Kể Lại Chuyện Làng Theo Cách Của Em ❤️️ 38+ Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Chia Sẻ Trọn Bộ Tài Liệu Hữu Ích Để Các Em Có Thể Ôn Tập Tốt.
Cách Kể Lại Chuyện Làng
SCR.VN Hướng dẫn bạn đọc cách kể lại chuyện làng logic và đầy đủ ý nhất dựa vào các bước sau đây:
- Bước 1: Đọc (tái hiện) lại nội dung câu chuyện cần kể. Chú ý nhớ kĩ những sự việc chính, những chi tiết quan trọng để có thể kể lại đúng và đủ theo thứ tự nội dung cốt chuyện.
- (Cốt chuyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của chuyện. Cốt chuyện thường có 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc).
- Bước 2: Tóm tắt nội dung chuyện theo ý lớn của từng đoạn (trong 5-7 câu).
- Bước 3: Lập dàn ý vắn tắt của chuyện (các nhân vật chính, các tình tiết chính trong phần mở đầu, diễn biến và kết thúc câu chuyện).
- Bước 4: Dựa vào dàn ý vắn tắt, dùng lời văn của mình kể lại từ đầu đến cuối câu chuyện một cách rõ ràng, rành mạch và đầy đủ.
Đừng bỏ qua 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Bài Làng Kim Lân 🔥 đặc sắc
Dàn Ý Kể Lại Chuyện Làng
Chia sẻ đến bạn đọc mẫu dàn ý kể lại chuyện Làng cụ thể sau đây, cùng đón đọc ngay nhé!
1/ Mở bài
- Người nông dân vốn gắn bó với làng quê, họ yêu quý và tự hào về cái làng của mình.
- Nhân vật ông Hai trong truyện “Làng” của Kim Lân thể hiện tình cảm đó của người nông dân.
2/ Thân bài
a. Ông Hai yêu quý và tự hào về làng chợ Dầu của mình:
- Yêu say mê làng mình đến nỗi đi đâu gặp ai cũng khoe làng mình. Làng mình hơn hẳn làng khác, có những cái mà làng khác không có.
- Niềm tự hào về làng mình có thay đổi trước và sau cách mạng: trước đây thì tự hào về cái “sinh phần” của viên tổng đốc. Sau cách mạng lại khác. Ông tự hào về không khí sôi nổi trong những ngày khởi nghĩa và chuẩn bị kháng chiến.
b. Rất yêu làng nhưng ông phải tản cư, xa làng:
- Trong tình cảm sâu xa ông muốn ở lại với anh em để kháng chiến, không đành lòng bỏ làng mà đi nhưng vì hoàn cảnh gia đình gieo neo, thương vợ con, bà vợ khẩn khoản nhiều lần nên ông đã tản cư cùng vợ con.
- Những ngày tản cư, ông rất nhớ làng đâm ra cáu gắt, bực bội, buồn phiền. Mỗi lần nghĩ đến làng ông lại muốn về với anh em để tham gia kháng chiến.
c. Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo Tây
- Ông rất đau xót và tủi nhục: không dám ra khỏi nhà, không dám nhìn mặt ai.
- Ông căm thù bọn Việt gian đã theo Tây.
- Bị bà chủ nhà khinh bỉ đuổi đi ông càng tủi nhục, bế tắc, tuyệt đường sinh sống, có lúc muốn quay về làng nhưng lại gạt đi vì làng đã theo Tây, về làng là bỏ kháng chiến. Từ đó ông thù cái làng của ông vì làng đã theo Tây.
- Niềm an ủi còn lại: bố con ông vẫn một lòng một dạ theo kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ.
d. Niềm vui sướng hả hê khi biết đích xác làng mình vẫn theo kháng chiến.
- Nét mặt vui vẻ rạng rỡ hẳn lên.
- Đối với con cái ông tỏ thái độ vui vẻ, thân mật.
- Đi khoe hết với mọi người: làng mình vẫn theo kháng chiến.
- Mặc dù biết tin nhà mình bị đốt, đốt nhẵn, nhưng vẫn không tiếc nuối gì mà tỏ vẻ hả hê vui sướng về cái làng của mình theo kháng chiến không theo Tây.
3/ Kết bài
- Về nghệ thuật, nhà văn thấu hiểu tâm hồn, cuộc sống người nông dân kháng chiến nên đã xây dựng được nhân vật có tính cách sinh động.
- Yêu quý nhân vật ông Hai, người nông dân kháng chiến và ta càng cảm phục những người nông dân qua hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
Tuyển tập 💚 Dàn Ý Bài Làng 💚 hay nhất
Bài Văn Kể Lại Chuyện Làng Theo Cách Của Em Đặc Sắc – Mẫu 1
Tham khảo bài văn kể lại chuyện Làng theo cách của em đặc sắc nhất dưới đây.
Người ta có thể tác con người ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi con người. Câu nói ấy thật sâu sắc. Đối với tôi, làng Chợ Dầu là máu thịt, là linh hồn, không gì có thể cướp lấy hay xóa nó đi trong tâm hồn tôi.
Đã mấy chục năm rồi, có lẽ chừng ấy năm ròng cũng đủ để tôi thấu hiểu hầu hết những người dân trong làng. Họ và tôi, chúng tôi đều là người Việt Nam, chúng tôi đều mang trong mình dòng máu lạc hồng luôn đỏ mãi trong lòng mỗi người.
Người trong làng tôi hầu hết đều là những người nông dân một nắng hai sương tần tảo sớm hôm vất vả ra đồng. Chúng tôi sống cho bản thân mình nhưng chưa giây phút nào chúng tôi quên được lòng yêu Tổ Quốc, yêu nơi mà tôi sinh ra và lớn lên. Thế mà không hiểu vì lí do gì mà mọi người lại tung tin đồn xấu cho làng tôi.
Hôm ấy trời nắng đẹp và trong, như mọi hôm tôi lại đến phòng thông tin để đọc báo. Tôi rất thích đến đây nghe người khác đọc báo. Tuy là nông dân nghèo, cuộc sống cực khổ, làm nhiều việc tôi vẫn có cái thú vui đọc tin tức thường xuyên để nắm bắt thông tin mọi nơi. Khi vừa bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi ra lối huyện cũ, tôi bắt gặp tốp người tản cư bàn tán rất náo nhiệt.
Tính tôi cũng hay tò mò không biết có việc gì nên liền lại tán gẫu cùng. Được biết có làng nào ấy Việt gian theo Tây. Tôi nào ngờ ấy lại là làng Chợ Dầu – chính ngôi làng tôi sống. Họ bảo làng tôi Việt gian, người làng tôi theo giặc. Như không tin được vào tai mình.
Tôi thầm nghĩ đủ điều. Chẳng nhỡ làng mình theo Tây thật rồi sao. Sao lại có chuyện đấy được. Người làng ta đều là những con người yêu nước hết cả mà. Không nhẫn nhịn được nỗi nhục nhã đến tận cùng, tôi đành đánh trống lảng bỏ đi: “Hà, nắng gớm, về nào…”
Kể từ cái ngày tin đồn ấy được truyền lây lan rộng khắp nơi, tôi chẳng dám bén lẻn ra đường nữa. Tâm trí tôi như dần triệt quệ, tôi không thèm màng đến việc gì nữa. Cả vợ tôi cũng chán nản không thiết làm việc nhà. Được sinh ra và lớn lên trong thời kì chiến tranh, từ bé tôi đã phải sống với bom đạn. Thấy thế tôi luôn nhủ với lòng mình rằng sau này phải gắng sức làm việc gì đấy giúp ích cho đất nước.
Trong đầu tôi cũng như gia đình, làng xóm tôi đều hứa với lòng sẽ luôn ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm. Thế mà giờ đây chúng tôi còn chưa làm được điều gì đã làm tổn hại đến đất nước rồi. Tôi cũng yêu làng tôi lắm, cái làng Chợ Dầu ấy đã gắn bó với tôi khá lâu rồi.
Nhưng sâu thẳm trong trái tim mộc mạc , bình dị của người nông dân nghèo này vẫn luôn dành một phần quan trọng đối với Tổ quốc. “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
Thời điểm ấy, khắp nơi mọi người đều xua đuổi dân làng Chợ Dầu. Bà chủ nhà của tôi rồi cũng phải từ chối gia đình tôi sinh sống tại nhà bà. Trong vài ba hôm ngắn ngủi, không biết làm gì, đi về đâu, đầu óc tôi như trống rỗng bởi sự nhục nhã không cam chịu nổi.
Thế mà nỗi buồn ấy lại bỗng chốc chuyển sang nụ cười vui hồn nhiên nở dần trên gương mặt tôi. Tôi vui sướng khi được nghe tin mừng rằng tin làng Chợ Dầu Việt gian đã được cải chính lại. Đúng thật là, toàn là sai sự mục đích cả. Tôi đi đến khắp nơi báo tin mừng dây cho mọi người. Ngay cả bà chủ nhà cũng vui và đành cho tôi tiếp tục ở nhà bà. Thế là cuộc sống tôi lại trở nên vui vẻ như trước.
Mọi con sông đều chảy ra biển, tình yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương trở thành tình yêu Tổ Quốc. Đối với người nông dân một nắng hai sương, làng có một vị trí rất quan trọng.
Đấy là nơi tôi sinh ra, lớn lên và làm việc. Quan trọng hơn làng đã trở thành cội nguồn quê hương, là một phần không thể thiếu trong tâm hồn của người nông dân. Riêng bản thân tôi, tôi sẽ không bao giờ quên đi được bóng dáng cái làng Chợ Dầu thân thuộc ấy và sẽ luôn tin tưởng, chẳng bao giờ rời xa làng mình.
Mời bạn tiếp tục đón đọc 🌳 Tóm Tắt Làng Kim Lân 🌳 chi tiết
Văn Mẫu Kể Lại Chuyện Làng Theo Cách Của Em – Mẫu 2
Văn mẫu kể lại chuyện làng theo cách của em sau đây sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu tham khảo.
Ông Hai là người một người nông dân yêu tha thiết yêu làng Chợ Dầu của mình. Do yêu cầu của ủy ban kháng chiến, ông Hai phải cùng gia đình tản cư. Xa làng ông nhớ làng da diết. Trong những ngày xa quê, ông luôn nhớ đến làng Chợ Dầu và muốn trở về.
Một hôm, ông nghe tin làng Chợ Dầu của ông làm Việt gian theo Tây. Ông Hai vừa căm uất vừa tủi hổ, chỉ biết tâm sự cùng đứa con thơ. Khi cùng đường, ông Hai nhất định không quay về làng vì theo ông “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù.”
Sau đó, ông được nghe tin cải chính về làng mình rằng làng chợ Dầu vẫn kiên cường đánh Pháp. Ông hồ hởi khoe với mọi người tin này dù nhà ông bị Tây đốt cháy. Cái tin dữ được cải chính. Ông Hai đi từ chiều mãi đến sẩm tối mới về, ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên, mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy. Ông mua bánh rán đường cho các con. Gặp ai ông cũng nói về cái tin làng Dầu Việt gian theo Tây “toàn là sai sự mục đích cả!”
Tối hôm ấy, ông lại sang bên gian nhà bác Thứ, ngồi trên chiếc chõng tre, vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái làng Dầu, chuyện Tây khủng bố, chuyện dân quân, tự vệ làng ông bố trí, cầm cự ra sao, chuyên nhà ông bị Tây đốt…. rành rọt, tỉ mỉ như chính ông vừa dự trận đánh giặc ấy xong thật.
Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Mở Bài Làng 🌺 Của Kim Lân
Kể Lại Chuyện Làng Theo Cách Của Em Ngắn Gọn – Mẫu 3
Xem thêm gợi ý về bài văn kể lại chuyện Làng theo cách của em ngắn gọn, súc tích nhất.
Truyện “Làng” xoay quanh câu truyện về ông Hai – một lão nông rất cần cù chất phát, ông rất yêu làng của ông. Vì cuộc kháng chiến chống Pháp, ông Hai phải dời làng tản cư đến sinh sống vùng khác, xa làng ông rất nhớ và yêu làng, luôn theo dõi các tin tức về làng mình. Ông Hai đi đâu cũng khoe về làng Chợ Dầu giàu đẹp luôn sẵn sàng kháng chiến của mình.
Ở nơi tản cư, tin chiến thắng của quân ta đang rầm rồ khiến ai cũng vui vẻ nhưng bổng ông Hai nghe được một tin dữ là dân làng Chợ Dầu trở thành Việt gian theo Tây. Ông vô cùng xấu hổ, cảm thấy cụt hứng, và nhục nhã. Ông suốt ngày quanh quẩn ở nhà, chẳng dám đi đâu, lúc nào cũng buồn chán, mụ chủ nhà khiến ông bế tắc, lo sợ hơn khi mụn muốn đuổi gia đình ông đi không cho ông ở nhờ nhà nữa vì ông là người ở làng Việt gian.
Hằng ngày, ông chỉ biết trút bầu tâm sự của mình với đứa con trai nhỏ, đó thật ra chính là ông tự nói với lòng mình: “phải theo kháng chiến, theo cụ Hồ chứ không theo bọn giặc hại nước, còn làng theo giặc thì phải thù làng”.
Và khi nghe thấy, tin làng bị giặc đốt, làng bị cháy, và tin đồn trước kia là thất thiệt nay được cải chính thì ông lại đi khoe làng. Nỗi đau bấy lâu giờ như biến mất hoàn toàn. Ông chạy đi khắp nơi, vừa đi vừa khoe làng, vừa múa tay thể hiện niềm vui sướng quá lớn đã đến với ông. Ông khoe làng mình, nhà mình bị đốt,… mà không thấy xót xa chỉ thấy tình yêu làng, yêu nước đang mãnh liệt trong ông khiến ai cũng cảm nhận được.
Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Kết Bài Làng 🌹 Của Kim Lân
Kể Lại Chuyện Làng Theo Cách Của Em Hay Nhất – Mẫu 4
Xem nhiều hơn bài văn mẫu kể lại chuyện làng theo cách của em hay nhất sau đây nhé!
Ông Hai là người làng Chợ Dầu. Ông yêu cái làng Chợ Dầu ấy như máu thịt của mình. Ông luôn tự hào khoe rằng làng của ông đẹp, bề thế; làng của ông tinh thần kháng chiến dữ lắm. Thực hiện lệnh tản cư của Ủy ban kháng chiến, ông Hai miễn cưỡng đưa gia đình đi tản cư.
Ở nơi tản cư, lúc nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức cách mạng. Khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, ông vô cùng đau khổ, cảm thấy xấu hổ, nhục nhã vô cùng. Ông không đi đâu, không gặp ai, chỉ sợ nghe đồn về làng ông theo giặc. Nỗi lòng buồn khổ đó càng tăng lên khi có tin người ta không cho những người làng ông ở nhờ vì là làng Việt gian.
Ông không biết bày tỏ với ai,không dám đi ra ngoài. Thế là ông đành nói chuyện với thằng con út cho vơi nỗi buồn, cho nhẹ bớt những đau khổ tinh thần. Đấu tranh trong tư tưởng khiến ông Hai đi đến suy nghĩ đứng về phía cách mạng, ủng hộ kháng chiến, ủng hộ cụ Hồ, làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù.
Những chuyển biến trong tư tưởng của ông Hai cũng là những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính, ông hai mừng lắm. Vẻ mặt ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Ông chia quà cho các con, và tất bật báo tin cho mọi người rằng nhà ông bị Tây đốt, làng ông không phải là làng Việt gian. Ông thêm yêu và tự hào về cái làng của mình.
Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến.Tình yêu làng, yêu nước đã hòa làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai. Tình cảm ấy thống nhất,hòa quyện như tình yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Tham khảo trọn bộ ☔ Thuyết Minh Về Truyện Ngắn Làng ☔ hay nhất
Kể Lại Chuyện Làng Tự Sự Giàu Cảm Xúc – Mẫu 5
Gợi ý thêm đến bạn đọc mẫu văn kể lại chuyện làng tự sự giàu cảm xúc sau đây, đừng bỏ lỡ nhé!
Vậy là đã hơn tháng trời, kể từ ngày Hai Thu, tôi rời làng Chợ Dầu yêu quý của mình đi tản cư. Thật đúng là khi xa quê rồi, người ta mới càng thấm thía câu nói của ông cha ta.
Ở nơi tản cư, chẳng lúc nào tôi nguôi nỗi nhớ về làng của mình. Niềm vui duy nhất của tôi là đến phòng thông tin nghe, đọc báo để biết thêm tin tức kháng chiến. Những lúc ấy, ruột gan tôi cứ như múa cả lên, vui quá!
Hôm nay, chẳng hiểu sao, con lớn nhà tôi đi làm về muộn khiến tôi ở nhà cứ bứt rứt không yên. Vì thế khi vừa thấy bóng con bé thấp thoáng đằng xa, tôi đã lao ngay ra dặn con bé trông nhà và vội vàng đi xuống phòng thông tin nghe đọc báo như mọi lần.
Tôi vẫn thế nhưng bây giờ tôi đã có những đứa con rất đẹp và rất có hiếu. Hình ảnh lũy tre làm cùng những con bò con trâu làm tôi nhớ đến ngày xưa tôi và những đứa trẻ khác cùng độ tuổi lớn lên dưới ánh nắng sớm mai hình ảnh những người nông dân vẫn cần cù chịu thương, chịu khó ngày ngày làm lụng vất và để có những bữa bữa cơm ngon bên gia đình.
Hình ảnh khói bếp cũng làm tôi liên tưởng tới ngày xưa tôi và gia đình tôi quê quần nướng những củ khoai lang đỏ và tiếng nói cười vang vọng làm xua tan đi ngày dài mệt mỏi. Thực sự lành rất quan trọng với mỗi chúng ta không có là quê chúng ta sẽ không lớn lên được như bây giờ giờ. Tôi rất yêu quê hương rất yếu xóm làng và yêu những người thân thương của tôi.
Nó thực sự là những kỷ niệm đẹp mà tôi cất giữ lâu nay. Mỗi khi trở về làng quê thì bao nhiêu kí ức lại ùa về như những mảnh ghép tuyệt đẹp trong cuộc đời của người nông dân như tôi những người hàng xóm của tôi họ cũng có những gia đình mới những cuộc sống riêng nhưng họ luôn luôn nhớ về quê hương như tôi đã tưởng quê hương hai tiếng thật thân thuộc không bao giờ có thể phai mờ trong tâm trí tôi.
Tôi giờ chỉ còn đứa con út để giãi bày tâm sự. Mỗi lần ôm nó vào lòng, nhắc cho nó nhớ đến làng Chợ Dầu là quê hương nó, tôi lại chạnh lòng. Dù tôi đã quyết định từ bỏ ngôi làng ấy thì tôi cũng không thể dứt bỏ được tình yêu mãnh liệt với làng của mình. Quyết định ấy như vết dao sắc lẹm cứa đứt trong tim tôi. Xót xa! Đau đớn! Nhưng, tôi ủng hộ kháng chiến.
Nhìn thằng bé con giơ tay, mạnh bạo, rành rọt nói to: “Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!”, nước mắt tôi lại giàn ra, thủ thỉ, khẳng định lại lời của con. Tôi nói như đế ngỏ lòng mình, như đê minh oan cho mình nữa. Mặc cho người ta nói tôi dân Chợ Dầu Việt gian, tôi vẫn ủng hộ Cụ Hồ dù trước mắt, cuộc đời tôi không biết sẽ ra sao.
Chia sẻ 🌼 Phân Tích Làng Của Kim Lân 🌼 chi tiết
Kể Lại Chuyện Làng Chi Tiết – Mẫu 6
Mời bạn đọc xem nhiều hơn gợi ý về bài văn kể lại chuyện làng chi tiết nhất sau đây.
Ôi cái làng Dầu của tôi! Vẫn cái phong vị ngọt ngào của lúa non đồng nội. Vẫn con đường gạch đá xanh rơn. Bầu trời cao thẳm, rộng bao la, vương chút nắng xuống mái đình cổ kính. Tôi đã yêu và yêu biết nhường nào cái mảnh đất này, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Bọn giặc đáng khinh kia đã tàn nơi đây.
Làng Dầu không còn như ngày tôi phải rời làng đi tản cư nữa. Nhưng giờ trở lại, lòng tôi vẫn thế, vẫn vẹn nguyên không hề thay đổi. Trong tôi có cái gì nao nao rất lạ. Một cảm giác nhớ nhớ, xen một chút thương, pha đôi sự tự hào. Tôi như vỡ òa trong niềm hạnh phúc. Hạnh phúc vì thực sự cái đau khổ của một ngày xa xôi kia chỉ còn là hồi ức, hồi ức không đẹp nhưng lại làm cho con người ta nhớ mãi chẳng thể quên.
Đó là một ngày nắng. Cũng cách đây mấy năm rồi. Và tôi thì cũng không còn nhớ rõ cho lắm.
Trưa ấy, trời nắng ghê lắm. Nắng rọi xuống mặt sân sáng lóa. Nắng như muốn thiêu rụi cả con người. Có mấy tiếng gà trưa cất lên eo éo. Tiếng lũ ve thì ngân mãi không thôi, não lòng. Xong việc, tôi có cả một khoảng thời gian mà nằm nghĩ vẩn vơ. Và thế là tôi nhớ về cái làng Dầu của tôi, nhớ ghê gớm.
Tôi ngóng đứa con gái lớn từng lúc một. Mong nó về nhanh nhanh để trông nhà trông cửa, để tôi còn được làm cái việc mà tôi vẫn làm. Một lúc sau, nó về. Tôi dặn dò con vài câu rồi bước vội ra ngoài. Đường vắng hẳn người qua lại. Trời lồng lộng gió nhưng vẫn không đủ để thổi đi cái nắng nóng của mùa hè. Nắng thế này thì bỏ mẹ chúng nó. Tôi nghĩ rồi nói lớn. Có người đi ngang qua, bỡ ngỡ hỏi lại:
– Chúng nó nào?
– Tây ấy chứ còn chúng nó nào nữa. Ngồi vị trí giờ bằng ngồi tù.
Nói rồi tôi bước thẳng. Cũng như thường lệ, tôi ghé vào trạm thông tin nghe ngóng tình hình chiến sự. Biết bao là tin hay. Ruột gan tôi cứ như múa cả lên. Vui quá! Nhưng dường như hạnh phúc của con người thật là bé nhỏ. Ngờ đâu cái vui vẻ ấy chỉ là một ngày lặng gió trước khi giông tố nổi lên.
Bước ra khỏi phòng thông tin, tôi rẽ vào dặn vợ vài việc rồi theo lối huyện cũ mà đi. Tôi tạt qua quán nước ngồi. Ở đây, những tốp người tản cư dưới xuôi lên đứng ngồi lố nhố. Nghe một người đàn bà nói bọn Tây nó vào làng Chợ Dầu, nó khủng bố, tôi lo lắng, quay phắt lại lắp bắp hỏi:
– Nó… Nó vào làng Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng?
– Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa!
Giọng người đàn bà the thé, đầy mùi căm giận. Nó như gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt tôi. Tôi bàng hoàng. Cổ họng nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, tưởng như đến không thở được. Khóe mắt cứ giật giật, các dây thần kinh như tê liệt. Một lúc lâu sau, tôi mới rặn è è, nuốt cái gì vương vướng ở cổ, hỏi lại, giọng lạc hẳn đi:
– Liệu có thật không hở bác? Hay lại chỉ…
– Thì chúng tôi vừa ở dưới đấy lên đây mà lại…
Tôi chưa dứt lời thì người ta đã nói. Dứt khoát. Chắc như đinh đóng cột. Tôi đờ người. Hai tai ù ù. Chẳng còn nghe thấy gì cả. Giọng người kia như lẫn vào trong gió. Tôi trả tiền nước, lảo đảo đứng dậy. Chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng:
– Hà, nắng gớm, về nào…
Tôi nói với mình mà như chẳng nói với ai. Tôi tự trấn an mình. Lảng ra một chỗ rồi bước hẳn, không dám quay đầu lại nhìn. Tôi cúi gằm mặt xuống mà đi, như mình vừa làm điều gì đó tội lỗi lắm. Về đến nhà, tôi nằm vật ra giường. Tay chân như nhũn hẳn ra, không còn sức. Tôi thở dốc. Mấy đứa nhỏ len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con, chẳng hiểu sao nước mắt tôi cứ giàn ra. Mắt mờ đi, nhạt nhòa. Mấy đứa nhở… Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Tôi nắm chặt hai tay, móng đâm vào da thịt, đau nhói. Tôi rít lên như một con thú bị thương, đau đớn đến tột cùng:
– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian ban nước để nhục nhã thế này.
Tôi bỗng ngừng lại, ngờ ngợ. Tôi nhớ lại từng người. Họ toàn những người có tinh thần cả mà. Họ quyết không chịu đi để ở lại giữ làng, định bụng một phen sống mái với lũ chúng nó. Có đời nào họ chịu nhục nhã mà đi làm cái điều kinh khủng ấy!… Nhưng không! Không có lử thì làm sao có khói? Ai người ta đi đặt điều vu oan cho mà làm gì?
Chao ôi! Cực nhục chưa? Cả làng Việt gian! Rồi đây biết sống ra sao? Ai người ta chứa? Ai người ta buôn bán mấy?… Tôi cứ bần thần nghĩ ngợi. Mọi thứ rối tung lên, như tơ vò, một mớ bòng bong. Gỡ thế nào cũng không ra được. Thôi thì cắt đi cho nhẹ nợ.
Bụng bảo dạ, tôi cố nhét cho sâu cái chuyện đó vào sâu trong bộ não. Nhưng dường như vợ tôi cũng biết chuyện đó rồi. Chiều về, bà ấy uể oải, cái mặt nặng như đeo chì. Mãi khuya, bà ấy mới dám lôi chuyện ấy ra. Vừa nói, hỏa khí trong tôi đã bùng lên. Thế là im bặt, nhẫn nhục.
Đêm xuống yên ắng đến lạ. Đêm đen như mực, như chỉ trực đợi tôi nhắm mắt là sẽ ôm trọn tâm hồn tôi. Tôi vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt lặng hẳn đi, tôi nghe có tiếng léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực tôi đập thình thịch. Nín thở, ruột gan như sôi lên, tôi lắng tai nghe ra bên ngoài…
Từ ngày hôm ấy, tôi chỉ ru rú một góc nhà, đến cả nhà bác Thứ cũng không dám sang. Tủi hổ lắm! Tôi còn mặt mũi nào mà nhìn người ta nữa?… Ruột gan tôi lúc nào cũng như lửa đốt. Cứ một đám đông túm lại tôi cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa cũng nơm nớp lo sợ, thoáng nghe thấy mấy tiếng Tây, Việt gian… là lại chột dạ. Lủi thủi trong nhà, nin thin thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!
Các cụ đã nói “Ghét của nào trời chao của ấy”. Đúng như nhũng gì tôi lo sợ, mụ chủ đã đến, ý tứ đuổi khéo chúng tôi. Phải rồi! Ai người ta dại mà đi chứa lũ bán nước cơ chứ? Tất cả đang quay lưng lại với tôi. Thật đáng sợ! Thật là tuyệt đường sống!
Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết đâu người ta chứa gia đình tôi? Cứ nghĩ, nghĩ và nghĩ mãi. Những ý nghĩ đen tối, ghê rợn cứ theo đó mà len lỏi vào tâm chí tôi. Từng bước, từng bước một, chúng thống lĩnh suy nghĩ của tôi… Hay là quay về làng?…
Nước mắt tôi cứ giàn ra. Mặn chát. Về làng ư? Không… Không… Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Về làng đồng nghĩa với việc chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Không thể được! Làng thì yêu. Yêu thật! Nhưng làng theo Tây mất rồi. Làng đã phản bội lại ta thì phải thù.
Tôi bế thằng út, xoa đầu nó, hỏi khẽ:
– Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?
– Là con thầy mấy lị con u.
– Thế nhà con ở đâu ?
– Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
– Thế con có thích về làng mình không?
Thằng bé cúi mặt, vân vê gấu áo như suy nghĩ cái gì đó. Nó nép đầu vào ngục tôi, khẽ trả lời:
– Có.
Tiếng nó khẽ khàng. Như tiếng lòng của chính bản thân tôi. Sao tôi vẫn cứ yêu cái làng ấy đến thế ? Tôi lại hỏi:
– Thế con ủng hộ ai?
– Con ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Mắt thằng bé mở to hết cỡ. Đôi mắt long lanh ấy ánh lên một niềm vui bất tận. Thằng bé trả lời dứt khoát. Nước mắt tôi lại trào ra, ấm áp.
– Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ.
Tôi thủ thỉ với thằng bé. Tôi khắc sâu vào lòng thằng bé mà cũng như tự nhủ với lòng mình, tự minh oan cho chính mình. Cái lòng bố con tôi như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.
Cứ như vậy cho đến ngày hôm ấy. Tôi nhận được tin cải chính. Như trút được gánh nặng trong lòng, tôi mua quà cho lũ trẻ. Rồi lật đật đi khoe với hàng xóm láng giềng. Phải! Phải! Phải cho mọi người cùng biết cái tin ấy chứ. Tay chân tôi cứ múa hết cả lên. Đi đến đâu tôi cũng hô thật to:
– Tây nó đốt làng tôi rồi. Nhà tôi bây giờ chỉ còn lại một đống tro đên sì. Ông chủ tịch làng tôi vừa lên cải chính,,, cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo giặc ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn sai sự mục đích cả!
Cái nhà cháy ấy là minh chứng cho việc làng tôi không theo giặc. Tôi hô hào như để trút bỏ những phiền muộn vừa qua. Đã thật! Ai cũng mừng, cũng vui cho tôi…
Tiếng mấy đứa con léo réo. Thằng út kéo tay tôi gọi lớn, kéo tôi ra khỏi hồi tưởng. Tôi nhìn quanh. Mắt ngân ngấn lệ. Tôi nhấc bổng thằng nhỏ, hôn nó cái chụt. Nó cười khúc khích, tiếng cười như tan vào gió, như mang niềm hạnh phúc của tôi bao trùm lên cả làng Dầu.
Tôi gói ghém những hồi ức đó, nhét vào một nơi thật sâu rồi vững bước, thẳng về phía trước, thẳng về cái làng của tôi. Còn hồi ức kia, nó chỉ làm cho tình yêu làng của tôi thêm nồng đượm mà thôi… Tôi tin rằng, tương lai vẫn còn ở phía trước. Và tôi sẽ gieo hạt ở nơi đây để hạnh phúc nở hoa nơi chốn này.
Đón đọc tuyển tập 🌟 Cảm Nhận Về Nhân Vật Ông Hai 🌟Truyện Ngắn Làng
Kể Lại Chuyện Làng Nâng Cao – Mẫu 7
Tìm đọc thêm bài văn kể lại chuyện làng nâng cao được nhiều bạn đọc quan tâm đến sau đây.
Quê hương của tôi cũng bao người khác, thời kì chiến tranh bị chia cắt đi di tản. Tôi là người nông dân chân lấm tay bùn yêu nước phải đi di tản theo cách mạng. Yêu quê hương yêu nước là thế, tuy nhiên trong một lần tình yêu làng, yêu nước của tôi rơi vào hoàn cảnh bị thử thách.
Tôi là Nguyễn Hai Thu, người ta thường gọi là ông Hai cho thân mật. Làng tôi tên là Chợ Dầu, trong một lần thực dân Pháp xâm lược chúng đốt phá và cướp bóc, tôi phải đi di tản theo lệnh của cụ Hồ.
Ở nơi tản cư, không lúc nào thôi nghĩ về làng, tưởng tượng công việc kháng chiến trong làng, từ người già cho đến đứa trẻ đều hăng hái kháng chiến. Chỉ nghĩ đến thôi là tôi cảm thấy hứng khỏi, mọi mệt mỏi tan biến. Tôi phải đi khoe với tất cả mọi người về ngôi làng đáng tự hào này.
Ở nơi khác nhưng tôi vẫn luôn nghe ngóng nhiều thông tin về chiến tích của người dân trong làng. Khi có một nhóm người từ dưới xuôi lên tôi vội nghe tin tức, họ nói cả làng Chợ Dầu của tôi theo Tây. Tôi như nghe tin sét đánh, người cứng lại như ngừng thở. Phải mất một khoảng thời gian tôi mới tỉnh táo trở lại và lập tức trở về nhà. Về đến nơi, cả người như bị rút cạn sức lực, nằm vật ra giường nhìn lũ trẻ đang chơi ngoài cổng. Tôi thấy tủi hổ, và cả nước mắt rơi.
Mấy ngày sau tôi cảm thấy bất an và không ra khỏi nhà. Dù chỉ cần nhìn thấy đám đông túm tụm lại tôi cũng trở nên hoang mang, tôi cho rằng người ta đang bàn về chuyện làng Chợ Dầu. Còn mụ chủ nhà, mụ nói bóng nói gió, chế giễu, dọa nạt đòi đuổi cả nhà tôi đi nơi khác vì cái mác Việt gian, theo Tây phản bội Tổ quốc.
Trong lòng tôi cũng đấu tranh dữ dội lắm, tôi đi đến quyết định: Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
Một hôm ông chủ tịch loan tin làng tôi được cải chính. Tôi vui mừng khôn xiết là chạy sang ngay nhà bác Thứ và khoe rằng cái tin làng tôi theo giặc là sai, thậm chí tôi còn khoe nhà tôi bị Tây đốt sạch. Tôi thật sự sung sướng vì ngôi làng của mình vẫn còn theo cách mạng, theo cụ Hồ. Nhà cửa mất có thể xây dựng lại chứ nếu danh dự của làng bị mất thì vết nhơ ngàn năm không thể xóa nhòa.
Mời bạn tham khảo 🌻 Suy Nghĩ Về Nhân Vật Ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng 🌻 chi tiết
Kể Lại Chuyện Làng Đầy Đủ Ý – Mẫu 8
Đừng vội bỏ qua gợi ý về bài văn kể lại chuyện làng đầy đủ ý nhất sau đây nhé!
Gắn bó với làng Chợ Dầu đã lâu, giờ phải ra nơi tản cư tôi thấy cuộc sống vẫn chưa quen. Ở đây hay ở làng người ta vẫn gọi tôi với cái tên quen thuộc là ông Hai.
Hôm ấy tôi làm việc quần quật ngoài vườn suốt buổi sáng, vừa đặt lưng xuống nghỉ là tôi lại nhớ về hồi còn ở làng, lúc đó sức vóc có, làm cùng anh em vui biết mấy, lòng tôi cứ thấy rạo rực. Chờ cho đứa con gái lớn về tôi cắt nó trông em rồi phải đi ngay tới phòng thông tin nghe đọc báo.
Ai bảo chữ in khó đọc quá nên cứ phải chờ chực ở đây nghe người ta đọc, may hôm nay có anh dân quân đọc to rõ ràng chẳng thiếu bài nào. Nghe báo xong tôi phấn chấn cả người, đi thẳng ra phố huyện gặp tốp người tản cư mới lên, họ ở Gia Lâm.
Ngồi nói chuyện với họ tôi giật mình nghe tin giặc vào làng Chợ Dầu khủng bố, tưởng phải giết được vài thằng tây nhưng nào ngờ người ta lại nói làng tôi theo Tây, bán nước làm Việt gian. Tôi nghẹn đắng họng, không dám tin đó là sự thật, lẽ nào cái làng yêu dấu của tôi lại như thế. Trên đường về nhà tôi chỉ biết cúi gằm mặt mà đi, còn mụ chủ nhà nữa mụ sẽ đuổi cả nhà tôi đi vì biết tôi ở làng Chợ Dầu.
Tôi thương lũ con của mình, chúng nó sẽ thành trẻ con làng Việt Gian ư? Câu hỏi khiến tôi rít lên trong đau đớn, làm sao biết được sự thật có phải như thế không, tôi kiểm điểm từng người trong óc mà không thể nghĩ ra bởi ai cũng là người có tinh thần cả. Còn nỗi nhục nhã nào bằng, rồi đây chẳng ai chứa, cả đất nước này người ta ghê tởm cái giống Việt gian bán nước.
Cả đêm hôm nghe tin làng theo giặc tôi không thể ngủ được, mấy ngày sau cũng chẳng thèm bước chân ra ngoài cửa, cái tôi mong ngóng duy nhất là tin cải chính cho làng tôi. Mụ chủ nhà ngày nào cũng xỉa xói không yên, tôi chỉ biết nín nhịn cho lặng đi, tôi nghĩ đến đủ thứ ghê rợn, đen tối , đầu óc rối bời không biết đưa nhau đi đâu về đâu.
Thế rồi có ông bạn cùng làng lên báo tin, Tây nó đốt nhà tôi, đốt cả làng, chính ông chủ tịch làng lên đây cải chính. Tôi vui sướng không thể giấu nổi niềm vui ấy, tôi phải nói to cho tất cả dân tản cư ở đây biết làng Chợ Dầu của tôi yêu nước.
Tôi hân hoan, sung sướng ngồi kể chuyện cho mọi người nghe về cái hôm mà Tây vào làng khủng bố, cảm giác như chính mình vừa tham gia đánh giặc cùng dân làng Chợ Dầu.
Tham khảo trọn bộ 🌹 Phân Tích Tình Huống Truyện Làng 🌹 hay nhất
Kể Lại Chuyện Làng Ngắn Hay – Mẫu 9
Tiếp tục bài viết là mẫu bài văn kể lại chuyện làng ngắn hay với lối kể chuyện chân thực, hấp dẫn.
Người ta có thể tác con người ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi con người. Câu nói ấy thật sâu sắc. Đối với tôi, làng Chợ Dầu là máu thịt, là linh hồn, là nơi dẫu có đi xa tôi vẫn luôn nhớ về.
Sau khi rời làng Chợ Dầu, tôi chuyển đến xóm ngụ cư. Nhưng lòng tôi vẫn không ngưng nhớ về những ngày tháng hì hục vỡ một vạt đất rậm ngoài bờ suối để trồng thêm vài trăm gốc sắn, những ngày tháng cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ đào, khuân đá,… ở làng Chợ Dầu. Nghĩ đến những ngày tháng đó mà tôi thấy mình như trẻ ra
Cũng như mọi hôm, tôi ghé phòng thông tin để nghe đọc váo, tôi cứ giả vờ xem tranh ảnh để chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Thực ra tôi cũng có học một khóa bình dân học vụ, nhưng khổ nỗi chữ in khó nhận mặt chữ, nên đành nghe người khác đọc rồi nắm bắt thông tin. Khi vừa bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi ra lối huyện cũ, tôi bắt gặp tốp người tản cư bàn tán rất náo nhiệt.
Tôi như chết lặng khi hay tin làng Chợ Dầu – ngôi làng tôi từng tự hào là Việt Gian. Cổ tôi nghẹn đắng, da mặt tê rân rân. Tôi lặng đi một lát rồi lúc lâu sau mới rặn è è hỏi:” Liệu có thật không hở bác”. Sau khi nghe người ta xác minh, tôi đứng dậy trả tiền nước, nỗi nhục nhã đến tận cùng khiến tôi cười nhạt một tiếng rồi đánh trống lảng bỏ đi: “Hà, nắng gớm, về nào…”
Kể từ cái ngày tin đồn ấy được truyền lây lan rộng khắp nơi, tôi chẳng dám bén lẻn ra đường nữa. Nhìn lũ trẻ mà tôi tủi thân đến nước mắt cứ giàn ra, chả lẽ mấy đứa con của tôi lại là trẻ con làng Việt gian bị người ta rẻ rúng.
Cả vợ tôi cũng khác với ngày thường, bà uể oải, cái mặt cúi xuống bần thần. Nhà tôi những ngày sau đó mang bầu không khí nặng trịch, không ai dám cất tiếng nói. Lúc nào tôi cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam–nhông… là tôi lủi ra một góc nhà, nín thít.
Trong tôi cũng như cả gia đình, làng xóm ai cũng hứa sẽ luôn một lòng ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh. Thế mà còn chưa giúp gì thì đã tổn hại đến đất nước. Yêu làng lắm, cái làng đã gắn bó lâu nay, thế nhưng giữa ranh giới hai bên thì sâu thăm trong cùng Tổ Quốc vẫn là nhất. “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
Bấy giờ, khắp nơi đều xua đuổi ghét bỏ dân làng chợ Dầu. Bà chủ nhà cũng có ý định đuổi chúng tôi đi. Chỉ mới vài ngày thôi nhưng dường như mọi thứ đều thay đổi, sự nhục nhã này ám ảnh mãi.
Thế rồi tôi như sống lại khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Việt gian được cải chính. Sau chuyến đi về làng cũ với người quen, tôi đã nắm rõ sự tình. Chiều hôm đấy về, khuôn mặt tôi tươi vui, rạng rỡ hẳn. Tôi vui vì Tây nó đốt nhà tôi, đốt nhẵn. Tôi thà bị đốt nhà chứ quyết không bán nước. Nhà bị đốt mà như nhặt được vàng, điều này chứng minh được sự trong sạch cho làng cho ông, ông khoe hết thiên hạ, như muốn rửa hết nỗi oan ức bấy lâu.
Tôi yêu làng lắm, càng yêu kháng chiến hơn tất cả. Dân chợ Dầu anh dũng, kiên trung, tình yêu này hòa quyện với tình yêu tổ quốc. Chúng tôi luôn ủng hộ cách mạng, tôi mà tổ quốc là một, nhân dân là một. Ủng hộ cụ Hồ đến cùng, chúng tôi mãi yêu nước góp hết sức mình cống hiện độc lập đất nước.
Xem thêm 🌷 Phân Tích Nhân Vật Ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng 🌷 ấn tượng
Kể Lại Chuyện Làng Chọn Lọc – Mẫu 10
Khám phá thêm bài văn mẫu kể lại chuyện làng chọn lọc hay nhất từ SCR.VN sau đây.
Tôi tên Hai, người ta gọi tôi là ông Hai. Cũng như bao người tản cư đang sống ở đây, tôi cũng rất nhớ làng, nhớ quê hương và chỉ mong cho kháng chiến nhanh đi tới thắng lợi.
Hôm nay tôi ra bở ruộng vạc đất để sắp tới trồng sắn. Sức thì có nhưng làm một mình rất mệt, về đến nhà nằm trên giường tôi lại nhớ về hồi còn ở làng Chợ Dầu, ở đó tôi có các anh em cùng nhau xẻ hào, khuân đá, đào đường, tôi nhớ anh em và nhớ làng quá. Tôi có vợ và ba đứa con, chờ cho đứa lớn về tôi dặn nó trông em rồi nhanh chân lên phòng thông tin nghe đọc báo.
Tôi vờ đứng xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe, tôi biết chữ nhưng chữ in khó đọc quá. Báo hôm nay toàn tin hay, tôi nghe chẳng sót một câu nào. Trên đường về tôi đi qua phố huyện cũ, hôm nay lại có tốp người tản cư mới lên, họ ở Gia Lâm.
Đang ngồi nói chuyện với họ rôm rả tự nhiên có người đàn bà nói giặc rút từ Bắc Ninh qua Chợ Dầu khủng bố. Nghe đến cái làng Chợ Dầu tôi quay phắt lại hỏi mụ ta tình hình giết giặc thế nào. Như sét đánh ngang tai, mụ ta nói cả làng Chợ Dầu là Việt gian theo giặc.
Lúc đó tôi nghẹn ắng cổ, da mặt tê rân rân, không thể tin vào chuyện đó, mụ còn kể thằng chánh Bệu đưa vợ con lên với giặc thì tôi không còn gì để nói nữa đành đứng dậy ra về. Tôi về nhà, rít lên trong đau đớn, tủi nhục, cái làng của mình giờ lại thành làng Việt gian, nhục nhã nào bằng, cả cái nước này người ta ghê tởm, thù hằn và căm ghét giống bán nước. Rồi đây sẽ sống ra sao, bị đuổi đi khỏi nơi này thì biết đi đâu mà sống.
Kể từ hôm ấy tôi chỉ dám ở trong nhà, ra ngoài chỉ sợ nghe thấy lời người ta bàn tán, xỉa xói, chửi bới về làng. Tôi quyết dù cho không có chỗ mà đi cũng nhất định không về lại cái làng theo giặc ấy nữa, làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù.
Rất may, cái tin làng tôi theo giặc chỉ là tin sai sự mục đích, chính ông chủ tịch làng đã lên trên nơi tản cư cải chính thông tin. Họ báo nhà tôi bị Tây đốt nhẵn mà tôi vui sướng khôn xiết, thà cho Tây đốt hết làng còn hơn làng mang tiếng Việt gian.
Suốt mấy ngày qua tôi khổ sở, đau đớn và dằn vặt cuối cùng đã qua, tôi càng thêm yêu làng, tự hào về người con Chợ Dầu.
Đón đọc mẫu văn 🌷 Kể Lại Câu Chuyện Nỗi Dằn Vặt Của An-Đrây-Ca 🌷 chi tiết
Kể Lại Chuyện Làng Ấn Tượng – Mẫu 11
Xem nhiều hơn bài văn kể lại chuyện làng ấn tượng sau đây để trau dồi thêm cho mình kĩ năng viết.
Nghe câu nói của mụ đàn bà mới ở dưới quê mới lên: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa!” , cổ tôi nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân như vừa bị ai tát một cái đau lắm. Tôi lặng đi, tưởng chừng như không thở được. Một lúc sau tôi mới rặn è è, mạnh dạn hỏi lần nữa: – Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…
Người đàn bà lại khẳng định mình vừa ở dưới đó lên rồi rành rọt kể lại mọi chuyện. Từ chủ tịch xã đến dân làng đều theo Tây cả. Lại còn nói rõ chính xác tên của từng người nữa chứ. Thôi rồi! Làng Chợ Dầu theo Tây thật rồi. Người Chợ Dầu làm Việt gian thật rồi.
Đó là một điều khủng khiếp mà cả đời tôi có tưởng tượng cũng không nghĩ ra được. Tôi cứ ngờ ngợ. Nhưng người đàn bà kia nói không sai cái gì. Lại còn gọi miệt thị là “chúng nó”, gằn giọng ở chỗ “Việt gian”, “theo Tây”, lại còn cạnh khóe thêm đớn đau: “Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?”
Tôi tủi nhục không biết giấu mặt vào đâu. Không để người ta biết tôi là dân làng Chợ Dầu, tôi vội lấy cớ lủi vội về. Về đến nhà tôi nằm vật ra giường. Mấy đứa trẻ thấy mặt tôi hầm hầm không dám hỏi gì. Nhìn chúng nó, tủi thân, nước mắt tôi cứ ròng ròng chảy.
Tôi nghĩ về tương lai của chúng nó mà không cầm được nước mắt. Chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Rồi chúng nó sẽ bị người ta rẻ rúng, người ta ruồng bỏ đấy thôi. Tôi thì già cả rồi, có chết đi cũng được. Nhưng còn tương lai của chúng sẽ thế nào đây?
Làng tôi, tôi đã yêu nó biết mấy. Tôi yêu cái làng tôi to và đẹp. Từng con đường, từng cái cây ngọn cỏ của làng đều nảy nở trong tôi một tình yêu tha thiết. Có cái làng nào mà mọi con đường đều được lát đá ong sạch sẽ như làng Chợ Dầu của tôi.
Nhà ngói cả nhé! Tường vôi vây kín đáo và chắc chắn lắm. Dân chợ Dầu có thể nhịn ăn nhịn mặc nhưng không thể để cái nhà mình xập xệ được. Lại thêm cái sinh phần bề thế, khang trang và cao lớn của viên tổng đốc thì không làng nào có được.
Không những yêu làng, tôi còn tự hào về cái làng của tôi lắm lắm. Làng tôi tinh thần dữ lắm. Khi kháng chiến nổ ra, gái trai gì trẻ làng tôi cũng hăm hở đi đắp hào, đào ụ, dựng chòi canh sẵn sàng chống giặc. Người trong làng đã thề sẽ sống chết mà giữ làng.
Lúc ấy, tôi cũng tham gia cùng các anh em làm công tác kháng chiến. Bao đêm hội họp nghe nhắc nhở của các cán bộ cũng thấy mạnh mẽ lắm. Không đâu như ở làng Chợ Dầu, ai ai cũng sôi nổi, quyết tâm và kiên cường.
Tôi chưa tin hẳn lời của người đàn bà kia. Liệu có điều gì đó chưa phải ở đây chăng? Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được. Họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy.
Nhưng không có lửa sao lại có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Càng suy nghĩ tôi càng thấy đau đớn và nhục nhã. Chao ôi! Cả làng làm Việt gian. Rồi đây biết làm ăn buôn bán làm sao? Rồi đây sẽ phải ở đâu, mặt mũi nào để ngửa mặt nhìn mọi người nữa đây?
Mấy ngày, tôi không nói không rằng, cũng không dám đi đâu, cứ quẩn quanh trong nhà. Ai hỏi gì tôi cũng gắt gỏng. Vợ tôi cũng khổ tâm lắm. Cứ nhìn tôi như muốn khóc, không dám hỏi gì. Một không khí nặng nề bao trùm khắp căn nhà nhỏ.
Tôi cố giữ kín chuyện này. Nhưng mụ chủ nhà không biết từ đâu đã biết chuyện liền đánh tiếng sẽ đuổi chúng tôi đi. Thật là khổ hết biết. Giờ đi thì đi đâu? Tôi chợt nghĩ sẽ quay về làng nhưng rồi gạt phắt đi. Chúng nó theo Tây cả rồi, về làm gì nữa. Về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, là làm Việt gian, làm nô lệ cho Tây đấy.
Bao nhiêu thảm cảnh cứ quần vũ trong đầu tôi hệt như có cơn bão tố nào đó cào cấu trong trí óc. Nghĩ đến cái thói ức hiếp, bài trừ của bọn Tây mà tôi thấy rợn cả người. Cả cuộc đời lầm than cũ nổi lên rõ ràng trước mắt tôi. Về bây giờ là mất hết. Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Tôi sẽ đứng về phía Cách mạng, đứng về phía kháng chiến, ủng hộ cụ Hồ, quyết chống giặc đến cùng. Đời chỉ sống có một lần, làng thì cũng mất rồi, còn luyến tiếc làm chi nữa.
Có lúc tôi ôm thằng Húc vào lòng, thủ thỉ với nó cho nguôi ngoai nỗi khổ. Nó cũng tinh thần lắm. Nó cũng ủng hộ kháng chiến, ủng hộ cụ Hồ. Nó cũng như tôi quyết một lòng trung trinh với đất nước. Nghe thằng bé nói một cách mạnh bạo và rành rọt tôi hạnh phúc vô cùng, nước mắt lại chảy ra ướt nóng hết cả má. Nỗi khổ tâm trong tôi cũng vơi bớt đi phần nào.
Tưởng chừng như sẽ phải ôm nhục đến hết đời. Có ngờ đâu, ông trời còn thương tôi. Lúc sắp sửa rời nơi tản cư để lên nơi ở mới thì một thanh niên người làng Chợ Dầu tìm đến. Anh ta nói làng Chợ Dầu không theo Tây đâu. Làng Chợ Dầu kiên cường chống giặc, quyết bảo vệ từng gốc cây, từng mái nhà.
Khi Tây tràn vào làng gặp phải sự kháng cự quyết liệt của ta. Tuy chiếm được làng nhưng chúng không thu được gì. Quá tức giận, chúng đốt sạch cả làng rồi. Cuộc tiêu thổ kháng chiến đã thành công. Chính ông chủ tịch xã đã đích thân lên đến tận đây để cải chính cái tin làng Chợ Dầu theo giặc.
Tôi nghe tin ấy mà thấy sung sướng như thể mình đang mơ. Cứ hỏi đi hỏi lại anh thanh niên. Để tôi tin, anh dắt tôi đến gặp ông chủ tịch. Thì ra là láo hết, sai sự thật hết, sai “sự mục đích” hết cả. Bọn giặc đã chơi trò tâm lí chiến đấy thôi.
Chúng tung tin để phá tổ chức của ta, chia rẽ dân ta, làm dân ta mất niềm tin vào đồng bào của mình. Âm mưu của chúng thật thâm độc. Nhưng Cách mạng đã thấy rõ điều đó. Cách mạng đã lo liệu tất cả, đã cử người đến các khu tản cư để khẳng định, để làm an lòng mọi người.
Tôi lại đi khắp nơi để cải chính lại cái tin “oan nghiệt” ấy. Ai cũng vui mừng cho tôi. Đến cả mụ chủ nhà cũng phấn khởi mừng theo.
Tôi kể tỉ mỉ, rành rọt cho mọi người nghe hôm Tây nó vào làng khủng bố. Chúng nó có bao nhiêu thằng, bao nhiêu Tây, bao nhiêu Việt gian đi cùng, đi những đường nào, đốt phá những đâu. Dân quân, tự vệ đã bố trí, cầm cự kháng địch ra sao. Tôi kể không sót thứ gì như thể tôi vừa dự trận đánh giặc ấy xong thật.
Sau những tai họa ấy, tôi càng yêu làng, yêu kháng chiến hơn bao giờ hết. Làng Chợ Dầu là làng anh hùng. Dân chợ Dầu anh dũng, kiên trung. Tình yêu làng trong tôi quyện chặt với tình yêu nước. Từ đây, làng tôi và đất nước là một. Tôi và nhân dân là một. Ủng hộ Cách mạng! Ủng hộ cụ Hồ! Tôi sẽ tiếp tục góp sức cùng nhân dân, cùng cụ Hồ chiến đấu chống giặc đến hơi thở cùng.
Gợi ý cho bạn 🌹 Kể Lại Câu Chuyện Sự Tích Hồ Ba Bể 🌹 chi tiết
Kể Lại Chuyện Làng Bằng Lời Kể Của Em – Mẫu 12
Sau đây là bài văn mẫu kể lại chuyện làng bằng lời kể của em, hãy cùng đón đọc ngay nhé!
Trong những năm đói nghèo nàn ấy, xuất hiện bóng hình của một người nông dân ở làng Chợ Dầu ấy, đó là ông Hai. Ông Hai sống ở làng Chợ Dầu, là một người tự hào về làng, sống vui vẻ, yêu đời khi được làm việc với anh em trong làng.
Ông Hai ung dung, háo hức vui vẻ bước thong thả, thênh ngang giữa đường vắng. Cảm giác sung sướng, lan tỏa niềm vui ấy của ông đến mọi người trong làng, như khiến cho mọi người thêm phần nào đỡ mỏi mệt và phấn chấn hơn sau ngày làm việc mệt mỏi. Ông Hai tiếp tục dõi bước đến phòng tin để lấy tin tức cho mình. Sau đó, ông lại tiếp tục dạo bước trên đường vui vẻ ,…
Lúc ông Hai ở quán nước ngồi nghỉ chân, ông bỗng nghe được tin khủng bố tinh thần ông từ một người đàn bà đang ẵm con. Người đàn bà ẵm con nói ” Cả làng Chợ Dầu chúng nó theo Tây phản cách mạng”, cong môi đỏng đảnh và tức giận nói . Lúc mới nghe tin, ông bàng hoàng, sững sờ, cổ nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê tê rân rân, cảm giác lúc đó thật xấu hổ và thất vọng.
Thật sự là ông không thể tin được cái tin cực sốc này, vì ông là người yêu làng, tự hào về làng nhưng bây giờ thành ra thế này, thực sự rất buồn và quá xấu hổ. Trên đường về nỗi xấu hổ xâm chiếm ông, ông chỉ biết cắm mặt mà đi, ai hỏi cũng khôn trả lời.
Khi về đến nhà, tủi hổ, nhục nhã của ông dâng trào đến tột độ. Ông bâng khuân suy nghĩ nội tâm đấu tranh nhau dai dẳng giữa tình yêu thương làng và sự thật đang được phơi bày. Ngôi làng mà ông đã gắn bó như người thân ruột thịt, và sự thật là làng đã theo giặc, khiến trái tim ông như vỡ tan làm đôi. Ông tâm sự đôi chút với thằng út, kể hết những điều trong lòng ra làm ông cảm thấy nhẹ nhõm hơn được phần nào.
Ba bốn hôm sau, ông Hai không dám bước chân ra khỏi nhà, chỉ quanh quẩn, nghe ngóng động tĩnh bên ngoài. Cảm thấy chột dạ khi thấy một đám đông, nghe tiếng Tây, Việt gian là ông ngồi ủ rủ ở một góc nhà, nín thít. Nỗi ám ảnh nặng nề đó đã biến thành sự sợ hãi thường trực trong lòng ông.
Khi nghe được tin làng cải chính. Ông Hai như một người khác, gương mặt ông tươi vui rạng rỡ, miệng bõm bẽm nhai trầu, cặp mắt hung đỏ, nhấp nháy. Ông bật dậy, lật đật đi khoe với mọi người. Vui vẻ đi khoe với mọi người ” Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn”. Ông khẳng định với mọi người rằng ” cái tin chợ Dầu đi theo Tây là hoàn toàn sai mục đích cả” .
Chắc thật là thế, số phận ông Hai khắc nghiệt. Ông Hai là người có tình yêu nước rộng lớn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Là một số phận hẩm hiu giữa dòng đời chiến tranh vất vả. Cho ông nhiều thứ cảm xúc không thể nói nên lời, từ xấu hổ, sợ hãi, không cảm xúc đến vui mừng khôn xiết khi biết tin làng không đổi thay,….
Giới thiệu thêm 🍂 Kể Lại Truyện Thánh Gióng Bằng Lời Văn Của Em 🍂 hấp dẫn
Kể Lại Chuyện Làng Trong Vai Ông Hai – Mẫu 13
Tham khảo thêm bài văn mẫu kể lại chuyện làng trong vai ông hai một cách chi tiết sau đây.
Làng Chợ Dầu nơi tôi sinh ra và lớn lên nay đã không còn nữa, bị Tây đốt hết rồi. Thế nhưng tôi không buồn, ngược lại còn vui và đi khoe với tất cả mọi người ở nơi tản cư.
Suốt buổi sáng tôi hì hục vỡ đất ngoài bờ ruộng chuẩn bị trồng ít sắn cho những tháng đói năm tới. Làm một mình tôi phải cố đến mỏi nhừ đôi vai, lại nhớ hồi còn ở làng tôi làm việc có anh có em vừa vui lại sung sức chẳng biết mệt.
Làm sao tôi hết nhớ làng được, ngày nào tôi cũng phải đi bộ lên huyện đến phòng thông tin nghe người ta đọc báo để biết tin về làng của mình. Hôm ấy khi ở phòng thông tin về, tôi ghé qua lối huyện cũ thấy có tốp người tản cư mới đến, tôi ra đó hỏi chuyện. Họ là người từ Gia Lâm lên đây, thế rồi có một người đàn bà báo tin giặc nó khủng bố vào làng Chợ Dầu của tôi.
Nghe tin dữ, tôi như chết lặng đi, chưa kịp trấn tĩnh thì chính từ miệng người đàn bà đó nói cả làng tôi là Việt gian đi theo Tây. Khi ấy cổ họng tôi nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, lặng đi tưởng như không thở nổi. Tôi hỏi mụ liệu chuyện đó có thật không, ai ngờ mụ còn chỉ đích danh chánh Bệu thì tôi chẳng còn biết nói gì đành đứng dậy đi về.
Trên đường về tôi chỉ biết cúi gằm mặt mà đi, tôi cảm thấy nhục nhã, đau đớn, cái làng của tôi sao lại bán nước theo giặc như thế. Về đến nhà, nhìn đàn con thơ tôi càng thương, nghĩ chúng là trẻ con làng Việt gian mà xót xa. Tôi suy nghĩ đến nát óc vẫn không thể hiểu nổi tại sao dân làng lại theo Việt gian cho được, ai cũng là người có tinh thần.
Cả ngày hôm đó cho đến mấy ngày hôm sau tôi vẫn không thể thoát ra khỏi cái tin ấy, chỉ biết ngồi im trong nhà nín thít, mặc cho mụ chủ nhà cứ xỉa xói tôi cũng mặc kệ, cùng lắm là nhà tôi bị đuổi đi khỏi nơi này. Có lúc tôi ôm thằng con út vào lòng thủ thỉ với nó cho đỡ buồn, làng thì yêu thật nhưng làng theo giặc thì phải thù, tôi ủng hộ và tin tưởng vào Cách mạng, vào Bác Hồ.
Thế rồi có anh bạn cùng làng lên báo tin chủ tịch làng đã lên tận nơi báo tin cải chính. Ra láo hết, toàn là sai sự mục đích cả. Tây nó còn đốt cháy hết nhà tôi, đốt cả làng, làm gì có chuyện làng tôi theo Tây.
Tôi sung sướng vỡ òa, minh oan cho làng cũng là minh oan cho tôi, từ giây phút ấy tôi có thể tự hào về làng của mình, đem tin đó rao khắp nhà trên xóm dưới, cho mọi người biết làng tôi đã anh dũng chống trả bọn Tây ra sao.
Đón đọc mẫu văn 🌈 Kể Lại Truyện Cổ Tích Sọ Dừa 🌈 hay nhất
Kể Lại Chuyện Làng Theo Ngôi Thứ 1 – Mẫu 14
Đón đọc thêm bài văn mẫu kể lại chuyện làng theo ngôi thứ 1 ấn tượng dưới đây.
Sáng ngày hôm nay vẫn như mọi ngày, tôi nhâm nhi tách trà mới pha, đọc vài trang báo của ngày mới, ngẫm nghĩ lại thời tuổi trẻ sôi nổi cùng xóm làng của mình, những hồi ức đẹp đẽ nhất ẩn sâu trong tâm trí…
Trưa hôm ấy tôi ở nhà một mình. Vợ con đi bán buôn cả, nên tôi đành ra bờ suối dốc sức mà vỡ một vạt đất, dự sẽ dành trồng vài trăm gốc sắn, sang năm mùa đói vẫn có cái mà ăn. Làm sáng giờ chân tay đã rã rời, nằm vật xuống tấm nệm êm ái, tôi lại suy nghĩ vẩn vơ. Nhung nhớ lắm cái ngày còn sống ở làng, cùng anh em đào đường, khuân đá… Tôi nhớ lắm cái làng Chợ Dầu này, là nhớ tha thiết.
Kiên nhẫn chờ đến khi cái lớn về, tôi vội nhắn nhủ nó vài câu chăm nom nhà cửa đã vội chạy đi, như mọi hôm, tôi đi nghe lỏm thông tin từ người khác. Dọc đường cũng có vài người níu tôi lại hỏi thăm, nói vài câu bông đùa khiêu khích, tôi vội chạy đi. Nghe lỏm hả?
Nói ra thì cũng chẳng có gì hay ho lắm đâu, thực làm tôi khổ tâm hết sức ấy chứ. Tôi cũng từng học một khóa bình dân học vụ rồi, nhưng vẫn là không thể tự mình đọc nắm nội dung được, đành ngồi đó vờ đọc mà nghe lỏm người khác đọc.
Ghét nhất là thứ người cậy ta đây biết lắm chữ, không đọc ra tiếng cho người khác nghe nhờ mấy. Hôm nay hà cớ chi lại may thế, vớ được anh dân quân đọc to phết, tôi nghe được bao nhiêu là thông tin bổ ích ấy chớ.
Tôi háo hức ra khỏi phòng thông tin, lại dặn vợ vài điều, ghé quán làm vài điếu thuốc lào mà thong thả uống chè thưởng gió. Rồi bỗng nhiên nhìn thấy vài người trông không giống dân nơi này, mở miệng, tôi thắc mắc, hỏi han.
Biết được họ ở Gia Lâm lên, còn biết giặc vừa nổ súng từ Bắc Ninh đến Chợ Dầu, như thường lệ, tâm trạng lân lân, tôi lại chép miệng ý khoe mẽ: “ Thế ở Chợ Dầu ta giết được bao nhiêu thằng hở bác ? “. Ngờ đâu câu trả lời lại như mũi giáo gắm thẳng vào nơi sâu tối nhất tâm trí tôi: “ Có giết được thằng nào đâu.
Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa! “. Là tôi nghe lầm thôi mà phải không ? Không thể nào như vậy được. Khăng khăng ý niệm đó, tôi gặng hỏi lại. Câu trả lời lại như gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt yêu cầu tôi thức tỉnh, run run tôi đành vờ đứng dậy than to trời nắng nóng, chạy vội về nhà.
Về đến nhà vẫn không khỏi nghe được những lời cay nghiệt của làng xóm, tôi thương thầm lũ trẻ nhà mình. Chúng là trẻ con của làng Việt gian rồi…
Chiều hôm ấy bà Hai về cũng có vẻ khác thường ngày, làm cho căn nhà bỗng chốc trở nên yên ắng, lạnh lẽo. bọn trẻ cũng im thin thít, không dám đùa giỡn như mọi hôm. Nghĩ lại thì cũng không đúng lắm vì ai trong làng cũng là những người yêu nước thề chống giặc mà. Hơn nữa ai đi bịa chuyện làm gì. Rồi một hồi tôi lại nghĩ đến tương lai của làng Chợ Dầu này, liệu có ai chịu buôn bán với làng Việt gian chứ?
Mấy ngày sau đó tôi đều giam mình trong nhà, tự thân xấu hổ, tủi nhục. Tôi tâm sự cùng con giải bày nỗi lòng. Cuối cùng, tôi cũng quyết định không về làng nữa. “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Tôi quyết một lòng theo kháng chiến, theo cụ Hồ, một lòng với đất nước. Mình không làm được gì tốt đẹp cho đất nước thì cũng đừng làm chuyện gì tồn hại.
Tôi ôm nỗi lòng suy nghĩ thâu đêm, càng nghĩ càng thấy tủi nhục và căm phẫn. Dù quyết ủng hộ cụ Hồ, Ủng hộ kháng chiến nhưng giờ ai cũng ghét người làng chợ Dầu thì biết phải đi đâu. Trong lúc tột cùng bế tắc thì một buổi sáng sớm, ông chủ tịch xã gọi tôi lên báo tin.
Thì ra tất cả đều láo cả, tất cả là lừa dối, là hành động phá hoại lòng tin của kẻ thù. Làng Chợ Dầu không chỉ không phải Việt gian mà còn tích cực tham gia kháng chiến chống giặc cứu nước, tôi như một lần nữa được sống lại.
Tôi vô cùng mừng rỡ hăm hở đi đính chính lại, tiếp tục vinh quang mà nói về cái làng mà tôi yêu quý nhất. Cho đến nay tôi vẫn duy trì thói quen đó, như cách tôi kể cho bạn nghe về câu chuyện của mình trong ngày hôm nay.
Tham khảo thêm 💕 Kể Lại Câu Chuyện Nàng Tiên Ốc 💕hay nhất
Kể Lại Chuyện Làng Theo Ngôi Thứ 3 – Mẫu 15
Cuối cùng là mẫu văn kể lại chuyện làng theo ngôi thứ 3 được nhiều bạn đọc tìm kiếm dưới đây.
Tôi là một người nông dân làng chợ Dầu. Mọi người thường gọi tôi là ông Hai Thu. Kháng chiến bùng nổ tôi muốn ở lại làng cùng anh em bộ đội và dân quân kháng chiến. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên tôi phải cùng gia đình đi tản cư. Ở nơi tản cư tôi rất nhớ làng và thường có hay khoe về làng mình.
Đang trong tâm trạng náo nức thì tôi nghe được tin làng chợ Dầu của tôi theo Tây làm Việt gian. Lúc đó cổ họng tôi nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Tôi lặng ti tưởng như không thở được. Một lúc lâu tôi mới dặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, tôi hỏi lại về cái tin ấy thì người ta đã khẳng định một cách chắc chắn. Tôi vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng về nhà.
Về đến nhà, tôi nằm vật ra giường nhìn lũ con tôi thấy tủi thân, nước mắt tôi cứ ràn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Tôi ngờ ngợ chả nhẽ bọn ở làng lại đốn đến thế ư rồi tôi tự kiểm điểm trong óc thấy họ đều là những người có tinh thần yêu nước, yêu kháng chiến chẳng nhẽ lại đi làm cái điều nhục nhã ấy nhưng không có lửa làm sao có khói.
Tôi cảm thấy tủi nhục, chiều hôm ấy vợ tôi về cung có vẻ khác. Trong nhà có cái sự im lặng thật là khó chịu. Mãi đến khuya vợ tôi mới hỏi tôi về cái tin ây. Tôi im lặng rồi gắt lên vậy là bà ấy im bặt. 3 – 4 ngày hôm sau tôi không dám bước chân ra ngoài chỉ ở trong gian nhà trật trội để nghe ngóng tin tức.
Lúc nào tôi cũng nơm nớp lo sợ, hễ nghe đến chuyện ấy là tôi lại giật mình. Trong tôi giờ đây đang diễn ra một cuộc chiến tranh nội tâm gay gắt khi mụ chủ nhà có ý đuổi gia đình tôi đi. Tôi lâm vài tình trạng bế tắc : về làng hay ở lại. Cuối cùng tôi đến quyết định : làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù. Trong tâm trạng đau đớn tủi hờn, tôi tâm sự với thằng con út.
Sau khi tâm sự xong, nỗi khổ của tôi với đi phần nào. Rồi một hôm khoảng 3 giờ chiều, có người đàn ông đến nhà tôi chơi. Ông ấy rủ tôi đi theo ông ấy đến sẩm tối tôi mới về. Lúc ây tôi rất vui.
Đến bực cửa tôi đã bô bô khoe rằng Tây nó đốt nhà tôi rồi, ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên cải chính, ông ấy cho biết cái tin làng tôi theo Tây làm Việt gian là sai sự mục đích. Cứ thế tôi lật đật đi khoe khắp nơi, tối hôm ấy tôi sang gian bác Thứ nói chuyện về làng.
Giới Thiệu Bài 🍀 Kể Một Câu Chuyện Em Thích Bằng Lời Văn Của Em 🍀Hay Nhất