Dàn Ý Tuyên Ngôn Độc Lập ❤️️ 34+ Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất ✅ Đón Đọc Tuyển Tập Tư Liệu Môn Ngữ Văn Đầy Đủ Nhất Được Chọn Lọc Giúp Bạn Học Tập Tốt.
Dàn Ý Tuyên Ngôn Độc Lập Lớp 12 – Mẫu 1
Lập dàn ý Tuyên ngôn độc lập lớp 12 sẽ giúp các em học sinh nắm được những luận điểm trọng tâm khi làm bài. Tham khảo mẫu dàn ý Tuyên ngôn độc lập 12 dưới đây:
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh: cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn chương.
- Nêu khái quát về hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa lịch sử và giá trị văn học của bản Tuyên ngôn độc lập.
II. Thân bài
- Cơ sở pháp lý của Tuyên ngôn độc lập
-Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mỹ và của Pháp để làm cơ sở pháp lý cho Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam:
- Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người … quyền mưu cầu hạnh phúc”
- Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do … bình đẳng về quyền lợi.”
-Ý nghĩa:
- Hồ Chí Minh tôn trọng và sử dụng hai bản tuyên ngôn có giá trị, được thế giới công nhận làm cơ sở pháp lý không thể chối cãi.
- Dùng phương pháp “gậy ông đập lưng ông”: lấy tuyên ngôn của Pháp để phản bác lại chúng, ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng.
- Đặt ngang hàng cuộc cách mạng, giá trị bản tuyên ngôn của nước ta với hai cường quốc Mỹ và Pháp, thể hiện lòng tự tôn dân tộc.
- Lập luận chặt chẽ, sáng tạo: từ quyền con người (tự do, bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc), “suy rộng ra” là quyền tự do bình đẳng của mọi dân tộc trên thế giới.
- Cơ sở thực tiễn của Tuyên ngôn độc lập
-Tội ác của thực dân Pháp
- Vạch trần bản chất công cuộc “khai hóa” của thực dân Pháp: thực chất chúng thi hành nhiều chính sách dã man về chính trị, văn hóa – xã hội – giáo dục và kinh tế.
- Vạch trần bản chất công cuộc “bảo hộ” của thực dân Pháp: hai lần bán nước ta cho Nhật (vào năm 1940, 1945), khiến cho “hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”, …
- Chỉ rõ luận điệu xảo trá, lên án tội ác của chúng: là kẻ phản bội Đồng minh, không hợp tác với Việt Minh mà còn thẳng tay khủng bố Việt Minh, …
- Nghệ thuật: Điệp cấu trúc “chúng + hành động”: nhấn mạnh tội ác của Pháp.
-Cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta:
- Nhân dân ta đã chống ách nô lệ hơn 80 năm, đứng về phía Đồng minh chống phát xít, kêu gọi Pháp chống Nhật, lấy lại nước từ tay Nhật
- Kết quả: cùng lúc phá tan 3 xiềng xích đang trói buộc dân tộc ta (Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị), thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ chủ quyền dân tộc
- Dùng từ ngữ có ý nghĩa phủ định để tuyên bố thoát ly hẳn với thực dân Pháp, xóa bỏ mọi hiệp ước đã ký kết, mọi đặc quyền của Pháp tại Việt Nam.
- Dựa vào điều khoản quy định về nguyên tắc dân tộc bình đẳng tại hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn để kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
- Tuyên bố với thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do … ”. Thể hiện quyết tâm đoàn kết giữ vững chủ quyền, nên độc lập, tự do của dân tộc.
- Lời văn đanh thép, rõ ràng như một lời thề cũng như một lời khích lệ tinh thần yêu nước nhân dân cả nước.
III. Kết bài
- Nêu khái quát về giá trị nghệ thuật: là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, gần gũi, giàu tính biểu cảm.
- Đánh giá chung về giá trị nội dung (giá trị văn học, giá trị lịch sử) của bản tuyên ngôn độc lập: nêu cao truyền thống yêu nước, ý chí chống quân xâm lược, lòng tự hào dân tộc; đánh dấu mốc son trong lịch sử dân tộc ta.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Tóm Tắt Tuyên Ngôn Độc Lập 🌟 17 Mẫu Tóm Tắt Văn Bản Hay
Dàn Ý Cảm Nhận Tuyên Ngôn Độc Lập – Mẫu 2
Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý cảm nhận Tuyên ngôn độc lập để các em học sinh cùng tham khảo:
I. MỞ BÀI
- Giới thiệu tác giả và tác phẩm.
- Đánh giá khái quát giá trị chủ yếu của tác phẩm, khẳng định sức chinh phục mạnh mẽ, lớn lao của bản “Tuyên ngôn Độc lập” là ở giá trị lịch sử to lớn và giá trị văn học xuất sắc.
II. THÂN BÀI
−Tuyên ngôn Độc lập – một văn kiện mang giá trị lịch sử to lớn.
- Nêu thời gian và địa điểm ra đời của bản Tuyên ngôn.
- Sơ lược đôi nét về tình hình chính trị lúc bấy giờ. (Tình hình quốc tế và tình hình trong nước: âm mưu của thực dân Pháp và các cường quốc muốn tái chiếm Việt Nam, can thiệp sâu vào tình hình chính trị của Việt Nam).
- Tầm vóc và sứ mạng lịch sử của bản tuyên ngôn (chặn đứng mọi âm mưu chống phá thành quả Cách mạng tháng Tám, chấm dứt một ngìn năm chế độ phong kiến, 80 năm nô lệ thực dân pháp, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc).
−Tuyên ngôn Độc lập – một tác phẩm chính luận xuất sắc.
- Bố cục: ngắn gọn, súc tích. (Là một thông điệp chính trị, tác phẩm nhắc tới những mục đích tức thời, quan trọng, ưu tiên cho hàm lượng thông tin, triệt để tạo ra tác dụng chiến đấu, loại bỏ những âm mưu trực tiếp, nguy hiểm của kẻ thù).
