Vô Cảm Là Gì, Biểu Hiện Của Bệnh Vô Cảm [10+ Ví Dụ Tiêu Biểu]

Vô Cảm Là Gì, Biểu Hiện Của Bệnh Vô Cảm ❤️️ 10+ Ví Dụ Tiêu Biểu ✅ SCR.VN Chia Sẽ Đến Bạn Một Số Cách Khắc Phục Bệnh Hay Nhất.

Bệnh Vô Cảm Là Gì

Bệnh Vô Cảm Là Gì? “Bệnh vô cảm” không phải là căn bệnh trong y học, nó là căn bệnh xã hội, để hiểu rõ hơn thì cùng tìm hiểu cùng SCR.VN qua bài viết này nhé.

Vô cảm là một thái độ, một trạng thái cảm xúc đặc trưng bởi sự ảm đạm, thờ ơ, không quan tâm trước những đau khổ, bất hạnh, những vấn đề xảy ra xung quanh nhất là những sự việc gây ra tổn thương về thể chất và tinh thần cho con người, động vật.

Bệnh vô cảm tức là một trạng thái tinh thần mà ở đó bạn sẽ không nảy sinh bất kì cảm xúc gì đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình, những nỗi buồn, sự mất mát,nỗi đau, thiệt thòi của đồng loại.

SCR.VN share bạn 💋 Dẫn Chứng Về Bệnh Vô Cảm 💋 [ĐÁNG SUY NGẪM]

Sống Vô Cảm Là Gì

Sống vô cảm là một lối sống mà người vô cảm là người không có bất cứ cảm xúc gì trước nỗi đau của người khác, thiếu sự đồng cảm, sẻ chia và không cảm thấy phẫn uất trước những bất công trong xã hội.

Những Biểu Hiện Của Bệnh Vô Cảm

Bệnh vô cảm có những biểu hiện tương đối đa dạng với nhiều mức độ khác nhau, trường hợp căn bệnh này không phát hiện sớm thì tình trạng sẽ trở nên sâu sắc hơn theo thời gian và gây ra nhiều hậu quả về lâu dài. Bạn có thể xem một số biểu hiện của bệnh vô cảm như sau:

  • Không biết nói xin lỗi, cảm ơn hay không thể hiện phấn khích, vui mừng trước các hoạt động có tính chất vui vẻ.
  • Không cảm thấy đau buồn và quên đi trách nhiệm cứu giúp người bị nạn (gặp tai nạn giao thông, cháy nhà, gặp người đau ốm … ) họ đứng xem thậm chí còn lợi dụng cơ hội để đoạt tài sản của người bị nạn hoặc khi lắng nghe bạn bè hoặc người thân chia sẻ về các sự việc có tính chất đau buồn, người vô cảm thường tỏ thái độ không quan tâm và thờ ơ.
  • Không biết giúp đỡ trước những sự nhờ vả của người xung quanh như anh chị em ruột, người già, bạn bè,…hay những người gặp phải nghịch cảnh.
  • Nếu là học sinh, sinh viên khi chứng kiến bạn bè bị bạo lực đã không giúp đỡ mà còn cổ vũ nhiệt tình và quay phim lại hoặc không tham gia vào bất cứ việc gì của lớp, của trường như: văn nghệ, thể thao, cắm trại …
  • Sống bất cần đời, không quan tâm đến chính bản thân hay người thân, bạn bè, biến mình thành một người vô tri,vô giác.

Xem thêm những 👉 Mẫu Dẫn Chứng Về Sự Vô Cảm 🍒

Nguyên Nhân Dẫn Đến Sống Vô Cảm

Sau đây là một số Nguyên Nhân Dẫn Đến Sống Vô Cảm.

Xuất phát từ bản thân

  • Có thể do bị ngoại cảnh tác động, do môi trường sống, do bị cái xấu hãm hại dẫn đến mất niềm tin vào cuộc sống
  • Hoặc cũng có thể do sợ va chạm, sống khép mình, không muốn bị đau khổ,mất mát.
  • Cũng có thể do họ có lối sống thích ích kỷ, sống thực dụng nên họ cảm thấy cuộc sống đơn điệu, vô nghĩa dẫn đến những cảm xúc đạo đức bị hạn chế thậm chí bị triệt tiêu.

Nguyên nhân xuất phát từ gia đình

  • Do cha mẹ cưng chiều con quá, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của con một cách vô điều kiện nên con chỉ biết nhận chứ không biết cho đi, sống nghèo nàn cảm xúc.
  • Có một số gia đình chưa chú trọng vào việc giáo dục cho con về sự yêu thương, bao dung, đồng cảm cho người khác.

