Dàn Ý Tả Cây Chuối Lớp 4, 5 [28+ Mẫu Ngắn Hay Nhất]

Dàn Ý Tả Cây Chuối Lớp 4, 5 ❤️️ 28+ Mẫu Ngắn Hay Nhất ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Dàn Bài Được SCR.VN Chọn Lọc Và Chia Sẻ Giúp Học Sinh Làm Văn Hay.

Cách Lập Dàn Ý Tả Cây Chuối

Với các bước hướng dẫn cách lập dàn ý tả cây chuối cụ thể dưới đây, các em học sinh có thể dễ dàng nắm vững phương pháp làm văn miêu tả cây cối.

👉 Bước 1: Giới thiệu về cây chuối

  • Cây chuối được trồng ở đâu?
  • Em quan sát cây trong dịp nào?

👉 Bước 2: Miêu tả cây chuối.

-Hình dáng cây chuối:

  • Thân cây cao, thẳng tắp.
  • Lá chuối lớn mọc ở ngọn chuối
  • Hoa chuối màu đỏ đậm
  • Quả chuối non màu xanh, khi chín ngả sang màu vàng tươi

-Công dụng của cây chuối:

  • Quả chuối ngọt, giàu dinh dưỡng
  • Lá chuối dùng để gói bánh, khi khô dùng để nhóm bếp
  • Hoa chuối dùng làm rau sống
  • Thân chuối thái mỏng có thể làm thức ăn cho gia súc

👉 Bước 3: Tình cảm của bản thân

  • Yêu và trân trọng giá trị của cây chuối
  • Lời hứa chăm sóc cây.

Lập Dàn Ý Tả Cây Chuối Đang Trổ Buồng – Mẫu 1

Việc lập dàn ý tả cây chuối đang trổ buồng sẽ giúp các em học sinh liệt kê những chi tiết cần miêu tả để xây dựng bài văn đầy đủ nhất.

1.Mở bài: Giới thiệu về cây chuối đang có buồng mà em muốn miêu tả.

2.Thân bài:

a. Miêu tả khái quát cây chuối:

  • Cây chuối được trồng ở đâu? Do ai trồng và chăm sóc?
  • Cây chuối đó thuộc giống chuối gì? Cây có cao lớn không?
  • Việc chăm bón cho cây có khó khăn không? Cây trồng bao lâu thì mới có trái như bây giờ?

b. Miêu tả chi tiết cây chuối:

Rễ (gốc cây):

  • Tròn như một loại củ nên gọi là củ chuối, nằm vùi dưới đất
  • Có nhiều chiếc rễ con nhỏ mọc ra để hút nước và chất dinh dưỡng

Thân cây:

  • Thẳng, to như bắp đùi, càng lên cao càng nhỏ lại
  • Thân chuối không đặc một khối như cây thân gỗ, mà thực chất gồm nhiều lớp cuộn chặt vào nhau
  • Lớp vỏ ngoài cùng thân chuối có màu xanh, trơn bóng, không bị bám nước
  • Các lớp vỏ ngoài cùng gắn với các chiếc lá ở trên, khi lá già và héo phần vỏ đó sẽ chuyển sang màu nâu xám và tuột dần về gốc

Lá cây:

  • Cây chuối không có nhiều lá, thường chỉ độ mười đến mười lăm lá
  • Lá chuối to và dài nên gọi là tàu lá chuối
  • Lá chuối có thể dài đến hơn một mét rưỡi, bề ngang khoảng 60 đến 80 cm
  • Lá chuối lúc còn non có màu xanh nõn, cuộn lại như phong thư, càng lớn sẽ chuyển màu xanh sẫm và mở bung ra, ngửa lên trời

Buồng chuối:

  • Mọc ra từ ngọn cây – cùng gốc với các tàu lá
  • Mỗi cây chuối chỉ cho một buồng duy nhất
  • Lúc đầu sẽ xuất hiện một bông hoa chuối hình búp hoa lớn chừng bắp tay màu tím
  • Hoa chuối nở để lộ các chùm hoa mọc xen kẽ nhau
  • Hoa chuối nở sẽ kéo dài ra, mỗi chùm hoa cách nhau một đoạn
  • Mỗi chùm hoa sẽ đậu thành một nải chuối, một buồng có thể có từ 5 đến 8 nải

Quả chuối:

  • Quả chuối thon, dài và cong cong như trăng khuyết
  • Quả có thể dài một gang tay, bề ngang chừng 3 ngón tay
  • Khi chín, vỏ chuối chuyển màu vàng và tách hẳn với phần thịt bên trong nên dễ bóc
  • Thịt chuối mềm, thơm, ngọt dịu rất dễ ăn và tốt cho sức khỏe

3.Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây chuối đó.

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Tả Cây Chuối 🌼 15 Bài Văn Tả Về Cây Chuối Tiêu

Dàn Ý Tả Cây Chuối Hay Nhất – Mẫu 2

Đón đọc dàn ý tả cây chuối hay nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng quan sát và miêu tả sự vật.

1/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về cây chuối – loài cây gần gũi, thân thuộc ở Việt Nam.

Ví dụ: Nhắc tới cây chuối, ông cha ta thường có câu ca:

Bắp chuối mà gói sầu đâu
Vừa đắng vừa chát, mời nhau làm gì? (Ca dao)

Dường như câu ca ấy đã đi vào sâu thẳm tiềm thức của mỗi người dân đất Việt, đã khái quát những đặc điểm của cây chuối – một loài cây bình dị, thân thuộc và gắn bó với hàng triệu người dân Việt Nam.

2/ Thân bài:

a/ Những đặc điểm chủ yếu của cây chuối:

  • Loài cây thân giả bởi lẽ thân thật của nó là củ chuối ở sâu trong lòng đất.
  • Thân của mỗi cây chuối có chiều cao từ 3-5 mét, hình trụ dài, màu sắc của thân chuối thay đổi theo độ trưởng thành của cây: lúc cây còn non có màu xanh nõn nà nhưng khi về già nó lại có màu nâu đỏ.
  • Lá chuối: mọc từ giữa thân cây. Ban đầu nó cuộn tròn lại như một chồi cây, đâm thẳng lên ngọn cây rồi dần dần nở bung ra và xòe đều ra các phía của thân cây
  • Hoa chuối: màu đỏ sẫm, hình như đóa hoa sen
  • Quả chuối: nằm cuộn mình ở trong nó. Số nải chuối của mỗi cây chuối có thể khác nhau song dao động từ 5-20 nải.

b/ Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chuối

  • Trước hết người ta đào một số sâu rồi cho phân lót vào trong đấy. Sau đó, dùng củ chuối hoặc cây chuối đã được ươm mầm để trồng.
  • Sau khi trồng chuối, người ta tưới nước để giữ độ ẩm cho đất nhằm tạo điều kiện tốt nhất để cây sinh trưởng, phát triển.
  • Chuối sẽ ra quả sau khoảng ba tháng, trong thời gian ấy, cần cung cấp chất dinh dưỡng và nước cho cây.
  • Thêm vào đó, khi chuối đã ra hoa, có quả, để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển và cho quả to, người ta thường cắt bỏ bớt những nải chuối ở cuối cùng.

c/ Vai trò, ý nghĩa của cây chuối trong đời sống của con người Việt Nam

  • Thân và lá cây chuối là nguồn thức ăn thiết yếu cho gia súc, gia cầm.
  • Lá chuối còn được dùng để gói các loại bánh như bánh tày, bánh nếp, bánh nậm,…
  • Quả chuối có vai trò và giá trị thiết thực với con người hơn cả, quả chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho con người và có thể chế biến được nhiều món ăn.
  • Quả chuối xanh có thể dùng để ăn sống, nấu canh hay nấu với lươn thì thật tuyệt.
  • Quả chuối khi chín ăn rất ngọt và thơm.
  • Chuối là loại trái cây không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên mỗi dịp giỗ hay Tết đến xuân về.

3/ Kết bài: Khái quát về vai trò, vị trí của cây chuối.

Ví dụ: Cây chuối là một trong số những loài cây gần gũi, thân thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Dẫu thời gian có trôi đi thì cũng không loại quả nào có thể thay thế được vị trí của cây chuối trong đời sống của những người con đất Việt.

Khám phá thêm 💧 Thuyết Minh Về Cây Chuối 💧 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay

Dàn Ý Tả Cây Chuối Ngắn Gọn – Mẫu 3

Chia sẻ dưới đây dàn ý tả cây chuối ngắn gọn giúp học sinh liệt kê súc tích những nội dung trọng tâm của bài văn.

  1. Mở bài: Giới thiệu về cây chuối mà em muốn miêu tả.

Ví dụ: Trong góc vườn nhà em, trông mấy bụi chuối tiêu. Bình thường, mọi người không hay ra đó lắm, nhưng mấy ngày gần đây thì khác. Từ sáng đến đối, mọi người ra xem cây chuối không biết bao nhiêu lần. Bởi vì, cây chuối đã có quả – buồng chuối đầu tiên do gia đình em trồng.

  1. Thân bài

a. Miêu tả cây chuối:

  • Cây chuối cao chừng 2m, thẳng đứng, nay vì có buồng chuối rất nặng nên nghiêng hẳn sang một bên
  • Thân chuối to như cột nhà, càng lên cao thì nhỏ dần
  • Song song với thân chuối là giá đỡ bằng gỗ do bố làm để đỡ buồng chuối, giúp giảm sức nặng cho cây
  • Bề mặt thân chuối trơn bóng chứ không thô ráp, sần sùi như các cây ăn quả khác
  • Lá chuối to và dài, những lá ở dưới có lá dài đến 150cm
  • Những lá chuối non sẽ có màu xanh nhạt hơn và cuộn lại, dựng thẳng, càng lớn màu lá sẽ đậm dần và duỗi thẳng ra

b. Miêu tả buồng chuối:

  • Quả chuối lúc này còn xanh nên khá cứng
  • Quả chuối có hình trụ dài như ống bút, bề ngang to khoảng 3 ngón tay, chiều dài tầm 15 đến 20cm
  • Cây chuối chỉ có một buồng duy nhất, buồng gồm có 5 nải, mỗi nải có từ 15 đến 18 quả chuối
  1. Kết bài: Tình cảm, suy nghĩ của em dành cho cây chuối

Ví dụ: Em rất thích cây chuối. Mỗi ngày khi đi học về em đều ra vườn tưới nước cho cây. Và mong chờ những trái chuối trên kia thật nhanh chín, để em được thưởng thức những trái ngọt tuyệt vời ấy.

Dàn Ý Tả Cây Chuối Ngắn Nhất – Mẫu 4

Tham khảo mẫu dàn ý tả cây chuối ngắn nhất dưới đây để có thể nhanh chóng ôn tập cho bài kiểm tra văn trên lớp.

