Kể Chuyện Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh ❤️️ 31+ Mẫu Hay ✅Gửi Đến Các Bạn Đọc Những Câu Chuyện Kể Hay Nhất Về Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh.
Dàn Ý Kể Chuyện Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh
Sau đây là Dàn Ý Kể Chuyện Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh hay và chi tiết nhất mà SCR.VN muốn chia sẻ đến bạn
I. Mở bài: giới thiệu về Bác Hồ
Ví dụ: Chúng ta được biết Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tôc, danh nhân văn hóa thế giới. Bác Hồ là niềm tin, niềm hi vọng của mọi người dân Việt Nam, là người mà bao thế hệ ngưỡng mộ và kính trọng. chúng ta cùng đi tìm hiểu những nét đẹp và sâu sắc về người.
II. Thân bài: viết suy nghĩ về Bác Hồ
1. Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam
- Người đã lãnh đạo các chiến sĩ, các bậc anh hùng của chúng ta vào cuộc kháng chiến anh hùng và dũng cảm
- Người đã học tập các cách kháng chiến của người dân, các nước trên thế giới để về lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến
- Bác đã nỗ lực học tập và rèn luyện
2. Bác là anh hùng giải phóng dân tôc:
- Bác đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến
- Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta đều được Bác lãnh đạo và có sự chỉ đạo tài ba
- Bác là người đứng đầu trong công cuộc giải phóng của dân tộc
3. Bác là danh nhân văn hóa thế giới:
- Bác biết được nhiều thứ tiếng trên thế giới
- Bác có sự giản dị trong cuộc sống, trong công việc
- Bác rất yêu thương và quý trọng mọi người
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về Bác Hồ
Ví dụ: Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tôc, danh nhân văn hóa thế giới. chúng ta cần ra sức nỗ lực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Xem Thêm ❤️️ Kể Về Anh Hùng Dân Tộc Mà Em Biết ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay
Kể Chuyện Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh Ngắn – Mẫu 1
Kể Chuyện Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh Ngắn là tài liệu giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về phong cách sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở văn phòng Bác, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều.
Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.
Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác bà đã có những kỷ niệm không bao giờ quên.
Bà còn kể rằng:
Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:
– Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo bà:
– Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
Câu chuyện bà kể khiến chúng tôi xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu. Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”.
Tham Khảo 🌿 Tả Ảnh Bác Hồ ❤️️15 Bài Văn Tả Chân Dung Bác Hồ Hay Nhất
Câu Chuyện Về Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh – Mẫu 2
Câu Chuyện Về Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh được nhiều bạn đọc quan tâm sau đây.
Anh Việt Phương đã kể câu chuyện khi Bác Hồ gặp một cháu nhỏ, con một đồng chí làm việc ở Trung ương. Đồng chí ấy đưa con vào cơ quan nhưng vì bận công tác nên buổi trưa chưa về kịp.
Do vậy, Bác “mời” cháu nhỏ cùng ăn cơm với Bác (xin nhớ trong ngôn ngữ của Bác, không có chữ “cho”, mà chỉ có “tặng”, “biếu”, “mời”, “chia”…). Hôm ấy, bác Tô (Đồng chí Phạm Văn Đồng) cũng dùng bữa với hai bác cháu.
Ngồi vào mâm cơm chú bé sợ lắm, không biết “mở đầu” trận “chiến đấu” từ đâu. Mâm cơm chỉ có một bát canh nên chú bé chưa dám lấy; còn đĩa thịt gà lại để gần phía bác Tô. Nhìn chú bé, Bác biết ý nên gắp bỏ vào bát của cháu miếng thịt gà, suất của Bác. Sau đó, Bác lại gắp thêm thức ăn, chan canh vào bát cơm của cháu nhỏ. “Tiêu diệt” được hai bát, chú bé đặt bát xuống mâm cơm và nói “Cháu ăn xong rồi ạ” rồi ù té chạy. Bác mời cháu bé quay lại và ôn tồn bảo:
– Này cháu, chưa xong đâu. Cháu vào đây. Thế này nhé, hôm nay bác Tô và Bác Hồ (xin chú ý: bác Tô trước) mời cháu ăn cơm. Cháu ăn xong, cháu phải cảm ơn rồi mới đi chứ, không cảm ơn đã đi là không được đâu.
Cháu bé vòng tay, cúi đầu:
– Cháu cảm ơn Bác Hồ, cháu cảm ơn bác Tô ạ… ạ…
Vừa nói xong, cháu bé lại co cẳng chạy. Ra đến cửa, Bác Hồ lại gọi:
– Chưa, chưa xong đâu, cháu lại đây. Cháu còn nhỏ, bây giờ về nhà cũng chơi thôi. Cháu ăn xong, cháu phải đi rửa bát của cháu cho sạch, đặt lên bàn, chứ không được để cô cháu hầu cháu đâu.
Nghe lời Bác dạy, cháu nhỏ mang bát đi rửa, rửa đi rửa lại, sạch sẽ rồi mang vào xếp lên kệ. Sau khi cháu nhỏ làm xong việc, Bác Hồ nhẹ nhàng bảo:
– Mời cháu ngồi xuống ăn “tráng miệng” với Bác, bác Tô có việc về rồi.
Bác Hồ cắt quả táo làm hai phần: phần trên nhỏ, phần dưới to trông như một cái nồi đồng có cái vung.
– Bây giờ hai Bác cháu mình chia nhau nhé, Bác mời cháu cái “vung” nhỏ còn Bác ăn cái “nồi” to. Cháu có biết tại sao Bác chia như vậy không? Bác thì lao động, buổi sáng làm việc, buổi chiều làm việc. Lao động như vậy là Bác phải ăn nhiều nên Bác ăn cái “nồi to”. Cháu thì chưa lao động nên cháu ăn cái “vung” nhỏ thôi. Cháu nhớ khi về gia đình ăn cơm với bố mẹ, cháu phải biết chia phần. Bố mẹ đi lao động cả ngày, bố mẹ phải ăn phần to. Cháu chia cho bố mẹ phần to, cháu ăn phần nhỏ thôi. Cháu đừng giành ăn phần to của bố mẹ nhé…
Một cựu chiến binh nghe chuyện xong nói:
– Bác dạy cán bộ đấy! Làm tùy sức, hưởng tùy năng… xã hội chủ nghĩa đấy! Còn cái anh làm ít ăn nhiều, ăn vụng, ăn trộm thì còn lâu, còn “Tết”, đất nước mới khá lên được…
Tham Khảo Thêm ❤️️ Kể Chuyện Bác Hồ ❤️️ 15 Mẫu Chuyện Hay, Ý Nghĩa Nhất
Câu Chuyện Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh Hay – Mẫu 3
Câu Chuyện Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh Hay được chọn lọc và chia sẻ đến bạn đọc sau đây.
Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác làm việc đều có hai chiến sỹ đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai chiến sỹ định mang hộ balo cho Bác, nhưng Bác nói :
– Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung chuyên sâu vật phẩm cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một chút ít .
Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào 3 balo rồi, Bác còn hỏi thêm :
– Các chú đã chia đều rồi chứ ? Hai chiến sỹ vấn đáp :
– Thưa Bác, rồi ạ .
Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ chiến sỹ bên cạnh, xách chiếc ba lô lên .
– Tại sao túi balo của chú nặng mà Bác lại nhẹ ?
Sau đó, Bác mở cả 3 chiếc túi balo ra xem thì thấy túi balo của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không chấp thuận đồng ý và nói :
– Chỉ có lao động thật sự mới đem lại niềm hạnh phúc cho con người .
Hai chiến sỹ kia lại phải san đều những thứ vào 3 chiếc túi balo .
Đọc Thêm Bài 🌿 Tả Về Bác Hồ Lớp 2 ❤️️15 Bài Văn Tả Bác Hồ Hay Nhất
Kể Chuyện Về Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh – Mẫu 4
Kể Chuyện Về Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh hay và ý nghĩa nhất mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn đọc.
Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ Trung đoàn thường hay quát mắng chiến sĩ. Đồng chí này đã từng làm giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng tháng Tám.
Nghe nhân dân phản ảnh về đồng chí, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp, dù đồng chí này có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.
Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng giờ ngọ nên đồng chí Trung đoàn vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.
Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:
– Chú uống đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên:
– Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cười:
– À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?
– Dạ có ạ!
Bác nghiêm nét mặt nói:
– Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng giống như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
Đồng chí cán bộ nghe đến đây, hiểu được lời Bác và hứa rằng sẽ sửa chữa.
Chia Sẻ Bạn 👍 Kể Về Anh Hùng Dân Tộc Hồ Chí Minh 👍 8 Mẫu Hay Nhất
Kể Chuyện Về Tấm Gương Đạo Đức Của Bác – Mẫu 5
Kể Chuyện Về Tấm Gương Đạo Đức Của Bác chi tiết nhất sau đây,cùng đón đọc nhé.
Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc.
Sang năm 1969, sức khỏe Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết.
Ngày 10 tháng 5 năm 1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3 tháng 5 năm 1969.
Từ giữa năm 1969, sức khỏe Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy.
Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức bốn ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác.
Sau khi Báo Nhân dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19 tháng 5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau.
Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.
Xem Ngay 💕 Phân Tích Bài Thơ Cảnh Khuya Của Hồ Chí Minh 💕 14 Mẫu
Kể Chuyện Đạo Đức Bác Hồ – Mẫu 6
Bạn nhất định đừng bỏ qua mẫu Kể Chuyện Đạo Đức Bác Hồ dưới đây nhé.
Chuyện kể rằng, hôm đó là ngày 30-5-1967, trời mùa hè trong veo, cái nắng nhẹ nhẹ, những chùm phượng vĩ đong đưa trong gió, chúng tôi đang chuẩn bị công việc buổi sáng như thường lệ thì có thông báo mời các trưởng ban lên phòng họp của Viện có việc đột xuất.
Khoảng 30 phút sau, từ phòng họp, đồng chí Trưởng ban chạy về, báo cho chúng tôi một tin vui:
– Bác sắp về!
Cả Viện Quân y 7 rộn rã hẳn lên. Chúng tôi, mỗi người lao vào một việc để chuẩn bị đón Bác. Tim tôi đập dồn dập. Mỗi khi nghe tiếng ô tô chạy ngoài đường là chúng tôi đổ xô ra cửa, chỉ sợ Bác đến lúc nào không biết.
Một đoàn xe con dừng bánh. Chúng tôi chạy ùa ra, mặc dù đã được nhắc trước là ai ở buồng nào thì ngồi tại buồng đó, Bác sẽ lần lượt đến thăm. Nhưng ai cũng muốn được nhìn thấy Bác đầu tiên. Sau khi báo cáo tình hình, đồng chí Viện trưởng mời Bác vào phòng trực tra thuốc phòng và mặc áo choàng, Bác cười:
– Các chú định cho Bác làm bác sĩ hay sao?
– Thưa Bác, để phòng bệnh Bác ạ.
– Bác tươi cười: Xin chấp hành.
Vừa nói Bác vừa mặc áo choàng, đội mũ, đeo khẩu trang theo sự hướng dẫn của đồng chí Viện trưởng. Các cán bộ đi theo Bác đều làm theo Bác.
Bác đi lên cầu thang gác ban Nội 2. Cán bộ, nhân viên và thương, bệnh binh chúng tôi đứng dưới cầu thang khá đông, nhiều anh em tỏ ý muốn Bác bỏ mũ và khẩu trang để được nhìn thấy rõ Bác. Đang đi lên cầu thang, khi biết nguyện vọng của anh em, Bác tươi cười quay lại:
– Bác không phải là bác sĩ. Bác không muốn là bác sĩ giả. Nhưng đồng chí Viện trưởng bảo để phòng bệnh thì Bác phải chấp hành. Các cháu hỏi bác sĩ đây có đồng ý cho Bác bỏ mũ và bịt miệng ra không?
Bác vừa nói xong, bác sĩ Viện trưởng thưa với Bác là:
-Vâng, có thể được ạ, vì khu vực này không phải là khu lây ạ.
