiến thức căn bản về môi trường đất để trên cơ sở đó họ có trách nhiệm hơn về hành động của mình trong việc bảo vệ môi trường đất.
Xem thêm🌹 Bài Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Đất 🌹ngoài bài thuyết trình về bảo vệ môi trường
Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường Biển
Ô nhiễm môi trường biển là một trong những vấn đề lớn trên toàn thế giới. Các vùng biển hiện nay đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Mà đây lại là một trong các nguyên nhân gây hại tới sức khỏe và các hoạt động sống của con người. Vậy ô nhiễm môi trường biển là gì? Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục như thế nào?
Ô nhiễm môi trường biển là hiện tượng nước biển bị các nguyên nhân khác nhau tác động làm thay đổi tính chất. Gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới các chỉ số sinh hóa của nước biển. Đồng thời, nó gây hại tới sức khỏe con người. Cũng như các sinh vật sống trên biển. Bởi, việc nguồn nước biển ô nhiễm sẽ kéo theo các loài sinh vật dười biển có nguy cơ bị tuyệt chủng. Kèm theo đó là hệ sinh thái, cảnh quan của biển cũng sẽ gặp những tác động tiêu cực và ảnh hưởng nặng nề.
Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia đang đứng trước những thách thức. Nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động. Gây ra thiệt hại nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội của nhiều quốc gia. Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển. Tình trạng ô nhiễm này chính là các hoạt động phát triển kinh tế, đặc biệt từ các nguồn thải công, nông nghiệp và vận tải biển.
Kiểm soát môi trường biển là một trong những phương pháp để bảo vệ môi trường biển hiệu quả nhất. Cần có những hoạt động tuần tra, kiểm soát các hoạt động đánh bắt, khai thác trên biển. Nghiêm cấm những hành vi sử dụng chất nổ, kích điện hay hóa chất độc hại. Những hoạt động này sẽ khiến thủy hải sản bị chết hàng loạt khiến một số loài có khả năng bị tuyệt chủng. Cần có những chế tài xử phạt nghiêm khắc với những hành vi cố tình hay không chấp hành luật pháp của nhà nước.
Ngoài ra, cần quy hoạch hoạt động đánh bắt thủy hải sản theo các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề,… Để tránh tình trạng khai thác tràn lan, không phù hợp và khó quản lí như hiện nay. Xử lý khí thải, rác thải từ hoạt động công nghiệp. Nước thải, chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước biển rất đáng chú ý. Do đó, nhà nước cần yêu cầu những công ty phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải trước khi thải xả ra môi trường.
Bên cạnh việc xây dựng các hệ thống đê, kè, mương,… Để kiểm soát tình trạng thiên tai, lũ lụt,… Chúng ta cần sử dụng một số nguyên liệu có khả năng khử độc, khử khuẩn có nguồn gốc tử thiên nhiên để làm sạch môi trường. Như: vôi, than hoạt tính,… Đồng thời, tích cực phát động những hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường theo định kỳ và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ngay từ trên ghế nhà trường.
Trong những năm gần đây, nước ta đang khủng hoảng trong việc ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường biển. Mà biển có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh tồn của loài người. Bảo vệ biển là bảo vệ môi trường chung của nhân loại, tức là bảo vệ tương lai của loài người.
Đón đọc thêm văn 🌏 Kể Lại Một Việc Tốt Em Đã Làm Để Góp Phần Bảo Vệ Môi Trường 🌏
Đoạn Văn Thuyết Minh Về Bảo Vệ Môi Trường Đơn Giản Nhất
Môi trường hiện nay đang là vấn đề được con người quan tâm hàng đầu và con người đang ngày đêm nỗ lực bảo vệ thiên nhiên, bởi lẽ: “bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. Hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề, không khí nhiều khói bụi, nguồn nước ô nhiễm mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm, cây rừng bị chặt phá rất nhiều và vô tổ chức khiến cho diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh ở mức báo động đỏ, môi trường đất cũng bị suy thoái, sạt lở, bạc màu,…
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do con người: ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên của con người chưa cao, nhiều doanh nghiệp sả thải ra môi trường chưa đúng tiêu chuẩn, con người đốt rừng lấy nơi cư trú, khói bụi xe cộ,… Nguyên nhân khách quan là do những thiên tai của tự nhiên, hỏa hoạn,…
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người: nhiều mầm bệnh được bắt nguồn từ sự ô nhiễm môi trường, Trái Đất bị tàn phá,… Không khí ô nhiễm gây ra những bệnh về đường hô hấp, nước gây bệnh ngoài da, đất thoái hóa làm năng suất nông nghiệp giảm sút,… Các nguồn tài nguyên cạn kiệt dần khiến cho thế hệ sau này khó sinh tồn và đòi hỏi phải tìm ra biện pháp tay thế.
Để khắc phục ô nhiễm môi trường cũng như bảo vệ môi trường, trước hết mỗi cá nhân phải có nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống của mình, từ đó có những hành động thiết thực để bảo vệ. Mỗi tổ chức, quốc gia phải có chính sách bảo vệ môi trường, răn đe và xử lí nghiêm những hành vi phá hoại môi trường. Mỗi người một hành động nhỏ nhưng tạo nên một hiệu ứng lớn, chúng ta hãy trở thành những người tiên phong bảo vệ môi trường ngay từ hôm nay.