1.Mở bài: Giới thiệu về cây chuối

2.Thân bài:

a. Đặc điểm:

  • Mọc thành bụi tầm ba bốn cây
  • Là loài thân thảo lớn nhất, sinh trưởng ở vùng ẩm ướt.
  • Cao từ 2-8m, gốm nhiều bộ phận như thân, lá, củ, hoa và quả.
  • Thân chuối: là thân giả, hình trụ, cao từ 6-7,6m, cao thẳng và trơn nhẵn, được hình thành từ các bẹ chuối xếp lớp lên nhau, màu xanh nhạt.
  • Lá: hình xoắn, có thể dài từ 2-3,2m, màu xanh đậm, lá non màu xanh nhạt, to bản tầm 60cm.
  • Củ chuối: thân ngầm, nằm dưới đất, mọc rễ chùm, hình nửa tròn, tiếp giáp với thân, màu nâu.
  • Hoa chuối: Lưỡng tính. Hoa cái thành quả, hoa đực thành bắp.
  • Quả chuối: ra thành buồng gồm nhiều nải, mỗi buồng tầm 3-20 nải, mỗi nải gồm nhiều quả. Quả xanh màu xanh vị chát, quả chín màu vàng vị ngọt. Quả chuối chứa nhiều vitamin A, C, Kali.

b. Tác dụng:

  • Chuối chín phòng bệnh tim mạch, ung thư,…
  • Chuối xanh ăn kèm với thịt luộc, hay có thể nấu chung với cá, ốc…
  • Lá có thể gói bánh, lá khô làm dây buộc, …
  • Thân củ làm nộm, salad, …

3.Kết bài: Cảm nghĩ về cây chuối.

Mời bạn tham khảo 🌠 Tả Quả Chuối 🌠 15 Bài Hay Tả Thân, Lá, Hoa, Rễ, Buồng Chuối

Dàn Ý Tả Cây Chuối Chi Tiết – Mẫu 5

Mẫu dàn ý tả cây chuối chi tiết dưới đây sẽ giúp các em học sinh triển khai bài văn đầy đủ ý, hạn chế thiếu sót.

1.Mở bài: Giới thiệu cây chuối (Cây chuối sứ bố em trồng từ mấy tháng trước đã trổ buồng tươi tắn, còn cả bắp chuối chưa cắt.)

2.Thân bài:

a. Tả bao quát:

  • Chuối mẹ to nhất bụi chuối, mập mạp và vững chãi.
  • Thân chuối mẹ xanh mướt.
  • Lá già vàng khô, quắt lại rũ xuống, lá xanh to xòe rộng che mát cả gốc chuối.

b. Tả chi tiết:

  • Chuối mẹ đã được tám tháng tuổi, tròn mập và trổ buồng. Từ chính giữa ngọn, cuống buồng chuối trổ ra cong oằn xuống đeo một bắp chuối to mập, màu tím đỏ.
  • Vài ngày sau, từng lớp bắp chuối bung ra, ló từng nải chuối nhỏ xíu bằng bàn tay với những trái chuối nhỏ tí bằng ngón tay út.
  • Trong vài ngày, các lớp ngoài của bắp chuối bung ra rơi xuống đất, để lộ quầy chuối đeo lói bắp chuối nhỏ bằng bắp tay người lớn.
  • Bố cắt bắp chuối làm rau ăn rất tuyệt.
  • Ngày qua ngày, trái chuối to dần, tròn căng lên. Buồng chuối to dần, sà xuống.
  • Sau ba tháng, nải chuối già, quả to tròn, da xanh mát tựa như phủ một lớp phân trắng mỏng tang. Cuống râu trên trái cũng rụng đi, để lại một núm màu đen trên đầu trái chuối. Lá của cây chuối mẹ già đi trông thấy. Bên cạnh chuối mẹ, cây chuối con cũng đã trưởng thành. Cả bụi chuối xanh um, tàu lá xòe rộng như một cái ô tô và đẹp, che mát một góc vườn.
  • Bố cắt buồng chuối vào nhà rồi cắt từng nải theo cuống buồng.

c. Sự chăm sóc của bố đối với bụi chuối:

  • Bố tách cây con cho cây lớn phát triển.
  • Bố làm sạch cỏ dại, ủ lá khô cho gốc chuối ẩm ướt.
  • Em giúp bố làm gì? (em giúp bố tưới nước, cắt bớt lá khô, lá già.)

d. Ích lợi của cây chuối:

  • Sau khi cắt buồng, thân chuối dùng để chăn nuôi.
  • Lá chuối dùng gói bánh, gói nem chả.
  • Trái chuối ăn ngon, bổ, giàu dinh dưỡng.

3.Kết bài: Nêu cảm xúc của em khi ngắm cây chuối

  • Thích thú và biết ơn bố đã trồng, có trái chuối ăn ngon, bổ
  • Yêu thích vườn nhà, yêu cây xanh, mở mang kiến thức về sự phát triển của cây trái

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Dàn Ý Tả Miêu Cây Chuối Nâng Cao – Mẫu 6

Với dàn ý tả miêu cây chuối nâng cao dưới đây, các em học sinh có thể trau dồi thêm cho mình những ý văn hay và đặc sắc.

I/ Mở bài: Giới thiệu chung về cây chuối (loài cây quen thuộc, mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống,…).

Ví dụ: Đất nước Việt Nam ta được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều loại trái cây thơm ngon. Mỗi loài mang một hương vị khác nhau, một hình dáng khác nhau. Và có lẽ về sự dẻo thơm thì chuối là loại quả thơm ngon nhất trong số tất cả các loại hoa quả.

