Dàn Ý Tả Cây Cối Lớp 4 ❤️️ 32+ Bài Mẫu Ngắn Hay Nhất ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Mẫu Dàn Bài Ngắn Gọn Và Đầy Đủ Nội Dung Để Học Tốt Môn Tập Làm Văn.
Dàn Ý Bài Văn Miêu Tả Cây Cối – Mẫu 1
Miêu tả cây cối là chủ đề phổ biến và tương đối đơn giản trong chương trình tập làm văn tiểu học. Tuy nhiên để viết hay và đầy đủ ý cần lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối. Tham khảo dàn bài mẫu được chia sẻ dưới đây:
a. Mở bài: Giới thiệu loại cây em muốn miêu tả
- Đó là loại cây gì?
- Cây đó được trồng ở đâu? Do ai trồng?
- Năm nay cây đó đã được bao nhiêu tuổi rồi?
b. Thân bài
- Cây cao bao nhiêu? (có thể so sánh với những cây khác trong vườn, hoặc nhà cửa, hàng rào, cột đèn…)
- Thân cây thẳng hay cong? Lớn như thế nào?
- Lớp vỏ ở thân cây có màu gì? Có đặc điểm gì? (trơn bóng, sần sùi, bong ra từng mảng…)
- Rễ cây có to không? Nằm hoàn toàn dưới mặt đất hay có bộ phận nhô lên mặt đất)
- Cây có nhiều cành không? Các cành cây có đặc điểm gì?
- Lá cây có hình gì? Kích thước ra sao? Màu sắc như thế nào? Lá cây có rụng theo thời kì không hay rụng theo mùa?
- Khi nào cây có quả? Quả có hình dáng như thế nào? Bao lâu thì chín? Khi chín quả có mùi hương như thế nào? Ăn có vị ra sao?
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây
- Em nghĩ như thế nào về loại cây này?
- Em thường làm gì để chăm sóc cây?
Dàn Ý Tả Cây Cối Ngắn Gọn – Mẫu 2
Mẫu dàn ý tả cây cối ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh có được những định hướng làm bài cụ thể và cơ bản nhất.
1.Mở bài: Giới thiệu (hoặc tả bao quát) loại cây em chọn tả
- Cây gì, trồng ở đâu, từ bao giờ (nếu biết)?…
- Em quan sát cây trong dịp nào?
2.Thân bài:
- Thoạt nhìn cây có gì nổi bật?
- Tả từng bộ phận của cây (ví dụ: rễ cây, gốc cây, vỏ cây, thân cây thế nào? Cành cây, chiếc lá ra sao (màu sắc, hình dáng, đặc điểm ,…)
- Khi trời nắng, cây thế nào? Khi trời mưa cây ra sao?…
- Tả hoa, tả quả: hoa có màu gì, đài hoa, cánh hoa, nhuỵ hoa, hương thơm (nếu có…), quả có hình dáng gì, mùi vị như thế nào, có lợi ích gì không?
- Có thể miêu tả một vài yếu tố liên quan đến cây (ví dụ: gió, chim chóc, ong, bướm…)
3.Kết bài:
- Nêu ích lợi của cây hoặc cảm nghĩ của em về những nét đẹp, vẻ độc đáo của cây
- Liên tưởng đến sự việc hay kỉ niệm của em gắn với cây, …
Mời bạn tiếp tục đón đọc ☘ Tả Loài Cây Em Yêu Thích ☘ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Dàn Ý Tả Cây Cối Chi Tiết – Mẫu 3
Với dàn ý tả cây cối chi tiết dưới đây, các em học sinh có thể dễ dàng xây dựng bài văn của mình theo bố cục cụ thể và nội dung được liệt kê đầy đủ.
1.Mở bài: Giới thiệu loại cây muốn miêu tả
- Đó là cây gì? Mọc ở đâu?
- Em quan sát cây trong dịp nào?
2.Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Nhìn từ xa cây trông như thế nào, liên hệ so sánh với sự vật khác
- Miêu tả hình dáng, chiều cao, màu sắc, phạm vi tỏa bóng
b. Tả chi tiết:
–Tả lần lượt từng bộ phận của cây (từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên ):
- Rễ cây có đặc điểm gì?