- Lập luận chặt chẽ, đanh thép. (Viện dẫn hai bản tuyên ngôn của hai cường quốc Mĩ và Pháp đồng thời suy rộng ra về quyền độc lập dân tộc bên cạnh quyền con người và quyền công dân).
- Tố cáo sự chà đạp chân lý đó là thực dân Pháp ở Việt Nam, đặc biệt là sự lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái. Lên án sự phản bội trắng trợn, đê hèn, sự vong ơn bội nghĩa của chúng.
- Khẳng định quyền tự chủ chính đáng của nhân dân Việt Nam với lý lẽ sắc bén hùng hồn. (Sức mạnh của lí lẽ chính là sự thật. Tác giả đã dùng hàng loạt thực tế lịch sử để chứng minh: Thực dân Pháp đã không “bảo hộ” được Việt Nam. Thực dân Pháp đã phản bội Việt Nam, thực dân Pháp đã gieo rắc nhiều tội ác đối với nhân dân Việt Nam).
- Dùng thực tế để đánh tan những mơ hồ về chính trị.
- Dùng thực tế để khẳng định công lao của Việt Minh – kẻ đại diện duy nhất của nhân dân Việt Nam.
- Sự độc lập của Việt Nam phù hợp với lẽ phải, công lí và đạo lí với ngôn ngữ chính xác, giàu sắc thái biểu cảm. (Từ ngữ hết sức chọn lọc, súc tích).
- Dùng hàng loạt động từ, tính từ, quán từ … chính xác, giàu sắc thái biểu cảm.
- Cần chú ý thêm cách sử dụng hàng loạt điệp từ, điệp ngữ (có tính khẳng định và nhấn mạnh).
III. KẾT BÀI
- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.
- Nêu cảm nhận của bản thân.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Tuyên Ngôn Độc Lập 🌹 10 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Dàn Ý Tuyên Ngôn Độc Lập Ngắn Gọn Nhất – Mẫu 3
Với dàn ý Tuyên ngôn độc lập ngắn gọn nhất sẽ giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập và chuẩn bị cho bài kiểm tra. Tham khảo mẫu dàn ý Tuyên ngôn độc lập ngắn nhất dưới đây:
I. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm Tuyên ngôn độc lập.
- Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của bản Tuyên ngôn độc lập.
II. Thân bài
1.Cơ sở pháp lí
-Trích dẫn những lời bất hủ trong bản tuyên ngôn của Mỹ năm 1776 và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791.
-Ý nghĩa:
- Thể hiện vốn hiểu biết văn hóa và trân trọng thành quả văn hóa của nhân loại của Bác.
- Dùng hình thức “gậy ông đập lưng ông”: dùng chính lý lẽ của chúng để đẩy chúng vào tự vạch mặt.
- Đặt ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau, đặt ba nền độc lập đăng đối gợi được niềm tự hào dân tộc.
-Trích dẫn sáng tạo: “Suy rộng ra…”: từ quyền cá nhân nâng lên thành quên dân tộc.
2.Cơ sở thực tế:
a. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp
-Lí lẽ: Thực dân Pháp kể công khai hóa thì Bác đã chứng minh đó không phải là công mà là tội.
-Dẫn chứng:
- Người đã kể ra tội ác của kẻ thù trên mọi mặt đời sống, cũng như đối với mọi giai cấp.
- Thực dân Pháp đã rêu rao công lao bảo hộ Đông Dương nhưng Bác đã bác bỏ điều đỏ: chúng đã bán nước ra hai lần cho Nhật.
b. Biểu dương tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam
- Việt Minh đã “giúp người Pháp chạy qua biên thủy, cứu cho người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng, tài sản cho họ”.
- Tổng kết lại thành quả của cuộc Cách mạng: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”.
- Tranh thủ sự ủng hộ của các nước đồng minh: “một nước Việt Nam đã gan góc đứng về phía đồng minh…”
3.Lời tuyên bố độc lập
- Hồ Chủ tịch khẳng định: độc lập tự do vừa là quyền lợi, vừa là chân lý bất khả xâm phạm, yêu cầu quốc tế phải công nhận: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập”
- Khích lệ tinh thần đấu tranh của nhân dân ta: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
- So sánh với Sông núi nước Nam, Bình Ngô đại cáo để thấy được nét độc đáo trong phong cách sáng tác của Hồ Chủ tịch.
III. Kết bài
- Đánh giá lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bản Tuyên ngôn độc lập.
- Cảm nhận của em về bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
Gợi ý cho bạn 🌟 Mở Bài Tuyên Ngôn Độc Lập 🌟 20 Đoạn Văn Mẫu Hay Nhất
Dàn Ý Chi Tiết Tuyên Ngôn Độc Lập – Mẫu 4
Mẫu dàn ý chi tiết Tuyên ngôn độc lập dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được luận điểm để triển khai bài viết.
I. Mở bài
Giới thiệu về Hồ Chí Minh, bản Tuyên ngôn độc lập: Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến với vai trò là một nhà lãnh đạo kiệt xuất. Mà còn là một nhà văn, nhà thơ với nhiều tác phẩm có giá trị. Trong đó, bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh được coi là “áng văn chính luận mẫu mực” nhất của mọi thời đại.
II. Thân bài
1.Cấu trúc lập luận
-Bản tuyên ngôn có ba luận điểm chính: cơ sở pháp lý, cơ sở thực tế và lời tuyên bố độc lập.
-Nội dung của từng phần cụ thể:
- Trích dẫn hai bản tuyên ngôn độc lập của Pháp và Mỹ để khẳng định những quyền con người, quyền dân tộc (quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc…) của dân tộc Việt Nam.
- Vạch trần tội ác của thực dân Pháp cùng với công cuộc đấu tranh của nhân dân ta và khẳng định tinh thần nhân đạo của Việt Minh – hay của chính dân tộc Việt Nam và tranh thủ sự ủng hộ của các nước Đồng minh.
