Tham Lam Là Gì, Biểu Hiện ❤️️ 10+ Ví Dụ, Dẫn Chứng Về Tham Lam Hay ✅ Tuyển Tập Các Mẫu Văn Được SCR.VN Sưu Tầm và Chia Sẻ Mới Nhất.
Tham Lam Là Gì ?
“Tham lam” là một khái niệm chỉ sự ham muốn và khát khao vô độ về thứ gì đó, như tiền bạc, quyền lực, địa vị, và nhiều hơn so với nhu cầu thực sự. Nó thường biểu hiện qua các hành vi như đố kị, ghen tị với người khác, luôn muốn mọi thứ phải thuộc quyền sở hữu của mình, và bất chấp mọi việc để có được thứ mình muốn
Tham lam có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực, như khiến người khác xa lánh, mất đi sự tin tưởng của mọi người, và cuối cùng là cảm giác tội lỗi về những việc mình đã làm. Trong Phật giáo, tham lam được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra khổ đau, vì nó thúc đẩy sân hận, khiến con người suy mê và u tối, tạo ra các dục vọng và nghiệp ác.
Nói chung, tham lam là một đặc tính không mong muốn trong con người, vì nó thường xuyên dẫn đến hành động và quyết định không lành mạnh, ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân và những người xung quanh.
Tặng bạn —> 1001 Dẫn Chứng Nghị Luận Xã Hội (Mới Nhất)
Những Biểu Hiện Của Tham Lam
Những Biểu Hiện Của Tham Lam cụ thể như sau, hãy cùng tham khảo ngay nhé!
- Đố kị , ghen tị với người khác
- Luôn muốn mọi thứ phải thuộc quyền sở hữu của mình
- Bất chấp mọi việc để có được thứ mình muốn
- Dù tài sản có nhiều đến đâu cũng không bao giờ là đủ , lòng tham vô đáy
- Tác hại của sự tham lam :
- Khiến cho người khác xa lánh mình
- Phải trả giá cho những hành vi của mình
- Không nhận được sự tin tưởng của mọi người
- Cảm thấy tội lỗi về những việc mình đã làm
Chia sẻ mẫu 💦 Nghị Luận Về Lòng Tham Lam 💦 hay nhất
10 Ví Dụ, Dẫn Chứng Về Tham Lam Tiêu Biểu Nhất
Tham khảo thêm 10 Ví Dụ Về Tham Lam Ngắn Hay được SCR.VN tổng hợp dưới đây nhé!
Câu Chuyện Về Lòng Tham Không Đáy – Mẫu 1
Ngày xưa có anh chàng Ò Sèng vô cùng tham lam, đã giàu lại muốn giàu hơn. Lúc nào anh ta cũng ao ước tậu tất cả những đám ruộng ở trước làng. Một hôm anh ta vác một túi bạc ra đi, định đi buôn ít chuyến để được mười túi bạc như vậy mới trở về quê hương.
Trên đường đi , anh ta gặp Ò Ý. Ò Ý cũng có bụng tham lam làm giàu như Ò Sèng. Hai người làm quen rồi kết nghĩa bạn bè. Đoạn họ tiếp tục cuộc hành trình. Đi đến trưa, đôi bạn rủ nhau ngồi nghỉ dưới một gốc cây bên đường. Hết chuyện buôn bán, họ bàn sang chuyện làm ăn lâu dài.
Ò Ý hỏi Ò Sèng:
– Chuyến này mà phát tài anh sẽ làm gì?
Không phải nghĩ ngợi lâu, Ò Sèng nói:
– Tôi sẽ trở về quê tậu hết những đám ruộng ở gần những đám ruộng của tôi cho trọn một cánh đồng. Cánh đồng bát ngát ấy sẽ là cái lưới bắt hết chim chóc bay mỏi cánh mà rơi xuống. Khi ruộng đất vào tay rồi, tôi sẽ thuê những người đã bán ruộng đến cày cấy cho tôi. Họ sẽ làm cho kho thóc của tôi ngày càng đầy ắp…
Ngưng một lát, Ò Sèng lại hỏi Ò Ý:
– Thế còn anh, nếu phát tài, anh sẽ làm gì?
Ò Ý ngẫm nghĩ một lát rồi trả lời:
– Tôi ấy à! Tôi cũng định tậu ruộng nhưng nếu anh đã tậu hết rồi thì rôi mua ngựa vậy. Tôi sẽ tung tiền ra mua tất cả ngựa lớn, ngựa nhỏ, ngựa mẹ, ngựa con của thiên hạ về làm một tàu ngựa to. Tôi cũng sẽ thuê những người bán ngựa ấy về chăm nom đàn ngựa cho tôi. Họ sẽ làm cho đàn ngựa của tôi ngày càng béo tốt, sinh sôi nảy nở, kho bạc của tôi ngày càng tăng.
Đột nhiên Ò Sèng trừng mắt hỏi:
– Anh mua nhiều ngựa như vậy thì thả chúng ăn cỏ ở đâu vì đâu đâu cũng là ruộng lúa của tôi cả rồi.
Ò Ý trả lời:
– Cứ thả cho nó ăn cỏ hay ăn lúa tùy ý chứ sao.
Ò Sèng đứng dậy nói:
– Ô! Hay nhỉ! Anh định thả ngựa ăn hết lúa của tôi à?
Ò Ý cũng đứng phắt dậy nói:
– Phải rồi! Vì anh đã mua hết ruộng, không có nơi thả ngựa, buộc tôi phải thả ngựa ra ăn lúa của anh thôi!
Ò Sèng sừng sộ:
– Không làm như thế được. Nếu anh thả ngựa ăn lúa của tôi thì tôi đánh chết ngựa của anh!
Ò Ý không chịu kém, trả lời:
– Ô! Anh đánh chết ngựa của tôi thì tôi cũng phải đánh chết anh chứ!
Thế rồi cả hai xông vào nhau, kẻ đấm người đá, giằng co nhau như đôi hổ dữ, không ai chịu thua ai.
Bỗng có một tên kẻ trộm đi qua, nhìn thấy hai túi bạc đặt dưới gốc cây, liền vác lên vai đi thẳng. Thấy vậy Ò Sèng, Ò Ý đồng thanh kêu: “Kẻ trộm! Kẻ trộm!” nhưng vẫn không chịu buông nhau ra. Kẻ trộm đi mỗi lúc một xa. Chợt Ò Sèng kêu to:
– Ô kìa! Mất túi bạc thì mày còn đâu vốn mà đi buôn để mua ngựa?
Ò Ý cũng la lớn:
– Ừ nhỉ! Mất túi bạc thì mày còn vốn đâu mà đi buôn để tậu ruộng?
Đôi bạn vội buông nhau ra, co chân chạy đuổi theo kẻ trộm. Nhưng nó đã cao chạy xa bay từ lâu rồi! Đây chính là một bài học cho những kẻ có lòng tham không đáy.
Bài Học Về Lòng Lam Ý Nghĩa – Mẫu 2
Một vị thiền sư đi ngao du thiên hạ, khi đến một vùng núi nọ thì bị ốm nặng. Ông được một bà goá là chủ quán trà cứu và đưa về nhà chăm sóc. Mặc dù không biết tung tích vị thiền sư, quán nghèo thưa thớt khách, không có tiền nhưng người phụ nữ vẫn tận tình chăm sóc và cứu chữa cho ông.
Hơn 3 tháng ròng vị thiền sư mới bình phục. Cảm động ân tình của bà chủ quán, vị thiền sư trước khi rời đi dành một tuần liền để đào một cái giếng cạnh quán cho bà goá tiện dùng nước, không phải ra tận suối gánh nữa.
Không ngờ, từ khi dùng nước giếng mà vị thiền sư đã đào để pha trà bán, trà của bà goá có mùi thơm thật đặc biệt và vị của trà cũng rất ngon. Ai uống một lần cũng phải quay lại. Tiếng lành đồn xa, quán trà của bà goá khách đến đông nườm nượp. Người đàn bà goá trở nên giàu có từ đó.
Ít lâu sau, vị thiền sư có dịp ghé qua quán để thăm lại ân nhân của mình, thấy cơ ngơi khang trang, vị thiền sư rất mừng cho bà goá. Khi hỏi về giếng nước, bà goá than phiền với thiền sư: “Giếng nước này tốt lắm, có điều nước cạn liên tục, vài ngày mới lại đầy nên tôi chẳng bao giờ đủ để bán cho khách”.
Vị thiền sư nghe xong lắc đầu, nói: “Không tốn kém gì cả, từ nguồn nước trời cho rồi kiếm ra nhiều tiền mà bà vẫn không thấy hài lòng ư?” .
Ông viết lên tường một câu: “Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế!” rồi lẳng lặng quay đi, không bao giờ quay trở lại quán nữa. Giếng nước từ ấy cũng cạn dần.
Chúng ta phần lớn giống như bà goá kia, không bao giờ hài lòng với cái mình có mà thường đứng núi này trông núi nọ. Chúng ta thường hay so sánh, hay mong ước viển vông mà quên vui hưởng hiện tại của mình.
Dẫn Chứng Về Tham Lam – Mẫu 3
Có 1 công ty mở dịch vụ môi giới chồng cho các cô gái. Toà nhà họ thuê trong đợt kinh doanh này gồm có 10 tầng. Ở tầng trệt có những lời giới thiệu của công ty:
“Càng lên những tầng cao thì những người đàn ông sẽ đạt tiêu chuẩn cao hơn, thỏa mãn tiêu chí về 1 người chồng trong mơ của bạn!! Một điều lưu ý: Khi đã đi qua tầng nào thì bạn sẽ không được phép quay trở lại…”
Các cô gái bắt đầu lên tầng 1.. Ở đây có biển: Tầng này gồm những người đàn ông đẹp trai.
Họ quyết định lên tầng 2.. Tầng này gồm những người đàn ông đẹp trai và lịch sự
Một cô quyết định dừng ở tầng này, số còn lại lên tầng 3.. Tấm biển đề: Tầng này gồm những người đàn ông đẹp trai, lịch sự và thành đạt
Họ suy nghĩ… Nhưng vẫn quyết định đi tiếp.. Tầng 4 gồm những người đàn ông đẹp trai, lịch sự, thành đạt và hài hước..
Họ lưỡng lự.. Hồi lâu, cả nhóm quyết định đi thẳng lên tầng 10 ..
Các tầng họ đi qua..
Tầng 5: tiêu chuẩn tầng 4+giàu lòng vị tha
Tầng 6: +hào phóng
Tầng 7: +biết lo cho gia đình
Tầng 8: +giỏi nội trợ
Tầng 9: +đối nhân xử thế tốt
…
.. Và cuối cùng họ đã đến tầng 10..
Tấm biển đề dòng chữ: …
“Cảm ơn bạn đã lên đến tầng cao nhất. Tầng 10 thực ra không có gì. Chúng tôi rất tiếc nhưng không có điều gì tốt đẹp dành cho người có lòng tham vô đáy!”
Ví Dụ Về Tham Lam Cụ Thể – Mẫu 4
Sự ham muốn của con người về tiền tài, của cải, hư danh, tình dục… thì giống như có nhồi nhét mãi cũng không đến đáy cùng được. Bởi vậy mà người xưa cho rằng “không tham lam” chính là báu vật vô giá. Ai có thể khắc chế được lòng tham, loại bỏ được lòng tham thì được ví như có báu vật trong tay. Liên quan đến vấn đề này có một câu chuyện lịch sử như sau:
Vào năm thứ 15 Lỗ Tương Công, ở nước Tống có một người nhặt được một viên bảo ngọc. Ông ta liền đem viên ngọc ấy biếu cho quan Tử Hãn nhưng Tử Hãn từ chối không nhận.
Người biếu ngọc nói: “Viên ngọc này tôi đã đem cho thợ ngọc xem qua rồi. Ông ấy nói đây đúng là một loại ngọc rất quý giá, là báu vật, nên tôi mới dám đem dâng biếu quan lớn!”.
Tử Hãn nói: “Ngươi cho ngọc là báu vật, còn ta cho ‘không tham lam’ là báu vật. Ngươi đem ngọc biếu ta, nếu ta nhận, thì cả hai chúng ta đều mất báu vật rồi! Chi bằng, mỗi người chúng ta tự giữ lại báu vật của mình đi!” Cuối cùng, Tử Hãn vẫn không nhận viên bảo ngọc ấy.
Người biếu ngọc kia thấy Tử Hãn không nhận bảo ngọc đành phải bẩm báo thật lòng: “Tiểu dân nếu giữ lại bảo ngọc này, sợ rằng không được bình an cho nên đã một mình đến đây biếu ngài…”
Tử Hãn nghe xong liền lệnh cho một thợ gia công mài giũa viên ngọc này, tạo hình dạng cho nó và đem bán, sau đó giao lại số tiền ấy cho người biếu ngọc kia. Hơn nữa, ông còn phái người hộ tống người biếu ngọc kia trở về nhà.
Câu chuyện xưa “lấy không tham làm báu vật” thật khiến mọi người phải suy ngẫm sâu xa. Nếu như trong cuộc sống, ai ai cũng lấy “không tham làm báu vật”, làm mọi việc đều không khởi lòng tham lam, ở đâu cũng không tham thì khi đó mọi người đều đã “biết đủ” mà có thể “thường vui”.
Nếu một người không tiết chế được dục vọng và lòng tham thì người ấy rồi dần dần sẽ trở thành “nô dịch” của chính lòng tham ấy. Khi đã như vậy rồi thì không có việc xấu xa nào là họ không dám làm để thỏa mãn dục vọng và lòng tham. Họ sẽ có thể vứt bỏ hết quy phạm đạo đức làm người, tôn nghiêm làm người, thậm chí cả tính mạng của bản thân mình, ngay cả thiên hạ họ cũng “không ngại”.
Nhưng trong cõi sâu xa còn có Thiên lý, nhìn lại lịch sử có thể thấy, người làm việc xấu, tham lam, tranh đoạt, sẽ có kết cục bi thảm và vô cùng đáng sợ. Nhẹ thì họ hại bản thân, nặng thì hại gia đình, xã hội, cho đến cả giang sơn xã tắc. Cho nên, người xưa cũng dạy rằng, “tham lam là cách tự chiêu mời họa đến với mình, không tham thì họa tự nhiên sẽ phải rời xa”.
Ví Dụ Về Tham Lam Ngắn – Mẫu 5
Ngày xưa, có một vị thần đi dạo xuống cõi trần. Sau đó, ông thấy một người phàm cũng đang đi dạo trên đường. Vị thần liền tới và đi cùng người kia, cũng giống như một người bình thường.
Một lúc sau, người đàn ông cảm thấy khát. Ông ta thấy ông kia đang mang một bình nước bên hông, vì thế ông ta hỏi: “Có còn nước trong bình của ông không?”
Vị thần đưa bình nước cho ông ta và nói: “Cả bình còn đầy, ông có thể uống bao nhiêu tùy ý”.
Người đàn ông uống hết bình nước và cảm thấy nó chỉ thỏa được một chút cơn khát nhưng cũng làm xua tan sự mệt nhọc. Họ tiếp tục đi một lúc thì ông ta đột nhiên nói: “Tôi ước gì nó là rượu vang ở trong bình của ông”.
Vị thần mỉm cười, đưa bình nước cho ông ta nói: “Có rượu trong đó. Cứ uống nếu ông muốn”.
Ông ta không tin, nhưng vẫn uống thử. Và rất ngạc nhiên, những gì ông ta uống là rượu vang, rất thơm ngon.
Ông ta ngạc nhiên và nghĩ người bạn đồng hành của mình phải là một vị thần, bởi vì chỉ có thần mới có thể làm thế. Với nghĩ đó, ông bèn hỏi thêm: “Bây giờ tôi ước gì nó là thuốc tiên trong cái bình của ông”.
Vị thần cười và mở nắp bình. Người đàn ông nghĩ vị thần chắc lại cho mình thuốc tiên, nên ông ta mở miệng ra và chờ đợi. Nhưng chẳng có gì trong bình, vị thần lắc cái bình một lần nữa và biến mất.
Người tham lam muốn mọi thứ, nhưng cuối cùng họ sẽ mất mọi thứ.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Ỷ Lại Là Gì 💕 chi tiết
Ví Dụ Về Tham Lam Trong Cuộc Sống – Mẫu 6
Không thể hiểu nổi, nguồn cơn nào đến nỗi để 3 người con gái mang xăng đến đốt nhà mẹ đẻ. Cho dù bột phát hay sự mưu tính thâm ác thì hành vi của các cô sẽ bị xử lý thích đáng bởi pháp luật. Không chỉ có vậy, bên cạnh đó còn một bản án của lương tâm về đạo làm con. Và khi ngọn lửa bùng lên có làm các cô bừng tỉnh về tội ác của mình, có đốt cháy được những sân hận trong lòng các cô…?
Sự việc 3 cô con gái mang xăng đến đốt nhà mẹ đẻ xảy ra ở xã Trung Hòa, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đã gây phẫn nộ dư luận xã hội những ngày qua. Theo thông tin ban đầu, nguồn cơn vụ việc được xác định do mâu thuẫn, lòng tham và sự đố kỵ trong việc phân chia tài sản của gia đình.
Bất luận lý do là gì thì hành động của 3 cô con gái đã phạm phải những điều đại nghịch bất đạo, những điều không thể tha thứ, đó là sự bất kính, bất hiếu với chính người đã mang nặng đẻ đau ra mình.
Khó có thể hình dung được cuộc sống sau này của các cô sẽ ra sao. Tạm gác lại sự lên án và cả những búa rìu dư luận, miệng lưỡi thế gian thì sự day dứt lương tâm có buông bỏ cho các cô những năm tháng còn lại của cuộc đời hay không? Lý do nào để các cô có thể biện minh cho việc làm của mình…? Chắc hẳn chỉ có thể là lòng tham!
Câu chuyện này, một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với xã hội về sự suy đồi đạo đức, lối sống ích kỷ, tham lam của người đời. Ngày càng có nhiều hơn những mâu thuẫn gia đình nảy sinh từ tranh chấp, phân chia tài sản. Chỉ vì lợi ích thiệt – hơn, vì sự hiếu thắng – cái tôi của bản ngã mà người ta sẵn sàng quay lưng lại với chính người thân yêu nhất của mình, cho dù là cha mẹ, anh chị em ruột thịt.
Ví Dụ Về Lòng Tham Ngắn Nhất – Mẫu 7
Đã có không ít những vụ việc nghiêm trọng xảy ra, thậm chí dẫn đến chết người cũng bởi tranh chấp nhà cửa, đất đai. Điển hình như vụ thảm sát xảy ra ở Đan Phượng, Hà Nội vào đầu tháng 9 năm 2019, chỉ vì tranh chấp chưa đến nửa mét đất (0,5 m) mà 4 mạng người vô tội phải nằm xuống dưới lưỡi dao oan nghiệt của người thân.
Lòng tham đã làm lu mờ các giá trị. Ngay cả trong mối quan hệ gia đình, người ta cũng chỉ cần biết đến lợi ích của mình chứ không mấy quan tâm đến lợi ích của người khác. Huống chi các mối quan hệ ngoài xã hội, người ta sẵn sàng tranh chấp thiệt – hơn với người khác cho dù đó là ai.
Đứng trước những cám dỗ, lòng tham trỗi dậy, người ta rất dễ có thể biến mình thành một phiên bản rất khác với chính mình.
Dẫn Chứng Về Tham Lam Tiêu Biểu – Mẫu 8
Vụ việc Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Thành Thượng, xã Tân Thành huyện miền núi Thường Xuân tham ô gần 5 tấn gạo của người dân khiến dư luận phẫn nộ, chua xót và cả xấu hổ thay. Hóa ra, khi bị lòng tham làm mờ lý trí, con người có thể sẵn sàng bán rẻ lương tâm của chính mình.
Theo đó, trong tổng số gạo Nhà nước hỗ trợ cho các hộ dân trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng năm 2020, người đàn ông từng là Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Thành Thượng khi ấy đã tự ý mạo danh ký nhận và chiếm đoạt gần 5 tấn gạo, tổng giá trị gần 50 triệu đồng.
Điều đáng nói, số gạo đó được ông ta mang đi… nấu rượu, cho người thân và cả bán ra bên ngoài. Có nghĩa không phải ông ta ở trong hoàn cảnh túng quẫn làm liều để có thể biện minh. Tất cả, xuất phát từ lòng tham. Lòng tham trước mối lợi khiến người ta sẵn sàng chiếm đoạt của bà con làng xóm thân quen.
Vụ việc sau khi bị phát hiện, người đàn ông kể trên đã bị cơ quan CSĐT Công an huyện Thường Xuân khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra làm rõ. Rồi người đàn ông tham lam sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt thích đáng và cả sự khinh bỉ của mọi người.
Ví Dụ Về Tham Lam Hay Nhất – Mẫu 9
Suốt phiên xử mở tại TAND Hà Tĩnh, bị cáo Nguyễn Văn Tiến (27 tuổi) liên tục khóc khi kể lại hành vi sát hại, vứt xác nữ giám thị, cũng là vị khách đi taxi của anh ta, xuống sông phi tang. Cách hai hàng ghế, bố mẹ Tiến liên tục ôm mặt ngăn tiếng khóc. Ở hàng ghế bên cạnh, người nhà nạn nhân ôm di ảnh, nước mắt lăn dài từ gò má chảy xuống khung hình.
Theo bản án ngày 26/4 của TAND Hà Tĩnh, ngày 3/7/2016, nam tài xế chở chị Phạm Thị Oanh (giám thị coi thi THPT quốc gia tại Hà Tĩnh) tới nhà thờ làm lễ, sau đó cho xe đi lòng vòng. “Xin đểu” ít tiền song không được, Tiến dọa dẫm vị khách. Và khi cô cái kêu khóc vì sợ hãi, gã tài xế đã chốt cửa xe, bóp cổ rồi đến bất tỉnh, vứt xác xuống sông tại khu vực cầu Sú (huyện Thạch Hà).
Quá trình lấy lời khai, cảnh sát cũng phát hiện trước đó một tháng, khi chở bé gái 11 tuổi từ TP Hà Tĩnh tới xã Thạch Khê (Thạch Hà), Tiến đã có hành vi sàm sỡ. Sau hôm đó, nạn nhân bị chấn động tâm lý.
Tại phiên tòa, Tiến thừa nhận tội lỗi song cho rằng thiếu khoảng 300.000 đồng tiền lệnh nộp cho hãng taxi nên bột phát gây án trong lúc không làm chủ được bản thân.
Ngồi phía sau, bố mẹ bị cáo tóc bạc phơ, trình bày từ khi con trai gây tội tày đình thì tinh thần suy sụp, không muốn ra ngoài đối diện với mọi người. Ông bà tích cóp được 70 triệu đồng đã gửi gia đình chị Oanh lo chi phí đám tang, mong được chia sẻ với nỗi đau không gì bù đắp được.
Tiến nghe bố mẹ nói lại càng khóc nhiều, hơn, song vẫn cho rằng việc sát hại chị Oanh là do hoảng hốt không dừng lại được. Việc sàm sỡ cháu bé là “đùa cho vui”.
HĐXX nhận định, với lòng tham, ích kỷ, bản tính coi thường pháp luật, quyết tâm hành vi phạm tội đến cùng, Tiến không có cơ hội sửa chữa, cần phải cách ly vĩnh viễn khỏi đời sống xã hội.
Nhận mức án tử hình cho ba tội Giết người, Cướp tài sản và Dâm ô đối với trẻ em, Tiến lặng người, lững thững đi giữa hai hàng cảnh sát ra xe thùng, chỉ kịp ngoái lại nhìn bố mẹ già đang thẫn thờ suy sụp.
Cầm di ảnh nạn nhân đi phía sau, người nhà bị hại tâm sự, lòng vị tha của họ đã không thể cứu vãn nổi lòng tham mù quáng của nam tài xế, cái giá cho những phút thiếu suy nghĩ.
Dẫn Chứng Về Tính Tham Lam Chi Tiết – Mẫu 10
Một nhà tỷ phú nọ vì muốn con trai mình hiểu được hoàn cảnh cuộc sống, thấy rõ tận mắt những người dân quê lam lũ vất vả, đầu đội trời, chân đạp đất mà vẫn nghèo khó. Hai cha con nghỉ lại một tuần tại một làng quê xa xôi, hẻo lánh, nơi có đời sống thiếu thốn, khó khăn về mọi mặt. Sau một tuần tìm hiểu đời sống người dân quê và trở về nhà, người cha mới hỏi con, “con thấy chuyến đi chơi này ra sao?”
“Dạ thưa cha, chuyến đi này rất nhiều điều bổ ích cho con.” “Con có thấy cuộc sống cực khổ, thiếu thốn, khó khăn của người dân quê không?” “Dạ, có!” “Con nhận thấy gì trong cuộc sống của họ?” “Dạ thưa cha, con thấy nhà mình chỉ có mỗi một con chó mà họ thì có tới sáu con. Nhà mình chỉ có một hồ bơi nhỏ ở giữa vườn còn họ thì có cả một dòng sông tàu thuyền chạy suốt cả buổi mới hết.
Nhà mình thì phải nhập cảng những chiếc đèn chính hiệu từ Nhật Bản để treo trong vườn còn họ thì không cần đến, vì họ có cả một bầu trời đầy sao chiếu sáng lúc ban đêm. Nhà của mình còn giới hạn nên nhìn thoáng qua là thấy hết từ trong nhà ra đến cổng, còn nhà họ có thể ngồi nhìn xuyên suốt tới tận chân trời.
Nhà mình chỉ có một miếng đất nhỏ để gieo trồng hoa màu, cây trái, còn họ có cả một cánh đồng ruộng bao la cò bay thẳng cánh. Nhà mình phải có người ở để giúp việc còn họ thì không cần, vì họ tự lo cho nhau được.
Chúng ta phải bỏ tiền ra để mua đồ ăn thức uống, còn họ thì tự trồng trọt, chăn nuôi và tự túc về thực phẩm. Nhà mình phải có tường cao bao quanh để bảo vệ còn họ thì không cần, họ có những người bạn tốt để đùm bọc, trông ngó, dòm chừng lẫn nhau”.
Trước những lý luận sắc bén của người con trai, người cha không còn lời nào để khuyên nhủ con mình. Người con nói tiếp, “dạ thưa cha, con rất cám ơn cha đã cho con một chuyến tham quan khảo sát đầy thú vị, so với người dân quê thì gia đình ta còn quá nghèo nàn, lạc hậu, con sẽ cố gắng làm nên sự nghiệp đến khi nào hơn họ mới thôi”.
Qua câu chuyện nhà tỷ phú và đứa con trai đã cho ta một bài học lý thú của cuộc đời. Tiền bạc của cải thuộc về năm nhà có thể bị cuốn trôi trong tích tắc như nhà lũ lụt, nhà hoả hoạn, nhà trộm cướp, nhà vua quan tịch thâu và con cái bất hiếu phá sản.
Thừa hưởng của cải vật chất mà không có hiểu biết chân chính và nhận thức sáng suốt thì coi chừng tán gia bại sản trong nay mai, chỉ một đêm thôi mọi thứ đều thay đổi cả, tiền muôn bạc vạn nay thời còn đâu.
Nhà tỷ phú nọ muốn cho con mình có cái nhìn xa trông rộng nên mới bắt đầu cho cậu tìm hiểu đời sống khó khăn, vất vả, chân lấm tay bùn của người vùng sâu, vùng xa mà vẫn thiếu trước hụt sau. Tất cả chỉ vì không biết gieo nhân quả tốt trong quá khứ để con mình không ỷ lại và cao ngạo mà cố gắng gieo trồng phước báu thêm, nhưng lòng tham của con người quả thật như giếng sâu không đáy, không biết bao nhiêu để được gọi là đủ.
Gửi đến bạn thông tin về 🍃 Đạo Đức 🍃 là gì, biểu hiện