- Gốc cây to hay nhỏ?
- Chiều cao của thân cây? Vỏ cây như thế nào?
- Lá: hình dáng? Màu sắc? Tán lá có mấy tầng? Lá dày hay thưa?
- Hoa: màu sắc? Những nét đặc biệt về hình dáng hoa, các hoa?
- Quả (nếu có) : những nét đặc biệt về hình dáng, màu sắc của quả hoặc chùm quả?
–Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây hoặc tả hình cảnh cây theo mùa:
- Từng thời kỳ phát triển của cây: ra lá – trưởng thành – đơm hoa – đậu quả
- Tả đặc điểm của cây theo mùa: mùa xuân – mùa hạ – mùa thu – mùa đông
–Tả cảnh vật hoặc các yếu tố liên quan đến đời sống của cây:
- Yếu tố tự nhiên: gió, sương, chim chóc
- Sinh hoạt của con người…
3.Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ về cây.
- Khẳng định giá trị, vai trò, ý nghĩa của cây trong đời sống
Gợi ý cho bạn ☘ Tả Cây Cối ☘ 15 Bài Văn Miêu Tả Cây Cối Điểm 10
Lập Dàn Ý Tả Cây Cối Nâng Cao – Mẫu 4
Mẫu lập dàn ý tả cây cối nâng cao dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh trong quá trình làm bài.
1.Mở bài: Giới thiệu về cây hoa sữa
- Cây hoa sữa trước cửa nhà em là do ông nội trồng. Năm nay cây đã cao lớn lắm rồi nhưng ông em không còn nữa.
- Cứ mỗi lần nhìn ngắm cây em lại càng thấy yêu thương và nhớ ông nhiều hơn.
2.Thân bài:
a. Tả cây hoa sữa
- Lúc ông mới trồng trước cửa, cây hoa sữa chỉ cao ngang người em nhưng nay đã tỏa bóng mát rợp cả một khoảng sân,
- Thân cây cao lớn mấy chục mét, cành và tán lá lòa xòa ra tứ phía.
- Ở bên dưới, khi có nhiều cành mọc ra, bố em đỗ chặt bớt những cành thấp đi để cây nhanh cao và vươn lên nhiều cành hơn.
- Thân cây to và thẳng, màu nâu sẫm. Lớp vỏ hơi xù xì nhưng rất tươi.
- Lá hoa sữa to và dài như lá xoài nhưng có màu xanh nhạt hơn. Mặt trên lá xanh bóng, một dưới thô ráp hơn và có những đường xương cá chạy ngang dọc.
- Hoa sữa nở rộ vào mùa thu. Từng đóa hoa màu trắng ngà nhỏ li ti mọc ra từ các kẽ lá kết lại với nhau thành từng chùm một đung đưa trong nắng thu vàng óng,
- Khi hoa tàn cũng là lúc cây bắt đầu kết trái. Quả của hoa sữa dài như quả đỗ đũa, cũng kết thành từng chùm đung đưa trong gió.
b. Tác dụng của cây hoa sữa
- Cây hoa sữa trước của nhà làm cho quanh cảnh nhà em thêm thoáng mát và đẹp hơn.
- Gốc cây là nơi chị em em chơi đùa sau mỗi buổi học. Cứ đứng dưới gốc cây mà hít hà hương hoa thì cảm thấy thật dễ chịu nhưng nếu hít ngửi nhiều là dễ bị ngẹt mũi vì hương hoa quá nồng nàn.
- Kết bài: Nêu tình cảm của em dành cho cây hoa sữa
- Em yêu quý cây hoa sữa của nhà mình vô cùng. Nó gợi nhắc cho em nhớ đến người ông nội vô cùng kính yêu.
- Em sẽ thay ông chăm sóc cho nó thật tốt để nó tồn tại mãi với thời gian.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Thuyết Minh Về Một Loài Cây Cối Em Yêu 🌹 15 Mẫu Hay Nhất
Dàn Ý Tả Cây Cối Tập Làm Văn Lớp 4 – Mẫu 5
Tham khảo dàn ý tả cây cối tập làm văn lớp 4 dưới đây để linh hoạt vận dụng và hoàn thành tốt bài văn của mình.
1.Mở bài: Giới thiệu hoa sen
Ví dụ: Trong tất cả loài hoa em thích nhất là hoa sen. Hoa sen có đủ màu sen, mọc khắp mọi miền đất nước. Hoa sen được xem là quốc hoa đất nước ta, là biểu tượng sự tinh khiết của con người Việt Nam.
2.Thân bài:
a. Tả bao quát hoa sen
- Hoa sen nhiều màu, chủ yếu là màu hồng
- Có lá rất to
- Mọc trong đầm
b. Tả chi tiết hoa sen
–Tả hoa sen
- Hoa sen màu hồng
- Nhị sen màu vàng
- Bên trong là hạt sen được bao bọc bởi cánh hoa
- Hoa sen được tạo nên từ nhiều cánh hoa
- Hoa sen được đưa lên mặt nước nhờ cọng thân hoa sen
- Hoa sen lúc còn nụ là màu xanh
- Lúc nở ra hoa sen xòe ra rất đẹp
- Hoa sen tỏa ra một mùi hương rất đặc biệt và dịu nhẹ
–Tả lá sen
- Mọc lên khỏi mặt nước, có cuống dài và cuống có gai nhỏ.
- Phiến của lá sen hình khiên
- Đường kính của lá sen khoảng 60 – 70cm
- Trên mỗi lá sen có gân lộ rõ có thể thấy.
c. Hoa sen với con người
- Hạt sen có thể nấu các món ăn: chè, súp,…
- Ngó sen có thể làm thức ăn
- Sen có thể dùng làm để trang trí
- Tâm sen có thể chữa các chứng tim hồi hộp, mất ngủ
- Là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các nghệ sĩ
3.Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về hoa sen
- Em rất thích hoa sen
- Đây thật sự là “quốc hoa” của Việt Nam
Đọc nhiều hơn 🌻 Bài Văn Tả Cây Cối Lớp 4 🌻 15 Bài Miêu Tả Hay Nhất
Dàn Ý Tả Cây Cối Lớp 4 Hay Nhất – Mẫu 6
Đón đọc dàn ý tả cây cối lớp 4 hay nhất dưới đây để luyện tập nâng cao kỹ năng làm bài và xây dựng hình ảnh miêu tả.
I. Mở bài: Giới thiệu về hoa đào
Ví dụ: Mỗi dịp tết nhà em thường mua một cành hoa đào về để chưng ngày tết. hoa đào rất đẹp nên em rất thích hoa đào.
II. Thân bài:
1.Khái quát về hoa đào:
- Là loài hoa đẹp và được nhiều người yêu thích
- Biểu tượng của mùa xuân
- Biểu tượng của tết ở Miền Bắc
2.Chi tiết về hoa đào:
a. Những bộ phận của hoa đào:
- Thân cây hoa đào nhỏ, có vỏ xù xì
- Thân cây hoa đào có rất nhiều nhánh
- Lá hoa đào nhỏ, trông dễ thương
- Hoa đào màu hồng đậm
- Mỗi hoa có rất nhiều cánh, có đài hoa và nhị hoa
- Hoa đào thường nở và mùa xuân
b. Đặc điểm của hoa đào:
- Hoa đào là một loại cây sớm rụng lá
- Thường mọc ở những nơi lạnh giá
- Hoa đào được trang trí vào mỗi dịp tết
- Hoa đào được trồng trong chậu hoặc trưng theo cành
- Hoa đào rất đẹp
c. Ý nghĩa của cây hoa đào:
- Là dấu hiệu cho mùa xuân
- Là biểu tượng cho ngày tết miền bắc
- Là nguồn cảm hứng thơ ca và nghệ thuật
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về hoa đào
Ví dụ: Hoa đào là một loài hoa rất đẹp và có ý nghĩa. Chúng ta nên lưu giữ và bảo vệ loài hoa đẹp này.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Dàn Ý Tả Cây Cối Lớp 4 Ngắn Gọn – Mẫu 7
Mẫu dàn ý tả cây cối lớp 4 ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh liệt kê súc tích những ý văn cơ bản và trọng tâm nhất.
