Ích Kỷ Là Gì, Biểu Hiện [9+ Ví Dụ Về Tính Ích Kỷ Hay Nhất]

Ích Kỷ Là Gì, Biểu Hiện ❤️️ 9+ Ví Dụ Về Tính Ích Kỷ Hay Nhất ✅ SCR.VN Chia Sẻ Đến Bạn Một Số Nguyên Nhân Của Lối Sống Tiêu Cực Này.

Ích Kỷ Là Gì

Ích Kỷ Là Gì? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc thắc mắc, hãy cùng SCR.VN đi tìm đáp án sau đây nhé!

Ích kỷ là lối sống cá nhân chỉ biết lo lắng, suy nghĩ luôn hướng đến bản thân mình, mà không quan tâm đến những người xung quanh khác. Những người ích kỷ chỉ biết vun vén cho bản thân mình, luôn muốn dành những thứ tốt đẹp nhất đến họ.

Lối sống cá nhân, vị kỷ, chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà không biết chia sẻ và giúp đỡ người khác. Là những người chỉ toàn nhận lại nhưng không biết cho đi. Họ có thể vô tư nhận lấy sự yêu thương của người khác nhưng lại không biết cho đi tình yêu thương hay giúp đỡ người khác vì những kẻ này họ sợ bản thân mình sẽ thiệt thòi.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Tham Lam Là Gì 💕 ngắn hay

Nguyên Nhân Của Lối Sống Ích Kỷ

Về Nguyên Nhân Của Lối Sống Ích Kỷ có thể hiểu theo hai yếu tố cụ thể như sau:

  • Yếu tố khách quan: Cuộc sống hiện đại cuốn con người vào vòng xoáy của cải, vật chất. Đồng tiền thể hiện sức mạnh đáng sợ của một thứ quyền lực vô hình có khả năng chi phối suy nghĩ, hành vi của không ít người.
  • Về yếu tố chủ quan: Bên trong mỗi cá nhân luôn luôn là cuộc chiến đấu âm thầm mà sục sôi của cái thiện – cái ác, “rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ”. Sự yếu đuối, thiếu bản lĩnh và hiểu biết đưa đến một kết cục tất yếu là chiến thắng của cái ác, sự hẹp hòi, ích kỷ.

Những Biểu Hiện Của Tính Ích Kỷ

Tiếp theo sau đây là Những Biểu Hiện Của Tính Ích Kỷ mà bạn đọc có thể tham khảo qua:

  • Không biết chia sẻ khó khăn với người xung quanh dù bản thân hoàn toàn có khả năng
  • Làm ngơ trước nhu cầu được trợ giúp của người khác mặc kệ hậu quả có thể xảy đến với họ
  • Sẵn sàng làm hại đến lợi ích của người khác miễn bản thân có lợi
  • Họ ghen tị đến mức khó chịu
  • Một người luôn muốn kiểm soát mọi mặt cuộc sống của mình và những người xung quanh bằng mọi giá chắc chắn là người ích kỷ.
  • Liên tục phàn nàn, họ phàn nàn về đủ thứ, từ sếp, môi trường làm việc, những người bạn, người yêu, họ không bao giờ thấy điều gì là đủ tốt.
  • Họ không thể vui mừng cho bất kỳ ai khác ngoài bản thân
  • Người ích kỷ thiếu tính linh hoạt, cả trong đời sống cá nhân và công việc. Họ chỉ tuân theo một thói quen hoàn toàn phù hợp với vùng an toàn của họ và tránh bất kỳ thay đổi nào, bất kể trong hoàn cảnh nào.

Chia sẻ thêm thông tin về 💦 Vô Cảm 💦 là gì, biểu hiện

9 Ví Dụ Về Tính Ích Kỷ Hay Nhất

Gợi ý đến độc giả của SCR.VN 9 Ví Dụ Về Tính Ích Kỷ Hay Nhất được chọn lựa dưới đây:

Câu Chuyện Về Ích Kỷ – Mẫu 1

Hàng trăm người đã tụ tập quanh đó, nhưng chẳng thể làm gì, ngọn lửa đã lan quá nhanh và dù có dập tắt được nó thì cũng khó mà cứu vãn được điều gì.

Vì thế, người đàn ông rất buồn.

Trong lúc đó, cậu con trai thứ nhất chạy đến và thì thầm vào tai ông: “Đừng lo, hôm qua con bán nó với mức giá rất hời rồi. Vụ mua bán rất tốt và con không thể chờ cha được. Hãy thứ lỗi cho con”.

Người cha vui mừng: “Cảm ơn Chúa, giờ thì nó không phải của chúng ta rồi!” Sau đó, ông ta bình thản đứng nhìn đám cháy như những khán giả khác.

Sau đó, cậu con trai thứ hai lại chạy tới nói với cha: “Cha đang làm gì thế? Ngôi nhà đang cháy mà cha cứ đứng đó nhìn được sao?” Người cha đáp: “Con không biết là anh con đã bán nó rồi ư?”

Cậu con thứ hai trả lời: “Bọn con mới chỉ lấy trước một ít tiền đặt cọc thôi, vụ mua bán chưa hoàn thành. Con nghĩ bây giờ người đàn ông kia sẽ chẳng mua nó nữa đâu”.

Những giọt nước mắt biến mất giờ lại dâng đầy trong mắt của người đàn ông. Tim ông ta bắt đầu đập mạnh.

Thế rồi cậu con trai thứ ba lại chạy đến và nói: “Người đàn ông đó biết giữ lời lắm. Con vừa đi gặp ông ấy về”.

Cậu tiếp tục sau khi thở hổn hển: “Ông ấy bảo dù ngôi nhà có cháy hay không thì nó cũng đã là của ông ấy. Và ông ấy sẽ trả đúng mức giá đã thỏa thuận. Vì cả ông ấy và chúng ta đều không biết là ngôi nhà sẽ bị cháy”.

Sau đó người đàn ông và ba cậu con trai lại thản nhiên đứng nhìn ngôi nhà bị cháy mà không có một chút lo lắng nào.

Bài Học Về Sống Ích Kỷ – Mẫu 2

Ngày xửa ngày xưa, có một nhà buôn có một con ngựa và một con lừa. Một hôm, anh ta phải đem một số lượng hàng hóa lớn đến một thành phố khác. Vì thế, anh ta chất đầy hàng lên con lừa rồi cưỡi ngựa rồi lên đường.

Đó là một ngày nóng bức. Vì phải chở quá nhiều đồ nên chú lừa đã nhanh chóng bị kiệt sức. Chú hỏi con ngựa rằng, có thể chở giúp nó một ít đồ không, nhưng con ngựa nói rằng đó không phải việc của mình.

Chẳng bao lâu, con lừa không thể chịu nổi nên đã ngã quỵ ở giữa đường. Người đàn ông thì vẫn muốn tiếp tục hành trình để không bị chậm trễ. Vì thế, anh ta đã chuyển toàn bộ số hàng hóa trên lưng lừa sang lưng ngựa, và rồi họ lại tiếp tục lên đường.

Lúc này, khi phải cõng thêm số hàng hóa nặng như vậy trên lưng, ngựa mới thầm nghĩ, “Giá mà lúc trước mình đã giúp lừa”, nhưng đã muộn.

Bài học rút ra: Con người rất nhỏ bé trước thế giới này. Không ai biết ngày mai chuyện gì sẽ xảy ra. Chính vì thế, giúp người khác cũng là giúp mình, đó mới là cách làm khôn ngoan của những con người có tầm nhìn xa trông rộng.

Ví Dụ Về Tính Ích Kỷ Hay – Mẫu 3

“Một thanh niên một mình đi tìm thuê chung cư ở. Chủ nhà là một ông lão hòa ái, dễ gần. Sau khi xem phòng, anh thấy rất hài lòng, liền muốn ký hợp đồng thuê dài hạn với ông chủ.

Ông chủ cười nói: “Không! Chàng trai, anh chưa từng ở đây, còn chưa biết chỗ này tốt hay không, chúng ta nên ký hợp đồng ở thử, sau khi có những trải nghiệm thực tế, khi ấy sẽ cân nhắc có nên thuê dài hạn không”.

Anh nghe xong thấy có lý, cuối cùng đồng ý ký hợp đồng 5 ngày với ông lão. Gian phòng rất ấm áp, ông lão cũng rất tin tưởng anh, nên không hề đến kiểm tra đồ đạc.

Ngoài ra, rác thải không cần đem xuống phía dưới, đặt ở cửa ra vào sẽ có công nhân vệ sinh đến lấy theo lịch, cả hành lang sạch sẽ đến mức không có một hạt bụi.

Hạn 5 ngày đã đến, anh muốn thảo luận với ông lão để có thể thuê dài hạn. Chợt xảy ra một chuyện ngoài ý muốn, anh bất cẩn làm vỡ một ly thủy tinh. Anh rất khẩn trương, cảm giác thấy cái ly này giá trị xa xỉ, e rằng làm vỡ ly thủy tinh, ông lão sẽ không cho anh tiếp tục thuê phòng.

Nhưng khi anh gọi điện nói cho ông lão, ông lão nói: “Không sao, anh không phải cố ý mà, cái ly thủy tinh đó rất rẻ”. Anh rất vui mừng, nhanh tay quét dọn những mảnh vỡ thủy tinh và rác cho vào một cái bao, đặt ở bên ngoài.

Một lát sau, ông lão đến, không đợi anh mở lời, ông lão nói:”Những mảnh vỡ thủy tinh kia đâu rồi?”.

Anh trả lời: “Tôi đã thu dọn xong và để ngoài cửa đó”.

Ông lão mở bao rác ra xem, sắc mặt không vui, liền đi vào phòng và nói: “Ngày mai anh có thể chuyển đi, ta không cho anh thuê phòng nữa”.

Anh không thể tưởng tượng nổi, liền hỏi: “Có phải tôi đã làm vỡ cái ly mà ông yêu thích khiến ông phật ý chăng?”

Ông lão nói: “Không phải! Lý do là vì trong tâm anh không nghĩ cho người khác”.

Anh bị nói đến ngẩn ngơ không hiểu, lúc này lại thấy ông lão cầm một cây bút cùng một cái bao khác, mang theo cây chổi cùng một cái kẹp, đi ra bên ngoài, ông đổ hết rác trong bao kia ra, phân loại một lần nữa.

Ông lão chọn lựa rất cẩn thận, qua một hồi lâu, đem tất cả mảnh vở thủy tinh chứa vào một bao, lấy bút viết lên: “Bên trong là mảnh vở thủy tinh, nguy hiểm!”. Sau đó, mới đổ các loại rác khác vào một cái bao khác, viết lên: “An toàn”.

Anh ở bên cạnh đứng nhìn, từ đầu đến cuối, trong lòng hết sức kính nể, không biết nói gì nữa. Vài năm về sau, anh vẫn không ngừng nhắc lại chuyện này, mỗi lần đều liên tục cảm thán.

Ví Dụ Về Tính Ích Kỷ Chọn Lọc – Mẫu 4

Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và lạnh. Mỗi người còn một que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần.

Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy một khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng.

Người thứ 2 lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số đó không đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về.

Người thứ 3 trầm ngâm trong một bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm: “Tại sao mình lại phải hi sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo béo giàu có kia?”

Người đàn ông giàu lui lại một chút, nhẩm tính: “Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng đó?”

Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù: “Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da trắng!”

Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ: “Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước”.

Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những khúc củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau khi những người cứu hộ tới nơi, cả 6 đều đã chết cóng. Họ không chết vì cái lạnh bên ngoài mà chết vì sự buốt giá trong sâu thẳm tâm hồn.

Gửi đến bạn thông tin về 🍃 Đạo Đức 🍃 là gì, biểu hiện

Ví Dụ Về Tính Ích Kỷ Đặc Sắc – Mẫu 5

Có một cô gái trẻ nọ vừa chuyển đến một khu chung cư. Hàng xóm của cô là một người phụ nữ góa chồng nghèo và hai đứa con nhỏ.

Một đêm nọ, cả khu chung cư bị mất điện. Cô gái trẻ phải dùng nến để thắp sáng.

Một lúc sau có tiếng gõ cửa. Hóa ra là đứa bé nhà hàng xóm.

-Cô ơi, nhà cô có nến không ạ ?

Cô gái nhăn mặt, nghi thầm : “ Không lẽ nhà nó nghèo tới mức không mua nổi cây nến mà dùng? Nếu bây giờ mình cho nó thế nào sao này nó cũng sẽ xin nữa.”

Nghĩ thế cô gái liền trả lời:

-Không có qua nhà khác mà xin.

Rồi cô đóng cửa lại ngay.

Cậu bé lại gõ cửa “ cộc, cộc.”

Cô lại mở cửa ra. Cậu bé lại nói:

-Nếu cô không có…

Cậu bé chưa nói xong, cô gái trẻ kia liền mắng:

-Cầm đỡ hộp diêm này rồi đi dùm.

Cửa đóng sập lại trước mặt cậu bé.

SÁNG HÔM SAU…

Cô gái trẻ thức dậy và ra ngoài tập thể dục. Cô thấy có một chiếc bọc bỏ trước cửa nhà mình. Cô mở ra thì thấy bên trong là nến và hộp diêm cô đưa cho cậu bé con nhà hàng xóm lúc tối. Cô gái trẻ tức giận liền xăm xăm đi sang nhà hàng xóm.

Người phụ nữ hàng xóm đang quét sân, thấy cô đi sang cũng nhẹ nhàng chao hỏi:

-Chào cô, sáng sớm cô sang không biết có chuyện gì. Mời cô vô nhà uống chút nước.

-Không nước nôi gì hết. con bà đâu kêu nó ra đấy.

Người phụ nữ hiền từ hỏi:

-Không biết cô tìm nó làm gì.

Cô gái trẻ cáu kỉnh:

-Bà đúng là không biết dạy con. Tối qua nó xin tôi nến nhưng tôi không có nên vì thế tôi đưa nó hộp diêm dùng đỡ. Thế mà nó chẳng biết điều gif cả còn mang hai cây nến bỏ trước nhà tôi. Nó đang bố thí cho tôi à.

Người phụ nữ liền xin lỗi.

-Xin lỗi cô là tôi không biết dạy con. Có gì cô bỏ qua cho cháu.

Cô gái trẻ liền ném cái bọc xuống khiến diêm và nến bị đổ ra, lăn long lóc. Lúc đó có tiếng một bé gái từ trong vọng ra.

-Tại sao mẹ lại làm thế? Diêm và nến là mẹ kêu anh trai mang sang. Nếu cô ấy không cần thì thôi.

Rồi cô bé chạy ra nhặt diêm và nến vương vãi trên đất. Nước mắt chảy dài.

Cô gái trẻ đứng đó sững sờ, yên lặng như tượng. Cô tự cảm thấy xấu hổ vì sự ích kỉ của bản thân. Chỉ một cây nến nho nhỏ mà cô cũng không sẵn sàng cho đi.

Trong cuộc sống này không ai có thể tồn tại một mình cả cuộc đời. Đôi khi chúng ta cũng cần sự giúp đỡ từ những người xung quanh mình. Thế nhưng nếu bạn không cho đi thì làm sao có thể nhận về.

Sống thì đừng ích kỉ. Sự ích kỉ chỉ khiến bạn dễ phạm sai lầm và những sai lầm sẽ nối tiếp nhau giết chết cuộc đời bạn. Đó là một bài học sẽ theo bạn suốt đời hãy luôn ghi nhớ.

Ví Dụ Về Lối Sống Ích Kỷ Tiêu Biểu – Mẫu 6

Covid-19 quét qua nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã lộ ra những kiểu ứng xử xấu xí giữa người với người trong mùa dịch bệnh.

Bên cạnh những hành động nhân văn, rạng ngời đạo lý “lá lành đùm lá rách” như tặng khẩu trang miễn phí, hiến máu tình nguyện, giải cứu nông sản mùa dịch bệnh…, một số cá nhân lại “trưng ra” cho cộng đồng thấy sự lạnh lùng, tham lam, ích kỷ đáng lên án.

“Người Vũ Hán”, “người Daegu”, nỗi kỳ thị đã mở rộng thành “Trung Quốc” và “Hàn Quốc”. Những cụm từ nhạy cảm ấy khuấy động dư luận khiến người ta hãi hùng mỗi lúc vô tình bắt gặp giọng nói, khuôn mặt của những người mang quốc tịch trên. Ngay người Việt Nam với nhau cũng nhen nhóm sự phân biệt đối xử với người từ vùng dịch.

Điển hình là cách đây không lâu, Vĩnh Phúc với tâm dịch Sơn Lôi đã nhận vô số “gạch đá” từ cộng đồng. Những người Vĩnh Phúc vào các địa phương khác làm ăn khốn khổ vì bị kỳ thị, không ai dám tiếp xúc với họ trong khi họ không hề nhiễm bệnh…

Cách ly người bệnh để theo dõi diễn biến sức khỏe đề phòng dịch bệnh. Cách ly một xã để khống chế dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng. Cách ly hoàn toàn không có nghĩa là phải tránh người nghi nhiễm bệnh thật xa, ném về phía họ vô số vũ khí sát thương từ lời nói, ánh mắt, hành động bởi họ là nguyên nhân lây lan dịch bệnh.

Cả thế giới, cả nước đang đối đầu với dịch bệnh Covid-19, chiến đấu chống virus SARS-CoV-2. Người nhiễm bệnh, người nghi nhiễm, người đi qua vùng dịch cũng chỉ là nạn nhân. Họ cần lắm một phác đồ điều trị khoa học và cần hơn cả là sự động viên, an ủi, chia sẻ của cộng đồng để đương đầu với bệnh tật chứ không phải là sự xa lánh, phân biệt đối xử, kỳ thị, đẩy vào hố sâu tuyệt vọng

Ví Dụ Về Tính Ích Kỷ Ngắn Nhất – Mẫu 7

Câu chuyện một cô gái trẻ trở về từ Hàn Quốc tự hào livestream khoe “chiến tích” trốn cách ly, lên mặt chỉ cho thiên hạ cách gian dối trong khai báo y tế. Tất cả thể hiện sự thiếu hiểu biết, lối sống ích kỷ cùng tư duy xem thường phòng dịch cho bản thân, người thân và cộng đồng.

Ví Dụ Về Tính Ích Kỷ Ấn Tượng – Mẫu 8

Ca bệnh thứ 17 ở TP Hà Nội làm dậy sóng cộng đồng bởi sau thời gian “tự cách ly tại nhà” đã có kết quả dương tính với virus corona, người thân của cô đã nhiễm bệnh, cả trăm người khác đang cách ly. Nguyên nhân chỉ vì sau khi đi qua nhiều nước trở về Việt Nam, cô đã không trung thực khi khai báo y tế dẫn đến bao nhiêu hệ lụy cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Dẫn Chứng Về Ích Kỷ Chi Tiết – Mẫu 9

Người xưa có câu ” Người tính không bằng trời tính”, trong câu chuyện dưới đây, Dư Anh vì lợi ích bản thân mà sẵn sàng để người khác chịu thiệt hại, nhưng cuối cùng thì lại “gậy ông lại đạp lưng ông”…

Chuyện xưa kể rằng, thời nhà Tống, Lý Sỹ Hành nhậm chức tại Viện hàn lâm. Trong một lần đi sứ sang Triều Tiên, võ tướng Dư Anh đi theo làm phụ tá. Sau khi hoàn thành sứ mệnh, đối với những thứ tài vật mà Triều Tiên biếu tặng, Lý Sỹ Hành đều không quan tâm để ý, tất cả đều ủy thác cho Dư Anh.

Lúc lên thuyền trở về nước, Dư Anh nhận thấy đáy thuyền bị thấm nước, lo rằng những thứ vật phẩm của mình sẽ bị ẩm ướt, bèn lấy những thứ lụa là gấm vóc của Lý Sỹ Hành được tặng đem lót ở đáy thuyền, sau đó đặt những thứ của mình lên trên.

Thuyền đi trên biển rộng, đột nhiên sóng gió nổi lên, như muốn nhấn chìm tất cả. Mà thuyền lại quá nặng, tình hình lúc này vô cùng nguy cấp, thuyền trưởng vội vàng thỉnh cầu Dư Anh vứt bỏ những thứ hàng hóa đó đi để thuyền nhẹ bớt, nếu không thì thuyền lật người chết.

Dư Anh lúc này cũng vô cùng hoảng loạn và sợ hãi nên vội vàng vơ những vật phẩm trên thuyền ném xuống biển. Ước chừng số vật phẩm đã bị mất mát khoảng một nửa, thì sóng gió ngừng lại, thuyền cũng ổn định lại, lúc này mọi người mới thật sự thoát hiểm.

Khi Dư Anh kiểm tra lại số vật phẩm, mới phát hiện những thứ ném xuống biển toàn bộ đều là những đồ đạc của mình. Còn những tặng phẩm của Lý Sỹ Hành bởi vì chất đống ở dưới đáy thuyền, cho nên hoàn toàn không bị sứt mẻ tý nào, chỉ bị ướt đôi chút mà thôi.

Đối với những thứ tài vật tặng phẩm, thái độ của hai người họ không hề giống nhau. Lý Sỹ Hành vì xem nhẹ, “không quan tâm chú ý”, kết quả hoàn toàn chẳng bị mất mát gì. Còn Dư Anh thì ngược lại, ông ta tuy hết sức “để ý” nhưng kết quả lại chẳng được gì.

Kỳ thực phát sinh ra chuyện này hoàn toàn không phải ngẫu nhiên. Lý Sỹ Hành được việc, là do ông bình thường xem nhẹ danh lợi và làm người chính trực. Dư Anh hỏng việc, chính bởi vì ông ta mê chuộng tài vật, ích kỉ, vị tư, chỉ nghĩ cho mình mà không nghĩ đến người khác. Hai người đó cảnh giới tư tưởng bất đồng, nên cũng sinh ra kết quả bất đồng. Thưởng Thiện phạt Ác, là Đạo Trời quán xuyến tất cả.

Cùng SCR.VN tìm hiểu thêm 💌  Ỷ Lại Là Gì 💌 chi tiết

Viết một bình luận