II/ Thân bài:

a. Đặc điểm:

  • Là loại cây thân thảo lớn nhất có thân giả mọc từ thân ngầm, cây mọc thành bụi, mỗi cây có thể cao từ 2- 8 m.
  • Lá chuối rộng khoảng 60cm, dài khoảng 3.5m, màu xanh,…
  • Có hoa lưỡng tính gồm một hoa đực ở đầu (bắp chuối) và hoa cái mọc phía trên có thể tạo quả mà không cần thụ phấn.
  • Quả còn sống có màu xanh, tương đối cứng, vị chát; khi chỉ ngả sang màu vàng, vị ngọt, mềm.
  • Các quả ra theo nải, mỗi khoảng 20 quả, các nải chuối kết thành tầng thành một buồng chuối.

b. Giá trị của cây chuối:

  • Lá chuối tươi dùng để bao bọc thực phẩm, gói bánh, gói xôi,…
  • Gân lá khô có thể dùng làm dây buộc.
  • Thân chuối non có thể dùng chế biến các món gỏi, trộn với hỗn hợp khác làm thức ăn cho vật nuôi,…
  • Hoa (bắp chuối) được dùng để ăn như một loại rau.
  • Quả chuối là loại quả ngon giàu giá trị dinh dưỡng có thể ăn sống, ăn chín, đun nấu hoặc chế biến theo nhiều cách.

c. Ý nghĩa của cây chuối:

  • Là loại cây có ích, cung cấp nguồn thực phẩm, làm phong phú nền ẩm thực, mang lại nguồn lợi to lớn cho con người.
  • Quen thuộc và gắn bó với đời sống vật chất, tinh thần của con người nói chung và người Việt Nam nói chung (thơ ca, hội họa, văn nghệ,…).

III/ Kết bài: Nêu nhận định, suy nghĩ về cây chuối (loài cây có giá trị cao, có ích, thân quen,…).

Ví dụ: Cây chuối gắn liền với cuộc sống nông thôn, với đất nước, dân tộc ta. Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và đã dâng hiến tất cả cho con người Việt Nam, từ đời sống vật chất cho tới đời sống tinh thần. Cây chuối là niềm tự hào không chỉ của thiên nhiên, của đất mẹ mà còn của nông dân Việt Nam; cây chuối sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người.

Đón đọc tuyển tập 🌹 Dàn Ý Tả Cây Ăn Quả 🌹 18 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất

Dàn Bài Tả Cây Chuối Chọn Lọc – Mẫu 7

Chia sẻ mẫu dàn bài tả cây chuối chọn lọc dưới đây giúp mang đến cho các em học sinh những gợi ý làm bài độc đáo.

I. Mở bài: Giới thiệu cây chuối

Ví dụ: Trong các loài cây ăn quả như ổi, đào, táo….em yêu thích nhất là cây chuối.

II. Thân bài :

a. Tả bao quát cây chuối:

  • Nhìn từ xa cây chuối như cái cột đâm thẳng lên bầu trời.
  • Màu xanh mát của cây chuối mới dễ chịu làm sao.

b. Tả chi tiết:

  • Cây chuối cao khoảng 0.5m đến hơn 2m. Những cây chuối non cao khoảng nửa mét, những cây chuối lớn hơn cao khoảng 1m.
  • Thân cây to như cái cột đình nhẵn nhụi và trơn bóng được ghép lại từ các bẹ chuối có màu xanh non.
  • Rễ chuối nhỏ màu nâu thâm đen mọc xung quanh gốc chuối và cắm sâu xuống mặt đất như những đứa con đang ôm sát lấy mẹ.
  • Tàu chuối ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn. Mặt lá phía trên có màu xanh đậm hơn mặt lá phía dưới. Ở trên ngọn lá chuối là nõn chuối.
  • Những tàu lá chuối non chưa mở giống như một phong thư vẫn còn đang khép kín.
  • Khi cổ cây chuối mập tròn rụt lại thì cũng là lúc hoa chuối lấp ló. Hoa chuối có màu hồng tím như những ngọn lửa hồng giữa bầu trời, trông rất đẹp nó to khoảng bằng bắp chân người lớn. Khi hoa chuối càng to cây nghiêng mình sang một bên. Khi hoa già thì các nải lần lượt xuất hiện.
  • Các nải ra trước dần lớn lên thì các nải sau cũng xuất hiện và lớn lên nhưng vẫn nhỏ hơn các anh sinh sớm hơn.
  • Các quả chuối màu xanh khi còn non đều thành hai hàng cong cong như vầng trăng khuyết .Đầu mỗi quả chuối có râu màu đen. Khi chín quả chuối sẽ chuyển sang màu vàng, nếu để lâu quả sẽ bị thâm và nhũn ăn sẽ không ngon
  • Cây chuối đều rất có ích. Thân và củ cây chuối để làm thức ăn cho gia súc, lá chuối để gói bánh chưng, bánh giò. Hoa để làm nộm ăn rất ngon. Quả chuối khi chín để ăn rất ngon, nó cũng là một loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết.
  • Chuối cho rất nhiều vitamin bổ dưỡng cho sức khỏe. Chuối có thể dùng để chế biến chuối khô sấy, chè chuối, bánh chuối, kẹo chuối. Những hàng chuối xanh hai bên đường làm nên nét biểu tượng của văn hóa làng quê Việt Nam .

III. Kết bài: Cảm nghĩ của em về cây chuối

Giới thiệu đến bạn 🌟 Tả Cây Ăn Quả 🌟 15 Bài Văn Tả Hay Nhất

Dàn Bài Miêu Tả Cây Chuối Đơn Giản – Mẫu 8

Tham khảo dàn bài miêu tả cây chuối đơn giản dưới đây để nắm được những ý văn cơ bản và trọng tâm nhất.