Thuyết Minh Về Túi Vải Bảo Vệ Môi Trường Chọn Lọc
Túi vải đang trở thành một biểu tượng của việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu việc sử dụng túi nhựa. Trong bài thuyết minh này, chúng ta sẽ nói về tầm quan trọng của túi vải trong việc bảo vệ môi trường và cách chúng ta có thể tham gia vào cuộc cách mạng này.
Túi nhựa đã trở thành một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chúng tạo ra rất nhiều rác thải nhựa, gây ô nhiễm không khí và nước và gây tổn thương đa dạng sinh học.
Túi vải, ngược lại được sản xuất từ chất liệu tái sử dụng hoặc tái chế. Chúng có thể sử dụng lại hàng trăm lần, giúp giảm lãng phí và giảm tác động lên môi trường.
Ưu điểm môi trường của túi vải phải kể đến như: Sử dụng túi vải giúp giảm lãng phí túi nhựa, giúp giảm nguồn gốc hóa dựng rác thải nhựa. Sản xuất túi vải tiêu tốn ít năng lượng hơn so với túi nhựa, giúp giảm phát thải khí nhà kính. Sử dụng túi vải giảm nguy cơ ô nhiễm động và thực vật trong môi trường nước và đất. Sản xuất túi vải sử dụng ít nước hơn so với túi nhựa.
Và cách tham gia bảo vệ môi trường bằng túi vải đơn giản đó chính là luôn mang theo túi vải khi ra ngoài để tránh sử dụng túi nhựa. Tặng túi vải như là món quà thú vị để khuyến khích người khác sử dụng chúng. Hãy ủng hộ các sản phẩm túi vải được làm từ chất liệu tái sử dụng.
Sử dụng túi vải là một cách dễ dàng để mọi người đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và giảm lãng phí. Chúng ta có thể tạo sự thay đổi tích cực trong thế giới nếu cùng nhau thực hiện cuộc cách mạng từ túi nhựa đến túi vải.
Thuyết Minh Về Bảo Vệ Môi Trường Lớp 8
Việt Nam là quốc gia được đánh giá có tiềm năng du lịch biển đảo rất lớn với 3.260 km bờ biển, hơn 2.700 hòn đảo, cụm đảo lớn nhỏ và 125 bãi tắm thu hút hàng chục triệu lượt du khách mỗi năm. Tuy nhiên, do sự thiếu ý thức của không ít du khách, người dân địa phương, ngư dân cùng sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng đã khiến nhiều khu du lịch biển đang phải đổi đối mặt với tình trạng ô nhiễm rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa.
Trong số các nguồn thải ra biển, có thể kể đầu tiên là nguồn thải từ hoạt động dân cư ven biển. Bên cạnh đó, nước thải phát sinh từ tàu biển và phương tiện hàng hải, nhà máy đóng mới – sửa chữa tàu biển, cảng biển, bãi và kho chứa hàng. Trong đó, nước thải công nghiệp tàu biển thường chứa hàm lượng cao dầu khoáng, hóa chất tẩy rửa và kim loại nặng đe dọa nghiêm trọng chất lượng nước biển khu vực tiếp nhận nước thải.
Ngoài ra, các sự cố tràn dầu đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các hệ sinh thái biển, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô. Đó còn là hàng chục ngàn cơ sở nuôi trồng thủy sản trên khắp các tỉnh, thành trên cả nước thực hiện nuôi trồng tại các vùng cửa sông, cửa biển gây suy thoái hoặc giảm diện tích các hệ sinh thái. Việc sử dụng các hóa chất độc hại vào việc đánh bắt hải sản cũng làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm.
Thêm vào đó, các con sông đều đổ ra biển, kéo theo đó là nguồn ô nhiễm từ đất liền mang ra như chất thải công nghiệp, nông nghiệp, hóa chất, rác, các loại phế thải, nước thải chưa được xử lý… Sự thiếu ý thức của du khách cùng các hoạt động dịch vụ du lịch biển chạy theo số đông càng khiến ô nhiễm biển thêm trầm trọng.
Chỉ riêng ở vịnh Hạ Long, hơn 100 tấn rác mỗi tháng được thu gom, trong đó 70% là rác thải nhựa. Cá biệt, ngày cao điểm, có khoảng 10 tấn rác được thu gom từ vịnh đem vào bờ tiêu hủy, trong đó hầu hết là rác thải nhựa.
Đã đến lúc không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, sự kêu gọi chung chung mà cần những cam kết có tính ràng buộc đi kèm mức xử phạt nghiêm minh, thích đáng cùng những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường biển một cách mạnh mẽ.
Cần xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật, tổ chức bộ máy về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển; vận động chính quyền địa phương đẩy mạnh hệ thống chế tài xử lý vi phạm về quản lý rác thải biển; hỗ trợ mô hình doanh nghiệp tái chế rác thải nhựa; khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sản xuất các loại vật liệu thân thiện với môi trường thay thế cho các sản phẩm nhựa, ni-lông sử dụng một lần tại các khu du lịch.
Bên cạnh đó, tăng cường hiệu quả thu gom rác thải nhựa, túi ni-lông; hướng tới giảm thiểu lượng rác thải cần xử lý thông qua việc đẩy mạnh tái chế, phân loại tại nguồn, hạn chế lượng chất thải phải chôn lấp, nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về sử dụng bền vững tài nguyên biển, đảo, thân thiện với môi trường, đặc biệt với khách du lịch nói không với đồ nhựa chỉ sử dụng một lần.
Xem thêm 🌿 Thuyết Minh Về Ô Nhiễm Môi Trường 🌿ngoài bài thuyết trình về bảo vệ môi trường