- Lời tuyên bố độc lập, khẳng định trước thế giới về nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, bày tỏ ý chí giữ vững nền độc lập ấy.
2.Nghệ thuật lập luận của từng phần
a. Cơ sở pháp lý
- Không nói về trang sử vẻ vang của dân tộc mà trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp, Mĩ làm cơ sở thực tế cho bản tuyên ngôn.
- Sử dụng thủ pháp “gậy ông đập lưng ông”, dùng chính luận điệu của kẻ thù để buộc chúng phải công nhận nền độc lập của dân tộc Việt Nam.
- Trích dẫn một cách sáng tạo: “Suy rộng ra…” – thể hiện tầm tư tưởng lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh.
b. Cơ sở thực tế
- Bác bỏ công lao khai hóa, bảo hộ của thực dân Pháp bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động.
- Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, điệp cấu trúc… góp phần thể hiện tội ác của kẻ thù.
- Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam, nêu cao tinh thần nhân nghĩa của dân tộc.
- Tranh thủ sự ủng hộ của các nước Đồng minh bằng cách đặt đồng minh vào thế khó: “Chúng tôi tin rằng…”
c. Lời tuyên bố độc lập
- Lời lẽ đanh thép, hùng hồn khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc.
- Mang dáng dấp của bài thơ thần trong lịch sử dân tộc.
III. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập: Tóm lại, nghệ luật lập luận trong bản tuyên ngôn đã thể hiện tài năng kiệt xuất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Tuyên ngôn độc lập” nói riêng, văn chính luận của người nói chung là những tác phẩm có giá trị lớn đối với nền văn học của dân tộc Việt Nam.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Kết Bài Tuyên Ngôn Độc Lập 🍀 20 Đoạn Văn Mẫu Hay Nhất
Dàn Ý Tuyên Ngôn Độc Lập Đầy Đủ Nhất – Mẫu 5
Dàn ý Tuyên ngôn độc lập đầy đủ nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh xác định được bố cục cho bài viết của mình.
I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác:
- Tác giả: Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, anh hùng cách mạng đồng thời là nhà văn hóa, hoạt động nghệ thuật lớn. Người đã để lại nhiều tác phẩm văn nghệ trong đó xuất sắc nhất vẫn là mảng văn chính luận giàu suy tư, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng hùng hồn, thuyết phục.
- Tác phẩm: Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn tâm huyết của Hồ Chí Minh, hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Người, đồng thời đó cũng là khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của dân tộc.
- Hoàn cảnh sáng tác: 26-08-1945, Người từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, tại số nhà 48 phố Hàng Ngang, Bác đã soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập.
II. Thân bài:
1.Giá trị nội dung:
a. Nêu nguyên lí chung về quyền tự do, bình đẵng, bác ái của các nước trên thế giới
-Hồ Chí Minh trích dẫn tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền Dân quyền của Pháp làm tiền đề cho lí luận tiếp theo”
-Ý nghĩa của việc trích dẫn:
- Khẳng định quyền tự do độc lập là của mọi dân tộc chứ không riêng bất cứ quốc gia nào, đó là lẽ phải là chân lí.
- Dùng cách “gậy ông đập lưng ông” để bác bỏ luận điệu dối trá của thực dân Pháp.
- Một cách kín đáo về niềm tự hào dân tộc thông qua việc đặt ba nền độc lập của Mỹ và Pháp ngang với nền độc lập của Việt Nam.
- Đi từ quyền bình đẳng tự do của con người, Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển thành quyền bình đẳng tự do của dân tộc, một đóng góp to lớn với lịch sử tư tưởng nhân loại và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
b. Đưa ra những dẫn chứng tố cáo tội ác của Pháp và làm rõ tình hình đất nước
-Bác đưa ra những dẫn chứng để phản biện lại từng luận điệu giả dối của chúng:
- Pháp rêu rao “khai hóa” Việt Nam: Người kể những tội ác mà Pháp đổ xuống đầu người dân Việt
- Pháp rêu rao “bảo hộ” Đông Dương: Người chỉ ra Pháp đã dâng Đông Dương hai lần cho Nhật.
- Pháp cho rằng Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng là thuộc địa của chúng thì Bác đã khẳng định chúng ta giành lấy độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.
- Pháp cho rằng mình thuộc phe Đồng minh, Bác đã khẳng định Pháp đã phản bội lại Đồng minh.
-Bằng những dẫn chứng về tất cả các phương diện: chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo dục…Hồ Chí Minh đã vạch trần tội ác, sự giả dối, lố bịch và bản chất thực dân của Pháp.
-Khẳng định dân tộc ta là dân tộc gan góc đã đứng về phe Đồng minh chống phát xít. Đồng thời cũng là dân tộc nhân đạo khi đối đãi tử tế với kẻ thua trận, dân tộc ra xứng đáng là dân tộc chính nghĩa, nhân đạo.
c. Lời tuyên bố trước thế giới về nền hòa bình
- Việt Nam đã dũng cảm đấu tranh với phát xít, thực dân và chế độ phong kiến, dân tộc ta đã nhân đạo trong cách đối xử với quân bại trận Pháp, tất cả đều là những sự thật mà lịch sử đã ghi nhận => Một dân tộc kiên cường và bản lĩnh như thế chắc chắn sẽ đủ sức mạnh để làm chủ đất nước tự do.
- Bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền thuộc về dân tộc Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp.
- Kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân, kêu gọi thế giới công nhận quyền tự, đôc lập của chúng ta.
- Nêu cao tinh thần quyết tâm bảo vệ nền hòa bình, độc lập của toàn dân Việt Nam.
