Câu Chuyện Về Tình Thầy Trò ❤️ 22+ Câu Chuyện Cảm Động Nhất ✅ Đọc Ngay Những Câu Chuyện Ý Nghĩa Về Tình Thầy Trò.
Tình Thầy Trò Là Gì
Bài viết này được SCR.VN biên soạn những thông tin hữu ích về tình thầy trò. Đầu tiên chúng ta phải hiểu tình thầy trò là gì?
- Tình thầy trò là một mối quan hệ đặc biệt giữa giáo viên và học sinh, dựa trên sự tôn trọng, tình cảm và sự trao đổi tri thức. Tình thầy trò không chỉ đơn thuần là một mối quan hệ giáo dục, mà nó còn đòi hỏi sự quan tâm, chia sẻ và đồng cảm từ cả hai bên.
- Giáo viên thường được coi là người truyền đạt tri thức và kinh nghiệm cho học sinh. Họ giúp học sinh phát triển khả năng và kỹ năng của mình, đồng thời hướng dẫn và định hướng cho học sinh trong việc xây dựng một tương lai tốt đẹp. Tình thầy trò cũng đòi hỏi sự tôn trọng và sự kính trọng từ học sinh đối với giáo viên.
- Tình thầy trò có thể được thể hiện qua những hành động như giáo viên tạo điều kiện thuận lợi để học sinh học tập và phát triển, giúp học sinh khám phá và phát triển sở thích, kỹ năng của mình, hoặc đồng cảm với những khó khăn và vấn đề của học sinh. Từ phía học sinh, tình thầy trò có thể được thể hiện qua việc tôn trọng giáo viên, chăm chỉ học tập và tận dụng kiến thức mà giáo viên truyền đạt.
- Tình thầy trò là một phần quan trọng của hệ thống giáo dục và có thể giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực và khuyến khích cho học sinh phát triển toàn diện.
Tham khảo mẫu 🌸 Truyện Ngắn Về Thầy Cô 🌸 của học sinh tiểu học!
13+ Mẫu Câu Chuyện Về Tình Thầy Trò Đặc Sắc
Dưới đây là 13+ dẫn chứng tiêu biểu về tình thầy trò hay nhất mà bạn nên biết để hiểu tình thầy trò là gì?
Những Câu Chuyện Về Tình Thầy Trò Hay Nhất
Dành tặng bạn những câu chuyện hay nhất về tình thầy trò:
Câu chuyện về Socrates và Plato: Socrates là một giáo viên của Plato, người đã trở thành một trong những nhà triết học lớn nhất trong lịch sử thế giới. Plato đã bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với thầy, và đã viết nhiều tác phẩm triết học để tỏ lòng kính trọng với Socrates.
Câu chuyện về Helen Keller và Anne Sullivan: Anne Sullivan là giáo viên của Helen Keller, người bị mù và điếc từ nhỏ. Bằng sự kiên trì và tình yêu thương của Anne, Helen đã học được rất nhiều thứ và trở thành một nhà văn nổi tiếng.
Câu chuyện về Morrie và Mitch Albom: Mitch Albom là một nhà báo nổi tiếng, và ông đã có một thầy giáo rất đặc biệt là Morrie Schwartz. Morrie bị bệnh bạch cầu và đã dạy cho Mitch về giá trị cuộc sống trước khi qua đời.
Một Câu Chuyện Cảm Động Về Tình Thầy Trò Ngắn
Gợi ý cho bạn một câu chuyện cảm động về tình thầy trò ngắn gọn cho bạn tham khảo:
Có một câu chuyện cảm động về tình thầy trò trong cuộc đời của người viết truyện này. Vào thời điểm cô là một học sinh trung học, cô đã có một thầy giáo rất đặc biệt, người đã dạy cho cô rất nhiều thứ.
Một ngày, khi cô đang học bài tập tại nhà, thầy giáo đã gọi điện cho cô và yêu cầu cô đến thăm ông ở bệnh viện. Khi đến đó, cô đã nhận ra rằng thầy giáo của mình đang chiến đấu với căn bệnh ung thư. Thầy giáo đã dạy cho cô rất nhiều thứ, và cô muốn làm gì đó để trả ơn ông.
Sau đó, cô đã quyết định viết một cuốn sách về thầy giáo của mình, kể về những gì cô đã học được từ ông. Cô đã trình bày cuốn sách này cho thầy giáo, và ông đã rất vui mừng và cảm động. Cuốn sách đã được xuất bản và được nhiều người đọc, và cô cảm thấy rất hạnh phúc khi biết rằng cuốn sách của mình đã truyền cảm hứng cho nhiều người khác.
Sau đó, thầy giáo của cô đã qua đời, nhưng tình cảm giữa hai người vẫn mãi trong tâm trí cô. Cô đã học được rất nhiều từ thầy giáo của mình, và luôn nhớ đến những lời khuyên và sự giúp đỡ của ông. Câu chuyện này thể hiện tình thầy trò đẹp đẽ và ý nghĩa, giúp chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của tình cảm giữa người thầy và học trò.
Kể Một Câu Chuyện Ngắn Về Tình Thầy Trò Ấn Tượng
Dưới đây là mẫu tham khảo cách kể 1 câu chuyện về tình thầy trò ấn tượng gửi đến các bạn:
Sau ba năm tôi mới có dịp trở lại trường cũ. Mọi thứ không thay đổi nhiều, sân trường vẫn rợp bóng cây, và những chiếc ghế đá vẫn ở đó, trầm mặc và nhẫn nhịn. Tiếng cô giảng đều đều trên lớp và ánh mắt ngây thơ của đám trẻ học trò khiến tôi nhớ lại những kỷ niệm thời cắp sách. Tiếng trống trường đã điểm, giờ ra chơi đến.
Tôi lại bóng dáng của cô từ trong lớp, vẫn dáng hình ngày xưa khi gieo mầm con chữ cho chúng tôi. Cô vẫn tận tụy đến lớp, vẫn chèo lái những con thuyền mơ ước của những cậu học trò nhỏ chúng tôi đến bến bờ hạnh phúc. Giọng cô nhẹ nhàng phân tích cho học sinh chúng tôi những sự kiện lịch sử đáng nhớ, những chiến thắng vang dội của quân ta khắp các chiến trường. Chốc chốc cô ngừng giảng và nhìn đám học trò đang tròn mắt suy ngẫm. Chính cô cũng không thể nhận ra được những thế hệ học trò đó còn nhớ mãi công ơn của cô tự ngày nào.
Cô về trường tôi từ khi trường chỉ có mái lá đơn sơ. Ngày mưa cũng như ngày nắng cô vẫn đạp chiếc xe Thống Nhất đã bạc màu đến lớp. Có lần những hôm trời mưa bão rất to mà cô vẫn cố đạp hơn chục cây số đến lớp vì sợ học sinh phải chờ. Có khi nước ngập quá bánh xe mà cô vẫn bước tiếp, đến lớp thì cả thầy cả trò đều ướt hết.
Phòng học dột nát không thể theo học. Những khi mưa gió như vậy cô lại nhớ về vùng quê Bình Lục, nơi người ta vẫn “cưỡi trâu đi họp huyện” cô lại thấy xót thương. Cô thường kể cho chúng tôi nghe rất nhiều về miền quê và gia đình cô. Miền quê chiêm trũng, ngập quanh năm những có nghị lực phi thường.
Giờ đây khi mọi thứ đã được thay mới, cô vẫn ngày ngày đến lớp. Là một giáo viên dạy sử nên tính cô rất nghiêm khắc. Cô luôn dạy chúng tôi phải biết tự phấn đấu vươn lên.
Cô thường bảo, lịch sử là cái gốc rễ của một quốc gia dân tộc, khi các em hiểu sử cũng hiểu truyền thống quý báu của ông cha ta, biết mà học hỏi, biết mà phát huy những truyền thống quý báu đó. Theo lời dạy đó, mỗi thế hệ học sinh chúng tôi đều cố gắng trở thành một học sinh ngoan trong mắt cô.
Đã 27 năm trôi qua với bao thế hệ học trò đến và đi khỏi ngôi trường này, nhưng hình bóng cô mỗi ngày lên lớp thì vẫn vậy. Những học trò đầu tiên của cô nay đã đầu hai thứ tóc cũng không sao quên được những lời dạy, những kiến thức mà cô đã truyền đạt.
Cô luôn dạy cách làm sao để hiểu và nhớ về một sự kiện lịch sử lâu nhất. “Chỉ khi các em hiểu rõ nguyên nhân tại sao và giải thích được những sự kiện, những mối ràng buộc đó thì em mới có thể làm tốt một bài lịch sử”.
Tôi còn nhớ kỷ niệm về cô khi còn đang học phổ thông. Là một học sinh chuyên văn nên tôi rất thích những môn xã hội, đặc biệt là tìm hiểu những kiến thức lịch sử. Khi còn học ở trung học cơ sở tôi đã được nghe những thông tin về cô với phương pháp dạy hay, là một giáo viên giỏi ở trường. Và khi theo học cô tôi thực sự bị thuyết phục bởi cách giảng dạy ân cần và chu đáo.
Trong những giờ giảng, cô nhấn mạnh đến những sự kiện then chốt nhất, có tính quyết định đến giai đoạn lịch sử đang nghiên cứu. Cô thường dặn chúng tôi: “muốn học được lịch sử thì cần phải biết hệ thống kiến thức, tóm gọn vấn đề lại rồi triển khai thật nhỏ ra. Như vậy vừa nhớ lâu lại không bị mất ý”. Theo lời khuyên của cô, mỗi chúng tôi đều nhớ rất rõ những vấn đề lịch sử và không hề bỏ sót chút nào khi làm bài kiểm tra.
Không chỉ cho chúng tôi những bài học lịch sử mà cô còn dậy cách đối nhân xử thế ở đời. Cô cho mỗi chúng tôi biết thế nào là cuộc sống thực tại, nó không màu hồng cũng không trải thảm đỏ mà mỗi trái tim non nớt chúng tôi vẫn hoài tưởng.
Cô vẫn nói, cuộc đời như một cuộc chiến đấu chính bản thân mình vậy. Nếu kiên cường thì họ sẽ không bao giờ gục ngã, nhưng chỉ cần sơ xảy họ có thể đánh đổi cả cuộc đời. Tôi mơ hồ hiểu những gì cô nói, nhưng đến giờ thì đó lại là bài học đáng giá theo mãi cuộc đời tôi.
Mỗi một năm trôi qua cô đón một thế hệ học trò tìm đến những điều mới mẻ trong trang sách lịch sử. Nhưng cũng là lúc cô tiễn thế hệ học trò của mình đi. 40 năm như vậy, sau 27 năm mà “tay lái” của cô vẫn vững mái chèo.