Bác sĩ Viện trưởng vừa đỡ lấy chiếc mũ và cởi chiếc khẩu trang của Bác ra, chúng tôi đứng dưới cầu thang vỗ tay vang dội, sung sướng đến chảy nước mắt. Tôi lách vào đứng thật gần Bác để được nhìn thấy Bác rõ nhất.
Trong lúc phấn khích ấy, một đồng chí thương binh giơ tay hô: “Hồ Chủ tịch muôn năm”. Bác khoát tay ra hiệu không được hô. Bác bảo:
– Ở đây là bệnh viện, phải giữ yên tĩnh để các cô, các chú đang mệt nghỉ ngơi, dưỡng sức.
Bác vào thăm một buồng nữ bệnh nhân của ban Nội 1. Chị Huệ, một thương binh miền Nam tập kết, trông thấy Bác chị reo lên nghẹn ngào, òa lên, khóc nức nở, trong niềm vui sướng: “Bác”
Bác ân cần, bước đến bên cạnh chị, đặt nhẹ bàn tay gầy xương lên bờ vai còn đang rung rung của chị và hỏi:
– Tại sao cháu lại khóc? Bác đến thăm, cháu phải vui chứ!
Chị Huệ nghẹn ngào trong nước mắt:
– Thưa Bác, khi đi tập kết, ba, má, đồng bào miền Nam dặn con: Ra miền Bắc thưa với Bác Hồ…
Nói đến đây chị Huệ cứ khóc nấc lên như thế, không sao nói được nữa, gương mặt chị vừa mừng vui, nhiều cảm xúc, nỗi mong gặp Bác khắc khoải từng ngày đã được gặp. Bác cảm động lắm, cầm tay chị Huệ một lúc, thật lâu. Mọi người đứng xung quanh cũng xúc động, lặng đi, hòa trong cảm xúc của chị Huệ, niềm cảm động không tả xiết. Một lát sau, chị Huệ lau nước mắt nhìn Bác, vẫn không nén được niềm xúc động trào dâng:
– Thưa Bác, hôm nay được gặp Bác con mừng quá, con khóc đấy ạ…!
– À, thế là mừng quá cũng khóc.
Câu nói của Bác đơn giản thế, nhưng chúng tôi thấy sâu thẳm trong đôi mắt Bác canh cánh, đau đáu một nỗi niềm thương nhớ đồng bào miền Nam…
Bác tiếp tục đi thăm các cơ sở điều trị của thương binh, nhà bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh…
Sau đó, Bác ra sân, nói chuyện với anh chị em chúng tôi. Sau khi nói về tình hình nhiệm vụ, Bác dặn anh em thương binh, bệnh binh:
Các cháu phải yên tâm tin tưởng vào thầy thuốc thì chữa bệnh mới chóng khỏi, phải đoàn kết với cán bộ, nhân viên của bệnh viện. Đối với cán bộ, nhân viên, phải đoàn kết chặt chẽ giữa cán bộ chính trị với cán bộ chuyên môn, phải hết lòng hết sức chữa cho bệnh nhân, phải coi người bệnh như những người ruột thịt, thân thiết nhất của mình.
Bác nói xong, từng tràng vỗ tay nổi lên vang dậy.
Xe ô tô đón Bác đã nổ máy, nhưng không ai muốn rời Bác. Bác khoa tay và hỏi:
– Bác vừa nói như vậy, các cháu có thực hiện được không?
– Có ạ!
– Các cháu có nghe lời Bác không?
Mọi người còn bỡ ngỡ chưa hiểu gì cả. Nhưng đồng thanh hô:
– Có ạ!
– Nghe lời Bác thì đứng tránh cho xe Bác đi nào.
Chúng tôi lại vỗ tay ran lên, trong lòng ai cũng bịn rịn, lưu luyến, muốn kéo dài khoảnh khắc được ở bên Bác…Giữa tiếng vỗ tay ấy, chiếc xe ô tô con sơn màu sữa từ từ chuyển bánh, mọi ánh nhìn dõi theo Bác cho đến khi xe đi khuất hẳn. Ánh nắng rực rỡ của một buổi sáng tháng 5 đan vào chùm phượng vĩ nở đỏ rực đung đưa theo gió. Bác tiếp tục đi thăm thành phố mới được giải phóng trong chuyến hành trình dài bất tận.
Share 26 Bài Văn 💌 Phân Tích Chiều Tối Hồ Chí Minh 💌 Hay Nhất
Kể Chuyện Hồ Chí Minh – Mẫu 7
Kể Chuyện Hồ Chí Minh hay nhất giúp các em có thêm nhiều kiến thức hay để ôn tập.
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.
Bác bảo:
– Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp.
Bác hỏi:
– Chú đến muộn mấy phút?
– Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
– Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý:
– Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.
Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên…Bác Hồ của chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.
Xem Ngay 🎀 Sơ Đồ Tư Duy Rằm Tháng Giêng Hồ Chí Minh 🎀 7 Mẫu
Kể Về Cuộc Đời Của Bác Hồ – Mẫu 8
Kể Về Cuộc Đời Của Bác Hồ được chúng tôi cập nhật sau đây.
Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành, hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu là Hoàng Thị Loan.
Từ lúc sinh ra đến 5 tuổi, Nguyễn Sinh Cung sống trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu của gia đình, đặc biệt là ông bà ngoại. Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung theo gia đình vào sống ở Huế.
Đầu năm 1901, sau khi thân mẫu qua đời, Người theo cha trở về Nghệ An, rồi lấy tên là Nguyễn Tất Thành, tích cực học chữ Hán và còn theo cha đi một số nơi, học thêm nhiều điều.
Năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế, thời gian đầu học trường Pháp-Việt, sau học trường Quốc học Huế. Tháng 6-1909, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Bình Định, tháng 8-1910 vào Phan Thiết, Bình Thuận làm giáo viên trường Dục Thanh. Tháng 2-1911, Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn.
Xem Ngay 15 Bài 🌺 Tập Làm Văn Lớp 3 Kể Về Lễ Hội 🌺 Ngắn Hay
Những Câu Chuyện Nói Về Bác Hồ – Mẫu 9
Cập nhật thêm cho các bạn Những Câu Chuyện Nói Về Bác Hồ hay nhất sau đây.
“ Sau khi quân Pháp rút khỏi Hà Nội, trên đường đi công tác, Hồ Chủ Tịch ghé thăm một làng nhỏ, “ Ngôi làng hẻo lánh nằm trong vùng du kích của ta ”. Nghe tin Bác đến, mọi người vô cùng mừng rỡ. Đồng bào, già trẻ, trai gái ùa ra đón Bác. Bác hỏi thăm sức khỏe các cụ già, trò chuyện với mọi người về việc đánh giặc và chia ruộng đất. Người dạy bảo việc xây dựng lại làng xóm. Bác chia kẹo cho các cháu nhỏ. Các cháu rất sung sướng, vừa bóc kẹo ăn, vừa nhìn Người. Lúc ấy, có một cháu gái chừng năm, sáu tuổi, tay cầm kẹo, đứng nhìn Bác không chớp mắt. Thấy vậy, Bác âu yếm, bảo:
– Ăn kẹo đi cháu!
Em bé trả lời:
– Thưa Bác! Cháu để phần mẹ cháu ạ!.
Tiếng cháu nho nhỏ, vừa đủ nghe làm mọi người phải chú ý.
Người cán bộ cùng đi với Bác liền lấy thêm một phần kẹo trao cho cháu, và nói:
– Cháu ăn phần kẹo này đi, còn phần kẹo trước để dành cho mẹ cháu nhé!
Cháu bé vẫn không ăn, trân trân nhìn Bác. Bác lại nhắc:
– Cháu ăn kẹo đi.
Em bé nói: Thưa Bác, cháu chờ mẹ cháu cùng ăn ạ.
Nghe câu trả lời dễ thương của cháu nhỏ. Bác Hồ cúi xuống vuốt tóc cháu và hỏi:
– Cháu tên là gì ?
– Thưa Bác, mẹ cháu gọi cháu là Chiến ạ!
Bác gật đầu, nhắc lại:
– Tên cháu là Chiến? Cháu bé nói luôn:
– Dạ! Mẹ cháu bảo phải đuổi hết giặc đi mới sống được nên gọi cháu là Chiến.
Trong khi ấy, một cụ già trong làng kể cho Bác nghe tình cảnh của gia đình cháu Chiến. Ông cháu bị Pháp bắt đi phu, không trở về. Bố cháu bị Pháp giết khi cháu vừa ra đời. Mẹ cháu vừa sản xuất nông nghiệp và nuôi các cháu, vừa tham gia đánh giặc, vì vậy cháu rất quý mẹ.
Nghe kể xong câu chuyện về Chiến, Bác Hồ rất xúc động và ôm bé Chiến vào lòng, Người khuyên bà con nên chăm sóc các cháu nhỏ và gia đình thương binh, liệt sĩ.
Đứng bên Bác Hồ, nghe cụ già kể về mình, bé Chiến ngước mắt tròn xoe nhìn Bác như muốn hỏi điều gì. Khi thấy các chú cán bộ cùng đi với Bác lên xe, bé Chiến níu tay Bác lại và hỏi:
– Bác ơi, cháu lớn lên còn giặc để đánh không?
Bác cúi xuống, thơm lên trán cô bé, nhẹ nhàng nói:
– Bác chỉ muốn các cháu được học hành, lớn lên xây dựng đất nước. Câu nói của Bác làm tất cả mọi người nghẹn lại vì xúc động. Tất cả đều nghĩ đến ngày mai tươi sáng đất nước được độc lập và các cháu được học hành.
Bà con trong thôn tiễn Bác lên xe. Xe đã đi xa, nhưng bé Chiến vẫn còn ngây người đứng nhìn theo xe Bác…”
Gửi Đến Bạn 8 Mẫu 🌸 Dàn Ý Thuyết Minh Về Hồ Gươm 🌸 Chi Tiết Nhất
Kể Chuyện Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Mẫu 10
Kể Chuyện Chủ Tịch Hồ Chí Minh được nhiều người chia sẻ nhất dưới đây.
Một lần vào đầu mùa Xuân 1963, sau khi thăm cơ sở xong, lên đường về Hà Nội, thấy ngọn đồi có cây cối sum suê, Bác cho nghỉ lại. Lúc này giữa trưa vắng vẻ, mấy Bác cháu giở cơm nắm ra vừa ăn vừa ngắm cảnh.
Vừa ăn xong, ngồi nghỉ được một lát thì nghe có tiếng lội bì bõm và tiếng người nói rì rầm. Mấy đồng chí đi theo Bác chạy ra thì thấy hàng chục thiếu nhi trai có, gái có, cháu cầm cào cỏ cháu xách rổ hái rau, đang hướng về chỗ gốc cây to nơi Bác ngồi nghỉ. Đồng chí bảo vệ báo cáo tình hình với Bác, Bác cười:
– Các chú đi mời các cháu lại đây chơi với Bác, nhưng nhớ đừng làm các cháu sợ.Các cháu sung sướng chạy ùa đến và quây thành vòng tròn quanh Bác, cháu nào cũng hớn hở vui mừng.
Bác trìu mến nhìn khắp lượt và hỏi vui:
– Các cháu làm gì mà đông thế?Một bé trai dáng lém lỉnh lễ phép đáp:
– Thưa Bác, một bạn thấy Bác xuống xe liền bảo chúng cháu ra xem Bác ạ!
Bác cười rất vui vẻ:
-Muốn xem à? Bác ngồi đây, cháu nào muốn xem thì xem cho kỹ.
Cả Bác, cháu và các chú cùng đi, cười vui vẻ. Bác hỏi tiếp:
– Các cháu đều đi học cả chứ? Ở đây có cháu nào không được đi học không?
– Dạ, chúng cháu đều đi học cả ạ.Bác cười hiền hậu:
– Thế là tốt. Thế các cháu học có giỏi không? Có ngoan không nào?
Nhiều cháu phấn khởi trả lời Bác.
– Chúng cháu giỏi ạ, có ngoan ạ!
Bác gật đầu hài lòng và bảo các cháu hát. Các cháu đưa mắt nhìn nhau và cùng hát vang bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”.Thế là giữa thiên nhiên trời đất bao la, một dàn đồng ca gồm các nghệ sĩ tý hon biểu diễn say sưa dưới bàn tay bắt nhịp của Bác Hồ kính yêu.
Hát xong, Bác trìu mến nhìn các cháu và cất giọng hiền từ:
– Bác cảm ơn các cháu đến thăm Bác, hát cho Bác nghe.Bác mong các cháu học chăm, học giỏi, vâng lời thầy cô và cha mẹ. Bây giờ Bác phải đi tiếp, Bác cháu ta tạm chia tay nhau ở đây.
Top Những Mẫu Bài Văn ❤️️ Kể Về Anh Hùng Võ Thị Sáu ❤️️ 6 Bài Mẫu Hay Nhất
Kể Chuyện Theo Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh – Mẫu 11
Kể Chuyện Theo Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh ý nghĩa ,cùng đón đọc mẫu chuyện hay sau đây nhé!
Hồi ở Pác Bó, Bác Hồ sống rất chan hòa với mọi người. Một hôm được tin Bác đi công tác xa, một trong những em bé thường ngày quấn quýt bên Bác chạy đến cầm tay Bác thưa:
– Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé!
Bác cúi xuống nhìn em bé âu yếm, xoa đầu em khẽ nói:
– Cháu ở nhà nhớ ngoan ngoãn, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu.
Nói xong Bác vẫy chào mọi người ra đi.
Hơn hai năm sau Bác quay trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khỏe Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bỗng Bác mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé – bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói:
– Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được, đó là “chữ tín”. Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.
Đọc Thêm Bài 🌵 Kể Những Điều Em Biết Về Nông Thôn Hoặc Thành Thị❤️️Ngắn
Kể Về Cuộc Đời Bác Hồ – Mẫu 12
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bản anh hùng ca, một tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước, là nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Sau đây là video Kể Về Cuộc Đời Bác Hồ chi tiết nhất, bạn xem thêm nhé.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyên tên Nguyễn Sinh Cung và sau này được biết đến với các bí danh như Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Ái Quốc, là một nhà lãnh đạo vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người lớn lên trong một gia đình yêu nước và truyền thống chống giặc ngoại xâm.
Cuộc sống của Hồ Chí Minh bắt đầu trong bối cảnh Việt Nam chịu sự chi phối của thực dân Pháp. Người chứng kiến đau thương của nhân dân dưới ách đô hộ, từ đó nảy sinh chí hướng đấu tranh giành độc lập và tự do cho đất nước. Với quyết tâm cao cả, Người rời bỏ Tổ quốc vào tháng 6/1911 để tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc.
Dưới cái tên Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh hành trình qua nhiều quốc gia trên thế giới từ năm 1912 đến 1917, sống chung với nhân dân lao động. Trải qua những trải nghiệm này, Người cảm nhận sâu sắc khổ đau của nhân dân và nhận thức về ý chí giành tự do cho các dân tộc thuộc địa.
Hồ Chí Minh nhận thức rõ ràng rằng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam là một phần của cuộc chiến lớn của nhân loại. Người đã hành động tích cực để đoàn kết nhân dân Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới trong cuộc chiến đấu chung cho độc lập và tự do. Điều này thể hiện tầm nhìn quốc tế và lòng đoàn kết của Hồ Chí Minh, không chỉ đối với dân tộc Việt Nam mà còn là với nhân loại.
Chia Sẻ Thêm ⏩ Kể Một Câu Chuyện Vui Mà Em Đã Được Nghe Ở Lớp Hoặc Ở Nhà ❤️️ Ngắn
Kể Chuyện Tiểu Sử Bác Hồ – Mẫu 13
Kể Chuyện Tiểu Sử Bác Hồ đầy đủ và chi tiết nhất sau đây.
Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác) sinh ngày 19/5/1890 ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; mất ngày 2/9/1969 tại Hà Nội.
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của mình, Hồ Chí Minh đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân, Hồ Chí Minh sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.
Với ý chí và quyết tâm đó, tháng 6/1911, Hồ Chí Minh đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc.Từ năm 1912 – 1917, dưới cái tên Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, sống hoà mình với nhân dân lao động.
Qua thực tiễn, Hồ Chí Minh cảm thông sâu sắc cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng như nguyện vọng thiêng liêng của họ.
Hồ Chí Minh sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới và tích cực hoạt động nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Chia Sẻ 🌿 Kỉ Niệm Về Mái Trường Cấp 2 Và Thầy Cô ❤️️15 Bài Văn Hay
128 Câu Chuyện Kể Về Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Mẫu 14
Chia sẻ thêm cho các bạn 128 Câu Chuyện Kể Về Chủ Tịch Hồ Chí Minh hay nhất dưới đây.
Năm 1911, năm ấy Bác còn trẻ lắm mới khoảng 21 tuổi. Một hôm anh Ba – tên của Bác hồi ấy, cùng một người bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, rồi bỗng đột nhiên anh Ba hỏi người bạn cùng đi:
– Anh Lê, anh có yêu nước không ?
Người bạn đột nhiên đáp:
– Tất nhiên là có chứ!
Anh Ba hỏi tiếp:
– Anh có thể giữ bí mật không?
Người bạn đáp:
– Có
Anh Ba nói tiếp:
– Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, Tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình, thật ra cũng có nhiều mạo hiểm, ví như đau ốm… Anh muốn đi với tôi không ?
Anh Lê đáp:
– Nhưng bạn ơi ! Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi ?
– Đây, tiền đây – anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay .Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì mà sống và để đi. Anh cùng đi với tôi chứ ?
Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của Bác, người bạn đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ về cuộc đi có vẻ phiêu lưu, anh Lê không có đủ can đảm để giữ lời hứa. Còn Bác Hồ đã đi ra nước ngoài bằng chính đôi bàn tay của mình. Bác đã làm nhiều nghề khác nhau : Phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết… và đi khắp năm châu, bốn biển để tìm con đường cứu dân, cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân phong kiến, giải phóng cho dân tộc.
Tham Khảo Bài 🌿 Hãy Kể Về Một Kỉ Niệm Với Người Bạn Tuổi Thơ ❤️️15 Bài Hay
117 Câu Chuyện Kể Về Bác – Mẫu 15
Sau đây là 117 Câu Chuyện Kể Về Bác mà chúng tôi đã chọn lọc, bạn hãy tham khảo thêm nhé.
– Các cô, các chú nhiều người có đồng hồ ở đây chứ?
– Thưa bác, có ạ !
– Các cô, các chú có thấy trên mặt đồng hồ kim giây chạy nhúc nhích suốt ngày đêm, kim hút di chuyển hơi chậm, kim giờ thì rề rề một chỗ, chữ số nằm yên, cái máy nằm trong vỏ đồng hồ, có đúng thế không?
– Dạ, đúng ạ!
– Đó là sự phân công của bộ máy cái đồng hồ. Nếu giả sử các bộ phận ấy xin thay đổi, cái kim giây nói: “Tôi chạy thế này mệt quá, cho tôi chạy chậm lại hoặc nghỉ ít lâu”. Mặt số kêu lên: “Đứng mãi một chỗ chán quá, cho tôi chạy như kim giây”. Bộ máy lại nói: “Tôi làm nhiều việc mà chả ai biết đến, cho tôi làm mặt số”. Các cô, các chú thử nghĩ xem, nếu ta để các bộ phận đồng hồ làm theo ý muốn riêng của mình thì sẽ thế nào?
Xung quanh vang lên tiếng cười. Có đồng chí nói:
– Thưa Bác, như vậy không còn là đồng hồ nữa ạ!
– Trong công tác cách mạng cũng như vậy, tùy theo trình độ và yêu cầu mà Đảng và nhân dân giao nhiệm vụ làm Chủ tịch nước, đồng chí cảnh vệ lo công tác bảo vệ, đồng chí cấp dưỡng lo nấu ăn, đồng chí văn thư lo việc giấy tờ, mỗi người một việc, như vậy hợp lại mới thành công chung. Đó là sự phân công của tổ chức.
SCR.VN Tặng Bạn 95+ 💕 Thẻ Mobi Miễn Phí 💕 Chưa Cào