Nguyên nhân xuất phát từ nhà trường

  • HIện nay một số nơi chỉ giáo dục chủ yếu chạy đua theo thành tích về văn hóa mà ít quan tâm đến giáo dục đạo đức.
  • Đôi lúc môi trường giáo dục bị ảnh hưởng xã hội cũng có thể cũng gây nhiều bất ổn cho giáo dục đạo đức lối sống, giữa thực tế và lý thuyết khác nhau khá lớn.
  • Một số giáo viên ít quan tâm đến những hoàn cảnh khó khăn, số phận..của học sinh, thậm chí đôi lúc còn bạo lực đối với trẻ dẫn đến ảnh hưởng tâm lý.

Nguyên nhân xuất pháp từ xã hội

  • Khi bước vào thế giới công nghệ thì đã làm thay đổi cách thức làm việc, sự giao tiếp, tư duy làm cho giới trẻ không quan tâm những việc xung quanh, khi thế giới mạng xã hội, những blog xuất hiện, lớp trẻ tự do thể hiện mình thì cũng là lúc họ giam mình quá lâu trong thế giới ảo sẽ trở nên trầm cảm và vô cảm.
  • Những lối sống tiêu cực qua báo mạng, phim ảnh…làm ảnh hưởng đến lối sống của rất nhiều người, con người ít quan tâm lẫn nhau, sống co mình trong thế giới riêng theo kiểu “đèn nhà ai , nhà nấy rạng ”.
  • Mặc dù nền kinh tế một mặt phát huy được một số giá trị đạo đức truyền thống và sản sinh ra những giá trị mới, tuy nhiên mặt khác nó lại tạo điều kiện cho cái tôi phát triển cực đoan, đề cao giá trị vật chất nảy sinh cách sống ích kỷ, lãng quên trách nhiệm cộng đồng.

Tặng bạn 1001 🍀 STT Lạnh Lùng Vô Cảm 🍀 [HAY]

Cách Khắc Phục Bệnh Vô Cảm

SCR.VN hướng dẫn bạn một số Cách Khắc Phục Bệnh Vô Cảm, giúp sống có tình cảm hơn.

Đối với bản thân

  • Sống biết yêu thương, chia sẽ, đùm bọc lẫn nhau, sống đúng với chuẩn mực đạo đức của con người trong xã hội.
  • Không tham gia vào các tệ nạn xã hội
  • Cần có niềm tin vào cuộc sống, tin vào con người có lòng tốt
  • Biết sống vì mọi người, biết noi gương những con người có giàu lòng nhân ái.
  • Bạn cần học cách thể hiện sự quan tâm,quan sát cảm xúc của người khác.
  • Luôn nổ lực để cải thiện bản thân, cố gắng gắn kết với người khác.

Đối với gia đình

  • Mọi người trong gia đình thì phải biết quan tâm lẫn nhau, xây dựng lối sống yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.
  • Cha mẹ trong gia đình nên quan tâm, chia sẽ, thấu hiểu, lắng nghe cảm xúc của con đồng thời giáo dục dạy bảo con cháu lối sống đẹp, biết nhận và cũng biết cho, đó vừa là trách nhiệm vừa là tình cảm.
  • Không nên nuông chiều trẻ qua mức mà thay vào đó là giáo dục trẻ nghiêm khắc dựa trên tinh thần tôn trọng và lắng nghe.
  • Nếu con có lối sống sai trái thì nên trò chuyện để thấu hiểu tâm lý và cảm xúc của con từ đó hướng con đi đúng đường chứ không nên chì chiết, trách móc và đánh đập trẻ.
  • Ngoài ra, bố mẹ giáo dục con nên biết chia sẽ, đồng cảm từ những điều nhỏ nhất như chia sẻ bánh kẹo cho các bạn khác, nhường nhịn anh chị em, biết hỗ trợ mẹ nấu ăn, làm việc nhà,…

 Đối với nhà trường

  • Thầy cô nên giáo dục cho học sinh về cái thiện, cái tốt và biết phát hiện cáu xấu để tránh xa.
  • Giáo dục cho học sinh có kỹ năng ứng xử, kỹ năng sống, kỹ năng sinh hoạt tập thể bằng mọi hình thức có sức hấp dẫn lôi cuốn các em tạo ra mối  liên hệ mật thiết để các em có điều kiện tiếp xúc cảm thông với nhau.
  • Thỉnh thoảng tổ chức các buổi từ thiện, quyên góp, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh để học sinh học tập tu dưỡng và rèn luyện.
  • Thầy cô giáo hãy dành sự quan tâm đến các học sinh nghèo,động viên khuyến khích và kêu gọi hỗ trợ để các em có động lực đến trường chính điều này sẽ giúp các em học sinh khác biết cách chia sẻ và đùm bọc những người có hoàn cảnh kém may mắn.