Cô không còn đạp xe đến lớp như ngày xưa nữa, cô không còn giảng bài khi lớp ngập mưa, nhưng những tiếng giảng của cô vẫn trong trẻo và dịu hiền. Nó vẫn hàng ngày dẫn dắt những thế hệ học trò như chúng tôi tìm đến được những chân trời mới.
Cô trang bị cho mỗi chúng tôi đầy đủ hành trang tri thức và vốn sống của cô để chúng tôi không còn lạ lẫm và bỡ ngỡ khi bước chân vào đời. Những đồng nghiệp của cô vẫn nghĩ sao cô tận tâm với học trò đến vậy. Cô cười nhẹ và nói: “Nó đã theo cái nghiệp mất rồi, thiếu học sinh như thiếu chân tay vậy. Không sao chịu được”.
Có lẽ nhờ cô mà những bài giảng lịch sử vẫn thấm nhuần trong tôi. Mỗi khi tiếp cận một sự kiện tôi không quên tìm kỹ về nguyên nhân của nó. Hiểu nghề để làm nghề như cô vẫn dặn chúng tôi.
Sẽ mãi nhớ những kỷ niệm về cô, kỷ niệm về thời học trò và những bài giảng quý báu mà cô đã trao tặng cho mỗi chúng em. Chúng em sẽ luôn trân trọng nó như món quà quý giá nhất của cuộc đời.
Gợi ý đề tài 🌸 Kể Câu Chuyện Về Lòng Biết Ơn Thầy Cô, Tình Cảm Thầy Trò 🌸 ý nghĩa!
Kể Chuyện Về Tình Thầy Trò Đặc Sắc
Tham khảo ngay bài văn kể chuyện về tình thầy trò đặc sắc mà chúng tôi đã sưu tập được:
Tôi sinh ra ở làng quê nhỏ. Ngôi trường tiểu học của tôi cũng là trường làng bé lắm. Ngồi trường ấy ngày ngày chào đón các em học sinh nghèo tay lấm chân trần. Vâng, trường tôi nghèo lắm. Nhưng ở nơi đó tôi đã tìm thấy nhiều niềm vui và những kỉ niệm về người thầy thân thương với lòng biết ơn sâu sắc.
Đã hơn 10 năm nhưng hình ảnh và lời nói của thầy vẫn luôn hằn sâu trong ký ức tôi. Đó là năm học lớp 5, tôi được chuyển sang học lớp mới. Ngày đầu đi học tôi đứng rụt rè ở cửa lớp vì e sợ thầy, bạn không quen. Thầy nhìn thấy tôi và hỏi han ân cần. Nhìn ánh mắt trìu mến và cầm bàn tay ấm áp của thầy, tôi bước vào lớp trong sự yên tâm lạ thường.
Từ lần đầu được gặp thầy rồi được thầy dạy dỗ, tôi càng hiểu và thấy yêu quý thầy nhiều hơn. Với thầy, tôi có thể diễn tả bằng hai từ “yêu thương” và “tận tụy”. Thầy tận tụy trong từng bài giảng, từng giờ đến lớp. Cả những ngày nóng bức hay những ngày mưa, thầy đều đến lớp để mang cho chúng tôi nhiều điều mới lạ
Tôi nhớ đến mùa nước nổi, khắp đường xá, trường học đều đầy nước. Thế mà thầy trò chúng tôi vẫn đến lớp đều đặn, học bì bõm trong nước thế mà vui đến lạ. Những bài giảng của thầy dường như “đánh thắng” cả mùa nước lũ.
Khi không đến lớp, thầy lặn lội đến nhà các học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và tạo điều kiện tốt hơn để chúng tôi yên tâm ngày hai buổi đến trường. Thầy tôi là như thế, thầy tận tụy với nghề, yêu thương tất cả học sinh.
Tôi đã từng được đến chơi nhà thầy – một ngôi nhà mái lá đơn sơ nhưng gọn gàng, sạch sẽ. Căn nhà bé nhỏ ấy chứa đựng tấm lòng yêu thương bao la của thầy tôi.
Hơn cả 1 người thầy dạy chữ, thầy còn dạy chúng tôi biết bao điều trong cuộc sống. Thầy luôn nhắc nhở chúng tôi cố gắng học tập, không khuất phục cái nghèo. Thầy vẫn tin rằng các học trò của thầy sẽ xây dựng một tương lai tươi sáng hơn. Niềm tin của thầy truyền sang niềm tin của chúng tôi – những đứa học trò nghèo chan chứa bao nhiêu là ước mơ và hoài bão. Những lời dạy dỗ của thầy đã theo tôi trong suốt những tháng năm dài.
Riêng với tôi, tôi vẫn nhớ mãi những lần được thầy đưa đến trường. Con đường đá đến trường đã thấm biết bao giọt mồ hôi của thầy tôi. Tôi không sao quên được hình ảnh thầy với chiếc xe đạp cũ kĩ cứ kêu “kót két” theo từng vòng quay. Thế mà chỉ cần ngồi sau lưng thầy, con đường dài dường như ngắn lại; cái nóng của buổi trưa nắng gắt dường như cũng mát dịu hẳn đi.
Nhìn lưng thầy ướt đẫm mồi hôi mà miệng vẫn vui cười. Ôi! Sao mà nhớ thầy đến thế! Trên con đường dài với lắm gập ghềnh, thầy và tôi cùng nhau trò chuyện nhiều điều thú vị. Bất chợt tôi cảm thấy thầy thật gần gũi và thân thiết như một người bạn lớn.
Có lần thầy hỏi tôi rằng: “Nếu chỉ được đi qua một lần trên con đường đầy hoa dại, con sẽ chọn một bông hoa nào con cho là đẹp nhất?!”. Lúc bé thơ ấy tôi nào hiểu những gì thầy muốn nói, chỉ khẻ cười rồi im lặng. Rồi thầy bảo rằng “trên đường con đi sau này sẽ có nhiều “bông hoa” như thế. Con đừng đợi phải đi hết quãng đường, hãy nắm lấy cơ hội để con có thể tiến xa hơn”. Và khi đó tôi mới hiểu điều thầy muốn nói, lời nói của thầy đã cổ vũ tôi đủ can đảm bước xa làng quê bé nhỏ để lên thành phố học tốt hơn. Đúng là thầy tôi, lời khuyên nhủ thật nhẹ nhàng nhưng sâu sắc và làm người ta yên lòng lắm.
Đến hôm nay, tôi bỗng nhớ lại những câu chuyện của người thầy năm xưa. Thầm cảm ơn thầy về những gì tốt đẹp thầy đã dành cho tôi. Đó là những lời dạy dỗ quý báu cổ vũ tôi trong những tháng năm dài.
Gần 10 năm nay ít có dịp về thăm thầy cũ. Ngôi trường làng ngày xưa đã tàn phai ít nhiều. Mỗi lần về thăm lại thấy mái tóc thầy tôi bạc trắng nhiều hơn. Nhưng dù thời gian có trôi qua bao nhiêu, tấm lòng thầy vẫn như thế, vẫn tận tụy và đầy yêu thương.
Đối với tôi, “người thầy năm xưa” là biểu tượng của một nhà giáo Việt Nam ưu tú. Ở thầy tôi là sự hy sinh cao cả xuất phát từ lòng yêu nghề, yêu trẻ. Đến hôm nay, trong lòng tôi vẫn mãi mãi kính trọng và biết ơn “người thầy giáo năm xưa”.
Trong cuộc đời mỗi người, hình ảnh về mái trường, thầy cô bao giờ cũng thật thiêng liêng, cao quý. Đặc biệt, khi một mùa hiến chương Nhà giáo nữa lại về, những hình ảnh lay động trái tim về tình thầy trò ở khắp nơi trên đất nước sẽ phần nào giúp học trò thêm trân quý tình cảm quý mến, “tôn sư trọng đạo” của mình tới những người thầy, người cô đáng kính hơn.
Câu Chuyện Ngắn Về Tình Thầy Trò Ngắn Gọn
Học cách kể câu chuyện về tình thầy trò ngắn gọn với mẫu bài văn tham khảo dưới đây:
Một nhóm học sinh đã khiến giáo viên của mình bất ngờ trong một buổi phỏng vấn nho nhỏ đầy thú vị. Thầy cô được hỏi về điều mình thích nhất về công việc của mình, điều gì đã khiến họ theo đuổi sự nghiệp trồng người trong suốt hàng chục năm không hề mệt mỏi.
“Những kỳ nghỉ hè dài. Chia sẻ niềm đam mê của bạn”. Sâu trong lòng những người làm nghề giáo, các thầy cô đều hiểu rằng nhìn thấy lũ trẻ trưởng thành, lớn lên và thành công trong cuộc sống mới chính là nguồn động lực lớn lao cho công việc của mình.
Họa sĩ giỏi để tiếng thơm bằng những bức tranh, nhà soạn nhạc lỗi lạc để lại đời sau những bản nhạc xuất sắc còn người thầy giáo, có gì đâu ngoài những học sinh thành người?
“Đã có nhiều lứa học sinh trong suốt bao năm trời. Quản lý lũ trẻ tại trường đã khó khăn và nhìn thấy chúng đạt được những thành công như ngày hôm nay quả là điều tuyệt vời”.
Với đại đa số học sinh, các em chỉ nhớ ơn thầy cô khi biết làm toán, biết nói tiếng anh và viết trôi chảy.
Thời gian qua đi rồi trang vở cũng bạc màu. Nhưng có những thứ tình cảm thầy trò còn mãi trong lòng nhiều em học sinh khi các thầy cô không chỉ giúp các em đón lấy tri thức, họ còn giúp các em nhận ra cuộc đời mình, nhìn ra được mình là ai trong cuộc sống này. “Đã có những lúc, tôi là một đứa trầm tính và khép mình. Thầy Mike đã từng bước một giúp tôi.
Việc tôi đang làm việc tại nhà hát chắc một phần là “lỗi” của thầy giáo cũ đó. Những khoảnh khắc chúng tôi chia sẻ bài học là vô giá. Thầy khiến tôi cảm thấy dũng cảm, tự tin để bắt đầu một thử thách mới. Tôi nghĩ nếu thầy không dạy tôi, giờ đây tôi vẫn đang làm việc tại Starbucks”.
Nếu không có thầy cô, em mãi là đứa trẻ nhút nhát trong lớp. Nếu không nhờ thầy động viên, em sẽ chẳng bao giờ có thể đứng lên sân khấu và tập dượt một bài nhạc kịch. Và nếu không có thầy, giờ đây em vẫn đang làm việc tại Starbucks, dù em biết rằng công việc đó cũng là một điều tốt đẹp trong cuộc đời.
Không có thầy cô, họ sẽ mãi mãi bị bỏ quên đâu đó trong cuộc sống này.
Câu Chuyện Cảm Động Về Tình Thầy Trò Ý Nghĩa
Tuyển tập văn mẫu kể câu chuyện ý nghĩa về tình thầy trò mà bạn nên biết:
Đã 10 năm rồi em không gặp lại Thầy, cũng chừng ấy thời gian em vẫn hằng mơ một ngày em được trở lại thời thơ bé với bao kỷ niệm lưu luyến với thầy cô và bè bạn. Chiều nay em đi qua khúc sông gặp bạt ngàn hoa lau trắng, những bông lau trắng bời bời như nỗi nhớ của em về Thầy…
Bài học đầu tiên em học ở Thầy là bài giảng lịch sử về Đinh Tiên Hoàng – vị vua tài giỏi đã dẹp loạn 12 sứ quân, đặt nền móng xây dựng độc lập tự chủ của đất nước.
Thầy đã kể rất sinh động việc thời nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau với trẻ con thôn khác, đánh đâu thắng đó, tất cả đều hàng phục tôn làm “chủ tướng”, chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như vua.
Hình ảnh những cành lau trắng đã được Thầy minh họa rất xúc động và trở thành dấu ấn không bao giờ phai nhạt trong em và nhiều lứa học trò chúng em ngày ấy. Thầy đã giảng cho chúng em biết bao bài học về lịch sử, về tình yêu đất nước và tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc… nhưng có một điều, Thầy chưa bao giờ kể về mình, về cuộc đời quân ngũ của Thầy. Thầy là thương binh, Thầy trở về từ chiến trường và đã để lại nơi ấy một cánh tay. Em nhớ những dòng chữ bằng phấn trắng Thầy viết lên bảng bằng tay trái xiên xiên, chợt thấy cay cay sống mũi…
Hồi đó, món quà mà em và các bạn trong nhóm học sinh giỏi Văn đã tặng Thầy nhân ngày 20/11 là một bó hoa lau trắng. Thầy đã xúc động đến lặng người. Thầy cẩn thận cắm “bó hoa đặc biệt” ấy của chúng em vào một bình hoa được làm bằng gốc tre ngà ở phòng làm việc của Thầy. Rồi Thầy quay lại nói với chúng em giọng xúc động: hoa lau trắng nhắc Thầy nhớ mẹ, nhớ những người đồng đội cũ. Thầy kể, chữ đầu tiên hồi đó Thầy học là chữ 0.
Để thầy dễ nhớ, mẹ Thầy nói nếu khi con nhìn thấy nắng xuyên qua mái nhà của mình, thấy những chấm tròn, đó là chữ 0. Nhà Thầy hồi đó lợp bằng tranh mây. Những gánh tranh mây mà cha Thầy đã lặn lội mang về từ trong rừng sâu, kiên nhẫn gánh đến mấy tháng trời mới đủ làm mái nhà. Người thầy đầu tiên trong cuộc đời Thầy chính là mẹ Thầy. Những con số đầu tiên Thầy biết cũng từ mẹ. Học đếm từ số 1 đến số 10, rồi cả phép cộng, trừ, nhân, chia cũng bằng những củ khoai, những phần quà của mẹ mỗi buổi chợ chiều cho chị và mấy đứa em.
Giờ đây đứng trước triền sông bạt ngàn hoa lau trắng – loài hoa giản dị đã trở thành ký ức thiêng liêng trong em khi nhớ về Thầy, về bài học đầu tiên của Thầy. Trong trái tim em, hình ảnh của Thầy giống như một ngọn núi với những tán cây đủ chở che cho em suốt mùa nắng gắt, cũng là nơi bình yên em muốn trở về mỗi khi lòng mệt nhoài nơi đất khách.
Mùa đông đã về hun hút gió. Ngoài triền sông hoa lau trắng lại bời bời trong gió. “Cây lau có một sức sống bền bỉ và diệu kỳ, dù gió mưa có quất bao nhiêu thì hoa vẫn nở đúng mùa và vẫn trắng đến chênh chao. Con người cần phải kiên trì hơn loài hoa lau ấy…”
Thầy đã dạy em như thế. Đến bây giờ em vẫn luôn mang theo bên mình hình ảnh của một màu hoa – trắng tinh khiết như những tình cảm mến thương của những cô cậu học trò dành tặng thầy cô giáo…
Văn mẫu 🌸 Kể Về Một Kỉ Niệm Với Thầy Cô Giáo 🌸 đặc sắc!
Câu Chuyện Về Tình Thầy Trò Ngắn
Đừng bỏ lỡ câu chuyện ngắn hay về tình thầy trò dưới đây:
Vào ngày 11/9 vừa qua hình ảnh cảm động về người thầy giáo bị ung thư và các học sinh thân yêu của mình đã khiến cả thế giới phải sụt sùi vì cảm động.
Thầy Ben Ellis, một giáo viên của Học viện Christ Presbyterian – một trường thánh ở Nashville, Mỹ mắc bệnh ung thư và đang dưỡng sức tại nhà.
Để bày tỏ tình cảm và tiếp thêm sức mạnh tinh thần giúp thầy Ben vượt qua bệnh tật, rất nhiều học sinh đã tạm gác lại bài kiểm tra của mình để đến nhà thầy và hát cho thầy nghe những bài hát thánh ca trong tình yêu thương hướng về người thầy đáng kính.
Hình ảnh người thầy giáo ung thư đầu đã rụng hết tóc vì những đợt xạ trị đứng lắc lư bên cửa sổ theo giai điệu những khúc ca cùng ánh mắt tràn ngập hạnh phúc đã thu hút hơn 21 triệu lượt xem và 400.000 lượt chia sẻ, nhiều người rất cảm động với hành động đầy tính nhân văn và tri ân của các em học sinh.
Chắc hẳn với thầy Ben, sự có mặt của các học sinh cùng tình cảm nồng ấm của các em dành cho mình đã là món quà ý nghĩa hơn hết thảy góp phần giúp thầy thêm can đảm đối mặt với bệnh tật.
Câu Chuyện Về Tình Thầy Trò Trên Báo Cảm Động
Dành tặng bạn 1 câu chuyện hay về tình thầy trò được in trên báo điện tử ở Việt Nam:
Có nhiều câu chuyện về tình thầy trò được đăng trên các báo điện tử ở Việt Nam. Một trong những câu chuyện được đăng trên Báo Gia đình và Xã hội là câu chuyện về cô học trò Nguyễn Thị Bích Hồng, một người mồ côi cha mẹ, được thầy giáo Nguyễn Văn Tám của mình nuôi dưỡng và giúp đỡ trong suốt cuộc đời.
Theo câu chuyện, khi còn nhỏ, cô Bích Hồng đã được thầy giáo Tám đưa vào trường và được ông giúp đỡ tìm kiếm những nguồn hỗ trợ để học tập. Thầy giáo Tám cũng đã giúp cô trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa và dạy cho cô những kỹ năng sống cần thiết.
Sau khi tốt nghiệp đại học, cô Bích Hồng trở thành một giáo viên tiếng Anh giỏi và đã dành phần lớn cuộc đời của mình để giúp đỡ những học sinh nghèo khó, giống như cô đã được thầy giáo Tám giúp đỡ trước đó.
Câu chuyện về cô Bích Hồng và thầy giáo Tám là một ví dụ về tình thầy trò đẹp đẽ và ý nghĩa của việc giúp đỡ và truyền cảm hứng cho những người khác.
Câu Chuyện Về Tình Thầy Trò Trên Sách Báo Ý Nghĩa
Xem thêm câu chuyện ý nghĩa về tình thầy trò được in trên báo Tuổi Trẻ:
Câu chuyện về tình thầy trò còn có một trường hợp được chia sẻ trên Báo Tuổi Trẻ về cô bé Trần Thị Thu Hà ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ, và thầy giáo Trần Minh Hiếu, người đã giúp đỡ cô bé vượt khó trong cuộc sống.
Cô bé Thu Hà bị tai biến và mất khả năng đi lại từ năm 10 tuổi, khi còn là học sinh lớp 4. Nhưng với sự giúp đỡ và tận tình của thầy giáo Trần Minh Hiếu, cô bé đã vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành chương trình học tập của mình.
Thầy giáo Hiếu đã dạy cho cô bé học cách sử dụng máy tính, giúp cô tìm hiểu thêm về văn hóa và khoa học công nghệ thông tin. Nhờ sự giúp đỡ của thầy giáo, cô bé đã được tuyển vào trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh và đạt bằng cử nhân Khoa học Máy tính.
Câu chuyện về cô bé Thu Hà và thầy giáo Hiếu là một ví dụ về tình thầy trò và lòng nhân ái, cho thấy sức mạnh của tình người trong việc vượt qua những khó khăn và trở ngại trong cuộc sống.
Câu Chuyện Về Tình Thầy Trò Có Thật Hay Nhất
Chia sẻ với bạn câu chuyện về tình thầy trò có thật tại Việt Nam, chắc chắn sẽ khiến bạn cảm động:
Có một câu chuyện về tình thầy trò có thật đã xảy ra ở Hà Nội, Việt Nam. Đó là câu chuyện về cô học trò Nguyễn Thị Hương, một học sinh vượt khó với hoàn cảnh gia đình khó khăn, được thầy giáo Nguyễn Văn Quảng của mình nhận nuôi và dạy dỗ.
Khi cô học trò đạt điểm cao trong kỳ thi đại học, thầy giáo Quảng đã bày tỏ sự tự hào và hạnh phúc vì cô đã có được thành công đó. Thậm chí ông đã đưa cô về nhà thăm gia đình và cùng cô ăn mừng chiến thắng.
Sau đó, thầy giáo Quảng bị bệnh ung thư và qua đời. Cô học trò đã rất xúc động và đau buồn. Nhưng cô không bao giờ quên đi những gì thầy giáo đã dạy dỗ và truyền cảm hứng cho cô. Cô đã vượt qua khó khăn và trở thành một giáo viên giỏi, và luôn nhớ đến người thầy đã nuôi dưỡng và giúp đỡ cô trong suốt cuộc đời.
Câu chuyện này thể hiện tình thầy trò đẹp đẽ và ý nghĩa của việc truyền cảm hứng và giúp đỡ những người khác.
Câu Chuyện Ngắn Hay Về Tình Thầy Trò Đặc Sắc
Sau đây là câu chuyện hay về tình thầy trò mà bạn không nên bỏ lỡ:
Nhiều năm qua, thầy giáo Nguyễn Nhựt Tân (sinh năm 1982, Trường tiểu học thị trấn Phong Điền 1, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) ngoài giờ lên lớp lại tranh thủ đi bán vé số để có tiền giúp đỡ nhiều học sinh nghèo và bà con có hoàn cảnh khó khăn.
Trước khi đến với nghề “gõ đầu trẻ”, thầy Nguyễn Nhựt Tân là cán bộ làm việc tại Tòa án Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang). Sau đó, vì mong muốn được về làm việc gần nhà, thầy Tân học sư phạm và chuyển công tác về Trường trung học Phan Văn Trị (huyện Phong Điền) vào năm 2006. Đến năm 2008, thầy Tân chuyển về giảng dạy bộ môn mỹ thuật tại Trường tiểu học thị trấn Phong Điền 1.
“Ban đầu tôi chỉ mong muốn kiếm công việc gần nhà, thực lòng không nghĩ sẽ gắn bó lâu dài với nghiệp giảng dạy. Thế nhưng, mỗi ngày một chút, những nỗ lực bám lớp của học trò nghèo, những buổi đến nhà động viên cha mẹ cho các em tiếp tục đến trường… đã khiến tôi yêu nghề, mến lớp. Ngày nào không đến trường, tôi thấy rất bần thần. Rồi thì, ‘bảng đen, phấn trắng’ gắn bó đời tôi đã gần 20 năm”, thầy Tân trải lòng.
Em Đặng Quốc Thịnh, học sinh lớp 5A Trường tiểu học thị trấn Phong Điền 1, cho biết em theo học thầy Tân từ lớp 1 tới giờ. Trong các tiết học, thầy Tân luôn lồng ghép các câu chuyện thực tế thầy đi bán vé số, đi làm thiện nguyện cho các em nghe. Nhờ đó, các em hiểu rằng ngoài kia còn rất nhiều bạn vì hoàn cảnh gia đình mà không có cơ hội đến trường. Các em tự nhủ phải cố gắng học tập và thực hành sống tiết kiệm…
Cơ duyên đến với hoạt động thiện nguyện, theo thầy Tân, cũng là do nghề giáo mang lại cho mình. Trong quá trình giảng dạy, thầy tự bỏ tiền túi mua những phần thưởng nhỏ khen thưởng bốn học trò cao điểm nhất lớp. Dõi theo sự cố gắng mỗi ngày của trò, thầy Tân đã có cơ hội được biết đến nhiều hơn những hoàn cảnh gia đình khó khăn của trò.
Cảm động với những hoàn cảnh ấy, không dừng lại ở mục đích ban đầu là khen thưởng cuốn tập, cây bút từ đồng lương giáo viên eo hẹp của mình, thầy Tân tìm kiếm kết nối các nhà hảo tâm, các nhóm thiện nguyện để có thể giúp đỡ gia đình các em những phần quà giá trị hơn, như nhu yếu phẩm, tiền mặt… để san sẻ bớt gánh nặng cơm áo. Nhờ vậy, các em an tâm bám lớp, không phải bỏ học giữa chừng.
Thầy Tân hay bông đùa rằng nếu “nghề giáo” là tổ nghề chọn mình, các hoạt động thiện nguyện cũng là do “đời” chọn mình, một cách rất tự nhiên và nhẹ nhàng. Đó là cách lý giải có phần khiêm tốn của người thầy, cho một khối lượng công việc khổng lồ và một trái tim luôn rung động trước các mảnh đời bất hạnh…
Tuyển tập 🌸 Ca Dao Về Thầy Cô, Tình Thầy Trò 🌸 hay nhất!
Truyện Ngắn Về Tình Thầy Trò Đặc Sắc
Sau đây là mẫu truyện ngắn về tình thầy trò đặc sắc cho bạn đọc biết thêm:
Hồi đó tôi chỉ là cậu bé 6 tuổi sống cùng cha mẹ ở Los Angeles. Cha tôi là thầy giáo, ông dạy môn văn tại một trường trung học.
Một buổi chiều cha trở về, mặt đầy phiền muộn. Ngồi vào bàn ăn ông chẳng nói lấy một câu, mẹ lựa lời hỏi: “Ở trường xảy ra chuyện à?”. Trầm ngâm một lúc, ông khẽ trả lời: “Cậu David ở lớp anh bị bắt vì mang cocain vào trường… Trước kia nó là một đứa ngoan, tại sao nay lại đổ đốn như vậy…”.
Ghen tị vì bị người khác chia sẻ tình cảm nên tôi đã thốt ra một câu mà bây giờ nhớ lại tôi vẫn còn hổ thẹn: “Anh ấy đâu phải là con của bố mà bố rầu rĩ thế?”. Ông quay sang nhìn tôi, ánh mắt thật nghiêm khắc: “Con không được nói như vậy… Bố thấy bất lực vì không làm tốt vai trò của mình, những điều tốt lành từ chữ nghĩa văn chương bố truyền thụ cho học sinh đã không có tác dụng…”.
Rồi giọng ông trầm xuống như tự nói với bản thân: “David không còn mẹ, bố nó làm việc ở nước ngoài nên thỉnh thoảng mới ghé thăm con, nó thiếu tình thương… Năm nay là năm học cuối, không ai bảo lãnh, nó nguy mất…”. Sáng hôm sau, khi tôi thức dậy ông đã đi rồi. Mẹ bảo: “Bố đến đồn cảnh sát”.
Câu Chuyện Về Tình Thầy Trò Lớp 9 Sáng Tạo
Các bạn học sinh lớp 9 đang gặp khó khăn trong việc kể câu chuyện về tình thầy trò, bạn nên xem bài viết này:
Trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài gia đình, người thầy có sức ảnh hưởng vô cùng lớn. Khi đứng trên bục giảng, thầy cô có thể tạo ra một ấn tượng sâu sắc trong tâm trí và hơn hết, có thể làm thay đổi cuộc đời của một đứa trẻ.
“Tôi đã từng là một đứa trẻ tự kỷ”- phải thật dũng cảm mới có thể thốt ra được điều ấy, nhưng giờ đây, cuộc sống của tôi đã thay đổi. Cô đã đến bên tôi – nhẹ nhàng, tươi mát như cầu vồng sau mưa, mang lại sức sống, niềm vui, hạnh phúc để tôi tìm lại được chính mình, thấy được giá trị của bản thân, có thể tự tin hòa nhập với bạn bè và cuộc sống.
Người đã làm tôi thay đổi đó là cô Nguyễn Thị Thu Hiền, giáo viên dạy môn Ngữ văn, chủ nhiệm lớp 10A10 – người mà cả lớp tôi vẫn gọi là “mẹ Hiền.”
Đó là tâm sự của em Lưu Thị Thảo Nguyên, Trường Trung học Phổ thông Chi Lăng (Lạng Sơn) về cô giáo của mình.
Ngay từ nhỏ, Thảo Nguyên đã không muốn tiếp xúc với ai, kinh tế gia đình lại rất khó khăn nên không ai biết em mắc chứng tự kỷ.
Bước vào lớp 10, em đi học xa nhà, những khó khăn trong cuộc sống khiến Nguyên càng khó hòa nhập, em chỉ sống trong thế giới của riêng mình. Em không có bạn bè, sức học không thể theo kịp các bạn trong lớp. Chính cô Hiền là người đã phát hiện những biểu hiện tâm lý khác thường và kịp thời giúp đỡ em.
Thảo Nguyên kể về trận mưa lũ tháng 5 năm 2022, khiến cho học sinh xóm trọ nơi em ở không kịp trở tay. Tất cả phòng trọ bị nhấn chìm trong mưa lũ, đồ dùng, sách vở bị cuốn trôi theo dòng nước. Lúc ấy, em mắc COVID-19, gia đình ở xa, bệnh tật và những khó khăn chồng chất.
Cô Hiền như “bà tiên có phép màu”, xuất hiện kịp thời giúp em chiến thắng tất cả. Sự tận tâm của cô đã làm cho các bạn trong lớp hiểu về em, giúp đỡ em rất nhiều để em vượt qua chính mình, tự tin trong các hoạt động của trường, lớp.
Đặc biệt, với sự dìu dắt, chỉ bảo đầy tâm huyết của cô Hiền, Thảo Nguyên đã đoạt giải Khuyến khích môn Ngữ văn trong kỳ thi vượt cấp chọn học sinh giỏi lớp 11 năm học 2021-2022. Hơn tất cả, điều kỳ diệu cô Hiền đã trao cho Thảo Nguyên là nỗ lực vượt qua chính mình, hòa nhập với các bạn, tự lập trong cuộc sống.
Là cô giáo miền xuôi lên công tác miền núi đã được 21 năm, cô Nguyễn Thị Thu Hiền là một giáo viên tâm huyết, dạy giỏi và có nhiều học sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Hoàn cảnh của cô rất đặc biệt.
Cô có 3 người con, trong đó hai người con sinh đôi có một em bị tăng động, một em bị rối loạn phát triển phổ tự kỷ. Chặng đường đong đầy mồ hôi, nước mắt, cùng các con chiến đấu với bệnh tật đã làm cô kiệt quệ tinh thần, sức lực, tiền bạc.
Nhờ sự nỗ lực, cố gắng của cô, các con đã dần bình phục, hòa nhập với cộng đồng. Vì vậy, cô Hiền đã lan tỏa những điều tích cực sang học trò từ chính hoàn cảnh của mình.
“Đường đi của những người mẹ có con tự kỷ vốn chẳng nhìn thấy đích nhưng cô luôn có ngọn lửa thần kỳ để soi rọi, đó chính là trái tim quả cảm và đầy yêu thương. Từ cuộc đời cô, từ sự quan tâm, chăm sóc của cô, một cô bé chỉ thích vẽ cầu vồng như tôi nhận thấy rằng, cầu vồng đẹp nhất khi xuất hiện từ ánh sáng mặt trời. Sau mỗi cơn mưa mù mịt, phải lạc quan, mạnh mẽ, tự tin, những cơn mưa to sẽ không là gì đối với bạn” – Thảo Nguyên chia sẻ.
Với những tâm sự chân thật, xúc động của Lưu Thị Thảo Nguyên và nhóm học sinh lớp 11A10, Tường Trung học Phổ thông Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn về cô Nguyễn Thị Thu Hiền, tác phẩm dự thi “Cầu vồng sau cơn mưa” đã giành giải đặc biệt trong Cuộc thi “Thầy cô trong mắt em” năm 2022.
Xem thêm những bài 🌸 Thơ Tri Ân Thầy Cô 🌸 ý nghĩa nhất!