Cách Ghi Giấy Tiền Vàng Mã Đúng Nhất [Cách Ghi Tên Chi Tiết]

Cách Ghi Giấy Tiền Vàng Mã Đúng Nhất ❤️️ Cách Ghi Tên ✅ Hướng Dẫn Cách Ghi Sớ Hoá Vàng Theo Phong Tục Truyền Thống Để Gửi Về Nơi Âm Phần.

Giấy Tiền Vàng Mã Là Gì

Giấy Tiền Vàng Mã Là Gì? Vàng mã là đồ để cúng cho người đã khuất nên khi thờ cúng tổ tiên xong, người dân thường đốt vàng mã.

Tiền âm phủ (còn gọi là tiền địa phủ, tiền vàng bạc, Tiền vàng mã) là một loại giấy kích thước và trang trí giống (hoặc gần giống) như giấy bạc thật, được dùng để cúng bái trong các dịp ma chay, đám giỗ, cúng tế, làm lễ chùa. Theo quan niệm của những người còn sống, những người đã chết được đưa xuống cõi âm, một nơi giống với cõi dương. Những người ở cõi âm đều sinh hoạt giống như trên dương thế và họ cũng cần có những vật dụng dành cho cuộc sống.

Xuất phát từ phong tục tùy táng (chôn cất cùng với các đồ vật dụng khi còn sống), tục đốt vàng mã có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện trong đám tang của người xưa. Vào thời nhà Tần (thế kỉ 2), nhiều quý tộc Trung Hoa có thói quen tùy táng theo người chết bằng bạch ngọc cùng nhiều đồ vật quý giá khác và phát triển cực thịnh dưới thời nhà Đường (618-907).

Tục lệ đốt vàng mã này ảnh hưởng sâu đậm vào nước ta, từ vua chúa đến thứ dân. Vụ đốt vàng mã lớn nhất Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 là trong đám tang của Vua Khải Định, băng hà vào ngày 25 tháng 11, năm 1925, triều đình Huế đã làm nguyên cả ngôi điện Kiến Trung bằng giấy thật lớn và nhiều loại đồ dùng của vua như ngự liễn, long xa, tàn kiệu, v.v… để đốt theo vua.

Tham khảo ❤️️ Văn Khấn Hoá Vàng Ngày Tết ❤️️ [Bài Khấn Chuẩn]

Giấy Tiền Vàng Mã Có Những Loại Nào

Đốt vàng mã để gửi xuống “cõi âm” cho người đã khuất từ lâu đã trở thành một tập tục trong đời sống tâm linh của người Việt. Vậy cụ thể Giấy Tiền Vàng Mã Có Những Loại Nào?

Người Việt quan niệm “trần sao âm vậy”, đốt vàng mã thể hiện lòng thành và bày tỏ được lòng tri ân, cảm tạ đối với người đã khuất. Và tiền âm phủ, tiền đô la âm phủ sẽ được chia thành nhiều dạng khác nhau. Trong đó đáng chú ý là:

  • Vãn Sanh Tiền (hình hoa mai vàng): đốt cho ông bà, cha mẹ, những người khuất mặt khuất mày. Ghi tên, ngày tháng năm sinh – ngày tháng năm mất của người đó theo bát tự. Nam đốt 7 tờ, nữ thì 9 tờ
  • Phật Thủ Vãn Sanh Tiền (Phật Chuẩn Đề – hình chữ nhật): tương tự như trên, đặc biệt khi người đó lúc còn sống là phật tử
  • Tiền Thọ: đốt để dâng kính phật và các bậc thiên thần nói chung cầu sức khỏe tuổi thọ. Nam 7 tờ, nữ 9 tờ
  • Thiên Cung Kim: đốt cho thiên thần nói chung (Phước Lộc Thọ – Tam Đa) cầu bình an tuổi thọ.
  • Tiền Vàng: đốt cho thiên thần (thần linh trên trời) ghi tên của vị nào cần đốt theo chiều ngang – 7 tờ cho mỗi vị.
  • Tiền Bạc: tương tự như trên (thay vì thiên thần thì lần này cúng cho địa thần tức thần linh dưới đất như thổ địa)
  • Bách Giải Phù: ghi họ tên – bát tự năm tháng ngày giờ sinh của người còn sống để sử dụng
  • Tiền Quan Âm: đốt dâng cúng Phật Bà Quan Âm – đốt 7 tờ một lần vào những ngày rầm mùng 1 và ngày vía Quan Âm để cầu bình an.

Những năm gần đây, “phú quý sinh lễ nghĩa”, hàng mã ngày càng đa dạng đáp ứng nhu cầu, từ bình dân đến cao cấp với tiền polyme âm phủ, nhà lầu, xe hơi, máy bay….

Đốt vàng mã vốn là một sự biểu trưng, quan trọng là lễ bạc lòng thành. Vì thế chúng ta nên làm nhỏ gọn lại nhưng rất đẹp. Nhỏ gọn lại để nó phù hợp với cuộc sống đặc biệt là cuộc sống đô thị hiện nay

Tiếp theo Cách Ghi Giấy Tiền Vàng Mã, mời bạn tham khảo những nội dung mới trong 🌠 Văn Cúng Cô Hồn Hàng Tháng 🌠 Cách Cúng Chúng Sinh

Tại Sao Cần Ghi Giấy Tiền Vàng Mã Đúng

Tại Sao Cần Ghi Giấy Tiền Vàng Mã Đúng? Tục đốt vàng mã đã có từ xa xưa với ý nghĩa thiện tâm hướng về tổ tiên, nguồn cội. Tuy nhiên gia chủ cần thực hiện đúng theo phong tục để người âm có thể nhận được.

Hóa vàng, có thể hiểu là một dạng dâng cúng các giá trị vật chất cho thần linh. Bởi không thể dùng tiền thật để đốt, nên con người phải nhờ đến tiền vàng mã với những hình tròn, hình vuông giống hình tiền.

Trước khi đốt vàng mã, gia chủ nên ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận (Tức là người thân trong gia đình đã khuất). Khi đốt nên đốt cháy toàn bộ, tránh đốt sót. Chẳng may người cõi âm không nhận đầy đủ vàng mã mà con cháu gửi.

Với nét đẹp của tập tục này, các gia đình vẫn có thể cúng, đốt vàng mã một cách hợp lý, tránh lãng phí và đánh mất đi bản chất của tập tục. Dựa vào điều kiện thực tế của gia đình, với phương châm: Tối giản, thành tâm là quan trọng nhất, không nên mua sắm đồ vàng mã đắt tiền, cúng quá lớn tránh lãng phí.

Tục vàng mã là tín ngưỡng từ xa xưa của người Việt. Vì là tín ngưỡng nên chúng ta không thể xóa bỏ được. Chính lẽ đó nên các nhà Phật có những quy định là không đốt vàng mã ở không gian này hay ở không gian khác mà không phải quy định dẹp bỏ nó đi vì đó là tín ngưỡng mà con người vẫn theo.

Không chỉ có Cách Ghi Giấy Tiền Vàng Mã, chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Văn Khấn Ngày Rằm Hàng Tháng 🍀 Văn Khấn Ngày Rằm Hàng Tháng

Cách Ghi Tên Trên Vàng Mã Giấy Tiền

Để tìm hiểu thêm về Cách Ghi Tên Trên Vàng Mã Giấy Tiền, mời bạn theo dõi hướng dẫn mà chúng tôi chia sẻ sau đây.

Họ và tên người mất: ……………

Giới tính: …………..

Ngày, giờ mất: …………….

Bạn nên ghi chính xác những thông tin trên để việc cúng cấp được diễn ra suôn sẻ nhất.

Sau đó, khi đốt thì khấn như sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy:

Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần
Thần Vũ Lâm sứ giả.
Hôm nay là ngày:……………

Tín chủ con là:……………

Ngụ tại số nhà:……………

Nay nhân tiết (nhân ngày gì thì đổi lại)…………… âm dương cách trở, ngày tháng vắng tăm. Lòng con cháu tưởng nhớ khôn nguôi, đã sắm sang quần áo, dụng cụ, tiện nghi khác chi lúc sống, nhưng xin theo lối đường âm, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Xin được kính dâng Hương Linh gia tiên chúng con là:

1. Hương linh:…………….

Mộ phần táng tại:……………

Đồ mã gồm……………

2. Hương linh:……………

Mộ phần táng tại:……………

Đồ mã gồm……………

Mọi thứ được kê tên rành rõ trong giấy vong nhận không lo ngại quỷ, chứng kiến chúng con trình lên trên xét, hội trí nhờ Đức Vũ Lâm. Kính ngài cho phép vong linh được nhận.

Cẩn cáo!

Tổng hợp nội dung dành cho bạn với ☔ Cách Cúng Vong Trong Nhà ☔ Bài Cúng, Văn Khấn, Sắm Lễ Vật

Cách Ghi Giấy Tiền Vàng Mã

Tục hóa vàng hay còn gọi là lễ tạ là một dạng dâng cúng vật chất cho thần linh, người đã khuất. Khi hóa vàng không thể thiếu sớ đốt vàng mã. Mời các bạn tham khảo Cách Ghi Giấy Tiền Vàng Mã dưới đây.

Gia chủ khi thực hiện đốt và đọc sớ ghi giấy tiền vàng mã, nên đọc từng lễ riêng ví dụ: chúng con xin gửi chút quần áo, vàng tiền cho Ông nội tên là… mất năm… địa chỉ ở….an táng tại… Khi đốt người ta tin rằng, đọc tên từng lễ, gửi cho ai, địa chỉ như thế nào thì người đã khuất sẽ nhận được.

Khi đốt vàng mã, người ta sẽ đốt một cách từ từ, miệng lầm rầm khấn vái. Bạn có thể tham khảo cách viết sớ đốt vàng mã theo mẫu sau:

Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ Phương Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần.
Các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ
Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại trong họ.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…(âm lịch)

Tín chủ con là…
Ngụ tại… cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời:

Các vị Tôn thần cai quản trong xứ này
Hương hồn Gia tiên nội, ngoại

Cúi xin các ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Phù trì tín chủ chúng con:

Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông
Người người được chữ bình an
Tám tiết vinh khang thịnh vượng
Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Cẩn cáo!

Đừng bỏ qua bài viết 🔥 Bài Khấn Rằm Tháng 7 Tại Nhà 🔥 bạn nhé!

Viết một bình luận