2.Giá trị nghệ thuật
- Tiêu biểu cho áng văn chính luận đanh thép, cô đọng, súc tích
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, kết cấu mạch lạc
- Sử dụng ngôn ngữ vừa trang trọng vừa gần gũi có sức gợi cảm và tác động vào tâm tư, tình cảm của người nghe.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của bản Tuyên ngôn Độc lập đồng thời nêu vị trí của nó trong nền văn học, lịch sử nước nhà
- Tuyên ngôn Độc lập vừa có giá trị hiện thực, giá trị pháp lí cũng đồng thời mang giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Tuyên ngôn Độc lập xứng đáng là môt áng thiên cổ hùng văn của thời hiện đại.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Dàn Bài Tuyên Ngôn Độc Lập Học Sinh Giỏi – Mẫu 6
Tham khảo dàn bài Tuyên ngôn độc lập học sinh giỏi dưới đây với những luận điểm chi tiết và đầy đủ nhất.
1.Mở bài:
- Giới thiệu khái quát và ngắn gọn về tác giả Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
- Giới thiệu về tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập”: Được xem là một trong những áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc; đã mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc ta – kỉ nguyên Độc lập, tự do, nhân dân làm chủ đất nước và quyết định vận mệnh của mình.
2.Thân bài:
a. Nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn
-Cơ sở pháp lý cũng như tính chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập là đã khẳng định các quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Có thể nói đó là những quyền không ai có thể xâm phạm được; người ta sinh ra phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
-Hồ Chủ Tịch đã trích dẫn 2 câu nổi tiếng và rất ý nghĩa trong 2 bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp: Trước hết là dùng để khẳng định Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng lớn, cao đẹp của thời đại. Sau nữa là chính là việc “suy rộng ra…” nhằm nêu cao một lý tưởng về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của các dân tộc trên thế giới
-Qua đây thì đã đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân loại và tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo.
-Ý nghĩa của việc trích dẫn hai câu nói trong hai bản tuyên ngôn độc lập của Pháp và Mỹ:
- Có tính chiến thuật sắc bén, khéo léo, khóa miệng đối phương.
- Dường như đã khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc (đặt 3 cuộc Cách mạng, 3 nền Độc lập, 3 bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau.) Cách vận dụng của Bác thật khéo léo và đầy sáng tạo.
- Với cách mở đầu tác phẩm rất đặc sắc và chặt chẽ: Đi từ việc công nhận Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng thời đại đi đến khẳng định Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là khát vọng của các dân tộc.
- Câu văn như một điều khẳng định hùng hồn và xác đáng “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” là sự khẳng định một cách hùng hồn chân lí thời đại: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc, Bình đẳng của con người, của các dân tộc cần được tôn trọng và bảo vệ.
- Có thể coi đây là đóng góp riêng của tác giả và của dân tộc ta vào một trong những tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo cao cả.
-Cách mở bài của Bản Tuyên ngôn rất hay và thể hiện được tính hùng hồn trang nghiêm. Ở đây người không chỉ nói với nhân dân Việt Nam ta, mà còn tuyên bố với thế giới. Trong hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ, thế chiến 2 vừa kết thúc, Người trích dẫn như vậy là để tranh thủ luôn sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ trên thế giới, nhất là các nước trong phe Đồng minh, đồng thời còn ngăn chặn âm mưu tái chiếm Đông Dương làm thuộc địa của Đờ Gôn và bọn thực dân Pháp hiếu chiến, đầy tham vọng.
-Tựu chung lại: Với lời lẽ sắc bén, đanh thép và hùng hồn, Người đã xác lập cơ sở pháp lý của bản TN, nêu cao chính nghĩa của ta. Đặt ra vấn đề cốt yếu là độc lập dân tộc.
b. Cơ sở thực tiến của bản Tuyên ngôn
-Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp: Vạch trần bộ mặt xảo quyệt của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”.
– Năm tội ác về chính trị:
- tước đoạt tự do dân chủ,
- luật pháp dã man, với chính sách hà khắc chia để trị,
- chém giết những chiến sĩ yêu nước của dân ta,
- chúng ràng buộc dư luận và thi hành chính sách ngu dân,
- đầu độc bằng rượu cồn, thuốc phiện.
– Năm tội ác lớn về kinh tế:
- bóc lột tước đoạt,
- độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng,
- sưu cao thuế nặng, vô lý đã bần cùng nhân dân ta,
- đè nén khống chế các nhà tư sản ta, bóc lột tàn nhẫn công nhân ta,
- gây ra thảm họa làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói năm 1945.
-Sử dụng phương pháp liệt kê; câu văn ngắn dài, động từ mạnh, điệp từ, điệp cú pháp, ngôn ngữ sắc sảo; hình ảnh gợi cảm, giọng văn hùng hồn. Trong vòng 5 năm (1940 – 1945) thực dân Pháp đã hèn hạ và nhục nhã “bán nước ta 2 lần cho Nhật”. Thẳng tay khủng bố Việt Minh; “thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”.
-Lời kết án đầy phẩn nộ, sôi sục căm thù:
- Vạch trần thái độ nhục nhã của Pháp (quì gối, đầu hàng, bỏ chạy…)
- Đanh thép tố cáo tội ác tày trời (từ đó, … từ đó…)
Đó là lời khai tử dứt khoát cái sứ mệnh bịp bợm của thực dân Pháp đối với nước ta ngót gần một thế kỉ.
-Quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta:
- Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền khi Nhật hàng Đồng minh.
- Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
- Chế độ thực dân Pháp trên đất nước ta vĩnh viễn chấm dứt và xoá bỏ :(thoát ly hẳn, xóa bỏ hết…) mọi đặc quyền, đặc lợi của chóng đối với đất nước ta.
- Trên nguyên tắc dân tộc bình đẳng mà tin rằng các nước Đồng minh “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”:
- “Một dân tộc đã gan góc …được tự do. Dân tộc đó phải được độc lập”
-Phần thứ hai là những bằng chứng lịch sử không ai chối cãi được, đó là cơ sở thực tế và lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh lập luận một cách chặt chẽ với những lí lẽ đanh thép, hùng hồn: đó là lối biện luận chặt chẽ, lô gíc, từ ngữ sắc sảo, cấu trúc đặc biệt, nhịp điệu dồn dập, lời văn biền ngẫu, cách hành văn theo hệ thống móc xích …
c. Lời tuyên bố với thế giới
- Khẳng định nước Việt Nam ta có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập (từ khát vọng đến sự thật lịch sử hiển nhiên).