Cùng SCR.VN phân tích 😍 Suy Nghĩ Của Em Về Bệnh Vô Cảm Trong Xã Hội Hiện Nay 😍

10 Ví Dụ Về Sống Vô Cảm Đáng Suy Ngẫm

Dưới đây là 10 Ví Dụ Về Sống Vô Cảm đáng suy nhẫm mà SCR.VN muốn chia sẽ đến bạn từ cuộc sống thực.

Câu Chuyện Về Bệnh Vô Cảm – Mẫu 1

 Cơn mưa rơi vào giờ cao điểm, con đường Tân Hòa Đông nước ngập lênh láng, dòng xe cộ túa ra chật như nêm. Một người đàn ông tầm ngoài sáu mươi tuổi, tóc bạc phơ, dáng người gầy ốm, gương mặt khắc khổ đang cố lái chiếc Cub 50 qua vũng nước.

Nước mưa, nước từ mặt đường hất lên làm người ông ướt như chuột lột. Hai tay ông run rẩy giữ tay lái. Phía sau xe là cô con gái trong đồng phục học sinh THCS đang ngồi ung dung trong chiếc áo mưa kín đáo, vẻ mặt bình thản.

Thi thoảng một vài xe máy khác chắn ngang, chiếc xe máy chao đảo nhưng cô gái vẫn không buồn bỏ bàn chân xuống đất chống xe giúp cha. Có lẽ cô sợ ướt chân.

Đến gần ngã tư, gặp đoạn đường trũng, nước ngập gần nửa bánh xe. Chiếc Cub 50 tắt máy, ông già đành phải xuống xe dẫn bộ nhưng cô con gái vẫn ngồi thoải mái sau xe. Khi xe qua được khúc đường ngập, ông già vội quay ra sau kiểm tra xem con gái mình có bị ướt ở đâu không? Chỉ tiếc là cô con gái nhỏ không nhìn thấy cha mình ướt nhẹp và đang run lên vì lạnh.

Dẫn Chứng Về Sống Vô Cảm – Mẫu 2

Hôm nay Ngọc cứ trằn trọc mãi không ngủ được, cô nghĩ về ông cụ và cứ thấy lòng không yên… Lần sau gặp những người ăn xin thế này nhất định không được lăn tăn đắn đo gì nữa, chỉ biếu họ mấy đồng thôi mà đổi lại sẽ có những giờ phút thanh thản biết bao.

Ngày mai Ngọc về quê có việc bên ngoại, cô ngại đi ôtô vì sợ chen lấn, say xe nên cô và chồng ra ga mua vé tàu. Chiều mùa đông lại mưa to, trời tối rất nhanh, không khí lạnh lẽo… chồng cô bảo đứng ngoài cổng trông xe để anh vào mua vé.

Cô đứng dưới trời mưa to tầm tã. Mùa đông mà sao mưa to thế. Cô đang lan man nghĩ, chợt giật mình vì có tiếng gọi:

– Cô ơi cho ông xin vài đồng mua một ổ bánh mì đi cô.

Một cụ ông mặc áo mưa đội nón ướt lướt thướt đến giật giật áo mưa và hỏi. Cô ngần ngừ một vài giây và trả lời:

– Ông ơi con không có tiền ở đây ông ạ

Thực ra cô có tiền trong túi quần nhưng cô đắn đo, không phải vì tiếc vài nghìn bạc lẻ mà vì ngại trời mưa lại phải vén áo mưa lên để lấy tiền thì sẽ bị mưa hắt ướt. Cô nghĩ chắc sẽ có người khác biếu ông cụ, vì vậy cô tắc lưỡi: thôi vậy!.

Ông cụ bước đi đến chỗ vài người khác, cô nhìn thấy họ cũng lắc đầu. Cô bắt đầu áy náy và dõi theo ông cụ, lại vài người khác nữa nhưng vẫn là những cái lắc đầu vô cảm giống cô ban nãy. Trời vẫn mưa…

Cô sốt ruột dõi theo ông cụ và ngóng vào sân ga mong chồng nhanh ra để cô sẽ chạy vào trong mái hiên kia lấy tiền biếu ông cụ. Lúc này cô không dám rời cái xe máy vì sợ kẻ gian dắt mất. Cuối cùng chồng cô cũng ra, cô vội vàng nói:

– Anh chờ em chút nhé, em chạy ra đây có việc tí.

Rồi cô hớt hải chạy đi tìm ông cụ, cô chạy ra bên phải rồi ra đằng sau khu nhà nhưng vẫn không thấy ông cụ đâu. Lạ thật, rõ ràng cô đã để ý dõi theo thấy ông cụ đi về phía này mà tìm mãi vẫn không thấy đâu.

Chồng cô chạy xe máy theo sau và gọi:

– Này em đi tìm gì thế, nhanh lên về đi muộn lắm rồi, về cho cả nhà còn ăn cơm.

Cô nhớn nhác nhìn quanh một lần nữa rồi lên xe ra về. Về tới nhà, mẹ cô đã dọn cơm tối cho cả nhà và đang chờ vợ chồng cô về ăn cơm. Ngồi vào mâm cơm với những đồ ăn nóng sốt, cô thấy miệng đắng ngắt. Cô hình dung thấy ông cụ và ổ bánh mì dưới mưa…

Đêm nay cô cứ trằn trọc mãi không ngủ được, cô nghĩ về ông cụ và cứ thấy lòng không yên… Lần sau gặp những người ăn xin thế này nhất định không được lăn tăn đắn đo gì nữa, chỉ biếu họ mấy đồng thôi mà đổi lại sẽ có những giờ phút thanh thản biết bao.

SCR.VN tặng bạn đọc những 🔔 Bài Nghị Luận Về Sự Vô Cảm 🔔 [HAY NHẤT]

Ví Dụ Về Sống Vô Cảm Ở Giới Trẻ Hiện Nay – Mẫu 3

Thời gian vừa qua, nhiều vụ việc bắt nạt học đường xảy ở trên cả nước. Học sinh mâu thuẫn, xích mích dẫn đến đánh nhau. Thế nhưng, điều đáng lên án là khi chứng kiến các vụ việc trên, hầu hết các học sinh đều dửng dưng như không thấy gì.

vì can ngăn, giải thích đúng sai, không ít học sinh lại cổ vũ cho những hành động vô đạo đức và thiếu văn hóa, thậm chí tung clip lên mạng xã hội để hùa theo sai trái.

Ví Dụ Về Sống Vô Cảm Ngắn Hay – Mẫu 4

Theo hình ảnh clip dài khoảng 11 phút về vụ tai nạn thương tâm được trích xuất từ camera gắn cố định, vụ tai nạn bất ngờ xảy ra vào lúc khoảng 3 giờ 12 phút ngày 25.6 tại khu vực giao lộ đường Tân Hương – Võ Công Tồn (P.Tân Quý, Q.Tân Phú, TP.HCM), giữa xe taxi (do 1 người nam điều khiển) và 1 xe máy (một người nam điều khiển, chở sau xe là một cô gái trẻ). Sau vụ tai nạn, chàng trai và cô gái trẻ nằm bất động trong đêm và cuối cùng cô gái tử vong.

Trong vòng khoảng 11 phút mà clip ghi lại, có 5 ô tô con (kể cả 1 chiếc taxi liên quan trực tiếp vụ tai nạn), 1 chiếc xe tải, hơn 32 chiếc xe máy, 1 chiếc xe đạp đi qua vị trí cô gái trẻ nằm bất động… Rất nhiều người đi qua nhưng không dừng lại, có người dừng lại rồi lại bỏ đi. Sự việc đang gây nhiều ý kiến tranh cãi trái chiều.

Ví Dụ Về Sống Vô Cảm Nổi Tiếng – Mẫu 5

Công an Bắc Giang cho biết, Luyện (huyện Lục Nam, Bắc Giang) làm thợ xây dựng tự do ở Hà Nội. Giữa tháng 8, Luyện bỏ việc, mượn xe máy của chú về quê chơi. Túng tiền, anh ta đem xe cầm cố và nảy sinh ý đồ cướp tiệm vàng lấy tiền chuộc.

Ngày 20/8, Luyện nhờ bạn đưa lên thị trấn Chũ mua ba lô, đèn pin và con dao phớ. Hôm sau, anh ta mua thêm dao gấp. Luyện lang thang tại huyện Lục Nam quan sát các cửa hàng vàng.

Tại phố Sàn, thấy tiệm vàng Ngọc Bích có thanh sắt trang trí nằm ngang giống bậc thang có thể dễ dàng trèo lên tầng 3 đột nhập, anh ta “chấm” ngôi nhà này. Tối 22/8, Luyện quanh quẩn ở khu vực tiệm vàng Ngọc Bích chờ cơ hội, song quán ăn bên cạnh mở cửa quá khuya, âm mưu này không thực hiện được. Lê Văn Luyện khai là thủ phạm duy nhất gây ra vụ cướp tiệm vàng.

Khoảng 3h ngày 24/8, khi trời bắt đầu nổi gió và mưa, Luyện trèo theo cây, leo lên ban công tầng 3 của tiệm Ngọc Bích. Cậy được cửa, hắn đi vào lục tìm tài sản ở một số phòng nhưng không phát hiện được gì.

Luyện định vào phòng ngủ của vợ chồng chủ nhà nhưng sợ không giết được cả hai, nên đi xuống tầng 1.

Phát hiện hệ camera, chuông báo động chống trộm, cầu dao điện, anh ta ngắt cầu dao, rút dây camera. Luyện định cậy phá tủ trưng bày vàng nhưng sợ gây tiếng động, bị lộ nên quay lên tầng 3. Hắn chờ chủ nhà ra khỏi phòng ngủ sẽ bất ngờ giết chết từng người để dễ dàng cướp tài sản.

Đến khoảng 6h sáng, nghe thấy tiếng động, Luyện phát hiện anh Ngọc đang bê chậu quần áo lên tầng 3 nên bám theo. Luyện cầm dao tấn công ông chủ nhà… Nạn nhân giằng co với Luyện.

Chị Chín đang ở tầng 2 nghe thấy tiếng kêu của chồng chạy lên tầng 3, hô hoán: “Cướp, cướp con ơi”. Cứu chồng, chị xông vào đánh Luyện. Trong quá trình giằng co, chị Chín và Luyện bị trơn trượt ngã xuống sàn nhà, anh Ngọc giằng được con dao… Nhưng chủ nhà do bị thương quá nhiều cũng không chống lại được Luyện. Hắn sau đó giết chết đôi vợ chồng này.

Cửa sổ ban công tầng 3 nơi Luyện đột nhập vào tiệm vàng.

Biết trong nhà còn người, Luyện chạy xuống tầng 2, thấy cháu Bích (con gái lớn của chủ tiệm vàng) đang cầm điện thoại, hắn vung dao chém một nhát vào tay đứa trẻ lớp 3. Tưởng Bích đã chết, Luyện bỏ đi và sát hại tiếp con gái út của chủ nhà đang nằm trên giường.

Cùng SCR.VN tìm hiểu thêm 💌 Trung Thực Là Gì 💌

Ví Dụ Về Sống Vô Cảm Trong Gia Đình – Mẫu 6

Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, năm 2012, chị Nguyễn Thị Luyến (sinh năm 1995, trú tại huyện Thạch Thất) kết hôn và có 3 con chung, trong đó có cháu Đỗ Ngọc Ánh.

Do cuộc hôn nhân không hạnh phúc nên sau đó, chị Luyến ly hôn chồng và nuôi cháu Ánh. Sau ly hôn, chị Luyến làm việc tại một xưởng mộc ở huyện Thạch Thất. Thời gian này, chị Luyến nảy sinh tình cảm với Nguyễn Trung Huyên và chung sống như vợ chồng tại một phòng trọ.

Quá trình chung sống cùng mẹ con chị Luyến, Huyên đã nhiều lần hành hạ, đánh đập và cuối cùng là tìm cách cướp đi mạng sống của cháu một cách dã man.

Kết quả điều tra xác định, từ tháng 9/2021 đến tháng 1/2022, Huyên đã nhiều lần tìm cách sát hại cháu Ánh nhưng sau đó, cháu đã được mẹ đẻ kịp thời can thiệp.

Khoảng 23h ngày 24/12/2021, Huyên bảo cháu Ánh đi ngủ nhưng cháu bé không nghe lời. Do đó, hắn ta đã đánh cháu khiến cháu bị ngã, gãy 1/3 xương cánh tay phải nên phải đi bệnh viện bó bột.

Sáng 17/1/2022, khi chỉ còn Huyên và cháu Ánh ở nhà, Huyên hỏi nhưng cháu không trả lời nên Huyên tát liên tiếp vào mặt cháu. Sau đó, Huyên găm liên tiếp nhiều chiếc đinh vào khu vực xung quanh vùng đỉnh đầu của cháu.

Thực hiện xong hành vi tàn ác, Huyên đưa cháu Ánh đi gửi. Chiều hôm đó, cháu Ánh có biểu hiện buồn nôn, sức khỏe yếu, không đứng vững nên được đưa đi bệnh viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê, co giật toàn thân, vùng đầu có nhiều vết xước, sờ có dị vật dưới da, chảy dịch tai hai bên.

Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất đã tiến hành sơ cứu, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính, phát hiện có 9 dị vật xuyên xương đỉnh hai bên vào nhu mô não (nghi là kim khí) nên đã chuyển cháu Ánh đến Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội để tiếp tục cấp cứu. Khoảng 22h ngày 12/3/2022, cháu Ánh đã tử vong tại bệnh viện…

Ví Dụ Về Sống Vô Cảm Buồn – Mẫu 7

Mới đây nhất, tại TP HCM xảy ra vụ “xe điên” gây tai nạn liên hoàn làm 2 người chết, 17 người bị thương. Trong khi đó, một số người đi đường không những không ra tay cứu giúp mà còn xông vào “hôi của” lấy hết tài sản của nạn nhân.

Chị Hồng Hà, bị thương nặng nhất trong số nạn nhân còn sống đã bị mất toàn bộ số tài sản để trong cốp xe. Một phụ nữ khác tử vong do vết thương quá nặng, song đến 3 ngày sau gia đình mới hay tin vì toàn bộ túi xách đựng giấy tờ tùy thân đã bị lấy mất.

Ví Dụ Về Sống Vô Cảm Đáng Ngẫm – Mẫu 8

Như Báo Thanh Niên đã thông tin, khoảng 21 giờ 30 ngày 11.12, nạn nhân là nam thanh niên (30 tuổi, ngụ Bình Dương) đi xe máy trên đường ĐT741 đến đoạn qua ấp Vĩnh Tiến (xã Vĩnh Hòa, H.Phú Giáo) thì bất ngờ tự té xe, văng ra đường.

Theo hình ảnh từ camera ghi nhận tại hiện trường, sau khi nạn nhân bị té xe, có 4 chiếc xe máy đi ngang qua hiện trường nhưng không có xe nào dừng lại để cứu giúp. Sau đó, một chiếc xe khách đi tới, không phát hiện kịp người bị nạn, đã cán qua khiến nạn nhân chết tại chỗ.

Ví Dụ Về Sống Vô Cảm Chọn Lọc – Mẫu 9

 tai nạn xảy ra lúc 4h39 (có thể là 16h39 theo hệ thống 12 giờ) trên một con phố hai chiều xe chạy và không có vạch kẻ. Mặt đường ướt. Chiếc xe điện do người phụ nữ điều khiển trượt bánh rồi xoay ngang, đổ rầm ra đường. Nạn nhân – có đội mũ bảo hiểm – ngã đập lưng và nằm tại chỗ.

Ngay bên cạnh, một người đàn ông đang ngồi trên xe máy dừng sát lề và xem điện thoại ngó sang nhưng không hề có hành động nào khác. Gần đó, một cô gái đi bộ cũng chỉ nhìn rồi đi qua. Một số phương tiện khác, gồm cả xe máy và ôtô, cũng đều lướt qua mà không một ai đến giúp người bị nạn.

Ví Dụ Về Lối Sống Vô Cảm – Mẫu 10

Trong làng nọ có nhà bị cháy. Cả làng đổ ra, kẻ thùng, người chậu, ai nấy ra sức tìm cách dập đám cháy. Riêng có một người nhà ở ngay bên cạnh vẫn trùm chăn, bình chân như vại [1], nghĩ:

– Cháy nhà hàng xóm, chẳng việc gì mình phải bận tâm.

Nào ngờ, lửa mỗi lúc một to, gió thổi mạnh làm tàn lửa bay tứ tung, bén sang mái nhà ông ta. Lúc bấy giờ người kia mới chồm dậy, cuống cuồng tìm cách dập lửa. Nhưng không kịp nữa rồi. Nhà cửa, của cải của ông ta đã bị ngọn lửa thiêu sạch.

SCR.VN tặng bạn 1001 💋 Slogan Hay Về Cuộc Sống 💋 [HAY NHẤT]

Viết một bình luận