1.Mở bài: Chuối là loài cây dễ trồng và rất phổ biến ở Việt Nam…

2.Thân bài

a) Miêu tả:

  • Mọc thành bụi, thành rừng, mọc chen chúc
  • Thân chuối hình cột được cấu tạo bởi vô số những bẹ hình vòng cung màu trắng xanh.
  • Nếu cắt mặt ngang, sẽ thấy vô số ô nhỏ hình mắt cáo như tổ ong -> rỗng -> xốp -> nổi
  • Lớp bẹ ngoài cùng do tác động của nắng gió -> ngả màu nâu > mềm dai như chiếc áo tơi bảo vệ áo thân.
  • Lá chuối tập trung hết trên ngọn, tàu lá chuối dài từ 1,5 -> 2m
  • Mặt lá trên xanh lục đậm, mặt dưới xanh nhạt, chi chít những đường gân song song đều tăm tắp.
  • Những tàu lá vươn ra tứ phía như những cánh tay .
  • Lá chuối non mới nhú, màu cốm, nõn nà, vươn thẳng như cánh buồm.
  • 2-3 tháng, cây chuối trưởng thành sẽ trổ hoa. Bắp chuối hình thoi với nhiều lớp áo màu đỏ tía, mỗi lớp ôm ấp những đài hoa bé như ngón tay mà sau này trở thành những nải chuối.
  • 1 buồng chuối có hơn 10 nải nặng trĩu nên cây oằn mình đỡ lấy
  • Khi những nải chuối lớn dần, người ta chặt bỏ bớt bắp chuối.

b) Đặc điểm sinh trưởng

  • Thích nghi với khí hậu nhiệt đới
  • Ưa nước, thường trồng cạnh ao hồ
  • Sinh trưởng nhanh -> 1 cây thành 1 bụi
  • Rễ chuối không bám chặt vào đất -> dễ ngã

c) Công dụng

  • Cống hiến tất cả cho con người
  • Lá chuối gói thực phẩm
  • Quả chuối là nguồn bổ sung năng lượng hoàn hảo, có thể dùng tươi hay đem chiên, ăn chè, bánh , kẹo
  • Quả xanh (chuối chát) xắt lát ăn với món cuốn

3.Kết bài: Nêu vị trí của cây chuối hiện nay

Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Tả Cây Chuối Lớp 2 🍀 15 Bài Văn Miêu Tả Ngắn Hay Nhất

Dàn Ý Văn Tả Cây Chuối Lớp 4 – Mẫu 9

Đón đọc dàn ý văn tả cây chuối lớp 4 dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý văn hay để bổ sung vào bài viết của mình.

1.Mở bài: giới thiệu cây chuối đang có buồng, cây trồng ở đâu? (góc vườn), do ai trồng (ông em trồng), thuộc loại chuối gì? (chuối sứ, chuối già, chuối cau…)

2.Thân bài:

a. Tả bao quát:

  • Nhìn từ xa: Cây chuối có buồng cao to nhất trong bụi chuối, quanh cây có dăm bảy cây chuối con lớn nhỏ cao thấp suýt soát nhau, có cây cao gần hàng cây chuối mẹ, cỏ cây bé tí mới nứt lên từ gốc chuối.
  • Đến gân: Gốc cây mẹ to bằng một vòng tay em cao độ 3 mét, thân cây lên cao thon nhỏ lại.
  • Thân cây chuối trơn láng, xanh bóng, sờ mát tay.

b. Tả từng bộ phận của cây:

  • Lá chuối to; trái rộng như cái máng úp, vươn rộng ra xung quanh như một cái ô xanh biếc. Càng lên cao, lá nhại màu dần, lá non nhú ra cuộn tròn chĩa thẳng lên trời như một mũi kiếm.
  • Lá chuối già khô vàng, quắt lại, rũ lòa xòa xuống gốc.
  • Buồng chuối: cuống buồng to bằng cồ tay trổ ra từ giữa nách chuối, cong oằn, chĩa xuống đất đeo xung quanh năm bảy nải chuối. Nải chuối con xanh ngất, bé xíu, trái chuối chỉ to hơn ngón tay cái, mỗi trái chuối đều có một cuống râu màu đen. Nải chuối thấp là nái chuối bé nhất.
  • Bắp chuối: phần cuối cùng của buồng chuối, màu đỏ tím, từa tựa một búp sen thon dài quá khô. Bắp chuối có thể cắt về làm rau, trộn gỏi rất ngon.

c. Sự chăm sóc cây chuối của ông:

  • Ông vun gốc ủ lá cho ấm đất, ông cắt bó lá khô xấu.
  • Ông tách cây chuối con để chuối mẹ phát triển, trổ buồng, trái to, lớn nhanh.

d. Ích lợi của cây chuối:

  • Cho quả ăn bổ, ngọt thơm.
  • Lá chuối dùng gói bánh, gói nem chả.
  • Thân chuối để chăn nuôi, làm đồ mỹ nghệ xuất khẩu.

3.Kết luận: Nêu cảm xúc của em

Ví dụ: Em biết ơn ông trồng cây để có quả ngon bổ cho gia đình ăn. Vườn nhà mát mẻ, tươi tắn nhờ màu xanh của cây lá ông trồng.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Tả Cây Chuối Lớp 4 ☀️ 15 Bài Văn Tả Về Cây Chuối Tiêu Hay

Dàn Ý Tả Cây Chuối Lớp 4 Ngắn Gọn Nhất – Mẫu 10

Mẫu dàn ý tả cây chuối lớp 4 ngắn gọn nhất dưới đây sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả.

1.Mở bài: Giới thiệu cây chuối đang có buồng ở vườn nhà em.

2.Thân bài:

a. Tả bao quát:

  • Cây chuối to, cao mọc thành bụi xanh tốt.
  • Nhìn từ xa cây chuối mọc xúm xít lại với nhau như một gia đình

b. Tả chi tiết:

  • Rễ như con giun bám vào đất.
  • Gốc phình to hơn thân.
  • Thân xốp nhẵn bóng như cột đình, có màu đỏ tía.
  • Lá to và dài. Lá già màu xanh thẫm, lá non xanh nõn, lá khô héo rũ xuống thân.
  • Hoa chuối lúc mới ra nhọn, chỉa thẳng lên trời.
  • Buồng chuối dài to, trĩu xuống.
  • Quả chuối như ngón tay úp sát vào nhau.
  • Chuối chín ăn ngon và bổ.

3.Kết luận: Cây chuối có nhiều lợi ích, lá dùng để gói bánh, quả để ăn, thân cây là thức ăn của lợn.

Dàn Ý Về Tả Cây Chuối Lớp 4 Đầy Đủ – Mẫu 11

Tham khảo dàn ý về tả cây chuối lớp 4 đầy đủ dưới đây để linh hoạt vận dụng và hoàn thành tốt bài tập làm văn.

1.Mở bài: Giới thiệu loài cây định tả

Ví dụ: Nhà em có trồng rất nhiều loại cây ăn trái, cây nào cũng xanh tốt, sum suê và cho nhiều trái ngọt, nào là cam, bưởi, sầu riêng, rồi xoài, mít,… ăn mãi không hết. Trong số đó, bố em có dành riêng một góc vườn để trồng một bụi chuối, vì chuối rất tốt cho sức khỏe lại dễ ăn.

2.Thân bài:

a. Tả bao quát:

  • Cây chuối to vượt hơn hẳn những cây chuối khác mọc chung quanh. Và trên ngọn cây có một cái buồng con con, xanh lè đang đung đưa theo gió, hóa ra cây đã đang trổ buồng rồi.
  • Thân cây mọc thẳng đuột, cao chừng 2m, lá tỏa ra trông như cái dù xanh lớn.

b. Tả chi tiết:

  • Thân cây to chừng bằng bắp đùi của một người lớn, có khi còn to hơn thế nữa, có màu xanh lục nhạt, được ghép tại từ nhiều lớp bẹ mọng nước, bề ngoài bóng láng, trơn tuột như bôi mỡ.
  • Cây có rất nhiều lá, tàu nào tàu nấy to bản, mỡ màng, tràn đầy sức sống. Lá chuối xanh thẫm, dày dặn, mặt trên thì nhẵn nhụi, mặt dưới thì có màu xanh nhạt hơn chút, được phủ một lớp phấn trắng mỏng nhẹ, sờ vào thấy mềm và mịn.
  • Trên ngọn cây trồi ra một cái hoa chuối to bự màu tím sẫm, thuôn nhọn như cái búp sen chưa nở. Cuống hoa màu xanh tươi, to bằng cổ tay người lớn, trên đó cũng đã gắn sẵn mấy nải chuối xanh non mơn mởn.
  • Càng về phía búp chuối các nải chuối càng nhỏ dần, có nải còn đang nằm khép nép dưới cánh hoa đang bung ra, mang một màu trắng sữa mỡ màng.
  • Cuối cùng là búp chuối to tím thẫm vẫn đang treo lơ lửng.

3.Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em

  • Hằng ngày, em vẫn đều đặn ra trông nom cây chuối đang trổ buồng ấy, em muốn quan sát thật kỹ càng buồng chuối lớn lên từng ngày.
  • Hi vọng cây sẽ thật xanh tốt cho đến ngày bố em hạ buồng chuối, để chúng em được thưởng thức những quả chuối thơm ngọt, bổ dưỡng.

Tiếp tục tham khảo 🔥 Dàn Ý Tả Cây Na 🔥 8 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất

Dàn Ý Tả Cây Chuối Lớp 5 Hay – Mẫu 12

Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý tả cây chuối lớp 5 hay để các em học sinh luyện tập trau dồi cách xây dựng hình ảnh miêu tả.

1.Mở bài

  • Giới thiệu đối tượng định tả: Cây chuối đang có buồng
  • Ở đâu, do ai trồng, thuộc loại gì?

2.Thân bài

a. Tả khái quát:

  • Từ xa nhìn lại: Cây chuối cao to giống như một người mẹ dịu hiền đang chở che những đứa con nhỏ bé của mình
  • Lại gần: Quanh cây chuối mẹ là những cây con cao thấp đứng chen chúc cạnh nhau. Cây chuối đang có buồng đứng nặng nề, hơi nghiêng về một bên

b. Tả chi tiết từng bộ phận của cây:

  • Thân cây chuối: Một người ôm mới xuể, mặt thân nhẵn bóng, láng mịn, bên ngoài khoác thêm chiếc áo hơi thô, càng lên cao càng
  • Tàu lá chuối: To bản, dài, lá xanh mướt, mặt lá mịn màng nổi cả gân xanh; lá già khô vàng, quắt lại rủ xuống dưới mặt đất; là mới nhú vươn cao, hướng thẳng lên trời
  • Buồng chuối: To, nặng trĩu, ghì gần sát đất, chứa rất nhiều nải chuối
  • Nải chuối to nhỏ xếp sát cạnh nhau quanh cuống buồng to trổ ra từ thân, màu xanh đậm, càng xuống thấp, nải chuối càng nhỏ
  • Quả chuối: Quả to nhất đã bằng 2 đầu ngón tay, quả nhỏ nhất mới chỉ bằng ngón tay út, màu xanh non, đầu trái có những chấm đen.

c. Tả cảnh vật xung quanh cây chuối:

  • Chim chóc ríu rít hót rộn vang trên mấy cây ăn quả gần đó
  • Ong bướm bay dập dờn từng đàn đi tìm hoa kiếm mật

d. Sự chăm sóc của con người

  • Thỉnh thoảng, bố/ mẹ vun gốc, tưới nước, cắt bỏ lá già
  • Bố làm cái cọc chống lên cây chuối để cây không bị đổ.

3.Kết bài

  • Nêu lợi ích của cây chuối: Cây chuối có rất nhiều công dung, gần như bộ phận nào của cây chuối cũng có ích cho con người
  • Nêu suy nghĩa của em về cây chuối đang có buồng đó: Em sẽ phụ bố mẹ chăm sóc cây chuối để cây luôn mang lại trái ngọt cho cả nhà thưởng thức.

Đừng bỏ qua 🔥 Tả Cây Chuối Lớp 5 🔥 15 Bài Văn Tả Về Cây Chuối Ngắn Hay

Lập Dàn Ý Tả Cây Chuối Lớp 5 Ngắn – Mẫu 13

Mẫu lập dàn ý tả cây chuối lớp 5 ngắn hay dưới đây sẽ là tư liệu cần thiết hỗ trợ các em học sinh trong quá trình làm văn.

I. Mở bài: Giới thiệu về cây chuối

Ví dụ: Cây chuối là một loại cây rất phổ biến ở Việt Nam. Đi khắp vùng quê trên đất nước đều thấy chuối một loại cây mang lại một cảm giác thân thiện và dân dã.

II. Thân bài:

1.Đặc điểm:

a. Hình dạng:

  • Cây chuối thân mềm, hình trụ, tán lá dài mỏng, xanh và mượt.
  • Gốc chuối tròn, rễ chùm ăn sâu dưới đất, và rễ lớn dần theo thời gian.
  • Buồng chuối: Tùy theo mỗi cây mà buồng chuối to nhỏ khác nhau, có những cây chuối trăm quả, nghìn quả và có cả những buồng chuối dài đến tận gốc.
  • Cây chuối rất ưa ẩm nên thường sống bên cạnh ao hồ, hay sông suối
  • Chuối phát triển rất nhanh và mọc thành từng khóm, từng bụi chen chúc.

b. Nơi sinh sống:

  • Cây chuối từng sống nơi ẩm ướt, nên thường mọc bên sông suối, ao hồ.
  • Cây chuối thích nghi với môi trường nhiệt đới
  • Chuối thường không bám chặt trên đất nên thường rất dễ ngã

2. Công dụng:

  • Tất cả bộ phận của cây chuối có thể sử dụng được
  • Lá: Gói bánh, làm thức ăn cho thực vật,…
  • Thân: Thức ăn
  • Quả: Thức ăn
  • Gốc: Thức ăn
  • Chuối góp phần tạo nên các món ăn ngon
  • Quả chuối là một thực phẩm bổ dưỡng
  • Chuối có thể chữa bệnh
  • Làm mặt nạ dưỡng da

3.Ý nghĩa của cây chuối:

  • Trong thơ ca: Chuối đi vào thơ ca một cách thân thuộc và dân dã
  • Trong thi ca: Trong các bức họa đồng quê bên cạnh các con sông luôn gắn với cây chuối
  • Cây chuối rất hữu ích với người dân

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây chuối

Ví dụ: Cây chuối là một loại cây thân thuộc và gắn bó với người dân Việt Nam. Bên cạnh tre, nứa thì chuối cũng một hình ảnh dân dã, thể hiện sự bất khuất của người dân.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Dàn Ý Tả Cây Nho 🌟 9 Mẫu Ngắn Hay Nhất

Lập Dàn Ý Tả Cây Chuối Lớp 7 – Mẫu 14

Việc lập dàn ý tả cây chuối lớp 7 sẽ giúp các em học sinh nắm được những định hướng cụ thể nhất cho bài văn của mình. Tham khảo dàn ý mẫu dưới đây.

I. Mở bài

  • Việt Nam là một trong những nước quanh năm bốn mùa cây trái tốt tươi.
  • Trái cây ở Việt Nam thật phong phú và đa dạng. Mỗi loại trái cây lại có những đặc điểm riêng và có hương vị riêng.
  • Chuối là một trong những loại trái cây có nhiều ở nước ta. Nó có tác dụng thiết thực đến đời sống của con người.

II. Thân bài

a. Xuất xứ, nguồn gốc:

  • Chuối có từ rất lâu và có mặt ở hơn một trăm nước trên thế giới
  • Cây chuối tập trung nhiều ở vùng nhiệt đới như Đông Nam Á.

b. Đặc điểm chung của cây chuối:

  • Chuối thường mọc thành bụi (bụi chuối) và được trồng bằng cách tách rời cây non để trồng. Từ cây non sẽ phát triển thành bụi mới.
  • Chuối có thể cao từ 2 – 8 mét.

c. Đặc điểm các bộ phận của cây chuối:

  • Củ chuối: Là phần nằm dưới đất, có rễ chùm. Củ chuối có hình nửa vòng tròn. Phía dưới tiếp giáp đất có hình nửa vòng tròn, phía trên củ chuối tiếp giáp với thân.
  • Thân chuối (còn gọi là thân giả) bởi thân chuối được tạo nên bởi các bẹ của tàu chuối. Các bẹ này xếp từng lớp bọc lấy nhau tạo thành thân chuối. Thân chuối trơn, bóng có màu xanh hơi vàng.
  • Tàu lá chuối: Trừ phần bẹ thì tàu lá chuối có thể dài tới 2 mét, to, có dọc dài xuôi từ bẹ lên đến đầu tàu lá.
  • Hoa chuối: Hoa chuối thường lưỡng tính. Hoa cái ra phía trên hoa đực. Hoa cái tạo ra những quả chuối phát triển được còn hoa đực thì không sinh sản, còn được gọi là bắp chuối.
  • Buồng chuối: Là toàn bộ phần hoa cái kết thành quả và ngày càng phát triển. Mỗi buồng chuối có từ 3 đến 20 nải. Mỗi nải có thể có 8 quả trở lên. Khi non quả có màu xanh non. Khi già, quả có màu xanh đậm và khi chín quả có màu vàng.

d. Tác dụng của cây chuối:

  • Chuối là loại trái cây ăn vừa mát vừa bổ.
  • Chuối là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước vùng nhiệt đới.
  • Chuối có thể nấu với ốc, với lươn ăn rất ngon.
  • Chuối hột còn được dùng làm vị thuốc.
  • Chuối được bày lên bàn thờ để cúng tổ tiên.
  • Chuối được dùng để nấu chè, chiên lên rất thơm ngon…

III. Kết bài

  • Ở Việt Nam, chuối được trồng rất nhiều. Nó không chỉ phục vụ yêu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu.
  • Chuối không chỉ có giá trị vật chất mà còn có giá trị về mặt tinh thần.

SCR.VN chia sẻ 💕 Dàn Ý Tả Cây Dưa Hấu 💕 10 Mẫu Hay Nhất

Dàn Ý Tả Cây Chuối Lớp 9 – Mẫu 15

Với dàn ý tả cây chuối lớp 9 dưới đây, các em học sinh có thể tham khảo thêm cho mình những thông tin mở rộng và nâng cao để linh hoạt vận dụng khi làm bài.

  1. Mở bài: Giới thiệu cây chuối: trực tiếp hoặc gián tiếp.
  1. Thân bài:

a. Khái quát chung về cây chuối

  • Cây chuối rất phổ biến ở Việt Nam, gắn bó với nhân dân ta từ bao đời nay.
  • Chuối có nhiều công dụng khác nhau và không bỏ phí bất cứ bộ phận nào.
  • Chuối được trồng nhiều ở những miền quê với nhiều giống loài khác nhau.

b. Miêu tả chi tiết:

  • Trung bình cây chuối có độ cao từ 150cm trở lên tùy giống, màu xanh là những bẹ chuối chụm chặt lại với nhau tạo thành, bên trong bẹ chuối có những ô vuông nhỏ rỗng xen kẽ nhau màu trắng ngà; mọc thành bụi, thân mềm, trơn, trên ngọn tỏa ra những tàu lá to.
  • Rễ chuối thuộc họ rễ chùm, không cắm quá sâu xuống lòng đất, bên trong chùm rễ là củ chuối có tác dụng chắt lọc chất dinh dưỡng và nâng đỡ thân chuối.
  • Lá chuối mọc ở phần ngọn, tàu lá khá dài (thường từ 1m trở lên), có màu xanh từ xanh nõn đến xanh đậm tùy vào độ non – già của lá, khá giòn. Những chiếc lá già héo chuyển thành màu vàng nâu rủ xuống phía dưới và dai hơn lá xanh.
  • Hoa chuối màu đỏ thẫm được mọc ra từ chính giữa ngọn cây bở chiếc cuống màu xanh cứng cáp và chúi đầu dần xuống một bên. Hoa chuối được tạo nên từ nhiều cánh chụm lại với nhau. Những cánh hoa đó bung nở dần ra từ ngoài vào trong, khi hoa nở để lộ ra những nải chuối non mơn mởn màu vàng. Những nải chuối đó lớn dần lên, nhiêu nải chuối tạo thành buồng chuối. Trung bình một buồng chuối ra từ 6 – 10 nải người ta sẽ tiến hành cắt bỏ hoa chuối để buồng chuối đó phát triển tốt nhất.
  • Quả chuối ban đầu rất nhỏ, sau đó lớn dần lên, khi còn xanh có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng, có mùi thơm dễ chịu, đặc trưng. Khi buồng chuối điểm quả chín, người ta sẽ cắt buồng chuối đó mang về để dấm cho chuối chín đều, đẹp và thơm, ngọt.

c. Công dụng của chuối: Cây chuối có nhiều công dụng khác nhau vô cùng hữu ích

  • Củ chuối có vị ngọt, mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
  • Thân chuối non cũng được chế biến thành món ăn, thân chuối già làm thức ăn cho gia cầm, gia súc.
  • Lá chuối dù non hay già cũng có công dụng dùng để gói bánh. Từ lâu, những món bánh truyền thống được gói từ lá chuối đã gắn bó với tuổi thơ nhiều người.
  • Hoa chuối được chế biến thành món nộm,…
  • Quả chuối non cũng được nấu thành nhiều món ăn khác nhau: chuối nấu ốc,… hoặc thái thành lát ăn kèm với các món ăn khác. Ngoài ra, một số loại chuối còn có công dụng chữa bệnh: chuối tiêu, chuối hạt. Quả chuối chín mang giá trị dinh dưỡng cao có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành: sữa chuối, các món ăn khác.
  • Không một bộ phận nào của cây chuối là bỏ đi. Tất cả đều có công dụng riêng biệt và hữu ích với con người.
  1. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của cây chuối đối với đời sống con người.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Dàn Ý Tả Cây Bằng Lăng 🍀 9 Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất

Viết một bình luận