- Nhân dân đã quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy (được làm nên bằng xương máu và lòng yêu nước).
- “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc ta, thể hiện phong cách chính luận của Hồ Chí Minh.
3.Kết bài:
- Bản Tuyên ngôn Độc lập là sự kế thừa và phát triển những áng “thiên cổ hùng văn” trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
- Làm nên những giá trị to lớn là cái tài, cái tâm của người cầm bút.
- Bản Tuyên ngôn Độc lập là bản anh hùng ca của thời đại Hồ Chí Minh.
Tham khảo trọn bộ 🍀 Phân Tích Tuyên Ngôn Độc Lập 🍀 14 Bài Mẫu Hay Nhất
Dàn Ý Chứng Minh Tuyên Ngôn Độc Lập – Mẫu 7
Chia sẻ mẫu dàn ý chứng minh Tuyên ngôn độc lập dưới đây với những luận điểm ngắn gọn dành cho các em học sinh.
1.Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh (những nét chính về con người, cuộc đời, các sáng tác chủ đạo, đặc điểm văn chính luận của Người,…).
- Giới thiệu khái quát về văn bản “Tuyên ngôn độc lập” (hoàn cảnh ra đời, những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,…)
- Nêu vấn đề cần phân tích: Nghệ thuật lập luận trong văn bản “Tuyên ngôn độc lập”.
2.Thân bài
a. Bố cục, kết cấu chặt chẽ và lô-gic
- Đoạn mở đầu: Nêu lên cơ sở pháp lí cho bản tuyên ngôn
- Đoạn hai: Nêu lên cơ sở thực tiễn cho bản tuyên ngôn – thực tiễn về tội ác của thực dân Pháp và thực tiễn về cuộc cách mạng của nhân dân ta.
- Đoạn kết: Trên cơ sở pháp lí và thực tiễn, nêu lên lời tuyên ngôn độc lập
b. Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, chứng cứ xác thực trong quá trình làm rõ từng vấn đề
- Lập luận chứng minh cho cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn
- Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ – hai bản tuyên ngôn đề cao quyền tự do, bình đẳng của con người.
- Từ quyền con người ấy để suy ra quyền dân tộc, với cụm từ “suy rộng ra”.
- Sự suy luận rất lô-gic và chặt chẽ của Hồ Chí Minh bởi lẽ nếu nhân loại thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của cá nhân thì tất yêu phải thừa nhận quyền của dân tộc.
- Lập luận chứng minh cho cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn
- Sử dụng quan hệ từ “thế mà” ở đầu đoạn văn đã hé mở ra một sự đối lập giữa lí lẽ và hành động của thực dân Pháp.
- Vạch trần tội ác của thực dân Pháp
- Nghệ thuật liệt kê cùng lối nói giàu hình ảnh
- Nghệ thuật điệp ngữ với việc lặp lại nhiều lần từ “chúng”
- Sử dụng hàng loạt động từ mạnh như “thẳng tay chém giết”, “tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu”, “bóc lột nhân dân đến tận xương tủy”.
- Thực tiễn cuộc cách mạng của nhân dân ta – một cuộc cách mạng chính nghĩa
- Lập luận trong lời tuyên bố độc lập
- Sử dụng cụm từ “bởi thế cho nên” để thể hiện mối quan hệ nguyên nhân – kết quả với những cơ sở tiền đề đã được nêu lên từ trước đó.
c. Ngôn ngữ ngắn gọn, hàm súc, chặt chẽ
- Sử dụng với một tần suất cao các từ liên kết, góp phần tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các cây, các đoạn và tạo nên tính lô-gic cao trong toàn bộ tác phẩm.
- Hệ thống từ ngữ trong tác phẩm cũng được tác giả sử dụng chính xác cao độ.
3.Kết bài
- Khái quát về nghệ thuật lập luận trong “Tuyên ngôn độc lập” và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Dàn Ý Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm ☀️ Trọn Bộ Chuẩn Nhất
Dàn Ý Nghệ Thuật Lập Luận Trong Tuyên Ngôn Độc Lập – Mẫu 8
Mẫu dàn ý nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo dành cho các em học sinh.
1.Mở bài:
- Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là một tác gia lớn của nền văn học dân tộc Việt Nam. Người viết thành công trên nhiều thể loại văn chính luận, truyện ký, thơ ca và ở thể loại nào cũng có những tác phẩm xuất sắc mẫu mực.
- “Tuyên ngôn độc lập” viết năm 1945, tại số nhà 48 phố Hàng Ngang, ngay sau khi người từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Bản Tuyên ngôn đã được đọc sáng ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước toàn thể quốc dân đồng bào để khẳng định với quốc tế và nhân dân trong nước thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, tuyên bố nền độc lập, chủ quyền của nước ta và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Tác phẩm thể hiện nghệ thuật lập luận vô cùng chặt chẽ, sắc sảo của Người, xứng đáng là áng văn chính luận mẫu mực của thời đại.
2.Thân bài:
a. Để đạt được những mục đích đặt ra trong bản Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã xây dựng cấu trúc bản Tuyên ngôn với các vấn đề lớn là:
- Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn: quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do của con người, của dân tộc.
- Cơ sở thực tiễn: là bản án chung thẩm kết tội chủ nghĩa Thực dân Pháp; khẳng định vai trò chính trị của nhân dân Việt Nam và mặt trận Việt Minh.
- Cuối cùng là lời tuyên bố độc lập: khẳng định nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, quyết tâm giữ vững nền độc lập tự do ấy.
b. Lập luận chứng minh cho cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn:
- Hồ Chí Minh đã đưa ra những cơ sở pháp lý cho bản Tuyên ngôn của nước Việt Nam: Lời văn trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng…” Lời văn trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”
- Hai lời trích dẫn nhấn mạnh vấn đề nhân quyền, vấn đề quyền cá nhân- đó là những chân lý lớn của nhân loại, không ai có thể bác bỏ được.
- Hơn nữa đây là lời tuyên ngôn của chính hai nước lớn cho nên lời trích có hiệu quả cao: chặn đứng âm mưu tái chiếm nước ta của đối phương bằng cách dùng “gậy ông đập lưng ông”, bọn Thực dân và Đế quốc không thể vi phạm, không thể phản bội lời thề của tổ tiên họ, đồng thời cũng khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc khi đặt ba cuộc Cách mạng, ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau.
- Từ việc trích tuyên ngôn của nước Mĩ, Bác đã dùng phương pháp suy luận trực tiếp “suy rộng ra” để khẳng định dân tộc Việt Nam có quyền hưởng tự do, bình đẳng như tất cả mọi dân tộc khác. Sau lời khẳng định đó, Người trích dẫn thêm bản tuyên ngôn của Pháp để nhấn mạnh, khẳng định dân tộc Việt Nam có đủ tư cách hưởng độc lập, tự do, bình đẳng. Từ những luận cứ như thế sẽ dẫn đến kết luận tất yếu “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
- Đoạn mở đầu lập luận chặt chẽ, thể hiện tính chất khéo léo, kiên quyết và đầy sáng tạo.
c. Lập luận chứng minh cho cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn:
-Hồ Chí Minh đã lập luận bác bỏ những luận điệu “khai hóa”, “bảo hộ” Việt Nam của bọn thực dân Pháp:
- Để bác bỏ luận điệu Pháp có công khai hóa nước Việt Nam, Bác dùng những dẫn chứng trên hai phương diện: chính trị và kinh tế
- Pháp rêu rao “khai hóa tự do” cho Việt Nam nhưng “lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”
- Pháp rêu rao “khai hóa bình đẳng” cho Việt Nam nhưng “lập ra ba chế độ khác nhau ở Bắc, Trung, Nam để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết”.
- Pháp rêu rao “khai hóa bác ái” cho Việt Nam nhưng “chúng thi hành những luật pháp dã man”.
-Để bác bỏ luận điệu Pháp có công bảo hộ, Tuyên ngôn dùng sự thật lịch sử để thuyết phục:
- “Năm 1940, Nhật đến Đông Dương, thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật”.
- Năm 1945, Nhật hất cẳng Pháp “Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng”
- Khẳng định “Trong 5 năm Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật”.
-Để bác bỏ luận điệu Pháp ủng hộ Đồng minh, Bác đưa ra sự so sánh bằng sự thật lịch sử:
- Pháp hai lần bán nước ta cho Nhật.
- Việt Minh kêu gọi Pháp liên minh chống Nhật thì Pháp lại“thẳng tay khủng bố Việt Minh”.
-Những lập luận về lập trường chính nghĩa của nhân dân ta:
- Nhân dân ta đã đứng về phe Đồng Minh chống Phát xít.
- Nhân dân ta đã làm nên cuộc cách mạng dân tộc dân chủ: tiên phong chống Nhật, giành lấy đất nước từ tay Nhật, để lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “Pháp chạy. Nhật hàng. Vua Bảo Đại thoái vị”.
- Quyền độc lập của dân tộc Việt Nam phù hợp với nguyên tắc dân chủ, bình đẳng của Đồng Minh ở hội nghị Tê- hê- răng và Cựu Kim Sơn.
- Đoạn này, với sự lập luận chặt chẽ, logic theo quan hệ nhân quả, dẫn chứng xác thực và đầy sức thuyết phục để làm nổi bật cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn.
d. Lời tuyên ngôn:
- Khẳng định “Nước Việt Nam có quyền” và “Sự thật đã trở thành một nước độc lập”. Đây là lời khẳng định và là lời tuyên bố công khai.
- Bày tỏ quyết tâm “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”, thể hiện quyết tâm, kêu gọi đồng bào cả nước chung sức giữ gìn độc lập, tự do vừa giành được.
- Lời tuyên ngôn với những lời lẽ thuyết phục dựa trên cơ sở pháp lý và thực tiễn của bản Tuyên ngôn.
3.Kết bài:
- Tóm lại, “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh không những là văn kiện lịch sử vô giá mà còn là một áng văn chính luận mẫu mực, tiếp nối những áng thiên cổ hùng văn trong quá khứ. Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay chính là sự phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự do đã được khẳng định từ trong bản Tuyên ngôn ấy.
- Với những phẩm chất tiêu biểu của áng văn chính luận nêu trên, “Tuyên ngôn độc lập” là bản án đanh thép chống bạo tàn, có giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc khi đề cập đến quyền con người, quyền dân tộc, đấu tranh vì quyền con người, quyền dân tộc.
Gửi đến bạn 🍃 Sơ Đồ Tư Duy Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm 🍃 16 Mẫu Hay
Dàn Ý Tuyên Ngôn Độc Lập Cơ Sở Pháp Lý – Mẫu 9
Mẫu dàn ý Tuyên ngôn độc lập cơ sở pháp lý dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm gợi ý làm bài phong phú hơn.
I. Mở bài:
- Khái quát nét nổi bật về tác giả Hồ Chí Minh và bản Tuyên ngôn độc lập.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận văn học – cơ sở lý luận.
II. Thân bài:
- Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp để làm căn cứ khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc. Đó là hai bản tuyên ngôn nổi tiếng thế giới thế kỉ XVIII – di sản tư tưởng của nhân loại.
- Từ lẽ phải về quyền con người, Hồ Chí Minh nâng lên thành quyền dân tộc: “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Tác giả đã giúp thế giới hiểu rằng các dân tộc đều bình đẳng như nhau vì tất cả họ đều là con người.
- Nghệ thuật lập luận: thủ pháp “gậy ông đập lưng ông”: dùng lời của Pháp và Mĩ để nói với chính họ. Dẫn lời của Mĩ và Pháp lên đầu bản tuyên ngôn, người viết tỏ ra trân trọng, đề cao những tuyên ngôn thuộc về lẽ phải… vì thế tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân trên thế giới, đặc biệt là dư luận tiến bộ ở Pháp và Mĩ.
- Mặt khác, Hồ Chí Minh đã gián tiếp đặt ba bản tuyên ngôn ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang tầm nhau nhằm thể hiện niềm tự hào dân tộc.
- Cách lập luận ấy còn rất kiên quyết bởi mượn lời của Pháp và Mĩ, Bác đã ngầm cảnh cáo với bọn đế quốc thực dân rằng: Nếu chúng tiếp tục xâm lược Việt Nam có nghĩa là chúng đã phản bội lại truyền thống tư tưởng tốt đẹp của dân tộc, vấy bẩn lên lá cờ tự do bình đẳng bác ái mà cha ông họ đã từng giương cao.
III. Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề
- Nêu cảm nghĩ của bản thân
Có thể bạn sẽ thích 🌻 Phân Tích Bài Thơ Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm 🌻 Hay Nhất
Lập Dàn Ý Đoạn Mở Đầu Tuyên Ngôn Độc Lập – Mẫu 10
Để lập dàn ý đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập, các em học sinh cần xác định cho mình luận điểm cơ bản. Tham khảo mẫu lập dàn ý đoạn đầu Tuyên ngôn độc lập dưới đây:
I. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh, bản Tuyên ngôn độc lập. Dẫn dắt đến đoạn mở đầu – cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập.
II. Thân bài: Phân tích đoạn mở đầu – cơ sở thực tế
a. Nội dung
- Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn từ hai bản tuyên ngôn của người Pháp và người Mỹ.
- Trích dẫn sáng tạo: “Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
- Lời khẳng định cuối cùng: “Đó là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được”.
- Người đã phát triển quyền lợi của con người lên (thành) quyền tự quyết, quyền bình đẳng của các dân tộc trên thế giới. Đây là một đóng góp riêng của tác giả và cũng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tự tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỉ XX.
b. Nghệ thuật lập luận: Cách lập luận của Bác vừa khéo léo vừa kiên quyết.
- Khéo léo: Hồ Chí Minh tỏ ra trân trọng những tư tưởng tiến bộ, những danh ngôn bất hủ của người Mĩ, người Pháp.
- Kiên quyết: Một mặt Hồ Chí Minh khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam dựa trên những chân lý mà người Mĩ và người Pháp đã đưa ra. Đồng thời cảnh báo nếu thực dân Pháp tiến quân xâm lược Việt Nam một lần nữa thì chính họ đã phản bội lại tổ tiên của mình, làm nhơ bẩn lá cờ nhân đạo, thiêng liêng mà những cuộc cách mạng vĩ đại của cha ông họ đã dành được
- Lập luận sắc sảo, linh hoạt, sáng tạo: Lời suy rộng ra của Người mang tư tưởng lớn của nhà cách mạng.
III. Kết bài
- Đánh giá vai trò của phần mở đầu đối với tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Dàn Ý Đất Nước Nguyễn Đình Thi 🌺 8 Mẫu Ngắn Hay Nhất
Dàn Ý Mở Đầu Tuyên Ngôn Độc Lập – Mẫu 11
Dàn ý mở đầu Tuyên ngôn độc lập sẽ giúp các em học sinh tham khảo hệ thống luận điểm cho bài viết. Tham khảo mẫu dàn ý mở đầu bài Tuyên ngôn độc lập dưới đây:
I. Mở bài
Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xem như là mẫu mực của loại văn nghị luận. Điều đó thể hiện rõ trong đoạn mở đầu được viết rất cao tay: vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.
II. Thân bài
A. Đoạn mở đầu vừa khéo léo vừa kiên quyết
- Nhiệm vụ của đoạn mở đầu một bản Tuyên ngôn là nêu nguyên lí làm cơ sở tư tưởng cho toàn bài. Nguyên lí của Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc. Nhưng ở đây. Bác không nêu trực tiếp nguyên lí ấy mà lại dựa vào hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1778 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 để khẳng định “quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” của tất cả các dân tộc trên thế giới. Đây chính là nghệ thuật lấy “gậy ông đập lưng ông”.
- Bác đã khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta bằng chính những lời lẽ của tổ tiên người Mĩ, người Pháp ghi trong hai bản Tuyên ngôn từng làm vẻ vang cho truyền thống tư tưởng và văn hóa của những dân tộc ấy. Cách viết như thế là vừa khéo léo vừa kiên quyết.
- “Khéo léo” vì tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mĩ để “khóa miệng” bọn đế quốc Pháp, Mĩ đang âm mưu xâm lược và can thiệp vào nước ta (sự thực lịch sử đã chứng tỏ điều này).
- “Kiên quyết” vì nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừng có làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mĩ, nếu nhất định tiến quân xâm lược Việt Nam.
B. Đoạn mở đầu chứa nhiều hàm ý sâu sắc
- Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam mà nhắc đến hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử của hai nước lớn như thế, thì cũng có nghĩa là đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang bằng nhau, ba bản Tuyên ngôn ngang bằng nhau và sự thực, Cách mạng tháng Tám 1945 của ta đã giải quyết đúng nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng của Mĩ (1778) và của Pháp (1789).
- Sau khi nhắc đến những lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ, Bác viết: “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra và bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Ý kiến “suy rộng ra” ấy là một đóng góp đầy ý nghĩa của Bác đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Nó như phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các thuộc địa sẽ làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa sau thế kỉ XX (lịch sử cũng đã chứng tỏ điều này).
III. Kết bài.
Đoạn mở đầu Tuyên ngôn Độc lập của Bác chứa đựng một tư tưởng lớn với nhiều ý nghĩa sâu sắc, lại được viết bằng một nghệ thuật cao tay, mang sức thuyết phục mạnh mẽ. Đó là một đoạn mở đầu mẫu mực trong một bản Tuyên ngôn bất hủ.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Dàn Ý Việt Bắc Của Tố Hữu 🌟 19 Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất
Dàn Ý Tuyên Ngôn Độc Lập Đoạn 1 – Mẫu 12
Mẫu dàn ý Tuyên ngôn độc lập đoạn 1 dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình những định hướng làm bài cụ thể nhất.
1.Mở bài:
Giới thiệu khái quát tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phần mở đầu.
2.Thân bài:
a. Giá trị nội dung của phần mở đầu bản tuyên ngôn
- Phần mở đầu nêu nguyên lí chung của bản tuyên ngôn.
- Tác giả đã trích dẫn hai bản Tuyên ngôn: Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791
- Khẳng định các quyền lợi cơ bản của con người: Quyền sống, quyền bình đẳng và quyền mưu cầu hạnh phúc.
- Nhắc nhở những hành động của bọn đế quốc, thực dân đang đi ngược lại và làm trái với những điều mà đất nước họ từng dõng dạc tuyên bố.
- Từ việc trích dẫn về quyền con người để làm dẫn chứng, tác giả đã nâng tầm và mở rộng thành quyền dân tộc.
b. Giá trị nghệ thuật của phần mở đầu bản tuyên ngôn
- Tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho các phần còn lại.
- Dẫn chứng xác thực góp phần củng cố lí lẽ, luận điểm đanh thép của tác phẩm.
- Lập luận chặt chẽ và giàu sức thuyết phục, vừa khôn khéo vừa kiên quyết.
3.Kết bài
- Khái quát lại ý nghĩa của đoạn 1
- Trình bày cảm nghĩ của bản thân
Tiếp theo đón đọc 🌟 Phân Tích Bài Việt Bắc 🌟 Những Bài Văn Hay Chọn Lọc
Dàn Ý Tuyên Ngôn Độc Lập Đoạn 2 – Mẫu 13
Dựa vào mẫu dàn ý Tuyên ngôn độc lập đoạn 2 dưới đây, các em học sinh có thể xác định cho mình những luận điểm cơ bản khi làm bài.
1.Mở bài
- Giới thiệu bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh.
- Khái quát nội dung đoạn 2
2.Thân bài
-Hồ Chí Minh đã tố cáo những tội ác của thực dân Pháp:
- Tội ác diệt chủng, giết chết hơn hai triệu đồng bào ta vì nạn đói.
- Trong năm năm chúng bán nước ta hai lần cho Nhật.
- Phản bội quân đồng minh, dâng Đông Dương hai lần cho Nhật.
- Khi trốn chạy còn tàn sát các chiến sĩ cách mạng của ta ở trong tù.
-Hồ Chí Minh khẳng định truyền thống đấu tranh của dân tộc:
- Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp.
- Xóa bỏ tất cả hiệp ước Pháp đã kí về Việt Nam.
- Xóa bỏ đặc quyền của Pháp trên đất nước ta.
- Người khẳng định tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù.
- Bác đưa ra những lí lẽ, yêu cầu để các nước trên thế giới phải công nhận nền độc lập của Việt Nam.
-Nghệ thuật: Giọng điệu hùng hồn, đanh thép; lí luận sắc bén, thuyết phục.
3.Kết bài
- Khẳng định nước ta có quyền được hưởng tự do, độc lập.
SCR.VN tặng bạn 💧 Dàn Ý Tây Tiến 💧 Dàn Ý Nghị Luận Văn Học Đầy Đủ
Dàn Ý Tuyên Ngôn Độc Lập Đoạn 3 – Mẫu 14
Với mẫu dàn ý Tuyên ngôn độc lập đoạn 3 dưới đây, các em học sinh có thể vận dụng hoàn thành tốt bài viết.
I. Mở bài:
Giới thiệu tác phẩm: Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận xuất sắc, là bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
II. Thân bài:
– Lời tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh cuối tác phẩm là kết tinh sáng ngời của tình yêu nước, ý thức tự lực, tự cường và khát vọng độc lập, tự do cho dân tộc.
– Lập luận vô cùng trí tuệ và sắc sảo khi dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ đầu tác phẩm tạo cơ sở lập luận để khẳng định quyền hưởng độc lập, tự do là quyền lợi chính đáng, hợp với đạo lý và pháp lý của dân tộc Việt Nam.
– Độc lập, tự do của ngày hôm nay chính là thành quả đấu tranh đoàn kết, kiên trì, lâu dài của toàn đảng, toàn dân ta.
– Mục đích của lời tuyên bố:
- Lời tuyên bố hùng hồn, đanh thép đã khẳng định sức mạnh và quyết tâm mạnh mẽ của toàn dân tộc trong công cuộc bảo vệ và giữ vững nền độc lập thiêng liêng mà gian khổ, hy sinh lắm chúng ta mới giành lại được.
- Lời tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh còn là lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với thực dân Pháp, với những thế lực bạo tàn phản cách mạng đang âm mưu xâm chiếm, thôn tính Việt nam một lần nữa.
- Lời tuyên bố của Bác đã khơi dậy tinh thần yêu nước, ý thức đoàn kết sức mạnh của toàn dân, toàn quân trong việc bảo vệ nền độc lập và chính quyền non trẻ vừa được thành lập.
III. Kết bài:
Bằng những lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, ngôn ngữ đanh thép, chủ tịch Hồ Chí Minh đã mạnh mẽ tuyên bố nền độc lập, tự chủ trong niềm tự hào, đồng thời khẳng định sức mạnh và quyết tâm của cả dân tộc trong việc bảo vệ, duy trì nền độc lập ấy.
Gợi ý cho bạn 🌳 Sơ Đồ Tư Duy Tây Tiến 🌳 16 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay