Dàn Ý Tả Cây Cối Lớp 5 [24+ Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất]

Dàn Ý Tả Cây Cối Lớp 5 ❤️️ 24+ Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Dàn Bài Đầy Đủ Nhất Để Nắm Vững Phương Pháp Làm Văn Miêu Tả Cây Cối.

Cách Lập Dàn Ý Tả Cây Cối

Hướng dẫn các bước cụ thể cách lập dàn ý tả cây cối dưới đây sẽ là phương pháp cơ bản nhất giúp học sinh nắm được bố cục và nội dung chính cho bài văn của mình.

👉 Bước 1: Giới thiệu loài cây sẽ miêu tả

  • Đó là loại cây gì? Được trồng ở đâu?
  • Em quan sát cây nhân dịp nào, vào thời điểm nào?

👉 Bước 2: Miêu tả cây từ bao quát đến chi tiết

  • Cây được trồng ở đâu (Sân trường, góc vườn, đường phố,…)
  • Hình dáng của cây như thế nào (Cao lớn, tán lá to, rộng,…)
  • Đặc điểm của thân, lá, hoa (nếu có)
  • Kỉ niệm của em với cây (nếu có)

👉 Bước 3: Nêu tình cảm của em với loài cây em vừa tả.

  • Nêu ích lợi của cây.
  • Ấn tượng mọi người đối với cây.

Dàn Ý Tả Một Loại Cây Cối Mà Em Yêu Thích – Mẫu 1

Tả cây cối là chủ đề quen thuộc và phổ biến đối với học sinh tiểu học. Tham khảo mẫu dàn ý tả một loại cây cối mà em yêu thích dưới đây với những định hướng làm bài cụ thể.

1.Mở bài

  • Giới thiệu về cây định tả (cây gì?, được trồng ở đâu?, ai trồng?…).
  • Tình cảm, suy nghĩ của em về loài cây đó (yêu thích, yêu quý, ấn tượng sâu sắc,…)

Ví dụ: Sân trường em (Sân vườn em) có trồng rất nhiều loài cây (che bóng mát, cây ăn quả, cây cho hoa…) nào là cây…. Nhưng trong đó, em thích nhất là…

2.Thân bài: Viết thành từng đoạn (miêu tả kết hợp với so sánh, nhân hóa)

a. Tả bao quát

  • Nhìn từ xa, cây… (như thế nào? giống với sự vật gì?…)
  • Tả chiều cao của cây (so sánh…).
  • Tả thân cây…(to, không to lắm, khoảng chừng…), có nhiều cành…

b. Tả chi tiết

  • Lá: hình dáng, màu sắc (khi lá non, trưởng thành, lá già; khi mùa thay đổi…)
  • Hoa, nụ hoa, cánh hoa: hình dáng, màu sắc, hương thơm, ong bướm bay đến hút mật…
  • Qủa: hình dáng, màu sắc (khi trái non, trái già, trái chín), hương thơm, mùi vị…(tả thêm hạt nếu có…).
  • Vỏ cây: sần sùi hay trơn láng…
  • Rễ cây: hình dáng, màu sắc (ngoằn ngoèo, cong cong, uốn lượn, như những chú rắn, có màu nâu…).

c. Tả bổ sung

  • Tả công dụng, lợi ích của cây đối với em, mọi người…
  • Tả sự gần gũi, chăm sóc giữa em với cây…
  • Tả các con vật liên quan đến cây (chim chóc, ong bướm…).

3.Kết bài:

  • Khẳng định tình cảm của em đối với cây (vô cùng…).
  • Nêu lời hứa hoặc ước mong của em về loài cây đó…

Mời bạn tiếp tục đón đọc ☘ Tả Loài Cây Em Yêu Thích ☘ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Dàn Ý Tả Về Cây Cối Hay Nhất – Mẫu 2

Đón đọc mẫu dàn ý tả về cây cối hay nhất được chọn lọc dưới đây để trau dồi thêm những cách viết đặc sắc.

I. Mở bài: Giới thiệu cây cần miêu tả.

  • Đó là cây gì? Mọc ở đâu?
  • Ấn tượng của bạn về cây đó.

II. Thân bài:

a. Miêu tả tổng quát và chi tiết đặc điểm của cây:

– Miêu tả bao quát:

  • Miêu tả hình dáng, chiều cao, màu sắc, phạm vi tỏa bóng,….
  • So sánh với các cây khác có ở xung quanh hoặc cây mà bạn biết

– Miêu tả chi tiết từng bộ phận cây:

  • Gốc và rễ cây.
  • Thân gốc và thân chính.
  • Cành lớn và các nhánh nhỏ.
  • Lá cây và tán lá cây.
  • Hoa, quả, hạt.
  • Mầm non.

b. Miêu tả những sinh vật sống trên cây hoặc gắn với cây:

  • Chim chóc, ông bướm, sóc,…
  • Sâu bọ, kiến, các côn trùng khác….

c. Miêu tả các yếu tố ngoại cảnh tác động lên cây:

  • Nắng, mưa, gió, bão, giá rét,…
  • Các tác động của con người: Chăm tưới, bảo vệ, hủy hoại, đốt, đốn hạ).

d. Miêu tả vai trò, ý nghĩa của cây trong đời sống con người:

  • Cho hoa, bóng mát, gỗ, che chắn,…
  • Ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng,….

e. Miêu tả các hoạt động và tình cảm của con người đối với cây:

  • Vui chơi, nghỉ mát, thưởng thức hoa đẹp,…
  • Các hoạt động văn hóa.

III. Kết bài: Khẳng định giá trị, vai trò, ý nghĩa của cây trong đời sống và những hành động (bảo vệ, phát triển, tôn vinh,..) của chúng ta.

Gợi ý cho bạn ☘ Tả Cây Cối ☘ 15 Bài Văn Miêu Tả Cây Cối Điểm 10

Viết Dàn Ý Tả Cây Cối Ngắn Gọn – Mẫu 3

Luyện tập viết dàn ý tả cây cối ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh liệt kê cho mình những ý văn trọng tâm để dễ dàng triển khai bài viết.

a. Mở bài: Giới thiệu về loại cây mà em muốn tả:

  • Loại cây đó tên là gì?
  • Cây được trồng ở đâu? Do ai trồng? Bao nhiêu năm tuổi?

b. Thân bài:

Tả bao quát đến chi tiết:

  • Cây cao khoảng bao nhiêu mét? (có thể so sánh với các sự vật gần đó như ngôi nhà, cột đèn đường, tường rào…)
  • Thân cây to như thế nào? Mọc thẳng hay cong theo hướng khác?
  • Lớp vỏ quanh thân cây có màu gì? Đặc điểm về màu sắc và hình dáng bề mặt thân cây? Khi chạm vào có cảm giác như thế nào?
  • Cây có nhiều cành không? Kích thước của các cành? Nhờ đâu mà các cành tạo thành một tán cây lớn tạo bóng mát?
  • Lá cây có hình dáng, kích thước và màu sắc như thế nào? Cây có dày lá không? Lá cây có xanh quanh năm không hay rụng theo mùa?

Những hoạt động, kỉ niệm của em với cây:

  • Em thường làm gì dưới bóng mát của cây? (một mình, cùng bạn bè…)
  • Em có kỉ niệm tuổi thơ nào đáng nhớ cùng với cây đó?
  • Em có hành động gì giúp cây tươi tốt, phát triển hơn không?

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây.

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Thuyết Minh Về Một Loài Cây Cối Em Yêu 🌹 15 Mẫu Hay Nhất

Dàn Ý Tả Cây Cối Tập Làm Văn Lớp 5 – Mẫu 4

Mẫu dàn ý tả cây cối tập làm văn lớp 5 dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

1.Mở bài: Giới thiệu chung về cây hoa lan

  • Hoa lan được tôn vinh là loài hoa quý phái, sang trọng nhất (Vương giả chi hoa).
  • Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của hoa lan đã khiến cho con người ngạc nhiên, thích thú, say mê.

2.Thân bài:

a. Khái quát chung về cây lan:

  • Hoa lan có mặt khắp nơi trên thế giới, ở nhiều vùng khí hậu khác nhau.
  • Lan là một loại cây hoàn toàn tự dưỡng nhờ ánh sáng, không khí và hơi nước.
  • Lan bám rễ vào các cây to gọi là phong lan; nếu bám rễ vào đất hoặc hốc đá có mùn thì gọi là địa lan.

b. Miêu tả các bộ phận của cây hoa lan:

  • Thân lan có củ giả do các bẹ lá tạo thành (địa lan), hoặc gồm các đốt nối nhau (phong lan). Hầu hết thân lan đều có chất diệp lục để tự quang hợp.
  • Hình dáng lá lan cũng rất đa dạng, đặc điểm chung là xanh bóng và dày, chứa nhiều nước cùng chất dinh dưỡng.
  • Hoa lan hình dáng đa dạng, nhiều màu sắc rực rỡ, có mùi thơm thoang thoảng, nở rất lâu.
  • Quả có rất nhiều hạt nhỏ li ti, lúc khô nhẹ nhàng bay theo gió gieo rắc khắp nơi.

c. Chăm sóc:

  • Trồng địa lan cần đất xốp và nhiều mùn, tưới đủ ẩm và không để dưới nắng.
  • Phong lan trồng trong chậu nông có lót than củi, xơ dừa cho rễ cây bám vào, treo trong giàn che. Nếu được bó vào hẳn thân cây dưới tán lá là tốt nhất,
  • Có chế độ bón phân, phun thuốc đúng kĩ thuật. Không dùng nước máy để tưới cho cây lan.

3. Kết bài: Nêu ý nghĩa của cây hoa lan

  • Cây hoa lan là một trong bốn loài cây quý: mai, lan, cúc, trúc.
  • Tượng trưng cho phẩm chất thanh cao của người quân tử.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Tả Cây Cối Lớp 5 💕 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất Điểm 10

Dàn Ý Tả Cây Cối Lớp 5 Ngắn Nhất – Mẫu 5

Tham khảo mẫu dàn ý tả cây cối lớp 5 ngắn nhất dưới đây để nhanh chóng ôn tập và dễ dàng chuẩn bị cho bài tập làm văn trên lớp.

1.Mở bài: Giới thiệu về cây nho, quả nho

2.Thân bài:

a. Đặc điểm của cây nho:

  • Nho là cây thân gỗ
  • Thân nho bằng cổ tay người lớn, màu nâu sậm
  • Cành nho nhỏ, mềm không mọc thẳng mà mọc bám vào giàn
  • Lá nho to bằng bàn tay, mỏng, đường viền hình răng cưa
  • Hoa nho nhỏ, mọc thành chùm

b. Đặc điểm của quả nho:

  • Quả nho không mọc riêng lẻ mà mọc thành chùm 30-40 quả
  • Tùy từng loại nho mà màu sắc cũng khác nhau, có loại quả màu xanh, có loại màu tím thẫm
  • Hương vị ngọt thanh, mềm
  • Hạt nho nhỏ, màu nâu

c. Giá trị của cây nho:

  • Giá trị dinh dưỡng cao
  • Giá trị xuất khẩu

3.Kết bài: Khẳng định giá trị của cây nho và tình cảm của em với loại cây này

Dàn Ý Tả Cây Cối Lớp 5 Ngắn Gọn Đơn Giản – Mẫu 6

Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý tả cây cối lớp 5 ngắn gọn đơn giản để các em học sinh cùng tham khảo:

1. Mở bài: Giới thiệu về cây hoa sứ

2. Thân bài

a. Vị trí của cây hoa sứ (cây hoa sứ được trồng ở đâu?)

  • Trồng bên vệ đường
  • Cây hoa sứ được trồng trong những chiếc chậu bằng sứ tráng men

b. Vẻ đẹp của cây hoa sứ (đặc điểm của cây hoa sứ):

  • Cây hoa sứ cao tầm 90 cen ti mét
  • Thân cây nhẵn nhụi màu xám, thân cây bên dưới mọc to, phía trên mọc ra nhiều cành nhỏ
  • Rễ nổi lên quấn quýt lấy nhau
  • Lá nhỏ, thon dài
  • Hoa sứ màu trắng sữa, cánh mỏng, mềm mịn như lụa
  • Hoa sứ không thơm nồng mà thoang thoảng dễ chịu

3. Kết bài: Tình cảm của em với cây hoa sứ

  • Em rất thích vẻ đẹp của cây hoa sứ: nhẹ nhàng, mộc mạc
  • Sự xuất hiện của cây hoa sứ làm cho khu phố trở nên xinh đẹp hơn

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Dàn Ý Tả Cây Cối Chi Tiết Lớp 5 – Mẫu 7

Mẫu dàn ý tả cây cối chi tiết lớp 5 dưới đây sẽ là cơ sở để các em học sinh dựa vào triển khai bài văn đầy đủ ý.

I. Mở bài: Giới thiệu cây chuối

Ví dụ: Trong các loài cây ăn quả như ổi, đào, táo….em yêu thích nhất là cây chuối.

II. Thân bài :

a. Tả bao quát cây chuối:

  • Nhìn từ xa cây chuối như cái cột đâm thẳng lên bầu trời.
  • Màu xanh mát của cây chuối mới dễ chịu làm sao.

b. Tả chi tiết:

  • Cây chuối cao khoảng 0.5m đến hơn 2m. Những cây chuối non cao khoảng nửa mét, những cây chuối lớn hơn cao khoảng 1m.
  • Thân cây to như cái cột đình nhẵn nhụi và trơn bóng được ghép lại từ các bẹ chuối có màu xanh non.
  • Rễ chuối nhỏ màu nâu thâm đen mọc xung quanh gốc chuối và cắm sâu xuống mặt đất như những đứa con đang ôm sát lấy mẹ.
  • Tàu chuối ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn. Mặt lá phía trên có màu xanh đậm hơn mặt lá phía dưới. Ở trên ngọn lá chuối là nõn chuối.
  • Những tàu lá chuối non chưa mở giống như một phong thư vẫn còn đang khép kín.
  • Khi cổ cây chuối mập tròn rụt lại thì cũng là lúc hoa chuối lấp ló. Hoa chuối có màu hồng tím như những ngọn lửa hồng giữa bầu trời, trông rất đẹp nó to khoảng bằng bắp chân người lớn. Khi hoa chuối càng to cây nghiêng mình sang một bên. Khi hoa già thì các nải lần lượt xuất hiện.
  • Các nải ra trước dần lớn lên thì các nải sau cũng xuất hiện và lớn lên nhưng vẫn nhỏ hơn các anh sinh sớm hơn.
  • Các quả chuối màu xanh khi còn non đều thành hai hàng cong cong như vầng trăng khuyết .Đầu mỗi quả chuối có râu màu đen. Khi chín quả chuối sẽ chuyển sang màu vàng, nếu để lâu quả sẽ bị thâm và nhũn ăn sẽ không ngon
  • Cây chuối đều rất có ích. Thân và củ cây chuối để làm thức ăn cho gia súc, lá chuối để gói bánh chưng, bánh giò. Hoa để làm nộm ăn rất ngon. Quả chuối khi chín để ăn rất ngon, nó cũng là một loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết.
  • Chuối cho rất nhiều vitamin bổ dưỡng cho sức khỏe. Chuối có thể dùng để chế biến chuối khô sấy, chè chuối, bánh chuối, kẹo chuối. Những hàng chuối xanh hai bên đường làm nên nét biểu tượng của văn hóa làng quê Việt Nam .

III. Kết bài: Cảm nghĩ của em về cây chuối

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Tả Cây Chuối 🌼 15 Bài Văn Tả Về Cây Chuối Tiêu

Dàn Ý Tả Cây Cối Lớp 5 Nâng Cao – Mẫu 8

Tham khảo dàn ý tả cây cối lớp 5 nâng cao dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài và trau dồi những ý văn hay.

a. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu về cây sấu mà em muốn miêu tả.

b. Thân bài:

– Giới thiệu khái quát về cây sấu:

  • Cây sấu đó được trồng ở đâu?
  • Cây sấu đó có cao lớn không?
  • Cây sấu năm nay bao nhiêu tuổi? (già hay là cây non)

– Miêu tả cây sấu:

  • Cây sấu cao khoảng 3m, nó còn cao hơn những cột đèn đường
  • Thân cây to hơn một vòng tay ôm của người lớn, nếu là hai đứa con nít thì ôm vừa in
  • Vỏ thân cây màu nâu sẫm, cứng cáp, xù xì, nhưng không thô ráp đến như thân cây bàng
  • Từ đoạn cách mặt đất tầm 2 mét, các nhánh cây bắt đầu tỏa ra
  • Cành cây tỏa ra dày và bệ vệ, các cành ở dưới thô to như bắp tay, càng dài ra thì phần cành càng nhỏ hơn
  • Từ các cành cây, tỏa ra vô số nhánh nhỏ, cùng lá cây
  • Lá cây sấu to như lá mít, nhưng bề ngang nhỏ hơn, thon dài, màu xanh sẫm
  • Các lá sấu mọc dọc theo nhánh cây với mật độ khá dày, xum xuê
  • Vì thế, tán lá cây sấu như một cây nấm xanh khổng lồ
  • Mùa hè, đứng dưới tán lá sấu thì mát mẻ vô cùng

– Công dụng của cây sấu:

  • Tạo bóng mát, che cho người đi đường
  • Thân cây có thể cung cấp gỗ
  • Quả sấu là một loại quả có thể làm rất nhiều món ngon như mứt sấu, canh sấu, sấu dầm…

– Một kỉ niệm của em với cây sấu:

  • Những trưa hè, cùng bạn tụ tập vui chơi dưới bóng mát cây sấu
  • Cùng bạn trèo lên, hái sấu về để làm món sấu ngâm

c. Kết bài

  • Tình cảm của em cho cây sấu
  • Mong muốn của em dành cho cây sấu

Gợi ý cho bạn 🍀 Dàn Ý Tả Cây Táo 🍀 10 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất

Dàn Ý Tả Cây Ăn Quả Lớp 5 – Mẫu 9

Mẫu dàn ý tả cây ăn quả lớp 5 dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những gợi ý làm bài linh hoạt và phong phú.

  1. Mở bài: Giới thiệu về cây xoài

Ví dụ: Nhà em có một khu vườn rất rộng, trên khu vườn ba em trồng rất nhiều loại cây ăn quả như: mận, ổi, nhãn, thanh long,… nhưng em thích nhất là cây xoài. Xoài nhà em rất thơm ngon và bổ dưỡng.

  1. Thân bài:

a. Tả bao quát cây xoài:

  • Cây xoài cao khoảng 3-5m
  • Cây xoài có nhiều lá và cành
  • Cây xoài ra hoa vào mùa xuân
  • Cây xoài có vị chua và ăn rất ngon

b. Tả chi tiết cây xoài:

-Tả thân cây xoài:

  • Thân cây xoài thấp và không to
  • Cây xoài có nhiều cành và nhiều lá
  • Thân cây xoài có vỏ xù xì
  • Thân cây xoài có gỗ rất tốt

-Tả cành và lá cây xoài:

  • Cây xoài có rất nhiều cành
  • Cành có nhiều cành nhỏ và nhiều lá
  • Lá xoài to và màu xanh thẫm
  • Lá xoài khi già sẽ màu vàng

-Mối liên hệ giữa cây xoài với cuộc sống

  • Trái xoài để ăn
  • Trái xoài chứa nhiều vitamin
  • Xoài rất bổ dưỡng
  1. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cây xoài

Ví dụ: Em rất thích cây xoài nhà em, mỗi khi xoài ra trái em đều ăn, nó rất ngon. Em còn đem biếu xoài cho ông bà và hàng xóm. Em sẽ chăm sóc cây xoài thật tốt để xoài ra thật nhiều trái.

Giới thiệu tuyển tập 🌹 Dàn Ý Tả Cây Ăn Quả 🌹 18 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất

Dàn Ý Tả Cây Bóng Mát Lớp 5 – Mẫu 10

Tham khảo dàn ý tả cây bóng mát lớp 5 dưới đây để nắm được cách quan sát và xây dựng hình ảnh miêu tả cây cối.

I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu loài cây mà em yêu thích (cây bằng lăng)

Ví dụ: Nhắc đến mùa hè, không ai là không nhắc đến tiếng ve rả rích trong vòm lá xanh, sắc đỏ tươi như mâm xôi gấc của phượng nơi sân trường, gắn bó với những kỉ niệm học trò. Nhưng thật thiếu sót biết bao nếu không nhắc đến bằng lăng với sắc hoa tím biếc thủy chung của nó.

II. Thân bài

  1. Miêu tả đặc điểm của cây
  • Rễ cây không to lắm, bám sâu vào lòng đất hút chất dinh dưỡng cần thiết để cho cây phát triển khỏe mạnh, tươi tốt.
  • Thân cây màu nâu thẫm, nổi lên những vết sần nhuốm màu năm tháng. Thân cây không to, một vòng tay người ôm cũng xuể.
  • Từ thân tỏa ra nhiều nhánh to và từ những nhánh to lại phát triển nhiều nhánh nhỏ, có nhánh chỉ bằng ngón tay người.
  • Những chiếc nhánh vươn mình ra tứ phía để đón ánh nắng mặt tròi, nhìn từ xa như chiếc ô khổng lồ.
  • Lá cây hình bầu dục tròn ở gốc và nhọn ngắn ở chóp, rất nhẵn.
  • Lá to thì bằng bàn tay người lớn, lá nhỏ nhìn giống như lá vối trồng trong vườn.
  • Mùa đông, cây khẳng khiu trụi lá. Nhưng khi mùa xuân sang, những chồi non lộc biếc mọc ra xanh mơn mởn. Đến khi hè về, lá cây thay đổi mình, chuyển sang màu xanh thẫm, dày dặn.
  • Hè về, bằng lăng nở hoa tím biếc, màu tím thủy chung như tình nghĩa của cây.
  • Ban đầu chỉ là những nụ hoa bé xíu, lấp ló sau những tán lá xanh như chơi trò trốn tìm.
  • Bất ngờ xuất hiện rồi khoe sắc lung linh như một cô gái dịu hiền, cuối mùa lại chóng bạc màu nhường không gian cho hoa phượng.
  • Người ta vẫn bảo hoa bằng lăng có vẻ gì yếu đuối, có tính nhường nhịn chứ không mạnh mẽ loài cây “học trò”.
  • Hoa bằng lăng có sáu cánh, xoăn xoăn ở rìa, cánh mỏng như hoa lục bình vươn mình khoe sắc trong nắng.
  • Hoa bằng lăng thường nở từng chùm, kết thành nhiều bó trên cành như tô một nét vẽ vào bức tranh thiên về màu vàng, màu đỏ rực rỡ.
  • Lấp ló sau những cánh hoa là nhụy hoa màu vàng óng, có mùi thơm thoang thoảng, thu hút ong bướm đến vui đùa.
  • Hoa bằng lăng tàn rất nhanh. Khi hoa tàn hết thì cây bắt đầu ra quả. Quả có nhiều múi, trong mỗi múi là những cái hạt nhỏ li ti.
  1. Ý nghĩa của cây
  • Hoa bằng lăng mang màu tím có nét gì đó buồn nhẹ, man mác như chia cách, vì vậy những cô cậu học trò cuối cấp thường yêu biết bao sắc tím biếc ấy.
  • Học trò thường rủ nhau lấy cánh hoa ép vào trang vở như cánh bướm để lưu giữ kỉ niệm học trò.
  • Giờ ra chơi, học sinh lại ngồi dưới gốc bằng lăng, trò chuyện đọc sách, để bằng lăng giương cao tán lá, che mát cho sân trường.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây bằng lăng mà em yêu thích

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Dàn Ý Tả Cây Cổ Thụ 🌹 10 Mẫu Ngắn Hay Nhất

Lập Dàn Ý Tả Cây Phượng Vĩ Lớp 5 – Mẫu 11

Việc lập dàn ý tả cây phượng vĩ lớp 5 sẽ giúp các em học sinh liệt kê những nội dung trọng tâm và dễ dàng hơn khi viết bài. Tham khảo dàn ý mẫu dưới đây:

a. Mở bài

  • Phượng vĩ được mệnh danh là nàng tiên của mùa hè.
  • Đối với học trò chúng em phượng là một người bạn thân thiết

b. Thân bài

-Đặc điểm gợi cảm của cây phượng:

  • Trường nào cũng có vài ba cây phượng rợp bóng sân trường
  • Nhìn từ xa cây phượng sừng sững cao đến năm sáu mét, vòm lá xanh tươi che mát cả góc sân. Gợi hình ảnh một chiếc dù thiên nhiên mát rượi
  • Mùa thu, tán lá xanh chuyển sang màu vàng úa. Gió nhẹ làm những chiếc lá li ti đầy rơi trên tóc? thơ mộng làm sao.
  • Hoa phượng đỏ rực như lửa, cánh hoa cong cong duyên dáng? báo hiệu mùa hè về, để lại tình cảm bâng khuâng của cô cậu học trò nhỏ khi phải xa trường, xa bạn

-Ích lợi của cây phượng:

  • Cây phượng luôn che bóng mát cho sân trường, tạo không khí trong lành mát mẻ và thật dễ chịu cho việc học tập.
  • Phượng còn làm đẹp phố phường.
  • Là đề tài của thơ ca, nhạc họa.

-Kỉ niệm:

  • Phượng không có trái ngọt để đời, không thể xẻ ra lấy gỗ, đối với người khác thì phượng không quý giá. Nhưng đối với học trò phượng lại là loài cây gắn bó thân thiết với mình trong suốt quãng thời gian cắp sách đến trường.
  • Báo tin hè về mỗi năm một lần nhìn sắc hoa rừng rực trên cành tâm trạng: Vừa thở phào nhẹ nhõm vì một năm học vất vả sắp kết thúc, những ngày vui trước mắt vì được ba mẹ chở đi chơi hè mà cũng vừa lưu luyến không nỡ rời xa mái trường, bè bạn.
  • Nhớ lại kỷ niệm lúc đi học: Giờ chơi, bạn bè tụm năm tụm bảy ngồi ngay gốc phượng, cành lá rung rinh mát rượi.

c. Kết bài: Cảm nghĩ về hình ảnh cây phượng

Ví dụ: Phượng luôn là loài cây gợi nhớ, gợi thương cho những ai coi trọng tuổi học trò, em cũng là một trong số đó. Hè sắp về rồi, chắc em sẽ rất buồn khi xa thầy cô và các bạn, xa mái trường thân thương cùng cây phượng vỹ trước sân. Em sẽ mang theo những kỷ niệm đẹp này để nhớ mãi về tuổi học trò.

Có thể bạn sẽ thích 🌟 Dàn Ý Tả Cây Phượng 🌟 15 Mẫu Ngắn Hay Nhất

Dàn Bài Tả Cây Phượng Lớp 5 Đầy Đủ – Mẫu 12

Mẫu dàn bài tả cây phượng lớp 5 đầy đủ dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những gợi ý làm bài đặc sắc nhất.

a. Mở bài: Giới thiệu cây phượng trên sân trường mà em muốn miêu tả:

  • Cây phượng vĩ ấy được trồng ở góc nào trên sân trường?
  • Cây phượng ấy đã nhiều tuổi chưa? Được trồng từ khi mới xây trường hay vừa được trồng vào gần đây?

b. Thân bài:

-Miêu tả cây phượng:

  • Rễ cây như thế nào? Có phần rễ nào trồi lên mặt đất không? Phần rễ ấy có màu gì? Trông giống con vật gì?
  • Thân cây phượng cao và to như thế nào? Bao nhiêu bạn học sinh thì ôm xuể?
  • Lớp vỏ trên thân cây dày hay mỏng? Sần sùi, thô ráp hay trơn bóng? Màu sắc của lớp vỏ là gì? Khi sờ vào thì có cảm giác như thế nào?
  • Cây phượng có nhiều cành không? Kích thước và độ dài của các cành như thế nào?
  • Tán cây phượng có rộng và dày không? Đặc điểm này do yếu tố nào quyết định?
  • Lá phượng có hình dáng, đặc điểm, màu sắc như thế nào? Lá phượng xanh tốt quanh năm hay rụng theo mùa như lá bàng?
  • Hoa phượng nở vào mùa nào? Hoa nở theo chùm hay riêng lẻ? Màu sắc của hoa phượng là gì?

-Cây phượng với con người:

  • Em và các bạn thường làm gì dưới bóng mát cây phượng?
  • Khi hoa phượng nở, báo hiệu điều gì sắp đến với các bạn học sinh?
  • Em thường làm gì với những bông hoa phượng nở?
  • Cây phượng và hoa phượng đã chứng kiến điều gì khi đứng trên sân trường qua bao năm tháng?

c. Kết bài: Tình cảm và sự gắn bó của em với cây phượng vĩ.

Dàn Ý Tả Cây Phượng Lớp 5 Chọn Lọc – Mẫu 13

Chia sẻ dưới đây dàn ý tả cây phượng lớp 5 chọn lọc giúp các em học sinh tham khảo thêm những hình ảnh miêu tả sinh động và phong phú.

I. Mở bài: Giới thiệu về cây phượng mà em được quan sát hoặc có trong sân trường em.

II. Thân bài:

a. Miêu tả chung cây phượng.

  • Cây phượng trong sân trường em đã được trồng từ hàng chục năm trước.
  • Đây là loại cây cổ thụ, ra hoa vào mùa hè.
  • Nhìn từ xa cây phượng tỏa bóng mát che rợp cả khoảng trống phía trước trường.

b. Miêu tả chi tiết về cây phượng.

  • Gốc cây lớn, gồm nhiều rễ dài như những con rắn quấn lấy thân cây.
  • Thân cây màu nâu, khoảng một vòng tay người ôm, có quét vôi trắng xung quanh.
  • Lá phượng nhỏ nhắn như lá me.
  • Mùa hè hoa phượng thường nở đỏ rực có một khoảng trời.
  • Mỗi bông hoa phượng thường có năm cánh mỏng, màu đỏ.

c. Ý nghĩa của hoa phượng.

  • Hoa phượng nở và tiếng ve là những âm thanh quen thuộc của mùa hè.
  • Mùa phượng nở báo hiệu mùa hè đến chúng em phải tạm rời xa mái trường.
  • Cây phượng gắn bó với nhiều thế hệ học sinh trong trường.

III. Kết bài:

  • Em rất yêu cây phượng vì chúng rất có ích (tạo ra bóng mát).
  • Dù sau này có đi đâu nhưng em mãi nhớ về cây phượng trường em với nhiều kỉ niệm tuổi học trò.

Mời bạn đón đọc 🌜 Tả Cây Phượng Vĩ 🌜 15 Bài Văn Tả 10 Điểm

Dàn Ý Tả Cây Bàng Cổ Thụ Lớp 5 – Mẫu 14

Với mẫu dàn ý tả cây bàng cổ thụ lớp 5 dưới đây, các em học sinh có thể tìm hiểu cụ thể hơn về những đặc điểm của cây bàng để miêu tả chi tiết nhất.

1.Mở bài: Giới thiệu cây bàng

  • Cây bàng ai trồng?
  • Cây bàng được trồng ở đâu? Bao lâu rồi?

2.Thân bài:

a. Tả bao quát cây bàng cổ thụ:

  • Dáng cây to, cao 7-10 mét, nhìn từ xa cây bàng như một chiếc ô màu xanh khổng lồ che rợp bóng cả một khoảng sân rộng.
  • Cây bàng thay đổi theo các mùa trong năm rất đẹp. Bàng là loài cây thân thiết với nhiều bạn học sinh.
  • Cây bàng phủ bóng mát cả một vùng trong sân trường.

b. Tả chi tiết các bộ phận của cây bàng:

  • Thân cây to 2 vòng tay người lớn, cao có màu nâu, xanh rêu, thô ráp.
  • Từ thân chính có rất nhiều cành, tán lá chĩa ra nhiều hướng.
  • Lá bàng lớn hơn bàn tay, mặt trên xanh đậm và bóng, mặt dưới nhạt có đường gân.
  • Trên mặt lá có những đường gân như những mạch máu vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ cây lên lá cây.
  • Rễ cây như những con rắn khổng lồ đang trườn dài trên mặt đất. Cành cây tỏa ra tứ phía, cành lá xum xuê . Mỗi cành cây có những chùm lá tập trung về từng phía.
  • Gốc bàng là nơi vui chơi, tránh nắng của học sinh.
  • Trái bàng có hình thoi, màu xanh, khi trái bàng chín ngả sang màu vàng, sau cùng là màu đỏ. Bên trong quả có nhân, đập ra có thể ăn, vị bùi bùi ngòn ngọt và hơi chát trong miệng.

c. Kỷ niệm với cây bàng:

  • Trong những giờ ra chơi, chúng em thường vui đùa dưới gốc cây. Các bạn nam chơi đá bóng, tâng cầu. Còn các bạn nữ chơi nhảy dây, ô ăn quan.
  • Cây bàng đã gắn bó với em rất nhiều kỉ niệm. Nó trở thành một kỉ niệm không bao giờ quên với em dù sau này có xa mái trường tiểu học thân yêu.
  • Những chú ve trên vòm cây cùng nhau tấu lên những bản nhạc chào mừng nàng hạ ghé qua mang lại không gian nhộn nhịp cho cuộc đời.

3.Kết bài: Cảm nghĩ của em về cây bàng cổ cụ

Ví dụ: Em rất yêu thích cây bàng vì cây không chỉ cho chúng em bóng mát mà còn là niềm kí ức đẹp trong tâm trí em.

Dàn Ý Tả Cây Bàng Lớp 5 Ngắn Hay – Mẫu 15

Tham khảo dàn ý tả cây bàng lớp 5 ngắn hay dưới đây để linh hoạt vận dụng và hoàn thành tốt bài văn của mình.

a. Mở bài: Giới thiệu về cây bàng em sẽ tả (cây bàng trồng ở gần cổng trường).

  • Ai trồng? (các bác phụ huynh trồng).
  • Trồng vào khi nào? (trồng cách đây mấy năm).
  • Trồng ở đâu? (trồng ở gần cổng trường).

b. Thân bài

  • Rễ cây: sần sùi, ngoằn ngèo như những con rắn khổng lồ.
  • Gốc cây: to màu nâu đậm
  • Thân cây: màu nâu nhạt chỗ gần gốc, màu xanh chỗ gần ngọn.
  • Cành cây: Cây có nhiều tán lá, như những cái ô khổng lồ.
  • Tả lá: Lá to như bàn tay.
  • Tả quả: Quả bàng màu xanh như lá, giữa phình to, hai đầu nhỏ.

c. Kết bài

  • Nêu tác dụng của của cây bàng: che mát cho chúng em trong giờ ra chơi.
  • Cảm nghĩ của em đối với cây em tả: rất thích chơi dưới gốc bàng, ăn những quả bàng chín thơm thơm, chua chua

SCR.VN chia sẻ 🌹 Dàn Ý Tả Cây Bàng Lớp 5 🌹 10 Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất

Viết một bình luận