1.Mở bài: Giới thiệu về cây ăn quả mà em muốn tả (cây cam)
2.Thân bài:
a. Khái quát về cây cam (Cây ăn quả được trồng ở đâu? Em có ấn tượng đặc biệt gì về cây ăn quả ấy?)
- Cam là đặc sản của mảnh đất Cao Phong.
- Những đồi cam bạt ngàn như chiếc thảm nhung xanh.
b. Đặc điểm của cây cam (hình dáng, kích thước, đặc điểm thân, lá, hoa, quả cam như thế nào?)
- Kích thước: cây cam cao chừng bảy, tám mét
- Hình dáng: Không quá lớn, thân cây cam to bằng bắp chân người lớn.
- Lá cam nhỏ, thuôn dài về hai đầu.
- Hoa cam nhỏ xíu, trắng muốt
- Quả cam mọc theo chùm
- Khi chín cam ngả vàng như màu nắng
- Múi cam căng, cong như vầng trăng khuyết
- Cam ngọt, hương thơm thanh mát
3.Kết bài: Tình cảm của em với cây ăn quả vừa tả
- Những mùa cam bội thu mang đến tiếng cười rộn rã, niềm hạnh phúc cho người dân quê em
- Mong ước đến mùa xuân để cây cam vào mùa mới.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Tả Cây Cam 💕 15 Bài Văn Tả Về Cây Cam Điểm 10
Dàn Ý Tả Cây Cối Lớp 4 Ngắn Nhất – Mẫu 8
Tham khảo mẫu dàn ý tả cây cối lớp 4 ngắn nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi trên lớp.
1.Mở bài: Giới thiệu về cây vải mà em định tả (đó là cây vải nhà em hay em đã nhìn thấy ở đâu?)
2.Thân bài:
a. Tả bao quát cây vải
- Tả hình dáng cây vải: cây vải lâu năm hay mới trồng
- Tả vị trí của cây vải trong vườn
- Vải là cây ưa sáng, tán rộng, sum suê
b. Tả chi tiết cây vải
- Thân cây vải: cây cao, thân gỗ màu nâu sáng, nhiều cành nhỏ
- Lá vải: mọc theo hình lông chim, lá xanh, dài nhỏ và giòn
- Hoa vải: mọc thành chùm, hoa màu trắng nhỏ li ti
c. Tả quả vải:
- Khi nhỏ màu xanh vỏ sần sùi, khi chín quả to bằng hai đầu ngón tay có màu đỏ hồng, vỏ căng nhẵn.
- Cùi vải dày, màu trắng trong, nhiều nước và ngọt
- Hạt vải tròn nhẵn màu nâu sáng bóng
- Quả vải ăn rất ngon và nhiều dinh dưỡng nhưng cũng rất nóng không nên ăn nhiều
3.Kết bài: Tình cảm của em với cây vải
Tham khảo trọn bộ 🌹 Tả Cây Vải 🌹 15 Bài Văn Miêu Tả Hay Nhất
Dàn Ý Chi Tiết Tả Cây Cối Lớp 4 – Mẫu 9
Tham khảo mẫu dàn ý chi tiết tả cây cối lớp 4 dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm những góc nhìn mới khi quan sát và miêu tả cây cối.
1.Mở bài: Giới thiệu loài cây định tả – cây thanh long
- Nhà em trồng rất nhiều loại cây ăn quả, cứ mùa hè đến thì bao nhiêu thứ hoa trái đưa nhau chín rộ, quả nào cũng ngon, cũng ngọt, em rất thích.
- Thế nhưng, em thích nhất là cây thanh long, đặc biệt là cây trong mùa quả chín rộ.
2.Thân bài:
a. Giới thiệu sơ lược về cây thanh long:
- Thanh long là loài cây khá dễ trồng, không cần chăm bón nhiều, mà vẫn có quả ngon
- Thanh long là loài cây chỉ có thân mà không có lá; thân mang một màu xanh mướt hình dáng như loài xương rồng vậy.
- Hoa thanh long chỉ nở về đêm và đẹp nhất là vào những đêm trăng thanh gió mát, bông hoa trắng ngần to như bông hoa loa kèn.
b. Cây trong mùa quả chín:
- Đến mùa quả chín, cả cây lốm đốm những trái màu hồng, vỏ căng bóng mọng nước. Quả to tầm cái chén ăn cơm, có quả còn to hơn thế nữa.
- Khắp cả cây, nhìn cơ man nào là những quả thanh long, to, tròn, bên ngoài phủ một lớp tai màu xanh trông như vảy rồng, chắc vì thế mà người ta gọi đó là quả thanh long chăng?
- Một khóm thanh long như thế, nếu cây nào chăm bón tốt, nhiều thân thì cũng tầm hai ba chục quả, treo lủng lẳng khắp nơi, cả xanh lẫn chín, tạo nên một cảnh tượng thật vui tai vui mắt.
3.Kết bài: Nêu cảm nghĩ
- Em rất thích ăn thanh long, vì mẹ nói rằng nó mát, lại cung cấp nhiều vitamin, tốt cho sức khỏe.
- Em sẽ cố gắng chăm bón cho cây thật tốt để năm tới cây lại tiếp tục ra quả cho chúng em thưởng thức.
Có thể bạn sẽ thích 🍀 Dàn Ý Tả Cây Táo 🍀 10 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất
Dàn Ý Tả Cây Cối Lớp Bốn Đầy Đủ – Mẫu 10
Mẫu dàn ý tả cây cối lớp bốn đầy đủ dưới đây sẽ là tư liệu hay hỗ trợ các em học sinh trong quá trình làm bài.
1.Mở bài: Giới thiệu cây ổi găng trong vườn nhà bà ngoại
2.Thân bài:
–Cây ổi ra hoa:
- Hoa màu trắng đục, nhỏ bé nở đầy kẽ lá xanh biếc
- Hàng trăm ngàn nhị trắng như mũi kim khâu
- Mùi hoa thơm nhè nhẹ
- Hoa ổi rất lâu tàn, có khi đến hơn chục ngày vẫn còn tươi ngon như lúc mới nở.
–Mùa ổi chín:
- Quả ổi: ruột đào, da mỏng manh căng mọng, thơm nồng nàn
- Những chùm quả chín lác đác lẫn với những quả xanh ương.
- Chim chèo bẻo, chào mào, sáo sậu tụ họp đậu trên cây
–Hết mùa ổi:
- Cành khô cằn cỗi đan xen lẫn lộn cùng cành tươi
- Lá xanh thưa thớt bên những lá vàng rơi rụng.
3.Kết bài:
- Cây cho quả ngọt để ăn, bóng mát để vui chơi
- Cây gắn những kỉ niệm đẹp về gia đình, quê hương.
SCR.VN tặng bạn 💧 Tả Cây Ổi 💧 15 Bài Văn Tả Về Cây Ổi Điểm 10
Dàn Ý Tả Cây Ăn Quả Lớp 4 – Mẫu 11
Với những định hướng làm bài cụ thể trong mẫu dàn ý tả cây ăn quả lớp 4 dưới đây, các em học sinh sẽ có thêm cho mình những ý tưởng hay khi làm bài.
1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về cây xoài mà em muốn tả
2. Thân bài
a. Giới thiệu chung về cây xoài:
- Cây xoài được trồng ở đâu?
- Cây xoài đó do ai trồng và chăm sóc?
- Cây xoài được trồng từ lúc nào? Và nhân dịp gì đặc biệt không?
- Cây xoài đó cao lớn, tươi tốt không? Nó cao khoảng chừng nào? (có thể so sánh với một đồ vật khác nếu không biết số đo cụ thể, như: mái nhà, cánh cổng, hàng rào, bờ tường…)
b. Miêu tả chi tiết cây xoài:
- Thân cây to như thế nào? (có thể so sánh với đố vật khá như cột nhà, bắp chân…)
- Lớp vỏ bao bọc bên ngoài phần thân cây có màu gì? Khi chạm vào có cảm giác như thế nào? Có chỗ nào bị nứt hay bong tróc không?
- Cây có nhiều cành, nhiều nhánh không? Các cành, nhánh cây có kích thước như thế nào?
- Lá cây xoài có màu gì? Kích thước ra sao? Hình dáng như thế nào? Lá cây xanh tốt quanh năm hay rụng theo mùa?
c. Miêu tả chi tiết hoa và quả cây xoài:
- Hoa xoài xuất hiện vào lúc nào? Có kích thước như thế nào? Có màu gì? Thường nở đơn lẻ hay thành từng chùm?
- Khi nào thì hoa xoài đậu thành các quả xoài?
- Quả xoài có hình gì? Lúc nhỏ có kích thước và màu sắc như thế nào?
- Khi lớn và chín, quả xoài có sự thay đổi như thế nào? (về màu sắc, kích thước, độ mềm)
- Phần thịt quả xoài có đặc điểm, màu sắc như thế nào? Khi ăn có vị ra sao?
3. Kết bài
- Tình cảm, suy nghĩ của em dành cho cây xoài
- Những hành động mà em có thể làm được để chăm sóc cho cây
Đón đọc tuyển tập 🌹 Dàn Ý Tả Cây Ăn Quả 🌹 18 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất
Dàn Ý Tả Cây Bóng Mát Lớp 4 – Mẫu 12
Mẫu dàn ý tả cây bóng mát lớp 4 dưới đây sẽ giúp các em học sinh tóm tắt những nội dung chính cho bài văn của mình.
- Mở bài
- Từ bao đời nay, cây tre bóng mát gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam.
- Tre là loại cây có nhiều đặc điểm đáng quý: sức sống mãnh liệt, dẻo dai, sống được ở nhiều môi trường khác nhau
- Tre có nhiều lợi ích đổi với cuộc sống của con người.
- Thân bài
a) Đặc điểm của cây tre
- Tre rất dễ sống, không kén chọn đất đai, thời tiết.
- Tre không sống riêng lẻ mà luôn mọc thành lũy, thành khóm, thành bụi.
- Rễ tre thuộc loại rễ chùm.
- Thân tre hình ống, rỗng bên trong. Thân có màu xanh lục.
- Tre có nhiều cành. Trên cành tre có nhiều gai nhọn.
- Lá tre nhỏ, mỏng và thon nhọn hình lưỡi mác.
- Tre không ra hoa quanh năm. Cả cuộc đời, tre chỉ ra hoa một lần.
b) Tầm quan trọng và giá trị vật chất, tinh thần của cây tre.
- Tre là người bạn thân thiết từ bao đời của người nông dân Việt Nam: Cối xay tre nặng nề quay, nghìn đời nay xay nắm thóc…
- Tre được dùng để làm những đồ dùng hằng ngày trong gia đình người Việt: thúng, mủng, giần, sàng, đũa tre, tăm tre, chõng tre, chiếu tre,…
- Tre được dùng làm nhà ở một số vùng trên đất nước ta. Nhà tre vừa đẹp vừa mát.
- Tre được dùng làm đồ chơi cho trẻ em: que chắt chuyền, làm khung diều, làm khung đèn lồng cho trẻ em vui tết Trung thu.
- Tre tỏa bóng mát cho trẻ em đi học, cho người nông dân nghỉ giải lao trên đường gánh lúa về làng.
- Kết bài
- Những đặc điểm đáng quý của cây tre tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
- Tre là nguồn đề tài vô tận cho những sáng tác nghệ thuật: thơ, ca, họa, nhạc. Bài thơ Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy là một trong những bài thơ hay nhất viết về cây tre.
- Em rất thích được chơi cùng các bạn hoặc được ngồi đọc sách dưới bóng mát của tre.
- Tre sẽ mãi mãi là người bạn thân thiết của người Việt Nam.
Tiếp tục tham khảo 🌹 Dàn Ý Tả Cây Cổ Thụ 🌹 10 Mẫu Ngắn Hay Nhất
Dàn Ý Tả Cây Phượng Lớp 4 – Mẫu 13
Tham khảo dàn ý tả cây phượng lớp 4 dưới đây để tham khảo thêm những ý văn hay và hình ảnh miêu tả độc đáo.
1.Mở bài: Giới thiệu về cây cây hoa phượng
2.Thân bài
-Tả đặc điểm các bộ phận của cây phượng
- Thân cây phượng già màu xám có nhiều đốm trắng bạc
- Tán lá to rộng mang đến bóng mát trong những ngày hè
- Rễ lớn, ngoằn ngoèo, bám chặt vào mặt đất
- Hoa phượng đỏ rực dưới ánh nắng
-Cây phượng thay lá quanh năm:
- Mùa đông cây rụng hết lá
- Sang xuân lá mới mọc lên xanh non mơn mởn
-Cây phượng gắn với bao kỉ niệm tuổi học trò:
- Chơi đùa dưới gốc phượng
- Hoa phượng nở báo hiệu nghỉ hè
3.Kết bài: Tình cảm của em đối với cây phượng
SCR.VN chia sẻ 🌟 Dàn Ý Tả Cây Phượng 🌟 15 Mẫu Ngắn Hay Nhất
Dàn Ý Tả Cây Bàng Lớp 4 – Mẫu 14
Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý tả cây bàng lớp 4 sẽ giúp các em học sinh nắm vững nội dung cơ bản để miêu tả loài cây quen thuộc với tuổi học trò.
1.Mở bài: Giới thiệu về cây bàng (Cây bàng được trồng ở đâu?)
2.Thân bài
a. Đặc điểm chung (Có thể nhận biết cây bàng qua những đặc điểm nào?)
- Cây bàng cao lớn
- Cành lá sum suê
b. Tả chi tiết cây bàng:
- Thân cây sần sùi
- Rễ cây bám sâu vào mặt đất
- Tán lá rộng như chiếc ô khổng lồ
- Hoa bàng trắng, nhỏ li ti
- Quả bàng màu xanh, khi chín có màu vàng tươi.
c. Sự thay đổi của cây bàng qua các mùa:
- Mùa xuân cây bàng đâm chồi tươi tốt
- Mùa hạ bàng ra quả, kết trái
- Mùa thu lá bàng đỏ rực
- Mùa đông cây bàng rụng lá, cành cây trơ trọi.
d. Kỷ niệm với cây bàng:
- Dưới tán cây bàng là nơi em và các bạn thư giãn sau mỗi giờ học
- Cây bàng lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ tuổi học trò
3.Kết bài: Tình cảm, sự gắn bó của em với cây bàng
- Mỗi lần nhìn lại thêm yêu quý cây bàng
- Cây bàng là người bạn gần gũi, thân thiết
Khám phá thêm 💕 Dàn Ý Tả Cây Bàng 💕 12 Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất
Dàn Ý Tả Cây Đa Lớp 4 – Mẫu 15
Những gợi ý làm bài trong dàn ý tả cây đa lớp 4 dưới đây sẽ là nội dung tham khảo hữu ích để các em học sinh vận dụng cho bài văn của mình.
1.Mở bài: Giới thiệu về cây đa cổ thụ
2.Thân bài
a. Tả bao quát chung:
- Vị trí của cây đa (Ở cổng làng, sân đình, trước cổng nhà,…)
- Hình dáng: To sớn, đứng sừng sững như người khổng lồ
- Cao 5-6 mét
b. Tả chi tiết các bộ phận của cây:
- Lớp vỏ xù xì, cành cây to
- Cây đa có tán rộng, lá mọc xum xuê, xanh mướt
- Lá to hình bầu dục
- Rễ to bám chắc vào mặt đất.
c. Kỷ niệm với cây đa:
- Gắn liền với những kí ức về tuổi thơ
- Là nơi vui chơi của trẻ con chúng em mỗi khi chiều về
3.Kết bài
- Cây đa trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của dân làng
- Nơi lưu giữ những kí ức tuổi thơ tươi đẹp
Gửi đến bạn 🍃 Dàn Ý Tả Cây Đa 🍃 10 Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất