Mở Bài Làng Của Kim Lân ❤️️ 38+ Đoạn Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Đón Đọc Tuyển Tập Tư Liệu Tham Khảo Môn Ngữ Văn Lớp 9 Đặc Sắc Được Chọn Lọc Tại SCR.VN.
Viết Mở Bài Làng Của Kim Lân – Mẫu 1
Tham khảo những gợi ý viết mở bài Làng của Kim Lân dưới đây sẽ giúp các em học sinh linh hoạt vận dụng để hoàn thành tốt bài viết.
Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Với vốn am hiểu sâu sắc và gắn bó với nông thôn và người nông dân nên truyện của ông thường xoay quanh những nếp sinh hoạt, cảnh ngộ, phong tục truyền thống của người nông dân Bắc Bộ. Nguyên Hồng nhận xét: Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn.
Truyện ngắn “Làng” (1948) là một minh chứng tiêu biểu cho lời nhận xét đó của Nguyên Hồng. Bằng việc khai thác đề tài tình yêu làng, lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư qua nhân vật ông Hai, Kim Lân đã xây dựng thành công tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sinh động bằng một thứ ngôn ngữ mang đậm chất khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân.
Mở Bài Truyện Làng Tác Giả Tác Phẩm – Mẫu 2
Đoạn văn mẫu mở bài truyện Làng tác giả tác phẩm dưới đây sẽ cung cấp cho các em học sinh những thông tin hữu ích khi làm bài.
Nhà văn Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920, quê ở làng Chợ Dầu, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông chuyên viết truyện ngắn và có tác phẩm đăng báo từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống nông thôn nên Kim Lân thường viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê và cảnh ngộ của người nông dân nghèo trong chế độ phong kiến, thực dân.
Truyện ngắn Làng được ông sáng tác trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và in trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân đã được tác giả thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động qua nhân vật ông Hai. Cốt truyện không xây dựng trên các chi tiết và sự kiện bên ngoài mà chú trọng đến diễn biến tâm lí, từ đó làm nổi bật tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.
Đừng bỏ qua 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Bài Làng Kim Lân 🔥 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Mở Bài Làng Gián Tiếp – Mẫu 3
Tham khảo đoạn văn mở bài Làng gián tiếp dưới đây giúp cho bài viết của bạn thêm sinh động và ấn tượng hơn.
Kim Lân là nhà văn hiện đại Việt Nam. Ông có một vốn sống vô cùng sâu sắc về nông thôn Việt Nam. Những thú chơi dân dã mang cốt cách “phong lưu đồng ruộng” như thả diều, chọi gà, nuôi chó săn, thả chim bồ câu, chơi núi non bộ, gánh hát chèo, trẩy hội mùa xuân, v.v… được ông viết rất hay và cho ta nhiều thú vị.
Ông là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc mang hương đồng gió nội qua 2 tác phẩm: Con chó xấu xí và Nên vợ nên chồng. Viết về đề tài nông dân và kháng chiến, truyện Làng của Kim Lân thành công hơn cả. Nhân vật chính của truyện là ông Hai đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng sâu sắc, đẹp đẽ.
Mở Bài Làng Trực Tiếp – Mẫu 4
Đón đọc đoạn văn mẫu mở bài Làng trực tiếp dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm gợi ý để vận dụng cho bài viết của mình.
Truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và được in trong báo Văn nghệ năm 1948. Truyện ca ngợi tình yêu làng thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai, một nông dân phải xa làng đi tản cư. Qua đó ta cũng cảm nhận được tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Pháp.
Truyện Làng khai thác một tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kháng chiến. Đó là tình cảm quê hương đất nước. Một tình cảm mang tính cộng đồng nhưng thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động của một con người, trở thành một nét tâm lí sâu sắc ở nhân vật ông Hai. Vì thế nó là tình cảm chung mà lại mang rõ màu sắc riêng cá nhân, in rõ cá tính của nhân vật.
Mời bạn tiếp tục đón đọc 🌳 Tóm Tắt Làng Kim Lân 🌳 15 Bài Mẫu Truyện Ngắn Gọn Hay
Mở Bài Làng Hay Nhất – Mẫu 5
Tham khảo đoạn văn mẫu mở bài Làng hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây dành cho các em học sinh.
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là cầu tre nhỏ
Con về rợp bướm vàng bay.
(Quê hương – Đỗ Trung Quân)
Quê hương trong tâm khảm mỗi người là nơi thân thương nhất, bình dị nhất. Tình yêu quê hương vì thế luôn là một chủ đề xuyên suốt trong văn học. Truyện ngắn Làng cũng nằm trong mạch nguồn cảm xúc ấy. Truyện đã khắc họa nhân vật ông Hai – một lão nông cần cù, chăm chỉ, mang nặng lòng yêu làng, yêu kháng chiến.
Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn và có sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám. Những cảnh ngộ của người nông dân và sinh hoạt làng quê là đề tài sáng tác chủ yếu của ông. Truyện ngắn Làng được viết năm 1948, in trên tạp chí Văn nghệ (số 1), là một tác phẩm thành công của văn học Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Qua nhân vật ông Hai, nhà văn đã khắc họa thành công vẻ đẹp người nông dân Việt Nam ở thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
Gợi ý cho bạn ☔ Suy Nghĩ Của Em Về Nhân Vật Ông Hai ☔ 12 Bài Văn Hay Nhất
Mở Bài Cho Làng Ngắn Gọn – Mẫu 6
Đoạn văn mẫu mở bài cho Làng ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn súc tích và cô đọng nội dung.
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh, tạo ra một thế đứng chính nghĩa đối lập với âm mưu thống trị và phi nghĩa của giặc Pháp cùng bọn tay sai. Sức sống và âm vang của cuộc cách mạng truyền rộng khắp quê hương và cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ lực lượng cách mạng đã mau chóng khơi dậy và chuyển hóa cả một dân tộc…
Trong bối cảnh đó, nhà văn Kim Lân đã viết truyện ngắn “Làng” như một biểu tượng về bức tranh xã hội rộng lớn đương thời. Truyện ngắn Làng của Kim Lân được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tác phẩm thể hiện lòng yêu nước tha thiết, nồng nàn của người nông dân, đồng thời cũng là những khám phá, phát hiện mới mẻ của tác giả về lòng yêu nước.
Mở Bài Làng Ngắn Nhất – Mẫu 7
Với đoạn văn mở bài Làng ngắn nhất dưới đây, các em học sinh có thể nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị cho bài viết trên lớp.
Kim Lân là nhà văn am hiểu sâu sắc và gắn bó với nông thôn và người nông dân. Truyện của ông hầu như chỉ tập trung viết về sinh hoạt nông thôn và cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.
Nhân vật chính của truyện là ông Hai, người làng Chợ Dầu. Dưới ngòi bút tâm lý sắc sảo về người nông dân của Kim Lân, hình ảnh ông Hai hiện lên một cách sinh động và tuyệt đẹp về tình yêu làng, yêu nước ở người nông dân. Ông Hai là hiện thân của cách suy nghĩ và hành động cao đẹp như những gì vốn có của con người Việt Nam, mà trước hết là tầng lớp bình dân.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Mở Bài Làng Học Sinh Giỏi – Mẫu 8
Tham khảo đoạn văn mẫu mở bài Làng học sinh giỏi dưới đây để trau dồi cho mình những ý văn hay và đặc sắc.
Kim Lân là một trong những nhà văn luôn hướng các tác phẩm của mình vào cuộc sống ở làng quê Việt Nam. Có người đã cho rằng chính từ những bức tranh nông thôn bình dị ấy, ông đã tìm ra phong cách cho riêng mình và đã thể hiện tài năng sáng tạo của một cây bút văn xuôi xuất sắc trong văn học hiện đại Việt Nam.
Những trang viết mộc mạc của ông đã gợi cho chúng ta biết bao điều sâu sắc, để ta thêm yêu mến, trân trọng những người dân lao động trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng là một điển hình như vậy. Có theo dõi diễn biến sự phát triển của cốt truyện hấp dẫn, đặc sắc này mới hiểu được vì sao người đọc yêu mến và khâm phục Kim Lân!
Cũng viết về tình yêu quê hương đất nước trong chiến tranh nhưng tác phẩm của Kim Lân không có bom rơi đạn nổ, không có đổ máu mà đơn thuần chỉ có con người với một tấm lòng và những tình cảm thiêng liêng, sâu sắc. Là một văn bản tự sự, Làng cũng có cốt truyện gồm nhiều sự việc xoay quanh nhân vật chính với những tình huống bất ngờ, đầy kịch tính.
Diễn biến tâm lí và sự phát triển tính cách của ông Hai đã làm nên toàn bộ cốt truyện. Ở nhân vật này, tình cảm chủ đạo xuyên suốt tác phẩm là lòng yêu làng xóm quê hương tha thiết, lòng yêu nước sâu nặng!
Đọc nhiều hơn 🌻 Suy Nghĩ Về Nhân Vật Ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng 🌻 Văn Mẫu Đặc Sắc
Mở Bài Làng Nâng Cao – Mẫu 9
Dưới đây chia sẻ đoạn văn mẫu mở bài Làng nâng cao để các em học sinh cùng tham khảo và nắm vững kỹ năng nghị luận văn học.
Kim Lân (1920-2007), quê ở tỉnh Bắc Ninh, nhà nghèo nên chỉ học đến hết cập một rồi nghỉ, ông viết truyện ngắn từ năm 21 tuổi, với giọng văn chân chất, hiền hậu, thấm đượm tình quê hương của một người con lớn lên từ đồng ruộng. Các tác phẩm của ông không nhiều thế nhưng rất sâu sắc, đặc biệt là các tác phẩm viết về nông thôn Việt Nam và người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
Dù rằng mảnh đất về đề tài người nông dân đã được nhiều tác giả như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan khai thác gần như triệt để thế nhưng vào tay Kim Lân nó vẫn mang những nét riêng, mới lạ và hấp dẫn. Có được điều đó là bởi Kim Lân viết văn bằng một ngòi bút tỉ mẩn, cẩn trọng và sâu lắng, ông chú tâm đến những nét đẹp, những thay đổi trong đời sống tâm hồn của nhân vật.
Đặc biệt trong tác phẩm của mình, dẫu rằng ông có viết về cái nghèo khó, cái hiện thực tàn khốc của xã hội thế nhưng nó lại không phải là nội dung chính Kim Lân muốn tố cáo hay phản ánh, mà cái ông mong muốn đó là làm nổi bật được những giá trị nhân đạo thông qua tác phẩm của mình bao gồm tình cảm giữa con người với nhau, tấm lòng yêu quê hương, đất nước sâu sắc, cùng những nét đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn người dân Việt Nam lúc bấy giờ.
Làng là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Kim Lân làm nên tên tuổi của ông trên văn đàn Việt Nam, ở đó ta thấy được hầu hết những nét đặc biệt trong phong cách sáng tác của Kim Lân.
Tham khảo trọn bộ 🌹 Kết Bài Làng Của Kim Lân 🌹 20 Đoạn Văn Mẫu Hay Nhất
Mở Bài Làng Đặc Sắc – Mẫu 10
Tham khảo đoạn văn mở bài Làng đặc sắc dưới đây để có cách dẫn dắt giới thiệu hay về tác giả và tác phẩm.
“Làng quê”, hai tiếng thật êm đềm và thân thuộc biết bao. Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ hướng ngòi bút của mình về giếng nước, gốc đa, con đò… hướng về những người nông dân thật thà, chất phác. Kim Lân là một trong những nhà văn viết truyện ngắn và khai thác rất thành công về đề tài này. Truyện ngắn “Làng” là một truyện ngắn thành công của Kim Lân gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
Kim Lân vốn am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống và con người ở nông thôn Việt Nam nên các truyện gắn của ông thường gây ấn tượng độc đáo, rất giản dị, chân chất về đề tài này. Truyện ngắn Làng cũng vậy, truyện ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc.
Câu chuyện xoay quanh nhân vật ông Hai và tình yêu làng Chợ Dầu. Với những chuyển biến trong nhận thức và suy nghĩ, ông Hai đã trở thành một điển hình của người nông dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Cảm Nhận Về Nhân Vật Ông Hai Truyện Ngắn Làng 🌟 15 Mẫu Đặc Sắc
Mở Bài Tác Phẩm Làng Chọn Lọc – Mẫu 11
Đoạn văn mẫu mở bài tác phẩm Làng chọn lọc dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những gợi ý hay để hoàn thiện bài viết của mình.
Tinh thần yêu nước của dân tộc là một truyền thống quý báu tự bao đời. Tình yêu nước không chỉ sục sôi trong trái tim mỗi con người Việt Nam mà còn được biểu hiện đầy cụ thể, xúc động trong những áng thơ văn. Tiêu biểu cho dòng văn học yêu nước là những tên tuổi lớn như Nam Cao, Chính Hữu, Phạm Tiến Duật,… Và không thể không nhắc tới nhà văn Kim Lân qua truyện ngắn “Làng”, một câu chuyện sâu sắc viết về tình người với tình quê, về nhân dân với dân tộc đầy cảm động.
Nhà văn Kim Lân được biết đến là nhà văn của nông dân và nông thôn Việt Nam. Những trang viết của ông luôn mang sự gần gũi, giản dị, gắn liền với hình ảnh con người, làng quê Việt Nam. Đến với truyện ngắn “Làng”, ta lại bắt gặp chân dung người nông dân Việt Nam chất phác, mang lòng yêu quê hương, yêu nước sâu sắc qua hình ảnh nhân vật ông Hai.
Làng của Kim Lân là một tác phẩm hay, thể hiện tình yêu thương quê hương đất nước của nhân vật ông Hai, tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc bởi nhiều tình huống hay và hấp dẫn. Làng là một tác phẩm nhằm tái hiện lại xã hội xưa với rất nhiều những biến cố, khó khăn và bom đạn vẫn đang đe dọa mỗi ngày. Nhưng trong đó hình ảnh những người nông dân hiền lành chất phát vẫn luôn được đề cao bởi tinh thần yêu nước, yêu quê hương.
SCR.VN chia sẻ 🌟 Phân Tích Chuyện Người Con Gái Nam Xương 🌟 Chọn Lọc Và Tuyển Tập 14 Mẫu
Mở Bài Truyện Ngắn Làng Ấn Tượng – Mẫu 12
Tham khảo đoạn văn mẫu mở bài truyện ngắn Làng ấn tượng dưới đây để có thêm cho mình những ý tưởng làm bài đặc sắc.
Có người nói rằng: “chúng ta có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không ai tách quê hương ra khỏi con người được”, con người có thể đi xa, xa cách quê hương về mặt địa lý nhưng trái tim con người luôn luôn ôm ấp hình bóng của quê hương. Điều này càng được thể hiện rõ trong truyện ngắn “làng” của nhà văn Kim Lân. Với đề tài là người nông dân, ông đã khắc họa nên tính cách, hành động của nhân vật một cách tinh tế và sâu sắc.
Truyện ngắn “Làng” được viết năm 1948, thời kì đầu của thời kì kháng chiến chống Pháp, trong thời kì này người dân thực hiện chính sách của chính phủ là đưa dân đi tản cư để chúng ta thực hiện chiến lược kháng chiến lâu dài.
Kim Lân kể lại: “Hồi ấy gia đình tôi cũng đi sơ tán. Trên khu tản cư mới, làng tôi là làng việt gian. Mọi người nhìn những người dân làng tôi đều chế giễu, khinh thường. Tôi yêu dân làng của tôi và tôi cũng không tin người dân làng tôi lại đi theo giặc. Tôi viết truyện ngắn “làng” để khẳng định niềm tin của mình và minh oan cho làng của tôi.” Truyện Làng đã thành công làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước ở người nông dân.
Đón đọc tuyển tập 🌼 Phân Tích Nhân Vật Vũ Nương 🌼 14 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Mở Bài Làng Sinh Động – Mẫu 13
Tham khảo đoạn văn mẫu mở bài Làng sinh động dưới đây với những ý văn giàu hình ảnh và ý nghĩa biểu đạt.
Hình ảnh người nông dân từ lâu đã đi vào nền văn học dân tộc, nó trở thành đề tài, khơi nguồn cảm hứng cho biết bao nhiêu người nghệ sĩ. Nếu như trước cách mạng tháng tám, ta bắt gặp chị Dậu quẩn quanh trong cái đói, cái nghèo qua truyện ngắn “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố; Chí Phèo tha hóa, biến chất từ người lương thiện trở thành côn đồ, lưu manh, con quỷ dữ của làng Vũ Đại trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao… thì sau cách mạng, nhà văn Kim Lân cũng góp một hình ảnh người nông dân vào trong đề tài ấy với thiên truyện ngắn mang tên: “Làng” (1948).
Thế nhưng, Kim Lân không khai thác cái nghèo, cái đói, sự tha hóa về nhân tính, nhân hình của họ giống như các nhà văn trước đó, mà ông lại đi vào diễn tả sự hòa quyện giữa tình yêu làng và tình yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân. Điều đó, được Kim Lân thể hiện rất thành công qua hình tượng nhân vật ông Hai, để rồi từ đó ông Hai trở thành bức tượng đài biểu tượng cho người nông dân trong thời đại mới – thời đại cách mạng và kháng chiến.
Mở Bài Làng Luyện Viết – Mẫu 14
Đoạn văn mẫu mở bài Làng luyện viết dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý văn hay và có thêm ý tưởng để hoàn thành tốt bài viết của bản thân.
Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài sinh năm 1920, quê ở Hà Bắc. Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, ông đã có sáng tác đăng báo từ trước cách mạng tháng 8. Là nhà văn am hiểu sâu sắc, gắn bó với nông dân và nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt nông thôn và cảnh ngộ của người nông dân.
Truyện ngắn “Làng” là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1948). Đây là một tác phẩm độc đáo viết về lòng yêu nước của ông Hai Tu, lòng yêu nước này xuất phát từ tình yêu quê hương, yêu làng sâu sắc của ông.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Phân Tích Nhân Vật Trương Sinh 💕 8 Bài Văn Mẫu Hay
Mở Bài Làng Ngắn Hay – Mẫu 15
Dưới đây chia sẻ đoạn văn mẫu mở bài Làng ngắn hay để các em học sinh cùng tham khảo và vận dụng khi làm bài.
Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm để cứu nước, có biết bao những con người thể hiện được tình yêu của mình tới đất nước. Bằng rất nhiều cách khác nhau, họ đã thực hiện bằng những hành động và lời nói.
Qua những tác phẩm của những nhà văn thời kì này, tình cảm của người dân dành cho kháng chiến, dành cho cách mạng được miêu tả một cách chi tiết, giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về tấm lòng và tình cảm của người dân lúc ấy. Và trong tác phẩm Làng của Kim Lân đã cho chúng ta thấy điều đó. Câu chuyện kể về nhân vật ông Hai cùng tình yêu làng của ông qua rất nhiều tình huống khác nhau đã được bộc lộ rõ.
Mở Bài Làng Đơn Giản – Mẫu 16
Đoạn văn mẫu mở bài Làng đơn giản dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý văn ngắn gọn và súc tích.
Trong cuộc kháng chiến của dân tộc, lòng yêu nước của mỗi người dân sẽ là sức mạnh vô biên tạo nên những thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Có nhiều cách thể hiện lòng yêu nước của mình, có thể là những việc làm nhỏ bé nhưng lại có ý nghĩa lớn lao. Yêu làng, gắn bó với làng cũng là cách thể hiện lòng yêu nước. Truyện ngắn Làng của Kim Lân nói về một người nông dân có tình cảm gắn bó với làng, với nước sâu sắc.
Có thể bạn sẽ thích 🌟 Phân Tích Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh 🌟 8 Mẫu Hay Và Đặc Sắc Nhất
Mở Bài Làng Đóng Vai Ông Hai – Mẫu 17
Tham khảo đoạn văn mở bài Làng đóng vai ông Hai dưới đây để có thêm gợi ý bắt đầu bài viết hay và ấn tượng.
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều.
Chúng ta ai cũng có quê hương, nơi chôn rau cắt rốn, nơi nuôi dưỡng những tâm hồn thơ bé, nơi mà dù đi xa tới đâu ta đều hướng về. Riêng tôi đó là cái làng chợ Dầu đầy thương nhớ. Mọi người thắc mắc tôi là ai ư? Tôi chính là ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. Người ta có thể tác con người ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi con người. Câu nói ấy thật sâu sắc. Đối với tôi, làng Chợ Dầu là máu thịt, là linh hồn, không gì có thể cướp lấy hay xóa nó đi trong tâm hồn tôi.
Mở Bài Làng Học Văn Chị Hiên – Mẫu 18
Chia sẻ dưới đây đoạn văn mẫu mở bài Làng học văn chị Hiên giúp các em học sinh có thêm cho mình tư liệu tham khảo phong phú hơn.
Kim Lân là nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam. Tuy viết không nhiều nhưng ông có nhiều tác phẩm thành công. Kim Lân là nhà văn của nông thôn Việt Nam, ông đã viết về cuộc sống và con người nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng. Vì thế, ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của những người nông dân nghèo. Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Nhân vật của ông là những người nông dân chất phác, hiền hậu và khao khát cuộc sống bình yên.
Làng cũng là một tác phẩm rất đặc sắc của ông khi viết về đề tài trên. Qua truyện ngắn, tác giả muốn nêu lên một ý nghĩa sâu sắc: bao trùm lên cả tình yêu làng quê đó chính là tình yêu đất nước vô bờ bến, tinh thần quyết chiến quyết thắng khi đất nước bị giặc xâm lăng.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Phân Tích Hoàng Lê Nhất Thống Chí 🍀 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Mở Bài Truyện Làng Facebook – Mẫu 19
Đón đọc dưới đây đoạn văn mẫu mở bài truyện Làng facebook giúp được các em học sinh quan tâm tìm kiếm với những ý văn hay.
Nếu như nhà văn Nam Cao thành công với nhân vật Chí Phèo, Ngô Tất Tố gây tiếng vang với nhân vật chị Dậu thì không thể không nhắc đến sự thành công của Kim Lân với nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng. Kim Lân là nhà văn sống gắn bó và gần gũi với nông thôn và người nông dân nên những đề tài mà ông viết cũng xoay quanh người nông dân.
Kim Lân thành công với nhiều tác phẩm và một trong những tác phẩm đặc sắc nhất đó chính là truyện ngắn Làng. Truyện ngắn Làng được viết năm 1948 trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Đây là một câu chuyện về tình yêu làng yêu nước của ông Hai và tất cả những người nông dân nghèo khổ.
Mở Bài Làng Lớp 9 – Mẫu 20
Đoạn văn mẫu mở bài Làng lớp 9 dưới đây sẽ là nội dung tham khảo cần thiết dành cho các em học sinh trong quá trình làm bài.
Truyện tập trung nói về lòng yêu nước của ông Hai, lòng yêu nước này phát xuất từ tình yêu nơi chôn nhau cắt rốn của mình và nó đã hòa hợp giữa làng và nước. Tình cảm và ý nghĩa này đã trở thành phổ biến ở mỗi người dân Việt Nam ta trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.
Làng viết năm 1948, là truyện ngắn viết về đề tài người nông dân trong giai đoạn những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhan đề Làng một một nhan đề có tính khái quát, chỉ chung cho nông thôn Việt Nam, gợi ra hình ảnh làng quê dân dã, với những người nông dân cần cù chân chất, khơi gợi tình yêu thương, gắn bó trong tâm hồn mỗi con người.
SCR.VN tặng bạn 💧 Phân Tích Truyện Kiều Nguyễn Du 💧 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất